Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

mối quan hệ việt – trung từ khi bình thường hóa quan hệ đến năm 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.9 KB, 18 trang )








Tiểu luận

QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ
KHI BÌNH THƯỜNG HÓA ĐẾN NĂM 1999










LỜI MỞ ĐẦU

Trung quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng núi sông liền một
dải,nhân dân hai nước vốn có tình hữu nghị truyền thống lâu đời,đã từng ủng hộ và
giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của mỗi nước.Mối
quan hệ Việt _Trung đã qua thử thách, đã được tôi luyện trong cuộc đấu tranh cách
mạng giành độc lập và giải phóng dân tộc của mỗi nước.Lịch sử đã chứng minh mối
quan hệ hữu nghị truyền thống và tình cảm gắn bó giữa hai dân tộc chúng ta,như chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vừa là đồng chí,vừa là anh em”.Lịch sử bang giao,cũng
như lịch sử quan hệ quốc tế đã chứng minh vai trò quan trọng của nước láng giêng


cũng như vai trò chủ chốt của nước lớn.Ta có thể hiểu được vì sao Trung Quốc có vị
trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam: Trung Quốc mang cả hai đặc
điểm quan trọng,vừa là láng giềng vừa là nước lớn.Trong lịch sử quan hệ Việt Trung
thời hiện đại ,đã có giai đoạn Việt Nam tỏ rõ thái độ rất cứng rắn,chống đối Trung
Quốc công khai và khá gay gắt,vì vậy đã gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn và để
lại ảnh hưởng lâu dài.Nghiên cứu quan hệ Việt Trung dù ở giai đoạn nào cũng có thể
đóng góp vào việc đánh giá,rút ra những bài học kinh nghiệm để góp phần định ra
chính sách đối ngoại đúng đắn trong quan hệ với Trung Quốc. Giai đoạn từ khi hai
nước bình thường hóa quan hệ năm 1991 tới năm 1999 là giai đoạn chứng kiến
những biến chuyển mạnh mẽ nhất đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc chuyển từ
đối đầu sang bình thường và hợp tác toàn diện. Năm 1991 đánh dấu mốc quan trọng
trong lịch sử Việt Nam khi mà hai nước đã biến từ thù thành bạn, từ đối đầu sang đối
thoại. Và năm 1999, quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã được nâng lên tầm
cao mới khi lãnh đạo hai nước xác định khuôn khổ cho quan hệ Việt – Trung bằng
phương châm 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai”
(1)
.
Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ Việt – Trung từ khi bình thường
hóa quan hệ đến năm 1999” là cần thiết, kết quả nghiên cứu sẽ giúp hai nước phát
triển mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa trong thời kì hiện nay.

1
Báo nhân dân:Các chuyến thăm cấp cao Việt_Trung từ năm 1991_1999
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
I, sơ lược về mối quan hệ đặc biệt của hai nước láng giềng trước khi bình
thường hóa quan hệ vào năm 1991.
II, Quan hệ Việt_Trung từ năm 1991 đến năm 1999
III, Làm thế nào để đẩy mạnh mối quan hệ hai nước trong tương lai?














I. Sơ lược về mối quan hệ đặc biệt của hai nước láng giềng
Đây là mối quan hệ thay đổi, lên xuống, khi là bạn cực thân khi là thù không
đội trời chung, khi là đồng chí khi là địch thủ, khi hòa bình khi chiến tranh, khi liên
minh đoàn kết khi mâu thuẫn đối kháng trong mấy chục năm qua.
Từ xa xưa, một nghìn năm Bắc thuộc, rồi các cuộc xâm lược thời Nguyên - Mông để
lại những dấu ấn sâu đậm trong quan hệ hai nước.
Trung Quốc là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Viêt Nam,ngày
18/1/1950 Trung Quốc ra tuyên bố công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Đây
là sự kiên quan trọng mở đầu cho một loạt thắng lợi ngoại giao khác của Việt
Nam.Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp,nhìn chung quan hệ
Việt_Trung tương đối tốt đẹp.Nhân dân,nhà nước và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã
đóng góp không nhỏ vào thắng lợi của Việt Nam.Sự giúp đỡ đó xuất phát từ truyền
thống hữu nghị giữa hai nước,từ sự tương đồng về ý thức hệ và cũng phù hợp với lợi
ích quốc gia của Trung Quốc.Trong kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc đã giúp đỡ
rất nhiều cho nhân dân Việt Nam.Về chính trị,Trung quốc luôn luôn tuyên bố ủng hộ
cuộc đấu tranh của nhân dân ta.Trung Quốc đã huy động hàng triệu người mít tinh
với sự tham gia của các vị lãnh đạo cao nhất để phản đối cuộc chiến do Mỹ gây ra và
ủng hộ nhân dân Việt Nam.Đặc biêt,Trung quốc đã viện trợ cho Việt Nam vũ khí bộ

