Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

tài liệu về nhiễm khuẩn bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 189 trang )

Lời Nói Đầu
Chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện không phải là vấn đề của riêng bệnh viện hay quốc gia mà là vấn đề
toàn cầu. Nguy cơ của nhiễm khuẩn bệnh viện dễ làm cho bệnh viện - nơi chống nhiễm khuẩn trở thành nơi
lây truyền bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh viện với môi trường lây nhiễm cao là căn cứ địa của vi khuẩn, là nơi “rèn
luyện” cho vi khuẩn chống lại chúng ta, là nơi có thể tiếp tay cho sự phát triển của vi khuẩn tạo ra những
nhiễm khuẩn bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện qua những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn của mình sẽ
khống chế sự phát triển, lan truyền của vi khuẩn. Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn là một trong những
khâu quan trọng để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện - bệnh do bệnh viện gây ra - một vấn đề mà thế giới rất
quan tâm.
Để hệ thống hóa và thực hành những quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện cho nhân viên y tế, Bệnh
viện Chợ Rẫy xuất bản cuốn “Quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn do các tiến sĩ, bác sĩ có nhiều
kinh nghiệm thực tế ở các khoa, phòng biên soạn. Các quy trình thực hành nêu trong tài liệu đã được Hội
đồng Chống Nhiễm Khuẩn bệnh viện thông qua và có thời gian chứng minh hiệu quả qua các nghiên cứu
thực hiện đề án chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Hy vọng tài liệu này giúp cho cán bộ y tế thực hiện đúng những hướng dẫn thực hành trong công việc hàng
ngày để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện cho bản thân và bệnh nhân. Đây là ấn bản đầu tiên về quy trình
thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Chợ Rẫy nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được đóng góp của quí đồng nghiệp trong qúa trình tham khảo. Tài liệu sẽ được cập nhật mỗi
hai năm một lần.
Một lần nữa, chúng tôi hy vọng hướng dẫn thực hành nầy sẽ gíup ích cho các khoa phòng trong thực hiện
phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế bệnh do bệnh viện gây
ra.
PGS. TS Trương Văn Việt
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy
Phó Hiệu trưởng ĐHYD TP.HCM.
Chủ Biên
PGS TS Trương Văn Việt, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy
TS BS Lê Thị Anh Thư, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện Chợ Rẫy
Ban Biên Tập
TS BS Nguyễn Văn Khôi, Phó Giám đốc
TS BS Lê Thị Anh Thư, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn


PGS TS Võ Thị Chi Mai, Trưởng khoa Vi Sinh
TS BS Trần Quang Bính, Trưởng khoa Nhiệt đới
BS CKII Hoàng Hoa Hải, Trưởng phòng Đào tạo Nghiên cứu Khoa học
CN Thái Thị Kim Nga, Trưởng phòng Điều dưỡng
BS CKII Lê Thành Ni, Phó phòng Y vụ
BS Phan Thị Xuân, Phó khoa Săn sóc Đặc biệt
BS Đặng Thị Vân Trang, Khoa Chống nhiễm khuẩn
BS Trịnh Thị Thanh Xuân, Khoa Chống nhiễm khuẩn
BS Vũ Thị Thoa, Khoa Chống nhiễm khuẩn
CN Nguyễn Phúc Tiến, Khoa Chống nhiễm khuẩn
ĐD Đặng Thúy Vân, Khoa Chống nhiễm khuẩn
CNĐD Bùi Ngọc Tuyền, Khoa Bệnh nhiệt đới
CNĐD Cao Thị Kim Liên, Khoa Săn sóc Đặc biệt
Cố vấn chuyên môn
PGS TS Đặng Vạn Phước, Phó Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, Phó Hiệu trưởng ĐHYD TP.HCM.
Chương 1: Tổ Chức Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện
1.1 Tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt nam
cũng như trên toàn thế giới. NKBV có thể được xem như là bệnh gây ra bởi bệnh viện, vì đây là những
nhiễm khuẩn mắc phải chỉ trong thời gian bệnh nhân nằm viện. Những nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm
tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi
phí điều trị. Cùng với sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi sinh vật kháng thuốc, hoặc bởi những tác
nhân gây bệnh mới, NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước đã phát triển. Thống kê cho thấy
tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển.
Các bệnh nguyên gây NKBV có mức độ đa kháng kháng sinh cao hơn các bệnh nguyên gây nhiễm khuẩn
trong cộng đồng. NKBV kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7 đến 15 ngày, làm gia tăng sử dụng
kháng sinh và kháng kháng sinh. Do đó, chi phí của một NKBV thường gấp 2 đến 4 lần so với những
trường hợp không NKBV. Chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn huyết bệnh viện là $34,508 đến $56,000 và
do viêm phổi bệnh viện là $5,800 đến $40,000 trong vài nghiên cứu. Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2
triệu bệnh nhân bị NKBV, làm 90000 người tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ dollar viện phí. Tình hình NKBV

tại Việt nam chưa được xác định đầy đủ. Có ít tài liệu và giám sát về NKBV được công bố. Những tốn
kém về nhân lực và tài lực do NKBV trong toàn quốc cũng chưa được xác định. Có ba điều tra cắt ngang
(point prevalence) quốc gia đã được thực hiện. Điều tra năm 1998 trên 901 bệnh nhân trong 12 bệnh viện
toàn quốc cho thấy tỉ lệ NKBV là 11.5%, nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 51% trong tổng số các NKBV. Năm
2001 tỉ lệ NKBV là 6.8% trong 11 bệnh viện và viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất
(41.8%). Điều tra năm 2005 tỉ lệ NKBV trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 5.7% và viêm phổi bệnh
viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất (55.4%). Bệnh nguyên NKBV đa số là là vi khuẩn Gram âm
(78%), 19% Gram dương và 3% là Candida sp.Chưa có những nghiên cứu quốc gia đánh giá chi phí của
NKBV. Một nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện 15 ngày.
Với viện phí trung bình mỗi ngày là 192,000 VND, có thể ước tính chi phí phát sinh do NKBV là vào
khoảng 2,880,000 VND
Có thể ngăn ngừa NKBVqua những chương trình kiểm soát NKBV. Chương trình kiểm soát NKBV tốt
đưa những chuẩn mực về chất lượng chăm sóc vào trong những thực hành lâm sàng. Nghiên cứu về hiệu
quả của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện SENIC (Study on the Efficacy of Nosocomial
Infection Control) năm 1970 -1976 đã chứng minh rằng một chương trình kiểm sóat NKBV bao gồm giám
sát và áp dụng kỹ thuật có thể làm giảm 33% NKBV. Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện như thế có ý nghĩa
thiết thực trong góp phần nâng cao chất lượng điều trị và nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc kiểm soát và dự
phòng NKBV hiệu quả được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng nhằm nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh của bệnh viện.
1.2 Tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế
Nhằm quản lý tất cả các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, xây dựng chính sách, triển khai giám sát và báo
cáo tại các cơ sở y tế, cần phải có một bộ khung về phòng ngừa kiểm soát NKBV, đó là:
Hội đồng chống nhiễm khuẩn
Khoa chống nhiễm khuẩn
Mạng lưới chống nhiễm khuẩn
Tại nước ta, quy chế về hội đồng và khoa chống nhiễm khuẩn đã được Bộ Y Tế ban hành và yêu cầu thực
hiện từ năm 1997. Tuy nhiên chương trình kiểm soát NKBV đang còn ở giai đoạn đầu mới hình thành và
chưa có sự đồng bộ giữa các bệnh viện về hoạt động và tổ chức kiểm soát chống nhiễm khuẩn.
1.2.1 Hội đồng chống nhiễm khuẩn
Hội đồng chống nhiễm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn.

