Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hệ thống kế toán – tài chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.29 KB, 37 trang )

Lời mở đầu
Để có thế tiếp thu tốt hơn các môn học chuyên ngành của năm học cuối, em đã có
một quá trình thực tập kinh tế tại Công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn. Thực tập kinh tế
nhằm giúp sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Tài chính - Kế toán vận dụng các kiến thức
đã học để làm quên, tìm hiểu và nắm vững về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ
thống Tài chính - Kế toán của doanh nghiệp cũng như một số nghiệp vụ chính của hệ
thống này trong thực tiễn.
Công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn là công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty xi
măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng. Công ty luôn làm tròn
nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tái sản
xuất mở rộng. Công ty đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Sau một thời gian tham gia thực tập tìm hiểu và sưu tầm tài liệu, số liệu của công ty
cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn, được sự giúp đỡ chỉ bảo của các bác, các cô, chú, anh chị
trong công ty và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Dương Văn An, em đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Kế toán với đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác hệ thống kế toán – tài chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm
Sơn”.
Trong quá trình viết báo cáo, do sự hiểu biết thực tế chưa sâu nên luận văn tốt
nghiệp không thể tránh khỏi có những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
của các thầy, cô trong khoa để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Qua đây em xin
chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn, đặc biệt
là thầy giáo Dương Văn An, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp
này.
1
Phần 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty:
- Tên hiện tại của công ty: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
- Tên giao dịch quốc tế của công ty: Bim Son Cement Joint Stock Company (BCC)
- Địa chỉ: Phường Ba Đình, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá.


- Tel / Fax: 037.824.242 / 037.824.046
- Email:
- Website: www.ximangbimson.com.vn
- Vốn điều lệ: 956.613.970.000 đồng.
- Mã chứng khoán: BCC
- Niêm yết tại: HNX
- Loại chứng khoán ĐKKD: Cổ phiếu phổ thông.
- Số cổ phiếu lưu hành: 956.661.397
- Ngày đăng ký giao dịch: 26/10/2006
- Ngày giao dịch đầu tiên: 24/11/2006
1.1.2. Sự thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Nhà máy
xi măng Bỉm Sơn có trụ sở tại thị xã Bỉm Sơn - một thị xã nằm ở phía bắc tỉnh Thanh
Hoá các thủ đô Hà Nội 130km về phía Bắc. Vị trí của nhà máy nằm gần vùng đá vôi, đất
sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản
xuất xi măng chất lượng cao.
Được xây dựng và đầu năm 1980, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn có công suất thiết kế
1,2 triệu tấn sản phẩm/năm với thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại của Liên Xô. Được
trang bị hai dây chuyền với công nghệ theo phương pháp ướt, sản phẩm của Nhà máy xi
măng Bỉm Sơn mang nhãn hiệu “Con Voi” được đánh giá cao về chất lượng, được
người tiêu dùng trong nước tín dụng.
• Năm 1980 : Tiền thân là nhà máy xi măng Bỉm Sơn, được thành lập vào đầu những
năm 80, trụ sở đặt tại phường Ba Đình, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
• Ngày 12/8/1993 : Bộ xây dựng ra quyết định số 336/BXD-TCLĐ hợp nhất Công ty
Kinh doanh vật tư số 4 và Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, đổi tên thành Công ty xi măng Bỉm
Sơn.
• Ngày 1/3/1994 : Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo hiện đại
hoá dây chuyền số 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chuyển đổi công nghệ xi măng từ công
nghệ ướt sang công nghệ khô hiện đại.
• Năm 2003 Công ty hoàn thành dự án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 chuyển

đổi công nghệ từ ướt sang khô, nâng công suất nhà máy lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/năm
2
• Ngày 23/03/2006 : Bộ Xây dựng ra quyết định số 486/QĐ-BXD chuyển Doanh
nghiệp Nhà nước - công ty Xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam
thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
• Ngày 01/05/2006 : Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động
với số vốn điều lệ 900 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước chiếm 89.58%.
• Ngày 29/09/2006 : Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn bán đấu giá lần 2, giảm tỷ lệ
sở hữu của Nhà nước xuống còn 74.04%.
• Ngày 24/11/2006 : Cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết và giao dịch trên
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
• Ngày 01/03/2007 : Công ty chuyển đổi mô hình tiêu thụ thông qua các nhà phân
phối, các chi nhánh chuyển thành Văn phòng đại diện.
• Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn
theo QD số 486/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và đăng ký kinh
doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/5/2006. Thay đổi lần
thứ 3 ngày 24 tháng 4 năm 2008.
1.1.3. Quy mô và vị thế hiện tại của công ty:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có gần 3000 công nhân viên là một doanh nghiệp
có quy mô lớn. Có vốn điều lệ: 956.613.970.000 đồng. Tổng diện tích đất công ty đang
sử dụng là 1.041.725,40 m². Trong đó diện tích đất được giao là 44.319,20 m² và diện
tích đất cho thuê là 997.406,20 m².
Công ty là một trong những lá cờ đầu của ngành xi măng, góp phần xây dựng và
phát triển kinh tế đất nước với bề dầy hoạt động 30 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh xi măng, sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Thương hiệu xi măng Bỉm
Sơn đã được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy. Theo ước tính, tổng công
suất thiết kế của các nhà máy hiện có đang huy động hiện nay (kể cả trạm nghiền) là
21,96 triệu tấn xi măng, gồm có khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn
Clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker). Trong đó Tổng công ty xi măng Việt
Nam là 7,16 triệu tấn (chiếm 49,6%), các công ty xi măng liên doanh 4,74 triệu tấn

