Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tách chiết alkaloid từ quả quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.29 KB, 19 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
TP. HỒ CHÍ MINH
Đề tài:

GVHD:
Nhóm:
Mục Lục
2
Lời Mở Đầu
Alakloid thường được biết đến như một hợp chất gây độc thương thấy trong thực
vật. Đặc biệt, alkaloid có hoạt tính sinh lý cao đối với cơ thể người và động vật, nhất là
đối với hệ thần kinh. Với liều lượng hợp lí alkaloid có thể sử dụng để làm thuốc giảm ho,
giảm đau,… Do đó, việc nghiên cứu về phân tích và tách chiết alkaloid đang là một vấn
đề khá mới mẻ và quan trọng cho đời sống ngày nay.
Để biết rõ về vai trò và một số tính chất, tác dụng của alkaloid, chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu thêm về một alkaloid có trong một loại cây gần gũi trong đời sống chúng
ta: đó chính là cây quất hay còn gọi là cây tắc.
3
Tổng Quan Về Alkaloid
I. Khái niệm alkaloid:
Alkaloid có nguồn gốc từ chữ alcali tiếng Ả Rập là kiềm. Alkaloid là:
- Những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ thuờng gặp trong nhiều
loài thực vật và đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật
- Có hoạt tính sinh lí cao đối với cơ thể con nguời và động vật, nhất là đối với hệ
thần kinh
- Là chất độc gây chết nguời nhưng rất quan trọng nhất là trong lĩnh vực y học
- Cung cấp những loại thuốc có giá trị chữa bệnh cao
II. Phân bố:
Alkaloid phân bố ở trong cả động vật và thực vật nhưng phần lớn có trong thực vật
- Trong thực vật cao có: Cà phê, Mã tiền, Trúc đào, họ Cà, Hành, Tỏi,…


- Ngành hạt kín
- Trong thực vật bậc thấp có trong một số loài nấm
Các loại thực vật giàu alkaloid: Apocynaceae, Papaveraceae, Fabaceae, Ranunculaceae,
Rutaceae, Liliaceae, Solanaceae, Berberiadaceae,…
Alkaloid tập trung ở một số bộ phận nhấy định như:
 Hạt: Mã tiền, cà phê, cola,…
 Quả: Ớt, hồ tiêu, thuốc phiện, anh túc…
 Hoa: Cà độc dược
 Lá: Trà, thuốc lá,…
 Thân, vỏ thân: Ma hồng, canhkina,…
 Rễ: Lựu, ba gạc,…
 Củ: Bình vôi, ô dầu, bách bộ…
 Hành: Nữ hoàng cung


4

Hình II.1: Cây anh túc Hình II.2: Cà độc dược
Hình II.3: Cây ba gạc hhhhhh
Hình II.4: Cây lựu
Hình II.5: Cây canhkina
5
Hình II.6: Bình vôi

Hình II.7: Mã tiền Hình II.8: Ô dầu
III. Hàm lượng alkaloid:
Thay đổi theo điều kiện dinh dưỡng, sinh lý của cây
Hàm lượng alkaloid trong cây thường rất thấp cỡ 1-3%. Trừ 1 vài trường hợp:
- Vỏ thân cây Canhkina chứa 6-10% alkaloid
- Nhựa cây thuốc phiện chứa 20-30% alkaloid

