S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, lợi thế sẽ thuộc về
quốc gia nào có nguồn nhân lực trí tuệ cao, có kỹ năng vững vàng, có sức khỏe
tốt để theo kịp sự phát triển của thế giới. Đặc biệt với sức khỏe nó là tài sản vô
giá của mỗi công dân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, là một nhân tố cơ bản tạo nên
động lực phát triển của đất nước.
Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định : “ Giáo dục và Đào tạo là quốc
sách hàng đầu . Phát triển giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước. Là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững ”.
Điều đó càng chứng tỏ trách nhiệm to lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường và xã hội phải đảm bảo phát triển con người một cách toàn diện về
sức khỏe và trí tuệ. Giúp thế hệ trẻ có kiến thức ngang tầm thời đại, có tư duy
sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có ý thức vươn lên trong học tập, có sức
khỏe tốt để có thể làm chủ tương lai đất nước.
Ở nước ta, Đảng và nhà nước thể hiện sự quan tâm đó bằng nhiều chủ
trương chính sách, nhằm khuyến khích việc nâng cao sức khỏe cho mọi công
dân, đặc biệt là trong các trường phổ th
ông.
Chỉ thị 36-CT/TWT ngày 24/03/1994 của Ban Chấp Hành TW Đảng
Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục thể dục thể thao đã nêu rõ: “ Mục tiêu
cơ bản, lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thao là hình thành nền thể dục
thể thao phát triển, tiến bộ góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu
văn hóa tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong hoạt động
thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông nam Á”.
Do vậy giáo dục sức khỏe cho con người là một trong những nội dung
quan trọng không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo mà còn là mối quan tâm
của toàn xã hội, với mục đích: “ Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một
con người mới, có sức khỏe tốt, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường,
để tiếp tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi
lành mạnh”.
Điền kinh là một môn thể thao khá phổ biến, là những môn thi đấu chính
của các kỳ đại hội Olompic quốc tế, Đại hội TDTT trong nước. Trong nhà
trường phổ thông Điền kinh là môn có nhiều nội dung chủ yếu trong chương
trình học.
Những năm gần đây Bộ Giáo Dục và đào Tạo đã không ngừng cải tiến nội
dung, phương pháp giảng dạy và tập luyện môn điền kinh nói chung và nội dung
nhảy xa nói riêng. Nhưng với thực tế tại trường THCS Đồng Cương, do cơ sở
vật chất còn hạn chế, đối tượng học sinh đa phần là con em nông dân. Đặc biệt
là học sinh nữ, ở lứa tuổi này các em đang phát triển tâm sinh lý lứa tuổi chính
vì thế việc lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp cho học sinh nữ lớp 9 của
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
trường luôn làm tôi băn khoăn trăn trở làm thế nào để các em trập luyện nội
dung nhảy xa kiểu " Ngồi" có hiệu quả nhất. Chính vì những lý do đó tôi chọn
đề tài: "Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy
xa cho học sinh nữ lớp 9 trường THCS Đồng Cương – Yên Lạc – Vĩnh Phúc”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài nghiên cứu để tìm ra một số phương pháp tập luyện nhảy xa cho
học sinh nữ lớp 9 Trường THCS Đồng Cương . Từ đó có cơ sở để nâng cao thể
lực, sức khỏe, cải thiện thành tích nhảy xa cho học sinh.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Để đạt được mục đích nghiên cứu tôi cần giải quyết các nhiệm vụ sau
đây:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng học sinh nữ khối 9 học nội dung nhảy
xa tại trường THCS Đồng Cương
Nhiệm vụ 2: Phương pháp tập luyện và hiệu quả của phương pháp tập
luyện nội dung nhảy xa của học sinh nữ khối 9 trường THCS Đồng Cương.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng hai nhóm phương pháp
sau :
1. Nhóm phương pháp lý thuyết:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Trên cơ sở nhận xét thực trạng của học sinh học nội dung nhảy xa ở
trường THCS Đồng Cương, sự góp ý của đồng nghiệp và tổng hợp các tài liệu
nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài. Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lý luận
tổng hợp tất cả các tài liệu cần thiết để đưa ra phương hướng giải quyết đề tài.
