Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cao diếp cá houttuynia cordata thunb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 62 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ DIẾP CÁ 3
1.1.1. Mô tả thực vật 3
1.1.2. Phân bố, sinh thái 3
1.1.3. Thành phần hóa học 4
1.1.4. Công dụng 5
1.1.5. Tác dụng dược lý và các nghiên cứu lâm sàng 5
1.1.6. Các chế phẩm có chứa Diếp cá trên thị trường 8
1.2. ĐIỀU CHẾ CAO THUỐC [7] 9
1.2.1. Chiết xuất 9
1.2.2. Cô đặc, sấy khô 10
1.2.3. Cao thuốc 11
1.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU 12
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất 12
1.3.2. Mô hình thực nghiệm 13
1.3.3. Nghiên cứu liên quan nhân quả 14
1.3.4. Tối ưu hóa thông số quy trình 15
1.4. NỘI DUNG CỦA MỘT TIÊU CHUẨN CAO DƯỢC LIỆU [1] 16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, DUNG MÔI, TRANG THIẾT BỊ 18
2.1.1. Dược liệu và chất chuẩn 18
2.1.2. Hóa chất, dung môi 18
2.1.3. Trang thiết bị 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19


2.2.1. Xử lý nguyên liệu 19
2.2.2. Kiểm nghiệm dược liệu 19
2.2.3. Quy trình chiết xuất cao Diếp cá 19
2.2.4. Quy trình chiết xuất cắn CHCl3 từ cao Diếp cá để định lượng quercetin
20
2.2.5. Phương pháp HPLC định lượng quercetin trong cao Diếp cá 21
2.2.6. Thiết lập và tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao Diếp cá 23
i
2.2.7. Xây dựng phương pháp kiểm nghiệm cao Diếp cá 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU DIẾP CÁ 28
3.1.1. Mô tả 28
3.1.2. Vi phẫu 28
3.1.3. Soi bột 29
3.1.4. Định tính 29
3.1.5. Độ ẩm 29
3.1.6. Tro toàn phần 30
3.1.7. Tạp chất 30
3.1.8. Tỷ lệ vụn nát 30
3.1.9. Định lượng tinh dầu 31
3.2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG QUERCETIN TRONG
CAO DIẾP CÁ 31
3.2.1. Quy trình chiết xuất cắn CHCl3 từ cao Diếp cá để định lượng quercetin
31
3.2.2. Thẩm định quy trình định lượng quercetin trong cao Diếp cá 32
3.3. TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT CAO DIẾP CÁ 35
3.3.1. Liên quan giữa điều kiện chiết xuất và kết quả thực nghiệm 35
3.3.2. Liên quan nhân quả 36
3.3.3. Tối ưu hóa thông số 38
3.3.4. Thực nghiệm kiểm chứng quy trình tối ưu 39

3.4. KIỂM NGHIỆM CAO DIẾP CÁ 40
3.4.1. Hình thức cảm quan 40
3.4.2. Độ tan trong nước 40
3.4.3. Độ tan trong cồn 40
3.4.4. Cắn không tan trong nước 40
3.4.5. Độ ẩm 40
3.4.6. Độ tro 40
3.4.7. pH 41
3.4.8. Kim loại nặng (Pb) 41
3.4.9. Định tính 41
3.4.10. Định lượng 42
3.5. ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM CAO DIẾP CÁ 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 45
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1. KẾT LUẬN 47
5.2. ĐỀ NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CHCl
3
Chloroform
CH
3
CN Acetonitril
DĐVN Dược điển Việt Nam
DL/DM Dược liệu/dung môi
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid
Chromatography)
MeOH Methanol

RSD Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation)
SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
SKLM Sắc ký lớp mỏng
STT Số thứ tự
TB Trung bình
t
R
Thời gian lưu
TT Thuốc thử
UV Tử ngoại (Ultra Violet)
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách hóa chất, dung môi 18
Bảng 2.2. Danh sách trang thiết bị 18
Bảng 2.3. Mô hình D-Optimal 23
Bảng 3.1. Định tính dược liệu Diếp cá 29
Bảng 3.2. Độ ẩm dược liệu Diếp cá 30
Bảng 3.3. Tro toàn phần dược liệu Diếp cá 30
Bảng 3.4. Tạp chất dược liệu Diếp cá 30
Bảng 3.5. Tỷ lệ vụn nát dược liệu Diếp cá 30
Bảng 3.6. Hàm lượng tinh dầu dược liệu Diếp cá 31
Bảng 3.7. Các thông số sắc ký của mẫu quercetin chuẩn 32
Bảng 3.8. Các thông số sắc ký của mẫu thử 32
Bảng 3.9. Sự tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh 33
Bảng 3.10. Độ lặp lại của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao 34
Bảng 3.11. Độ đúng của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao 35
Bảng 3.12. Liên quan giữa điều kiện chiết xuất và kết quả thực nghiệm 36
Bảng 3.13. Liên quan nhân quả trong quy trình chiết xuất cao Diếp cá 36
Bảng 3.14. Đánh giá các mô hình nhân quả đối với cao Diếp cá 38
Bảng 3.15. Kết quả thực nghiệm và giá trị dự đoán của dược liệu Diếp cá 39