Hội đồng chống nhiễm khuẩn có quyền quyết định và xây dựng chính sách, các hoạt động chủ chốt về kiểm
soát nhiễm khuẩn. Chẳng hạn như, hội đồng chống nhiễm khuẩn có quyền đưa ra những biện pháp đơn giản
như khi nào thì cần cấy môi trường, khi nào cần cách ly hay tư vấn cho nhà thiết kế bệnh viện hay có quyền
quyết định các biện pháp quan trọng hơn ví dụ như đóng cửa một khoa để kiểm soát một vụ dịch. Những
quyền hạn này được ghi rõ trong quy chế bệnh viện hay trong quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
1.2.1.1 Thành phần hội đồng chống nhiễm khuẩn
Thành phần của Hội đồng chống nhiễm khuẩn bao gồm lãnh đạo hay đại diện các khoa phòng:
Khoa chống nhiễm khuẩn
Khoa vi sinh
Phòng điều dưỡng
Phòng kế hoạch tổng hợp
Khoa dược
Khoa quản trị vật tư
Khoa nhiễm
Khoa nội
Khoa ngoại
Khoa hồi sức cấp cứu
Những đại diện từ các khoa khác và hoặc những đại diện không có trong danh sách chính thức cũng quan
trọng trong những tình huống đặc biệt. Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn thường là thư ký điều hành hội
đồng chống nhiễm khuẩn. Chủ tịch hội đồng nên là giám đốc hay người trong ban giám đốc.
Phương thức hoạt động
Họp định kỳ (1 quý / lần) hoặc đột xuất
Thư ký hội đồng chuẩn bị nội dung họp
Thảo luận dân chủ và biểu quyết theo đa số
Có biên bản họp, trình GD xem sét phê duyện những nghị quyết của hội đồng
Gửi đến những cá nhân và đơn vị liên quan
Những điều thảo luận và đề xuất trong cuộc họp cần phải được ghi lại, báo cáo, công bố và thực hiện.
1.2.1.2 Trách nhiệm của hội đồng chống nhiễm khuẩn
Tư vấn và xây dựng chính sách, quy định, quy trình chống nhiễm khuẩn, gồm các vấn đề:
- Các tiêu chuẩn chống nhiễm khuẩn bệnh viện

- Hệ thống theo dõi, báo cáo, đánh giá và lưu giữ hồ sơ của những trường hợp NKBV
trong bệnh nhân và nhân viên y tế
- Các quy định khử khuẩn và sát khuẩn trong bệnh viện
- Quy trình cách ly bệnh nhân
- Kế hoạch giảng dạy các thông tin về chống nhiễm khuẩn cho nhân viên bệnh viện, bao
gồm cả sinh viên thực tập
- Kế hoạch tư vấn những vấn đề về chống nhiễm khuẩn
- Công trình nghiên cứu và giáo dục liên quan đến chống nhiễm khuẩn và dịch tể học
- Chương trình phòng bệnh cho nhân viên y tế
Đánh giá các hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn
Đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời
1.2.2 Khoa chống nhiễm khuẩn
Khoa chống nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm triển khai áp dụng những chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khoa chống nhiễm khuẩn truyền đạt các thông tin từ hội đồng chống nhiễm khuẩn đến các khoa phòng,
huấn luyện nhân viên và theo dõi việc thực hiện các hoạt động và chính sách chống nhiễm khuẩn. Nhân viên
làm việc cho khoa chống nhiễm khuẩn phải làm việc toàn thời gian và toàn tâm toàn ý với công tác chống
nhiễm khuẩn.
1.2.2.1 Tóm tắt công việc và yêu cầu chuyên môn của chuyên viên chống nhiễm
khuẩn:
Yêu cầu chuyên môn
1. Có đủ kiến thức về các chiến lược chống nhiễm khuẩn và thông thạo các vấn đề về luật pháp có liên
quan, về chính sách của bệnh viện và về các quy trình liên quan đến công tác chống nhiễm khuẩn.
2. Được huấn luyện hay đã có kinh nghiệm về hoạt động giám sát và phòng chống nhiễm khuẩn
3. Được đào tạo liên tục về chống nhiễm khuẩn và dịch tể bệnh viện theo từng chuyên đề, chẳng hạn
như khóa huấn luyện về giám sát NKBV, vệ sinh môi trường, khử/tiệt khuẩn, dịch tể học bệnh viện,
kiến thức cơ bản về điều dưỡng…
Bằng cấp và kinh nghiệm công tác
BS chuyên khoa: Nhiễm, vi sinh hay dịch tể lâm sàng
Điều dưỡng chống nhiễm khuẩn: Điều dưỡng trung cấp hoặc cao cấp với bằng Cử nhân điều dưỡng và ba
năm kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân, hoặc có bằng Cử nhân điều dưỡng y tế cộng đồng và ba năm kinh

