Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

lịch sử hình thành khối nato (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.15 KB, 21 trang )

Tiểu luận

Lịch sử hình thành khối NATO


LỜI NÓI ĐẦU
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập ngày 4-4-1949
là một tổ chức tập đoàn quân sự liên hợp các quốc gia phương Tây , ra đời
sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm mục đích giúp Mỹ ngăn chặn Liên Xơ
,bảo vệ địa vị chủ đạo của mình ở các nước Châu Âu.Cùng với những biến
động đột ngột ở Châu Âu ,sự biến mất của khối Vacsava, sự giải thể của
Liên Xô và sự kết thúc của chiến tranh lạnh ,khối NATO không những
không bị giải thể như khối Vacsava mà ngược lại, nó càng phát triển mạnh
mẽ,số lượng các nước thành viên được tăng thêm,phạm vi thế lực được bành
trướng một cách rõ rệt.Đúng như một học giả nổi tiếng người Đức về các
vấn đề quốc tế Các Caixơ đã chỉ ra:”Trong tất cả,những sắp xếp quốc tế chủ
yếu của thời kì chiến tranh lạnh khơng có sự biến đổi nào lại sâu sắc và
mạnh mẽ như Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”.NATO trong thời đại hậu
chiến tranh lạnh đã bước vào một thời kỳ diễn biến và bành trướng mới.
Trong bài thuyết trình của mình nhóm chúng tơi xin được chú trọng đi
sâu vào các vấn đề: Cơ sở hình thành của NATO dựa trên quan điểm của
thuyết hiện thực , những nguyên tắc hoạt động của NATO cũng như vai trò
và tác động của liên minh này đối với tiến trình hịa bình và ổn định khu
vực .


NỘI DUNG CHÍNH
I.CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA NATO:
1.Một số luận điểm chính của chủ nghĩa hiện thực:
Chủ nghĩa hiện thực là một trường phái lí thuyết được vận dụng khá
nhiều để giải thích các hiện tượng khác nhau trong quan hệ quốc tế. Đặc


điểm nổi bật của trường phái này là coi chủ thể trong quan hệ quốc tế là các
quốc gia có chủ quyền, coi yếu tố tồn tại của đất nước là yếu tố sống còn,
biện pháp tự cứu để bảo vệ an ninh quốc gia, cân bằng quyền lực trong quan
hệ quốc tế là vô cùng quan trọng
Bên cạnh đó,hợp tác là sự tương tác liên kết giữa các quốc gia khơng có
yếu tố bạo lực trên cơ sở song trùng lợi ích quốc gia.
Hợp tác theo chủ nghĩa hiện thực là sự tương tác giữa các quốc gia trên
cơ sở không xâm phạm chủ quyền và an ninh các quốc gia. Lí do của hợp tác
là giải quyết tình trạng vơ chính phủ và khi nảy sinh xung đột giữa các quốc
gia. Mục tiêu của hợp tác là: lợi ích an ninh. Đặc điểm của hợp tác mang
tính bất bình đẳng và mang tính tạm thời
Chủ nghĩa hiện thực giải thích những sự việc trong quan hệ quốc tế dưới
hai khái niệm chính là các mối đe dọa và lợi ích.


Về mối đe dọa: Đây là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa hiện thực.

Chủ nghĩa hiện thực coi tình trạng vơ chính phủ, tình thế “ lưỡng nan về an
ninh” là không tránh khỏi. Trong quan hệ quốc tế thiếu vắng một chính
quyền tối cao có độc quyền về cưỡng chế hợp pháp nên “ tự cứu lấy mình”
là nguyên tắc hành xử căn bản của quốc gia trên trường quốc tế.


Thứ hai, sức mạnh( chủ yếu là quân sự) và cân bằng sức mạnh là phương
tiện quyết định thực hiện mục tiêu
 Về lợi ích: Mục tiêu của quốc gia trong chính trị quốc tế là bảo vệ lợi
ích quốc gia được xác định bằng thuật ngữ quyền lực, trong đó đảm bảo an
ninh tối đa là mục tiêu hàng đầu