Bảng 3.16. Cắn không tan trong nước của cao Diếp cá 40
Bảng 3.17. Độ ẩm của cao Diếp cá 40
Bảng 3.18. Tro toàn phần của cao Diếp cá 40
Bảng 3.19. Tro không tan trong acid hydrochlorid của cao Diếp cá 41
Bảng 3.20. Tro tan trong nước của cao Diếp cá 41
Bảng 3.21. pH của cao Diếp cá 41
Bảng 3.22. Giới hạn kim loại nặng cao Diếp cá 41
Bảng 3.23. Kết quả định tính cao Diếp cá 41
Bảng 3.24. Kết quả định lượng quercetin trong cao Diếp cá 42
iv
Bảng 3.25. Đề xuất tiêu chuẩn và kết quả kiểm nghiệm cao Diếp cá 43
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Lá và hoa Diếp cá 3
Hình 3.2. Soi bột Diếp cá 29
Hình 3.3. SKLM dịch chiết quercetin bằng CHCl3 32
Hình 3.3. Sự liên quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh 34
Hình 3.6. Ảnh hưởng của độ cồn và tỷ lệ DL/DM trên hiệu suất chiết 37
Hình 3.7. Ảnh hưởng của độ cồn và số lần chiết trên hàm lượng quercetin 38
Hình 3.8. SKLM của cao Diếp cá 42
Hình 3.9. Sắc ký đồ của quercetin chuẩn và thử 43
Hình phụ lục 1. Xu hướng liên quan giữa hiệu suất chiết với độ cồn 53
Hình phụ lục 2. Xu hướng liên quan giữa hàm lượng quercetin với độ cồn và tỷ
lệ DL/DM 53
Hình phụ lục 5. Ảnh hưởng của độ cồn và tỷ lệ DL/DM trên hàm lượng
quercetin 55
Hình phụ lục 6. Ảnh hưởng của tỷ lệ DL/DM và số lần chiết trên hàm lượng
quercetin 55
55
vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ điều chế một cao thuốc 9
Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết xuất cao Diếp cá 20
Sơ đồ 2.2. Quy trình xử lý mẫu để định lượng quercetin/cao Diếp cá 21
vii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây xu hướng trên thế giới dùng thuốc từ dược liệu ngày
càng nhiều. Một số dạng chế phẩm từ dược liệu có thể kể đến như cao thuốc, cồn
thuốc, rượu thuốc, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc hoàn, thuốc thang…Trong số đó,
cao thuốc được biết đến như là một loại chế phẩm được sản xuất trên quy mô công
nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Cao thuốc có những ưu điểm vượt trội hơn các dạng
chế phẩm từ dược liệu khác như: bao bì nhỏ gọn, thuận tiện trong việc sử dụng, có
thể tiến hành sản xuất ở mức độ công nghiệp dễ dàng, hàm lượng hoạt chất trong
cao thuốc đậm đặc nên với liều lượng thấp vẫn có thể đạt hiệu quả trị liệu. Ngoài ra,
cao thuốc còn được xem là chế phẩm trung gian để điều chế các dạng thuốc khác.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa, nhiệt độ
trung bình hằng năm là 25
0
C, độ ẩm khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát
triển nên nguồn dược liệu rất phong phú. Đó là một trong những lợi thế để ngành
công nghiệp dược nước ta phát triển theo hướng hiện đại hóa các thuốc y học cổ
truyền, thuốc có nguồn gốc dược liệu. Trong đó, Diếp cá loại dược liệu thảo mộc
phổ biến được nhân dân ta sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn, ngoài ra còn được
sử dụng làm thuốc với công dụng trị ho, mụn nhọt, đặc biệt là chữa bệnh trĩ và lợi
tiểu rất hiệu quả [15]. Trên thị trường có nhiều sản phẩm từ Diếp cá như: Helaf
®
,
Cenditan
®
… Số lượng các chế phẩm từ Diếp cá được sử dụng nhiều, trong khi đó,