binh,quân trang,quân dụng,lương thực,thực phẩm…Sự giúp đỡ to lớn của Trung
Quốc đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đi đến
thắng lợi,đúng như Bác Hồ đã nói “Một thắng lợi của Đảng ta và của nhân dân ta
không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc và cả phe xã hội
chủ nghĩa”
(2)
.
Quan hệ Việt Trung trong chiến tranh chống Mỹ nhìn chung rất gắn bó song
không phải không có những mặt “cơm chẳng lành,canh chẳng ngọt”.Trung Quốc
dùng viện trợ để ép Việt Nam trong nhiều vấn đề.Hai năm 1965,1966 Trung Quốc
liên tục ngăn cản các hành động quốc tế thống nhất ủng hộ Việt Nam chống mŨ xâm
lược,từ chối lập cầu hàng không Việt _Trung để bảo vệ miền Bắc Việt Nam.Khi Việt
Nam đàm phán với Mỹ,Trung Quốc đã không đồng ý và giảm viện trợ.Sang năm
1971,1972 Trung Quốc lại tăng viện trợ để tăng sức ép đối với Mỹ,buộc Mỹ ký kết
thông cáo chung Thượng Hải có lợi cho Trung Quốc,từ đó Trung Quốc sẽ giúp Mỹ
rút khỏi chiến tranh Việt Nam trong danh dự và Mỹ nhân nhượng Trung Quốc về vấn
đề Đài Loan.Điều đó cho thấy trong quan hệ với Việt Nam,lợi ích quốc gia của
Trung Quốc luôn được xếp vị trí hàng đầu.Tháng 1/1974 lợi dụng Việt Nam đang tập
trung sức lực giải phóng miền Nam,Trung Quốc đã huy động lực lượng hải quân
đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Với đại thắng mùa Xuân năm 1975,Việt Nam thống nhất đất nước,non sông
thu về một mối.Quan hệ Việt _Trung lúc này lại trở nên căng thẳng.Trung Quốc đã
ngừng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam và cuối năm 1977,họ chấm dứt cho
vay.Đến năm 1978,Trung quốc tuyên bố rút toàn bộ chuyên gia và cắt toàn bộ viện

2
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao”, trang 189
trợ Trung Quốc còn giật dây Cămpuchia gây hấn chống Việt Nam và đồng thời
khiêu khích vũ trang ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.Do vậy quan hệ hai nước
đã xấu đi nhanh chóng với đỉnh cao là cuộc chiến tranh biên giới tháng

2/1979.Cuộc chiến tranh này là hậu quả của sự căng thẳng giữa hai nước Việt
Nam,Trung Quốc.Cuộc chiến đã gây tổn thất lớn về người và của cho nhân dân hai
nước và làm phương hại đến quan hệ hữu nghị Việt_Trung.Cuộc chiến này còn làm
cho hòa bình và ổn định trong khu vực bị đe dọa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của các nước trong khu vực.
Sau chiến tranh biên giới,quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng.Tình trạng này
kéo dài suốt thập kỷ 80,gây ảnh hưởng xấu đối với chính sách đối ngoại và sự phát
triển kinh tế của hai nước.Trong 12 năm đối đầu(1979_1991),do quan hệ chính trị
căng thẳng nên đã dẫn đến sự bế tắc trong các lĩnh vực khác.Trung Quốc thường
xuyên gây ra các vụ khiêu khích dọc theo biên giới hai nước.Nghiêm trọng nhất là
ngày 14/3/1988, một biên đội tàu chiến gồm sáu chiếc của hải quân Trung Quốc đã
gây sự tấn công các tàu tiếp tế của Việt Nam và đổ bộ đóng chiếm sáu bãi nước
ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, gây ra sự lo ngại sâu sắc trong dư luận khu vực và
thế giới.Trong suốt thời gian này, quan hệ kinh tế, văn hóa…giữa hai nước bị ngưng
trệ.Hai nước đã tiến hành đám phán nhiều lần nhưng đều thất bại.Từ tháng 1/1989
hai bên nối lại đàm phán và đến tháng 9/1990, hai bên gặp gỡ cấp cao ở Thành
Đô(Trung Quốc) mở đầu cho việc giải quyết triệt để vấn đề Campuchia và bình
thường hóa quan hệ Việt_Trung.
Như vậy có thể thấy rằng,quan hệ Việt_Trung từ thời phong kiến đến trước
khi bình thường hóa năm 1991 đã diễn ra rất nhiều thăng trầm và biến đổi lớn lao.Từ hai
nước “vừa là đồng chí,vừa là anh em” chuyển thành kẻ thù không đợi trời chung.Từ
quan hệ hữu nghị tốt đẹp chuyển sang quan hệ đối đầu căng thẳng.Điều này chứng tỏ
quan hệ Việt_Trung là rất phức tạp và có tác động lớn đối với Việt Nam.