(chiếm 32,9%), các cơ sở xi măng lò đứng là 2,5 triệu tấn (chiếm 17,5%). Hiện nay, công
ty đưa vào hoạt động dây chuyền số 3, nâng cao công suất nhà máy lên 3,8 triệu
tấn/năm. Công ty Xi măng Bỉm Sơn tự tin sẽ vững bước phát triển, giành được sự tin cậy
của khách hàng, giữ vững và nâng cao được thị phần, xứng đáng là một trong những lá
cờ đầu của ngành xi măng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
3
1.1.4. Chiến lược đầu tư và phát triển:
 Mục tiêu tổng quát:
- Duy trì thị trường trong nước và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh đồng thời
tăng năng suất và đem lại hiệu quả cao cho công ty.
- Huy động vốn của toàn xã hội và của các cổ đông nhằm nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường, tạo điều kiện để người lao động, người có cổ phần trong công ty và
những người góp vốn được làm chủ thực sự doanh nghiệp.
- Thiết lập phương thức quản lý tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy Công ty làm ăn có
hiệu quả cao, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao
lợi tức cho cổ đông, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
 Mục tiêu cụ thể năm 2009:
- Sản xuất Clinker: 2.480.000 tấn
- Tiêu thụ: 3.300.000 tấn sản phẩm, phấn đấu đạt tiêu thụ 3.600.000 tấn sản phẩm
- Doanh thu: 3.169,37 tỷ đổng.
- Lợi nhuận: 176,19 tỷ đồng.
- Nộp ngân sách đầy đủ, kịp thời theo luật định.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Xi Măng Bỉm Sơn:
• Chức năng:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là công ty trực thuộc tổng công ty xi măng Việt
Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách hàng trên địa bàn
được phân công đảm nhiệm, ngoài ra công ty có đủ khả năng xuất khẩu xi măng và
Clinker cho các nước trong khu vực.
• Nhiệm vụ:


+
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng
cho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
+
Ngoài ra, công ty còn có một nhiệm vụ chính trị là cung cấp xi măng cho các địa
bàn theo sự điều hành tiêu thụ của Tổng công ty Xi Măng Việt Nam để tham gia vào việc
bình ổn giá cả thị trường.
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng PCB30, PCB40, PC40, clinker.
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công
trình kỹ thuật hạ tầng, sản xuất bê tông thương phẩm và các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Sửa chữa, trung tu, đại tu các loại ô tô, máy xúc, máy ủi, xe cẩu, xe đặc chủng,
máy xây dựng, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ, xếp dỡ
cảng đường thuỷ.
- Tư vấn đầu tư xây dựng trong việc quản lý dự án, lập dự án, chuyển giao công
nghệ, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ mời thầu.
- Gia công, chế tạo các mặt hàng cơ khí, khai thác, chế biến khoáng sản sản xuất xi
măng, sản xuất kinh doanh các loại phụ gia xi măng, vật liệu xây dựng.
4
- Dịch vụ ăn uống, giải khát, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp, kinh
doanh bất động sản.
1.2.2. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây
dựng sản phẩm chính của công ty là xi măng PCB30, PCB40 và PC40 chất lượng sản
phẩm theo tiêu chuẩn của Nhà nước với thông số kỹ thuật hàm lượng thạch cao SO
3
nằm trong xi măng từ 1,3% - 3%. Đồng thời với việc tiêu thụ sản phẩm xi măng bao và xi
măng rời, công ty cũng cung cấp một lượng lớn clinker cho các công ty xi măng khác
thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.

1.3. Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu và quy trình công nghệ:
1.3.1. Một số sản phẩm chính:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây
dựng với chức năng sản xuất chính là xi măng bao PCB30, PCB40, PC40 PC50, clinker
thương phẩm PPC40. Trong đó sản phẩm xi măng bao PCB30 đóng bao chiếm tỷ trọng
lớn nhất với tỷ trọng trên 90% doanh thu sản xuất của công ty.
Chất lượng sản phẩm PCB30 theo tiêu chuẩn của nhà Nước với thông số kỹ thuật
hàm lượng thạch cao SO
3
nằm trong xi măng là từ 1,3% đến 3%, đặc trưng về màu sắc
hợp thị hiếu, ổn định về chất lượng và thể tích. Đặc biệt xi măng có độ dư mác cao, đảm
bảo an toàn trong vận chuyển và lưu kho bãi, cường độ phát triển đồng đều và ổn định
rất phù hợp với việc thi công các cấu kiện bê tông có kích thước lớn được sản xuất.
1.3.2. Quy trình công nghệ:
Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại công ty tương đối đơn giản nhưng lại là
một quy trình sản xuất liên tục với khối lượng máy móc, thiết bị lớn đặc biệt là ở công ty
cổ phần xi măng Bỉm Sơn quy mô hoạt động lớn đòi hỏi phải có một cơ chế vận hành
đồng bộ, liên tục giữa các công đoạn.
Sơ đồ 1.3.2: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng
 Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ:
- Khai thác nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đá sét được
khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ôtô.
5
Khai thác
nguyên liệu
Đóng bao
Thành phẩm
Nghiền Xi
măng
Nung Clinker

Nghiền
nguyên liệu
- Nghiền nguyên liệu: hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đá sét) qua quá trình định
lượng được đưa vào máy nghiền cho ra phối liệu (bùn – dây truyền cũ, bột liệu – dây
truyền mới).
- Nung Clinker: Phối liệu được đưa vào lò nung thành Clinker.
- Nghiền xi măng: Clinker được đưa vào máy nghiền xi măng cùng với thạch cao và
một số chất phụ gia khác để tạo ra sản phẩm. Tuỳ loại sản phẩm chủng loại xi măng
khác nhau người ta sử dụng tỷ lệ các chất phụ gia khác nhau.
- Đóng bao: Sản phẩm xi măng tạo ra được đóng vào bao, trọng lượng mỗi bao là
50kg.
1.4.Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất:
Quy trình sản xuất ở công ty xi măng Bỉm Sơn hoàn toàn bằng cơ khí hoá và một
phần tự động hoá. Trong công ty có hơn 40% số máy móc thiết bị chuyên dùng đã cũ,
hầu hết được sản xuất từ những năm 1960, 1970 và được nhập từ Liên Xô, Trung Quốc,
Tiệp Khắc… Hiện tại, công ty vẫn duy trì hoạt động đồng thời ba dây chuyền sản xuất:
một dây chuyền cũ, một dây chuyền cải tạo và một dây chuyền mới hoàn toàn.
Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty là một quy trình liên tục. Tuy
nhiên vẫn được phân đoạn một cách hợp lý, chia thành nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công
đoạn được giao cho một phân xưởng đảm nhiệm, trong các phân xưởng lại chia thành
các tổ, nhóm làm các công việc với những đặc thù riêng… Công nhân làm việc trong
công ty đều được đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật và đảm bảo được yêu cầu
chuyên môn. Do đó việc chuyên môn hoá cũng được đẩy mạnh hơn.
1.4.2. Kết cấu sản xuất:
Công ty xi măng Bỉm Sơn gồm 6 phân xưởng sản xuất chính, 5 phân xưởng sản
xuất phụ chủ yếu.
 Các phân xưởng sản xuất chính bao gồm:
- Xưởng mỏ nguyên liệu: Với dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác
đá vôi và đá sét tại các mỏ nằm cách nhà máy khoảng 3km.