công nghiệp chiết xuất dược liệu của Việt Nam chưa phát triển mạnh, phương pháp
chiết xuất chỉ là dạng thô sơ như nấu cao, cô cao trực tiếp. Chính vì vậy, việc điều
chế sản xuất cao Diếp cá là rất thực tế và khả thi.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của việc khai thác và sử dụng cây thuốc ở nước ta là
vấn đề tiêu chuẩn chất lượng. Yêu cầu cao nhất của một dược phẩm khi được sử
dụng trên con người là tính an toàn và hiệu quả trị liệu của nó. Để đánh giá và thống
nhất được các chuẩn mực đánh giá cho một nguyên liệu có thể sử dụng làm thuốc
hay một thành phẩm có thể đưa ra thị trường, người ta phải xây dựng các tiêu chuẩn
chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu chuẩn đó.
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
1
Vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất
cao Diếp cá Houttuynia cordata Thunb.” được thực hiện nhằm mục đích cụ thể
như sau:
- Kiểm nghiệm dược liệu Diếp cá.
- Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng quercetin/cao Diếp cá.
- Tối ưu quy trình chiết xuất cao Diếp cá.
- Đề xuất phương pháp kiểm nghiệm cao Diếp cá.
Ý nghĩa của đề tài:
- Tìm được quy trình chiết cao Diếp cá tối ưu.
- Giảm bớt chi phí trong quy trình chiết xuất khi áp dụng ở quy mô công nghiệp.
- Đề xuất hướng kiểm nghiệm cao Diếp cá.
- Quy trình chiết xuất cao Diếp cá sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu sau này trên các
quy mô pilot và công nghiệp.
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ DIẾP CÁ
Cây Diếp cá còn có tên là cây Giấp cá, Lá giấp, Ngư tinh thảo.
Tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb.

Họ Saururaceae.[9,12]
1.1.1. Mô tả thực vật
Diếp cá là một loại cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Phần
thân trên mặt đất cao 15-50 cm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc so le. Cuống lá dài.
Phiến lá hình tim dài 4-6 cm, rộng 3-4 cm, có 5-7 gân gốc [2, 9, 12].
Hoa nở vào tháng 5 – 8. Cụm hoa hình bông dài 2,5 cm bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong
chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống
như một cái hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn [5,12].

Hình 1.1. Lá và hoa Diếp cá
1.1.2. Phân bố, sinh thái
Phân bố từ Nhật Bản, Trung Quốc tới Nêpan, Ấn Độ, các nước Đông Dương và
Indonesia. Ở nước ta, cây mọc rất phổ biến. Thường gặp mọc hoang nơi ẩm ướt trên
các bãi ven suối, bờ sông. Cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Diếp
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
3
cá là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam,
thường dùng làm rau ăn sống, làm gia vị cùng các loại rau khác [15].
1.1.3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Diếp cá gồm có: flavonoid, tinh dầu, alkaloid và một số
thành phần khác [2,12].
Flavonoid
Các flavonoid đáng chú ý trong Diếp cá gồm quercetin, quercitrin, isoquercitrin và
phloretin. Các flavonoid này được coi là những hợp chất có tác dụng kháng ung thư,
tác dụng ngăn chặn gốc tự do và được dùng để điều trị những bệnh liên quan đến
gốc tự do [19,20].
O
O
O
H

O
H
O
H
O
O
H
H
O
O
H
H
O
O
O
O
O
O
O
O
H
H
H
H
O
H
quercetin quercitrin
Tinh dầu
Thành phần chủ yếu của tinh dầu Diếp cá là các nhóm aldehyd và các dẫn xuất
ceton như methyl n-nonyl ceton (đây là chất làm cho Diếp cá khi vò có mùi tanh),

L-decanal, L-dodecanal. Nhóm terpen bao gồm các chất: α-pinen, camphen,
myrcen, limonen, linalol, bornyl acetat, geraniol and caryophylen. Ngoài ra, tinh
dầu còn chứa acid caprinic, lauryl aldehyd, benzamid, acid hexadecanoic, acid
decanoic, acid palmitic, acid linoleic, acid oleic, acid stearic, aldehyd capric, acid
clorogenic, lipid và vitamin K [11, 14, 25, 26].
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
4
Alkaloid
Một số alkaloid có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong cây Diếp cá là:
aristolactam A, aristolactam B, piperolactam A, norcepharadion B, cepharadion A,
cepharadion B, splendidin [24].
Các thành phần khác
Trong cây Diếp cá còn có nhiều các thành phần như là: nước 91,5%, protid 2,9%,
lipid 0,5%, cellulose 1,8%, dẫn xuất không protein 2,2%, khoáng chất toàn phần
1,1% (trong đó có calcium, kali, caroten và vitamin C) [9,26].
Người ta còn tìm thấy trong thành phần Diếp cá có chứa Fe, Mg, Mn, đây là những
khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể [21].
1.1.4. Công dụng
Theo Đông y, Diếp cá có vị đắng, tính ôn, tác dụng vào các kinh mạch Đại tràng và
Phế, vì vậy ngoài công dụng là một loại rau ăn sống, Diếp cá còn có tác dụng:
- Giải nhiệt và giải độc, làm giảm sưng viêm, trị ung nhọt trong các trường hợp ung
nơi phổi, do hỏa vượng tại Phế với đờm dày đặc màu vàng xanh, trị ho ra máu.
- Giải độc ung nhọt ngoài da, chữa vết thương do rắn cắn hay côn trùng cắn.
- Làm thông thoát khí ứ đọng, giúp tiêu hóa tốt và lợi tiểu.
- Đặc biệt tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, do có khả năng bảo vệ làm bền thành
mao mạch [14].
1.1.5. Tác dụng dược lý và các nghiên cứu lâm sàng
Tác dụng kháng khuẩn
Diếp cá có khả năng chống lại Herpes type I và II. Trong đó khả năng chống lại
Herpes type II mạnh hơn so với type I [15, 16, 20].