II. Quan hệ Việt_Trung từ năm 1991 đến năm 1999
1. Quan hệ chính trị
Cuộc gặp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo hai nước năm 1990 và tháng 11/1991
đã đưa quan hệ Việt_Trung bước theo một trang mới theo tinh thần “khép lại quá
khứ,mở ra tương lai”.Từ đó đến nay quan hệ giữa hai Đảng,hai nhà nước và nhân
dân hai nước đã không ngừng mở rộng và phát triển trên mọi lĩnh vực, và ngày càng

đi vào chiều sâu.Việc hai bên duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao hàng năm đã trở
thành truyền thống và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai
nước không ngừng phát triển.Sự trao đổi giữa các ngành từ Trung Ương đến địa
phương giữa hai bên không ngừng gia tăng đã góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn
nhau ,thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm cải cách và đổi mới giữa hai
bên.Tại cuộc gặp cấp cao bình thường hóa quan hệ Việt_Trung,lãnh đạo hai nước đã
nhất trí nguyên tắc chỉ đạo quan hệ giữa hai Đảng ,hai nhà nước là “Việt Nam và
Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giêng thân thiện trên cơ sỏ năm
nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.Hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc sẽ
khôi phục quan hệ bình thường trên bốn nguyên tắc :độc lập tự chủ,hoàn toàn bình
đẳng,tôn trọng lẫn nhau,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”
(3)
.
Việc trao đổi các chuyến thăm cấp cao và cấp bộ ban ngành địa phương với
nhịp độ đều đặn đã chứng tỏ thiện chí của cả hai bên trong việc xây dựng quan hệ
hợp tác đi vào thực chất. Các bản thông cáo chung 1991, 1992, 1994, 1995 và tuyên
bố chung 1999 đã khẳng định những bước tiến quan trọng trong quan hệ hai nước,
góp phần định hướng và chỉ đạo sự hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình. Hai bên đã
lập tổng lãnh sự đại sứ quán để tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, phía Việt Nam
chúng ta đã lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (1993), Hongkong
(1994). Phía Trung Quốc lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí
Minh (1993). Bên cạnh đó, hai bên cũng đã từng bước giải quyết những tranh chấp
thông qua đàm phán thương lượng. Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc đã kí kết Hiệp
định hợp tác kinh tế và lãnh sự (1992), Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải
quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ và các cuộc đàm phán về 3 vấn đề biên giới trên
đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên biển Đông (1993), Hiệp định biên

3
Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam,tập 2,trang 212
mậu (1998).Đặc biệt trong chuyến thăm Trung Quốc của tổng bí thư Đảng Cộng Sản

