Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng thực hành các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan môn giáo dục công dân cho học sinh thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.08 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA THÀNH
KINH NGHIỆM
“RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THCS”
Người thực hiện Nghiêm Đức Hữu
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thành
SKKN thuộc môn: GDCD
NĂM HỌC 2008 – 2009
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục công dân có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo
dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật
giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong
cuộc sống. Qua môn học các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ
đúng với qui luật của tương lai nhất là đối với học sinh trung học cơ sở
lứa tuổi bắt đầu tập làm “ người lớn”.
Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vi trí chức năng
của bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ
môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không nắm bắt được những
kiến cơ bản phổ thông về pháp luật, chưa có cách ứng xử phù hợp trong
các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt ở các em kỹ năng giải quyết các tình
huống đạo đức, pháp luật còn rất hạn chế.
Đứng trước tình hình đó là một giáo viên giảng dạy Giáo dục công
dân đã khá lâu, trong hiện tại đã từng tham dự một số chuyên đề về đổi
mới chương trình dạy học Giáo dục công dân do các cấp tổ chức, tôi
muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp rèn
kỹ năng thực hành các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan môn Giáo
dục công dân nhằm nâng cao kiến thức bộ môn, đảm bảo cho các em có
đủ hành trang kiến thức để có các cách ứng xử phù hợp làm hành trang


bước vào cuộc sống.
2
Rất mong được bạn đọc góp ý kiến phê bình !
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Như ta đã biết, dạy học Giáo dục công dân là quá trình giáo viên cung cấp
cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử
phù hợp, tự điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách…Nhằm phục vụ cho việc
giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Giáo dục công dân là
bộ môn vừa mang tính trìu tượng cao vừa rất cụ thể vì kiến thức cơ bản bộ môn
đòi hỏi tính khoa học, chính xác cao nhưng lại gắn liền với các mối quan hệ ứng
xử của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại. Nên trong quá trình giảng dạy ôn
tập để học sinh có những kiến thức cơ bản về Đạo đức và Pháp luật, đòi hỏi bên
cạnh việc cung cấp kiến thức bộ môn giáo viên phải gắn liền bài học với thực tế
cuộc sống để các em biết vận dụng xử lý các tình huống Đạo đức, Pháp luật, tăng
khả năng thực hành giải quyết các bài tập trắc nghiệm của bộ môn.
Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy phải đề ra
những phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em có kỹ năng biết
lựa chọn, biết nhận xét, đánh giá một hành vi đạo đức, một tình huống Pháp
luật…tạo nên hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh
để từ đó tự điều chỉnh hành vi của bản thân, sống theo đúng Hiến pháp, Pháp luật
và truyền thống đạo đức của dân tộc. Vì vậy phương pháp rèn luyện kỹ năng
thực hành bài tập trắc nghiệm có vai trò quan trọng trong quá trình giảng môn
Giáo dục công dân ở các lớp THCS .
3
2. Cơ sở thực tiễn:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Giáo dục công dân ở bậc THCS đã 8 năm
tôi thấy học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình
Giảng dạy, ôn tập nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên

nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh.
- Khả năng thực hành giải quyết các bài tập tình huống chưa cao, thiếu
cách ứng xử trong cuộc sống, kiến thức Pháp luật phổ thông còn hạn chế
- Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành bài tập trắc nghiệm khách
quan còn đơn điệu nhiều giáo viên khả năng ra đề trắc nghiệm còn hạn chế việc
kết hợp đa dạng các phương pháp ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy
chưa cao.
- Kết quả học tập của học sinh còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi học sinh giỏi
hàng năm.
* Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trình
giảng dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm phương pháp : “Rèn luyện
kỹ năng thực hành các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan môn Giáo dục công
dân cho học sinh THCS”, kết quả học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt,
xử lý nhanh các tình huống Đạo đức và Pháp luật, quá trình tư duy tổng hợp, so
sánh, nhận xét ,đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi học sinh giỏi được nâng
lên. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã quyết định chọn đề tài này để nêu
lên những kinh nghiệm bản thân, đóng góp vào quá trình đổi mới môn học nâng
cao khả năng nhận thức và kết quả học tập môn Giáo dục công dân của học sinh
THCS.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Đặc điểm tình hình:
1.1: Thuận lợi:
4
- Nga Thành là vùng có truyền thống hiếu học, phụ huynh quan tâm đến
việc học tập của con em.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, có kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm ở
các bộ môn nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng.
- Học sinh ham thích tìm hiểu kiến thức bộ môn, hứng thú trong việc tìm
tòi, giải quyết các tình huống Đạo đức và Pháp luật.
- Trong giờ học các em học tập tích cực, thực sự là trung tâm của quá trình