nghiệm làm y tế cộng đồng. Nhân viên chống nhiễm khuẩn cũng có thể là Cử nhân hay Kỹ thuật viên y với 3
năm kinh nghiệm làm việc trong các phòng xét nghiệm, hoặc là Cử nhân khoa học trong một lĩnh vực có liên
quan đến y tế với ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngoài ra, kinh nghiệm giảng dạy, những kỹ năng
giao tế, kỹ năng nói, viết, kỹ năng tổ chức, lòng nhiệt tình và sự cống hiến là đặc biệt quan trọng đối với một
chuyên viên chống nhiễm khuẩn.
Nhiệm vụ và trách nhiệm chính của chuyên viên chống nhiễm khuẩn
1. Đề xuất, xây dựng chính sách, quy định, quy trình CNK
2. Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định, quy trình chống nhiễm khuẩn
3. Tư vấn về chống nhiễm khuẩn cho các khoa phòng và phát hiện những điểm yếu hoặc không
an toàn liên quan đến kiểm soát NKBV mà các khoa phòng đang áp dụng
4. Giám sát dịch tể học NKBV, bao gồm giám sát NKBV và các bệnh có khả năng lây truyền,
thông qua việc kiểm tra các khoa phòng, kiểm tra hồ sơ bệnh nhân, xem kết quả vi sinh và tình
hình bệnh nhân nhập viện
5. Triển khai những điều tra đặc biệt để phát hiện dịch trong bệnh viện;
6. Giám sát, theo dõi và xây dựng biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm nghề nghiệp
7. Tham gia giám sát và tư vấn việc sử dụng kháng sinh
8. Phân tích những thông tin về giám sát NKBV và biện pháp kiểm soát NKBV, báo cáo cho
hội đồng chống nhiễm khuẩn; và nhân viên y tế có liên quan;
9. Phối hợp báo cáo những bệnh có khả năng lây nhiễm đến Sở Y tế hoặc Bộ Y tế
10. Quản lý hóa chất, thiết bị, vật liệu và vật tư, tiêu hao liên quan đến kiểm soát NKBV
11. Tư vấn cho bộ phận quản trị vật tư về xây dựng, sửa chữa và cải tạo bệnh viện
12. Tổ chức huấn luyện, xây dựng chương trình giáo dục cho nhân viên y tế về kiểm soát NKBV
13. Nghiên cứu khoa học
14. Hợp tác quốc tế
15. Chỉ đạo tuyến
1.2.2.2 Số lượng nhân sự của khoa chống nhiễm khuẩn
Hội đồng chống nhiễm khuẩn cần đưa ra số lượng thời gian cần phải dành cho việc giám sát, hoạt động
kiểm soát và phòng ngừa NKBV. Số nhân viên và khối lượng công việc sẽ tùy thuộc vào mức độ và khối
lượng công việc của mỗi bệnh viện, vào yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn của bệnh nhân, vào sự phức tạp của
công tác phục vụ, vào nhu cầu giáo dục nhân viên và vào nguồn lực có sẵn.

Nghiên cứu SENIC cho thấy rằng tỉ lệ NKBV thấp nhất ở những bệnh viện có ít nhất 1 nhân viên chống
nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian cho mỗi 250 giường bệnh. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng tỉ lệ
1:250 này là không đủ cho những bệnh viện có hoạt động phức tạp. Tại nước ta, dự kiến nhân sự cho bộ
phận kiểm soát NKBV (bác sĩ và điều dưỡng) là 1/150 giường kế họach
1.2.3 Mạng lưới chống nhiễm khuẩn
Mạng lưới chống nhiễm khuẩn rất quan trọng để chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn được thành công.
Xem sơ đồ 1 về mạng lưới kiểm soát NKBV quốc gia và sơ đồ 2 về tổ chức mạng lưới chống nhiễm
khuẩn trong mỗi bệnh viện theo quy định của Bộ Y Tế Việt Nam.
Trong mạng luới, chú ý rằng đội ngũ chống nhiễm khuẩn cần sự hỗ trợ của các bác sĩ và điều dưỡng lâm
sàng và những nhà vi sinh, ví dụ như sự hỗ trợ của các bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa phòng tham gia
vào mạng lưới chống nhiễm khuẩn. Những chuyên gia vi tính, bộ phận lưu trữ hồ sơ, hành chánh cũng hỗ trợ
nhiều trong quá trình tập hợp, phân tích số liệu. Đặc biệt rất cần sự hỗ trợ nhiều từ ban lãnh đạo bệnh viện
Sơ đồ 1: Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn quốc gia

Bộ Y Tế Ban kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y Tế

Sở Y tế Ban kiểm soát nhiễm khuẩn của Sở Y Tế tại mỗi tỉnh/ thành phố

Bệnh viện/ Trung tâm y tế Hội đồng chống nhiễm khuẩn của bệnh viện / trung tâm y tế
Khoa chống nhiễm khuẩn
Mạng lưới chống nhiễm khuẩn ở từng khoa
Sơ đồ 2: Tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

HỘI ĐỒNG CHỐNG NHIỄM
KHUẨN
Chủ tịch: Giám đốc


Khoa
chống

nhiễm
khuẩn
Phòng kế
hoạch tổng
hợp
Phòng điều
dưỡng
Phòng quản
trị
Khoa vi
sinh
Khoa dược Khoa hồi
sức cấp
cứu
Khoa
phẫu
thuật
Khác

THƯ KÝ THƯỜNG TRỰC
Khoa chống nhiễm khuẩn


Mạng lưới chống nhiễm khuẩn tại
từng khoa


Chương 2: Giám Sát Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện
2.1 Đại cương về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
Giám sát là hoạt động chủ yếu của nhiều chương trình kiểm soát NKBV. Giám sát NKBV được định

nghĩa như là “việc thu thập có hệ thống, liên tục; việc xử lý và phân tích những dữ kiện sức khỏe cần thiết
nhằm triển khai, lập kế hoạch, và phổ biến kịp thời những dữ kiện này đến những người cần được biết”.
Giám sát NKBV là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện tình hình NKBV. Nhân viên kiểm soát
NKBV thường phải dành hơn một nửa thời gian để tiến hành giám sát.
Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn phải xây dựng kế hoạch giám sát theo theo yêu cầu của bệnh viện
mình. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ cung cấp những dữ kiện có ích để đánh giá tình hình NKBV:
nhận biết những bệnh nhân NKBV, xác định vị trí nhiễm khuẩn, những yếu tố góp phần vào nhiễm khuẩn.
Từ đó giúp bệnh viện có kế hoạch can thiệp và đánh giá được hiệu quả của những can thiệp này. Giám sát
NKBV còn là tiền đề cho việc thực hiện các nghiên cứu về Chống Nhiễm Khuẩn.
Cần xác định những mục tiêu và định nghĩa các vấn đề cần giám sát, cung cấp thông tin cần thiết về sự xuất
hiện và phân bố của NKBV trong dân số được giám sát và những điều kiện hay sự kiện làm tăng hay giảm
nhiễm khuẩn. Dữ liệu thu thập được phải tập hợp, phân tích và thông báo cho những người cần biết để có
biện pháp thích hợp. Phương pháp sử dụng để xác định tỉ lệ NKBV cần dựa vào khả năng sẵn có của bệnh
viện và của nguồn nhân lực của kiểm soát nhiễm khuẩn. Giám sát có thể hiệu quả hơn qua việc giám sát
những khoa có nguy cơ có NKBV cao, những bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ đặc biệt, hay những
nhiễm khuẩn có nguy cơ tử vong cao và tốn nhiều kinh phí.
Chương trình giám sát cũng cần bao gồm chương trình kiểm soát kháng sinh. Cần đưa ra được những quy
định chính sách sử dụng kháng sinh. Cần hạn chế những hoạt động tiếp thị của các hãng thuốc trong bệnh
viện, nhất là khi bệnh viện có đào tạo.
Mục đích giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
1. Làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện:
2. Biết được tỉ lệ bệnh đang lưu hành
3. Nhận biết những trường hợp có dịch
4. Thuyết phục nhân viên y tế:
5. Đánh giá những biện pháp thực hiện trong chống nhiễm khuẩn:
6. So sánh được tỉ lệ nhiễm khuẩn giữa các bệnh viện:
7. Thay đổi những thực hành sai
2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện
NKBV được định nghĩa như là tình trạng bệnh lý toàn thân hay tại chổ do hậu quả của nhiễm vi sinh vật hay
độc tố của nó, và không có triệu chứng lâm sàng hay đang ở giai đoạn ủ bệnh của nhiễm khuẩn ở thời điểm

