Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa Bảo hiểm Thương Mại và Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.22 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
₪₪
Đề tài 9:
Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa bảo
hiểm thương mại với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
GVHD: TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG
Nhóm thực hiện: K33
 Lê Ánh Hằng NH06
 Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương NH06
 Lưu Bá Hưng NH06
 Nguyễn Thành Luân NH06
 Đỗ Thị Thùy Ngân NH06
 Trầm Duy Tân NH06
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc đời mỗi người có thể ví như một bản nhạc có nhiều nốt thăng trầm qua
từng giai đoạn của cuộc sống. Tuy nhiên, hạnh phúc và thành công không chỉ đến một
cách ngẫu nhiên, mà thường với những người biết hoạch định tốt cuộc sống của chính
họ. Làm sao để có thể chủ động điều khiển “ Bản nhạc cuộc đời” của riêng bạn và
những người thân yêu? Bảo hiểm chính là giải pháp tối ưu và hoàn hảo mang lại sự
bảo vệ vững chắc và an tâm cho gia đình bạn trong suốt cuộc đời. Là một trong những
lĩnh vực quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng, bảo
hiểm không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, tạo ra sự yên tâm trong công việc,
chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống đối với khách
hàng, mà bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu
quả cho nền kinh tế. Thực tế, hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho
thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển
trong tương lai.
Trong hệ thống tài chính nói riêng, hệ thống kinh tế xã hội nói chung, bảo hiểm
tồn tại như là một bộ phận cấu thành với 2 hình thức chính: bảo hiểm xã hội và bảo
hiểm thương mại. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù,
riêng có, và trừu tượng. Vì thế, nếu không tìm hiểu thật kỹ, khách hàng có thể nhầm


lẫn loại hình bảo hiểm này với loại hình bảo hiểm khác. Trong phạm vi bài nghiên
cứu, chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát những điểm giống và khác nhau cơ bản
giữ 2 hình thức bảo hiểm trên, nhằm giúp mọi người có thể tránh được những sự nhầm
lẫn không đáng có, và từ đó có thể chọn cho mình những sản phẩm bảo hiểm phù hợp,
góp phần làm cho cuộc sống của mình thoải mái và yên tâm hơn.
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm của nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ bảo hiểm xã hội. Trong đó bảo hiểm xã hội bao gồm:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử
dụng lao động phải tham gia.Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất;
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện
tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình để hưởng bảo hiểm xã hội.Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau
đây:
a) Hưu trí
b) Tử tuất.
Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ học nghề;
c) Hỗ trợ tìm việc làm;
2. Bảo hiểm y tế

BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm
bảo đảm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người tham
gia BHYT khi họ ốm đau, bệnh tật bằng nguồn quỹ BHYT do sự đóng góp theo chu
kỳ của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân.
Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.
2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định
3. Được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ
bảo hiểm y tế.
5. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ
quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo
hiểm y tế.
3. Thực hiện các quy định khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài
phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
B. Bảo hiểm thương mại:ai
1./ Khái niệm Bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thương mại hay hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện bởi
các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm
thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro
trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh
nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận
trước trên hợp đồng.

2./Phân loại Bảo hiểm thương mại
• Phân loại theo đối tượng bảo hiểm:
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được
chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm
dân sự:
(1) Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm.
Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm
có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực
tế và mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng;
(2) Bảo hiểm con người: đối tượng của các loại hình này, chính là tính
mạng, thân thể, sức khỏe của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí
bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng,
sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ
nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả. Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm
nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn – bệnh.
(3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát
sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm
phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình
hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình. Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công
cộng.
• Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm:
o Theo cách phân loại này các loại hình bảo hiểm được chia ra làm
2 loại: loại dựa trên kỹ thuật "phân bổ" và loại dựa trên kỹ thuật "tồn tích vốn".
o (1) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ: là các loại bảo
hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường
độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm
loại này thường là ngắn hạn (một năm);
o (2) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn: là các loại
bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian và đối

tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ). Các hợp
đồng loại này thường là trung và dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn đời )
• Phân loại theo tính chất của tiền bảo hiểm trả:
(1) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi
thường: Theo nguyên tắc này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm
không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã phải gánh chịu. Các loại
bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung là
bảo hiểm thiệt hại). Với loại bảo hiểm nầy, về nguyên tắc, người mua bảo hiểm không
được ký hợp đồng trên giá hoặc bảo hiểm trùng ;
(1) (2) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán:
Người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thỏa thuận
trước trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp với nhu cầu
cũng như khả năng đóng phí. Đây chính là các loại bảo hiểm nhân thọ và một số
trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật. Với loại bảo hiểm nầy, về nguyên tắc,
người mua bảo hiểm có thể cùng một lúc ký nhiều hợp đồng bảo hiểm cho một đối
tương và không bị hạn chế số tiền bảo hiểm
• Phân loại theo phương thức quản lý:
(2) Với cách phân loại này, các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại được chia
làm 2 hình thức: bắt buộc và tự nguyện
(3) (1) Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được
kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là
tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch
vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người.
(4) (2) Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo
vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế
- xã hội. Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm
trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt
buộc này. Ví dụ: bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của
thợ săn Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm
chứ không bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu. Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo

hiểm được ký kết vẫn còn nguyên vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo
hiểm cho mình.đối tượng bảo hiểm:
II. PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA BẢO
HIỂM THƯƠNG MẠI VỚI BHXH VÀ BHYT.
1. Điểm giống nhau:
- Được thực hiện trên cùng một nguyên tắc là: có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới
được hưởng quyền lợi, không đóng góp thì không được đòi hỏi quyền lợi.
- Hoạt động của các loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài chính cho các đối
tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn
khổ bảo hiểm đang tham gia.
- Phương thức hoạt động của các loại hình bảo hiểm này đều mang tính “cộng đồng -
lấy số đông bù số ít” tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia để bù
đắp, chia sẻ cho một số ít người gặp phải biến cố rủi ro gây ra tổn thất.
2. Điểm khác nhau:
a. Mục tiêu hoạt động:
Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm thương mại là lợi nhuận.
Mục tiêu hoạt động bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là nhằm thực hiện chính sách
xã hội của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên
trong gia đình họ. Vì vậy hoạt động bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hoạt động phi
lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội.
b. Phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế liên quan trực tiếp đến
người lao động và các thành viên trong gia đình họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia.
Hoạt động bảo hiểm thương mại rộng hơn, không chỉ diễn ra trong từng quốc gia
mà còn trải rộng xuyên quốc gia, có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
c. Cơ quan tiến hành:
Bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế được thực hiện bởi cơ quan bảo hiểm xã hội , quỹ
bảo hiểm y tế quốc gia hay do các nghiệp đoàn, các hội tương tế do nhà nước tổ chức,
quản lý.

Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục
đích cung cấp cho xã hội một loại hàng hóa, dịch vụ “an tòan”, trên cơ sở đó, nhà bảo
hiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm.
Nói cách khác, mối quan hệ của Bảo hiểm thương mại nẩy sinh mang tính chất tự
nguyện, còn Mối quan hệ của Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế mang tính chất bắt
buộc.
d. Người tham gia bảo hiểm:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: người sử dụng lao động và người làm công
hưởng lương
Ví dụ:
 Bảo hiểm xã hội :
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức
khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc
theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định
thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với
người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao
động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi
lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm
thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao
động.
 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao
động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo
quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo
quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang
công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ
ngân sách nhà nước.
6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
hằng tháng.
7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà
nước hằng tháng.
8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

