Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 1975 – 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125 KB, 13 trang )

The Venus
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
Bộ môn Chính sách đối ngoại
TIỂU LUẬN
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA
QUAN HỆ VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 1975 – 1985
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn
Phú Tân Hương
Nhóm Sinh viên thực hiện:
• Phạm Thị Thu Hương
• Đỗ Thúy Hồng
• Lê Thu Trang
• Hoàng Thị Lan
• Nguyễn Hương Giang
1
Lớp: CT36H
Hà Nội 3/2011
LỜI MỞ ĐẦU
Đã hơn 30 năm kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam
kết thúc và đã 16 năm kể từ quan hệ Việt – Mỹ được chính thức thiết lập vào
ngày 11/7/1995
1
, mốc thời gian này vẫn được nhắc đến như mốc son lịch sử
trong quan hệ hai nước. Tuy nhiên không thể phủ định rằng quan hệ hai
nước đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn để có được tình hữu
nghị như ngày nay. Sau hai thập kỷ ở hai bên chiến tuyến thì đến năm 1975
Việt Nam lại phải đối mặt với chính sách cấm vận toàn diện của Mỹ. Và
phải mãi đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, trước những biến chuyển
lớn của tình hình thế giới, chiến tranh lạnh đi vào hồi kết thúc và với những
đổi mới của Việt Nạm từ sau 1986 đã khiến Mỹ có những điều chỉnh chính


sách với Việt Nam. Từ đây con đường bình thường hóa quan hệ của hai
nước bước sang một trang mới mặc dù cả hai nước đã có nỗ lực bình thường
quan hệ ngay từ sau chiến tranh kết thúc không lâu.
Vậy trước thời kỳ Đổi mới, cụ thể là giai đoạn 1975 - 1985 chúng ta
đã gặp phải những khó khăn, trở ngại gì khiến quá trình bình thường hóa
quan hệ hai nước phải lùi sang thập kỷ tiếp theo? Bài viết này sẽ tập trung
phân tích những khó khăn trở ngại của quan hệ Việt – Mỹ giai đoạn 1975-
1
Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975-2006), HVQHQT, Hà Nội 2007, tr. 355
2
1985 khiến việc thiết lập quan hệ chính thức giữa hai nước phải đợi đến năm
1995.
NỘI DUNG
I. Bối cảnh trong nước và quốc tế giai đoạn 1975 -1985
1. Bối cảnh thế giới
Từ giữa những năm 1970, tình hình thế giới diễn ra những biến động
lớn trên các mặt chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế, mở màn cho những
phát triển và biến đổi có tính chất bước ngoặt trong mấy thập kỷ cuối XX.
Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa,
nền chính trị quốc tế bước vào thời kỳ “Sau chiến tranh Việt Nam”.
2
Các
nước lớn có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại. Cục
diện quan hệ giữa những nước lớn có diễn biến phức tạp. Cụ thể: nước Mỹ
suy giảm thế và lực, khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Tây
Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành cáctrung tâm kinh tế thế giới cạnh tranh
với Mỹ. Các khối quân sự trở nên lỏng lẻo hoặc tan rã. Xu hướng độc lập
với Mỹ trong thế giới phương Tây tăng lên. Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến
lược, giảm cam kết ở bên ngoài thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập
trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước củng cố địa vị trong hệ thống

Tư bản chủ nghĩa
2
Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975-2006), HVQHQT, Hà Nội 2007
3
Mẫu thuẫn Xô – Trung ngày càng trở nên gay gắt. Tình hình này có
ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam,
nhất là bởi vị Xô và Trung đều là hai người anh cả của phe Xã hội chủ
nghĩa.Trung Quốc triển khai chương trình cải cách, mở của kinh tế, thực
hiện mục tiêu pahát triển kinh tế, đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật và các
nước Tây Âu khác, đồng thời chú trọng cải thiện quan hệ với các nước ở
Đông Nam Á
3
.
Từ sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và
Campuchia, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới có đà phát triển mới
sôi động và rộng khắp.
Tình hình kinh tế, xã hội và quan hệ giữa các nước trong hệ thống
XHCN đã xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi.
2. Bối cảnh trong nước.
Sau khi giành thắng lợi thống nhất Tổ Quốc, Việt Nam bước vào thời
kỳ mới, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng lại đất nước.
Thắng lợi mùa Xuân 1975 đánh dấu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt
Nam: hòa bình, độc lâp, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng trong hòa bình,
quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng đế quốc Mỹ đã nâng cao uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, ngay sau thắng lợi lịch sử thì Việt Nam lại phải đối mặt
với sự cấm vận về mọi mặt của chính quyền Mỹ. Vì vậy hoàn cảnh trong
3
Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 282
4

nước giai đoạn 1975- 1985 này có nhiều khó khăn về mọi mặt: kinh tế, chính
trị, xã hội.
Kinh tế sa sút, lạm phát tăng nhanh, bội chi ngân sách Nhà nước ngày
càng tăng; sản xuất trì trệ, năng suất hiệu quả kinh tế giảm sút. Ngoại thương
đình trệ và nhà nước ta mới đặt quan hệ ngoại giao với chưa nhiều nước
4
.
Thêm vào đó là quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt
là các nước có chung biên giới xuất hiện nhiều phức tạp, các thế lực thù địch
trong và ngoài nước phố hợp chống đối Việt Nam.
Trong những điều kiện quốc tế và khu vực như vậy, Việt nam cùng
một lúc thực hiện công cuộc cải tạo xây dựng lại đất nước, mở rộng quan hệ
với các nước mà một nhiệm vụ hết sức quan trong trong giai đọan này chính
là công cuộc đấu tranh chống bao vây cô lập của chính quyền Mỹ.
II. Chính sách của Việt Nam phục vụ cuộc đấu tranh
chống bao vây cô lập những năm 1975-1985
1. Triển khai chính sách
1.1Những nỗ lực đầu tiên 1975 -1978
4
/>5

×