Trên cơ sở đó, nhóm báo cáo sẽ chỉ tập trung giải thích sự ra đời

của NATO trên lí thuyết hiện thực dưới hai góc độ chính là mối đe dọa và
lợi ích

2. Sự ra đời của NATO:

Xuất phát từ các mối đe dọa
a. Mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tương quan lực lượng trên thế giới thay
đổi. Trong số các nước tư bản hùng mạnh trước chiến tranh thì Đức , Ý ,
Nhật đã bị đáng bại , Pháp kiệt quệ và Anh bị tàn phá nặng nề. Nhìn chung
do hậu quả của chiến tranh , các nước đế quốc châu Âu bị suy yếu nghiêm
trọng, trong khi đó qua cuộc chiến tranh này Mỹ đã giàu mạnh lên một cách
nhanh chóng, chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản về mọi mặt kinh
tế, quân sự, chính trị…Nắm độc quyền vũ khí hạt nhân và trở thành đế quốc
đầu sỏ .
Cùng với sự nổi trội của Mỹ lúc này là sự lớn mạnh của Liên Xô. Đây là
nước XHCN đầu tiên trên thế giới và ngay từ khi mới ra đời đã có một vị trí
đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Giữ vai trò
quan trọng trong việc đánh bại chủ nghĩ phát xít, Liên Xơ đã phải gánh chịu
những tổn thất hết sức nặng nề do chiến tranh gây ra. Nhưng với sức mạnh
quân sự và chính trị, cộng với một tiềm năng to lớn về con người và tài


nguyên cùng một đường lối chính sách đúng đắn chỉ sau một thời gian ngắn
Liên Xơ đã nhanh chóng phục hồi được nền kinh tế của mình và trở thành
một nước phát triển mạnh nhất châu Âu , một siêu cường đối trọng với Mỹ
sau chiến tranh lạnh.
Dựa vào tiềm lực mạnh của mình, cả Liên Xơ và Mỹ đều muốn duy tri

sức mạnh được đồng thời phát huy ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới.
Mỹ muốn sức mạnh tuyệt đối của mình để khống chế cả thế giới tư bản còn
lại giành lấy những khu vực nằm trong vòng ảnh hưởng của các nước này,
thực hiện chiến lược toàn cầu phục vụ mưu đồ làm bá chủ thế giới đã được
nuôi dưỡng từ lâu trong giới lãnh đạo Mỹ. Về phía Liên Xơ, từ trong chiến
trnh đã giữ vai trò trụ cột của phong trào cách mạng thế giới cũng như các
lực lượng đấu tranh vì hịa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, phát huy ảnh
hưởng của các nước dân tộc chủ nghĩa ,
Sự đụng chạm về ý đồ chiến lược đã đưa đến tình trạng khơng thể hợp
tác giữa hai siêu cường. Thêm vào đó sự tồn tại xảy những mâu thuẫn cơ
bản lâu dài và sâu sắc giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội mà Mỹ
và Liên Xô là hai đại diện tiêu biểu đã làm cho quan hệ giữa hai nước ngày
càng căng thẳng . Do những tương đồng về thế và lực như vật nên một cuộc
chiến tranh là khó có thể xảy ra. Thay vào đó là một cuộc chạy đua vũ trang
ráo riết nhằm nhằm tập hợp lực lượng của mỗi bên .
Năm 1949, hiện tượng các quốc gia lần lượt thực hiện xong cách mạng
dân tộc dân chủ, lực lượng cộng sản đánh đuổi hết phi cộng sản làm cho uy
tín của các Đảng cộng sản ngày một tăng lên.


Nhận thức được mối đe dọa lớn từ Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản,

việc thành lập NATO thực chất là âm mưu của Mỹ, nhằm đối phó lại với


ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản đang lớn mạnh, tạo thế đối
trọng về quyền lực

b. Mối đe dạo từ bản thân các nước NATO :
Ngày 17/3/ 1948 theo đề nghị của Anh các nước Anh, Bỉ, Hà Lan và