2. Nhóm Phương pháp thực tiễn.
- Phương pháp quan sát sư phạm :
Để tiến hành đề tài này tôi đã quan sát sự phát triển thể lực của học sinh.
Quan sát các buổi tập nhảy xa của học sinh nữ lớp 9A1 và lớp 9A2, A3. Sử dụng
phương pháp này tôi có cơ sở để tìm ra được các bài tập và phương pháp hiệu
quả nhất.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả trong quá
trình thực nghiệm các bài tập. Sau khi đã lựa chọn và xác định được các bài tập
tôi đã tiến hành phân nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm: 20 em học sinh nữ
lớp 9A1 nhóm đối chứng. 20 em học sinh nữ lớp 9A2 + A3 nhóm thực nghiệm.
- Phương pháp toán học thống kê :
Để giải quyết nhiệm vụ một cách chính xác và hoàn thiện tôi đã sử dụng
phương pháp toán học thống kê để rút ra kết quả cụ thể từ đó có cơ sở đánh giá
hiệu quả bài tập.
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Công thức để sử lý số liệu:
Trị số TB:
X
A
1
=
n
x
n
i
i
∑
=
1
( n = 1,2,3,… )
Phương sai:
( )
n
2
i
2
i 1
x x
n 1
=
−
δ=
−
∑
( n < 30 )
Hệ số biến sai: t =
B
B
A
A
BA
nn
XX
22
δδ
+
−
( n < 30)
V. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 03 năm 2013
2. Đối tượng nghiên cứu:
20 học sinh nữ lớp 9A1 và 20 học sinh nữ lớp 9A2+A3 trường THCS
Đồng Cương
3. Địa điểm nghiên cứu:
Tại trường THCS Đồng Cương – Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc
VI. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Những năm học vừa qua tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn thể dục
tại trường THCS Đồng Cương . Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực
trạng học sinh học môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng, đa
phần học sinh chưa tích cực tập luyện, chưa xem tập luyện thể dục thể thao là
cách tốt nhất để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực. Đặc biệt là học sinh nữ ở
lứa tuổi 14-15 các em đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý, vì thế các em
hay e thẹn, rụt rè khi tập luyện. Mặt khác đôi khi giáo viên còn cứng nhắc trong
giảng dạy. Vì vậy chưa gây được hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo trong
tập luyện của học sinh. Ngoài ra cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy
và học tập còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy kết quả học tập môn thể dục nói
chung và nội dung nhảy xa nối riêng chưa cao nếu không muốn nói là còn thấp.
Năm học 2011 - 2012 vừa qua, kết quả kiểm tra đánh giá quá trình tập
luyện nội dung nhảy xa kiểu “ Ngồi” ở học sinh nữ khối 9 chỉ có 45% học đạt
điểm trung bình trở lên còn lại là yếu kém.
Một yếu tố khác, xã Đồng Cương là một xã thuần nông, phần đông học
sinh là con em nông thôn, cuộc sống gia đình các em còn nhiều khó khăn. Ngoài
việc học ở trường các em về còn phải giúp gia đình. Để thực hiện tốt những việc
này đòi hỏi các em phải có một sức khỏe tốt, một thể lực cường tráng.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất. Là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện thể chất, qua thực tế công tác
tại trường THCS Đồng Cương tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để các
em học sinh nữ chủ động, sáng tạo, tích cực tập luyện trở thành những người có
sức khỏe, có tri thức và đạo đức tốt, thành người có ích cho xã hội.
Từ thực trạng nêu trên, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản
thân, của đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác, để đưa chất lượng
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
giảng dạy và học tập môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng, tôi
mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy để giúp học sinh học tập nội dung
nhảy xa đạt kết quả cao hơn.
