Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Luận văn tốt nghiệp _ Máy Chấn thủy lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.34 KB, 27 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kỹ sư cơ khí và cán bộ kỹ thuật cơ
khí được đào tạo ra phải có kiến thức sâu rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải
quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất, sửa chữa và sử dụng.
Mục tiêu của môn học là tạo điều kiện cho người học nắm vững và vận dụng có hiệu quả các phương pháp
thiết kế, xây dựng và quản lý các quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí về kỹ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất
nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu trong điều kiện và quy mô sản xuất cụ thể. môn
học còn truyền đạt những yêu cầu về chỉ tiêu công nghệ trong quá trình thiết kế các kết cấu cơ khí để góp
phần nâng cao hiệu quả chế tạo chúng.
Đồ án chuyên ngành cơ khí nằm có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo cho sinh viên hiểu một cách sâu sắc
về những vấn đề mà người kỹ sư gặp phải khi thiết kế một qui trình sản xuất chi tiết cơ khí.
Được sự giúp đỡ tận tình của Ths Lăng Văn Thắngđã giúp em hoàn thành tốt đồ án chuyên ngành cơ khí.
Trên thế giới hiện nay có nhiều công ty chế tạo máy dập phục vụ cho ngành công nghiệp nặng và nhẹ như
các loại máy dập dùng trong sản xuất giày, máy chấn, dập dùng để nong lỗ trong sản xuất chi tiết máy, máy
dập dùng để đột, dùng để dập ván dăm…. Tuy nhiên tính đa dạng trong khâu thiết kế sản phẩm này chưa có,
vì lí do nhu cầu sử dụng mặt hàng này không nhiều. Nên đa số các công ty chuyên sản xuất máy dập luôn
sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác. Điều này đã dẫn đến thực trạng nước ta chưa có công ty nào thiết kế
và chế tạo ra máy dập hoàn chỉnh. Do kinh nghiệm cũng như công nghệ là chưa đủ, mà các công ty chủ yếu
là phân phối lại sản phẩm của các công ty nước ngoài hoặc nhận đơn đặt hàng tại Việt Nam rồi đưa về các
công ty chính để chế tạo.
Từ nhu cầu thực tiễn của các công ty,xưởng sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ cần một máy chấn có thể gia
công được các chi tiết dạng U,L,I,nửa cầu ,các dạng cong nhiều chiều nhóm sinh viên khoa cơ khí trường
Đại Học Công Nghiệp TPHCM được sự giúp đỡ của Ths Lăng Văn Thắng đã mạnh dạn nghiên cứu và chế
tạo máy chấn thuỷ lực.
.
CHƯƠNG 1 CƠ SỚ LÝ THUYẾT
1
1.1 Nghiên cứu tổng quan về máy chấn thuỷ lực
Hiện nay trên thế giới có nhiều hãng sản xuất máy ép, máy chấn thuỷ lực
Ví dụ như:
-Cộng hoà Phần Lan có hãng WARTSILA


- Cộng hoà ITALIA có hãng SICMI ,FACCIN,SERTOM
- Tây Ban Nha có hãng RARAEL CASANVA,S.A
Và một số nước như Anh ,Đức,Nhật,Trung Quốc cũng có rất nhiều hãng sản xuất nhưng
giá thành nhập chọn gói một máy chấn thuỷ lực là rất cao.
Trong nước chưa có một cơ sở nào chuyên sản xuất các loại máy chấn thuỷ lực,nhất là các
máy có công suất lớn.Trong khi đó nhu cầu sử dụng các loại máy chấn, máy dập của các
công ty ,xưởng cơ khí là rất cao.
1.2 Nghiên cứu tính năng của máy ép,chấn thuỷ lực
Trên thế giới có nhiều nước đã thiết kế chế tạo các loại máy ép ,máy chấn thuỷ lực khác
nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà máy có tính năng phù hợp.
- Máy ép rèn: tính năng của máy gia công rèn tự do và dập thể tích trong khuôn.
-Máy ép dập nóng:dập trên máy ép thuỷ lực nhằm tạo ra các phôi rèn thép ví dụ như phôi
bánh xe tàu hoả.
-Máy ép ống-thanh: các thanh,ống được ép trên máy ép thuỷ lực
-Ngoài ra còn một số loại máy ép khác như:
+máy ép để gia công chất dẻo
+máy ép để sấn thép tấm thành các khung
+máy ép uốn để uốn thép hình I,U,L
1.3 Tính năng của một số máy ép,chấn thuỷ lực
2
1.3.1.Máy ép thuỷ lực của hãng WARTSILA(cộng hoà Phần Lan)
Bàn máy và thân dầm ép cố định,xilanh di chuyển ngang(vit me-êcu).Piston ép di chuyển
theo chiều thẳng đứng (Z) để ép
1.3.2 Máy ép,chấn của hãng SERTOM
Hình 3.1 máy ép ,chấn của hãng Sertom
Bàn ép cố định,thân dầm di chuyển dọc nhờ bánh xe tỳ.Xilanh di chuyển ngang nhờ piston
xilanh di chuyển.Đầu ép di chuyển lên xuống theo chiều thẳng đứng (Z).
*Miền làm việc:
- Chiều rộng: 3.000 mm
- Chiều dài: 10.000 mm

