Tuần 1. Tiết 1.
Ngày soạn: 19 / 08 / 2014
Ngày dạy: 20 / 08 / 2014
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới
sống
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình và phân tích hình.
- Kỹ năng tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1). Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng.
2). Các đồ dung dạy học:
- Hình 1 SGK hoặc tranh vẽ phóng to.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2.Mở bài: Vật chất sống bắt đầu từ các đại phận tử như Protein và axit nucleic. Còn cơ thể sống
được bắt đầu từ tế bào.
3.Bài mới
Cụ thể hóa kiến thức kĩ năng Chuẩn kiến thức kĩ
năng
I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
GV: sinh vật khác với vật vô sinh ở điểm nào?
- Các nguyên tố trong vật hữu sinh khi tương tác với nhau sẽ hình thành nên
các đặc điểm như: sinh trưởng, phát triển, sinh sản………
- Vật hữu sinh khi TĐC với môi trường => phát triển
- Vật vô sinh khi TĐC với môi trường => phá hủy
GV: cho học sinh quan sát H1 để nghiên cứu cấu tạo và chức năng của các
tổ chức sống cơ bản
Các cấp độ Cấu tạo Chức năng
Tế bào
Cơ thể
Quần thể - loài
Quần xã
Hệ sinh thái
1 Tế bào:
- Cấu tạo: màng sinh chất, tế bào chất và nhân
- Chức năng: là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống => tế bào cấu tạo nên cơ
thể đơn bào và đa bào. Mỗi tế bào có đầy đủ các đặc trưng của cơ thế sống:
sinh trưởng phát triển, trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng vận động, sinh
sản.
Thế giới sinh vật
được tổ chức theo
thứ bậc chặt chẽ từ
nhỏ đại phân tử
các bào quan tế
bào mô cơ
quan hệ cơ quan
cơ thể quần
thể, loài quần xã
hệ sinh thái sinh
quyển.
.
2. Cơ thể:
- Cấu tạo: Là tổ chức có cấu tạo từ 1 hoặc nhiều tế bào
- Chức năng: thưc hiện các quá trình sống
+ Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ một tế bào nhưng có đầy đủ các đặc trưng
của cơ thể sống VD: trùng đế giày, trùng roi xanh, tảo lục…
+ Cơ thể đa bào được cấu tạo gồm nhiều tế bào hoạt động thống nhất với
nhau. VD: cơ thê người có 100 ngàn tỉ tế bào
3. quần thế - loài
- Cấu tạo: là tập hợp các cá thể cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất
định
- Chức năng: là đơn vị sinh sản và tiến hóa của loài
4. Quần xã:
- Cấu tạo: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau cùng chung sống trong
một vùng địa lí nhất định
- Chức năng: đảm bảo sự ổn định và phát triển giữa các quần thể
5. Sinh thái:
- Cấu tạo: là tập hợp các quần xã sinh vật của Trái Đất
- Chức năng: đảm bảo sự ổn định và phát triển giữa quần xã sinh vật trên
Trái Đất.
* KL: các cấp độ tổ chức sống có môi liên hệ chặt chẽ với nhau trong đó tố
chức cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tố chức cấp trên và tế bào là đơn
vị cơ bản cấu tạo nên mọi cở thể sống.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG.
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
GV: Nguyên tắc thứ bậc là gì? Theo thứ bậc thì cấp tổ chức có đặc điểm gì?
Cho ví dụ.
HS: nghiên cứu SGK và trả lời là nguyên tắc mà thứ bậc dưới làm nền tảng
để xây dựng bậc bên trên…
Ví dụ Tế bào cấu tạo nên các mô các mô tạo thành cơ quan… Tim mạch,
máu… tạo nên hệ tuần hoàn.
- Phụ thuộc vào trình độ tiến hóa, trình tự xuất hiện trong lịch sử, các cấp tổ
chức đều phải dựa trên nền tảng của cấp tổ chức sống dưới và bao hàm các
cấp tổ chức dưới. Do đó cấp tổ chức sống cao hơn bao giờ cũng phức tạp
hơn và có mối quan hệ tương tác nhiều chiều hơn so với tổ chức sống cấp
thấp hơn.