Việt Nam Lê Khả Phiêu(2/1999),lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí xây dựng
quan hệ theo khuôn khổ mới hướng tới thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” .Việc ký hiệp ước trên đất liền
(30/12/1999) là sự kiện trọng đại trong quan hệ quan hệ hợp tác giữa hai nước,tạo
tiền đề xây dựng đường biên giới ổn định hòa bình,hữu nghị và bền vững lâu
dài,đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước.Việc ký hiệp ước biên giới
trên đất liền đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên tiếp tục đàm phán để giải quyết
vấn đề phân vịnh Bắc Bộ và những vấn đề tồn tại giữa hai nước.
Hai bên đã đề ra nguyên tắc chung trong quan hệ giữa hai nước là hữu nghị và
láng giềng thân thiện dựa trên năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, hợp tác, bình
đẳng và cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua thương lượng và
bằng biện pháp hòa bình, quan hệ giữa hai nước không nhằm vào nước thứ ba và
cũng không làm ảnh hưởng đến quan hệ của mỗi nước với các nước khác. Những
nguyên tắc trên là những nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ giữa hai nước không chỉ
trong thời gian từ 1991-1999 mà còn là những nguyên tắc chung để xử lý quan hệ
Việt - Trung sau năm 1999 cho tới ngày nay và trong tương lai.
Sự phát triển của quan hệ Việt - Trung được đặt trong bối cảnh chung là Việt
Nam và Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại cởi mở, đa dạng hóa và đa
phương hóa. Mối quan hệ đa phương của mỗi bên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
quan hệ song phương giữa hai nước ngày càng phát triển. Đây là nội dung mới trong
quan hệ giữa hai nước.với tư cách là thành viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã tích cực ủng hộ Trung Quốc trở thành bên đối
thoại chính thức của Diễn đàn ASEAN (Trung Quốc bắt đầu quan hệ với ASEAN kể
từ năm 1991), tạo thêm điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển quan hệ với
nhóm nước này. Ngược lại, với địa vị một thành viên có tiếng nói quan trong trong tổ
chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc cũng ủng hộ
Việt Nam gia nhập tổ chức nói trên (Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ
tháng 11/1998), tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng
phát triển, không những qua kênh song phương mà còn qua kênh đa phương.
Như vậy, kể từ năm khi bình thường hóa quan hệ 1991, quan hệ Việt – Trung

chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, từ đối kháng sang cùng tồn tại hòa bình,
từ thù địch sang bạn và đối tác. Cùng với sự tác động của các yếu tố khác như môi
trường thế giới, khu vực, tình hình và chính sách của Trung Quốc, quan hệ chính trị
Việt – Trung sau khi bình thường hoa đến năm 1999 đã vận động tích cực, phù hợp
với nguyện vọng và nhu cầu chung của cả hai nước.

2,Quan hệ kinh tế,thương mại
Từ khi bình thường hóa,quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có bước
phát triển đáng kể.Gần 30 hiệp định cấp nhà nước và nhiều thỏa thuận hợp tác đã
được ký kết và đang được triển khai thực hiện ,mang lại hiệu quả bước đầu đáng
khích lệ.Trong chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Chu Dung Cơ đầu tháng
12/1999.Hai bên đã có những thỏa thuận quan trọng nhằm đưa quan hệ kinh
tế,thương mại bước vào thời kỳ phát triển mới. Đặc điểm lớn nhất trong quan hệ kinh
tế Việt - Trung trong thời gian này là quan hệ toàn diện và có tính chất bổ sung cho
nhau. Trong thời kì 1991-1999 hai nước đã kí nhiều Hiệp định hợp tác trên nhiều
lĩnh vực: thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, bưu điện, giao thông vận tải: đường
bộ, đường không, đường sắt, đường sông v.v… Tháng 11 năm 1995, Ủy ban hỗn hợp
kinh tế - khoa học kỹ thuật Việt - Trung thành lập đã có những đóng góp nhất định
vào việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tiếp theo việc khôi phục vận tải
hành khách và hàng hóa bằng đường sắt Hà Nội - Bắc Kinh, đầu năm 1996 Xí nghiệp
Vận tải đường sắtI của Việt Nam và Cục đường sắt Vân Nam – Trung Quốc đã ký
Hiệp định thỏa thuận vận tải hành khách trên tuyến đường sắt Hà Nội – Côn Minh
v.v…Nhờ sự hợp tác này, kinh tế hai nước đá phát triển nhanh chóng hơn, cuộc sống
người dân sung túc hơn và vực dậy mạnh mẽ sau khi chế độ CNXH ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ.Trong giai đoạn 1991-1999, Trung Quốc xuất sang Việt Nam chủ
yếu là máy dệt, thiết bị thủy điện nhỏ, thiết bị nhà máy đường cỡ nhỏ, xe vận tải
hạng nhẹ, nguyên liệu hóa học, sản phẩm gang thép, vật liệu xây dựng, dụng cụ sản
xuất thuốc và thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thuốc trừ sâu, đồ gia dụng. Việt Nam
xuất sang Trung Quốc: gạo, dầu thô, sản phẩm gỗ, cao su, than, kim loại mầu, dầu
dừa, thủy hải sản, và một số sản phẩm nông nghiệp khác. Sau khi hai nước bình