nhập viện. Tiêu chuẩn để xác định và phân loại một NKBV gồm kết hợp chẩn đoán lâm sàng và các kết
quả xét nghiệm khác. Trên thực tế, giám sát NKBV thường tầm soát chẩn đoán NKBV nếu bệnh nhân
xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của NKBV hay có cấy dương tính sau hơn 48 giờ nhập viện. Định
nghĩa NKBV của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ - CDC (Center for Disease
Control and Prevention) hiện được sử sụng rộng rãi ở nhiều nước để tầm soát NKBV. Định nghĩa này đưa
ra tiêu chuẩn chẩn đoán cho 13 loại NKBV chính và 49 loại NKBV chuyên biệt theo vị trí. Các loại
NKBV thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng tiểu do đặt sonde, nhiễm
khuẩn huyết qua tiêm truyền. Thứ tự thuòng gặp của các loại NKBV này khác nhau tùy theo từng nước
khác nhau. Tại Việt nam, điều tra trên 12 bệnh viện trong toàn nước cho thấy viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ
lệ cao nhất, kế đến là nhiễm khuẩn vết mổ. NKBV thường gặp nhất ở những đơn vị săn sóc đặc biệt, ở
khoa ngoại, bỏng, ung thư và huyết học. Dưới đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV theo CDC.
2.2.1 Nhiễm khuẩn vết mổ
2.2.1.1 Nhiễm khuẩn vết mổ nông
Phải thỏa các tiêu chuẩn sau:
Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.

chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ.

Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
a. Chảy mủ từ vết mổ nông.
b. Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng từ vết mổ.
c. Có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: đau, sưng, nóng , đỏ và cần mở bung vết mổ,
trừ khi cấy vết mổ âm tính.
d. Bác sĩ chẩn đóan nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) nông.
2.2.1.2 Nhiễm khuẩn vết mổ sâu
Phải thỏa các tiêu chuẩn sau:
Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant.

xảy ra ở mô mềm sâu của đường mổ.


Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
a. Chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật.
b. Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương khi bệnh nhân có ít nhất một trong
các dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt > 380C, đau, sưng, nóng, đỏ, trừ khi cấy vết mổ âm tính.
c. Abces hay bằng chứng nhiễm khuẩn vết mổ sâu qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu
bệnh.
d. Bác sĩ chẩn đoán NKVM sâu.
2.2.1.3 Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan / khoang phẫu thuật
Phải thỏa các tiêu chuẩn sau:
Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant

xảy ra ở bất kỳ nội tạng, loại trừ da, cân, cơ, đã xử lý trong phẫu thuật

Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
a. Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng
b. Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng ở cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật.
c. Abces hay bằng chứng khác của nhiễm trùng qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh
d. Bác sĩ chẩn đoán NKVM tại cơ quan/khoang phẫu thuật.
2.2.2 Nhiễm khuẩn huyết
2.2.2.1 Nhiễm khuẩn huyết lâm sàng
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên
nhân nào khác: sốt >38 oC, hạ huyết áp (HA tâm thu ≤90mmHg) hay thiểu niệu (<20cm3/giờ).

không làm cấy máu bệnh nhân hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hay kháng nguyên trong máu.

không thấy dấu nhiễm trùng ở vị trí khác

bác sĩ thiết lập điều trị theo hướng nhiễm trùng huyết.
Tiêu chuẩn 2: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra

nguyên nhân nào khác: sốt >38oC, hạ thân nhiệt <37oC, ngừng thở , tim đập chậm mà không tìm ra
nguyên nhân nào khác.

không thực hiện cấy máu hoặc không tìm ra tác nhân gây bênh hay kháng nguyên của trong máu.

không có nhiễm khuẩn tại vị trí khác.

bác sĩ thiết lập điều trị theo hướng nhiễm khuẩn huyết.
2.2.2.2 Nhiễm khuẩn huyết xác định qua kết quả xét nghiệm
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân có một hay nhiều lần cấy máu dương tính.

vi khuẩn phân lập từ máu không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.
Tiêu chuẩn 2: Bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt >38
0
C, rét run, hạ
huyết áp (HA tâm thu <90mmHg)

ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
a. Phân lập được vi trùng thường trú trên da từ hai hoặc nhiều lần cấy máu khác nhau.
b. Phân lập được vi trùng thường trú trên da từ ít nhất một lần cấy máu trên bệnh nhân có đường
truyền mạch máu và bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh phù hợp nhiễm trùng huyết.
c. Test kháng nguyên dương tính trong máu (H. influenzae, S. pneumoniae ) và triệu chứng và
kết quả xét nghiệm không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới đây: Sốt >38
o
C, hạ
thân nhiệt <37
o
C, ngừng thở, tim đập chậm


ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ hai hoặc nhiều lần cấy máu khác nhau.
b. Phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ ít nhất một lần cấy máu ở bệnh nhân có đường truyền
mạch máu và bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh phù hợp nhiễm trùng huyết.
c. Test kháng nguyên dương tính trong máu (H. influenzae, S. pneumoniae ) và triệu chứng và kết quả
xét nghiệm không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.
2.2.3 Viêm phổi bệnh viện
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân có rales hay gõ đục qua khám lâm sàng

bất cứ triệu chứng sau:
a. Xuất hiện đàm mủ hay thay đổi tính chất của đàm
b. Cấy máu phân lập được vi khuẩn
c. Phân lập được vi khuẩn qua hút xuyên khí quản hoặc chải phế quản, hoặc sinh thiết
Tiêu chuẩn 2: Bệnh nhân có X quang phổi có thâm nhiễm mới hay tiến triển, đông đặc, tạo hang hay tràn
dịch màng phổi

ít nhất một trong các triệu chứng sau:
1. Xuất hiện đàm mủ hay thay đổi tính chất của đàm
2. Cấy máu phân lập được vi khuẩn
3. Phân lập được vi khuẩn qua hút xuyên khí quản hoặc chải phế quản, hoặc sinh thiết
4. Phân lập được virus hoặc kháng nguyên virus từ chất tiết hô hấp.
5. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.
6. Bằng chứng viêm phổi trên mô học
7. Huyết thanh chẩn đoán viêm phổi không điển hình dương tính* với Legionella, Clamydia
hoặc Mycoplasma
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất hai trong các triệu chứng: ngừng thở, thở nhanh, tim đập chậm,
khò khè, ran ngáy và ho.


có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Tăng tiết đường hô hấp
b. Xuất hiện đàm mủ hoặc thay đổi tính chất đàm.
c. Cấy máu phân lập được vi khuẩn hoặc có sự gia tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.
d. Phân lập được vi khuẩn từ dịch hút xuyên khí quản hoặc dịch chải phế quản hoặc sinh thiết.
e. Phân lập được virus hoặc kháng nguyên virus từ chất tiết hô hấp.
f. Hình ảnh viêm phổi trên mô học.
Tiêu chuẩn 4: Bệnh nhi ≤1 tuổi có X quang phổi có thâm nhiễm mới hay tiến triển, đông đặc, tạo hang hay
tràn dịch màng phổi.