6
IV. Phân loại:
Alkaloid được phân loại dựa trên cơ sở cấu tạo của các nhóm chứa cacbon-nitơ trong
phân tử
- Alkaloid chứa nitơ ngoài vòng
- Dẫn xuất của pyrrol
- Dẫn xuất 1- metyl pyrolizidin
- Dẫn xuất pyridine và pyperidin
- Các hợp chất chứa vòng nitơ 5 cạnh, 6 cạnh không ngưng tụ
- Các hợp chất chứa vòng nitơ 5 cạnh, 6 cạnh ngưng tụ (nhóm tropan)
- Hợp chất chứa 2 vòng pyperidin ngưng tụ
- Các hợp chất quinolin
- Các hợp chất izo-quinolin
- Các hợp chất indol
- Các hợp chất imidazol
- Các hợp chất chứa nhóm purin
- Các hợp chất alkaloid steroid
V. Tính chất của Alkaloid
5.1. Tính vật lý:
- Phân tử lượng khoảng 100-900
- Ở nhiệt độ thường, các alkaloid thường là dạng lỏng vì trong cấu trúc không chứa
các nguyên tử oxi (Ví dụ: nicotin, spartein, coniin…). Còn các alkaloid trong cấu
trúc chứa các nguyên tử oxi hầu hết ở dạng chất rắn kết tinh (Ví dụ: berberin)
- Hầu hết các Alkaloid bazo không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi
hữu cơ như CHCl
3
, ete và các ancol bậc thấp (MeOH, EtOH, PrOH, BuOH).
- Một số nhóm Alkaloid có thêm các nhóm phân cực nên tan được một phần trong
nước hoặc trong kiềm. Ví dụ: Mocphin, Cephalin
- Ngược lại, các muối alkaloid nói chung tan được trong nước và ancol, hầu như

không tan trong dung môi dung môi hữu cơ. Độ tan của các muối phụ thuộc vào
các gốc acid tạo ra chúng.
7
- Hầu hết alkaloid có vị đắng, không mùi. Một số ít có vị cay như capsaixin, piperin,

- Thường alkaloid không màu trừ berberin, palmatin, chelidonin màu vàng.
5.2. Tính hóa học:
Alkaloid là các bazo yếu, do sự có mặt của nguyên tử N. Nhưng độ kiềm của Alkaloid
không giống nhau do ảnh hưởng khác nhau của lớp điện tích nguyên tử N gây ra và ảnh
hưởng của các nhóm chức khác.Tính bazo giảm dần theo thứ tự Amoni bậc 4, Amino bậc
1, Amoni bậc 2, Amoni bậc 3. Tính bazo phản ánh ở pKa khác nhau (Các bazo yếu sẽ có
trị số pKa thấp)
VI. Cơ sở và nguyên tắc tách chiết Alkaloid:
.1. Cơ sở:
- Dựa vào những định luật chi phối của quá trình chiết xuất là khuếch tán, thẩm
thấu, thẩm tích, độ hòa tan.
- Dựa vào khả năng hòa tan của các Alkaloid trong các dung môi hữu cơ, vô cơ và
nước.
- Dựa vào các tính chất lý hóa của alkaloid.
.2. Phương pháp tách chiết Alkaloid:
Trong nguyên liệu thực vật ngoài alkaloid còn cò vô số các chất khác như protein,
nhựa, tannin, terpenoid, glycoside, sáp…Chiết xuất các alkaloid là tách chúng ra khỏi
dược liệu dưới dạng tinh khiết, không lẫn các tạp chất hóa học khác nhau có chứa
trong dược liệu.
Dựa vào các tính chất chung của alkaloid người ta đưa ra hai phương pháp chung để
chiết tách các alkaloid ra khỏi nguyên liệu thực vật.
Có 2 cách:
- Ngâm bột dược liệu với ete dầu hoặc ete trong vài giờ hoặc 1 ngày
- Chiết liên tục bằng Soxhlet hoặc hồi lưu với ete dầu trong 1-2 giờ. Bột loại tạp
xong để khô tự nhiên

