Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

MỘT SỐ TRẬN LŨ ĐIỂN HÌNH VÀ PHÂN VÙNG NGẬP LỤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.29 KB, 11 trang )

MỘT SỐ TRẬN LŨ ĐIỂN HÌNH VÀ PHÂN VÙNG NGẬP LỤT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
SOME TYPICAL FLOODS AND FLOOD ZONING
IN THE MEKONG DELTA
GS.TS. Trần Như Hối
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
Tóm tắt:
Diễn biến lũ lụt ở ĐBSCL có thể được hình dung và được nhận diện thông qua
một số trận lũ lụt lớn điển hình trong gần 45 năm qua. Bức tranh ngập lụt toàn vùng
cho một cái nhìn khái quát để từ đó phân vùng ngập lụt phục vụ kế hoạch kiểm soát lũ.
Abstract:
Flood change in the Mekong delta has been figured and identified by some
typical floods during 45 years. The flooding scenery of the whole area has given a
general view and from that to zone the flood areas for flood control planning.
→Diễn biến lũ lụt ở ĐBSCL có thể được hình dung ra và được nhận diện thông
qua một số trận lũ lụt lớn điển hình. Thông thường, khoảng 4 ÷ 6 năm tại ĐBSCL có
một trận lũ lụt lớn Trong gần 45 năm qua, thì các năm 1961, 1978, 1984, 1991, 1994,
1996, 2000, 2001 và 2002 là những năm lũ lụt lớn.
I. Một số trận lũ điển hình tại ĐBSCL
1) Trận lũ năm 1961 có đỉnh cao nhất trong vòng gần 45 năm qua, hình thành do
mưa của 5 cơn bão đổ bộ vào VN, đặc biệt là 2 cơn bão số 8 và số 10, gây ra mưa lớn
ở hạ Lào và CPC. Lượng mưa tháng VIII và IX nhiều nơi đạt từ 500-700mm/tháng.
Tại Kratie, lưu lượng đỉnh lũ là 62400m3/s và tại Pnompenh khoảng 43400m3/s. Tổng
lưu lượng lũ trung bình tháng X trên sông Tiền tại Mỹ Thuận và sông Hậu tại Vàm
Cống là 42200 m3/s. Tại Tân Châu, Châu Đốc, lũ có dạng một đỉnh, xuất hiện hơi
muộn hơn trung bình. Đường quá trình lũ lên xuống nhịp nhàng, trơn đều. Từ đầu
tháng VII đến giữa tháng VIII, mực nước chỉ dao động ở mức từ 2,5→3,0m tại Tân
Châu và 2.0m ở Châu Đốc. Cuối tháng VIII, mực nước lũ lên nhanh, cường suất 7-
10cm/ngày liên tục trong gần 10 ngày. Sau đó, dao động ở mức 4.50m trong 10 ngày
rồi lên chậm trở lại trong gần 1 tháng để đạt đến đỉnh cao nhất. Đỉnh lũ tại Tân Châu là
5.12m vào ngày 10/X, tại Châu Đốc là 4,9m vào ngày 13/X, xuất hiện cùng kỳ đỉnh


triều tháng X. Thời gian duy trì mực nước trên 4,5m là 53 ngày. Lũ rút muộn hơn
trung bình 10→15 ngày.
2) Trận lũ năm 1966 có đỉnh lũ tại Tân Châu cao thứ 2 trong vòng 45 năm qua. Lũ
do mưa hai trận bão đổ bộ vào VN gây ra. Lượng mưa tại một số trạm thượng lưu
trong các tháng VII, VIII là từ 500 - 800mm. Tổng lượng lũ tại Kratie thấp hơn lũ
1961, lưu lượng đỉnh lũ là 58600 m3/s. Tháng VI (thay vì chỉ đến tháng IV hoặc V
như hàng năm), Biển Hồ vẫn còn bổ sung nước cho sông chính để chuyển về ĐBSCL.
Tổng lượng nước từ Biển Hồ chảy ra trong mùa lũ 1966 lớn hơn so với mùa lũ 1961.
