Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THẢO LUẬN môn QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.57 KB, 23 trang )

THẢO LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Câu 1: Trình bày sự khác biệt giữaKDQT VÀ KD trong nước qua ví dụ cụ
thể, trên cơ sở đó khắc họa chân dung nhà QTKD QT?
A:Ví dụ cụ thể: so sánh sự khác biệt giữa mua bán hang hóa trong nước và
mua bán nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài.
I: Trước hết ta nói tới sự giống nhau của hai hình thức mua bán này.
Nó đều bắt nguồn từ lợi ích kinh doanh mà phương thức kinh doanh đó mang lại
và cùng hướng tới mục tiêu là mua bán trao đổi hàng hóa hướng tới mức lợi nhuận
cao nhất, hàng hóa phong phú và chi phí thấp nhất.
II: Sự khác nhau của 2 phương thức mua bán hàng hóa trong nước và nước
ngoài.
1. Sự khác biệt về tính chất của quan hệ mua bán.
Ngay trong hai thuật ngữ mua bán hàng hóa quốc tế và mua bán hàng hóa trong nư
ớc đã nói lên sự khác biệt cơ bản giữa loại mua bán này. Theo đó, mua
bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế, còn mua bán hàng hóa trong nước có
tính quốc gia. Ở đây ta có thể hiểu đơn giản, mua bán hàng hóa trong nước đó là sự
trao đổi, mua bán chuyển qua lại giữa người tiêu dùng và người cung cấp sản phẩm
trong cùng một quốc gia. Mua bán hàng hóa ở nước ngoài là sự trao đổi, mua bán,
chuyển qua lại giữa các nước với nhau(ít nhất là 2 nước trở lên), có thể theo hình
thức nhập khẩu hay xuất khẩu.
2. Sự khác biệt về chủ thể của quan hệ mua bán.
Theo luật học quốc tế nói chung về mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể của
quan hệ mua bán là các bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu), có
trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Sự xê dịch về tiêu chuẩn chủ thể này
tùy theo đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của từng quốc gia nhất định.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tiêu chuẩn chủ thể của quan hệ mua
bán hàng hóa quốc tế được quy định như sau:
Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu,
tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập
khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc v


ào
ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty
nước ngoài tại Việt Nam:Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt
động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc t
hực
hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của
pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế
mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập…(2).
Đối với quan hệ mua bán hàng hóa trong nước, yêu cầu về chủ thể được
nới lỏng hơn. Đó là: Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1
của Luật Thương mại 2005 và tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến
thương mại. (3)
Hay ta có thể hiểu một cách đơn giản là:
+ Chủ thể của quan hệ mua bán trong nước là người dân trong quốc gia đó, có nhu
cầu mua bán trao đổi hàng hóa được nhà nước cho phép, không thuộc vào hàng
hóa cấm, có khả năng thanh toán và đạt được thỏa thuận của 2 bên về tất cả các
phương diện.
+Chủ thể của quan hệ mua bán nước ngoài là người mua và người bán ở các nước,
các khu vực khác nhau, có nhu cầu về sản phẩm, hàng hóa, cần trao đổi, mua bán,
thỏa mãn luật lệ của nhà nước 2 bên, thỏa mãn các điều kiện hợp đồng, hình thức
thanh toán…
3. Sự khác biệt về hình thức mua bán.
Xét các quy phạm thực chất, các nước đều có những quy định đòi hỏi việc
mua bán hàng hóa quốc tế chỉ hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện nhất định, đó
có thể là hợp đồng được ký kết dưới hình thức văn bản (hoặc các hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương), lời nói, hành vi nhất định.
Pháp luật Việt Nam quy định hình thức của việc mua bán hàng hóa quốc tế
phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương

đương. Trong đó, hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo,
telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật
(4). Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật Việt Nam quy định ngoài việc
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản thì còn p
hải
được đăng ký, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có hiệu lực
(như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài).
Đối với mua bán hàng hóa trong nước, các quy định về hình thức được nới
lỏng hơn, với việc cho phép được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể (trừ một số loại mua bán nhất định). (5).
4. Sự khác biệt về nội dung mua bán.
a. Về đối tượng.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, tùy theo quan điểm của từng quốc gia khác
nhau mà tiêu chí hàng hóa có thể có sự khác biệt nhất định. Theo pháp luật Việt
Nam, hàng hóa chỉ có thể là tài sản di chuyển, hàng hoá phục vụ nhu cầu của cá
nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật,
thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ (6). Còn đối với mua bán
hàng hóa nướcngoài, tiêu chuẩn được coi là hàng hóa rộng hơn, đó là tất cả các
loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và những vật gắn liền
với đất đai (7).
b. Về đồng tiền thanh toán.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, tiền dùng trong thanh toán có thể do các
bên tự thỏa thuận. Nếu có hạn chế thì mức độ hạn chế tương đối ít hơn so với mua
bán hàng hóa trong nước.
Đối với mua bán hàng hóa trong nước, thì trừ một số
trường hợp nhất định, tiền dùng trong thanh toán chỉ có thể là Việt Nam đồng (8).
c. Về ngôn ngữ.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, ngôn ngữ dùng trong giao dịch do các bên
tự thỏa thuận, nhưng thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần
lớn là được ký bằng tiếng Anh.