Ngoài ra Diếp cá còn có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của các vi khuẩn
Streptococcus pneumonia và Staphylococcus aureus.
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
5
Tác dụng trên các vi khuẩn Shigella, Salmonella và E.coli thì yếu hơn.
Diếp cá còn có khả năng diệt được Gonococcus và ngăn cản sự phát triển của các
siêu vi trùng cảm cúm [14, 28].
Tác dụng kháng viêm
Hoạt chất trong Diếp cá có khả năng chống sưng viêm và làm hạ sốt. Là do các acid
béo trong lá khô có khả năng ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin-thủ phạm gây ra
phản ứng sưng viêm (do phản ứng loại ức chế cyclooxygenase) [14].
Diếp cá còn được dùng để điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng do tác dụng ức chế
phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào Mast [23].
Tác dụng trên hệ miễn nhiễm
Chất decanoyl acetaldehyde trong Diếp cá có khả năng làm tăng tính thực bào của
các tế bào bạch cầu, đồng thời cũng tăng tỷ lệ properdin nên giúp tăng khả năng của
hệ miễn nhiễm chống lại các bệnh tật, tăng sức đề kháng để ngăn ngừa các bệnh do
siêu vi trùng [13].
Tác dụng lợi tiểu
Tác dụng này có được có thể là do liên quan đến các chất quercitrin, isoquercitrin
và muối kali trong cây Diếp cá.
Khi dùng dịch chiết nước Diếp cá để ngâm tưới trên thận của cóc và chân của ếch
thì nhận thấy các vi mạch máu giãn nở, làm gia tăng sự lưu thông của máu và tạo ra
sự tăng bài tiết nước tiểu. Chất isoquercitrin còn có tác dụng làm tăng sự bền chắc
của các vi mạch máu.
Vì vậy các bệnh nhân cao huyết áp nên ăn thêm Diếp cá để giúp lợi tiểu, hạ huyết
áp, đồng thời giúp mạch máu vững chắc hơn [15].
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
6
Tác dụng trên hệ hô hấp

Khi chích dung dịch nước Diếp cá qua màng phúc mô thỏ tác dụng hạ ho được nhận
thấy rõ rệt. Khả năng trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của Diếp cá cũng đã được
chứng minh rõ ràng:
-Khi dùng liều cao (60g) để trị bệnh sưng phổi có ung nhọt, kết quả rất tốt, ung nhọt
biến mất và không để lại di chứng sau 2 tuần điều trị.
-Dịch chiết nước Diếp cá cũng rất hữu hiệu khi trị các bệnh ho do phổi bị tắc nghẽn
kinh niên [14].
Tác dụng chống oxy hoá
Diếp cá có tác dụng kháng bleomycin (chất gây ra sự xơ hoá phổi ở chuột). Mặc dù
dịch chiết nước Diếp cá có tác dụng dọn sạch gốc tự do và tác dụng ức chế oxy hoá
xanthin yếu hơn vitamin E nhưng hoạt tính ức chế sự peroxid hoá lipid tế bào gan ở
chuột tương đương với vitamin E.
Diếp cá có chứa các hợp chất flavonoid như phloretin-2’-0-β-D-glucopyranosid,
quercetin-3-0-β-D-galactopyranosid có tác dụng đối với sự peroxy hóa lipid
màng tế bào gan bằng cách hạn chế quá trình peroxy góp phần bảo vệ tế bào và
duy trì sự hoạt động bình thường của tế bào [10].
Tác dụng kháng tế bào ung thư
Dịch chiết nước Diếp cá có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa và đột biến gen.
Nồng độ polyphenol trong dịch chiết nước cao hơn dịch chiết methanol, và khả
năng kháng đột biến gen của dịch chiết nước cao hơn dịch chiết methanol.
Dịch chiết aceton 70% trong nước của cây Diếp cá có chứa các hợp chất flavonoid
như phloretin-2’-0-β-D-glucopyranosid, quercetin-3-0-β-D-galactopyranosid có khả
năng kháng ung thư ở các dòng tế bào ung thư Sarcoma-180 trong thử nghiệm in
vitro và in vivo gây ung thư trên chuột [24].
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
7
Các alkaloid được tìm thấy trong dịch chiết methanol của cây Diếp cá có tác dụng
chống lại 5 dòng tế bào u ở người (A-549, SK-OV-3, SK-MEL-2, XF-498 và HCT-
15) [22].
1.1.6. Các chế phẩm có chứa Diếp cá trên thị trường