thường hóa quan hệ về chính trị, khép lại quá khứ, mở ra giai đoạn mới, nhờ vậy,
trong suốt những năm 90 trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, trở thành biên giới
của tình hợp tác và hữu nghị, từ chiến trường chuyển thành thị trường ngày càng phát
triển phồn vinh và nhộn nhịp. Mức buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc
ngày càng tăng (xem bảng 1 và hình 2 bên dưới)
Bảng 1 – Mức buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1991 - 1999
Năm 1991

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998

1999

Mức
buôn
bán
(triệu
USD)
32.23

179,07

398,64

532,82

1.052,19

1.150,63

1.435,64


1.560

1.500

Tỉ lệ
tăng
trưởng
(%)
340 454,4 122,6 34,1 97,4 9,3 24,6 8,7 -3.8

( Nguồn:Theo số liệu thống kê của Phạm Sỹ Chung, Đinh Mai Phương trong
đề tài “Quan hệ kinh tế thương mại và dầu tư Việt – Trung”, tham luận tại hội thảo :
Hướng tới thế kỷ XXI - Hợp tác kinh tế Trung Quốc -ASEAN , tổ chức tháng 9.1999
tại Hà Nội.)
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
-100
0
100
200
300
400

500
Năm
Phần trăm %

Hình 1 - Biểu đồ biểu thị phần trăm mức buôn bán qua biên giới Việt Nam -
Trung Quốc từ năm 1991 – 1999
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800

Hình 2 - Biểu đồ biểu thị mức buôn bán qua biên giới
Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1991 – 1999

Từ tình hình thực tế về buôn bán biên giới Việt- Trung trong lịch sử 10 năm

từ khi hai nước bình thường hoá đến 1999, chúng ta thấy rằng mặc dù mức buôn bán
qua biên giới Việt - Trung không ngừng tăng, nhưng tỷ lệ tăng ngày càng có chiều
hướng giảm mạnh (hình 1). Như năm 1991 tăng 340%; năm 1992 tăng 454,4% (cao
nhất); năm 1993, giảm còn 122,6%; năm 1994 giảm còn 34,1%; năm 1995 giảm còn
97,4%; năm 1996 giảm còn 9,3%; năm 1997 giảm còn 26,6%; năm 1998 giảm mạnh
nhất chỉ còn 8,7%);
Tỷ lệ tăng trưởng ngày càng giảm do nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như:
 Khi hai nước đã đạt đến mức độ gần bão hòa về quan hệ thương mại thì
dĩ nhiên mức tăng trưởng không thay đổi và do đó tỉ lệ tăng trưởng sẽ dừng lại;
 Chất lượng hàng hóa không bảo đảm tốt, hàng nhập lậu nhiều, khi nhân
dân nhận biết được điều đó sẽ làm cho khả năng tiêu thụ hàng hóa kém hơn;
 Ngoài ra còn nhiều lí do khác nữa, như cả hai nước chú trọng tới các
hoạt động thương mại với toàn thế giới nhiều hơn nên tỉ lệ tăng trưởng buôn bán
giữa hai nước có phần giảm đi v.v…

3,Quan hệ văn hóa, giáo dục
Việt Nam và Trung Quốc vốn có bản sắc văn hóa dân tộc khá giống nhau, bởi
vậy để tiến hành hợp tác giao lưu văn hóa giữa hai nước không phải là vấn đề khó
khăn lắm. Việc trao đổi các đoàn văn hóa nghệ thuật và các hoạt động du lịch phối
hợp giữa các cơ quan hữu quan hai nước đã và đang góp phần tăng cường sự hiểu
biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Hợp tác giáo dục Việt - Trung rất đa dạng. Bên cạnh việc trao đổi lưu học sinh
(kể cả sinh viên và nghiên cứu sinh), hai nước còn trao đổi thực tập sinh, nghiên cứu
sinh, bồi dưỡng cán bộ, trao đổi khoa học v.v…đặc biệt ngày nay, hàng năm có hàng
ngàn học sinh,sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam được chính phủ Trung Quốc
đào tạo. Từ khi bình thường hóa quan hệ hai nước tới năm 1999, Việt Nam và Trung
Quốc trao đổi số lượng lớn công dân sang công tác, học tập và sinh sống, ví dụ như
theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là
862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp hạng thứ tư, điều đó cho thấy quan hệ
hai nước tốt đẹp hơn trong thời gian từ 1991 tới 1999