GV cũng cần lưu ý HS là một số loài vi rút chúng tiến hóa theo hướng ngày
càng đơn giản hơn.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
GV: Cho học sinh đọc mục 2 và yêu cầu nêu ví dụ về hệ thống mở và tự
điều chỉnh.
GV: Hệ thống mở là gì? SV có mối quan hệ với môi trường như thế nào?
HS: Trao đổi và trả lời câu hỏi theo ND: nêu và phân tích được nội dung ví
dụ cụ thể.
ĐV lấy thức ăn và nước uống từ môi trường và thải chất cặn bã ra môi
trường.
MT biến đổi (thiếu nước) SV biến đổi giảm sức sống Tử vong.
SV làm số lượng tăng MT bị thay đổi…
- Mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi
trường. Trong quá trình tồn tại và phát triển sinh vật vừa chịu ảnh hưởng của
môi trường vừa góp phần làm biến đổi môi trường.
GV Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ phát sinh các bệnh. Cơ quan nào chủ
1. Tổ chức theo
nguyên tắc thứ bậc.
Tổ chức sống được
tổ chức theo nguyên
tắc thứ bậc, cấp dưới
làm nền tảng để xây
dựng nên cấp trên.
Cấp tổ chức cao có
những đặc tính nổi
trội mà cấp tổ chức
dưới không có được.
2. Hệ thống mở và
tự điều chỉnh.
SV ở mọi cấp tổ
chức điều TĐC năng
lượng với môi
trường chúng đều có
các cơ chế tự điều
chỉnh nhằm đảm bảo
sự duy trì
đạo.
HS: Thảo luận nhóm và nêu ví dụ.
GV: lượng đường Glucose trong máu người luôn duy trì ở một nồng độ nhất
định nếu cao sẽ gây bệnh tiểu đường thấp hơn sẽ gây thiếu năng lượng cho
người vận động. Rút ra kết luận gì trong ví dụ trên
- Mọi cấp tổ chức sống đều là hệ thống mở tự điều chỉnh nhờ khả năng cảm
ứng với những thay đổi trong nội bộ của tổ chức sống và của môi trường
ngoài, đảm bảo sự cân bằng và tính ổn định trong hệ để thích ứng với môi
trường sống và tồn tại.
3. Thế giới sống liên tục tiên hóa.
GV: Điều kiện sống luôn thay đổi và sinh vật phải thay đổi để thích nghi và
tồn tại do đó thế giới sống liên tục tiến hóa. Ví dụ tổ tiên loài người từ loài
vượn nhờ quá trình tiến hóa tạo thành người thông minh như hiện nay.
- Từ một nguồn gốc chung sinh vật liên tục biến đổi (biến dị) chọn lọc tự
nhiên chỉ giữa lại những sinh vật có những biến đổi thích nghi với điều kiện
ngoại cảnh, kết quả là thế giới sinh vật liên tục tiến hóa tạo nên sự đa dạng
và phong phú như ngày nay.
3. Thế giới sống liên
tục tiên hóa.
SV sinh sôi nảy nở
và không ngừng tiến
hóa tạo nên thế giới
sống cô cùng đa
dạng và phong phú
4. Củng cố
- Nêu những đặc điểm cơ bản chung cho mọi cấp độ tổ chức sống
Trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng, hệ thống mở, tự điều chỉnh và liên tục
tiến hóa.
- Vì sao thế giới sinh vật liên tục tiến hóa trong tiến trình lịch sử để tạo nên một thế giới sinh vật
đa dạng và phong phú như hiện nay?
Sinh vật luôn phát sinh biến dị di truyền trong điều kiện ngoại cảnh và luôn biến đổi, đã chọn lọc
và giữ lại các dạng sống thích nghi.
5. Dăn dò: Trả lời câu hỏi cuối bài và học bài mới
Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các cấp tổ chức sống