9. Người có công với cách mạng.
10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.
11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của
Chính phủ.
12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của
pháp luật.
14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu
đãi người có công với cách mạng.
16. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan
Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ
quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang
công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
phục vụ có thời hạn;
c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu
Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp
bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp
thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
17. Trẻ em dưới 6 tuổi.
18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
19. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách
của Nhà nước Việt Nam.
20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
21. Học sinh, sinh viên.
22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm

nghiệp.
23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao
động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
25. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.
 Bảo hiểm thương mại: những người từ 16 tuổi trở lên, đặc biệt quan trọng
với những người lao động tự do
Ví dụ: Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông, tàu ven biển, đối tượng
tham gia bảo hiểm:
Tất cả các chủ tàu hoạt động trên sông hồ và vùng ven biển Việt Nam, không
phân biệt thành phần kinh tế đều có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
tàu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
Cá nhân hoặc tổ chức tham gia bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu theo thời hạn hoặc theo chuyến hành trình.
(5) Người được bảo hiểm:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế : người lao động hưởng lương
Bảo hiểm thương mại: người được bảo hiểm có tên trên hợp đồng bảo hiểm
(6) Người thụ hưởng:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế : theo luật định
Bảo hiểm thương mại: người được bảo hiểm, người thụ hưởng ghi trên hợp
đồng bảo hiểm, người thụ hưởng theo pháp luật quy định
(7) Nội dung bảo hiểm:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế về con người
Bảo hiểm thương mại rộng hơn, không chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người
như bảo hiểm xã hội mà còn đảm bảo các rủi ro của các đối tượng khác như tài sản
(công trình, nhà cửa, nhà xưởng, hàng hóa, phương tiện sản xuất kinh doanh và sinh
họat) và trách nhiệm (trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm, )
(8) Mối quan hệ của Người được bảo hiểm và Người bảo hiểm:
Trong Bảo hiểm thương mại là có thời hạn và thông thường là ngắn hạn (bảo hiểm
phi nhân thọ).

Ví dụ: Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông, tàu ven biển, thời gian
bảo hiểm: thời hạn bảo hiểm tính theo dương lịch dài nhất không quá 12 tháng, ngắn
nhất không dưới 03 tháng. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian ghi
trên giấy chứng nhận bảo hiểm, với điều kiện người được bảo hiểm đã nộp phí bảo
hiểm đẩy đủ và đúng hạn .
Ngược lại mối quan hệ giữa Người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế là dài hạn, trọn đời.
Ví dụ đối với bảo hiểm xã hội : Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu:Người lao
động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi
năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây: a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; b) Nam từ
đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm
mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ
quy định.
e. Cộng đồng Người được bảo hiểm:
Cộng đồng Người được bảo hiểm của Bảo hiểm thương mại là một “nhóm đóng”
có giới hạn trong một thời kỳ nhất định
Cộng đồng Người được bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đó lại là một
“nhóm mở” có đầu vào và đầu ra là các thế hệ người lao động nối tiếp nhau.
f. Cơ sở nguồn tiền đóng bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của người
lao động. Bảo hiểm xã hội thực hiện các quy định theo chính sách xã hội của Nhà
nước trong từng thời kỳ để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị
của quốc gia. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính
trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu
nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

Bảo hiểm y tế : mức đóng được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền
công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính
Bảo hiểm thương mại: tiền đóng có thể từ nhiều nguồn của người tham gia bảo
hiểm.
g. Mức phí đóng bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: theo tỷ lệ % tính trên lương của người lao động
do nhà nước quy định và có sự bảo hộ của nhà nước
Ví dụ:
 Bảo hiểm xã hội: Hằng tháng, người làm việc theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán
bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương
như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền
công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1%
cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
 Bảo hiểm y tế: Mức đóng hằng tháng người lao động làm việc theo hợp
đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng
trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý
doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương,
tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi
chung là người lao động). Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân mức đóng tối đa bằng
6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao
động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không
phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế
liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thương mại: phí bảo hiểm đóng theo mức đảm bảo đã chọn