Lucxambua và Pháp đã kí hiệp ước Brucxen về hợp tác kinh tế, xã hội, văn
hóa và phịng thủ tập thể, sẵn sàng thi hành những biện pháp tập thể nếu như
Đức lại tiến hành xâm lược.
Tuy nhiên, một mặt Mỹ rất hoan nghênh việc thành lập liên minh quân sự
ở Tâu Âu nhưng lại không muốn Anh sử dụng nó để làm suy yếu ảnh hưởng
và Mỹ muốn biến nó thành cơng cụ phục vụ cho chính sách mưu đồ làm bá
chủ thế giới của họ. Nước Anh đòi quyền tự trị mới, trong khi Mỹ phản đối,
cố vận động và gây sức ép để tất cả các nước nhận viện trợ theo kế hoạch
Marsall đều tham gia để dễ bề thao túng .
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao các nước lại cho Tây Đức vào hợp tác. Phải
chăng là lo ngại một đế quốc hung hãn sừng sỏ, hiếu chiến ? Việc chấp nhận
để Đức tham gia vào tổ chức là hình thức ràng buộc Đức trong những hiệp
ước quân sự
Rõ ràng ở đây yếu tố cân bằng quyền lực đóng vai trị rất quan trọng. Mỹ
muốn thành lập ra một liên minh mới nhằm tăng cường ảnh hưởng của
mình, ko chiu để Anh thao túng toàn quyền


Ở đây, bản thân các nước NATO đã nhận thức mối đe dọa từ

nhau, chính vì vậy mà đưa ra những chính sách riêng để kìm chân nhau.




Xét trên góc độ lợi ích:

Trong tình thế lưỡng nan về an ninh “ Lợi ích quốc gia là hành động căn
bản thúc đẩy và là tác nhân kích thích chủ yếu chính sách của các quốc gia
Tính chất vơ chính phủ chứa đầy những nguy hiểm và thách thức đối với

lợi ích các quốc gia. Bản thân các quốc gia khơng bao giờ thấy mình được
đảm bảo an ninh và thường xuyên mong muốn tăng cường nguồn lực riêng
của mình. Mỗi nước đều có những tính tốn riêng tuy nhiên bản thân Anh,
Pháp, Ý, Tây Đức đều có một nhu cầu chung là phục hồi nền kinh tế kiệt
quệ sau chiến tranh ( theo kế hoach Mác-sa Mỹ cam kết giúp các quốc gia
này phục hồi). Tham gia vào liên minh các quốc gia sẽ một phần nào đó
được đảm bảo về an ninh, kinh tế, quân sự
Còn Mỹ lại lợi dụng ưu thế kinh tế và quân sự để vũ trang cho các nước
thành viên và buộc các nước này phải phục tùng lợi ích của giới tư bản độc
quyền Mỹ. Núp dưới chiêu bài vì hịa bình và an ninh tập thể của các nước
Tây, bảo vệ chế độ tư bản bằng hành động tập thể, tìm mọi cách xác lập vai
trò chi phối và và quyết định những vấn đề an ninh ở châu Âu, chống lại
ảnh hưởng của Liên Xơ
 NATO ra đời là tính tốn riêng về lợi ích trong lịng mỗi quốc gia,
nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích.

Dựa trên những cơ sở trên, ngày 4/4/1949 tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương( North Atlantic Treaty Organisation, gọi tắt là NATO ) đã được
thành lập tại Wasington với sự có mặt của nước Anh, Pháp, Ý, Canada,
Aixolen, Nauy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ , Lucxambua, Bồ Đào Nha và Mỹ.
Cùng với thời gian và sự mở rộng, hiên nay NATO có 26 thành viên.


II. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG, QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NATO TRONG CHIẾN
TRANH LẠNH
Nguyên tắc hoạt động của NATO được nêu trong Hiến chương NATO
ngày 4/4/1949 tại Washington, Mỹ.
Những nguyên tắc hoạt động chính của NATO là:
 Các quốc gia thành viên giải quyết các xung đột quốc tế mà một trong

số các nước có thể liên quan bằng các biện pháp hịa bình nhằm duy trì hịa
bình, an ninh quốc tế. Các quốc gia tránh sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng
vũ lực.
 Các quốc gia sẽ tham vấn lẫn nhau bất kể khi nào sự tồn vẹn lãnh
thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của bất cứ thành viên nào bị đe dọa.
 Các quốc gia đồng ý cho rằng bất kì một cuộc tấn công nào chống lại
một quốc gia thành viên đều được coi là chống lại toàn bộ khối NATO. Do
đó, các quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ quốc gia hoặc các quốc gia thành viên
bị tấn công một cách độc lập hoặc hợp tác với các quốc gia khác bằng các
biện pháp bao gồm cả quân sự nếu cần thiết để tái lập và duy trì an ninh của
khu vực Bắc Đại Tây Dương.
 Các quốc gia thành viên sẽ không tham gia lực lượng hoặc tổ chức
quốc tế nào mà có quy định mâu thuẫn với bản Hiệp ước này.
 Các quốc gia thành viên sẽ tìm cách loại bỏ xung đột trong các chính
sách kinh tế quốc tế của nhau và khuyến khích sự hợp tác kinh tế trong khối.
 Để đạt được các mục tiêu nêu ra trong bản Hiệp ước này, các quốc gia
thành viên sẽ độc lập hoặc hợp tác với nhau trong việc tự nỗ lực hoặc hỗ trợ