Còn đối với mua bán hàng hóa trong nước, ngôn
ngữ dùng trong giao dịch phần lớn là do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên hiện nay
pháp luật Việt Nam đang dần hướng các bên sử dụng tiếng Việt trong hợp đồng,
ví dụ như hợp đồng chuyển giao công nghệ.
d. Về cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, tranh chấp phát sinh từ việc mua bán hàng
hóa quốc tế có thể là toà án, trọng tài nước ngoài hoặc tòa án trong nước tùy theo
sự thỏa thuận của các bên khi giao dịch.
Còn đối với mua bán hàng hóa trong
nước, cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ có thể là tòa án trong nước.
e. Về luật điều chỉnh quan hệ mua bán.
Trong quan hệ mua bán quốc tế, luật điều chỉnh rất đa dạng nó có thể là luật
của quốc gia các bên tham gia, luật của một nước thứ ba, điều ước quốc t
ế về
thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (nếu có thể)
.
Còn đối với mua bán hàng hóa trong nước thì luật điều chỉnh quan hệ mua bán chỉ
có thể là các quy phạm cụ thể được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật d
o
Nhà nước ban hành điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa trong nước.
II. Chân dung nhà quản trị kinh doanh quốc tế
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản trị tài năng trong đám
đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản trị tài năng
chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như
được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự
khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng
phấn khi chiến thắng.
Nhưng một nhà quản trị kinh doanh quốc tế cần phải có các tố chất khác. Họ phải
có tầm nhìn xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng. Họ
phải là nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi. Họ là người dám mơ ước và

dám trở nên khác biệt. Họ sẵn sàng chấp nhận thất bại…
Quản trị là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các
nguồn lực khác. Quản trị được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục
tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Trước tiên, nhà
quản trị kinh doanh nói chung và nhà quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng phải có
một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về
marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu
cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở
thành một nhà quản trị tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết. Sau đây là
một số kỹ năng quan trọng mà một nhà lãnh đạo tương cần phải có:
• Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản tri.
Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và
con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc
đến vai trò của người quản trị vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Nhà quả
trị cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách
năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn
đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo
giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực
của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá
trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
• Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản trị là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của
công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản trị ảnh
hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ
đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để
đảm bảo cho nhà quản trị có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ
nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn
thành, nhà quản trị phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để
tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản trị sẽ cần
đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết
định trong quyền hạn của mình.

• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua
các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm
giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản trị giỏi sẽ tiến hành quá trình
này một cách khoé léo và hiệu quả.
• Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối
quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp
bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn
ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày
nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp
tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã
từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo
hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ
thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và
sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế
là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ
không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ
nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở
thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và
chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc
rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp
lý.
Nếu bạn là một nhà quản trị và bạn nhận ra là mình không có đầy đủ các kỹ năng
cần thiết trên thì cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những chuyên gia
cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí của mình thay đổi từ một nhà lãnh đạo
thành một người học việc. Tóm lại, để trở thành nhà quản trị kinh doanh quốc tế ,
chúng ta cần xác định được công việc của một người quản trị phải làm để đạt được
các mục tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân.
Phẩm chất cần có của nhà quản trị kinh doanh quốc tế.
Tầm nhìn xa

Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường
như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời
khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của
mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó.
Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết
phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm
chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ
thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh
nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và
thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải
quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ
bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
Sự tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường,
sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng
trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến
thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có
những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi
điều đó từ những người khác.
Tính kiên định
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết
định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan
cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải
trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
Biết chấp nhận mạo hiểm
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên,
nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng
liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?

Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản
tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá
khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn
bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
Sự kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó.
Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu
nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
Sự quả quyết
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan
trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những
quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai
lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh
đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân
viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không? Là
một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để
quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn
đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình
bạn.
Khả năng thích nghi
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại
khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức
thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những
kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc
của mình.
CÂU 2: Nếu là nhà hoạch định chiến lược XNK của doanh nghiệp trong năm