dạy học.
- Khả năng nắm bắt kiến thức khá tốt, biết so sánh, đánh giá và xử lý các
hành vi trong thực tế cuộc sống .
- Đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân tham gia đầy đủ các chuyên đề
đổi mới phương pháp do Sở, Phòng tổ chức.
- Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá
đầy đủ.
- Phòng giáo dục, ban Giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi
mới phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của
bản thân, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tốt nghiệp và đội ngũ học
sinh giỏi các cấp.
1.2. Khó khăn:
- Đặc điểm vùng dân cư: Nga Thành vốn là vùng đồng màu, kinh tế thuần
nông, nghề phụ khá phát triển, trình độ dân trí không đồng đều.
- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi
Giáo dục công dân là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.
- Phương tiện dạy học còn thô sơ, việc đầu tư mua sắm thiết bị còn ít, đội
ngũ giáo viên chưa thực sự đồng bộ, kiến thức bộ môn chưa thực sự sâu sắc, đặc
biệt việc nắm bắt các đơn vị kiến thức Pháp luật còn hạn chế.
2. Nội dung:
5
2.1. Điều tra ban đầu:
a. Khảo sát chất lượng đầu năm học 2006 – 2007 môn: Môn GDCD
Tổng số
học sinh
Xếp loại giỏi
SL %
Xếp loại
khá
SL %

Xếp loại TB
SL %
Xếp loại yếu
SL %
310 16 5,1 70 22,5 116 37,6 108 34,8
2.2: Nội dung thực hiện:
a, Phát hiện:
a.1: Đối với học sinh đại trà: Xác định rõ những trọng tâm của các đơn vị kiến
thức, chú ý hệ thống các chuẩn mực Đạo đức và Pháp luật, điều tra những phần
học sinh còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để ra các bài tập trắc nghiệm rèn kỹ
năng thức hành các bài tập trắc nghiệm của học sinh.
a.2: Đối với học sinh giỏi: Phát hiện là yếu tố quan trọng trong quá trình ôn luyện
học sinh giỏi Giáo dục công dân. Đối với học sinh giỏi môn Giáo dục công dân
cần chú ý mấy điểm:
+ Cần cù chịu khó, yêu thích môn học.
+ Có trí nhớ tốt, khả năng so sánh, nhận xét nhạy bén, biết xử lý các tình
huống trong bài học và thực tế cuộc sống.
+ Chữ viết sạch đẹp, trình bày bài cẩn thận rõ ràng.
b, Phương pháp rèn luyện chung:
b.1: Một số dạng đề trắc nghiệm khách quan:
* Dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
- Dạng đề này gồm có hai phần: Phần dẫn và phần lựa chọn.
Phần dẫn: là một câu hỏi hay một câu chưa hoàn chỉnh, phải tạo căn bản
cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp
học sinh hiểu rõ những yêu cầu của câu hỏi.
6
Phần lựa chọn: gồm một số phương án trả lời cho các câu hỏi bổ sung cho
câu hoàn chỉnh. Học sinh phải lựa chọn một trong các phương án trả lời đã đưa
ra. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trong đó chỉ có một phương án đúng,
các phương án còn lại chỉ là phương án “gây nhiễu”.