lẫn nhau nhằm duy trì và phát triển khả năng của từng nước và của khối
nhằm chống lại tấn công quân sự.

III. VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NATO VỚI AN NINH
CHÂU ÂU TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Đặt trong quan hệ với khối đối trọng Warsaw, cả hai bên đều theo đuổi
chính sách ngăn chặn sự bá quyền của đối phương, nhưng kết quả đã rất
khác với các kiểu cân bằng quyền lực trước đó (đều sụp đổ và dẫn tới chiến
tranh thế giới, như Hiệp ước Utretch và Đại hội Vienna). Không giống như
cân bằng quyền lực thế kỉ 19 trong đó có 5 cường quốc chuyển hóa Liên
minh qua lại với nhau, cân bằng quyền lực giữa khối Warsaw và NATO

trong Chiến tranh lạnh được điều chỉnh rất rõ ràng giữa hai quốc gia siêu
cường là Mỹ và Liên Xô. Sự ra đời của khối Hiệp ước Warsaw đánh dấu
chính thức sự xuất hiện của thế hai cực trong Chiến tranh Lạnh, trong đó Mỹ
và Liên Xơ là trung tâm. Tuy nhiên, hệ thống hai cực lại thiếu tính linh hoạt
đồng thời làm nghiêm trọng hơn hệ quả của những xung đột ngoại vi (như
Chiến tranh Việt Nam trong Chiến tranh Lạnh). Việc thành lập khối Warsaw
năm 1955 (đồng nghĩa với việc xuất hiện thế hai cực ở châu Âu) không
mang lại cho các nước Đông Âu an ninh (theo như lập luận ở Liên Xô cho
rằng có thể thốt khỏi thế lưỡng nan về an ninh thơng qua việc liên minh lại
với nhau để có an ninh chung). Trên thực tế thì việc khối Warsaw ra đời lại
chính là hành động khiến cả hai khối đều mất an ninh, nghĩa là rơi vào thế
lưỡng nan an ninh cổ điển. Đối đầu trực tiếp giữa hai khối khơng diễn ra ở
châu Âu có lẽ xuất phát từ nỗi lo sợ vũ khí hạt nhân và hậu quả của việc sử
dụng nó chứ khơng phải cân bằng quyền lực mà khối Warsaw mang lại.


Chạy đua vũ trang giữa hai khối
Bảng thống kê số lượng vũ khí hai bên có trong chiến tranh lạnh
(Theo tập san quốc phịng tồn dân số tháng 3 năm 1991, trang 89)
1. Vũ khí thơng thường
Qn số
Xe tăng
Pháo các loại
Máy bay chiến đấu
Tàu ngầm
Tàu chiến
2. Vũ khí chiến lược
Tên lửa chiến lược ICBM (đặt trên bệ phóng dưới
đất)
Tên lửa chiến lược SLBM (đặt trên tàu ngầm)


Vacxava
5.373.100
59.470
71.876
7.876
228
102
Vacxava
1.398

NATO
3.660.200
30.690
57.660
7.130
200
499
NATO
1.018

922

672

Máy bay chiến lược
Tàu ngầm chiến lược

160
62


518
36

Nato đóng vai trị rất quan trọng với tình hình an ninh của Châu Âu cũng
như tồn thế giới, sự ra đời của khối liên minh đã mang lại rất nhiều thành
cơng song cũng có khơng ít mặt hạn chế

