Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt độ lên đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.54 KB, 11 trang )

Bài thảo luận: Ô NHIỄM NHIỆT
Nội dung chính:
• Phân tích ô nhiễm nhiệt.
• Ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt độ lên đời song sinh vật
I: Khái niệm ô nhiễm nhiệt độ, Nguồn gây ô nhiễm nhiệt, Ảnh hưởng và Các
biện pháp kiểm soát.
1. Ô Nhiễm Nhiệt là :
Hiện tượng nhiệt từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử và các hệ
thống điều hoà là tác nhân chính làm nóng khí quyển, làm cho bầu không khí bị ô
nhiễm và làm thủng tầng ozon. Bên cạnh các nhà máy điện nguyên tử, nhiệt cũng
làm cho mực nước các dòng sông tăng lên do sự ÔNN, khiến cho hàm lượng oxi
trong nước giảm gây ảnh hưởng đến sự hô hấp của các loài sinh vật sống dưới
nước, làm các phản ứng sinh hoá trong cơ thể sinh vật bị xáo trộn dẫn đến tình
trạng các sinh vật này không phát triển được hoặc bị chết hàng loạt.
2.Nguồn gây ô nhiễm nhiệt có thể kể ra như sau:
Rất nhiều đồ vật có thể phát nhiệt. Chẳng hạn như đèn điện sáng thì bóng đèn
ống hay đèn tròn sẽ phát nhiệt. Khi gia đình sử dụng các thiết bị điện cũng phát ra
nhiệt …do những vật đó phát ra nhiệt lượng không tốn lắm, thường không ảnh
hưởng lớn đến môi trường. Thế nhưng, nguồn nhiệt phế thải của những nha máy
lớn khi thải vào nước hay khí quyển thì nhiệt trở thành nguồn ô nhiễm. Ta thử lấy
một nha máy nhiệt điện làm thí dụ. Nhiệt do nó đốt nhiên liệu để sinh ra điện ước
chỉ có khoảng 1/3 chuyển hoá thành điện, còn 2/3 biến thành nhiệt phế thải, thải ra
ngoài nước và không khí dưới dạng nước nóng và khí nóng. Nhiệt phế thải của các
nhàmáy điện hạt nhân, thường lớn hơn nhà máy nhiệt điện khoảng 50%. Nước thải
nhiệt điện cao của các nhà máy động lực lớn đó thải xuống sông suối, hồ ao và
biển cả, có lúc làm cho nhiệt độ nước tăng cao lên mấy độ đến mấy chục độ
c(xenxiúyt).
Chẳng hạn như nhà máy nhiệt điện một trăm ngàn kilôóat, mỗi giây sản xuất
7 tấn nước nóng, có thể làm cho nước xung quanh tăng lên 6 – 80c.
+ Thiên nhiên: Trái đất nóng lên là do sự nung nóng của Mặt trời, bên cạnh đó núi
lửa phun trào, cháy rừng tự nhiên nhưng các nguồn này đã tự cân bằng nhiệt cho


môi trường.
+ Các hoạt động đốt nhiên liệu của con người: con người đốt nhiên liệu thải nhiệt
vào môi trường gây hiệu ứng nhà kính, làm mất cân bằng nhiệt, làm vượt quá khả
năng thích nghi của các cơ thể sống, làm đảo lộn các chu trình trong tự nhiên.
+ Quá trình đô thị hóa: tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh ở mọi nơi trên thế
giới, đồng thời quá tình này là sự giảm diện tích cây xanh và sông hồ thay vào đó
là các công trình với những bề mặt bê tông, xi măng, gây bức xạ Mặt trời rất lớn,
tạo không khí rất oi bức cho những ngày hè, chất lượng môi trường sống bị suy
giảm đáng kể.
+ Đối với các công trình nhà ở: do thiết kế kiến trúc chưa hợp lý, nhiều công trình
không có khả năng thải nhiệt, chưa có biện pháp thông thoáng hợp lý, trong sản
xuất còn sử dụng nhiều công nghệ sinh nhiệt nên lượng nhiệt thải ra vượt quá
nhiều lần trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể với môi trường.
3.Ảnh hưởng:
Hôm qua (29/8), ông Lê Vân Trình, Viện Bảo hộ lao động, cho biết, kết quả khảo
sát, điều tra tại 114 cơ sở sản xuất ở 20 khu công nghiệp của các địa phương cho
thấy, mức độ ô nhiễm nhiệt nhìn chung khá nghiêm trọng.
Hầu hết nhà xưởng đều bị ô nhiễm, nhiều cơ sở không có hệ thống chống nóng, hút
bụi hơi khí độc Ngoài ra, liên tục trong 3 năm gần đây ở các khu công nghiệp,
sau giờ làm việc chỉ có 5,57% số người lao động cảm thấy sức khoẻ tốt, 27,5%
bình thường, 62,5% cảm thấy mệt và 4,13% cảm thấy rất mệt.
Ô nhiễm nhiệt có thể làm cho nước sông suối, hồ ao và biển tăng lên làm cho
môi trường sinh thái ở đấy có sự thay đổi. Mỗi khi nhiệt độ nước tăng cao hơn
phạm vi thích ứng của các sinh vật ở trong nước sẽ làm ảnh hưởng tới sự sống
bình thường, sự phát dục và sự sinh soi nảy nở, thậm chí còn làm cho chúng bị
chết.
Chẳng hạn cá ngừ khi nhiệt độ 240c sẽ bị chết. Cá chép khi nhiệt độ nước
350c thì toi mạng. Trứng cá còn sợ nước nóng hơn cả cá. Ví dụ như, chỉ cần nhiệt
độ nước cao hơn bình thường là 30c thì trứng đã bị hỏng. Chẳng hạn như nhà máy
điện ở sông vọng ngu, giang tô và hà võng đã từng xảy ra sự vịêc thải nước thải