PHẦN II: NỘI DUNG
Môn nhảy xa muốn có thành tích tốt, ngoài kỹ thuật còn phải tập luyện
thường xuyên và có các bài tập nâng cao. Nhìn lại ở trường THCS Đồng Cương
trong những năm qua, do chương trình của bộ giáo dục quy định, các kỹ thuật
trong môn điền kinh nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng là phần dạy học
bắt buộc trong công tác giáo dục thể chất của nhà trường. Nhìn chung học sinh
đã được học, xong chưa liên tục và hoàn chỉnh. Do vậy kết quả đạt được chưa
cao, nguyên nhân chính là do các em chưa có điều kiện tập luyện thường xuyên
và phương pháp tập luyện hợp lí nhất. Đây cũng là lý do để đưa các em vào
công việc này.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Điều tra thực trạng học sinh nữ học nội dung nhảy xa kiểu " Ngồi".
Từ việc điều tra thực trạng của học sinh học nội dung nhảy như: Kỹ thuật
thực hiện động tác, thành tích đạt được trước khi nghiên cứu . Qua đó đưa ra
nhận định và đưa ra phương pháp tập luyện cho học sinh thích hợp nhất để đạt
hiệu quả cao nhất.
2. Quan sát và trò chuyện sư phạm.
Quan sát học sinh tập luyện nội dung nhảy xa, trò chuyện với học sinh từ
đó thấu hiểu tâm lý và sự quan tâm của các em về nội dung nhảy xa trước và sau
khi thực nghiệm.
3. Đưa các bài tập thực nghiệm và đối chứng vào tiết dạy.
Thực hiện công việc này nhằm tìm ra được phương pháp giảng dạy và học
tập có hiệu quả nhất từ đó rút ra kết luận về việc áp dụng phương pháp đổi mới
của bản thân.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Điều tra thực trạng học sinh học nội dung nhảy xa kiểu "Ngồi"
Thực hiện được công việc này thực chất chúng ta đã giải quyết xong
nhiệm vụ 1. Nhảy xa là hoạt động hết sức cơ bản và rất cần thiết đối với cuộc
sống con người. Để phát triển thể chất cho thế hệ trẻ ngay từ thời xa xưa, người
ta đã coi nhảy xa là phương tiện giáo dục thể chất hết sức quan trọng. Tuy vậy
xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường cũng như của học sinh hiện nay.
Trong quá trình giảng dạy và kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tôi thấy
học sinh thường thực hiện động tác mà không hiểu kỹ thuật, coi thường môn học
vì thế kết quả đạt được chưa cao nếu không nói là còn thấp.
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Vì vậy là một giáo viên dạy bộ môn thể dục trong trường trung học cơ sở
tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp mới. Qua tham khảo tài liệu, học
hỏi đồng nghiệp và đặc biệt là qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã áp dụng
một số bài tập nhằm đưa học sinh học nội dung nhảy xa đạt kết quả cao hơn.
Trước khi áp dụng những bài tập và phương pháp mới. Tôi chọn 20 học
sinh nữ lớp 9A1 làm nhóm đối chứng (A
1
), và 20 học sinh nữ lớp 9A2 + A3 làm
nhóm thực nghiệm ( A
2
) để kiểm tra kết quả ban đầu với nội dung kiểm tra: Kỹ
thuật và thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi”. Phần kiểm tra kỹ thuật tôi chia thành
04 loại
- Loại A : Thực hiện đúng kỹ thuật bốn giai đoạn
- Loại B : Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên
không, kỹ thuật tiếp đất có sai sót.
- Loại C : Kỹ thuật giai đoạn trên không cơ bản đúng. Có sai sót nhiều
trong các giai đoạn kỹ thuật còn lại.
- Loại D : Không hình thành được kỹ thuật giai đoạn trên không.
Kết quả tôi thu được như sau:
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Bảng 1: KẾT QUẢ KIỂM TRA BAN ĐẦU.