Helaf
®
(Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang)
Cao khô Diếp cá 210 mg.
Cao khô Rau má 45 mg.
Tá dược vừa đủ.
Công dụng: hỗ trợ điều trị trĩ, táo
bón và kiết lỵ
Hình 1.2. Sản phẩm Helaf
Cenditan
®
(Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2)
Cao Diếp cá 75 mg.
Bột Rau má 300 mg.
Công dụng: Trị táo bón, trĩ, giải
nhiệt, thông tiểu, mát gan, giải độc.
Hình 1.3. Sản phẩm Cenditan
Ruton
®
(Công ty cổ phần dược phẩm OPC), thành phần gồm rau Diếp cá, nụ Hòe.
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Troxiton
®
(Công ty cổ phần Dược Danapha), thành phần gồm Bạch truật, Đương
quy, Trần bì, Cam thảo, Diếp cá, Đảng sâm, Hoàng kỳ. Tác dụng chữa bệnh trĩ, bồi
bổ cơ thể, giúp lưu thông máu huyết, trợ tiêu hóa, kháng khuẩn kháng viêm.
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
8
Triselan
®

(Công ty cổ phần dược phẩm Đông Dược 5), thành phần gồm Diếp cá,
Hòe hoa, Kim ngân hoa, Sinh địa, Hoàng liên, Đương quy, Thăng ma, Chỉ xác, Trắc
bách diệp, Cam thảo. Tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp.
Trĩ linh đơn
®
(Công ty cổ phần Dược Danapha), thành phần gồm Bạch truật,
Đương quy, Trần bì, Cam thảo, Diếp cá, Đảng sâm, Hoàng kỳ. Tác dụng chữa bệnh
trĩ, bồi bổ cơ thể, giúp lưu thông máu huyết, trợ tiêu hóa, kháng khuẩn kháng viêm.
1.2. ĐIỀU CHẾ CAO THUỐC [7]


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ điều chế một cao thuốc
1.2.1. Chiết xuất
1.2.1.1. Khái niệm cơ bản
Chiết xuất là một quá trình kỹ thuật dùng dung môi để chiết tách một hoặc một vài
cấu tử từ một dung dịch hay từ một vật thể rắn hay là quá trình hòa tan các chất dễ
tan trong một dung môi thích hợp, để tách chúng ra khỏi một hỗn hợp chất rắn hoặc
lỏng không tan hoặc rất ít tan trong dung môi đã được lựa chọn.
Nếu hỗn hợp không tan là chất rắn thì gọi là chiết xuất rắn-lỏng, nếu là chất lỏng thì
gọi là chiết xuất lỏng-lỏng.
1.2.1.2. Các phương pháp chiết xuất
Phương pháp ngấm kiệt.
Phương pháp ngâm: ngâm lạnh, ngâm nóng.
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
9
Dược liệu
Dịch chiết
Cao thuốc
Chiết xuất
Cô đặc, sấy khô

Các phương pháp sắc, hầm, hãm hay nấu cao trong y học cổ truyền là phương pháp
chiết ở nhiệt độ sôi với dung môi là nước. Với các dung môi khác, dụng cụ chiết
cần có bộ phận ngưng tụ dung môi nên gọi là phương pháp chiết hồi lưu.
Ngoài ra, còn chiết ở điều kiện chân không, chiết ở áp suất nén, chiết dưới tác dụng
(siêu âm, chất diện hoạt), chiết bằng CO
2
lỏng
1.2.2. Cô đặc, sấy khô
Cô đặc
Mục đích để điều chế cao lỏng và cao đặc. Khi cô không được gây phân hủy hoạt
chất có trong dịch chiết: cô ở nhiệt độ thấp, thời gian cô ngắn, cô dịch chiết loãng
trước, dịch chiết đặc sau.
Sấy khô
Để điều chế cao khô cần sấy khô dịch chiết đã cô thành cao lỏng hoặc cao mềm.
Sấy dưới áp suất giảm, nhiệt độ thường dưới 50
o
C: dịch chiết cô đặc được trải
thành lớp mỏng trên các khay thép không rỉ hoặc sắt tráng men. Phương pháp này
có ưu điểm là sấy nhanh và bảo toàn được lượng hoạt chất có trong cao thuốc.
Sấy trên trống quay tạo màng mỏng: sử dụng máy sấy tạo màng mỏng trên trục
quay gồm một hình trụ có đường kính 0,7 - 1,5 m, chiều dài 2 - 4 m, kín ở hai đầu
có bộ phận cung cấp nhiệt vào bên trong, thường là hơi nước, trống quay gắn với
một trục quay. Một phần của hình trụ được gắn vào dịch chiết tạo màng bám trên bề
mặt của hình trụ dày khoảng 0,1-1 mm. Sau đó lớp dịch chiết và trống quay được
làm nóng ở nhiệt độ cao. Cao đã khô được lấy ra bằng lưỡi dao đặt sát vào trống
quay. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian làm khô nhanh do diện tích bay hơi
dung môi lớn.
Sấy khô bằng phương pháp phun sấy: thiết bị phun sấy có bơm nhu động điều
chỉnh tốc độ phun dịch, bơm nén khí tạo áp lực phun thích hợp, đầu phun có các
kích thước lỗ phun khác nhau. Dịch chiết được phun vào buồng sấy thành các hạt