1.Thành công:
Nếu như NATO trong chiến tranh lạnh là một tổ chức có mục tiêu và
nhiệm vụ rõ ràng thì khi Chiến tranh lạnh kết thúc, NATO đi vào cải tổ gần
như tồn diện. Một NATO mới khơng hồn tồn mất đi những tiêu chí sống
cịn trong hoạt động của mình, song có thêm những nhiệm vụ mới, vai trò
mới và những mục tiêu mới.
Với Mỹ và các nước Tây Âu, NATO tiếp tục làm nhiệm vụ giữ gìn an
ninh cho Châu Âu trước những nguy cơ đe dọa đến khu vực này. Chiến
tranh lạnh kết thúc, Châu Âu đứng trước một hàng loạt những nguy cơ mới


này sinh – những nguy cơ phi truyền thống mà người Châu Âu chưa từng
phải đối mặt trong thời kỳ chiến tranh lạnh, như: nguy cơ về khủng bố, phổ
biến vũ khí hủy diệt, an sinh xã hội và mơi trường… NATO có nhiệm vụ
phối hợp hoạt động của các quốc gia trong khu vực, lập nên những cơ chế
mới để cùng giải quyết những rắc rối nảy sinh đó.
Một NATO được củng cố và mở rộng cịn có vai trò thắt chặt hơn nữa sợi
dây hợp tác giữa Châu Âu và Mỹ, tăng cường sự hợp tác giữa Châu Âu và
Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề ở Châu Âu. Sự tăng cường hợp tác này
sẽ giúp Châu Âu yên tâm hơn để phục hồi nền kinh tế của mình bởi vốn dĩ,
sau chiến tranh lạnh, Châu Âu phải đối mặt với vơ vàn những vấn đề ngồi
khả năng có thể giải quyết của mình.

Đối với các nước Trung và Đông Âu, NATO là một cơ hội để các quốc
gia này có thể củng cố và duy trì an ninh của mình trong một mơi trường vơ
cùng phức tạp sau chiến tranh lạnh. Sự chia rẽ sâu sắc của các quốc gia Châu
Âu – hậu quả của chiến tranh lạnh khiến các nước Trung và Đông Âu thấy lo
ngại cho vận mệnh quốc gia mình trước một mơi trường bị chia rẽ và phức
tạp sau sự sụp đổ của Liên Xô và hàng loạt các quốc gia Xã hội chủ nghĩa
Trung – Đông khác. NATO được coi như “vị cứu tinh”, dang rộng cánh tay
đón lấy các quốc gia này và mở rộng dân chủ hơn nữa tới tất cả các quốc gia
trong khu vực.
Sự sụp đổ của Liên Xô khiến Châu Âu yên tâm hơn về an ninh của mình.
Song, thực tế, một nước Nga sau Liên Xô cũng vẫn khiến Châu Âu phải dè
chừng. Mở rộng NATO về phía Đơng và tăng cường hơn nữa vai trò của
NATO trong việc đảm bảo an ninh khu vực và giữ gìn hịa bình thế giới sẽ
giúp cho Châu Âu yên tâm phần nào trước một nước Nga đang phục hồi
nhanh chóng và từng bước xây dựng lại vị thế cường quốc của mình. Mặc


dù, mục đích của Mỹ và các nước Tây Âu tuyên bố cho việc mở rộng liên
minh là không nhằm vào Nga, tuy nhiên, nước Nga thì nhìn nhận đây như
một mối đe dọa tới an ninh của nước này và phản đối mạnh mẽ mọi quyết
định của NATO mở rộng về phía Đơng, thu hẹp vùng đệm an ninh của Nga.
Ở châu Âu, hai phe Đông-Tây, NATO-Vácxava mặc dù đối đầu hết sức
căng thẳng nhưng vẫn cố gắng tránh khỏi mối nguy cơ xảy ra xung đột trực
tiếp.
Ngoài ra, các nguy cơ từ mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, thù hằn lịch sử đều
chìm đi vì tất cả các nước đều bị nỗi lo của cuộc xung đột ám ảnh. Châu Âu
không xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh dường như khơng cịn là
phương tiện để giải quyết mâu thuẫn. Trong khối NATO, các nước Tây Âu
đã có điều kiện để tập trung phục hồi và phát triển kinh tế. Mâu thuẫn giữa
các cường quốc, nhất là Pháp-Đức đã hòa dịu đáng kể.