Nhóm đối chứngA1
TT Họ và tên Kỹ thuật đạt được Thành tích (cm)
1 Đỗ Thị Dung B 265
2 Phạm Thùy Dương D 210
3 Nguyễn Thùy Giang B 258
4 Phạm Thị Hạnh C 255
5 Trần Thị Hạnh D 220
6 Nguyễn Thị Hải B 243
7 Nguyễn Thị Hồng D 217
8 Hoàng Thị Kiều Hoa D 222
9 Trần Thị Thúy Hồng C 234
10 Phạm Thị Lan Hương B 262
11 Lại Thị Khánh Lâm D 228
12 Nguyễn Thị Ngọc Liên D 227
13 Phạm Thị Lịch C 251
14 Lại Thảo Linh D 215
15 Phùng Thị Linh D 225
16 Phạm Thị Nga C 235
17 Nguyễn Thị Bích Ngọc D 215
18 Nguyễn Xuân Nhân D 221
19 Nguyễn Thị Phương B 267
20 Phạm Thị Thảo D 222
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Nhóm thực nghiệm A2
TT Họ và tên Kỹ thuật đạt được Thành tích (cm)
1 Nguyễn Thị Lan Anh B 260
2 Nguyễn Thị Quỳnh Anh D 227
3 Nguyễn Thị Ngọc Ánh D 225
4 Trần Thị Bé C 250
5 Nguyễn Thị Dung D 228
6 Phùng Thị Dung B 275
7 Phùng Thị Hạnh C 267
8 Nguyễn Thị Hậu D 228
9 Trần Thị Hòa D 226
10 Nguyễn Thị Ngọc Huyền B 268
11 Phùng Thị Huyền D 224
12 Nguyễn Thị Mai D 223
13 Nguyễn Thị Nga C 242
14 Lưu Thị Nguyệt D 225
15 Phạm Thị Nhung D 242
16 Phùng Thị Lệ Thu D 226
17 Nguyễn Thị Thanh Xuân D 228
18 Phạm Thị Diễm Hương B 266
19 Nguyễn Thị Thanh (9A3) D 225
20 Nguyễn Thị Thật (9A3) D 227
Sau khi tôi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy thành tích và kỹ thuật của
hai nhóm là rất kém. Cụ thể nhóm A
1
chỉ đạt được 45 % điểm trung bình trở lên
còn lại là yếu, kém. Nhóm A
2
chỉ đạt được 40% điểm trung bình trở lên còn lại
là yếu kém.
Để xây dựng cho học sinh có thái độ học tập đúng, học sinh tích cực chủ
động sáng tạo, hiểu kỹ thuật trong từng giai đoạn để luyện tập kỹ thuật nhảy xa
kiểu “Ngồi”. Từ đó thực hiện đúng kỹ thuật nâng cao thành tích và đảm bảo an
toàn trong luyện tập.
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
2. Phương pháp tập luyện và hiệu quả tập luyện của hai nhóm.
Ngày nay nhảy xa trở thành một môn thể thao hấp dẫn chinh phục độ xa,
có tác dụng rèn luyện sức mạnh, sức nhanh, sự khéo léo, linh hoạt rất hiệu quả.
Nhảy xa có ba kiểu khác nhau: “ Ngồi”, “Cắt kéo”, “ Ưỡn thân”. Nhảy xa kiểu
“Ngồi” dể học nhất, phù hợp với học sinh các lớp 8,9. Từ thực tế trên tôi đã
tham khảo các bạn đồng nghiệp cùng dạy rút ra kinh nghiệm và tìm ra phương
pháp tốt nhất để áp dụng vào giảng dạy trực tiếp ở trường.
Trong quá trình giảng dạy cho học sinh để đạt kết quả cao, trước khi tập
luyện phải xây dựng khái niệm : Thế nào là nhảy xa, nhảy xa xuất phát từ đâu,
nhảy xa có tác dụng gì cho sức khỏe. Sau đó mới tiến hành giảng giải phân tích,
làm mẫu động tác đẹp, chính xác, cho học sinh xem tranh ảnh. Cuối cùng tôi
mới cho các em tập luyện theo phương pháp mà tôi và các đồng nghiệp đã đúc
rút ra từ những năm công tác tại trường.
Biện pháp này cũng chính là đi giải quyết nhiệm vụ 2. Để làm tốt được
công việc này tôi đã bố trí thời gian tập luyện 8 tiết trong 4 tuần cho cả hai
nhóm. Trong đó nhóm đối chứng ( A
1
) tập các bài tập theo PPCT của Bộ giáo
dục và Đào tạo. Nhóm thực nghiệm tôi đưa ra các bài tập mà tôi đã đúc rút trong
quá trình giảng dạy.
*Cách thức tập luyện
Tuần 1:
- Tiết 1: + Xây dựng khái niệm về môn nhảy xa.