*Đặc tính hình học:
- Chiều rộng tối đa của máy: 5850mm
- Chiều cao tối đa của máy: 5200 mm
- Chiều cao bàn ép: 1190 mm
- Chiều cao từ bàn ép tới xà ngang: 1600 mm
- khoảng cách của xilanh và bàn ép: 800 mm
3
- khoảng cách ngang giữa 2 thân: 3350 mm
- Chiều rộng bàn ép: 2800 mm
- Hành trình dịch chuyển bàn ép: 2000 mm
- Hành trình đầu ép: 600 mm
- Hành trình dịch chuyển dọc của thân dầm: 8000 mm
-Chiều dài bàn ép: 10.000mm
- Chiều rộng ép tối đa: 2650 mm
- Khối lượng của máy: 112 tấn
*Đặc tính kỹ thuật.
-Áp suất tối đa của hệ thống thuỷ lực: 310 bar
- Lực ép tối đa: 1200 tấn
- Công suất động cơ điện rút xilanh: 5,5 kw
- Công suất động cơ điện chính: 55 kw
- Điện áp,tần số: 380v/50Hz
- Tốc độ di chuyển nhanh piston ép: 9
÷
22 mm/sec
- Tốc độ ép: 4 mm/sec.
- Tốc độ lùi của piston 22
÷
45 mm/s
- Tôc độ dịch chuyển ngang đầu ép: 1,2
÷

4,2 mm/s.
- Tốc độ dịch chuyển cần(thân dầm) 1,2
÷
4,2 mm/s.
- Thùng dầu thuỷ lực : 1200 lít
1.3.3.Máy ép của hãng SICMI (PMM 400ME)
4
Hình 3.2 .Máy ép của hãng SICMI (PMM 400ME)
Hình 3.3.Thông số kỹ thuật một số dòng máy của hãng SICMI
Bàn ép của máy cố định,thân dầm ép di chuyển dọc bàn nhờ piston xylanh di chuyển.Đầu
ép di chuyển ngang nhờ xilanh thuỷ lực.Xylanh –píton ép di chuyển theo chiều thẳng
đứng(Z)
Thông số kỹ thuật:
+ Chiều dài kỹ thuật 4m
5
+ Chiều rộng 4m
+ Chiều cao 2,6m
+ Hành trình ép 500mm
+ Hành trình di chuyển dọc 2,9m
+ Hành trình di chuyển ngang 1,8m
+ Chiều cao bàn ép 0,7mn
+ Lực ép tối đa 400T
1.4 Nghiên cứu cấu tạo của máy chấn thuỷ lực
Qua quá trình nghiên cứu nhiều loại máy chấn máy ép thuỷ lực của các hãng trên thế giới
có thể thấy các máy đều được cấu tạo từ những bộ phận sau:
1.4.1.Bàn ép
Bàn ép thường được kết cấu bởi các loại tôn tấm tổ hợp liên kết bằng hàn.Bàn ép chịu lực
tác dụng lên bề mặt tuỳ theo lực ép yêu cầu mà thép tấm có độ dày khác nhau
1.4.2.Thân dầm ép
Thân dầm ép mang thân dầm ép trên xà ngang thân dầm ép được cấu tạo bởi thép tấm liên

kết bằng hàn và các bulong chịu lực.Tuỳ theo yêu cầu lực ép mà thép có độ dày khác nhau.
1.4.3.Hệ thống thuỷ lực
Bao gồm xylanh thuỷ lực,các đường ống thuỷ lực,các val điện từ,đồng hồ đo áp,bơm thuỷ
lực,motor,lọc dầu Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà công suất của bơm và áp suất trong hệ
thống mà chọn các laoij thiết bị phù hợp với lực ép.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống:Bơm