h. Quỹ bảo hiểm:
Bảo hiểm xã hội: Nguồn hình thành quỹ
1. Người lao động đóng
2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
3. Hỗ trợ của Nhà nước.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Bảo hiểm y tế: Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế
1. Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
2. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế.
3. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Bảo hiểm thương mại: nguồn quỹ hình thành do người mua bảo hiểm đóng
i. Các đảm bảo và mức độ đảm bảo:
a. Bảo hiểm xã hội: đối với trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất theo lương tối thiểu, lương trung bình hoặc lương thực
tế tùy loại trợ cấp. Ví dụ:
Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng (luật bảo hiểm xã hội)
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều
50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng
với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã
hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều
51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm
nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
b. Bảo hiểm y tế: thanh toán chi phí khám chữa bệnh dựa vào tùy đối
tượng và tính theo chi phí khám chữa bệnh.
Ví dụ: CBCC, người lao động, làm việc theo HĐ không xác định thời hạn hoặc
HĐ từ 3 tháng trở lên, kể cả lao động người nước ngoài. Khám chữa bệnh đúng

nơi đăng ký KCB ban đầu và có trình thẻ BHYT. Sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao
chi phí lớn. Tham gia liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
Mức thanh toán : Thanh toán 80% chi phí KCB trong quy định. Thanh toán 80%
cho 1 lần sử dụng, nhưng tối đa không quá 40 lần lương tối thiểu chung. Thanh toán
80% của 50% thuốc chống ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục, đã được phép
lưu hành.
c. Bảo hiểm thương mại: chi phí y tế , trợ cấp thương tật nghề nghiệp và
bổ sung thu nhập theo mức đảm bảo thỏa thuận và mức phí đã đóng.
III. TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1. Bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên là bảo hiểm y tế hay bảo hiểm thương
mại?
Tình huống 1:
Một sinh viên đại học kinh tế TP.HCM mua bảo hiểm y tế theo qui định với mức
phí phải đóng là 183960 đồng, được hưởng các quyền lợi như sau:
HSSV được thanh toán 100% chi phí KCB khi tổng chi phí một lần KCB thấp
hơn 15% mức lương tối thiểu hiện hành, hoặc KCB ở tuyến phường, xã; được thanh
toán 80% chi phí KCB khi thực hiện KCB đúng theo quy định, kể cả khi sử dụng các
kỹ thuật cao có chi phí lớn (nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử
dụng dịch vụ); được thanh toán 50% thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép
nằm ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nếu tham gia BHYT liên tục đủ 36 tháng
trở lên.
Trường hợp HSSV KCB không đúng cơ sở y tế đăng ký ban đầu (nhưng có
trình thẻ) thì được thanh toán 70% chi phí đối với các trường hợp KCB tại các bệnh
viện hạng III; được thanh toán 50% chi phí đối với các trường hợp KCB tại các bệnh
viện hạng II; được thanh toán 30% chi phí đối với các trường hợp KCB tại các bệnh
viện hạng I. Trường hợp KCB tại các cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB, hoặc tại các
cơ sở có ký hợp đồng với cơ quan BHXH nhưng không trình thẻ BHYT, thì được
thanh toán chi phí thực tế, nhưng mức thanh toán tối đa không vượt quá mức theo
khung giá mà Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định ở Thông tư 09. Riêng với người tham
gia BHYT tự nguyện thì sẽ được thanh toán: 80% chi phí KCB nội trú, ngoại trú, với