Khi ra đề trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn phần dẫn phải có nội dung rõ
ràng, tránh dùng câu dẫn dạng phủ định. Phần dẫn đảm bảo khi ghép với phần
lựa chọn phải thành một câu có cấu trúc đúng ngữ pháp. Phần lựa chọn cần sắp
xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, độ dài phải tương đương nhau.
Ví dụ: * Theo em giữ chữ tín là:
a, Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết tin tưởng nhau.
b, Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa.
c, Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết
tin tưởng nhau.
b.2: dạng câu trắc nghiệm đúng/ sai:
Được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và học sinh phải trả lời bằng
cách lựa chọn đúng hoặc sai. Thực chất đây là dạng câu đặc biệt của dạng câu
nhiều lựa chọn.
Dạng trắc nghiệm đúng/ sai có thể đặt nhiều câu hỏi thông một thời gian ấn
định, tăng độ tin cậy, viết dễ hơn nhiều lựa chọn. Tuy nhiên dạng câu hỏi này
học sinh dễ đoán mò hoặc bắt chước bạn để lựa chọn, không khuyến khích được
sự phát triển ngôn ngữ viết và cách trình bày cho học sinh. Vì vậy khi ra đề dạng
này mỗi câu chỉ nên diễn đạt một ý độc lập, hạn chế lấy các câu trong sách giáo
khoa hiện hành.
b.3: Dạng câu ghép đôi:
Học sinh phải chọn một nội dung được trình bày ở cột bên phải sao cho
thích hợp với nội dung được trình bày ở cột bên trái.
7
Dạng câu ghép đôi dễ xây dựng, thuận tiện trong việc đánh giá kiến thức
học sinh. Tuy nhiên khi ra dạng đề này cần chú ý ra nội dung ở các cột không
nên tương đương nhau để tránh trường hợp học sinh trả lời thông qua phương
pháp loại trừ.
Ví dụ: * Hãy kết nối các hành vi ở cột B sao cho phù hợp với các chuẩn mực ở
cột A
A

1. Giữ chữ tín.
2. Liêm khiết.
3. Tôn trọng lẽ phải.
B
a.Chấp hành tốt nội qui trường
lớp.
b.Đã hứa với bạn nên trời mưa
Lan vẫn đến dự sinh nhật Hoa.
c.Luôn cố gắng vươn lên bằng
chính sức lực của mình.
d. Thẳng thắn góp ý những việc
làm sai trái của bạn.
b.4: Dạng câu điền khuyết:
Dạng câu hỏi điền khuyết yêu cầu khi ra đề thực hành cho học sinh giáo
viên cần phải chọn các điều luật phổ biến hoặc nội dung cơ bản của các chuẩn
mực đạo đức và Pháp luật. Khi luyện tập giáo viên cần lưu ý học sinh chú ý các
từ cơ bản nhất của các điều luật hoặc các khái niệm, các từ này có thể chủ yếu là
động từ, danh từ, tính từ…Nên khi làm các em cần lưu ý những vấn đề trên.
Ví dụ: 1. Điền những từ thích hợp để hoàn chỉnh nội dung điều luật sau:
“ Cha mẹ có ….nuôi dạy con cái thành những công dân tốt. Con cháu có… kính
trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội … việc …giữa các con” (
trích: Điều 64- Hiến pháp năm 1992).
2. Điền những từ thích hợp để hoàn chỉnh nội dung đặc điểm của tình bạn:
8
“ Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau: ….với nhau
về quan niệm sống; … và tôn trọng lẫn nhau; … , tin cậy và có trách nhiệm đối
với nhau; … , đồng cảm sâu sắc với nhau.”
* Khi ôn tập ở đối tượng học sinh lớp 8, lớp 9 bên cạnh các bài tập trắc nghiệm
khách quan giáo viên nên đặt ra câu hỏi: tại sao? Vì sao? Em sẽ làm gì? Để
giúp các em bày tỏ ý kiến , quan điểm cá nhân trong việc tiếp nhận