các val điều khiển
⇒đường ống thuỷ
lực⇒xylanh-piston⇒về thùng dầu
1.4.4.Hệ thống điện
Hệ thống điện của các hãng qua nghiên cứu chúng tôi thấy có ba dạng
-Dạng điều khiển có nút bấm ,các khởi động từ các loại rơle bảo vệ
-Dạng điều khiển kỹ thuật số,lập trình PLC:gồm các nút điều khiển,các
khởi động từ,các biến tần,màn hình
6
Dạng điều khiển CNC :lập trình sẵn và làm theo dây chuyền,khối lượng
chi tiết cần chấn thường xuyên,mặt hàng ít thay đổi.
1.4.5.Hệ thống di chuyển
Hệ thống di chuyển dọc:có hãng dùng piston-xy lanh để di chuyển thân
dầm dọc theo bàn máy,có hãng dùng bánh răng thanh răng,có hãng
dùng bánh xe và motor lai thông qua hộp số và điều khiển bởi biến
tần,có hãng dùng trục vít me-Êcu
1.4.6.Hệ thống khuôn
Tuỳ vào hình dạng sản phẩm khác nhau mà có các loại khuôn khác nhanh như khuôn
vuông 90,60,tròn,cầu
7
1.4.7.Nguyên liệu chế tạo máy chấn
- Thép chế tạo máy chấn là loại thép tổ hợp dạng thép tấm có thành phần hoá học như sau:
Thành phần hoá học

Cơ tính ( kg/cm
2
)
C Si Mn
δ
b
δ
c
0,28
÷
0,37 0,05
÷
0,17 0,5
÷
0,8 46
÷
60 27
÷
29
Căn cứ vào các thành phần trên so sánh với bảng thành phần hoá học của các nguyên tố
trên thấy rằng thép này có thành phần tương tự CT3 ⇒chọn thép CT3 để chế tạo
máy chấn thuỷ lực.
1.5.Lựa chọn mô hình thích hợp
Qua việc tham khảo các tài liệu kỹ thuật và các máy của các hãng khác
nhau ,từ nhu cầu sử dụng thực tế của cơ sở sản xuất hàng lợt vừa và
nhỏ ,chấn các loại thép tấm có bề dày tới 30mm,trụ tròn có đường kính
tới 60 mm.Nhóm sinh viên khoa cơ khí trường Đại Học Công Nghiệp
8
TPHCM dưới sự hướng dẫn của Ths Lăng Văn Thắng đã quyết định đưa ra
mô hình máy chấn thuỷ lực có thiết kế như sau:

-Bàn máy là bàn cố định được chế tạo từ thép tấm CT3 có kích thước
700x300x30
-Đầu ép di chuyển ngang nhờ xilanh thuỷ lực.Xylanh –p
istong ép di chuyển theo chiều
thẳng đứng(Z)
-Thân máy được làm từ 4 trụ chòn 60 dài 1200
-Dầm máy được chế tạo từ thép tấm
-Hệ thống thuỷ lực gồm ,1 motor bơm,1 xylanh,val đồng hồ đo áp
suất,ống dây
-Lực ép tối đa là 50 tấn
-hệ thống điều khiển bằng tay sử dụng val đảo chiều 3/2
-Sơ đồ máy chấn thuỷ lực 50 tấn:
Chương 2 THIẾT KẾ TÍNH TOÁN
2.1Chọn công thức và phương pháp tính toán thiết kế máy
9
Từ nhu cầu sử dụng của Công ty, bằng các tài liệu kĩ thuật và máy chấn dập thực tế
đang sử dụng.
Dựa trên các tài liệu về thiết kế chi tiết máy, sức bền vật liệu, sách tính toán máy trục,
sách máy búa và ép thuỷ lực (Nhà xuất bản Giáo Dục 2004) phương pháp thiết kế như sau:
1. Tính toán thiết kế khung dầm ép, kiểm nghiệm theo điều kiện bền và lực ép 50 tấn
2.Tính toán thiết kế hệ thống thuỷ lực để chọn xy lanh, bơm thuỷ lực và các van điều
khiển theo lực ép và tốc độ ép ban đầu.
 Lực ép 50 tấn
 Tốc độ ép 4mm/s
 Áp suất hệ thống thuỷ lực ≈ 250bar
2.2Sơ đồ tổng thể của máy
Máy chấn thuỷ lực có những bộ phận chủ yếu sau:
1- Bơm
2- Van tràn
3- Van đảo chiều 3/2 điều khiển bằng tay gạt