 Có 2 dung môi hữu cơ chính dùng để chiết alkaloid:
 Chiết bằng dung môi hữu cơ
• Ưu điểm:
Hiệu suất chiết các hoạt chất từ dược liệu cao do dịch chiết rút ra sạch, dễ
tinh chế loại các tạp đi kèm theo. Các dung môi hữu cơ không phân cực
thường là các dung môi có khả năng chiết chọn lọc đối với alkaloid ở dạng
base.
• Nhược điểm:
Dung môi hữu cơ thường là các dung môi đắt tiền. Khi sử dụng các dung
môi này để chiết đòi hỏi các thiết bị phức tạp đầu tư cho thiết bị lớn.
8
Bột dược liệu được tẩm kiềm chiết nóng CHCl3
Cất thu hồi CHCl3. Hòa rắn vào nước axit 1%Dịch chiết CHCl3 lắc với nước axit 1-2 %
Dịch chiết axit lắc dung môi hữu cơ loại tạp
Dịch chiết Alkaloid đã loại tạp + kiềm, chiết với CHCl3Dung dịch axit kết tủa kiềm pH=10-12
Dịch chiết CHCl3 cất dung dung môi
Alkaloid toàn phần
Dung dịch axit lần lượt chiết CHCl3 ở pH khác nhau
pH=2: Alkaloid bazo yếu
pH=7: Alkaloid bazo trung bình
pH=12: Alkaloid bazo mạnh
Hình VI.1: Sơ đồ tách chiết bằng dung môi hữu cơ
9
Dược liệu chiết cồn hoặc nước axit
Nếu chiết cồn, cất thu hồi cồn Cô còn 1/3-1/5 thể tích Nếu chiết cồn, cất thu hồi cồn
Dung dịch axit qua cột cationDung dịch cô(axit) để yên 1-3 ngày. LọcDung dịch axit để lạnh loại tạp
Kiềm hóa cột bằng NH4OH Dịch lọc+ kiềm chiết(CHCl3)Dung dịch lọc kiềm hóa pH 12
Rửa cột bằng cồn Dịch chiết CHCL3Hòa tan tủa vào dung dịch axit, lại tủa với kiềm
Alkaloid toàn phần
 Chiết bằng dung dịch nước acid cồn

• Ưu điểm:
Dung môi rẻ tiền, dễ kiếm. Thiết bị chiết xuất đơn giản, đầu tư ít.
• Nhược điểm:
Dịch chiết rút ra lẫn nhiều tạp chất, khó tinh chế do đó mất mát nhiều trong
khâu tinh chế làm cho hiệu suất chiết thấp.
10
Hình VI.2: Sơ đồ tách chiết bằng dung dịch axit
.3. Các phương pháp tách alkaloid dưới dạng tinh khiết
− Thăng hoa
Thăng hoa có thể thực hiện trực tiếp trên dược liệu như tách caffeine từ chè hoặc có thể
sử dụng để tách và tinh chế các hợp chất có trong dung dịch chiết thô.
Các thiết bị hiện đại cho phép sử dụng áp suất giảm và kiểm soát được nhiệt độ trong quá
trình thăng hoa.
− Cất
Cất phân đoạn thường được sử dụng để tách các hợp phần trong một hỗn hợp các chất dễ
bay hơi. Trong hóa thực vật nó được sử dụng rộng rãi trong phân lập các hợp phần tinh
dầu. Tuy nhiên khó có thể sử dụng phương pháp này để tách các hợp phần phụ trong hỗn
hợp tinh dầu dưới dạng tinh khiết. Để phân lập tinh dầu và acid hydrocyanic và một số
alkaloid thể lỏng như spartein, nicotin từ thực vật thường sử dụng phương pháp cất lôi
cuốn nước.
− Giải phóng phân đoạn
Một số nhóm các hợp chất tự nhiên có thể giải phóng phân đoạn từ hỗn hợp. Có thể lấy ví
dụ một hỗn hợp muối alkaloid trong dung dịch nước nếu them từ từ vừa đủ từng phần
kiềm lúc đầu các base yếu nhất sẽ được giải phóng ra dưới dạng base tự do. Tăng dần độ
kiềm lên sẽ lần lượt giải phóng các base có tính kiềm mạnh dần. Mỗi lần them kiềm và ta
lắc hỗn hợp với dung môi hữu cơ có thể hòa tan trong dung môi nhất định. Người ta
thường sử dụng các dẫn xuất của các hợp phần tách để thay đổi độ tan của nó (ví dụ muối
picrat của các alkaloid, asazon của đường).
− Sắc ký hấp phụ
Trong các trường hợp khác nhau tách và phân lập các hợp chất từ thực vật, kỹ thuật sắc