các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán, điều trị do Bộ Y tế quy định (KCB
ở tuyến xã được thanh toán 100%); được thanh toán 80% chi phí kỹ thuật cao có chi
phí lớn trong 1 lần sử dụng dịch vụ, nhưng cũng không quá 40 tháng lương tối thiểu.
Đây thuộc loại bảo hiểm y tế vì:
+ Được cơ quan nhà nước tổ chức quản lý tiến hành,
+ Mức phí bảo hiểm: mức thấp nhất 3% của mức lương tối thiểu nhưng được
ngân sách nhà nước hỗ trợ (tỷ lệ cụ thể tùy từng địa phương)
+ Tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nếu quỹ bảo hiểm còn dư
thì được chuyển hết sang những năm tiếp theo
+ Phạm vi áp dụng của bảo hiểm này là toàn bộ học sinh, sinh viên trên cả
nước.
Tình huống 2:
Ngày 28/8/2010 Chị Lan đến công ty bảo hiểm Bảo Minh mua cho con chị (đang
học lớp 12) bảo hiểm toàn diện học sinh, trong hợp đồng ký với công ty bảo hiểm
Bảo Minh có các điều khoản sau:
“Phạm vi địa lý:
Phạm vi địa lý được bảo hiểm của bảo hiểm này là lãnh thổ Việt Nam.
Các quyền lợi bảo hiểm khác:
Người được bảo hiểm theo Quy tắc này vẫn được tham gia và hưởng quyền lợi
của các loại hình bảo hiểm khác nếu ký các hợp đồng độc lập với nhau.
Phạm vi bảo hiểm:
Bảo hiểm này bồi thường cho Người được bảo hiểm trong những trường hợp sau đây:
A. Phạm vi bảo hiểm A: Chết do mọi nguyên nhân;
B. Phạm vi bảo hiểm B: Thương tật thân thể do tai nạn;
C. Phạm vi bảo hiểm C: Ốm đau, bệnh tật, thai sản phải nằm viện hoặc phẫu
thuật.
Các điểm loại trừ:
Bảo hiểm này không trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp sau hoặc gây ra bởi:
1. Hành động cố ý của Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp (trừ
trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi).

2. Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng trực tiếp do sử dụng rượu, bia, ma túy
hoặc các chất kích thích tương tự khác.
3. Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ khi được xác nhận đó là hành
động tự vệ.
4. Người được bảo hiểm từ 14 tuổi trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật, các
quy định của nhà trường, chính quyền địa phương.
5. Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của cơ sở y tế.
6. Điều dưỡng, an dưỡng.
7. Nằm viện để kiểm tra sức khỏe hoặc khám giám định y khoa mà không liên
quan đến việc điều trị bệnh tật.
8. Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, những thương tật và chỉ định
phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm.
9. Điều trị chưa được khoa học công nhận hoặc điều trị thử nghiệm.
10. Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân, tay giả, mắt
giả, răng giả.
11. Kế hoạch hóa gia đình.
12. Những bệnh đặc biệt theo định nghĩa ở Điều 4.
13. Những bệnh có sẵn theo định nghĩa ở Điều 4. Tuy nhiên, điểm loại trừ này:
a. chỉ được áp dụng trong năm đầu tiên kể từ ngày bắt đầu bảo hiểm đối với
hợp đồng bảo hiểm nhóm dưới 50 thành viên.
b. không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhóm có từ 50 thành viên trở lên.
14. Người được bảo hiểm mắc các bệnh giang mai, lậu, nhiễm vi rút HIV, sốt
rét, lao và bệnh nghề nghiệp.
15. Các hoạt động hàng không (trừ khi với tư cách là hành khách có vé), các
cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự, tham gia chiến đấu của các lực lượng vũ
trang.
16. Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ.
17. Chiến tranh, nội chiến, đình công.
18. Khủng bố.
Thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo hiểm:

Đối với hợp đồng bảo hiểm tái tục, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ngay sau
khi Người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ trừ khi có thỏa thuận khác.
Đối với hợp đồng bảo hiểm đầu tiên và hợp đồng bảo hiểm không liên tục,
hiệu lực bảo hiểm tuân theo các quy định sau, trừ khi có thỏa thuận khác:
1. Phạm vi bảo hiểm A: bảo hiểm chỉ có hiệu lực bảo hiểm sau 30 ngày kể từ ngày
đóng phí bảo hiểm đối với trường hợp chết không do tai nạn. Trường hợp chết do tai
nạn, bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy
đủ.
2. Phạm vi bảo hiểm B: bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi Người được bảo hiểm đã
đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
3. Phạm vi bảo hiểm C:
a. Trường hợp ốm đau bệnh tật (không phải do tai nạn): bảo hiểm chỉ có hiệu
lực sau 30 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
b. Trường hợp sẩy thai, nạo thai theo chỉ định của bác sĩ, lấy u nang buồng
trứng, điều trị thai sản: bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày Người được
bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
c. Trường hợp sinh đẻ: bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 270 ngày kể từ ngày
Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ Các quy định ở mục 3a, 3b, 3c
của Điều này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhóm có từ 50 thành viên trở
lên.
Quyền lợi của Người được bảo hiểm:
1a. Trường hợp có tham gia phạm vi bảo hiểm A, Người được bảo hiểm chết
thuộc phạm vi bảo hiểm, Công ty bảo hiểm trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trong
phạm vi bảo hiểm A.
1b. Trường hợp không tham gia phạm vi bảo hiểm A, Người được bảo hiểm chết
do tai nạn, Công ty bảo hiểm trả toàn bộ Số tiền bảo hiểm ghi trong phạm vi bảo hiểm
B.
2. Trường hợp Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn (thương tật
vĩnh viễn và thương tật tạm thời) thuộc phạm vi bảo hiểm: Công ty bảo hiểm trả tiền
bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm của Số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm B được

quy định tại Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật do Công ty bảo hiểm ban hành.
3. Trường hợp người được bảo hiểm ốm đau, bệnh tật, thai sản (không phải do tai
nạn) và phải:
a. Nằm viện thuộc phạm vi bảo hiểm, Công ty bảo hiểm trả mỗi ngày 0,5% Số
tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm C nhưng không vượt quá 60 ngày/năm bảo
hiểm. Trường hợp nằm điều trị tại bệnh viện Đông y, Công ty bảo hiểm trả mỗi ngày
tối đa 0,2% Số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm C nhưng không vượt quá 150
ngày / năm bảo hiểm. Quy định rằng tổng số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả những
ngày nằm viện trong năm trong mọi trường hợp không quá 30% Số tiền bảo hiểm
thuộc phạm vi bảo hiểm C.
b. Phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm, ngoài quyền lợi bảo hiểm được trả theo
mục a, Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ nêu trong Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu
thuật do Công ty bảo hiểm ban hành.
Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm:
Khi yêu cầu Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, Người được bảo hiểm và / hoặc
người thừa kế hợp pháp phải gửi cho Công ty bảo hiểm các chứng từ sau đây:
1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của Công ty bảo hiểm.
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm (bản sao).
3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc
công an nơi Người được bảo hiểm bị tai nạn.
4. Các chứng từ y tế: giấy ra viện, phiếu điều trị (trường hợp điều trị nội
trú), phiếu mổ (trường hợp phẫu thuật) do người có thẩm quyền của cơ sở y tế ký,
đóng dấu.
5. Giấy chứng tử (trường hợp Người được bảo hiểm chết).
6. Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp Người được bảo
hiểm chết).Trường hợp Người được bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận tiền
bảo hiểm, phải có giấy ủy quyền hợp pháp.”
Đây là một hình thức của bảo hiểm thương mại vì:
+ Mục tiêu của doanh nghiệp đưa ra loại hình này là hoạt động vì lợi nhuận
+ Cơ quan tiến hành là 1 tổ chức kinh doanh bảo hiểm ( Công ty Cổ phần Bảo

Minh)
+ Mức bảo hiểm: đóng theo mức đảm bảo đã chọn
+ Quỹ bảo hiểm: được quản lý theo cơ chế hạch toán kinh doanh có lãi
2. Bảo hiểm xe cơ giới thuộc loại hình nào?
Các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới thường được các công ty bảo hiểm việt nam cung
cấp bao gồm :
a. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách trên xe
b. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe
c. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
d. Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
e. Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới…
Loại hình bảo hiểm: bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm thương mại :
 A. Dựa vào một số đặc điểm cơ bản của bảo hiểm thương mại.
1. Đây là họat động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo
hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại được thành lập và hoạt động kinh doanh
bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Ví dụ như công ty bảo hiểm Bảo Việt , Bảo Minh,
Bảo Tín
“Căn cứ nghị định 103/2008/NĐ-CP: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới”
2. “Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe
cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm
tự nguyện, như là các bảo hiểm tai nạn và thiệt hại về tài sản khi lưu thông trên xe cơ
giới.” Nhìn chung hoạt động bảo hiểm ở đây cũng có tính chất như là một hoạt động
thỏa thuận.
3. Bảo hiểm cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản thân con
người mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm. (Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và
người ngồi trên xe; Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; Bảo hiểm TNDS của chủ xe
đối với hành khách trên xe…)
4. Bảo hiểm xe cơ giới có mức phí, mức chi trả, bồi thường phụ thuộc vào thảo