Vào ĐBSCL, lũ 1966 có dạng một đỉnh trơn đều, lên đều từ giữa tháng VII với cường
Trang
1
suất trung bình 4cm/ngày để đạt đỉnh là 5,11m tại Tân Châu vào ngày 27/IX và 4.85m
tại Châu Đốc vào ngày 28/IX, sớm hơn lũ 1961 nửa tháng. Phần đỉnh lũ năm 1966 khá
nhọn, thời gian duy trì trên 4,50m ngắn, chỉ 38 ngày.
3) Trận lũ năm 1978 là một trong những trận lũ lớn cả về lưu lượng, tổng lượng và
diễn biến bất thường. Năm 1978, có 3 cơn bão, trong đó có 2 cơn liên tiếp vào miền
Trung (số 8, ngày 20/IX và số 9, ngày 26/IX), gây mưa lớn ở trung hạ Lào và Đông-
Bắc Thái Lan trong 3 tháng VII, VIII và IX. Lượng mưa tháng thường 400-800mm,
thậm chí trên 900mm (tháng VIII, tại Pakse). Tại Pakse, lưu lượng đỉnh lũ là 56000
m3/s (lớn nhất), vượt các trận lũ lớn khác khoảng 10000m3/s (trên 12%). Đỉnh lũ tại
Kratie được ước tính là 68000-70000m3/s, cũng vượt xa các trận lũ lớn khác. Tại
thượng lưu, lũ 1978 có hai đỉnh, xuất hiện cách nhau hơn 1 tháng và đỉnh sau thấp hơn
đỉnh trước rất nhiều. Về đồng bằng, sau khi qua Biển Hồ, lũ vẫn có dạng hai đỉnh. Đầu
tháng VIII, khi mực nước ở Tân Châu trên 3m và Châu Đốc trên 2m đã lên nhanh do
lũ thượng nguồn và đạt đỉnh thứ nhất là 4,46m tại Tân Châu ngày 30/VIII và 4,15m tại
Châu Đốc ngày 5/IX. Lũ lên nhanh, có những ngày đạt 13cm tại Tân Châu và 14cm tại
Châu Đốc. Sau đỉnh lũ thứ nhất, lũ rút chậm khoảng 2 tuần và lên lại để đạt đỉnh thứ
hai vào ngày 9/X là 4,78m tại Tân Châu và 4,46m tại Châu Đốc. Cuối tháng X, lũ đã
xuống đến mức an toàn, không khác so với hàng năm. Lũ đến sớm, đỉnh lũ cao ngay
cuối tháng VIII đã gây thiệt hại lớn. Thời gian duy trì mực nước từ 4,33m trở lên là 60

ngày. Đỉnh lũ vào tháng X trùng kỳ triều cường và mưa lớn nội đồng nên ngập lụt lớn.
4) Trận lũ năm 1984. Mưa lớn do hai đợt gió mùa Tây - Nam liên tiếp nhau trong
cuối tháng VIII đầu tháng IX đã gây lũ lớn ở thượng trên sông Mekong. Lưu lượng
đỉnh lũ tại Kratie lên tới 62600m3/s. Lũ tại Tân Châu và Châu Đốc bắt đầu lên vào đầu
tháng VIII, nhưng nhờ vào đợt lũ lớn thượng nguồn đã lên nhanh hơn và đạt đỉnh thứ
nhất là 4,44m vào ngày 29/VIII tại Tân Châu, sau đó lên xuống chậm trong khoảng
7→10 ngày và lên trở lại để đạt đỉnh là 4,81m vào ngày 13/IX tại Tân Châu và 4,37m
vào ngày 15/IX tại Châu Đốc. Giữa tháng IX, lũ đã bắt đầu xuống nhanh cho đến đầu
tháng X, giữ ở mức 4.20m khoảng 15-20 ngày và tiếp tục rút nhanh vào cuối tháng X.