ký là một trong những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất. Để tẩy màu và làm trong dung
dịch ta sử dụng than hoạt, các tạp chất màu sẽ bị hấp phụ bởi than hoạt và sau khi lọc ta
sẽ thu được một dung dịch không màu.
Tất cả các chất rắn khi được phân chia nhỏ đều có khả năng hấp phụ ít nhiều các chất
khác trên bề mặt của nó và ngược lại tất cả các chất đều có thể bị hấp phụ từ dung dịch ở
các mức độ khác nhau. Hiện tượng hấp phụ chọn lọc là nguyên lý cơ bản của sắc ký. Qúa
trình cơ bản của sắc ký có thể được mô tả dựa trên thí nghiệm của Tswett như sau:
Dịch chiết ether dầu hỏa (40-60
0
C) của lá cây tươi được cho qua một cột thủy tinh thẳng
đứng trong có chứa bột calci carbonat. Các sắc tố trong cột bị hấp phụ vào chất nhồi cột
và sẽ tách trong quá trình chảy qua cột. Các sắc tố hấp phụ mạnh hơn như xanthophyl và
clorophyl sẽ tập trung thành các băng màu đặc trưng rõ rệt gần đỉnh cột trong khi các sắc
tố có độ hấp phụ kém hơn như các carotene tập trung ở các băng thấp hơn phía dưới.
Thường việc tách hoàn toàn thành các thành phần thành các băng rõ rệt không xảy ra ở
giai đoạn hấp phụ đầu tiên mà trong giai đoạn này các băng còn tập trung gần nhau ở
phần đỉnh cột. Tiếp tục triển khai cột bằng dung môi tinh khiết, các chất bị hấp phụ sẽ di
chuyển dần xuống phía dưới và các băng được tách ra xa nhau hơn. Trong nhiều trường
hợp quá trính được tiến hành hiễu quả hơn nhờ sử dụng dung môi triển khai mà các chất
ít bị hấp phụ từ nó hơn. Ví dụ nếu ether dầu hỏa có chứa một ít acol được cho thẳng qua
11
cột trong thí nghiệm được mô tả ở trên thì các băng sẽ tách ra xa nhau hơn và sẽ chạy qua
cột nhanh hơn so với khi chỉ dung ether-dầu hỏa để triển khai. Khi ta cho dung môi tiếp
tục chạy qua cột băng thấp hơn trong cột sẽ chạy tới đáy và biến mất, sắc tố sẽ thu được ở
dịch chảy ra ở đáy cột. Qúa trình này gọi là quá trình giải hấp phụ (elution), dung dịch đó
gọi là dung dịch giải hấp phụ (eluate). Các chất dễ dàng hấp phụ từ các dung môi không
phân cực như ether dầu hỏa, benzene thường dễ dàng giải hấp phụ bằng các dung môi
phân cực như alcol, nước, piridin…Một vài các hợp chất bị hấp phụ ở pH nhất định sẽ
được giải hấp phụ ở một pH khác.
Các chất khác nhau thường được dung làm chất hấp phụ là: nhôm oxyd, silicagel,