nóng làm cho cá và loài trai quý chết hàng loạt. Oâ nhiễm nhiệt còn làm cho nước
thiếu dưỡng khí, làm cho các loài tảo và vi sinh vật phát triển mạnh, làm cho
dưỡng khí trong nước không đủ, cá chết hàng loạt. Năm 1971, ở mỹ do nước bị ô
nhiễm đã chết 73 triệu 700 ngàn con, nguyên nhân cá chết là vì dưỡng khí ở trong
nước không đủ.
Ô nhiễm nhiệt làm phá hoại môi trường sinh thái ở trong nước. Thông thường
các chất hữu cơ trong nước ngọt phải ở dưới nhiệt độ 320c mới giữ được kết cấu
nòi giống và bầy đàn. Nếu vượt quá giới hạn đó, nòi giống và bầy đàn sẽ mất đi
nhiều lọai hữu cơ điển hình. Ta hãy lấy loại tảo làm ví dụ. Một loại tảo cụ thể nào
đó chiếm được ưu thế do điều kiện nhiệt độ quyết định. Khi nhịêt độ 20 – 250c
loài tảo cát chiếu ưu thế, 30 – 350c loài tảo lục chiếm ưu thế, 350c tảo lam chiếm
ưu thế.
Nước sông bị ô nhiễm nhiệt, thường thường phát triển tảo lam mạnh nhất, mà
loại tảo lam làloại thức ăn kém nhất trong sinh vật thuỷ sinh, thậm chí còn có hại
đối với một số loài cá. Loài tảo lam còn là nguyên nhân quan trọng gây nên nước
có mùi. Nhiệt độ nước tăng cao còn ảnh hưởng tới số lượng và phân bổ loại sinh
vật sống ở đáy.
Ô nhiễm nhiệt còn sự nguy hại đối với sinh vật thuỷ sinh, nhiệt thải vào trong
khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ khí quyển tăng cao, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
của các loài thực vật ở xung quanh. Nhiệt độ ở trong các xưởng máy tăng lên sẽ
làm giảm thấp hiệu suất công tác. Thậm chí còn làm cho con người ngất xỉu và
trúng nắng.
Ô nhiễm nhiệt đã làm cho các nhà bảo vệ môi trường ở trong và ngoài nước
quan tâm nhiều. Mấy năm gần đây trong và ngoài nước đã ứng dụng kỹ thuật cảm
ứng từ xa bằng hồng ngoại của ngành hàng không để giám sát vịêc ô nhiễm nhiệt;
đã thu được kết quả khả quan. Các chuyên gia đã có nhận thức chung: là phải biến
cái phế thải thành vật quý giá, sử dụng nguồn nhiệt phế thải để tạo ra hạnh phúc
cho con người, mới là cơ bản để chữa trị cơ bản ô nhiễm nhiệt
Để phát triển mỗi một sinh vật phát triển trong một khoảng nhiệt độ nhất định.
Ngoài khoảng nhiệt độ đó ra vi sinh vật sẽ bị hạn chế sự phát triển. Trong nhiều tài