Ngày 2/12/1992,Chính phủ hai nước ký hiệp định hợp tác văn hóa giữa Chính
phủ nước CHND Trung Hoa và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.Thông qua
hiệp định này nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa,nghệ
thuật,thể dục thể thao,báo chí,phát thanh truyền hình,điện ảnh,biểu diễn nghệ
thuật,triển lãm,khuyến khích thúc đẩy các tác phẩm văn học ưu tú,cử cán bộ nghiệp
vụ thăm và trao đổi lẫn nhau….Nhờ vậy,các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai
nước đã phát triển mạnh mẽ.Phía Việt Nam đã cử hàng trăm đoàn đại biểu các cấp
thuộc lĩnh vực báo chí,mỹ thuật,bảo tàng,âm nhạc,truyền hình…đến Trung Quốc
khảo sát,nghiên cứu,biểu diễn,triễn lãm….Ngược lại nhiều đoàn văn hóa thuộc các
lĩnh vực khác nhau của Trung Quốc cũng đã sang Việt Nam biểu diễn.Đặc biệt,gần
đây,Đảng,Chính phủ và nhân dân Trung Quốc còn gửi tặng Việt Nam khoản tiền 150
triệu NDT để xây dựng cung văn hóa Việt_Trung tại thủ đô Hà Nội.
Là hai nước láng giềng kề cận, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc
có lịch sử gắn bó lâu đời, có nhiều điểm tương đồng trong đời sống văn hóa; tiềm
năng phát triển quan hệ hai nước là rất lớn. Với quyết tâm và nỗ lực chung của cả hai
bên, mối quan hệ đó sẽ không ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp hơn trong
tương lai, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, đồng thời góp
phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
4. kết luận chung về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn này
Như vậy, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cho tới năm 1999, mối
quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ thù thành
bạn, từ đối đầu sang đối thoại, tuy tình cảm hai nước không còn là quan hệ anh em
như những năm chúng ta kháng chiến chống Mỹ, nhưng sự chuyển biến quan hệ hai
nước đã giải quyết được nhiều vấn đề sau:
 Tăng cường mối quan hệ mọi mặt giữa hai nước;
 Thúc đẩy sự phát triển kinh tế hai nước;
 Tăng cường tình đoàn kết hai dân tộc so với thời kì đối đầu;
 Đối với mỗi nước, giảm được một “kẻ thù” và tăng thêm một người bạn;
 Giải quyết các vấn đề tranh chấp biên giới;
 Và rất nhiều vấn đề khác được giải quyết.

Tuy nhiên, bên cạnh đó hai nước còn khá nhiều vấn đề chưa thể giải quyết và
phát sinh:
 Hai nước chưa kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới
hai nước, đặc biệt là chất lượng sản phẩm, hàng lậu nhiều, đặc biệt hàng thực phẩm nhập
khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam chất lượng kém, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con
người, có lẽ đây là lí do hiện nay người Việt Nam chúng ta hơi “kỵ” hàng hóa nhập khẩu
từ Trung Quốc, và đó cũng là một trong những lí do khiến cho tỉ lện thương mại giữa
biên giới hai nước ngày càng giảm như nói ở phần “quan hệ thương mại”;
 Hai nước còn vấn đề tranh danh đất đai trên biển, đặc biệt là hai hòn đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc nhòm ngó.
 Tuy hai nước đã kí hiệp định biên giới đất liền, nhưng tình trạng lấn
chiếm biên giới vẫn chưa giải quyết triệt để;
 Và còn rất nhiều vấn đề khác trong quan hệ Việt – Trung vẫn chưa được
giải quyết.