5 tới bạn sẽ quan tâm tới những lĩnh vực và mặt hàng gì? Hãy giải thích qua
ví dụ thực tế trong những năm vừa qua, đồng thời đưa ra phương thức kinh
doanh được lựa chọn.
a) Nếu là nhà hoạch định chiến lược XNK của doanh nghiệp trong 5 năm
tới:
Tôi sẽ quan tâm tới lĩnh vực nông sản. Một trong những mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam phải nói đến là cà phê. Sản lượng xuất khẩu cà phê của
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil, tuy nhiên 6 tháng qua xuất khẩu café
của nước ta đã cao hơn 13,6% so với của Brazil. Mặt khác, cà phê trở thành mặt
hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau gạo, khối lượng xuất khẩu
tăng với tốc độ khá nhanh, là một trong những mặt hàng chủ lực của cả nước. Sự
phát triển của ngành cà phê đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế. Nó mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn, tạo vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm
và thu nhập cho người lao động, góp phần vào quá trình phủ xanh đất trồng, đồi
trọc, chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng. Và đó là lý do café là sự lựa chọn thông
minh của các nhà hoạch đinh chiến lược.
b) Giải thích
Theo báo cáo thống kê tháng 6 năm 2012 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất
khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 6 lên tới 9.580.000 bao, tăng 5,2% so với
9.110.000 bao xuất khẩu trong tháng sáu năm 2011. (bao=60kg).
Riêng xuất khẩu toàn cầu trong 9 tháng đầu niên vụ cà phê 2011/12 (tháng
10/2011 đến tháng 6/2012) đã giảm 0,3% xuống 81.160.000 bao so với
81.410.000 bao trong cùng thời kỳ của niên vụ cà phê 2010/2011.
ICO còn cho biết, xuất khẩu trong tháng 6 năm 2012 của Việt Nam đạt 2.075.000
bao, giảm 625.000 bao, tương đương giảm 23,15% so với tháng trước, nhưng vẫn
tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thế giới tháng thứ 5 liên tiếp về xuất khẩu cà phê.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 14.325.000 bao, chiếm vị trí
dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất, nhiều hơn 13,63%
so với quốc gia xuất khẩu chiếm vị trí thứ hai là Brazil đạt 12.606.000 bao.
Theo báo cáo thống kê của ngành Hải Quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong

tháng 6 đạt 140.917 tấn với giá trị kim ngạch 303,51 triệu USD, nâng số lượng
xuất khẩu 6 tháng đầu năm lên 1.048.119 tấn với giá trị kim ngạch 2,2 tỷ USD. Giá
bình quân xuất khẩu trong tháng đạt 2.154 USD/tấn, tăng 2,57 % so với giá bình
quân tháng trước.
Ngành Nông nghiệp dự kiến xuất khẩu tháng 7 ước đạt 160 ngàn tấn, với giá trị
kim ngạch đạt 336 triệu USD. Ước lượng cà phê xuất khẩu 7 tháng đạt 1,2 triệu
tấn, kim ngạch 2,5 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng (31,6%) lẫn về
giá trị (25,4%).
Tuy nhiên, cần đáng bàn là lượng cà phê Robusta (cà phê vối) vẫn chiếm tỷ trọng
lớn, nên giá trị thu về rất thấp; còn lượng cà phê Arabica (cà phê chè) có giá trị cao
nhưng xuất khẩu vẫn khiêm tốn.
Trong khi đó, khoảng cách chênh lệch giá giữa cà phê chè và cà phê vối ngày càng
tăng: từ mức 880USD/tấn năm 2009, đến năm 2011 mức chênh lệch đã tăng hơn
gấp đôi.
Theo số liệu của Vicofa, trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, sản lượng xuất
khẩu cà phê Arabica của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới đã tăng lên
đáng kể, từ 24 nghìn tấn năm 2009 lên 41 nghìn tấn năm 2010 và đạt 50 nghìn tấn
vào năm 2011. Cùng với đó giá xuất khẩu đã tăng lên gấp đôi, từ 2.313 USD/tấn
năm 2009 lên đến 4.261 USD/tấn năm 2011. Đồng thời mức giá chênh lệch giữa cà
phê Arabica và cà phê Robusta ngày càng tăng. Năm 2011, giá xuất khẩu của
Arabica là 4.261 USD/tấn, trong khi của Robusta là 2.099 USD/tấn.
Sản phẩm cà phê chè Việt Nam ngày càng được các nhà nhập khẩu trên thế giới
đánh giá khá cao về chất lượng, ngay cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ,
Đức, Nhật Bản và Bỉ.
c) Phương thức kinh doanh được lựa chọn.
Có rất nhiều phương thức kinh doanh được đề ra, tùy theo quy mô sản xuất, thực
trạng tài chính…của doanh nghiệp để lựa chọn các phương thức tối ưu. Ở đây ta có
thể kể đến một số phương thức kinh doanh như: đa dạng hóa sản phẩm; nghiên cứu
thông tin, mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập
khẩu; thay đổi phương thức kinh doanh hiện tại….