liệu cho thấy rằng nhiều vi sinh vật có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ dài
-180 - 1400C
+ Sự nóng lên của Trái đất nói chung sẽ làm mất trạng thái cân bằng nhiệt của
nhiều HST trên TĐ, giảm khả năng sinh trưởng của HST, làm cho HST mất cân
bằng. Nhiệt độ tăng cao: băng ở các cực sẽ tan ra Thu hẹp diện tích lục địa; chu
trình hạn hán, lụt lội tăng nước biển dâng cao
ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều nước.
+ Trong quá trình hoạt động sản xuất, nếu nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng nhiều
đến năng suất và chất lượng sản phẩm
+ Đối với các công trình nhà cửa, nếu chế độ nhiệt không thích hợp sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe của con người, làm giảm năng suất lao động một cách đáng
kể.
+ Nhiệt độ nước tăng sẽ làm tăng các phản ứng hóa học trong nước, tăng tỉ lệ muối
hòa tan trong nước, làm kim loại han rỉ mạnh hơn. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn,
vi trùng, nấm gây bệnh phát triển rất nhanh.v.v.
4.Biện pháp kiểm soát:
+ Để tránh sự nóng lên của Trái đất cần phải tránh hiện tượng hiệu ứng nhà kính
xảy ra, mà biện pháp chủ yếu là hạn chế lượng CO2 thải vào khí quyển.
+ Trồng cây xanh, bảo vệ rừng,
+ Trong các khu đô thị và dân cư cần tăng diện tích ao hồ,
+ Đối với các công trình nhà ở và sản xuất cần phải có biện pháp thông thoáng hợp
lý, chọn được hướng gió tốt hoặc phải có biện pháp làm mát nhân tạo cho công
trình.
+ Lượng nhiệt thải ra trong quá trình sản xuất cần phải có biện pháp khử nhiệt
trước khi thải hoặc thu hồi tận dụng nhiệt phục vụ cho các mục đích khác.v.v.
. Tuỳ theo mức độ chịu nhiệt của chúng mà người ta có một số khái niệm như sau:
- Nhiệt độ tối ưu: Là nhiệt độ ở đó vi sinh vật phát triển thuận lợi nhất.
- Nhiệt độ cao nhất: Là mức độ nhiệt độ giới hạn tối đa. Ở đó vi sinh vật vẫn phát
triển nhưng hết sức chạm và yếu. Nếu quá giới hạn đó thì vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt.
- Nhiệt độ thấp nhất: là mức độ nhiệt độ thấp mà vi sinh vật vẫn tồn tại, phát triển

rất yếu. Nếu quá mức độ đó vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt. Phần lớn vi sinh vật gây
bệnh phát triển tốt ở nhiệt độ 35 - 370C. Một số nấm men và nấm mốc nuôi cấy
trong phòng thí nghiệm phát triển tốt ở 26 - 320C.
Nhiệt độ thường gây cho vi sinh vật những chiều hướng sau. Đối với nhiệt độ thấp
thường không gây chết vi sinh vật ngay mà nó tác động lên khả năng chuyển
hoá các hợp chất, làm ức chế hoạt động của các hệ enzym, làm thay đổi khả năng
trao đổi chất của chúng, vì thế làm vi sinh vật mất khả năng phát triển và
sinh sản. Nhiều trường hợp vi sinh vật sẽ bị chết. Khả năng gây chết của
chúng hết sức từ từ chứ không xảy ra đột ngột như ở nhiệt độ cao. Dựa vào đặc
tính này mà người ta tiến hành cất giữ thực phẩm ở nhiệt độ thấp, bảo quản giống
vi sinh vật ở nhiệt độ thấp.
Đối với nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao thường gây chết vi sinh vật một cách nhanh
chóng. Đa số vi sinh vật bị chết ở 60 - 800C. Một số khá chết ở nhiệt độ cao hơn.
Đặc biệt bào tử có khả năng tồn tại ở nhiệt độ > 1000C. Nhiệt độ cao thường gây
biến tính protit, làm hệ enzym lập tức không hoạt động được, vi sinh vật dễ dàng bị
tiêu diệt.
- Lợi dụng đặc điểm này, người ta tiến hành những phương pháo sấy khô thực
phẩm, phương pháp thanh trùng. Như thanh trùng Pasteur, tiệt trùng Tindal, v.v
Theo quan hệ của vi sinh vật đối với nhiệt độ người ta chia ra làm những nhóm
khác nhau như sau:
Nhóm ưa lạnh: Bao gồm những vi sinh vật có khả năng phát triển ở nhiệt độ lạnh.
Đa số những vi sinh vật đã phát triển trong điều kiện lạnh, nhờ quá trình tiến hoá
của chúng mà các vi sinh vật quen với điều kiện lạnh rồi. Thí dụ như vi khuẩn phát
sáng, vi khuẩn sống trong đầm hồ lạnh. Nhiệt độ tối ưu cho chúng phát triển là 15 -
200C. Nhiệt độ cao nhất cho chúng tồn tại là 30 - 350C, và nhiệt độ thấp
nhất của chúng là 00C có khi là -60C. Một số nấm mốc có khả năng tồn tại ở
-110C.
Nhóm vi sinh vật ưa ấm: Phát triển ở nhiệt độ trung bình. Thuộc nhóm
này thường thấy những vi khuẩn gây bẩn, vi khuẩn gây bệnh. Nhiệt độ tối ưu cho
chúng phát triển là 25 - 360C. Tối thiểu là 100C và tối đa là 43 - 500C.