ít nhất một trong các triệu chứng sau:
a. Tăng tiết đường hô hấp
b. Xuất hiện đàm mủ hoặc thay đổi đặc tính đàm.
c. Cấy máu phân lập được vi khuẩn hoặc có sự gia tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.
d. Phân lập được vi khuẩn từ dịch hút xuyên khí quản hoặc dịch chải phế quản hoặc sinh thiết.
e. Phân lập được virus hoặc kháng nguyên virus từ chất tiết hô hấp.
f. Hình ảnh viêm phổi trên mô học.
Ghi chú :
- Cấy đàm khạc ra không có giá trị chẩn đoán viêm phổi nhưng có thể hữu ích cho việc chẩn đoán nguyên
nhân và thực hiện kháng sinh đồ. Cần lấy đàm đúng quy cách (phụ lục) .
- Hình ảnh trên nhiều phim X quang có thể có giá trị nhiều hơn một phim.
* Hội đồng chống nhiễm khuẩn BVCR đề nghị bổ sung thêm vào định nghĩa của CDC
2.2.4 Nhiễm khuẩn bệnh viện đường niệu
2.2.4.1 Nhiễm khuẩn đường niệu có triệu chứng
Nhiễm trùng đường niệu có triệu chứng phải thỏa ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên
nhân nào khác: sốt >38˚ C, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, khó đi tiểu, hay căng tức trên xương mu.

bệnh nhân có một cấy nước tiểu dương tính (>105 CFU/ cm³) với không hơn hai loại vi trùng.
Tiêu chuẩn 2 : Bệnh nhân có ít nhất hai trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân

nào khác: sốt >38˚ C, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, khó đi tiểu, hay căng tức trên xương mu.

bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
1. Dipstick (+) đối với esterase và hoặc nitrate của bạch cầu
2. Tiểu mủ (≥10 bạch cầu/mm³ nước tiểu hoặc ≥3 bạch cầu ở quang trường có độ phóng đại cao).
3. Tìm thấy vi trùng trên nhuộm Gram
4. Ít nhất hai lần cấy nước tiểu có ≥102 CFU/ cm³ với cùng một loại tác nhân gây nhiễm trùng tiểu
(Gram âm hay S. saprophyticus)
5. Cấy nước tiểu có ≤105 CFU/ cm³ đối với một loại tác nhân gây bệnh đường tiểu (Gram âm hay S.
saprophyticus) trên bệnh nhân đang điều trị kháng sinh hiệu quả chống nhiễm trùng tiểu.
6. Bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường niệu.
7. Bác sĩ thiết lập điều trị phù hợp nhiễm trùng đường niệu.
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất một trong những triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân
nào khác: sốt >38 0C, hạ thân nhiệt <37 0C, ngừng thở, tim đập chậm, tiểu khó, mệt mỏi, nôn mửa.

người bệnh có kết quả cấy nước tiểu dương tính >105 CFU/cm 3 với không hơn hai loại vi khuẩn.
Tiêu chuẩn 4: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất một trong những triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân
nào khác: sốt >38 oC, hạ thân nhiệt <37oC, ngừng thở, tim đập chậm, tiểu khó, mệt mỏi, nôn mửa.

có ít nhất một trong các điều kiện dưới đây:
a. Dipstick (+) với esterase và hoặc nitrat của bạch cầu.
b. Tiểu mủ (≥10 bạch cầu/mm3 nước tiểu hoặc ≥3 bạch cầu ở quang trường có độ phóng đại cao.
c. Tìm thấy vi khuẩn trên nhuộm gram.
d. Ít nhất hai lần cấy nước tiểu có ≥10 2 CFU/cm3 với cùng một tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
(Gram âm hoặc S. saprophyticus).
e. Cấy nước tiểu có ≤105 CFU/cm3 với chỉ một tác nhân gây bệnh ở một bệnh nhân đang được điều trị với
kháng sinh hiệu quả chống nhiễm trùng tiểu.
f. Bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường niệu.
g. Bác sĩ tiến hành điều trị phù hợp với nhiễm trùng đường niệu.
2.2.4.2 Nhiễm khuẩn đường niệu không triệu chứng

Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng phải có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân được đặt Catheter lưu trong vòng 7 ngày trước khi cấy.

cấy nước tiểu dương tính (>10 5 CFU/cm3 với không hơn hai loại vi trùng).

bệnh nhân không có các triệu chứng sau: sốt, tiểu gấp, tiểu nhắt, khó đi tiểu hay căng tức trên xương mu.
Tiêu chuẩn 2: Bệnh nhân không được đặt catheter lưu trong vòng 7 ngày trước lần cấy dương tính đầu tiên.

có ít nhất hai lần cấy nước tiểu dương tính (≥105 CFU/ cm³) với sự lặp lại cùng một loại vi trùng và không
hơn hai loại vi trùng.

bệnh nhân không có các triệu chứng sau: sốt, tiểu gấp, tiểu nhắt, khó đi tiểu hay căng tức trên xương mu.
Ghi chú:
1. Cấy đầu catheter đường tiểu dương tính không có giá trị trong chẩn đoán NKBV đường tiết niệu.
2. Mẫu nước tiểu dùng thử phải được lấy đúng về mặt kỹ thuật.
3. Ở trẻ em phải lấy nước tiểu bằng cách đặt ống thông bàng quang hoặc hút trên xương mu.
4. Cấy nước tiểu ở túi chứa dương tính không đáng tin.
2.2.4.3 Nhiễm trùng khác của đường niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu
đạo, mô sau phúc mạc và quanh thận)
Các nhiễm trùng khác của đường niệu phải thỏa ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được vi trùng qua cấy dịch (ngoài nước tiểu) hay mô ở nơi tổn thương.
Tiêu chuẩn 2: Abces hay bằng chứng nhiễm trùng trên lâm sàng, lúc mổ hay giải phẩu bệnh.
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhân có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác:
sốt >38˚ C, đau khu trú hay căng tức khu trú.