- Xưởng ô tô vật tư: bao gồm các lokại ô tô vận tải có trọng lượng lớn vận chuyển
đá vôi, đá sét về công ty.
- Xưởng tạo nguyên liệu: thiết bị chính là máy đập, máy nghiền và các thiết bị phụ
trợ khác là nhiệm vụ nghiền đá vôi, đá sét để tạo ra hỗ hợp nguyên liệu sản xuất ra
Clinker.
- Xưởng lò nung: Có thể nói đây là phân xưởng quan trọng nhất của công ty. tại
đây diễn ra quá trình nung hỗ hợp nguyên liệu để tạo ra Clinker. Hoạt động của lò nung
có ảnh hưởng trực tiếp rất quan trọng trong quá trình sản xuất của công ty. Với hai
6
phương pháp sản xuất xi măng mà công ty đang áp dụng thì cũng có hai loại lò nung
phù hợp.
- Xưởng nghiền xi măng: thiết bị chính là máy nghiền chuyên dùng và các thiết bị
phụ trợ khác có nhiệm vụ nghiền hỗn hợp Clinker, thạch cao và các chất phụ gia thành xi
măng.
- Xưởng đóng bao: Dùng máy đóng bao có nhiệm vụ đưa xi măng bột vào đóng
bao sản phẩm.
 Các phân xưởng sản xuất phụ:
- Phân xưởng điện tự động: có chức năng chính là đảm bảo cung cấp điện năng
liên tục cho quá trình sản xuất.
- Phân xưởng cấp thoát nước: có nhiệm vụ cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt của công nhân viên, đồng thời cũng một phần cung cấp nước sinh hoạt cho một bộ
phận dân cư lân cận.
- Ngoài ra còn có một số các phân xưởng phụ khác như: sửa chữa thiết bị, sửa
chữa công trình, sửa chữa cơ khí … Các phân xưởng này đều mang tính chất phục vụ
cho sản xuất chính.
1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
1.5.1. Số cấp quản lý của công ty:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm có 17 phòng ban và 11 xưởng sản
xuất (bao gồm cả phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ trợ), 9 chi nhánh và một

văn phòng đại diện ở CHDCND Lào được đặt dưới sự chỉ đạo cuả Đại hội đồng cổ đông,
Hột đồng quản trị, Ban kiểm soát, và Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
1.5.2. Hệ thống các chi nhánh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
STT Tên chi nhánh Địa chỉ
1
Chi nhánh công ty xi măng Bỉm
Sơn tại Hà Tĩnh
Số 96 đường Trần Phú, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh
2
Chi nhánh công ty xi măng Bỉm
Sơn tại Nghệ An
Phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An
3
Chi nhánh công ty xi măng Bỉm
Sơn tại Ninh Bình
Đường Hoàng Diệu, phường Thanh Bình, thị
xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
4
Chi nhánh công ty xi măng Bỉm
Sơn tại Nam Định
Km 2 đường Ninh Bình, thành phố Nam Định,
tỉnh Nam Định
5
Chi nhánh công ty xi măng Bỉm
Sơn tại Hà Nội
Số 214 đường Quang Trung, thành phố Hà
Đông, Hà Nội
6

Chi nhánh công ty xi măng Bỉm
Sơn tại Thái Bình
Số 1 Nguyễn Đức Cảnh, phường Phú
Khánh,thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình
7
Chi nhánh công ty xi măng Bỉm
Sơn tại Sơn La
Số 341 đường Trần Đăng Ninh, phường Quyết
Tâm, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
8
Chi nhánh công ty xi măng Bỉm
Sơn tại Thanh Hoá
Số 352 Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành
phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
9 Trung tâm tiêu thụ
Khu phố 6, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn,
tỉnh Thanh Hoá
10
Văn phòng đại diện tai CHDCND
Lào
Thị trấn Lắc Sao – CHDCND Lào
7
1.5.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng
Bỉm Sơn ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động )
8
Đại hội
đồng
cổ
đông
Hội đồng quản trị

Phòng
ĐSQT
Phòng
BVQS
Trạm y
tế
Ban kiểm soát
Giám đốc công ty
Phòng ĐHSX
Phó giám đốc
phụ trách cơ
điện
Phó giám đốc
phụ trách sản
xuất
CN. Thanh Hoá
CN. Nghệ An
CN. Hà Tĩnh
Trung tâm GDTT
Phó giám đốc phụ
trách nội chính –
kinh doanh
CN. Ninh Bình
CN. Nam Định
CN. Thái Bình
CN. Hà Nội
CN. Sơn La
VP đại diện tại
CHDCND Lào
Phòng KTSX