4- Hệ thống đường ống thuỷ lực
5- Motor bơm
6- Ống dầu thuỷ lực cao su
Sơ đồ máy chấn thuỷ lực
10
*Bàn máy: Chế tạo từ thép CT3 được liên kết vào khung máy bằng phương pháp hàn điện.
1- Tấm ốp ngoài
2- Tấm thành đứng
3- Tấm ốp phía trong
4- Thành đỡ xi lanh
*Hệ thống thuỷ lực: Xi lanh Piston thuỷ lực, các van thuỷ lực, bơm thuỷ lực.
Sơ đồ thuỷ lực của máy chấn:
11
1- Thùng dầu
2- Bộ lọc đường hút của bơm
3- Khoá thuỷ lực
4- Động cơ
5- Bơm thuỷ lực
6- Van 1 chiều
7- Bộ lọc đường xả của bơm
8- Van tiết lưu
9- Đồng hồ áp suất
10- Van an toàn
11- Van
Các thông số kỹ thuật
Lực ép lớn nhất: 50 tấn
Áp suất Max của hệ thống: 300kg/cm
2
Tốc độ ép: 2m/s
Tốc độ lên nhanh: 30mm/s

Lưu lượng bơm: 46 lít/ph
Áp suất Max của bơm: 300kg/cm
2
Công suất động cơ: 2,2KW
* Hệ thống khuôn: Được chế tạo từ thép C45
2.3Xác định điều kiện làm việc của máy
Máy ép chấn thuỷ lực làm việc với các thông số kỹ thuật như sau:
2.3.1Thông số hình học:
- Chiều dài: 0.7 m.
12
- Chiều rộng: 0.3 m.
- Chiều cao: 1.2 m.
- Khoảng cách từ bàn máy đến xi lanh thuỷ lực: 0,6m.
- Khoảng cách giữa 2 thân dầm: 0.7 m.
- Chiều cao của bàn ép: 0.3 m.
- Tổng trọng lượng máy: 500 kg.
2.3.2Thông số kỹ thuật:
- Tốc độ: 2mm/s.
- Hành trình: 300mm.
- Công suất motor bơm: 2,2 KW.
- Lưu lượng bơm thuỷ lực: 50 lít/ph.
- Áp suất tối đa của hệ thống thuỷ lực: 250bar.
- Thùng dầu: 50 lít.
- Chiều dày tối đa của chi tiết: 30 mm.
2.4Tính toán thông số kỹ thuật của máy.
Tải trọng tác dụng lên khung bao gồm:
- Tải trọng tập trung P có giá trị lớn nhất khi máy làm việc với lực ép lớn nhất:
Tải trọng tác dụng lên cột đỡ thành xilanh: Tải trọng lớn nhất tác dụng lên thành đứng là
khi xilanh ép di chuyển về hết hành trình theo phương Oy(Sơ đồ như hình vẽ).
5229

3824
3824
Theo sơ đồ này thì:
13
- Tải trọng P
1
– do lực ép P gây ra:
Tải trọng tác dụng lên ngàm khung đỡ xilanh ép:
P
N
P
c
- Tải trọng phân bố do trọng lượng bản thân của thanh ngang gây ra:
P
2
= 1000 N
Như vậy tải trọng tác dụng lên cột đỡ là: P
c
= P
1
+ P
2
= 214285,7 + 1000 = 215285,7 N.
Ta có lực tác dụng lên ngàm là:
P
N
= P
C
= 215285,7 N.
Lực này sẽ gây ra một mômem uốn M

x
đối với góc ngàm, nếu kết cấu không tốt sẽ gây ra
sự phá huỷ tại góc này.
Chọn thép làm cột đỡ là thép CT3 có giới hạn chảy: σ
c
= 2400 ÷ 2800 kg/cm
2
Hệ số an toàn với loại vậy liệu này: n = 1,5 ÷ 3. Lấy n = 3.
14
Vậy [σ] = σ
c
/n = 800 ÷ 933,3 kg/cm
2
.
Ta kiểm tra độ bền của tiết diện: Mặt cắt ngang của ngàm có tiết diện là kết cấu thép tổ hợp
gồm nhiều thanh gép lại tạo nên. Do đó ta kiểm tra bền theo công thức:
Trong đó:
- M
x
= 50xP
N
= 10764285,7 N/mm.
y: khoảng cách từ điểm đầu đến trọng tâm mặt cắt y = 0,05 m.
J
x
: Mômem quán tính tổng diện tích với trục quán tính chính trung tâm
J
x
= 0.001m
4