Tuy mục tiêu chủ yếu của NATO là phục vụ những tính tốn chiến lược
của các nước TBCN, nhìn từ góc độ nào đó thì sự xuất hiện của NATO đã
đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc đưa tới sự hình thành thế chiến lược,
cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước XHCN và TBCN, tạo ra sự ổn
định tương đối của châu Âu
Trong thập niên 90, NATO đóng vai trị mới bằng cách đem lại sự ổn
định cho khu vực Ban-Căng bất ổn và khắc nghiệt.Những năm đầu của thập
niên tiếp đó tình hình ngày càng cho thấy rõ cần có một hình thức nào đó
của một hiệp ước ổn đinh cho khu vực Cap-ca-đơ theo hình mẫu của hiệp
ước ổn định cho khu vực Ban- Căng cùng với khả năng có sự đồng tinh của
Nga ,do Nga có lợi ích nhiều hơn trong việc thích ứng với liên minh do Mỹ
lãnh đạo và cũng do sự tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị giữa Nga và


Thổ Nhĩ Kì nên việc ổn định hóa khu vực Cáp-ca-dơ cũng có thể ngày càng
trở thành một trách nhiệm của Nato vì nó cần phải như thế.
Do sự kết thúc chiến tranh lạnh , NATO bắt đầu thay đổi cơ cấu lực
lượng của mình.Thay vào các sư đồn trang bị xe bọc sắt và cơ giới hóa
nặng nề các nước thành viên NATO đang thành lập lực lượng can thiệp với
khả năng lưu động cao phù hợp với quy định của NATO về việc xây dựng
một quân đoàn phản ứng nhanh của đồng minh để phục vụ những mục tiêu
“ngoài khu vực”.1
Về quan hệ với các nước đối địch thời chiến tranh lạnh trước đây , hội
đồng hợp tác Bắc Đại Tây Dương được thành lập năm 1991 ,gắn kết 16
đồng minh với Đông Âu và những quốc gia thừa kế Liên Xơ, 2 năm sau đó
những nước này đã tham gia “ Quan hệ đối tác vì hịa bình” thành lập mối
quan hệ thể chế hịa giữa cơ cấu tư lệnh quân sự liên kết của NATO với
quân đội các nước Đông Âu và Nga.Những thảo luận hiện nay tập trung
xoay quanh về vấn đề làm thế nào để các nước Trung Âu như Balan,
Hungari,và cộng hòa Séc có thể gia nhập liên minh NATO mà khơng đối

đầu với Nga và không phương hại đến những mối lo ngại an ninh chính đáng
của Nga.
Liên Minh NATO bắt đầu đóng vai trị hỗ trợ trong các sứ mệnh quốc tế
giữ gìn hịa bình và thực thi hịa bình do liên hợp quốc bảo trợ ví dụ như
Nam Tư cũ.Điều đáng chú ý trong bối cảnh này là sự xung đột lợi ích sâu
sắc giữa các cường quốc phương Tây đối với chiến tranh ở BosniaHerzegovnia không hề tác động gì đến NATO

1

Neorealism, Neoliberlism instituationlism and the future of Nato tr 22


2.Hạn chế:
 Tuy nhiên, xét trên 1 khía cạnh khác NATO đã tạo ra một tình trạng
đối đầu căng thẳng, một cuộc chạy đua vũ trang có thể đe dọa đến an ninh
của toàn châu Âu. Trong thế giới 2 cực, NATO là một nhân tố của quá trình
tập hợp lực lượng giữa Xô-Mỹ. Sự ra đời của NATO 4/1949 dẫn tới sự
thành lập của khối Vácxava 5/1955 để lập lại cân bằng ở châu Âu. NATO
cũng chính là nhân tố của quá trình căng thẳng, chạy đua vũ trang gay gắt
giữa 2 phe, làm cho bầu khơng khí của quan hệ quốc tế ở châu Âu ln trong
tình trạng “chiến tranh lạnh”, chứ khơng phải hịa bình thực sự. Các chính
sách ngăn chặn CNXH, tăng cường chạy đua vũ trang của Mỹ và đồng minh
trong NATO đã đặt cả châu Âu vào thế luôn phải đối mặt với hiểm họa
chiến tranh có thể xảy ra như trong các sự kiện tái vũ trang Tây Đức, khủng
hoảng tên lửa tầm trung ở châu Âu.
 NATO cũng tạo ra một khuôn khổ thể chế duy nhất cho châu Âu để
tác động vào chính sách của Mỹ .Các nền dân chủ tự do có ảnh hưởng với
nhau trong khn khổ các thiểt chế quốc tế bằng cách sử dụng những quy
chuẩn trong thủ tục ra quy định chung, cũng như nền chính trị xuyên quốc
gia.Thông qua hành xử theo các quy tắc của các thiết chế đó họ khơng chỉ tự