III, Làm thế nào để đẩy mạnh mối quan hệ hai nước trong tương lai?
1. Những nhân tố thuận lợi trong quan hệ hai nước
Trong quan hệ hai nước hiện nay tuy vẫn còn một số khó khăn và tồn
tại,nhiều tiềm năng chưa được khai thác phát huy,nhưng quan hệ Việt _ Trung vẫn
rất tốt đẹp.Đó là do những nhân tố thuận lợi chủ yếu sau đây:
Thứ nhất,Quan hệ hai nước có được những chuyển biến tích cực từ thù
thành bạn (1991), rồi sau đó có được những kết quả tích cực là do sự tác động của
nhiều yếu tố từ môi trường bên trong mỗi nước và môi trường bên ngoài. Xét môi
trường bên ngoài thì không thể không kể đến bối cảnh thế giới và khu vực thời kì
1991-1999 có rất nhiều biến động. Chiến tranh lạnh kết thúc,CNXH ở Liên Xô và
Đông Âu tan rã đã tạo ra một trật tự thế giới mới,hòa bình và phát triển vẫn là xu thế
phổ biến trên thế giới,môi trường hòa bình trên thế giới không ngừng được củng
cố.Hiện nay các nước có chế độ chính trị_xã hội khác nhau vẫn tiếp tục vừa hợp tác
vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. Tại khu vực ĐNÁ, tình hình có xu hướng
ổn định và kinh tế phát triển năng động.Sự ra đời của diễn đàn an ninh khu vực Đông

Nam Á vào tháng 7/1994 với sự tham gia của hầu hết các nước lớn là một đóng góp
tích cực cho hòa bình và an ninh của khu vực.Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc
khủng hoảng tài chính năm 1997,song kinh tế các nước khu vực Châu Á_TBD đang
hồi phục và phát triển,liên kết khu vực đang được xúc tiến. Trong bối cảnh chung đó,
hai nước phải thực hiện một số cải cách về chính sách đối ngoại lẫn đối nội. Và đây
cũng là một trong những lí do chính khiến mối quan hệ hai nước được cải thiện trở
nên tốt đẹp hơn
Thứ hai:xu thế hòa bình và phát triển trên thế giới,sự ổn định và hợp tác của
khu vực Châu Á_TBD là điều kiện cần cho quan hệ Việt _Trung phát triển song chỉ
như thế thì chưa đủ.Chính những điểm tương đồng giữa hai nước mới có thể làm cho
sự hợp tác giữa hai nước toàn diện và sâu sắc hơn.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ hữu nghị từ
ngàn năm nay.Hai nước có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa,phong tục tập
quán,con người…Chính sự tương đồng này đã tạo nên quan hệ gắn bó mật thiết giữa
nhân dân hai nước trontg lịch sử.Nhân dân thường xuyên qua lại,trao đổi thăm hỏi và
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.Trong bối cảnh hai nước tiếp tục phát triển kinh tế
thị trường,sự gần gũi về mặt địa lý càng làm cho mối liên hệ giữa nhân dân hai nước
trở nên gắn bó và chặt chẽ do sự tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước
Không chỉ là hai nước láng giềng,Việt Nam và Trung Quốc còn có điểm
tương đồng về chính trị,kinh tế và xã hội: đều là nước XHCN,đều kiên trì sự lãnh
đạo của Đảng,thực hiên công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,tiến hành cải cách mở
cửa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã sụp đổ,Việt Nam và Trung Quốc là
hai trong số ít các nước còn lại trên thế giới.Các thế lực thù địch vẫn đang tiếp tục
thực hiện “diễn biến hòa bình” với nhiều thủ đoạn mới.Do vậy hai nước tất yếu phải
tăng cường quan hệ để góp phần vào công cuộc xây dựng kinh tế của mỗi nước,bảo
vệ độc lập dân tộc và CNXH.