Với phương thức kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp cần có kế
hoạch thu mua và dự trữ hợp lý để thiết lập mối quan hệ với các nhà chế biến café.
Đảm bảo được 2 yếu tố này công ty hoàn toàn có khả năng xây dựng và duy trì mối
quan hệ với các hang chế biến khác. Điều đó giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận
giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Về lâu dài
khi uy tín và năng lực kinh doanh tăng lên công ty hoàn toàn có thể liên doanh với
nước ngoài trong khâu chế biến café để xuất khẩu. Đối với sản phẩm café nhân
trong thời gian tới cần đảm bảo tốt chất lượng để đảm bảo giá café cao. Đối với
sản phẩm café tiêu dùng: café hòa tan và café 3 in 1 của công ty cần có chiến lược
định vị cho sản phẩm rõ rang từ đó xác định thị trường tiêu thụ.
Với phương thức kinh doanh nghiên cứu thông tin, mở rộng thị trường xuất
khẩu. Khi công ty có nguồn lực tài chính còn hạn chế nên sử dụng phương pháp
nghiên cứu tại bàn để nghiên cứu thị trường. Đây là phương pháp ít tốn kém và
phù hợp với doanh nghiệp. Mặc dù độ tin cậy của phương pháp này không cao
bằng phương phức nghiên cứu tại hiện trường nhưng điều quan trọng là phải xác
định tìm kiếm nguồn thông tin thứ cấp thích hợp và xác định rõ rang các nguồn
thông tin cần thiết, có sự tổng hợp sang lọc.
Với phương hướng nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Doanh
nghiệp cần tạo điều kiện cũng như có chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công
nhân viên xuất nhập khẩu về những nghiệp vụ thiij trường hiện nay vì hoạt động
này chứa nhiều rủi ro. Một thực tế nữa là lâu nay chúng ta giao hang café xuất
khẩu có thói quen dùng phương thức FOB trong ký kết hợp đồng xuất khẩu khi
vận chuyển hang hóa café bằng container. Phương thức này nhà XK phải thanh
toán bằng vận đơn đã xếp hang. Điều kiện FOB hiện không còn phù hợp với vận
tải container, chỉ còn phù hợp với buôn bán hang rời. Vì vậy cần sử dụng điều kiện
FCA thay thế cho điều kiện Fob khi xuất khẩu sẽ dảm bảo lợi ích hơn cho công ty.
Ngoài ra hiện nay, ứng dụng thương mại điện tử vào việc kinh doanh của
doanh nghiệp đã chở lên khá phổ biến và tỏ ra hiệu quả. Do đó, việc ứng dụng
thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cũng
nên được cân nhắc.

Trên đây là một số phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lưu , ngoài
ra cũng còn khá nhiều phương thức khác mà doanh nghiệp có thể nghiên cứu và
tham khảo thêm trên thị trường, để phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Câu 3: Phân tích những rào cản trong TMQT đối với các doanh nghiệp VN
hiện nay thông qua một ví dụ cụ thể.
Hiện nay, xuất nhập khẩu đang được quan tâm và khá được chú ý tại nước ta trong
những năm vừa qua. Và thị trường được quan tâm nhiều nhất là châu âu, do vậy ở
đây ta nghiên cứu đến những rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của EU đối
với các mặt hang xuất khẩu của Việt Nam ở đây ta chú ý tới mặt hang cafe.
I: RÀO CẢN KỸ THUẬT
1. Khái niệm về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) là một
loại hàng
rào phi thuế quan, được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để
ngăn
chặn hàng xuất khẩu. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật như
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất
hàng hóa
phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận
chuyển,
bảo quản hàng hóa Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy trì.
Rào cản
thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp
luật quốc
tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các
quốc gia
và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn
chế
thương mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa các quốc gia và

vùng lãnh
thổ, giữa hàng hóa trong nước hoặc nhập khẩu.
Hàng rào kỹ thuật (hay rào cản kỹ thuật) là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để
bảo vệ
người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước song có
thể gây
trở ngại cho thương mại quốc tế do việc đưa ra những quy định quá mức cần thiết
hoặc
không phù hợp với các định chế của Hiệp định TBT.
II: CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1: Các loại rào cản hữu hình đang được EU áp dụng gồm có:
- Thuế và những chính thuế: các điều kiên để loại trừ hoặc cho phép để được
hưởng thuế ưu đãi; áp dụng các mức thuế xuất nhập khẩu khác nhau.
- Hoàn thuế VAT sau khi xuất khẩu.
- Áp đặt bảng giá tối thiểu theo mùa vụ để tính thuế nhập khẩu.
- Quy định về hạn nghạch nhập khẩu: hạn ngạch thuế quan.
- Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu.
- Áp dụng các loại rào cản kỹ thuật: SPS/TBT, luật thực phẩm, Luật bảo hộ
sức khỏe người tiêu dùng.
- Quy định về nhãn mác
- Quy định về bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu EU, xuất xứ
và chỉ dẫn địa lý.
- Quy định bao bì đóng gói.
- Tiêu chuẩn về môi trường sinh thái và diều kiện lao động.
2:Các loại rào cản vô hình,
- Trợ cấp cho lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài các khoản trợ cấp trực tiếp cho
từng lĩnh vực sản xuất, EU còn hỗ trợ gián tiếp thông qua các trương chình;
+ Các chương trình hỗ trợ đặc biệt, nhằm giúp cho nông dân tự do lựa chọn
loại sản phẩm phù hợp với diễn biến cung cầu thị trường mà vẫn được hưởng
khoản trợ cấp trực tiếp không thay đổi.

+ Các chương trình lương thực thực phẩm cấp miễn phí cho người nghèo, với
số tiền hang năm khoảng 500 triệu Euro.