.
Thay số vào ta có:
Như vậy kết cấu ngàm đỡ thoả mãn yêu cầu.
2.5tính toán lựa chọn xilanh thuỷ lực, bơm thuỷ lực, động cơ điện.
Tải trọng và tự trọng máy chấn lớn nên hệ thống thuỷ lực được chọn cho máy ép là hệ
mở, luôn luôn không có áp suất nguồn, do vậy tránh được quá tải cho động cơ điện và
tránh cho hệ thống không bi rung giật, phần đóng mở van dầu được làm việc gián tiếp.
Bơm van và động cơ điện dùng trong hệ thống là của các hãng nổi tiếng của Nhật Bản.
Dầu thuỷ lực dùng loại thông thường ở thị trường Việt Nam, tuy vậy độ nhớt nhiệt độ
cao nhất của hệ thống không được thấp hơn 10cSt(≈1,9
0
E). Độ nhớt của dầu thuỷ lực ở
nhiệt độ môi trường cũng không được vượt quá 300cSt(≈40
0
E). Đối với các hệ thống
thuỷ lực có áp suất maximum> 250 KG/cm
2
nên dùng dầu trong giới hạn 30 ÷
110cSt(≈5÷15
0
E) là tốt nhất.
ống thuỷ lực dùng các loại ống có bề mặt nhẵn, ống uốn nóng, bán kính uốn ống
không nên nhỏ để tránh tổn thất công suất của hệ thống. Tốt nhất bán kính uống ống
R>4d (d- là đường kính ngoài của ống dẫn).
Lắp ráp bơm vào động cơ cần tránh độ lệch tâm và độ gãy góc đường tâm của thiết
bị. Để giải quyết vấn đề này, có thể làm nhiều kết cấu, song trên thực tế chỉ nên dùng
hai kiểu kết cấu là: khớp mềm và trục các đăng tự lựa dẫn hướng.
2.5.1.Tính chọn xilanh thuỷ lực.
15
Từ lực ép theo yêu cầu 50T, ta đi tính toán để lựa chọn xilanh phù hợp với yêu cầu kỹ

thuật.
Áp dụng công thức:
Trong đó:
p – áp suất lớn nhất của bơm (kg/cm
2
).
P – áp lực yêu cầu 50T= 50.000 kg.
F – diện tích bề mặt tác dụng của áp suất dầu thuỷ lực (diện tích đường kính trong
xilanh).
Để đảm bảo áp suất tác dụng, dễ mua có sẵn trên thị trường. Chúng ta chọn áp suất từ
200 ÷ 250 bar.
Sơ bộ chọn áp suất p = 200 bar = 200 x 1,013 kg/cm
2
.
Thay số vào công thức ta tính được:
Tính đường kính làm việc của piston(đường kính trong).
Áp dụng công thức:
D = 180 mm.
D
Piston Xilanh
từ kết quả tính toán trên ta chọn được loại piston xilanh phù hợp với yêu cầu đó là.
Xilanh thuỷ lực có các tiêu chuẩn sau.
- Đường kính trong xilanh: D = 150 mm.
- Chiều dài tổng thể: 300 mm.
- Áp xuất lực < 250 bar.
- Độ ôvan ≤ 0,005
16
- Độ côn ≤ 0,005
- Độ bóng ≥