Nhóm vi sinh vật ưa nóng: Thường phát triển ở nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ
tối ưu cho chúng phát triển là 50 - 600C. Tối thiểu là 350C và tối đa là 800C.
Thuộc nhóm này gồm có những vi sinh vật phát triển ở đường tiêu hoá động vật,
phát triển trên bề mặt đất luôn có ánh sáng mặt trời, trong nguồn nước luôn luôn
nóng.
Bảng 2.13. Phân loại vi sinh vật theo ảnh hưởng của nhiệt độ
TT Nhóm vi sinh vật Nhiệt độ tối
thiểu
Nhiệt độ tối
ưu
Nhiệt độ tối
đa
1 Ưa nóng 40 - 450C 55 - 750C 60 - 700C
2 Ưa ấm 5 -15 30 - 40 40 - 47
3 Ưa lạnh
3.1 Ưa lạnh bắt buộc (-5) ¸ 5 12 -15 15 - 20
3.2 Ưa lạnh không bắt
buộc
(-5) ¸ 5 25 ¸30 30 ¸ 35
Theo giáo trình Vi sinh vật
Vì sao nói con người cũng là một nguồn ô nhiễm?
Con người sống trên Trái đất chủ yếu sử dụng không khí, nước và thực phẩm để
nuôi dưỡng cơ thể. Mỗi người lớn một ngày hít vào 100 lít không khí và thở ra
lượng khí cacbonic cũng nhiều như vậy. Khí cacbonic là khí thải, tụ lại nhiều một
chỗ sẽ làm vẩn đục không khí trong phòng, gây khó chịu. Nếu buổi tối đi ngủ đóng
kín cửa phòng, khí cacbonic sẽ vẩn đục khắp phòng. Bởi vậy buổi sáng ngủ dậy
phải mở cửa để không khí lưu thông, phòng ở mới sạch.
Khi người ta ăn các thức ăc để bổ sung dinh dưỡng, sẽ thải ra cặn bã. Chất cặn bã
(phân và nước tiểu) xuất hiện ở môi trường sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ
gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khoẻ con người (như gây bệnh giun sán).