- Chiến dịch quảng bá sản phẩm trang trại của EU về chất lượng, giá trị dinh
dưỡng và VSTP, phương pháp chế biến, bảo hộ chỉ dẫn xuất xứ, bảo hộ chỉ
dẫn đại lý…
Rào cản áp dụng riêng đối với từng loại sản phẩm cụ thể khác nhau trong đó có
café:
EU là khu vực không trồng café, nhưng lại là thị trường tiêu thụ lớn café và có
nhiều công ty chế biến café với các thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Chính vì vậy
chính sách của EU là khuyến khích nhập khẩu café nguyên liệu và hạn chế nhập
khẩu đối với café chế biến.
Đối với mặt hang café chế biến, EU quy định mức hạn ngạch nhập khẩu và mức
thuế suất thuế nhập khẩu cao gấp nhiều lần so với café nguyên liệu, ngoài ra còn áp
dụng thuế phụ thu, thuế VAT áp dụng đối với từng loại sản phẩm khác nhau và
thực hiện kiểm soát chất lượng, chất độc hại, gây nghiện đối với café hòa tan và
phương pháp sử lý hương vị café chế biến
Ngoài ra còn áp dụng kiểm tra chặt chẽ về dịch bệnh, kiểm soát các chất gây
nghiện và chất độc hại khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các tiêu chí ảnh hưởng
tới môi trường và điều kiện lao động.
3. Rào cản chung
- Thuế GSP, chống bán phá giá.
- Hạn ngạch thuế quan tự quản đối với một số sản phẩm theo mứa thuế ưu đãi
từ 0-4-6%.
- Quy định SPS/TBT theo tiêu chuẩn HACCP.
- Giám sát và kiểm tra chất lượng nhập khẩu.
- Cấp phép nhập khẩu.
- Nhãn mác môi trường.
- Các quy định của các tập đoàn bán lẻ.
4. Các loại rào cản thương mại của Việt Nam

Những thay đổi trong chính sách thương mại của Việt Nam kể từ năm 1986 đã cho
phép các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới, đồng thời cũng
giúp các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường của Việt Nam. Việt
Nam đã và đang thực hiện một cách tích cực những cam kết về tự do hoá thương
mại theo ba hướng chính: (i) mở rộng quyền tham gia hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; (ii) tự do hoá thuế quan và phi thuế
quan; (iii) mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế.
5. Khó khăn đối với Việt Nam.
a) Nguyên nhân gây nên tranh chấp thương mại đối với VN.
Kinh tế VN trong 25 năm qua đã phát triển với nhịp độ cao và bền vững. nhiều
mặt hang xuất khẩu của VN đã có sự bứt phát về số lượng lẫn chất lượng, khiến
nhiều quốc gia “ để mắt” hơn đến hang hóa của VN. Song kinh tế VN đã hội nhập
sâu và rộng với thế giới nên việc hang hóa vấp phải hang rào tự vệ của các nước.
Hội nhập kinh tế, hang rào thuế quan đã và được dỡ bỏ dần, thya vào đó các quốc
gia chỉ còn cách duy nhất là phải dựng lên thật nhiều các kỹ thuật trong thương mại
để bảo hộ sản xuất trong nước.
b) Khó khăn đối với Việt Nam.
Các loại rào cản thương mại sẽ ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Bên cạnh các
rào cản về tiêu chuẩn chất lượng sản phảm, trợ cấp xuất khẩu với các sản phẩm
công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh. Ngoài ra việc
một số nước đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật không ngoài mục đích
là hạn chế nhập khẩu của Việt Nam chở lên lúng túng.
Tại thị trường EU, thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp khi thâm nhập vào
đây là việc công bố xuất xứ hàng hóa. Lý do chính là vì hầu hết các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam như đồ gỗ, dệt may, café…đều phụ thuộc vào nguyên
phụ liệu nhập khẩu. nếu chúng ta không minh bạch trong việc công bố xuất xứ
hàng hóa thì nhiều khả năng sẽ bị vướng vào các vụ kiện tụng. Hậu quả để lại cho
các ngành sản xuất bị kiện là vô cùng lớn và phải mất rất nhiều thời gian mới có
thể phục hồi.
EU là thị trường XK lớn thứ 2 của VN. Nhiều mặt hàng Xk chủ lực chủ lực của