ít nhất một trong các triệu chứng sau:
a. Dẫn lưu ra mủ từ nơi tổn thương.
b. Cấy máu ra vi trùng phù hợp với vị trí tổn thương nghi ngờ.
c. Bằng chứng nhiễm trùng trên Xquang, siêu âm, CT scan, MRI…
d. Bác sĩ lâm sàng chẩn đoán nhiễm trùng thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, mô sau phúc mạc hay

khoảng quanh thận.
e. Điều trị phù hợp với nhiễm trùng thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, mô sau phúc mạc hay khoảng
quanh thận.
Tiêu chuẩn 4: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất một trong những triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân
nào khác: sốt >38 oC, hạ thân nhiệt <37 oC, ngừng thở, tim đập chậm, tiểu khó, mệt mỏi, nôn mửa. Và
có ít nhất một trong các điều kiện dưới đây:
a. Chảy mủ từ nơi tổn thương.
b. Cấy máu dương tính phù hợp với vị trí nghi ngờ tổn thương.
c. Có bằng chứng nhiễm trùng trên chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, CT, MRI, xạ hình
d. Chẩn đoán nhiễm trùng của bác sĩ điều trị.
e. Bác sĩ tiến hành hướng điều trị thích hợp cho các nhiễm khuẩn trên.
2.2.5 Nhiễm khuẩn xương khớp
2.2.5.1 Viêm xương tủy
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập được tác nhân gây bệnh từ xương.
Tiêu chuẩn 2: hình ảnh viêm xương tủy nhận thấy do quan sát trực tiếp, trong lúc phẫu thuật hoặc qua xét
nghiệm mô học.
Tiêu chuẩn 3: có ít nhất hai trong số các dấu hiệu hay triệu chứng dưới đây mà không tìm ra nguyên nhân:
sốt >380C, khớp sưng, đỏ, nóng, đau, tràn dịch khớp ở vị trí nghi ngờ.

có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
1. Cấy máu dương tính.
2. Test kháng nguyên dương tính ở máu.
3. Chẩn đoán hình ảnh (X quang, CT, MRI, xạ hình) chứng tỏ nhiễm khuẩn.
2.2.5.2 Nhiễm khuẩn khớp và màng khớp
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch khớp hoặc sinh thiết bao khớp.
Tiêu chuẩn 2: bằng chứng của nhiễm khuẩn khớp hoặc bao khớp thấy được trong lúc phẫu thuật hoặc xét
nghiệm mô học.
Tiêu chuẩn 3: có ít nhất hai trong số các dấu hiệu hay triệu chứng dưới đây mà không tìm ra nguyên nhân

nào khác: khớp sưng, đỏ, nóng, đau, tràn dịch khớp hoặc giới hạn vận động.

có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
1. Tìm thấy vi khuẩn và bạch cầu qua nhuộm Gram dịch khớp.
2. Test kháng nguyên dương tính ở máu, nước tiểu, dịch khớp.
3. Phân tích tế bào và sinh hóa dịch khớp phù hợp tình trạng nhiễm khuẩn và không phù hợp với những
bệnh thấp khớp khác.
4. Chẩn đoán hình ảnh (X quang, CT, MRI, xạ hình) chứng tỏ nhiễm khuẩn.
2.2.5.3 Nhiễm khuẩn đĩa đệm
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập được tác nhân gây bệnh từ mô đĩa đệm lấy trong lúc phẫu thuật hoặc từ chọc hút
bằng kim.
Tiêu chuẩn 2: bằng chứng của nhiễm khuẩn đĩa đệm thấy được trong lúc phẫu thuật hoặc xét nghiệm mô
học.
Tiêu chuẩn 3: sốt >38oC mà không tìm ra nguyên nhân hoặc đau tại vị trí đĩa đệm liên quan. Và chẩn đoán
hình ảnh (X quang, CT, MRI, xạ hình) chứng tỏ nhiễm khuẩn.
Tiêu chuẩn 4: sốt >38oC mà không tìm ra nguyên nhân nào khác hoặc đau tại vị trí đĩa đệm liên quan. Và
test kháng nguyên dương tính ở máu hay nước tiểu.
2.2.6 Nhiễm trùng hệ tim mạch
2.2.6.1 Nhiễm khuẩn động mạch hoăc tĩnh mạch
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ động hoặc tĩnh mạch lấy được trong lúc phẫu thuật.

không thực hiện cấy máu hoặc cấy máu âm tính.
Tiêu chuẩn 2: Hình ảnh nhiễm khuẩn động hoặc tĩnh mạch nhìn thấy trong lúc phẫu thuật hoặc qua xét
nghiệm mô học
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên
nhân nào khác: Sốt >380 C, sưng, nóng, đo, đau tại vùng mạch máu liên quan.

cấy bán định lượng đầu catheter nội mạch trên 15 khuẩn lạc.


không thực hiện cấy máu hoặc cấy máu âm tính.
Tiêu chuẩn 4: Bệnh nhân có mủ tại vị trí mạch máu tổn thương.

không thực hiện cấy máu hoặc cấy máu âm tính.
Tiêu chuẩn 5: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất một trong các triệu chứng : Sốt >380 C, hạ thân nhiệt <370 C ,
ngừng thở, tim đập chậm, lừ đừ, sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng mạch máu liên quan.

cấy bán định lượng đầu catheter nội mạch trên 15 khuẩn lạc.

không thực hiện cấy máu hoặc cấy máu âm tính.
2.2.6.2 Viêm nội tâm mạc ở van tim bình thường hoặc van tim nhân tạo
Phải thoả ít nhất một trong các chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ van tim hoặc mảnh sùi của van tim.
Tiêu chuẩn 2: Bệnh nhân có ít nhất hai trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân
nào khác: sốt >380C, xuất hiện âm thổi mới hoặc thay đổi âm thổi, hiện tượng thuyên tắc, biểu hiện ngoài
da (nốt xuất huyết, hạch đau dưới da, xuất huyết mảng), suy tim ứ huyết, hay bất thường dẫn truyền tim.

nếu chẩn đoán được trước khi chết, bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh thích hợp.

có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Cấy máu hai hoặc nhiều lần dương tính.
b. Tìm ra vi khuẩn ở phết nhuộm Gram van tim khi cấy máu âm tính hoặc không thực hiện cấy
máu.
c. Hình ảnh sùi van thấy được lúc phẫu thuật hoặc tử thiết.
d. Test kháng nguyên dương tính ở máu hay nước tiểu.
e. Sùi van tim mới được nhận thấy trên Echo tim.
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhi ≤1 tuổi có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng dưới đây mà không tìm ra nguyên
nhân: sốt >38oC, hạ thân nhiệt <37oC, ngừng thở, tim đập chậm, xuất hiện âm thổi mới hoặc thay đổi âm
thổi, hiện tượng thuyên tắc, biểu hiện ngoài da (nốt xuất huyết dưới da, mảnh xuất huyết, hạch đau dưới

da), suy tim ứ huyết, hay bất thường dẫn truyền tim.

nếu chẩn đoán được trước khi chết, bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh thích hợp.