Phòng KCS
Phòng KTAT
Xưởng Mỏ NL
Xưởng ô tô
VT
Xưởng NL
Xưởng Lò Nung
Xưởng NXM
Xưởng đóng
bao
Tổng kho VTTB
Phòng CƯVTTB
P. Thẩm
định
Văn
phòng
Phòng
KTKH
Phòng
TCLĐ
Phòng
KTTKTC
Phòng cơ khí
Phòng N.Lượng
Xưởng SCCK
Xưởng CTN-NK
Xưởng Điện TĐ
Xưởng SCCT
Ban QLDA
Phòng

kỹ thuật
Phòng
KTTC
Phòng
KH - TH
Phòng
VTTB
1.5.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
 Đại hội đồng cổ đông:
Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của
công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm 1 lần và trong thời hạn quy định
của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề sau:
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại.
- Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hộ đồng quản trị, Ban kiểm soát.
- Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát và Thư ký công ty.
- Thông qua luận văn tài chính hàng năm của công ty, luận văn của Ban kiểm
soát.
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư
của năm tài chính mới.
 Hội đồng quản trị:
- Là cơ quan quản lý công ty, gồm có 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu
hoăc miễn nhiệm. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm vụ tối đa 5 năm và có thể
được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo.
- Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ của Đại
hội cổ đông.
- Đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi

vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiểm soát:
- Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
- Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh
doanh, luận văn tài chính của công ty.
- Hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
 Ban giám đốc:
- Gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành mọi hoạt
động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Ba phó giám đốc được phân công phụ trách ba mảng khác nhau: phụ trách nội
chính – kinh doanh, phụ trách sản xuất và phụ trách cơ điện.
+ Phó giám đốc phụ trách nội chính – kinh doanh: phụ trách việc quản lý, chỉ đạo
điều phối hoạt động của các chi nhánh và hoạt động của các chi nhánh và hoạt động
y tế, công tác đời sống xã hội, bảo vệ an ninh chính trị trong công ty.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất: có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức
sản xuất các đơn vị trong công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an
9
toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất
hàng tháng, quý, năm.
+ Phó giám đốc phụ trách cơ điện: có trách nhiệm quản lý một số phân xưởng sản
xuất phụ có tính chất phục vụ đảm bảo quá trình cung cấp điện năng cho sản xuất
một cách liên tục đồng thời quản lý việc sửa chữa, bảo trì máy móc, công trình đảm
bảo cho máy móc hoạt động ổn định, liên tục.
 Một số phòng ban khác:
- Phòng kế toán thống kê tài chính: có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài
sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh tế kế hoạch: có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất

kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ sắp xếp và điều phổi nhân lực của công ty.
Ta nhận thấy rằng: “ Bộ phận quản lý và các phòng ban của công ty được bố trí khác
gần với khối sản xuất, vì vậy việc quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo đối với các phân
xưởng sản xuất là rất dễ dàng, thuận tiện. Tạo điều kiện tốt cho việc sản xuất kinh doanh
của công ty.”
10
Phần 2: Hệ thống Kế toán – Tài chính của công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn
2.1. Hệ thống kế toán của công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn:
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 của năm và kết
thúc vào ngày 31/12 của năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam đồng ( VNĐ).
2.1.1. Tổ chức hệ thống kế toán của công ty:
Do đặc điểm công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp có quy mô lớn, tổ
chức sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận gần có xa có nên công ty đã lựa chọn
hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung – phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản
xuất kinh doanh ở các bộ phận xa công ty do kế toán ở các bộ phận đó thực hiện, rồi
định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán công ty thực hiện cùng với việc tổng hợp
số liệu chung toàn công ty và lập luận văn kế toán định kỳ.
Sơ đồ 2.1.1: Tổ chức quản lý phòng kế toán
Phòng kế toán – tài chính: có nhiệm vụ giám sát đồng tiền đối với tài sản và các hoạt
động sản xuất của công ty. Phòng kế toán – tài chính có 38 nhân viên được chia thành 5
bộ phận.
- Kế toán trưởng: là người giúp giám đốc doanh nghiệp tổ chúc chỉ đạo toàn bộ công
tác tài chính kế toán, thống kê và thông tin kinh tế. Tổ chức và chỉ đạo công tác hạch
11
Kế toán trưởng
Tổ kế

toán
vật tư
Tổ tài
chính
Tổ tổng
hợp và
tính giá
Kế toán chi nhánh,
phân xưởng
Tổ kế
toán
tiêu thụ
sản
phẩm
Tổ kế
Toán
nhà ăn
Phó phòng kế toán
toán kế toán thống kê trong phạm vi toàn công ty. Phụ trách công tác kế toán tài chính,
cung ứng, cấp phát thanh toán và quyết toán sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư
xây dựng cơ bản … Chủ trì và phối hợp cùng các phòng quản lý vốn tài sản. Chủ trì và
kết hợp với các phòng ban khác để phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tổ Tài chính: gồm 11 nguời ( trong đó có 2 thủ trưởng và một người quản lý toàn
bộ máy tính của phòng ) có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán đối với cán bộ công nhân
viên, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả và theo dõi việc thanh toán đối với
ngân sách nhà nước.
- Tổ kế toán vật tư: gồm 7 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập xuất tồn kho nguyên
vật liệu của công ty và việc hạch toán nội bộ.
- Tổ kế toán tổng hợp và tính giá: gồm 9 người phụ trách việc lập luận văn tài tính,
tính giá thành sản phẩm, theo dõi tài sản cố định, theo dõi việc thanh toán với người bán,

duyệt giá đối với vậ tư đầu vào và sản phẩm bán ra.
- Tổ kế toán tiêu thụ: gồm 4 người có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán đối với các
khâu tiêu thụ sản phẩm và các chi nhánh, đại lý.
- Tổ kế toán nhà ăn: gồm 7 người có nhiệm vụ làm công tác thống kê tại các bếp ăn
của công ty.
Ngoài ra còn có các bộ phận kế toán nằm ở các chi nhánh, các phân xưởng và các
trung tâm giao dịch tiêu thụ nhằm làm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thu chi các khoản
được giám đốc và kế toán trưởng phân cấp quản lý.
Để giúp cho kế toán trưởng chi đạo công việc hàng ngày của phòng, phòng kế toán
gồm có 2 phó phòng ( một thuộc tổ tổng hợp và một thuộc tổ tiêu thụ ) giúp việc cho kế
toán trưởng và điều hành lúc kế toán trưởng đi vắng.
2.1.2. Hệ thống thông tin kế toán của công ty:
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán:
- Hình thức sổ kế toán đang áp dụng: Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh
doanh, căn cứ vào khả năng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, yêu cầu thông tin kinh
tế, công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn đã lựa chọn và vận dụng hình thức nhật ký chung
vào công tác kế toán.
Đặc điểm chủ yếu của hạch toán sổ kế toán nhật ký chung: Các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào nhật ký chung theo thứ tự thời gian
và nội dung nghiệp vụ kinh tế. Phản ánh đúng mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán
(quan hệ đối ứng giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ cái.
Hệ thống sổ bao gồm:
+
Sổ kế toán tổng hợp: gồm có Sổ nhật ký chung, các sổ nhật ký chuyên dùng và Sổ
cái các tài khoản.
+
Sổ nhật ký chi tiết: Sổ kế toán nguyên vật liệu, sổ kế toán thành phẩm …
2.1.2.2. Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức sổ nhật ký chung:
12
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký

chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái.
Trường hợp dùng sổ nhật ký chuyên dùng thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc
ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chuyên dùng có liên quan, định kỳ hoặc cuối
tháng tổng hợp các nghiệp vụ trên sổ nhật ký chuyên dùng và lấy số liệu tổng hợp ghi
một lần vào sổ cái. Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ cái ghi
vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản tổng hợp.
Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ nhật
ký, phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan, cuối
tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các
bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu, bảng cân đối số phát sinh được
dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Công ty sử dụng khoảng 38 tài khoản trong bảng HTTK và hai tài khoản ngoài bảng
là tài khoản 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản và 004 - Nợ phải thu khó đòi.
- Niên độ kế toán: công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm kế toán trùng với năm
dương lịch ( bắt đầu từ 01/01/2010 kết thúc 31/12/2010).
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : VNĐ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty áp dụng theo phương pháp kê khai
thường xuyên – đây là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ
thống tình hình nhập xuất tồn kho các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trên
các tài khoản.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ 2.1.2.1: Trình tự ghi chép theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
13
Chứng từ gốc
Nhật ký chungNhật ký chuyên
dùng
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ quỹ Sổ kế toán chi
tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Đối chiếu kiểm tra
Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung thuận tiện cho việc áp dụng kế toán trên máy vi
tính của công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn. Hiện nay tại công ty đang sử dụng phần mềm
kế toán Fast Accounting, phần mềm này giúp cho việc truy cập thông tin và sự phản ánh
của kế toán hết sức thuận tiện, nâng cao hiệu quả quản lý của kế toán.
Sơ đồ 2.1.2.2: Sơ đồ trình tự kế toán trên máy vi tính tại công ty cổ phần Xi Măng
Bỉm Sơn
14
1. Chuẩn bị thu thập, xử lý các tài liệu,
chứng từ cần thiết. Định khoản kế toán
4. Máy tự xử lý thông tin
2. Nhập dữ liệu vào máy. Nhập mọi
thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo yêu cầu.
3. Khai báo yêu cầu với máy
5. In sổ sách, báo cáo theo yêu cầu
Quy trình xử lý số liệu của phần mềm Fast Accpungting tại công ty cổ phần Xi Măng
Bỉm Sơn:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lập chứng từ Chứng từ kế toán Nhập
chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ Các tệp nhật ký Chuyển sang sổ cái
Tệp sổ cái Lên luận văn Sổ sách kế toán luận văn tài chính.
15

2.1.2.3. Một số biểu mẫu, sổ sách của công ty:
 Các biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán.
- Luận văn kết quả kinh doanh.
- Luận văn lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh luận văn tài chính.
- Bảng cân đối tài khoản.
 Một số loại sổ sách sử dụng:
- Sổ Nhật ký chung: mẫu số S03a-DNN.
- Sổ Nhật ký thu tiền: mẫu số S03a1-DNN.
- Sổ Nhật ký chi tiền: mẫu số S03a2-DNN.
- Sổ Nhật ký mua hàng: mẫu số S03a3-DNN.
- Sổ Nhật ký bán hàng: mẫu số S03a4-DNN.
- Sổ Cái: mẫu số S03b-DNN.
- Sổ quỹ tiền mặt: mẫu số S05-DNN

 Một số chứng từ sử dụng:
- Bảng phân bổ tiền lương.
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Phiếu thu.
- Phiếu chi.
- Sổ chi tiết vật liệu.
- Hoá đơn bán hàng.

a) Sổ nhật ký chung: ( Nguồn Kế toán thống kê tài chính )
Đơn vị: CTCP Xi Măng Bỉm Sơn Mẫu số S03a-DNN
Địa chỉ :…………. ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Từ ngày 31/12/2009 đến ngày 31/12/2009
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
đối ứng
Số phát sinh
Ngày Số Nợ có
31/12 PT
012091
Thu tiền tạm ứng ( Hoàng Sỹ Lâm)
Tiền Việt Nam Tại công ty-Quỹ I(Tiền mặt) 111111TM
6.500.000
16
Tạm ứng-Văn phòng công ty 14100 6.500.000
31/12
PT
012098
Thu nợ tạm ứng ( Hoàng Ngọc Sâm )
Tiền Việt Nam tại công ty-Quỹ II(Tiền mặt)
Tạm ứng-Văn phòng công ty
111112TM
14100
19.000.000
19.000.000
31/12
PT
012103
(….)
Tiền Việt Nam tại công ty-Quỹ I(Tiền mặt)

Thu nhập từ hoạt động khác
111112TM
7116
105.000
105.000
…. …. ….
31/12
PT
012111
Thu tiền tạm ứng (Nguyễn Công Hoà)
Tiền Việt Nam tại công ty-Quỹ II(Tiền mặt)
Tạm ứng-Văn phòng công ty
111112TM
14100
6.000.000
6.000.000
Cộng chuyển sang trang sau 66.816.000 66.816.000
_ Sổ này có trang, đánh số từ 01 tới
_ Ngày mở sổ ………
Ngày … tháng …năm …
Người ghi sổ: Kế toán trưởng: Giám đốc:
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
17
b) Sổ cái TK334 ( Nguồn: Phòng Kế toán thống kê tài chính )
Sổ cái tài khoản
Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
Từ ngày 01/12/2009 đến 31/12/2009
Số dư có đầu kỳ: 55.243.697.362
Chứng từ Khách hàng Diễn giải
Tk đối