kiến thức, vận dụng vào thực tế cuộc sống để lựa chọn cho mình các hành vi ứng
xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội.
* Sau một năm sử dụng các dạng đề trắc nghiệm để giảng dạy, thực hành ở đối
tượng học sinh trường THCS Nga Thành tôi nhận thấy khả năng thực hành của
học sinh được nâng lên rõ rệt, các em yêu thích môn học hơn và kết quả thu được
trong năm học qua như sau:
3. Kết quả đạt được:
a, Chất lượng môn Giáo dục công dân cuối năm học của học sinh
Tổng số
học sinh
XÕp lo¹i
giái
SL %
XÕp lo¹i kh¸
SL %
XÕp lo¹i TB
SL %
XÕp lo¹i
yÕu
SL %
310 55
17,8
101 32,6 120
38,7
34 10,9
b.KÕt qu¶ häc sinh giái n¨m häc 2006 – 2007:
Tæng sè
häc sinh
Gi¶i nhÊt Gi¶i nh× Gi¶i ba Gi¶i KK
3 1 1 0 1

III. KINH NGHIỆM RÚT RA:
Qua quá trình thực hiện phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành bài tập
trắc nghiệm khách quan cho học sinh ở các khối lớp trong trường THCS Nga
Thành, căn cứ vào khả năng học tập và kết quả đạt được của học sinh trong việc
thực hiện phương pháp tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
9
- Phương pháp rèn kỹ năng thực hành bài tập trắc nghiệm khách quan được
tiến hành một cách phong phú đa dạng trong phần học, kiến thức phù hợp với
trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đa số các em ham thích cách học mới tích cực tham gia vào việc rèn
luyện thực hành, hứng thú tham gia giải bài tập .
- Rèn luyện thực hành không đánh đố học sinh mà chủ yếu khơi dậy sự suy
nghĩ của học sinh một cách thông minh sáng tạo kết hợp học với hành.
- Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc
nghiệm đến bài tập nhận thức thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống để hình thành thói quen, hành vi đúng.
- Rèn luyện trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lô gíc, tăng
cường thực hành tại chỗ.
- Có chế độ ưu tiên, khuyến khích trong quá trình ôn tập, rèn luyện, tạo nên
sự thi đua lành mạnh trong học sinh.
- Xây dựng “ ngân hàng” đề tạo nên sự bất ngờ hứng thú, ham tìm hiểu
trong mỗi câu hỏi, mỗi giờ kiểm tra thực hành.
- Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo sự thoải mái
trong học tập của học sinh.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Tóm lại: Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành các dạng bài tập trắc
nghiệm cho học sinh THCS là nhằm cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức
về các chuẩn mực Đạo đức và Pháp luật nhằm trang bị cho học sinh hành trang
để bước vào bậc THPT. Với phương pháp này học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức
một cách nhanh chóng và có sức bền hơn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp

này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức bộ môn đặc biệt là các đơn vị kiến
10
thức ở các chuẩn mực Pháp luật, sử dụng thành thục cách ra đề trắc nghiệm
trong quá trình giảng dạy.
Quá trình thực hiện phương pháp là đúc rút từ kinh nghiệm trong thực tế
giảng dạy mong muốn của bản thân là góp một phần tiếng nói chung vào
uá trình đổi mới môn học, giúp học sinh phát triển về nhân cách, có khả năng
xử lý nhanh nhẹn, chính xác các tình huống trong cuộc sống, để trở thành con
người phát triển một cách toàn diện hơn.
Nga Thành, ngày 20 tháng 4 năm 2008
TÁC GIẢ
Nghiêm Đức Hữu

MỤC LỤC
11
(Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi do vậy chúng tôi chỉ để sẵn danh mục. Bấm
phím tab sẽ ra các dấu … cách đều)
PHẦN I. MỞ ĐẦU Trang 3
1. Lý do chọn đề tài 4
2
3
4
5
PHẦN II. NỘI DUNG
1
2
3
4
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

2. KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
12
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
Họ và tên: ………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………
Đơn vị: Trường tiểu học ………
Địên thoại: 0912345678
E-mail:
II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN:
III. NỘI DUNG CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong giảng dạy tại trường
……………………………… . Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một
phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm này mà tôi là người vi phạm, tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã phổ
biến cho đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến này tôi
cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu.
…………, ngày … tháng … năm 20….
Người cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
13

×