8
2.5.2tính chọn bơm và công suất động cơ điện.
Để đảm bảo cho máy làm việc êm với lực ép lớn ta chọn phương án dùng bơm thuỷ lực.
Bơm thuỷ lực được chia làm hai loại: bơm bánh răng và bơm piston.
Bơm bánh răng có đặc điểm là nhỏ gọn, làm việc tin cậy, có thể làm việc với số vòng
quay lớn tương ứng với số vòng quay của động cơ điện. Vì vậy chỉ tiêu kinh tế của loại
động cơ này cao. Tuy nhiên, so với loại bơm piston thì khả năng tao áp suất của loại máy
này thấp hơn. Khoảng làm việc thông dụng nhất của loại bơm này là 20 – 210 at. Lưu
lượng của loại máy này có thể đạt đến 600 lít/ph.
Bơm piston làm việc theo nguyên lý là sự thay đổi thể tích làm việc được tạo nên bởi
chuyển động tịnh tiến của piston trong xilanh. Nguyên lý hút đẩy của bơm piston đơn giản.
Bơm piston có khả năng tạo được áp suất rất cao, công nghệ cơ khí thuỷ lực ngày nay đã
cho phép chế tạo những bơm làm việc với áp suất 1000 at và cao hơn nữa.
Từ những đặc điểm của từ loại bơm đã nêu trên, để phù hợp với điều kiện làm việc của
máy chấn cần thiết kế ta chọn loại bơm piston để đảm bảo được lực chấn như yêu cầu.
* Tính bơm:
Khi piston lắp chày ép tiếp xúc với chi tiết cần chấn, lực ép tác dụng bắt đầu tăng và áp
suất sẽ tăng do bơm cấp ta chọn tốc độ ép là 120 mm/ph như vậy lưu lượng Q của bơm
được tính Q = F.V
F – Diện tích đỉnh piston.
Đường kính D = 150 mm = 1,5 dm.
Diện tích chịu áp lực
Giả sử tổn thất cột áp không có
Lưu lượng dò rỉ bằng không ta có.
Lưu lượng:
áp suất bơm cần phải tạo ra để cung cấp áp lực cho xilanh thuỷ lực là: p
Công suất của bơm: N
B
= p.Q
Thay số vào ta có: N

B
=283,125x2,1195 = 600,08 W
Công suất động cơ điện lai bơm
Trong đó:
η
E
= 0,85 ÷ 1 hệ số của động cơ điện
612 hệ số tính toán chuyển đổi
Tương ứng tra bảng ta chọn được bơm và động cơ điện lai bơm có các thông số sau:
- Công suất động cơ điện: 3,75 Kw – 380V – 50 Hz, n= 1450 v/ph.
- Bơm thuỷ lực áp lực cao: P
max
= 250kg/cm
2
; Q= 22,5 lít/ph.
2.5.3Tính ống dẫn dầu.
Theo tính chất của ống tròn, mặt trong nhẵn, dòng chảy đều, có giới hạn tốc độ 3÷ 6 m/s
thì dòng chảy trong ống sẽ không bị chảy rối. Đối với máy chấn 50 tấn ta chọn v= 3m/s.
17
Đường kính ống dẫn được tính như sau:
Trong đó: Q – Lưu lượng bơm (lít/ph).
v-Tốc độ dòng chảy trong ống dẫn (m/s).
k- Hệ số tính toán tra bảng theo các thông số của Q,v.
Trong trường hợp này: k= 4,6077
Do đó:
Ta chọn ống dẫn là loại ống tròn, mặt trong nhẵn, có đường kính d= 3 mm.
2.5.4Một số yêu cầu kỹ thuật khác.
Các yêu cầu đối với mặt làm việc của xilanh như sau:
- Độ ô van ≤ 0,005.
- Độ côn ≤ 0,005.

- Độ bóng
∇8÷∇12.
18
Chương 3 : XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHIỆ CHẾ TẠO LẮP RÁP ,KIỂM
TRA BẢO DƯỠNG
3.1 Quy trình công nghệ chế tạo khung máy chấn thủy lực
3.1.1 quy trình công nghệ
Căn cứ vào thiết kế chi tiết , thiết kế than ,dầm máy chấn ,quy trình công nghệ chế tạo
than, dầm máy ép được thực hiên qua sơ dồ sau:
19
3.1.2/ Diễn dải lưu đồ
- Phân laoij vật liệu:phân loại các vậy liệu tạo nên thân hộp và dầm của máy ép
- Nắn thẳng:
Nắn phẳng đơn giản là để loại trừ các lỗ lồi lõm trên bề mặt tấm do việc nguội không
đồng đều trong quá trình sản xuất thép, cán thép,hay do vận chuyển bốc xếp.Loại trừ ứng
suất dư còn lại trong vật liệu và loại trừ một số phần oxit sắt bám trên bề mặt thép đã
bung ra sau thời gian nằm ngoài trời.Việc nắn phẳng thép tấm được tiến hành từ những
máy cán chuyên dùng có kết cấu nhiều trục ,các thép tấm được đưa vào uốn đi uốn lại
nhiều lần .Số lần cán phụ thuộc vào bề dày và thời gian để thép ngoài trời.
-Làm sạch bề mặt:
20
Làm sạch bề mặt thép tấm nhằm loại trừ oxit sắt,dầu mỡ và các tạp chất bẩn khác bám
trên bề mặt nguyên liệu.Tùy thuộc vào cấu trúc của lớp oxit sắt và các chất bẩn khác nhau
trên bề mặt vật liệu.Tùy thuộc vào cấu trúc của lớp oxit sắt và các chất bẩn khác nhau
trên bề mặt vật liệu mà chọn các phương pháp đánh sạch.
+Phương pháp cơ học:
Phương pháp thủ công :búa gõ rỉ, bàn chải thép, dũa, cạo…
+Phương pháp cơ giới: phun cát khô, phun hạt mài
+phương pháp hoá học:dùng các hoá chất để tẩy.
+phương pháp nhiệt: sử dụng ngon lửa oxi-axetilen hoặc oxi-gas đốt nóng bề mặt vật liệu