nhỏ theo luồng xoáy trong dòng không khí nóng. Dung môi bay hơi thoát ra theo
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
10
dòng khí. Bột khô rơi xuống bình đựng dưới đáy buồng sấy. Phương pháp này có
ưu điểm là thời gian dịch chiết tiếp xúc với nhiệt ít, do dịch chiết được phun tạo hạt
có diện tích bay hơi lớn, tốc độ khô rất nhanh.
Sấy khô bằng phương pháp đông khô: dịch chiết được làm lạnh sâu trong khoảng
nhiệt độ từ -30
o
C đến -50
o
C trong vài giờ, sau đó chuyển vào buồng sấy ở nhiệt độ
thấp -20
o
C có hút chân không. Dung môi thăng hoa từ khối băng tạo nhiều lỗ xốp
mao quản. Sản phẩm đông khô là một khối xốp. Giai đoạn cuối cùng nhiệt độ được
nâng cao (20-25
o
C) để giảm nhanh hàm lượng nước trong khối xốp.
1.2.3. Cao thuốc
1.2.3.1. Định nghĩa
Là các chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất qui định các
dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật tới thể chất nhất định (lỏng,
đặc, khô) với các dung môi thích hợp.
1.2.3.2. Phân loại
Có ba loại: cao lỏng, cao đặc hoặc cao mềm và cao khô.
Cao lỏng
Có thể chất lỏng sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu dùng để điều chế cao. Nếu
không có chỉ dẫn khác, qui ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu.
Cao đặc (cao mềm)

Là một khối đặc quánh, độ ẩm không quá 20%.
Cao khô
Có thể chất khô tơi, độ ẩm không quá 5%.
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
11
1.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất dược liệu:
Nguyên liệu
Bản chất của nguyên liệu đóng vai trò rất lớn trong quá trình chiết xuất. Bề dày của
vách tế bào, đường kính của ống trao đổi là hai yếu tố quan trọng nhất. Độ dày của
vách tế bào hay chiều dài của các kênh bào tương càng lớn thì quá trình hòa tan
chiết xuất càng chậm. Đường kính các kênh bào tương càng lớn, các chất qua lại
vách tế bào càng dễ dàng. Quá trình chiết xuất càng xảy ra nhanh. Nguyên liệu càng
chia nhỏ thời gian thẩm thấu qua vách giảm làm cho quá trình chiết nhanh hơn. Tuy
nhiên, càng chia nhỏ nguyên liệu, tính chọn lọc của quá trình càng giảm, dịch chiết
càng có nhiều tạp chất.
Chất tan
Độ tan trong dung môi của chất tan càng lớn, quá trình chiết xảy ra càng nhanh.
Kích thước phân tử chất tan càng lớn, tốc độ khuếch tán và khả năng qua vách tế
bào càng giảm.
Dung môi
Khả năng hòa tan của dung môi với chất tan càng lớn, quá trình hòa tan càng nhanh
làm cho quá trình chiết xảy ra nhanh hơn. Khả năng hòa tan các chất trong dung
môi khác nhau thì khác nhau và phụ thuộc nhiều vào bản chất của chất tan và dung
môi. Độ nhớt của dung môi càng thấp, khả năng thấm vào tế bào, sự khuếch tán của
chất tan và dung môi xảy ra dễ dàng, quá trình chiết xảy ra càng nhanh.
Kỹ thuật chiết
Chênh lệch nồng độ càng lớn, tốc độ khuếch tán càng cao. Việc tăng lượng dung
môi làm tăng sự chênh lệch nồng độ nên quá trình chiết xảy ra nhanh hơn. Sự khuấy

trộn làm tăng quá trình cân bằng nồng độ của dung dịch bên ngoài các tiểu phân
dược liệu bằng phương pháp cơ học. Sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài tế
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
12
bào tăng lên nên quá trình thẩm tích xảy ra nhanh hơn. Tăng nhiệt độ làm tăng khả
năng hòa tan của chất tan vào dung môi và đẩy nhanh quá trình chiết xuất do làm
tăng chuyển động nhiệt của phân tử. Giảm độ nhớt của dung môi dẫn tới tăng khả
năng và tốc độ hòa tan, tăng quá trình khuếch tán làm cân bằng nồng độ. Tăng áp
suất làm tăng tốc độ thấm dung môi vào nguyên liệu [1].
1.3.2. Mô hình thực nghiệm
Mục đích của việc thiết kế các mô hình thực nghiệm (experimental design) là giúp
định hướng cho việc tiến hành thực nghiệm, là nền tảng của việc thu thập dữ liệu
đầy đủ và hệ thống. Có 3 nhóm mô hình thực nghiệm: [4]
- Mô hình công thức (formulation designs) hay mô hình hỗn hợp (mixture designs):
khảo sát các thành phần công thức gồm các loại nguyên liệu, …đây là loại mô hình
có ràng buộc.
- Mô hình quy trình (process designs) hay mô hình yếu tố (factorial designs) khảo
sát phương pháp và điều kiện sản xuất, đây là loại mô hình không ràng buộc.
- Mô hình kết hợp (combined designs): kết hợp cả hai mô hình công thức và mô
hình quy trình nhằm khảo sát ảnh hưởng của các thành phần nguyên liệu và điều
kiện sản xuất.
Mối liên quan nhân quả trong chiết xuất dược liệu được minh họa theo biểu đồ
xương cá hay biểu đồ nhân quả.
Dung môi Điều kiện
Quy trình Sản phẩm
Dược liệu
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
13
Về mặt thống kê, nhân được xem là biến số độc lập (x
i