+ Điều tra cơ bản môn nhảy xa kiểu “Ngồi”
- Tiết 2:+ Tập một số động tác bổ trợ : Đá lăng trước, đá lăng trước sau,
đà một bước đá lăng, Đà một bước giậm nhảy đá lăng, chạy đà tự do nhảy
xa kiểu ngồi.
+ Tập đo đà và điều chỉnh đà
+ Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
Tuần 2:
- Tiết 3:+ Tập các động tác bổ trợ: Đá lăng trước sau, đà một bước giậm
nhảy đá lăng, đà ba bước giậm nhảy đá lăng, một bước bước bộ trên
không, nhảy dây đơn.
+ Chạy đà chậm 3 - 5 bước đặt chân giậm đúng ván giậm nhảy.
+ Chạy đà 5 - 7 bước đặt chân giậm nhảy vào ván giậm đá lăng
chân.
+ Chạy 3 bước bước bộ trên không.
+ Trò chơi: Bật cóc tiếp sức
- Tiết 4:+ Tập các động tác bổ trợ như tiết 3, Bật xa tại chỗ
+ Đá ba bước bước bộ trên không ( có bổ trợ bật bục cao 15cm)
+ Chạy đà 5 - 7 bước bước bộ trên không
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Chạy 5 - 7 bước giậm nhảy qua dây căng ngang cao 50cm thực
hiện bước bộ trên không qua dây căng ngang rơi xuông bằng hai chân
+ Chạy 7 - 9 bước đà bật nhảy vào bục bật rơi xuống bằng hai
chân
Tuần 3:
- Tiết 5:+ Đà ba bước bước bộ trên không.
+ Chay 7 - 9 bước đà giậm nhảy vào bục bước bộ trên không rơi
xuống bằng hai chân.
+ Đà 5 - 7 bước phối hợp chạy đà - giậm nhảy bước bộ trên không.
+ Đà trung bình giậm nhảy bước bộ trên không chạm cát bằng hai
chân.
- Tiết 6:+ Ôn một số động tác bổ trợ kỹ thuật như tiết 5.
+ Đà 5 - 7 bước hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”.
+ Đà trung bình hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi nâng cao
thành tích.
+ Giới thiệu điều luật nhảy xa kiểu “Ngồi” phần 1
Tuần 4:
- Tiết 7:+ Ôn một số động tác bổ trợ kỹ thuật.
+ Đà 5 - 7 bước hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”
+ Đà trung bình hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” nâng cao
thành tích.
+ Đà tự do hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu "Ngồi" nâng cao
thành tích.
+ Giới thiệu điều luật nhảy xa kiểu ngồi phần 2.
- Tiết 8:+ Kiểm tra kỹ thuật và thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi”.
Qua 4 tuần áp dụng dạy cho hai nhóm theo hai phương pháp mà tôi đã
lựa chọn. Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn nhắc nhở động viên
các em về nhà tập luyện. Vì điều kiện ở nhà không có sân bãi tập thường xuyên
chính vì thế các em chỉ nên tập ở nhà các bài tập bổ trợ kỹ thuật và thể lực là tốt
nhất. Trong giờ dạy tôi luôn áp dụng luân phiên các phương pháp tập luyện gây
hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh trong tập luyện
nhảy xa.
* Các phương pháp tập luyện:
- Làm mẫu kết hợp với giảng giải.
- Phân đoạn và hoàn chỉnh.
- Luyện tập bắt chước.
- Luyện tập lặp lại.
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Luyện tập nâng cao dần yêu cầu.
- Trò chơi và thi đấu.
- Trực quan gián tiếp ( Xem tranh ảnh).
- Sửa sai và giúp đỡ.
Đặc biệt trong quá trình tập luyện cho học sinh hình thành giai đoạn bước
bộ trên không tôi dùng vật bổ trợ ( Bục bật ), để tăng độ cao của cơ thể so với
hố cát, từ đó học sinh có thời gian trên không lâu hơn để hình thành được động
tác bước bộ trên không để có thể đưa chân giậm nhảy đuổi kịp chân lăng, hai
chân vươn về phía trước để chuẩn bị tiếp đất. Bên cạnh đó tôi luôn áp dụng hình
thức chia tổ tập luyện để tăng cường mật độ vận động, giảm thời gian chờ đợi,
đồng thời phát huy được khả năng tự quản của học sinh trong giờ học.