VN đang chịu áp lực lớn từ các rào cản kỹ thuật của thị trường này. Trong các
thách thức mà DN VN gặp phải khi thâm nhập thị trường EU, một trong những
rào cản đáng kể nhất phải tính đến đó là việc công bố xuất xứ hàng hóa XK. Bởi lẽ,
các ngành mũi nhọn trong Xk của nước ta dựa vào nguồn nguyên phụ liệu nhập
khẩu là chủ yếu.
Thách thức lớn nhất của các DNVN là phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thống
nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Trong khi đó, trình độ công nghệ, quản lý
và khả năng tài chính còn hạn chế, Nhiều DNVN khó có thể áp dụng ngay tiêu
chuẩn quốc tế đối với sản phẩm hàng hóa của mình.
Theo đó, DN thiếu thông tin về tiêu chuẩn. chất lượng sản phẩm, đối thủ cạnh
tranh hàng hóa cùng loại, khiến Dn khó có những bước đi thích hợp để tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho hàng hóa của mình, đặc biệt là chất lượng. Môi trường kinh
doanh, pháp lý không ỏn định và năng lực quản lý còn yếu là những thách thức của
DN.
CÒn khá nhiều Dn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của các nước mà họ định đưa
mặt hàng vào, nhưng họ lại không đầu tư cho việc mua thiết bị để thử nghiệp. Kết
quả mang lại không đạt được như ý muốn. Đây là hạn chế lớn, các DNVN cần phải
ý thức để vượt qua.
Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU đều
gặp khó khăn.
Khó khăn thứ nhất đó là thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh
doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trường
EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và
đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một
thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Bởi nếu không thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chuyển từng lô hàng nhỏ
vào để thích ứng với từng vùng, miền, quốc gia hay nhóm tiêu dùng. Như vậy thì
hiệu quả quy mô kinh tế sẽ không cao.
Khó khăn thứ 2 mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải hiện nay đó là thị trường EU
là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ tốt

nhất sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
Và vị vậy không thể doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn,
yêu cầu kỹ thuật này.
Cụ thể, năm 2009, Luật Hoá chất Reach đã có hiệu lực, việc sử dụng bất kỳ hoá
chất nào đều phải đăng ký và nghiên cứu tác động của hoá chất. Tuy doanh nghiệp
Việt Nam không xuất khẩu hoá chất nhưng lại sử dụng hoá chất cho hàng hoá
khác, do vậy doanh nghiệp phải mua hoá chất có nguồn gốc và phải nghiên cứu tác
động nên chi phí gia tăng.
Đồng thời quy định về IUU (chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và
không quản lý) cũng đã được áp dụng từ tháng 6/2009, yêu cầu giấy phép đánh bắt
với các sản phẩm hải sản, tạo thêm thủ tục hành chính cho việc xuất khẩu.
Cùng với việc áp dụng các quy định mới trong năm 2009 vừa qua, Ủy ban Châu
Âu (EC) cũng đẩy mạnh việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm vào nhóm hàng
thuỷ sản, nông sản, mật ong, kiểm tra xuất sứ hàng Việt Nam, điều tra gian lận
thương mại
EU hiện tại vẫn đang cố gắng duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc
tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh vào đây cũng có thể đưa đến những hậu quả
không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Đây
cũng là một trong những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam bởi doanh nghiệp
vừa phải tìm cách tăng cường xâm nhập thị trường và vừa phải tính ở mức độ thế
nào để không phải là đối tượng của các biện pháp bảo hộ.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009, chủ nghĩa bảo hộ càng gia
tăng tại EU. Hiện tại, một số sản phẩm của Việt Nam như giày mũ da, xe đạp, chốt
cài inox vẫn bị áp thuế chống bán phá giá cao trên thị trường châu Âu.
Tháng 12/2009, trước sức ép bảo hộ sản xuất nội khối, EC đã công bố gia hạn thuế
chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam với mức thuế 10% trong vòng 15
tháng kể từ tháng 1/2010
EU là thị trường xuất khẩu mục tiêu không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều
nước khác.
Năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, khi nhu cầu tiêu thụ giảm,

nhưng nhiều nước lại chọn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu để vượt qua khủng
hoảng khiến cạnh tranh tại EU ngày càng gay gắt, nhất là cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong khối EU mà mạnh mẽ nhất là doanh nghiệp các nước Đông Âu mới
gia nhập EU.
Những nước Đông Âu này có một số ngành hàng khá tương đồng với nhóm hàng
xuất khẩu của Việt Nam trong khi lại được hưởng cơ chế ưu đãi thương mại nội
khối.
Hơn thế, trong những năm gần đây chính sách của EU đối với Việt Nam dù đã có
nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn kém ưu đãi hơn chính sách nước ký kết
Công ước Lomé (ACP), các nước chậm phát triển.
Đơn cử như các nước trong khối ASEAN, EU vẫn dành nhiều ưu đãi cho 5 nước
phát triển nhất ASEAN là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippin.
Đây là những nước được EU công nhận là có nền kinh tế thị trường mặc dù môi
trường kinh tế cũng khá tương đồng với Việt Nam.
Năm 2009 là năm đầu tiên EU rút ưu đãi Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
đối với hàng hoá thuộc mục XII của Việt Nam khiến cho ngành giày da chịu cùng
lúc 3 tác động từ khủng hoảng kinh tế, thuế chống bán phá giá và không được
hưởng ưu đãi GSP.
Mặc dù suy thoái kinh tế toàn cầu đã qua giai đoạn tồi tệ nhất nhưng kinh tế khu
vực châu Âu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nợ tài chính tại Hy Lạp và Bồ
Đào Nha. Trong khi đó, chủ nghĩa bảo hộ vẫn gia tăng ở EU do kinh tế chưa được
cải thiện nhiều khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã khó khăn
lại càng khó khăn hơn.
Năm 2010, EU sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật, cụ thể là EU tăng
cường áp dụng Luật Hoá chất Reach, quy định IUU đồng thời đang nghiên cứu
triển khai Luật về Nghề rừng (Flegt).
Đồng thời EU vẫn áp dụng thuế chống bán phá giá với một số nhóm hàng từ năm
2009 và thuế chống bán phá giá xe đạp đang vào giai đoạn cuối kỳ. Và từ khi EC
áp thuế chống bán phá giá đối với xe đạp của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này vào EU suy giảm nghiêm trọng, mỗi năm trên 50%. Từ trị giá xuất