kiềm chế quyền tự do hành động của bản thân mình họ cũng được tham gia
vào tiến trình ra quy định của các đối tác của mình.Việc một đối tác cắt giảm
các mối quan hệ về thể chế có thể tạo ra ảo tưởng về sự độc lập nhưng thực
tế nó làm giảm ảnh hưởng của đối tác đó.


KẾT LUẬN
Liên minh Bắc Đại Tây Dương là một cộng động an ninh đa nguyên
được thể chế hóa, gồm các nền dân chủ tự do, các nền dân chủ không chỉ
khơng gây chiến với nhau họ cịn có khả năng phát triển một bản sắc chung
tạo ra thuận lợi cho sự hình thành các thiết chế hợp tác nhằm những mục
đích nhất định.Những thiết chế đó bao gồm các quy chuẩn dân chủ và quy
tắc ra quy định mà các quốc gia tự do có xu hướng thể hiện khi quan hệ với
nhau.Việc ban hành những quy chuẩn và quy tắc đó củng cố tinh thân cộng
đồng và bản sắc chung của các chủ thể.Những đặc điểm trong nước của nền
dân chủ tự do có ý nghĩa trước tiên l và tạo thuận lợi cho cộng đồng nhưng
việc thể chế hóa cộng đồng gây ra những tác động độc lập đối với các tương
tác, suy cho cùng các cơ cấu dân chủ trong nước, các thiết chế quốc tế và
bản sắc chung của các quốc gia chủ thể cùng phối hợp với nhau.
Sau hơn 60 năm tồn tại, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO)
không tránh được một thực tế là đã trở nên lạc hậu và không cịn phù hợp
với một trật tự thế giới mới có trọng tâm đang dịch chuyển từ Đại Tây
Dương sang châu Á.
Hơn nữa, "bão" tài chính đã khiến nhiều thành viên châu Âu khơng cịn mặn
mà với những khoản đóng góp cho NATO. Vì thế NATO phải cố gắng thích
ứng với tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Trong thế giới đang biến đổi với nhiều mối đe dọa mới, từ khủng bố, tên lửa
đạn đạo đến tấn công mạng, NATO đang tìm cách xác định lại vai trị và lý
do cho sự tồn tại của tổ chức này. Thế nhưng, những mục tiêu mà NATO đặt
ra dường như quá tham vọng bởi khả năng hiện thực hóa vẫn chưa thực sự

rõ ràng.


PHỤ LỤC
NGUYÊN VĂN HIỆP ƯỚC NATO 4/4/1949 TẠI WASHINGTON, MỸ
(Bản Tiếng Anh)
Washington DC, 4th April 1949


The Parties to this Treaty reaffirm their faith in the purposes and principles of the Charter
of the United Nations and their desire to live in peace with all peoples and all
governments.
They are determined to safeguard the freedom, common heritage and civilisation of their
peoples, founded on the principles of democracy, individual liberty and the rule of law.
They seek to promote stability and well-being in the North Atlantic area.
They are resolved to unite their efforts for collective defence and for the preservation of
peace and security.
They therefore agree to this North Atlantic Treaty:
ARTICLE 1
The Parties undertake, as set forth in the Charter of the United Nations, to settle any
international dispute in which they may be involved by peaceful means in such a manner
that international peace and security and justice are not endangered, and to refrain in their
international relations from the threat or use of force in any manner inconsistent with the
purposes of the United Nations.
ARTICLE 2
The Parties will contribute toward the further development of peaceful and friendly
international relations by strengthening their free institutions, by bringing about a better
understanding of the principles upon which these institutions are founded, and by
promoting conditions of stability and well-being. They will seek to eliminate conflict in
their international economic policies and will encourage economic collaboration between