Trước khi chia tổ tập luyện, tôi thường đưa ra yêu cầu về kỹ luật và an
toàn, hướng dẫn cho các em đội hình tập luyện và các khẩu lệnh Đưa những
điều này thành một trong những nội dung thi đua cho từng tổ để các em kiểm tra
đánh giá lẫn nhau. Điều quan trọng nhất trong tập luyện là phải đảm bảo an toàn
trong tập luyện.
Chính áp dụng những phương pháp và các bài tập trên sau 4 tuần tập
luyện tôi đã kiểm tra và thu được kết quả sau:
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Bảng 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU TẬP LUYỆN.
Nhóm đối chứngA
1
TT Họ và tên Kỹ thuật đạt được Thành tích (cm)
1 Đỗ Thị Dung A 272
2 Phạm Thùy Dương C 234
3 Nguyễn Thùy Giang B 261
4 Phạm Thị Hạnh B 268
5 Trần Thị Hạnh D 228
6 Nguyễn Thị Hải B 247
7 Nguyễn Thị Hồng C 221
8 Hoàng Thị Kiều Hoa C 231
9 Trần Thị Thúy Hồng B 245
10 Phạm Thị Lan Hương B 273
11 Lại Thị Khánh Lâm C 233
12 Nguyễn Thị Ngọc Liên B 245
13 Phạm Thị Lịch B 260
14 Lại Thảo Linh D 227
15 Phùng Thị Linh C 230
16 Phạm Thị Nga C 242
17 Nguyễn Thị Bích Ngọc D 224
18 Nguyễn Xuân Nhân C 235
19 Nguyễn Thị Phương A 295
20 Phạm Thị Thảo C 235
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Nhóm thực nghiệm A
2
TT Họ và tên Kỹ thuật đạt được Thành tích (cm)
1 Nguyễn Thị Lan Anh A 297
2 Nguyễn Thị Quỳnh Anh B 240
3 Nguyễn Thị Ngọc Ánh C 231
4 Trần Thị Bé A 274
5 Nguyễn Thị Dung B 240
6 Phùng Thị Dung A 301
7 Phùng Thị Hạnh A 296
8 Nguyễn Thị Hậu C 237
9 Trần Thị Hòa B 245
10 Nguyễn Thị Ngọc Huyền A 299
11 Phùng Thị Huyền B 242
12 Nguyễn Thị Mai C 238
13 Nguyễn Thị Nga B 280
14 Lưu Thị Nguyệt C 237
15 Phạm Thị Nhung B 281
16 Phùng Thị Lệ Thu C 240
17 Nguyễn Thị Thanh Xuân B 239
18 Phạm Thị Diễm Hương A 298
19 Nguyễn Thị Thanh (9A3) B 266
20 Nguyễn Thị Thật (9A3) B 238
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Bảng 3: KẾT QUẢ SO SÁNH HAI SỐ TRUNG BÌNH
( Nhóm đối chứng A
1
và nhóm thực nghiệm A
2
)
Nhóm đối chứng A
1
TT Họ và tên X
i
(cm)
X
i
-
x
A
1
(cm)
(X
i
-
x
A
1
)
2
(cm)
1 Đỗ Thị Dung 7 -3,7 13,69
2 Phạm Thùy Dương 24 13,3 176,89
3 Nguyễn Thùy Giang 3 -7,7 59,29
4 Phạm Thị Hạnh 13 2,3 5,29
5 Trần Thị Hạnh 8 -2,7 7,29
6 Nguyễn Thị Hải 4 -6.7 44,89
7 Nguyễn Thị Hồng 4 -6,7 44,89
8 Hoàng Thị Kiều Hoa 9 -1,7 2,89
9 Trần Thị Thúy Hồng 11 0,3 0,09
10 Phạm Thị Lan Hương 11 0,3 0,09
11 Lại Thị Khánh Lâm 5 -5,7 32,49
12 Nguyễn Thị Ngọc Liên 18 7,3 53,29
13 Phạm Thị Lịch 9 -1,7 2,89
14 Lại Thảo Linh 12 1,3 1,69
15 Phùng Thị Linh 5 -5,7 32,49
16 Phạm Thị Nga 7 -3,7 13,69
17 Nguyễn Thị Bích Ngọc 9 -1,7 2,89
18 Nguyễn Xuân Nhân 14 3,3 10,89
19 Nguyễn Thị Phương 28 17,3 299,29
20 Phạm Thị Thảo 13 2,3 5,29
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Nhóm thực nghiệm A
2
TT Họ và tên X
i
(cm)
X
i
-
x
A
2
(cm)
(X
i
-
x
A
2