có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Cấy máu hai hoặc nhiều lần dương tính
b. Tìm ra vi khuẩn ở phếr nhuộm Gram van tim khi cấy máu âm tính hoặc không thực hiện cấy
máu.
c. Hình ảnh sùi van thấy được lúc phẫu thuật hoặc tử thiết.
d. Test kháng nguyên dương tính ở máu hay nước tiểu.
e. Sùi van tim mới được nhận thấy trên Echo tim.
2.2.6.3 Viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ mô hoặc dịch màng ngoài tim lấy ra qua chọc hút hoặc
trong lúc phẫu thuật.
Tiêu chuẩn 2: Bệnh nhân có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: sốt >38oC,
đau ngực, mạch nghịch hoặc tăng kích thích tim.

có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Bất thường ECG phù hợp với viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim.
b. Test kháng nguyên dương tính ở máu.
c. Hình ảnh của viêm cơ tim hoặc màng ngoài tim trên xét nghiệm mô học.
d. Gia tăng kháng thể chuyên biệt lên 4 lần có hoặc không có phân lập virus từ hầu hoặc phân.
e. Chẩn đoán hình ảnh (Echo tim, CT, MRI, chụp mạch máu) cho thấy tràn dịch màng ngoài tim.
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: sốt
>38oC, hạ thân nhiệt <37oC, ngừng thở, tim đập chậm, mạch nghịch hoặc tăng kích thich tim.

có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Bất thường ECG phù hợp với viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim.
b. Test kháng nguyên dương tính ở máu.

c. Hình ảnh của viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim trên xét nghiệm mô học.
d. Gia tăng kháng thể chuyên biệt lên 4 lần có hoặc không có phân lập virus từ hầu hoặc phân.
e. Chẩn đoán hình ảnh (Echo tim, CT, MRI, chụp mạch máu) cho thấy tràn dịch màng ngoài tim.
2.2.6.4 Viêm trung thất
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ mô hoặc dịch trung thất lấy trong lúc phẫu thuật hoặc
qua chọc hút bằng kim.
Tiêu chuẩn 2: Hình ảnh viêm trung thất thấy được khi phẫu thuật hoặc qua xét nghiệm mô học
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: sốt >38oC,
đau ngực, cảm giác bất ổn ở vùng trung thất.

có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
1. Chảy mủ từ vùng trung thất.
2. Phân lập được tác nhân gây bệnh từ máu hoặc chất tiết vùng trung thất.
3. X quang cho thấy trung thất dãn rộng.
2.2.7 Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
2.2.7.1 Nhiễm khuẩn nội sọ (Abces não, nhiễm khuẩn dưới màng cứng, ngoài
màng cứng, viêm não)
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập được tác nhân gây bệnh từ mô não hoặc màng cứng.
Tiêu chuẩn 2: hình ảnh abces hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn nội sọ nhìn thấy được trong lúc phẫu thuật
hoặc qua xét nghiệm mô học.
Tiêu chuẩn 3: bệnh nhân có ít nhất hai trong số các triệu chứng dưới đây mà không tìm ra nguyên nhân:
nhức đầu, chóng mặt, sốt >38oC, dấu hiệu thần kinh khu trú, thay đổi nhận thức, lú lẫn. Và nếu chẩn đoán
được đặt ra trước khi chết, bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh thích hợp.

có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Nhìn thấy tác nhân gây bệnh qua soi kính hiển vi mô não hoặc vùng abces lấy ra từ chọc hút hoặc sinh
thiết trong lúc phẫu thuật hoặc tử thiết.
b. Test kháng nguyên dương tính ở máu hoặc nước tiểu.

c. Chẩn đoán hình ảnh (X quang, CT, MRI, xạ hình, chụp mạch máu) chứng tỏ nhiễm khuẩn.
d. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.
Tiêu chuẩn 4: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất hai trong các triệu chứng: sốt >38oC, hạ thân nhiệt <37oC, ngừng
thở, tim đập chậm, dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc thay đổi nhận thức mà không tìm ra nguyên nhân nào
khác. Và nếu chẩn đoán được đặt ra trước khi chết, bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh thích hợp.

có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
a. Nhìn thấy tác nhân gây bệnh qua soi kính hiển vi mô não hoặc vùng áp xe lấy ra từ chọc hút hoặc sinh
thiết trong lúc phẫu thuật hoặc tử thiết.
b. Test kháng nguyên dương tính ở máu hoặc nước tiểu.
c. Chẩn đoán hình ảnh (X quang, CT, MRI, xạ hình, chụp mạch máu) chứng tỏ nhiễm khuẩn.
d. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.
2.2.7.2 Viêm màng não hoặc viêm não thất
Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch não tủy.
Tiêu chuẩn 2: bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu sau mà không tìm ra nguyên nhân: Sốt >38oC,
nhức đầu, cứng cổ, dấu hiệu màng não, dấu hiệu thần kinh sọ não và tình trạng kích thích. Và nếu chẩn
đoán được đặt ra trước khi chết, bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh thích hợp.

có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Dịch não tuỷ : Bạch cầu tăng, tăng protein và hay giảm đường.
b. Tìm thấy vi khuẩn trên phết nhuộm gam dịch não tuỷ.
c. Cấy máu dương tính.
d. Test kháng nguyên dương tính ở dịch não tuỷ, máu hoặc nước tiểu.
e. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhi ≤1 tuổi có ít nhất một trong các triệu chứng mà không tìm ra nguyên nhân nào khác:
Sốt >38oC, hạ thân nhiệt <37oC , ngừng thơ, tim đập chậm, cứng cổ, dấu hiệu thần kinh sọ não hoặc tình
trạng kích thích. Và nếu chẩn đoán được đặt ra trước khi chết, bác si thiết lập điều trị kháng sinh thích hợp.

có ít nhất một trong các dấu dưới đây:

a. Dịch não tủy: Tăng bạch cầu, tăng protein và hay giảm đường.
b. Tìm thấy vi khuẩn trên phết nhuộm gram dịch não tuỷ.
c. Cấy máu dương tính.
d. Test kháng nguyên dương tính ở dịch não tuỷ, máu hoặc nước tiểu.
e. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.
2.2.7.3 Áp xe tuỷ sống, không kèm viêm màng não
là abces của khoảng dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng không liên quan tới dịch não tuỷ hoặc cấu trúc
xương kế cận và phải thoả ít nhất một trong các chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập được tác nhân gây bệnh từ abces ở khoảng dưới hoặc ngoài màng cứng.
Tiêu chuẩn 2: hình ảnh abces khoảng dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng nhận thấy được trong lúc
phẫu thuật hoặc tử thiết hoặc qua xét nghiệm mô học
Tiêu chuẩn 3: bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây mà không tìm ra nguyên nhân: sốt
>38oC, đau lưng, đau tại chỗ, viêm rễ thần kinh , liệt hoặc đau hai chi dưới. Và nếu chẩn đoán được trước
khi chết , bác sĩ thiết lập điều trị thích hợp. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây :
a. Cấy máu dương tính.
b. Chẩn đoán hình ảnh (chụp tuỷ, siêu âm, CT, MRI) cho thấy hình ảnh abces tuỷ sống.
2.2.8 Nhiễm khuẩn mắt, tai, mũi, họng miệng
2.2.8.1 Viêm kết mạc
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập đuợc tác nhân gây bệnh từ chất tiết lấy ra ở kết mạc hoặc mô xung quanh như mi
mắt , giác mạc, tuyến meibomian hay tuyến lệ.
Tiêu chuẩn 2: đau hoặc đỏ kết mạc hoặc vùng chung quanh mắt .Và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới
đây :
a. Tìm thấy bạch cầu hoặc vi khuẩn trên phết nhuộm gram chất tiết.
b. Chất tiết có mủ.
c. Test kháng nguyên dương tính (Chlamidia trachomatis, Herpes simplex…) ở chất tiết hoặc vết nạo kết
mạc .
d. Tìm ra tế bào đa nhân khổng lồ qua soi kính hiển vi chất tiết hoặc vết nạo kết mạc.
e. Cấy virus dương tính.
f. Tăng IgM hoặc 4 lần IgG

2.2.8.2 Các nhiễm khuẩn mắt khác, loại trừ viêm kết mạc
Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch tiền hoặc hậu phòng.
Tiêu chuẩn 2: có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: đau mắt, rối loạn thị
giác hay giảm thị lực. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
a. Bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng mắt.
b. Test kháng nguyên dương tính trong máu (H. influenzae, S. pneumoniae)
c. Cấy máu dương tính
2.2.8.3 Viêm tai, viêm xương chủm
Viêm tai ngoài: phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ mủ ống tai
Tiêu chuẩn 2: có ít nhất một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân : Sốt
>380 C, đỏ, đau, chảy mủ ống tai. Và tìm ra tác nhân gây bệnh trên phết nhuộm gram mủ tai.
Viêm tai giữa : Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau :
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch tai giữa lấy qua hút màng nhĩ hoặc khi phẫu thuật
Tiêu chuẩn 2: Có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: sốt >380 C, đau mảng
nhĩ, viêm, co kéo hoặc giảm chuyển động màng nhĩ , tụ dịch sau màng nhĩ.
Viêm tai trong : phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau :
Tiêu chuẩn 1 : phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch tai trong lấy trong lúc phẫu thuật.
Tiêu chuẩn 2 : chẩn đoán của bác sĩ điều trị là viêm tai trong.
Viêm xương chũm: Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ mủ xương chũm .
Tiêu chuẩn 2: Có ít nhất hai trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào
khác: sốt >380 C, đau, đỏ, nhức đầu, liệt dây thần kinh mặt. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
a. Tìm ra tác nhân gây bệnh từ phết nhuộm gram mủ xương chũm.
b. Test kháng nguyên dương tính trong máu.
2.2.8.4 Nhiễm khuẩn xoang miệng (miệng, lưỡi, lợi)
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ mủ, mô xoang miệng.
Tiêu chuẩn 2: Hình ảnh abcès hoặc các hình ảnh khác của nhiễm khuẩn xoang miệng nhận thấy khi xem

trực tiếp trên lâm sàng, trong lúc phẫu thuật hay xét nghiệm mô học.
Tiêu chuẩn 3: có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác:
abcès, loét, mọc nhiều bựa trắng ở nền niêm mạc miệng đang viêm. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu
dứới đây
a. Tìm thấy vi khuẩn trên nhuộm gram
b. Nhuộm KOH dương tính.
c. Tìm thấy những tế bào khổng lồ đa nhân qua soi kính hiển vi vết nạo niêm mạc miệng.
d. Test kháng nguyên dương tính ở chất tiết miệng.
e. Gia tăng IgM hoặc 4 lần IgG
f. Chẩn đoán của bác sĩ và có điều trị thuốc kháng nấm đắp tại chỗ hay đường uống.
2.2.8.5 Viêm xoang
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: phân lập được tác nhân gây bệnh từ cấy mủ hốc xoang
Tiêu chuẩn 2: có ít nhất một trong dấu hiệu hoặc triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác:
Sốt >38
0
C, đau vùng xoang liên quan, nhức đầu, tăng tiết mũi hoặc nghẹt mũi. Và có một trong các dấu
hiệu sau :
a. Soi đèn dương tính
b. Hình ảnh viêm xoang trên X quang.
2.2.8.6 Đường hô hấp trên, viêm hầu họng, viêm thanh quản, viêm nắp thanh môn
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác:
Sốt >38
0
C, họng đỏ, đau họng, ho, khàn tiếng, chảy mủ họng. Và một trong các dấu hiệu dưới đây :
a. Phân lập được tác nhân gây bệnh từ nơi tổn thương.
b. Cấy máu dương tính.
c. Test kháng nguyên dương tính trong máu hay chất tiết đường hô hấp.
d. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG

e. Bác sĩ điều trị chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp trên.
Tiêu chuẩn 2: Bệnh nhân có abces tìm thấy qua thăm khám trực tiếp, trong lúc phẫu thuật hay qua xét
nghiệm mô học.
Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhân ≤1 tuổi có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào
khác: Sốt >38
0
C, giảm thân nhiệt <37
0
C, ngừng thở, tim đập chậm , chảy nước mũi, chảy mủ họng. Và có
ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây :
a. Phân lập được tác nhân gây bệnh từ nơi tổn thương.
b. Cấy máu dương tính.
c. Test kháng nguyên dương tính trong máu hoặc chất tiết hô hấp.
d. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG
e. Bác sĩ điều trị chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp trên.
2.2.9 Nhiễm trùng hệ tiêu hóa
2.2.9.1 Viêm dạ dày ruột
Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: tiêu chảy cấp tính (phân lõng trên 12 giờ), có hoặc không sốt , nôn và đã loại các nguyên
nhân tiêu chảy không do nhiễm khuẩn (do điều trị, tâm lý)
Tiêu chuẩn 2: Có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác: buồn nôn,
nôn, đau bụng, nhức đầu và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
a. Tìm thấy tác nhân gây bệnh đường ruột từ cấy phân hoặc cấy phết trực tràng.
b. Tìm thấy tác nhân gây bệnh đường ruột qua soi kính hiển vi thường hoặc điện tử.
c. Tìm ra tác nhân gây bệnh đường ruột nhờ xét nghiệm kháng nguyên hoặc kháng thể ở máu và
phân.
d. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG
2.2.9.2 Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, ruột già), ngoại trừ
viêm dạ dày ruột và viêm ruột thừa
Phải thoả ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Hình ảnh abcès hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn khác nhận thấy trong lúc phẫu thuật hoặc qua
xét nghiệm mô học

×