any or all of them.
ARTICLE 3
In order more effectively to achieve the objectives of this Treaty, the Parties, separately
and jointly, by means of continuous and effective self-help and mutual aid, will maintain
and develop their individual and collective capacity to resist armed attack.
ARTICLE 4
The Parties will consult together whenever, in the opinion of any of them, the territorial
integrity, political independence or security of any of the Parties is threatened.
ARTICLE 5
The Parties agree that an armed attack against one or more of them in Europe or North
America shall be considered an attack against them all, and consequently they agree that,


if such an armed attack occurs, each of them, in exercise of the right of individual or
collective selfdefence recognised by Article 51 of the Charter of the United Nations, will
assist the Party or Parties so attacked by taking forthwith, individually, and in concert
with the other Parties, such action as it deems necessary, including the use of armed
force, to restore and maintain the security of the North Atlantic area.
Any such armed attack and all measures taken as a result thereof shall immediately be
reported to the Security Council. Such measures shall be terminated when the Security
Council has taken the measures necessary to restore and maintain international peace and
security.
ARTICLE 6
For the purpose of Article 5, an armed attack on one or more of the Parties is deemed to
include an armed attack:
- on the territory of any of the Parties in Europe or North America, on the Algerian
Departments of France, on the territory of Turkey or on the islands under the jurisdiction
of any of the Parties in the North Atlantic area north of the Tropic of Cancer;
- on the forces, vessels, or aircraft of any of the Parties, when in or over these territories
or any area in Europe in which occupation forces of any of the Parties were stationed on

the date when the Treaty entered into force or the Mediterranean Sea or the North
Atlantic area north of the Tropic of Cancer.
ARTICLE 7
The Treaty does not effect, and shall not be interpreted as affecting, in any way the rights
and obligations under the Charter of the Parties which are members of the United
Nations, or the primary responsibility of the Security Council for the maintenance of
international peace and security.
ARTICLE 8
Each Party declares that none of the international engagements now in force between it
and any other of the Parties or any third State is in conflict with the provisions of this
Treaty, and undertakes not to enter into any international engagement in conflict with this
Treaty.
ARTICLE 9
The Parties hereby establish a Council, on which each of them shall be represented to
consider matters concerning the implementation of this Treaty. The Council shall be so
organised as to be able to meet promptly at any time. The Council shall set up such
subsidiary bodies as may be necessary; in particular it shall establish immediately a
defence committee which shall recommend measures for the implementation of Articles
3 and 5.


ARTICLE 10
The Parties may, by unanimous agreement, invite any other European State in a position
to further the principles of this Treaty and to contribute to the security of the North
Atlantic area to accede to this Treaty. Any State so invited may become a party to the
Treaty by depositing its instrument of accession with the Government of the United
States of America. The Government of the United States of America will inform each of
the Parties of the deposit of each such instrument of accession.
ARTICLE 11
This Treaty shall be ratified and its provisions carried out by the Parties in accordance

with their respective constitutional processes. The instruments of ratification shall be
deposited as soon as possible with the Government of the United States of America,
which will notify all the other signatories of each deposit. The Treaty shall enter into
force between the States which have ratified it as soon as the ratification of the majority
of the signatories, including the ratifications of Belgium, Canada, France, Luxembourg,
the Netherlands, the United Kingdom and the United States, have been deposited and
shall come into effect with respect to other States on the date of the deposit of their
ratifications.
ARTICLE 12
After the Treaty has been in force for ten years, or at any time thereafter, the Parties shall,
if any of them so requests, consult together for the purpose of reviewing the Treaty,
having regard for the factors then affecting peace and security in the North Atlantic area
including the development of universal as well as regional arrangements under the
Charter of the United Nations for the maintenance of international peace and security.
ARTICLE 13
After the Treaty has been in force for twenty years, any Party may cease to be a Party one
year after its notice of denunciation has been given to the Government of the United
States of America, which will inform the Governments of the other Parties of the deposit
of each notice of denunciation.
ARTICLE 14
This Treaty, of which the English and French texts are equally authentic, shall be
deposited in the archives of the Government of the United States of America. Duly
certified copies will be transmitted by that government to the governments of the other
signatories.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John Mearsheimer, “Lời hứa hão của thể chế quốc tế,” trong Học viện QHQT, Lý
luận Quan hệ Quốc tế, Quyển 1, Hà nội, 2007, trang 339-58.



2. Vương Dật Châu (chủ biên), An ninh quốc tế trong thời đại tồn cầu hố, Sách
tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004, trang 681-733.

3. />4. />


×