2, Phương pháp đẩy mạnh mối quan hệ hai nước trong tương lai
Để duy trì quan hệ hợp tác Việt_Trung phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, hai nước cần phải giải quyết những bất đồng còn tồn
đọng và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác.
 Việc tồn tại những bất đồng, nhất là những tranh chấp về lãnh thổ giữa
các nước láng giềng do lịch sử để lại là hiện tượng phổ biến trong quan hệ quốc tế.
Kiên trì nguyên tắc đã thỏa thuận về duy trì ổn định, không tiến hành bất cứ hành
động nào có thể gây phức tạp thêm tình hình, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng
vũ lực đối với tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển, chúng ta hy vọng rằng những
tranh chấp về lãnh thổ còn tồn tại, kể cả những tranh chấp tại Biển Đông sẽ sớm
được giải quyết ổn thỏa;
 Tăng cường hơp tác kiểm tra an ninh biên giới hai nước, đảm bảo chất
lượng sản phẩm buôn bán qua biên giới đúng chất lượng, có giấy phép của chính phủ
hai nước;
 Để tăng cường phát triển kinh tế, các doanh nghiệp giữa hai nước cần
đầu tư hơn nữa khai thác tiềm lực và giúp đỡ nhau trong sản xuât;
 Tăng cường giao lưu văn hóa, du lịch để nhân dân hai nước đoàn kết hơn;
 Mở rộng sự hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai nước trong các lĩnh
vực vũ trụ, truyền tthoong v.v…
 Hai nước cần coi trọng tiềm lực của nhau, hợp tác dựa trên tình thần
đoàn kết, hữu nghị hai bên cùng có lơi, có như thế mối quan hệ Việt – Trung mới bền
vững lâu dài và khăng khít được.
Trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng,chúng ta cần tích cực thúc đẩy quan hệ
kinh tế_thương mại phát triển với quy mô lớn hơn,toàn diện ổn định và hiệu quả
hơn,đồng thời cần có biện pháp tích cực thúc đẩy sự trao đổi và hợp tác trên các lĩnh
vực khác như khoa học,công nghệ,văn hóa,giáo dục,y tế,du lịch và môi trường.Với
những hướng đi đó,quan hệ Việt_Trung sẽ không ngừng phát triển và đơm hoa kết
trái,góp phần vào sự nghiệp hòa bình hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế
giới,góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ Việt_Trung “mãi mãi xanh
tươi,đời đời bền vững”.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng giai đoạn từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ tới năm

1999 là giai đoạn chứng kiến những biến chuyển mạnh mẽ nhất đưa quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc chuyển từ đối đầu sang bình thường và hợp tác toàn diện. Năm
1991 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam khi mà hai nước đã biến từ
thù thành bạn, từ đối đầu sang đối thoại. Và năm 1999, quan hệ hai nước Việt Nam –
Trung Quốc đã được nâng lên tầm cao mới khi lãnh đạo hai nước xác định khuôn
khổ cho quan hệ Việt – Trung bằng phương châm 16 chữ vàng.Tám năm qua là một
thời gian cực kỳ ngắn ngủi so với lịch sử hàng nghìn năm của mối quan hệ láng
giềng Việt - Trung. Nhưng trong tám năm qua chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi
sâu sắc trong mối quan hệ truyền thống này. Nhìn lại, chúng ta thấy sau khi bình
thường hóa, quan hệ Việt - Trung đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục v.v… với nhiều hình thức hợp tác phong phú, đa
dang: trao đổi đoàn qua lại, kết nghĩa giữa các địa phương. Là hai nước láng giềng kề
cận, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc có lịch sử gắn bó lâu đời, có nhiều
điểm tương đồng trong đời sống văn hóa; tiềm năng phát triển quan hệ hai nước là
rất lớn. Với quyết tâm và nỗ lực chung của cả hai bên, mối quan hệ đó sẽ không
ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp hơn trong tương lai, đáp ứng nguyện vọng và
lợi ích của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát
triển ở khu vực và trên thế giới









DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Vũ Tùng, chính sách đối ngoại Việt Nam tập II(1975_2006)

2. 50 năm quan hệ Việt_Trung
3. Nguyễn Anh Đức,Luận văn tốt nghiệp: quan hệ Việt_Trung từ khi bình
thường hóa đến nay(1991_1999); LV, Học viện quan hệ quốc tế
4. Nguyễn Thị Minh Châu (2006),Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách của Việt
Nam đối với Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 đến nay ;
LV, Học viện quan hệ quốc tế
5.
6. />&col_no=553
7.
8. />702152121/ns080718002752
9. />B%87t_Nam)












MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Sơ lược về mối quan hệ đặc biệt của hai nước láng giềng 3
II. Quan hệ Việt_Trung từ năm 1991 đến năm 1999 5
1. Quan hệ chính trị 5
2. Quan hệ kinh tế,thương mại 8

3. Quan hệ văn hóa, giáo dục 11
4. Kết luận chung về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn này 12
III, Làm thế nào để đẩy mạnh mối quan hệ hai nước trong tương lai? 13
1. Những nhân tố thuận lợi trong quan hệ hai nước 13
2, Phương pháp đẩy mạnh mối quan hệ hai nước trong tương lai 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16



×