Tại thượng lưu, lũ 1984 có hai đỉnh, cách nhau khoảng 20 ngày, đỉnh sau cao hơn đỉnh
trước. Do điều tiết của Biển Hồ, lũ ở ĐBSCL chuyển thành dạng 1 đỉnh và đỉnh sau
bẹt đi nhiều và thành thời kỳ mực nước ít biến đổi. Mưa nội đồng không ảnh hưởng
lớn và thủy triều thấp, thuận lợi cho thoát lũ nên từ dưới Tân Châu, Châu Đốc, mực
nước cao nhất trên sông chính thấp hơn so với lũ 1978 chừng 5-25cm. Lũ rút sớm và
nhanh nên thời gian duy trì mực nước 4,50m chỉ có 34 ngày, ngắn hơn nhiều so với lũ
1978.
5) Trận lũ năm 1991. Mùa lũ được bắt đầu như hàng năm, hết tháng VII, mực nước
còn dưới mức 3m tại Tân Châu và 2,5m tại Châu Đốc. Đầu tháng VIII, lũ lên chậm và
còn dưới 3m. Ngày 15/VIII, bão FRED vào đèo Ngang qua Tây Nguyên, trung Lào và
bắc CPC, gây mưa lớn (563mm/tháng tại Pakse), gây lũ khá lớn ở thượng lưu. Lưu
lượng đỉnh lũ tại Kratie khoảng 64000m3/s, tổng lượng lớn nhất trong 90 ngày là 296
tỷ m3. Trên thượng lưu, lũ 1991 có dạng răng cưa với 3 đỉnh phụ và đỉnh chính lưu
lượng 63900m3/s tại Kratie. Vào ĐBSCL, lũ có dạng hai đỉnh với đỉnh chính xuất hiện
trước và đỉnh phụ xuất hiện sau 1,5 tháng. Từ 17/VIII, khi ở mức 2,87m, lũ tại Tân
Châu bắt đầu lên nhanh, đạt đỉnh là 4.80m ngày 13/IX. Cuối tháng IX, lũ rút dần,
nhưng sau lên lại và đạt đỉnh phụ vào đầu tháng X, thấp hơn đỉnh trước nhiều. Lũ 1991
Trang
2
có dạng gần giống lũ 1984. Lũ 1991 đứng hạng 4 về lưu lượng đỉnh nhưng lại đứng
hạng 17-19 về tổng lượng lũ tại Kratie và hạng thứ 11 về đỉnh tại Tân Châu,15 về đỉnh

tại Cần Thơ. Đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc không cao (thấp hơn lũ 1978 và
1984), duy trì mực nước trên 4.5m chỉ có 20 ngày, ngắn nhất trong số các trận lũ lớn,
song do gặp triều cường và mưa nội đồng lớn nên gây ngập lụt rộng và sâu. Hướng
thoát lũ trong năm 1984 đã bắt đầu có những thay đổi so với trước đây do hệ thống bờ
bao chống lũ tháng VIII và lũ chính vụ phát triển mạnh ở An Giang, Đồng Tháp, Long
An, Kiên Giang, Tiền Giang và Cần Thơ, cùng mạng đường giao thông các cấp được
làm mới và kiên cố dần.
6) Trận lũ năm 1994. Do mưa lớn và sớm ở thượng lưu nên lũ 1994 xuất hiện khá
sớm. Đỉnh lũ cao nhất năm tại Kratie là khoảng 61500m3/s, xảy ra ngày 6/VIII, sớm
chừng một tháng so với bình thường. Sau đó, lũ rút nhanh trong 20 ngày rồi lên lại để
đạt đỉnh thứ hai thấp hơn. Tại ĐBSCL, lũ năm 1994 cũng sớm hơn trung bình gần một
tháng. Từ 20/VII, khi mực nước Tân Châu là 2,78m và Châu Đốc là 2,3m, do lũ
thượng nguồn về nhiều, lũ ở đồng bằng lên nhanh, đạt gần 4m tại Tân châu và 3,25 tại
Châu Đốc vào ngày 13/VIII. Sau khoảng nửa tháng xuống chậm trên sông Tiền và ít
thay đổi trên sông Hậu, lũ tăng lên lại vào đầu tháng IX và đạt đỉnh luõ cao nhất năm
vào ngày từ 03 - 05/X tại Tân Châu là 4,53m và Châu Đốc là 4,23m. Đỉnh lũ tại Tân
Châu và Châu Đốc năm 1994 thấp hơn nhiều so với lũ những năm khác, nhưng dạng
lũ bẹt, duy trì lâu ở mực nước cao, lại trùng hai kỳ triều cường nửa cuối tháng IX và
đầu tháng X, khiến mực nước lũ ngoài sông và trong đồng ở các vùng trũng ngập sâu
hơn nhiều so với năm trung bình, vượt cả những năm lũ lớn khác gần đây. Sự phát
triển nông nhiệp ở vùng ngập lũ ĐBSCL đã tác động rõ rệt hơn, không chỉ gây tăng
đỉnh lũ mà còn làm thay đổi cả dạng và thời gian xuất hiện lũ trong nội đồng.