khẩu 178 triệu USD vào năm 2004 thì hiện nay kim ngạch xuất khẩu của xe đạp
chỉ còn dưới 10 triệu USD vào năm 2009.
Bên cạnh đó thì hàng hoá mục XII vẫn không được hưởng GSP, trong khi đó Việt
Nam vẫn chưa đạt được thoả thuận ưu đãi thuế quan nào mới với EU để tạo được
bước đột phá trong quan hệ thương mại song phương.
6. Các biện pháp khắc phục đối với DNVN
- Phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn,
nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị
trường nhập khẩu; mở rộng, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước,
giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tổ
chức đa quốc gia, các thành phần kinh tế.
- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện nay, các
doanh nghiệp Việt Nam thường được tổ chức theo kiểu định hướng về sản xuất
hoặc định hướng về thương mại mà chưa tổ chức theo định hướng khách hàng.
Điều này là chưa phù hợp với thực tế và hạn chế khả năng tiên đoán trước những
rào cản có thể phát sinh. Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra trước mắt là cần phải đổi
mới phương thức hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại. Điều này sẽ
giúp doanh nghiệp chủ động đối phó và vượt qua các rào cản trong thương mại
quốc tế.
- Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và
hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường thế giới. Chủ động triển khai áp dụng các
hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu
bảo vệ sức khoẻ, môi trường.
Câu 4: Đưa ra ví dụ về đặc điểm văn hóa ở một nước hay khu vực nào đó ảnh
hưởng đến KDQT , nêu ý nghĩa của việc nhân biết những đặc điểm ấy đối với
những Doanh nghiệp.
I. Định nghĩa về văn hóa.
Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao
động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và

xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người
trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường
xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc
trưng riêng.
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CHỦ YẾU CỦA TRUNG QU
ỐC
Văn hoá là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị , tín ngưỡng luật lệ , và thể chế do
một nhóm
người xác lập nên. Văn hoá của mỗi nước khác nhau là khác nhau. Mỗi quốc gia
có một nền văn hoá nổi lên thống trị gọi là văn hoá quốc
gia. Nền văn hoá quốcgia phản ánh rõ nét nhất những đặctrưng cơ bản của văn hoá
quốc gia đó. Trung Quốc là một nước có bề dầy lịch sử , là một
quốc gia có dân số lớn nhất thế giới 1,2 tỷ
người tốc độ tăng trưởng dân số cao nhưng phân bố không đồng đều có tới 80% dâ
n số sống ở
nông thôn và vùng núi. Trung quốc là quốc gia đa dân téc (56 dân téc) hầu hết là n
gười hán
(93%). cũng như quốc gia đa sắc téc khác ở đây cũng có những sự phức tạp của nh
ững định kiến sắc téc, mâu thuẫn giữa những nhóm sắc téc khác
nhau. Điều đó phản ánh Trung Quốc là một
nước có nền văn hoá hết sức phong phú và đa dạng.Bên cạnh đó những khác
biệt lớn về đặc điểm tự nhiên, ngôn ngữ, phong tục tập quán giữa các
vùng với nhau Trung Quốc có một môi trường kinh doanh có sức hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư nước ngoài. Những đặc trưng của một nền văn hoá thường đ
ược phản ánh thông qua
các thành tố văn hoá. Khi nghiên cứu những đặc trưng của một nền văn
hoá người ta thường phân tích các thành tố của nền văn hoá đó. Đặc trưng của nền
văn hoáTrung Quốc thể hiện thông qua các thành tố cấu thành nên văn hoá như: th
ẩm mĩ phẩm
giá trị và thái độ , phong tục tập quán, cấu trúc xã hội , giao tiếp cá nhân , tôn giáo,