Ở đây ta chọn phương pháp cơ giới phun hạt mài.sau khi phun xong kiểm tra đạt mới
chuyển qua bước tiếp theo.
-Phun sơn lót chống rỉ:
Sau khi hạt mài làm sạch bề mặt phải phải phun sơn chổng rỉ ngay vì thép rất dễ bị oxi
hoá trở lại trong môi trường tự nhiên.Chất liệu sơn lót phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Sơn phải phun (xì và khô nhanh)
+Sau khi khô phải tạo thành một lớp bảo vệ chắc chắn không dạn nứt chân chim.
+không gây khó khăn trong các quá trình công nghệ tiêp theo như cắt, hàn
+phải tương đối bền vững trong suốt thời gian chế tạo và chịu được các va đập cơ học
trong khi vận chuyển ,xếp đống hoặc trong các công đoạn sản xuất.
+không được gây ảnh hướng xấu tới các lớp sơn tiếp theo.
-Gia công chi tiết:
Vật liệu chế tạo các chi tiết thân máy ,dầm (thành đỡ xi lanh)được phân loại thành các vật
liệu có chiều dày theo từng nhóm chi tiết.Thân máy có các trụ 060, thép tấm dày
30mm(tấm ốp phía ngoài),tấm thành đứng dày 30mm,tấm chống lật dày 20mm
+Dầm đỡ xi lanh được chế tạo từ thép tấm dày 30mm
+Dầm chống lật gá xilanh được chế tạo từ tôn dày 30mm.
Các chi tiết này được cắt theo bản vẽ bởi máy cắt nhiệt CNC
21
Các chi tiết gia công xong đều được kiểm tra và chuyển qua bước công nghẹ
-Là phắng chi tiết
Đưa qua máy các nhiều trục như phần nắn thẳng thép
-Phân loại chi tết
Thân máy gồm các chi tiết:
+ 4 trụ
+ 4 thanh dầm
+1 dầm đỡ xilanh
+Bàn máy
-Gia công tinh thân dầm
Dầm được đưa lên bàn gá của máy phay gia công tinh các bề mặt bao quanh của dầm.

Yêu cầu độ chính xác:độ không song song cạnh tỳ vai xilanh thuỷ lực so với cạnh
A<0,05mm
-Gá lắp chi tiết thân máy:
Các chi tiết đều được vát mép 45 ,gia công các dưỡng chính xác để phục vụ gá lắp
Gá thân hộp được thực hiện theo trình tự sau:
+Dùng dưỡng dựng 4 trụ
+Lấy dưỡng dựng các thanh dầm
+Lắp bàn máy
*Kiểm tra độ song song của 2 thành bên đạt giá trị dung sai <3mm.
*Kiểm tra độ vuông góc của 2 thành đứng với tấm ốp đạt dung sai cho phép <2mm
Hàn đính gá các các chi tiết với nhau
Dùng đồ gá gông chắc chắn lại, thử định vị thân hộp chước khi chuyển qua bước hàn.
Dụng cụ kiểm tra:
*Êke vuông góc
*Dưỡng kiểm tra
22
-Hàn các chi tiết thân máy
Vì thép tấm có bề dày lớn,mối hàn lớn nên lượng nhiệt lớn khi hàn một lần đạt chiều cao
mối hàn.
Để tránh biến dạng do nhiệt chúng ta hàn từ từ,từng lớp,hàn cách đoạn,hàn đối xứng các
mối hàn.
Sau khi hàn xong lớp thứ nhất tiến hành công tác kiểm tra kích thước nếu có hiện tượng
bién dạng thì phải sử lý bằng hàn để chống biến dạng.Kiểm tra mối hàn để laoij bỏ
khuyết tật.Hàn xong một lớp phía dưới ta cẩu lật để hàn các đường hàn giữa các tấm ốp
phía ngoài.Các bước tiếp theo cẩu lật lại để hàn đến khi đủ chiều cao mối hàn.Khử ứng
suất dư bằng nhiệt sau đó kiểm tra mối hàn bằng siêu âm hoặc chụp X-Ray
-Sơn hoàn thiện:
Chà chải vệ sinh toàn bộ mối hàn,những chỗ sơn cháy,dung khí thổi sạch rồi sơn hai
nước sơn màu.
∗Kiểm tra đạt yêu cầu cho chuyển bước công nghệ.