7) Trận lũ năm 1996. Do ảnh hưởng của các hình thế thời tiết gây mưa lớn ở vùng
trung và hạ Lào từ cuối tháng VIII đến đầu tháng IX, lũ lên cao ở vùng thượng trung
lưu sông Mekong giữa tháng IX và đạt đỉnh 13.01m tại Pakse ngày 26/IX và 23.01m
tại Kratie ngày 28/IX và 10.93m tại Pnompenh ngày 2/X. Lũ 1996 là một trong vài
trận lũ có lưu lượng đỉnh 64000-65000m3/s tại Kratie. Tuy nhiên, do lũ khá nhọn nên
tổng lượng 60 ngày lớn nhất chỉ khoảng 225 tỷ m3 và tổng lượng 90 ngày lớn nhất là
303 tỷ m3 (trong khi lũ 1961 tương ứng là 262 tỷ và 343 tỷ). Tại Tân Châu, từ đầu
tháng VIII, mực nước luôn dao động ở mức 3,10?3,50m, nhưng từ ngày 13/IX, lên

nhanh với cường suất cao, có thời kỳ đạt 9-12cm/ngày (lớn nhất là 14cm/ngày) và từ
1-7/X lên chậm lại, chỉ 1-2cm/ngày để đạt đỉnh vào ngày 7/X với mực nước lớn nhất
487cm. Tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu lũ cũng có diễn biến tương tự và đạt mực
nước cao nhất là 454cm vào ngày 7/X. Tuy lũ xuất hiện muộn (giữa tháng IX), nhưng
lên nhanh với cường suất hiếm thấy trên sông chính tại Tân Châu trong nhiều năm
qua, nên chỉ 20 ngày đã đạt đỉnh, trong khi ở các trận lũ khác thường phải từ 40-50
ngày mới đạt đến đỉnh. Lũ 1996 là lũ một đỉnh. Đỉnh lũ xuất hiện sớm hơn lũ
1961,1978 nhưng muộn hơn lũ 1991,1994. Triều cường trong tháng X làm gia tăng
đáng kể mực nước lũ phần thuộc các tỉnh Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long
và Bến Tre. Mưa nội đồng tăng thêm ngập úng cho các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ,
Vĩnh Long và Tiền Giang. Diễn biến mực nước và dòng chảy lũ trong nội đồng phức
tạp hơn so với trước đây. Nếu như những năm trước đây lũ chảy từ sông Tiền vào
ĐTM qua kênh Hồng Ngự thì trong năm 1996, tình hình đã ngược lại: nước từ nội
đồng theo Hồng Ngự chảy rất mạnh ra sông Tiền trong thời gian dài trước, trong và
Trang
3
sau đỉnh lũ.