giáo dục,môi trường tự nhiên môi trường vật chất.
Sau đây ta đi nghiên cứu cụ thể hơn về đặc điểm văn hóa ở một nước hay khu vực
ảnh hưởng đến KDQT, ở đây ta chú ý tới đặc điểm văn hóa của người Trung Quốc:
a. Nét văn hóa và ứng xử: là quốc gia thuộc khu vực châu Á, Trung Quốc
cũng mang những nét văn hóa ứng xử của cư dân châu á như:
- Cư dân châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng
địa vị xã hội của cá nhân. Họ luôn luôn tôn kính người ớn tuổi hoặc những
người có đại vị xã hội cao hơn. Thái độ biểu cảm và cử chỉ, điệu bộ trong
giao tiếp của họ cũng cụ thể.
- Trong công việc, người châu Á thường bày tỏ long biết ơn, sự khiêm tốn và
trung thành với cấp trên, sẵn sàng thích ứng với công việc do yêu cầu của
cấp trên hay người chủ đề ra. Họ coi trọng truyền thống gia đình, địa vị xã
hội và học vấn. Phần lớn trong số họ thường tự bằng lòng với những gì sẵn
được sắp đặt trong cuộc sống. Họ bằng lòng với số phận và thường có ý thức
về việc thực hiện vai trò của mình trong cuộc sống một cách hài hòa với môi
trường xã hội.
- Người châu Á thường ít tin vào pháp luật, mà coi đó như sự áp đặt từ bên
ngoài vào cuộc sống và địa vị của họ. vì vậy mức độ tôn trọng pháp luật của
họ phụ thuộc vào địa vị xã hội, học vấn, truyền thống và danh dự của gia
đình. Tuy nhiên, trong cộng đồng dan cư song ở nông thon châu Á, mức độ
hiểu biết và tin tưởng pháp luật còn hạn chế và thường có xu hướng ứng xử
theo tập quán truyền thống.
Cũng vì vậy, trong quan hệ, họ coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn
nhau. Gia đình rất được coi trọng và đôi khi có ba, bốn thế hệ sống chung
trong một ngôi nhà. Người châu Á thường coi trọng việc đón tiếp khách và
trân trọng than hữu với láng giềng.
Mặc dù coi trọng thời gian theo lịch trình, song người châu Á chịu ảnh
hưởng tôn giáo khá đậm, họ quan niệm thời gian là vòng luân hồi có sự gắn
kết giữa quá khứ hiện tại và tương lai.
b. Một số tập quán, nghi lễ ở Trung quốc.

Khi gặp nhau, họ thường khom người hoặc cúi người để chào hỏi, đôi khi bắt tay,
họ chú ý đến địa vị xã hội và tuổi tác của con người đối thoại. Họ không có thói
quen vỗ lưng và ôm người khi gặp nhau. Họ có thể hỏi những câu về địa vị cá
nhân. Họ rất chú ý đến mối quan hệ cá nhân khi quan hệ thương mại. Khi tặng quà,
họ chỉ giới hạn ở mức rất khiêm tốn và có thể chỉ cần mọt món quà chung. Chủ đề
ưa thích là lịch sử, văn hóa, gia đình sự tiến bộ của họ. Họ tránh các chủ đề về Đài
Loan, cách mạng văn hóa, sức khỏe, chính trị.
Người Trung Quốc ở Hồng Koong và Đài Loan có người mang họ người châu Âu,
nhiều người nói được tiếng Anh. Họ đánh giá cao lòng kiên trì và sự tôn trọng.
III. Ảnh hưởng của văn hóa tới KDQT
Môi trường klinh doanh của một quốc gia bao gồm 4 yếu tố: văn hóa,
chính trị, luật pháp và kinh tế.
1. Ảnh hưởng của văn hóa đến tư duy.
Quan điểm về thời gian.
Ở Trung Quốc coi trọng thời gian trong làm việc, họ muốn thể hiện sự
cống hiến của họ đối với cấp trên và đồng nghiệp- đó là quan điểm
dựa vào những giá trị như sự gắn bó của tổ chức.
2. Ảnh hưởng của văn hóa đến giao tiếp
Việc hiểu biết văn hóa là cần thiết khi một công ty tiến hành kinh daonh
ở đất nước của mình. Và nó cũng quan trọng hơn khi tiến hành kinh
doanh “ xuyên văn hóa”. Khi những người mua và người bán trên khắp
thế giới gặp nhau để tiến hành kinh doanh thì họ mang đến những hiểu
biết khác nhau, những kỳ vọng và cách thức gia tiếp khác nhau. Và việc
biết cách giao tiếp với những bạn hàng đến từ những nền văn hóa khác là
hết sức quan trọng đối với các doanh nhân, ở những đất nước kahcs nhau,
con người song và làm việc theo những cách khác nhau. Và ngôn ngữ
giao tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kinh doanh.
3. Ảnh hưởng của văn hóa đến tieu dung.
Trước khi thâm nhập một thị trường mới, một việc phải làm đối với
doanh nghiệp là đánh giá môi trường kinh doanh nói chung. Quy trình

toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi một người tham gia vào kinh doanh phải thể
hiện một trình độhiểu biết nhất định về văn hóa cho phép con người
sống và làm việc trong đó
IV. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
- Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp các doanh nghiệp có chính sách phát
triển phù hợp
- Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp các doanh nghiệp có chính sách chiến
thuật triển khai kế hoạch phù hợp.
- Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp donah nghiệp quan hệ tốt với các đối tác,
mở rộng thị trường kinh daonh.
- Nghiên cứu văn hóa đúng đắn sẽ có được chương trình marketing hiệu quả
cao.

×