thuận phù hợp theo nhu cầu, và dựa vào khả năng của bên mua bảo hiểm.
5. Mối quan hệ của người được bảo hiểm và người bảo hiểm trong bảo hiểm xe
cơ giới là có thời hạn.
 B. Theo các chỉ tiêu phân loại của bảo hiểm thương mại:
1. Bảo hiểm xe cơ giới có đầy đủ đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm thương mại :
bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
2. Có thể chia bảo hiểm xe cơ giới theo phương thức quản lý thành 2 hình thức :
bắt buộc và tự nguyện.
- Bảo hiểm bắt buộc : Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách trên xe;
Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe.
- Bảo hiểm tự nguyện : Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; Bảo hiểm tai nạn
lái phụ xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới…
3. Bảo hiểm tiền gửi thuộc loại hình nào?
Bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm đặc biệt chỉ xuất hiện trong nền
kinh tế thị trường. So với các loại hình bảo hiểm khác bên cạnh tính chất chung của
hoạt động bảo hiểm (lấy số đông bù số ít) Bảo hiểm tiền gửi có những nét khác biệt và
mang tính chất đặc thù.
 Về tính chất hoạt động: Hiện nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia có hệ
thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động. Bảo hiểm tiền gửi là loại hình chính sách công với
vai trò cơ bản là bảo vệ người gửi tiền, bảo đảm an sinh xã hội góp phần bảo đảm sự
phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia. Sử dụng công cụ bảo
hiểm tiền gửi là thể hiện sự hội nhập trong quá trình phát triển kinh tế.
Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh, ở bất cứ quốc gia nào hệ thống BHTG hoạt
động hiệu quả thì những bất ổn trong hệ thống ngân hàng giảm xuống. Trong nền kinh
tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng luôn tiềm ẩn
nguy cơ rủi ro cao. Ðể cân bằng lợi ích giữa một bên là sự phát triển của hệ thống tài
chính ngân hàng và một bên là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng nói chung và người
gửi tiền nói riêng là yêu cầu đặt ra với bất cứ Chính phủ nào. Và công cụ bảo hiểm
tiền gửi là sự lựa chọn của rất nhiều quốc gia vì những lợi ích đối với xã hội và nền
kinh tế. Bảo hiểm tiền gửi