ứng
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
01/1
2
PC 012001
Lê Thị Huyền
- Z
Tạm ứng lương tháng
3/2009
111111
TM
103.000.00
0
01/1
2
PC 012002
Vũ Thị
Nguyệt - Z
Tạm ứng lương tháng
3/2009
111111
TM
80.000.000
01/1
2
PC 012010
Hà Thị Xuân-
Z
Bồi dưỡng hai cuộc họp

111112
TM
2.400.000
… … … …. … …
31/1
2
PSCLTL1
Đặng Thị
Hoa-Z
Thanh toán tiền dọn vệ sinh
công nghiệp
111111
TM
15.208.000
31/1
2
PKT 27 _
Trích lương cho sản xuất
đá vôi
622111 622.948.591
… … … … … …
31/1
2
PKT 27 _ Trích ăn ca 627816
17.335.409.00
5
2.1.3. Đánh giá mức độ phù hợp và tính đặc thù của hệ thống kế toán của
công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn:
Tổ chức hệ thống kế toán của công ty đã đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng,
nhiệm vụ cũng như yêu cầu công tác kế toán. Hoạt động kế toán đã cung cấp đầy đủ, kịp

thời, chính xác những thông tin cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, đạt được mục tiêu
xác định.
Các thành viên làm công tác kế toán thống kê được đào tạo cơ bản và phân công
giao nhiệm vụ, quy định trách nhiệm theo quy định của pháp luật, luật kế toán và điều
luật của công ty.
Kế toán trưởng của công ty được bổ nhiệm theo quy định của Pháp luật và luật kế
toán và điều lệ hoạt động của công ty.
Về cơ bản công ty đã kịp thời thực hiện công tác kế toán theo hệ thống tài khoản kế
toán và chế độ hạch toán kế toán đúng với quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành “ Chế độ kế toán doanh
nghiệp” và các chuẩn mực kế toán quy định
Định kỳ 6 tháng và cuối năm công ty thành lập hội đồng kiểm kê, các tổ giúp việc
thực hiện công tác kiểm kê và xử lý kiểm kê vật tư, sản phẩm, tinề vốn và tài sản hiện có
của công ty đúng với quy định hiện hành.
18
Về cơ luận văn tốt nghiệp kế toán tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
và các quy định hiện hành. Ngoại trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa ghi nhận vào chi
phí sản xuất kinh doanh theo quy định tại chuẩn mực kế toán số10: Ảnh hưởng của việc
thay đổi tỷ giá hối đoái tính đến 31/12/2009 là 246,4 tỷ đồng và luận văn tài chính đã
được kiểm toán công ty phản ánh trung thực, khách quan tình hình tài chính của công ty.
2.2.Phân tích chi phí và giá thành:
2.2.1. Đối tượng tập hợp và phương pháp phân loại giá thành:
Xác định đối tượng chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí
mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất xi măng và chi phí sản xuất được tập hợp theo
từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: hoạt động sản xuất kinh doanh chính,
hoạt động sản xuất kinh doanh phụ trợ.
Để thuận tiện và đảm bảo sự phù hợp giữa chi phí và giá thành sản phẩm đồng thời
để giản đơn trong công tác tính giá thành, chi phí sản xuất của công ty cổ phần Xi Măng
Bỉm Sơn được tập hợp theo các yếu tố chi phí sau.

- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu.
- Yếu tố chi phí tiền lương, trợ cấp.
- Yếu tố BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền.
2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế:
2.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí
 Yếu tố chi phí nguyên vật liệu:
Đây là yếu tố đầu tiên và cần thiết của quá trình sản xuất, bao gồm:
+ Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản
xuất cấu thuành thực thể của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính trong doanh nghiệp như:
Thạch cao (được mua ở công ty thạch cao Đông Hà chở bằng tầu hoả và ô tô) , Clinker,
Đá vôi và đá sét (được công ty khai thác trực tiếp ở mỏ đá và mỏ sét cách nhà máy
3km), phụ gia, Xỉ pirit (được mua ở Thái Nguyên, dùng tàu hoả chở về công ty) …hạch
toán trên TK 1521 (chi tiết cho từng loại).
+ Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất
như kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
Vật liệu phụ của công ty bao gồm: vỏ bao (sản xuất ở xưởng may bao), bi đanh, gạch
chịu lửa, dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn, thuốc nổ, và các vật liệu phụ khác… những vật liệu
phụ này công ty mua ngoài và hạch toán trên TK 1522 (chi tiết cho từng loại).
+ Chi phí nhiên liệu: nhiên liệu là loại vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá
trìn shản xuất, ở công ty nhiên liệu gồm : than cám, than Na Dương, xăng, dầu diezen …
Các nhiên liệu này được hạch toán trên TK 1523 (Chi tiết cho từng loại).
19
+ Phụ tùng thay thế bao gồm: Phụ tùng thay thế, phụ tùng điện, phụ tùng ô tô, xe
máy, máy ủi, máy khoan…
Căn cứ vào việc phân loại trên, công ty đã có các loại kho tương ứng để tiện cho
việc quản lý bảo quản và cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh của công
ty một cách thuận tiện nhất.

Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và do doanh nghiệp chưa tập
hợp chi phí từng phân xưởng, do đó ở mỗi khâu sản xuất, phòng kế toán sản xuất đề ra
định mức tiêu hao nguyên vật liệu và phòng kế toán có hệ thống hạch toán nội bộ để
quản lý quá trình sử dụng nguyên vật liệu làm cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất.
 Yếu tố chi phí tiền lương, phụ cấp:
Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trước theo lương ( BHXH BHYT,
BHTN, KPCĐ ) cho công nhân tham gia sản xuất và quản lý phân xưởng. Đây cũng là
một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất của doanh nghiệp.
Cuối quý, tiền lương thực tế phải trả cho công nhân tính vào chi phí sản xuất. Căn
cứ vài khối lượng sản phẩm hoàn thành, được tiêu thụ và đơn giá tiền lương do Tổng
công ty xi măng Việt Nam quy định.
Chi phí nhân công được tập hợp trên TK 622.
 Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:
BHXH, BHYT được trích trên tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất, KPCĐ
được trích trên tiền lương thực tế. Tỷ lệ trích như sau:
- KPCĐ ở công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn được hình thành bằng cách trích 2%
trên tổng quỹ lương thực tế toàn công ty và công ty phải chịu toàn bộ ( tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ ). Công ty giữ lại 1% cho hoạt động công đoàn ở công ty,
còn 0,8% nộp cho Tổng công ty xi măng Việt Nam, còn 0,2% nộp cho liên đoàn lao động
Thanh Hoá.
- BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 22% tổng quỹ lương cơ bản toàn
công ty. Trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn 6% do người
lao động trực tiếp đóng góp. Toàn bộ quỹ BHXH được công ty nộp lên cơ quan BHXH
tỉnh Thanh Hoá.
- BHYT của công ty được hình thành bằng cách trích 4,5% trên tổng quỹ lương cơ
bản toàn công ty. Trong đó công ty phải chịu 3% ( tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ ), còn 1,5% người lao động trực tiếp nộp. Toàn bộ BHYT được công ty nộp lên
cơ quan BHXH, BHYT tỉnh Thanh Hoá.
- BHTN được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 3% tổng quỹ lương thực tế toàn
công ty. Trong đó công ty phải chịu 2%, còn 1 % người lao động trực tiếp nộp.

 Yếu tố chi phí khấu hao Tài sản cố định:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn áp dụng trích khấu hao Tài sản cố định theo
phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá Tài sản cố định theo thời gian sử dụng
20
ước tính, phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của bộ trưởng
Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Thời gian khấu hao áp dụng tại công ty:
- Nhà xưởng, vật kiến trúc: 5 – 25 năm
- Máy móc, thiết bị: 3 -10 năm
- Phương tiện vận tải: 6 - 10 năm
- Thiết bị quản lý: 3 - 8 năm
- Quyền sử dụng đất: 20 năm
- Phần mềm quản lý: 3 năm
Việc trích khấu hao tài sản cố định doanh nghiệp phải lập và đăng ký với cục quản lý
doanh nghiệp ( ba năm đăng ký 1 lần ).
Doanh nghiệp đăng ký tổng số khấu hao phải trích hàng năm cả khấu hao cho bộ
phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận tiêu thụ và bộ phận dùng cho sản xuất.
Chi phí khấu hao tài sản cố định được tập hợp trên sổ cái TK 6274, trong đó bao
gồm khấu hao cơ bản ( TK 62741 ) và chi phí sửa chữa lớn ( TK 62742 ).
 Chi phí dịch vụ mua ngoài
Gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, … Các chi phí
này là chi phí chung của toàn doanh nghiệp nên được tập hợp trên sổ cái TK 6277.
 Chi phí bằng tiền khác:
Bao gồm các chi phí bằng tiề ngoài các khoản trên dùng cho sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Chi phí này được tập hợp trên sổ cái Tk 6278
2.2.2.2. Tính giá thành thực tế:
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng của các doanh nghiệp sản
xuất nói chung và của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn nói riêng. Việc xác định giá
thành sản phẩm chính xác sẽ giúp cho nhà quản lý biết thực chất chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm và so sánh chi phí đó với doanh thu mang lại.

Từ đó để đưa ra quyết định đúng đắn về kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Đối tượng tính giá thành: xi măng bao, xi măng bột tiêu thụ và clinker tiêu thụ.
- Kỳ tính giá thành được xác đinh phù hợp với kỳ hạch toán và tổ chức sản xuất, chu
kỳ sản xuất ở công ty thực hiện hạch toán theo quý.
- Phương pháp tính giá thành: Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản
đơn để tính ra giá thành đơn vị. Theo phương pháp này, giá thành được xác định theo
công thức sau:
Tổng giá thành = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí SXDD cuối kỳ
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành / sản phẩm hoàn thành
Từ các khoản chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp trên các TK621, TK622, TK627.
Cuối tháng kết chuyển sang TK154 để tính giá thành sản phẩm.
2.2.3. Quy trình hạch toán một số khoản mục chi phí chủ yếu
2.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Công ty tập hợp trên sổ cái TK 621 bao gồm các sổ chi tiết:
- Sổ cái TK 6211 : Nguyên vật liệu chính
21
+ TK 62111 - Thạch cao
+ TK 62112 – Clinker
+ TK 62113 - Phụ gia
+ TK 62114 - Xỉ Pirit
+ TK 62115 - Quắc rít
- Đối với nguyên vật liệu phụ được tập hợp trên TK 6212.
- Đối với nhiên liệu được tập hợp trên TK 6213.
- Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu
Việc xuất dùng nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế bình quân gia quyền hoặc
theo giá đích danh (nếu không qua nhập kho ).
Công thức tính:
Giá thực tế Vật liệu xuất kho = Sản lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân
Việc tính toán tổng hợp vật liệu xuất dùng được thực hiện trên bảng kê phân loại vật

tư Xuất - Nhập - Tồn. Căn cứ vào bảng này kế toán tiến hành lập bảng phân bổ số 2 chi
tiết cho từng loại vật liệu sử dụng chi từng bộ phận sau đó tổng hợp lại toàn bộ chi phí
về nguyên vật liệu và xác định giá trị vật liệu tính vào giá thành.
Vật liệu sử dụng trong kỳ được xác định giản đơn:
Vật liệu sử dụng = Vật liệu tồn kho + Vật liệu nhập kho - Vật liệu tồn kho
Trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Việc đánh giá vật liệu tồn kho được công ty thực hiện kiểm kê thực tế cuối mỗi kỳ.
Việc này mang tính chủ quan.
Mặt khác, dựa trên định mức có sẵn do công ty lập ra, trên cơ sở khối lượng sản
phẩm hoàn thành công ty cũng có thể tính ra tổng chi phí nguyên vật liệu đã chi ra cho
sản xuất.
22
Ví dụ: Tháng 12 căn cứ vào Nhật ký chung, Sổ cái các tài khoản TK 152, TK 153, TK
621 ( chi tiết các sổ cái TK 6211, TK 6212, TK 6213 ) ta thấy:
Nhập 3.150 tấn thạch cao đơn giá 460,573 nghìn đồng/tấn.
Xuất 2.943 tấn thạch cao.
Tồn đầu kỳ: 1.134 tấn thạch cao với đơn giá 460,117 nghìn đồng/tấn.
Tương tự ta có:
Trị giá xỉ Pirit xuất dùng: 1.903,7 x 84.568,45 = 151.037.559 đồng
Trị giá Quắc rít xuất dùng: 2.991,4 x 17.925 = 2.800.940 đồng
Trị giá Phụ gia xuất dùng: 13.571,7 x 186.746,8 = 2.543.635.700 đồng.
Sổ cái TK 621
Quý 4/2009
Đơn vị tính: đồng
Ngày
ghi sổ
Chứng từ ghi
sổ
Diễn giải
TK đối

ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
T/10
Xuất dùng NVL
NVL dùng không hết
Xuất dùng NVL
không qua kho
152
331
14.365.390.485
4.797.089.996
1.063.156
T/11
Xuất dùng NVL
Xuất dùng NVL
không qua kho
152
331
16.452.093.722
5.971.685.080
T/12
Xuất dùng NVL
Xuất dùng NVL
không qua kho
152
331
19.891.938.774
47.769.871.65
0

Kết chuyển NVLTT
Cộng
154
621 66.247.006.551
66.247.006.551
66.247.006.551
(Nguồn: PhòngKT-TK-TC)
2.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí tiền lương sản xuất là một khoản chi phí có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả
sản xuất. Tiền lương công nhân sản xuất được coi là hợp lý khi nó kết hợp hài hoà giữa
lợi ích của người lao động và lợi ích của công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo
lương ( KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN ) phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Việc chia lương cho từng bộ phận được tính theo tỷ lệ 50/50 giữa lương cơ bản theo
nghị định số 205/NĐ – CP và hê số chức danh công việc (gắn với mức độ phức tạp của
công việc trách nhiệm đối với công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc…).
Căn cứ bảng thanh toán lương của toàn công ty ở quý 4/2009 (Tiền lương công
nhân sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ là 9.360.978.268 đồng, Tiền lương cơ bản của
công nhân trực tiếp sản xuất là 2.307.929.595 đồng) kế toán ghi vào sổ cái TK 3382 –
23
kinh phí công đoàn, TK 3383 - BHXH, TK 3384 – BHYT, TK 3388 – BHTN dựa theo định
khoản sau:
Nợ TK 622: 10.104.755.371
Có TK 334: 9.360.978.268
Có TK 3382: 187.219.565
Có TK 3383: 369.268.735
Có TK 3384: 69.238
Có TK 3388: 187.219.565
Sổ cái TK 622
Quý 4/2009

Đơn vị tính: đồng
Ngày
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
- Tiền lương phải trả cho
công nhân sản xuất
- KPCĐ phải trích
- BHXH phải trích
- BHYT phải trích
- BHTN phải trích
334
3382
3383
3384
3388
9.360.978.269
187.219.565
369.268.735
69.238
187.219.565
Kết chuyển
Cộng
154
10.104.755.371
10.104.755.371
(Nguồn: Phòng KT-TK-TC)

2.2.3.3. Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất
trong phạm vi phân xưởng như chi phí về tiền công và các khoản phải trả khác cho nhân
viên phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng, chi phí
khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…
 Chi phí vật liệu:
Vật liệu tính vào chi phí sản xuất chung gồm có: dầu, mỡ, dây mìn, kíp nổ, thuốc nổ,
và một số vật liệu khác…
Hàng ngày, khi phân xưởng có nhu cầu về vật liệu, nhiên liệu lập giấy đề nghị lĩnh
vật tư đưa lên quản đốc phân xưởng ký đồng thời thông qua ý kiến phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật sau đó gửi lên phòng kế hoạch nhận phiếu cấp vật tư. Trên cơ sở phiếu
cấp vật tư, phòng kế toán lập phiếu xuất vật tư thông qua tổng kho để nhận vật tư.
Kế toán vật liệu căn cứ vào số lượng vật tư thực tế xuất kho và đơn giá thực tế bình
quân gia quyền.
Giá trị vật tư xuất từng lần được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết TK 152 và Nhật ký
chung đồng thời thể hiện trên bảng phân bổ.
Căn cứ vào Bảng phân bổ ta có định khoản:
Nợ TK 6272: 1.825.981.688
Có Tk 152: 1.825.981.688
 Chi phí dụng cụ sản xuất: ( tương tự chi phí vật liệu )
24
Dụng cụ sản xuất chung thường bao gồm một số dụng cụ lao động nhỏ như: cuốc,
xẻng, xe đẩy, đồng hồ đo áp lực, búa, thước các loại…
Căn cứ vào Bảng phân bổ và sổ cái chi tiết ta có định khoản:
Nợ TK 6273: 488.711.205
Có TK 1531: 488.711.205
 Chi phí khấu hao TSCĐ:
Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điên, thuê ngoài sửa chữa, chi ph í các

dịch vụ khác trong đó có chi phí điện năng chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhất căn cứ vào các
phiếu thanh toán, hoá đơn, kế toán ghi vào Nhật ký chung đồng thời ghi vào sổ cái liên
quan. Cuối kỳ kế toán tổng hợp trên sổ cái TK 6277.
Sổ cái 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Quý 4/2009
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
T/10
-Phải trả cho người bán
Trả người bán bằng tiền mặt
Trả người bán bằng TGNH
Phải trả người bán
Trả người bán bằng tiền mặt
331
1111
1121
331
1111
9.058.792.657
110.678.581
392.549.638
8.562.898.678
290.879.504

T/11
D ùng TGNH trả người bán
Phải trả người bán
Dùng tiền mặt trả cho người
bán
1121
331
1111
112.729.331
12.940.381.016
133.110.596
T/12 Dùng TGNH trả người bán 1121 227.008.762
Kết chuyển
Cộng
154
6277 31.809.028.763
31.809.028.763
31.809.028.763
(Nguồn: PhòngKT-TK-TC)
 Chi phí bằng tiền khác:
25

×