-Vận chuyển về vị trí tập kết để lắp ghép.
3.2.Lắp ráp hệ thống thuỷ lực
Hệ thống thuỷ lực của máy như sơ đồ
sau:
23
3.3.Lắp bộ chày cối của máy chấn thuỷ lực
Sau khi lắp hoàn thiện máy chúng ta tiến hành lắp ráp bộ chày cối và thử máy.
Trong quá trình lắp ráp chúng ta đề tiến hành như sau:dùngphalang cẩu bộ chày cối từ vị
trí bảo quản nên bàn máy, đặt cối xuống bàn máy trước sau đó đặt chày nên, dung căn kê
cẩn thận sau đó hạ dầu ép của xilanh xuống, lắp chày vào khớp nối trung gian sau đó
dung cale trong xiết chặt các bu long vào khớp nối trung gian.
Các công việc hoàn thành, yêu cầu vệ sinh toàn bộ máy chuẩn bị máy sẵn sang để
thực hiện bước tiếp theo- thử máy.
3.4Quy trình kiểm tra
3.4.1Kiểm tra thiết bị
Dựa vào yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ và kế mà lựa chọn thiết bị kiểm tra cho phù
hợp với từng chi tiết, cụm chi tiết và kiểm tra tổng thể như: thước lá, thước cặp,Panme…
Nếu chi tiết gia công, lắp đặt đạt các yêu cầu thì mới được chuyển bước công nghệ.
3.4.2Kiểm tra làm sạch bề mặt, phun sương
Làm sạch bề mặt thép nhằm loại trừ oxit sắt và các tạp chất bẩn khác nhau trên bè
mặt vật liệu. Tùy thuộc vào cấu trúc của lớp Oxit sắt và các chất bẩn khác nha trên bề mặt
vật liệu mà chọn các phương pháp đánh sạch. ở đây ta dung phương pháp cơ giới là phun
hạt mài.
Tiêu chuẩn độ sạch: SA2,5
24
Tiêu chuẩn kiểm tra độ dày lớp phun phủ: 15÷25µ
Kiểm tra cắt phôi
Dộ mấp mô bề mặt tôn sau khi xử lý cong vênh ≤ 6mm/n
3.4.3. kiểm tra cắt phôi
Sai số cho phép :± 2mm

Sau khi cắt phôi các chi tiết phải được mài sạch ba via
3.4.4. Độ mấp mô bề mặt
Độ mấp mô bề mặt tôn sau khi xử lý cong vênh ≤6mm
3.4.5. Kiểm tra gá, hàn bàn ép và than dầm.
Độ không song song giữa các xương dọc và xương ngang ≤ 3mm.
Độ không mối hàn giữa tấm thành, xương ngang, xương dọc =5mm.
Các mối hàn nối tôm của tấm đậy và của thành đứng đều phải được siêu âm
100%.
Độ mấp mô bề mặt bàn ép sau khi hàn tôn mặt đạy ≤ 5mm/n
Độ không song song giữa 2 thành đứng bàn ép ≤ 2mm/n
Dụng cụ kiểm tra:
Thiết bị kiểm tra mối hàn/; Có thể dung máy siêu âm và máy chụp X-Ray mối hàn, máy
đo khoảng cách điện tử, Nivô điện tử, thước ke vuông góc.
Kiểm tra bề mặt gia công tinh: mặ trên và dưới 2 thành đứng bàn ép.
25

×