magnesi oxyd, kaolin, calci carbobnat, than hoạt và các loại đường. Sucrose ở dạng bột
được Tswett sử dụng để tách các chlorophyll A và B.
Khi ta tiến hành sắc ký các chất không màu, các băng của các chất bị hấp phụ không thể
trông thấy được. Trong một số trường hợp có thể sử dụng đèn tử ngoại để xác định các
vùng phát quang dưới ánh sang tử ngoại hoặc có thể chia sắc phổ ra nhiều phần nhỏ riêng
biệt và giải hấp thụ hoặc chiết từng phần nhỏ đó riêng rẽ. Đôi khi người ta thu dịch giải
hấp phụ của toàn bộ cột thành các phần riêng biệt rồi tiến hành phân tích riêng các phần
riêng biệt đó.
Dụng cụ để tiến hành sắc ký hấp phụ rất đơn giản chỉ gồm một cột bằng thủy tinh trong
nhồi chất hấp phụ.
Sắc ký hấp phụ thường được sử dụng trong phân lập và tinh chế các vitamin, hormone,
một số các alkaloid, các glycoside tim, antraquion…
Tách Chiết Alkaloid Trong Cây Quất
I. Sơ lược về cây quất:
1.1. Nguồn gốc:
Cây quất hay còn gọi là tắc (Citrus Microcarpa Bunge), thuộc loài Citrus, họ
Rutaceae (họ Cam), có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản… và được trồng rộng rãi
khắp Việt Nam. Tiếng Anh, Pháp còn gọi là Kumquat, Clementine. Cây quất thường làm
cảnh, quả được thu hái quanh năm để làm mứt hoặc nước uống… Tinh dầu có mùi thơm
dễ chịu, hàm lượng Limonene cao được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và mỹ phẩm.
Các kết quả khoa học gần đây cho thấy Limonene còn có tác dụng tán sỏi, phá khối u…
12


1.2. Hình dáng:
Cây quất là cây nhỏ, cao khoảng 1-1,5m, thân dẻo màu xanh xám, phân nhiều
cành nhánh, lá đơn hình bầu dục, màu xanh thẫm, cuống có cánh rất nhỏ, có đốt ở đầu.
Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm, chùm nhụy rất ngắn. Quả
hình cầu, lúc còn non màu xanh bóng, khi chín đổi thành màu vàng cam. Bên trong ruột
có nhiều múi màu vàng nhạt, chứa nhiều nước chua.


1.3. Thành phần:
13
Về thành phần hóa học, dịch quả quất chứa pectin 10%, vitamin C 0,13-0,24 mg%, sắt
5,1 mg%, đồng 0,8 mg%, ngoài ra còn đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả
quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần, dùng để sản xuất tinh dầu.
Ngoài ra, thành phần của nước quả quất đã cô lại thành cao quất có chứa flavonoid,
alkaloid, phytosterol, steroid, carotenoid, acid hữu cơ, đường khử. Bên cạnh quá trình
tách chiết tinh dầu,việc nghiên cứu tách chiết alkaloid cũng là 1 vấn đề khá mới mẻ góp
phần tìm ra những chất có dược tính từ thiên nhiên.
II. Phương pháp tách chiết:
Người ta đã tìm ra những phương pháp trích ly mới cho hiệu suất cao, tiết kiệm năng
lượng và chất lượng thu được tốt hơn. Phương pháp chưng cất hơi nước với sự hỗ trợ của
vi sóng là 1 trong những phương pháp đã và đang được nghiên cứu để đưa vào sản xuất
và thu được 1 số thành tựu to lớn.
2.1. Nguyên liệu:
Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu ở đây là quả quất. Từ nước quả, tách
chiết được 1 alkaloid, với nhiều khả năng là codein. Đây là 1 thành phần khá phổ biến
trong nhiều loại dược phẩm thông dụng như efferagan, terpin.
1 kg quả quất thu được lượng cao quất 152 g/1 kg quả (độ ẩm 56,51%).
2.2. Phương pháp nghiên cứu và tách chiết alkaloid trong nước quả quất:
− Phương pháp tách chiết: chiết tận trích với dung môi CHCl
3
trong môi trường
kiềm.
− Phương pháp xác định hợp chất: phương pháp phân tích sơ bộ hóa thực vật.
− Phương pháp nhận danh alkaloid: đo điểm chảy, phương pháp tạo tủa và màu với
các thuốc thử đặc trưng, sắc ký lớp mỏng (SKLM), xác định phổ UV trên máy
UV-VIS Spectrophotometer Jenway 6505.
2.3. Quy trình tách chiết alkaloid:

- Nước quả quất đem cô đặc trong chân không thành cao quất, trích ly với ete dầu
hỏa để loại tạp.
- Kiềm hóa bằng dd NH
4
OH 25% đến pH=9 trong 60 phút
- Chiết hồi lưu bằng dd chloroform khoảng 3 tiếng. Nhiệt độ chiết khoảng 50-60
0
C
- Dịch chiết được cô còn khoảng
1
/
3
thể tích, sau đó acid hóa bằng H
2
SO
4
2%
- Dịch acid được kiềm hóa bằng dd NaOH 10% đến pH=10
- Lọc lấy tủa, rửa tủa bằng nước cất. Đem sấy khô ở 50-60
0
C được tủa alkaloid A
dạng tinh thể trắng (1,49% tính trên khối lượng cao quất)
- Dịch kiềm được đem đi chiết với CHCl
3
, rửa loại kiềm bằng nước cất. Cô thu hồi
CHCl
3
, kết tinh alkaloid thô trong cồn 90
0
. Lọc và sấy khô được alkaloid B

- Phương pháp tách chiết: chiết tận trích trong dung môi CHCl
3
, trong môi trường
kiềm
- Phương pháp xác định hợp chất: phương pháp sơ bộ hóa thực vật
- Phương pháp nhận biết alkaloid: đo điểm chảy, tạo tủa và màu với các thuốc thử
đặc trưng, sắc ký lớp mỏng, xác định phổ UV trên máy quang phổ UV-V
14
Rửa
Cao quất (20g)
Chiết ete, lắng
Để khô
Kiềm hóa
Chiết hồi lưu
Dịch chiết
Cô còn 1/3 V
Acid hóa
Dịch acid
Kiềm hóa
Lọc
Tủa alkaloid
Dịch chiết
Sấy khô
Chiết
Dịch chiết CHCl3
Rửa
Loại dung môi
Alkaloid thô
Kết tinh, lọc
Alkaloid B

Alkaloid A
Ete dầu 30ml × 2
Dd NH4OH 25%
CHCl3
Độ ẩm 60 – 73%
Dịch ete (loại tạp)
Khoảng 30 phút
3 giờ, 500C
H2SO4 2%
NaOH 10%
pH=10
CHCl3
Nước cất
Nước cất
Cồn 900
50-600C
Nhận danh đo điểm chảy, thử UV, SKLM
Kiểm tra bằng thuốc thử Dragerdroff

Hình II.1: Sơ đồ tách chiết alkaloid trong quất
.4. Phân tích các thành phần hóa học có trong cao của dịch quả quất:
15
Dịch nước quả quất sau khi lọc để loại bỏ hột, chất nhày, tạp rồi được hòa tan bằng
cồn 90
0
, đem cô chân không ở 60
0
, 3 giờ được cao quất với hàm lượng là tính trên nước
quả sử dụng.
Phân tích sơ bộ hóa thực vật kết quả cho thấy trong cao quả quất chứa flavonoid,

alkaloid, phytosterol, steroid, acid hữu cơ, đường khử, carotenoid, saponim.
Các thong số ảnh hưởng đến quá trình tách chiết alkaloid
Với dung môi chloroform ở tỷ lệ mcao/Vdm = 1:3 đạt hiệu quả trích ly cao nhất.
Thời gian chiết hồi lưu tối ưu là 3 giờ
Khi chiết bằng dung dịch CHCl
3
xảy ra chủ yếu 2 quá trình:
Quá trình thẩm thấu dung môi vào cao đã kiềm hóa.
Quá trình các hợp chất có trong cao khuếch tán vào dịch chiết.
Dưới tác động của dung dịch NH
4
OH 25%, alkaloid dạng muối trong cao chuyển
thành dạng base hòa tan được trong chloroform.
III.Định lượng – Định tính:
Alkaloid A:
- Lựa chọn bước sóng I=285 nm để đo A (trong chi Citrus có nhiều alkaloid
thuộc cấu trúc benzylisoquinolin chủ yếu có I
max
=250-350 nm)
- Đo điểm chảy: mẫu, mp=157-159
0
C (điểm chảy codein=154=157
0
C)
- Phương pháp hiện màu, phương pháp tủa:
• Thuốc thử Dragerdorff xuất hiện tủa màu cam hoặc đỏ cam
• 1 ml H
2
SO
4