)
2
(cm)
1 Nguyễn Thị Lan Anh 37 15,2 231,04
2 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 13 -8,8 77,44
3 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 6 -15,8 249,64
4 Trần Thị Bé 24 2,2 4,84
5 Nguyễn Thị Dung 12 -9,8 96,04
6 Phùng Thị Dung 26 4,2 17,64
7 Phùng Thị Hạnh 29 7,2 51,84
8 Nguyễn Thị Hậu 9 -12 144,0
9 Trần Thị Hòa 19 -2,8 7,84
10 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 31 9,2 84,64
11 Phùng Thị Huyền 18 -3,8 14,44
12 Nguyễn Thị Mai 15 -6,8 46,24
13 Nguyễn Thị Nga 38 16,2 262,44
14 Lưu Thị Nguyệt 12 9,8 96,04
15 Phạm Thị Nhung 39 17,2 295,84
16 Phùng Thị Lệ Thu 14 -7,8 60,84
17 Nguyễn Thị Thanh Xuân 11 -10,8 116,64
18 Phạm Thị Diễm Hương 32 10,2 104,04
19 Nguyễn Thị Thanh (9A3) 41 19,2 368,64
20 Nguyễn Thị Thật (9A3) 11 -10,8 116,64
X
A
1
=
n
xi
n
i
∑
=1
=
20
214
= 10,7 ( n = 20)
( )
1
1
2
2
1
−
−
=
∑
=
n
xx
n
i
i
A
δ
=
19
2,810
= 42,64 ( n = 20 )
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
X
A
2
=
n
xi
n
i
∑
=1
=
20
437
= 21,85 ( n = 20)
( )
1
1
2
2
2
−
−
=
∑
=
n
xx
n
i
i
A
δ
=
19
76,2446
= 128,77 ( n = 20 )
t =
1
1
2
2
2
2
12
A
A
A
A
AA
nn
XX
δ
δ
+
−
=
20
64,42
20
77,128
07,1085,21
+
−
=
13,243,6
78,11
+
= 4,03 ( n = 20 )
So sánh với t bảng thì: t tính = 4,03 > t bảng = 2,06 ( Trong bảng tính xác
xuất thống kê)
Như vậy sự khác nhau thấy rõ trên bảng thành tích sau thực nghiệm ở
ngưỡng xác xuất p = 0,05. Chúng ta thấy phương pháp tập luyện của nhóm thực
nghiệm ưu việt hơn phương pháp tập luyện của nhóm đối chứng và có giá trị áp
dụng vào thực tiễn trong giảng dạy thể dục thể thao ở trường THCS nói chung
và nội dung nhảy xa nói riêng.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua phương pháp giảng dạy hai nhóm: Nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm, tôi thu được kết quả như sau:
Nhóm đối chứng A
1
Số
lượng
Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL %
20 3 15 8 40 7 35 2 10
Nhóm thực nghiệm A
2
Số
lượng
Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL %
20 0 0 5 25 9 45 6 30
Qua kết quả thu được ta thấy nhóm đối chứng A
1
thành tích và kỹ thuật có
tăng lên nhưng không đáng kể so với nhóm thực nghiệm A
2
. Điều này chứng tỏ
phương pháp cải tiến mà tôi đưa ra là hoàn toàn phù hợp với đối tượng học
sinh tại trường THCS Đồng Cương mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN:
Qua quá trình giảng dạy huấn luyện, áp dụng những sáng kiến trên tôi
thấy hiệu quả huấn luyện tăng lên rõ rệt. Học sinh nắm bắt tốt từng bài tập một
cách nhanh chóng, tăng hưng phấn, hứng thú trong luyện tập, thành tích của các
em trong quá trình tập luyện ngày càng cao. Điều đó một lần nữa khẳng định
phương pháp cải tiến mà tôi đưa ra là hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh
trường THCS Đồng Cương.