): dược liệu, dung môi hay
điều kiện chiết xuất; quả được gọi là biến số phụ thuộc (y
i
): hiệu suất chiết, tỷ lệ
hoạt chất, tỷ lệ tạp chất hay hiệu quả kinh tế.
Mô hình thực nghiệm hay gặp trong chiết xuất dược liệu là mô hình yếu tố: khảo sát
nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có nhiều mức. Một mô hình thực nghiệm có F yếu tố với L
mức đòi hỏi số thí nghiệm là L
F
. Mô hình yếu tố đầy đủ có ưu điểm là cho phép
khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố cũng như tương tác của chúng. Tuy nhiên mô
hình này cần có số thí nghiệm rất lớn khi số yếu tố tăng lên. Mô hình giản lược cho
phép giảm bớt số thí nghiệm nhưng vẫn khảo sát được sự ảnh hưởng của các yếu tố
(thí dụ: mô hình hay gặp: D-Optimal, Taguchi OA ). Ngày nay, việc thiết kế các
mô hình thực nghiệm có thể được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ phần
mềm chuyên dụng như Design – Expert [4]. Vấn đề là nhà chiết xuất phải phân tích
rõ ràng các mối liên quan nhân quả để lựa chọn biến số rồi tiến hành thiết kế mô
hình thực nghiệm phù hợp.
1.3.3. Nghiên cứu liên quan nhân quả
Công nghệ có tên là logic mờ-thần kinh có khả năng nghiên cứu mối liên quan giữa
các yếu tố ảnh hưởng trên kết quả chiết xuất về các mặt: xu hướng liên quan, mức
độ liên quan và qui luật liên quan nhân quả (phần mềm FormRules).
Qui luật nhân quả được xem là tri thức nông, có thể cho nhà chiết xuất biết nếu
dược liệu/dung môi/kỹ thuật thế nào thì kết quả chiết xuất sẽ ra sao với xác suất bao
nhiêu.
Qua kết quả nghiên cứu liên quan nhân quả, nhà nghiên cứu có thể chọn yếu tố có
ảnh hưởng trọng yếu để tiến tới giai đoạn tối ưu hóa, bỏ qua các ảnh hưởng không
đáng kể. Nhờ đó việc xây dựng quy trình chiết xuất dược liệu được như mong muốn
mà tiết kiệm thời gian và công sức.
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm

14
1.3.4. Tối ưu hóa thông số quy trình
Khi tối ưu hóa, các biến độc lập (x
1,
x
2
) có thể được chọn sao cho biến phụ thuộc
(y
1
, y
2
) được tối đa hoặc tối thiểu. Trong chiết xuất dược liệu, hiệu suất hay tỷ lệ
hoạt chất nên tối đa trong khi tỷ lệ tạp chất hay giá thành nên tối thiểu Do đó phải
có sự dung hòa để cho các giá trị y
1
, y
2
đạt được tối ưu thay vì các biến (y) tối
thiểu hoặc tối đa.
Sự kết hợp hai công nghệ gồm mạng thần kinh với thuật toán di truyền là công cụ
rất hiệu quả để tối ưu các thông số (phần mềm InForm):
- Mạng thần kinh có công dụng xác lập mối liên quan định lượng giữa các yếu tố
ảnh hưởng trên kết quả chiết xuất.
- Thuật toán di truyền có khả năng tối ưu hóa các thông số đối với dược liệu, dung
môi và kỹ thuật chiết xuất trên mô hình liên quan nhân quả nêu trên.
Ngoài sự kết hợp hai công nghệ nêu trên, logic mờ cũng được áp dụng tăng cường
nên mạng thần kinh hiệu quả hơn trong việc thiết lập mô hình liên quan nhân quả.
Đối với các dữ liệu phức tạp và thuật toán di truyền thuận tiện hơn trong sự tối ưu
hóa nhờ các hàm mục tiêu trực quan. Nhờ đó, phương pháp tối ưu hóa này có nhiều
ưu điểm hơn các phương pháp tối ưu hóa truyền thống:

Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
Quy trình Sản phẩm
Tối ưu hóa thông số
15
Xác lập mô hình nhân quả
- Không giới hạn về số biến x
1
, x
2
, x
k,
đáp ứng yêu cầu nghiên cứu với nhiều biến
về dược liệu, dung môi, kỹ thuật chiết xuất.
- Có thể tối ưu đồng thời nhiều biến y
1
, y
2
y
k,
phù hợp với thực tế kết quả chiết xuất
cần đáp ứng nhiều mặt như hiệu suất chiết, tỷ lệ hoạt chất, tỷ lệ tạp chất hay hiệu
quả kinh tế.
- Không phụ thuộc vào mô hình toán học mà dựa vào khả năng luyện mạng với sự
lựa chọn nhiều thông số phù hợp.
- Phù hợp với nhiều loại dữ liệu phức tạp, phi tuyến, không dùng số, định tính hay
thiếu trị số.
- Áp dụng một cách dễ dàng nhờ các hàm tối ưu hóa trực quan: Tent, Up, Down,
Flat hay Flat-Tent.
1.4. NỘI DUNG CỦA MỘT TIÊU CHUẨN CAO DƯỢC LIỆU [1]
Yêu cầu cao nhất của một dược phẩm khi được sử dụng trên người là tính an toàn

và hiệu quả trị liệu. Một dược phẩm tốt phải là một dược phẩm ít có những tác dụng
có hại, có hiệu quả trị liệu cao và ổn định đối với người sử dụng. Để đánh giá và
thống nhất các tiêu chuẩn cho một thành phẩm để đưa ra thị trường, các phương
pháp thử và tiêu chuẩn chất lượng cần phải được xây dựng.
Số lượng các cao dược liệu hiện đang lưu hành trên thị trường khá lớn. Vì vậy, việc
xây dựng tiêu chuẩn cho cao dược liệu là yêu cầu cấp bách và thường xuyên được
đặt ra.
Dựa vào tiêu chuẩn của một số cao thuốc trong DĐVN III, tiêu chuẩn cơ sở của một
số cao thuốc của các cơ sở sản xuất, tiêu chuẩn của dược liệu, nội dung của một tiêu
chuẩn cao dược liệu gồm các phần sau đây:
- Đặc điểm mô tả: mô tả đặc điểm thể chất, màu sắc, mùi, vị của cao dược liệu.
- Các chỉ số vật lý: độ tan, pH, riêng đối với cao lỏng thì có thêm chỉ tiêu về khối
lượng riêng, tỷ trọng, hàm lượng ethanol, độ trong và độ đồng nhất.
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
16
- Định tính: các phản ứng hóa học hay phương pháp sắc ký để xác định các hoạt
chất chính trong cao dược liệu.
- Thử tinh khiết: mô tả các yêu cầu về độ tinh khiết của một cao dược liệu (tạp chất,
độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid hydrochlorid, tro tan trong nước, tro
sulfat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất độc do ô nhiễm, giới hạn kim loại
nặng, giới hạn tạp chất phóng xạ)
- Xác định hàm lượng: phương pháp xác định hoạt chất hay một nhóm hợp chất
trong dược liệu, yêu cầu về hàm lượng cần đạt của dược liệu.
- Một số nội dung không có tính chất ràng buộc về tiêu chuẩn chất lượng như: bảo
quản, tính vị quy kinh, công năng, chủ trị, liều dùng…
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
17
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, DUNG MÔI, TRANG THIẾT BỊ
2.1.1. Dược liệu và chất chuẩn

Dược liệu Diếp cá (Herba Houttuyniae cordata) đã phơi khô, được mua tại cơ sở
chuyên mua bán dược liệu Hòa Thạnh – Phùng Qui Minh, địa chỉ 72 Triệu Quang
Phục, phường 10, quận 5, TPHCM.
Dược liệu được bảo quản lưu mẫu tại Ban Nghiên Cứu Khoa Học – Thư viện, Khoa
Dược Đại học Y Dược TPHCM.
Quercetin chuẩn do Bộ y tế – Viện kiểm nghiệm TPHCM cung cấp, số lô
QT104040608, hàm lượng 94,26% C
15
H
10
O
7
, hiện trạng nước 0,23%.
2.1.2. Hóa chất, dung môi
Bảng 2.1. Danh sách hóa chất, dung môi
Hóa chất, dung môi Độ tinh khiết Nguồn gốc
Ethanol 96% PA Cty TNHH một thành viên dược
phẩm OPC – Bình Dương.
Methanol PA Trung Quốc.
Acid hydrochloric PA Trung Quốc
Cloroform PA Trung Quốc
Toluen PA Trung Quốc
Aceton PA Trung Quốc
Sắt (III) clorid PA Trung Quốc
Natri hydroxyd PA Trung Quốc
n - Butanol PA Trung Quốc
Magie Trung Quốc
Methanol HPLC Merck
Acetonitril HPLC Merck
2.1.3. Trang thiết bị

Bảng 2.2. Danh sách trang thiết bị
Tên thiết bị Mã hiệu Nguồn gốc
Bếp cách thủy Kottermann Đức
Máy sấy phun Labplant SD – 05 Anh
Đặt vấn đề Dương Huỳnh Điểm
18

×