đậm dặc và 0,05 ml dd FeCl
3
13% xuất hiện màu
xanh lam, thêm 0,05 ml HNO
3
sẽ chuyển sang màu đỏ
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng:
• Dùng bản mỏng silicagel Merck 60 F254. Hệ dung môi khai
triển: chloroform-methanol-amoniac (20:4:1)
• Chất chuẩn: lấy 2 viên thuốc chứa codein, nghiền nhỏ, hòa 1
ml dd CHCl
3
, chấm ở vị trí 1
• Mẫu: lấy mẫu thử khoảng 10 mg, hòa vào 0,5 ml CHCl
3
,
chấm ở vị trí 2
• Hiện vết: hơi iode cho vết màu nâu, thuốc thử Dragerdorff
cho vết màu vàng cam
- Chất chuẩn: cho 1 vết có Rf1=0,736
- Mẫu: cho 1 vết có Rf2= 0,736 (trùng với chất chuẩn)
Alkaloid B:
- Nhận diện alkaloid bằng các phản ứng tủa:
• Thuốc thử Mayer cho tủa trắng
• Thuốc thử Dragerdorff xuất hiện tủa màu vàng cam
• Thuốc thử Bouchardat cho tủa nâu
- Nhận diện alkaloid bằng phổ hồng ngoại:
• Có những mũi đặc trưng: 3625, 2900, 1451, 1365, 715, 412 cm
-1


- Nhận diện alkaloid bằng sắc ký lớp mỏng:
16
• Hệ dung môi triển khai: chloroform-methanol-amoniac (20:4:1)
• Mẫu: lấy mẫu thử khoảng 10 mg, hòa vào 0,5 ml CHCl
3
• Hiện vết: hơi iode cho vết màu nâu có Rf2=0,824
IV. Kết quả:
− Alkaloid thu được từ nước quả quất gồm alkaloid A và B với hiệu suất là
6,68% (so với lượng cao khô). Bước đầu nhận danh alkaloid A là codein.
Alkaloid B thì chỉ định tính cơ bản, nhận danh và xác định cấu trúc bằng
phương pháp phổ NS, NMR. Mở hướng nghiên cứu mới là tách chiết
alkaloid từ quả quất, một nguồn nguyên liệu rất dồi dào và phổ biến ở tại
nước ta.
− Ưu điểm của quy trình: qua kết quả khảo sát, nguyên liệu đơn giản và nhận
thấy phương pháp ly trích dưới sự hỗ trợ của vi sóng có đặc điểm là thời
gian ly trích ngắn, phương pháp dễ dàng thực hiện trong điều kiện sàn xuất
thủ công với các thiết bị đơn giản.
Kết Luận
I. Vai trò:
- Có vai trò lớn trong y học, dược phẩm,…

- Đối với thực vật:
 Là những chất chuyển hóa thứ cấp, đóng vai trò trong quá trình sinh sản và
bảo vệ thực vật chống lại các sinh vật ăn thực vật
- Đối với con người:
 Là chất được sử dụng trong y học làm thuốc chữa bệnh (morphin, codein,
…)
17
 Làm chất độc dùng trong săn bắn (tubocurarin)
 Nhiều chất quá độc và nhiều chất gây tác động đến xã hội (ma túy, lá ngón,

…)

II. Tính chất và tác dụng của codein:
- Codein là methylmorphin thay thế vị trí của hydro ở nhóm hydroxyl liên kết với
nhân thơm trong phân tử morphin có tác dụng giảm đau, giảm ho. Hấp thu tốt ở
dạng uống ít gây táo bón và co thắt mật hơn so với morphin.
- Codein ít độc hơn morphin, chỉ giảm đau nhẹ và vừa, không đủ hiệu lực để giảm
ho nặng, ho khan.
- Codein làm giảm nhu động ruột vì vậy là thuốc rất tốt để trị tiêu chảy, không chỉ
định cho tiêu chảy cấp và tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
18
Tài Liệu Tham Khảo
− Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ – Nguyễn Kim Phụng
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
− Dược liệu.org
19

×