Từ đó tôi thiết nghĩ, nếu ngành chúng ta chú trọng tới việc tập luyện các nội
dung thể dục thể thao cho học sinh THCS thì sẽ nâng cao chất lượng đại trà và
đó sẽ là nơi cung cấp các vận động viên trẻ cho nền thể thao của tỉnh nhà
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM (Ý NGHĨA)
- Trong quá trình giảng dạy môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa
nói riêng ở trường THCS. Muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy và thành
tích của học sinh nói chung và học sinh nữ nói riên, trước hết người giáo viên
phải tìm ra được một số phương pháp và bài tập tập luyện phù hợp với đối tượng
học sinh, với thực tế địa phương.
- Qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi các đồng nghiệp và thực tế quá trình
giảng dạy. Tôi đã tìm ra các bài tập và phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa
kiểu “Ngồi” cho học sinh nữ THCS mà chúng tôi đã nghiên cứu trong đề tài.
- Sau khi áp dụng những bài tập và phương pháp tập luyện mà tôi đưa ra
cho nhóm thực nghiệm A
2
kết quả đạt được cao hơn so với nhóm đối chứng A
1
.
Do vậy các bài tập và phương pháp tập luyện môn nhảy xa kiểu “Ngồi” mà tôi
lựa chọn là phù hợp với học sinh THCS.
III. KIẾN NGHỊ.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu tham khảo và phương tiện kỹ
thuật chuyên môn còn hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh
khỏi những thiếu sót. kính mong đồng nghiệp góp ý xây dựng để đề tài có tính
hiệu quả và ứng dụng thực tế cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất trong trường THCS.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Cương, ngày 30…tháng 03… năm 2013
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Nguyễn Văn Thạch
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CẤP TRƯỜNG
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CẤP TỈNH
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Tài liệu tham khảo
1. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
TS Vũ Đào Hùng – PTS Nguyễn Mậu Loan – NXB Giáo dục - 1998
2. Sách giáo khoa Điền kinh
Dương Nghiệp Chí – NXB TDTT Hà Nội – năm 2000.
3. Điền kinh trong trường phổ thông
Quang Hưng - NXB TDTT Hà Nội – năm 1996.
4. Xác suất thống kê. Đào Hữu Hồ - NXB Giáo dục, Hà Nội - 1981.
5. Lý luận và phương pháp TDTT– NXB TDTT Hà Nội – năm 1993.
6. Chỉ thị về công tác giáo dục TDTT trong giai đoạn mới. Số 36CT/TW ngày
24.3.1994 của Ban bí thư Trung ưong Đảng.
7. Sách sinh lý học TDTT
8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III. NXB Giáo dục - 2004
9. Sách giáo viên môn thể dục. NXB Giáo dục - 2004
N¨m häc: 2012 - 201 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Mục lục
TT Nội dung Trang
1 Mục lục
2 Phần I: Đặt vấn đề 01
3 I. Lời mở đầu 01
4 II. Mục đích nghiên cứu 02
5 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 02
6 IV. Phương pháp nghiên cứu 02
7 V. Tổ chức nghiên cứu 03
8 VI. Thực trạng củ vấn đề nghiên cứu 03
9 Phần II. Giải quyết vấn đề 04
10 I. Các giải pháp thực hiện 04
11 II. Các biện pháp thực hiện 04
12 III. Kết quả nghiên cứu 15
13 Phần III: Kết luận 16
14 I. Kết luận 16
15 II. Bài học kinh nghiệm 16
16 III. Kiến nghị 16
17 ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG
KIẾN CẤP TRƯỜNG
17
15 ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG
KIẾN CẤP HUYỆN
18
16 ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG
KIẾN CẤP TỈNH
19
Tài liệu tham khảo 20
N¨m häc: 2012 - 201 3