Trong quá trình thay đổi tế bào trong cơ thể con người thường toả ra nhiệt lượng và
mùi vị. Mùi vị của cơ thể mỗi người khác nhau, trong đó có một mùi rất nặng kích
thích hệ thần kinh khứu giác, đó là mùi hôi nách. Ðây cũng là một nguồn ô nhiễm
của cơ thể con người.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cơ thể con người luôn luôn toả nhiệt để điều tiết cân
bằng nhiệt độ cơ thể. Nhiệt lượng này toả ra môi trường xung quanh nên chúng ta
không thấy ảnh hưởng xấu của hiện tượng này. Ví dụ trong một toa xe đóng kín
cửa chật ních người, nhiệt độ sẽ cao dần và những người bên trong sẽ cảm thấy
khó chịu, vì nhiệt lượng toả ra từ cơ thể người đã làm tăng nhiệt độ trong xe.
Cơ thể chúng ta là một nguồn ô nhiễm. Nêu vấn đề này ra có thể có một số người
chưa nhận thức được. Nhưng chúng ta sẽ phát hiện ra điều này khi tập trung một số
đông người trong một môi trường nhỏ hẹp. Bởi vậy, chúng ta không những cần
phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp mà còn cần phòng ngừa cơ thể gây ô nhiễm, ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khoẻ chúng ta.
1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật.
- Động vật biến nhiệt. Tốc độ phát triển và số thế hệ trong một năm phụ thuộc vào
nhiệt độ. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới một mức nào đó thì động vật không phát
triển được. Nhưng trên nhiệt độ đó sự trao đổi chất của cơ thể được hồi phục và bắt
đầu phát triển. Người ta gọi ngưỡng nhiệt phát triển (hay nhiệt độ thềm phát triển)
là nhiệt độ mà ở dưới nhiệt độ này tốc độ phát triển của cơ thể là 0.
Bằng các thực nghiêm mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian phát triển của động
vật biến nhiệt được thể hiện bằng công thức sau:
T = (x-k)n
Trong đó: T là tổng nhiệt ngày; x: nhiệt độ môi trường; k: nhiệt độ ngưỡng của sự
phát triển mà bắt đầu từ đó sự phát triển mới xảy ra; n: thời gian cần để hoàn thành
một giai đoạn hay cả đời sống của sinh vật; (x-k): nhiệt độ phát triển hữu hiệu.
Mỗi một loài động vật có một ngưỡng nhiệt nhất định. Ví dụ ngưỡng nhiệt phát
triển của sâu khoang cổ (Prodenia litura) phá hại rau cải, su hào, bông lạc là 100C,
của cóc (Bufo lentigirnosus) là 60C.
Biết được tổng nhiệt hữu hiệu của một thế hệ và nhiệt độ nơi loài đó sống ta có thể

tính được số thế hệ trung bình của nó trong một năm.
Nhìn chung các loài động vật ở vùng nhiệt đới có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
và có số thế hệ hằng năm nhiều hơn so với những loài có quan hệ họ hàng gần gũi
với chúng ở vùng ôn đới.
Ở động vật đẳng nhiệt. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của động vật nội
nhiệt phức tạp hơn nhiều so với động vật biến nhiệt. Nhiệt độ thấp tuy làm chậm sự
tăng trưởng, nên sự trưởng thành sinh dục cũng bị chậm lại và vì thế kích thước cơ
thể của con vật tăng lên. Chuột nhắt và chuột cống sống trong tủ lạnh thí nghiệm
có kích thước lớn hơn ở trong nhà hay ngoài đồng và có cường độ sinh sản cao, cụ
thể trong tủ lạnh ở nhiệt đô -50C, chuột cống (Rattus novegicus) có kích thước lớn
hơn (chiều dài trung bình 219mm), nặng hơn (333g) và có tốc độ sinh sản cao hơn
(trung bình số phôi ở cá thể cái là 8,5). Còn chuột cống trong điều kiện nhiệt độ 10
- 150C có chiều dài trung bình 214mm, nặng 262g và số phôi trung bình ở cá thể
cái là 8,1.
Khi nhiệt độ môi trường lên quá cao hoặc xuống quá thấp sẽ gây trạng thái ngủ hè,
ngủ đông. Các động vật biến nhiệt tiến hành ngủ hè khi nhiệt độ môi trường quá
cao và độ ẩm xuống thấp, phổ biến ở một số côn trùng và thú. Trạng thái ngủ đông
xuất hiện khi nhiệt độ của môi trường hạ thấp tương đối, đình chỉ sự phát triển của
động vật biến nhiệt. Nhiệt độ ngủ đông của một số loài động vật nhiệt đới tương
đối cao, ví dụ như mọt bông là 130C. Sự ngủ đông có thể xảy ra ở tất cả các cá thể
và các giai đoạn phát triển cá thể, phổ biến ở chồn sóc, sóc bay, gấu
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh sản của động vật
Sự sinh sản của nhiều loài động vật chỉ tiến hành trong một phạm vi nhiệt độ thích
hợp nhất định. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp (cao hoặc thấp) so với
nhiệt độ cần thiết sẽ làm giảm cường độ sinh sản hoặc làm cho quá trình sinh sản
đình trệ, là vì nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh
sản. Nhiệt độ môi trường lạnh quá hoặc nóng quá có thể làm giảm quá trình sinh
tinh và sinh trứng ở động vật.
Ví dụ : cá chép chỉ đẻ khi nhiệt độ nước không thấp hơn 150C.
Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở

nhiệt độ 180C, khi nhiệt độ tăng quá 300C mức sinh sản giảm xuống thậm chí
dừng hẳn lại.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phân bố và sự thích nghi của động vật. Trong tự
nhiên có nhiều loài động vật sống được trong một biên độ nhiệt rộng tức là có khả
năng chịu đựng được sự thay đổi lớn về nhiệt theo chu kỳ ngày, mùa là những loài
động vật chịu nhiệt rộng. Ví dụ như nhuyển thể chân bụng (Hydrobia aponensis),
hay ruồi nhà (Muca domestica), phân bố hầu như khắp thế giới và đến độ cao
2.200m. Các loài động vật chịu nhiệt rộng chủ yếu là các loài động vật có xương
sống đẳng nhiệt. Chẳng hạn như hổ có thể sống được cả những vùng Sibiri lạnh
lẽo, cũng như vùng nhiệt đới nóng bức Ấn Độ, Mã Lai, Việt Nam
Ngược lại cũng có nhiều loài động vật chỉ phân bố hay chỉ sống được ở những
vùng nhiệt đới hoặc trong nước và nơi mà sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
đêm, giữa các mùa không lớn. Đó là những loài động vật chịu nhiệt hẹp hay là
những loài động vật hẹp nhiệt. Ví dụ như cá hồi (Salmo) chỉ chịu được nhiệt độ 18
- 200C. Nhiều loài động vật không xương sống ở biển là các động vật hẹp nhiệt.
3. Sự thích nghi của động vật với nhiệt độ
Để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, ở động vật có những hình
thức điều hòa nhiệt.
- Sự điều hòa nhiệt hóa học đó là quá trình tăng mức sản ra nhiệt của cơ thể do
tăng quá trình chuyển hóa các chất để đáp ứng lại sự thay đổi nhiệt độ của môi
trường.
- Sự điều hòa nhiệt vật lý đó là sự thay đổi mức tỏa nhiệt, khả năng giữ nhiệt hoặc
ngược lại phát tán nhiệt dư thừa. Sự điều hòa nhiệt vật lý thực hiện nhờ các đặc
điểm về hình thái, giải phẩu của cơ thể như có lông mao, lông vũ, hệ mạch máu,
lớp mở dự trữ dưới da
- Hình thành các tập tính để giữ thăng bằng nhiệt. Trong quá trình sống, động vật
đã hình thành những tập tính giữ cân bằng nhiệt có hiệu quả nhất để thích nghi với
nhiệt độ của môi trường. Các động vật biến nhiệt tìm kiếm những môi trường
thích hợp bằng cách đào hang, xây tổ để tạo ra nơi ở có khí hậu thuận lợi cho
chúng hoặc tránh các điều kiện khắc nghiệt của môi trường như độ chiếu sáng,

nhiệt độ, độ ẩm Hoặc nhờ thay đổi tư thể, động vật có thể làm tăng hoặc giảm
sự đốt nóng cơ thể do bức xạ mặt trời, đó chính là những đặc tính của chúng. Hiện
tượng này gặp rất nhiều ở một số sâu bọ, bò sát, cá Ngoài ra tập tính của một số
loài côn trùng sống thành xã hội như kiến, mối, ong phức tạp hơn. Chúng xây dựng
tổ và có các hoạt động để điều hòa nhiệt trong tổ. Ví dụ như ong, khi nhiệt độ
trong tổ thấp hơn nhiệt độ môi trường ngoài, để cân bằng nhiệt chúng cùng loạt
cùng đập cánh trong một thời gian.
Ở động vật đẳng nhiệt, nhờ sự phát triển và hoàn chỉnh cơ chế điều hòa nhiệt và sự
hình thành trung tâm điều khiển nhiệt ở não bộ và giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định,
ít phụ thuộc vào môi trường ngoài. Đó là đặc điểm tiến hóa của động vật. Ngoài ra,
một đặc điểm thích nghi khá độc đáo để điều hòa nhiệt độ ở động vật đẳng nhiệt là
tập tính tụ hợp lại thành đám.
Ví dụ chim cánh cụt ở vùng gió và bảo tuyết đã biết tập trung lại thành một khối
dày đặc. Những con chim đứng ở vòng ngoài cùng sau một thời gian chịu rét đã
chui vào giữa đám và cả đàn chuyển động chậm chạp vòng quanh, do đó ở ngoài
môi trường nhiệt độ rất thấp nhưng nhiệt độ bên trong đám đông vẫn giữ được
370C. Nhờ sự kết hợp các phương thức điều hòa nhiệt (hóa học, vật lý và tập tính)
mà động vật có khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ ở các vùng trên trái
đất.


×