không chỉ có vai trò trong bối cảnh hoạt động ngân hàng ở trạng thái bình thường và
phát triển mà nó có vai trò đặc biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc có
nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính.
Ðó cũng là nguyên nhân lý giải tại sao hàng loạt hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở các
quốc gia châu Á ra đời sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) được Chính phủ thành lập năm 2000 có trụ
sở chính tại Hà Nội. Theo đó, BHTGVN là một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, với vai trò bảo vệ người gửi tiền, góp phần bảo đảm sự
phát triển an toàn và lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Ở Việt Nam, hoạt động bảo
hiểm tiền gửi có
sự khác biệt với các loại hình bảo hiểm khác.
Năm vừa qua, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất trong
vòng 80 năm qua. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới bị "chao đảo" đặc biệt nhiều tổ
chức tài chính, ngân hàng thậm chí có lịch sử phát triển lâu đời với quy mô lớn đã bị
đổ vỡ. Trong bối cảnh đó, tổ chức BHTG của nhiều quốc gia điển hình là ở Mỹ đã có
đóng góp hiệu quả, tích cực trong việc bảo vệ người gửi tiền, xử lý đổ vỡ bảo đảm ổn
định xã hội.
 Về sự điều chỉnh của pháp luật: Với chức năng và vai trò mang tính chất
đặc thù, hoạt động của bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam không chịu sự điều chỉnh của
Luật Kinh doanh bảo hiểm mà Chính phủ đã có nghị định riêng điều chỉnh hoạt động
bảo hiểm tiền gửi.
 Về cơ chế bảo hiểm: Ở các loại hình bảo hiểm thương mại khác khi chủ thể
tham gia bảo hiểm sẽ xuất hiện mối quan hệ trực tiếp giữa một bên là đối tượng bảo
hiểm và một bên là đối tượng được bảo hiểm. Còn ở bảo hiểm tiền gửi thì khác, mặc
dù người gửi tiền là người được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách bảo hiểm tiền gửi
nhưng không xuất hiện mối quan hệ trực tiếp về bảo hiểm tiền gửi giữa người gửi tiền
và tổ chức BHTG trừ trường hợp xảy ra đổ vỡ của tổ chức tín dụng. Theo quy định,
bất cứ một tổ chức (tín dụng hoặc không phải là tổ chức tín dụng nhưng có hoạt động
ngân hàng trừ ngân hàng chính sách hoặc tiết kiệm bưu điện - gọi là tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi) nào có hoạt động huy động tiền gửi của dân cư thì phải tham gia

bảo hiểm tiền gửi một cách bắt buộc và phải đóng phí trên tổng số dư tiền gửi theo tỷ
lệ do pháp luật quy định. Mặc dù là người được hưởng lợi từ chính sách bảo hiểm tiền
gửi, nhưng người gửi tiền không phải đóng phí bảo hiểm tiền gửi, trách nhiệm đóng
phí thuộc về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (điều này là một điểm khác biệt so
với các loại hình bảo hiểm thương mại khác). Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi bị giải thể hoặc phá sản thì BHTG sẽ thay mặt Chính phủ đứng ra chi trả
tiền gửi cho người gửi tiền với mức bảo hiểm là 50 triệu đồng cho mỗi khoản tiền gửi
tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Số tiền vượt quá 50 triệu đồng người gửi
tiền sẽ được nhận trong quá trình thanh lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với thứ
tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về giải thể hoặc phá sản.
 Về đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi: Là các tổ chức tín dụng hoặc
không phải là tổ chức tín dụng nhưng có hoạt động ngân hàng. Ðối tượng tham gia
của các loại hình bảo hiểm thương mại là các tổ chức hoặc cá nhân.
Cơ chế tham gia: Cơ chế tham gia là bắt buộc còn đối với các loại hình khác thì có thể
thỏa thuận.
 Hình thức pháp lý tham gia: Ở BHTG đó là sự bắt buộc của các tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi mà không thông qua hợp đồng bảo hiểm. Còn ở các loại
hình bảo hiểm thương mại khác thì thông thường phải thông qua hợp đồng bảo hiểm.
Nội dung bảo hiểm: Ở bảo hiểm tiền gửi là sự bắt buộc theo những quy định của pháp
luật còn ở các loại hình bảo hiểm khác thì có thể do sự lựa chọn của chủ thể về nội
dung tham gia bảo hiểm.
Tóm lại, bảo hiểm tiền gửi là là một loại hình bảo hiểm đặc biệt có bản chất giống
với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
KẾT LUẬN
Đôi khi, trong cuộc mưu sinh đầy lo toan, vội vã bươn chải, những phút giây yếu lòng,
nhiều người trong chúng ta vô tình cũng đã thờ ơ, quên mất những giá trị cao quý của
cuộc sống này
Bạn nên nhớ ý nghĩa của cuộc sống không được tính bằng độ dài thời gian, nó chỉ có
nghĩa trong khoảnh khắc bạn từ bỏ nó. Vì thế, trước khi nhận ra mọi thứ là quá muộn,
hãy làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn bằng những gì tốt nhất có

thể…

×