8) Trận lũ năm 2000. Đây là trận lũ lịch sử tại ĐBSCL. Các chuyên gia, nhất là
chuyên gia tư vấn về quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp, giao thông…, đặc biệt quan tâm
đến trân lũ này và được phân tích chi tiết trong mục 1.2. Trận lũ năm 2000 ở ĐBSCL
có những điểm rất khác thường:
a. Đây là trận lũ dạng 2 đỉnh lớn, là dạng lũ ít gặp (1978,1984, ) ở ĐBSCL,
trong đó đỉnh thứ nhất trên dòng chính tại các trạm đầu nguồn đạt mức cao và
sớm lịch sử, đỉnh thứ 2 đạt mức cao nhất (tại Châu Đốc) hoặc đặc biệt cao (tại
Tân Châu) với 2 đỉnh xuất hiện cách nhau 51 ngày, lâu hơn những năm có lũ 2
đỉnh khác khoảng 10-20 ngày, gây ngập lụt lâu nhất và sâu nhất trong 80 năm
gần đây tại ĐBSCL;
b. Lũ lụt về sớm nhất lịch sử và các đỉnh lũ đều rất cao, trong đó đỉnh lũ vào ngày
2/8 (4,22m tại Tân Châu) cao hơn mực nước cùng kỳ trong các năm lũ lớn (như
1961,1966 và 1996) tới 1→1,5 mét và sớm hơn trung bình khoảng 1 tháng, còn

đỉnh lũ chính vụ vào cuối tháng IX lớn nhất lịch sử ở Châu Đốc (490cm) và rất
cao ở Tân Châu (506cm).
c. Diễn biến lũ lụt rất phức tạp, nằm ngoài tầm hiểu biết đã tích lũy được về lũ lụt
ở ĐBSCL. Từ đầu tháng VII, trên lưu vực sông Mekong đã xuất hiện trận lũ
lớn và sớm nhất trong hơn 45 năm qua. Tiếp theo, giữa và cuối tháng VII, lũ
thượng nguồn sông Mekong đạt đỉnh kép với tổng lượng lớn. Do đó, tại
ĐBSCL vào giữa tháng VII đã cao hơn 3,0 mét tại Tân Châu. Đầu tháng VIII,
đã xuất hiện đỉnh lũ thứ nhất: tại Tân Châu là 4,22m. Sau đó, do tác động của
bão số 2 và số 4, mưa lớn diện rộng trên nền lũ cao của tháng VII, đã làm xuất
hiện trận lũ mới, thuộc loại lớn nhất trong hơn 80 năm gần đây trên lưu vực
sông Mekong. Do lũ thượng nguồn sớm, tổng lượng rất lớn, trong khi nền nước
lụt đang rất cao, nên đã xẩy ra một trận lũ lớn lịch sử tại ĐBSCL. Trong 75
năm qua, chưa bao giờ có lũ lụt sớm, lớn, diện rộng, ngập sâu và kéo dài ngày
như trận lũ năm 2000. Nó đã gây ảnh hưởng rộng lớn và rất nặng nề về người,
tài sản và môi trường.
d. Có thể nói rằng, nguyên nhân sâu xa gây nên trận lũ lụt lịch sử năm 2000 là do
tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, của hiện tượng La Nina mạnh kéo dài
(từ năm 1999- đến hết năm 2000).
e. Ngoài ra, tác động phi tự nhiên (của con người) thông qua những thay đổi rất
lớn về cơ sở hạ tầng ở vùng châu thổ sông Mekong nói chung và ở ĐBSCL nói
riêng cũng là nguyên nhân gián tiếp quan trọng gây nên lụt lớn và diễn biến
phức tạp.
9) Trận lũ năm 2001. Tiếp theo trận lũ lịch sử năm 2000, năm 2001 ở ĐBSCL đã
xẩy ra một trận lũ rất lớn ở ĐBSCL (một trong 4-5 trận lũ lớn nhất thời kỳ 1961-2004
về tổng lượng lũ và đỉnh lũ). Có thể tóm tắt diễn biến của trận lũ này như sau:
1 Trên thượng nguồn, vào giữa tháng VIII, lũ đạt đỉnh cao nhất năm tại Kratie
22,90m (đứng thứ 3 sau đỉnh lũ năm 1978, 1996, cao hơn lũ 2000). Đợt lũ lớn
thứ hai xẩy ra vào nửa đầu tháng IX với đỉnh đều cao hơn đỉnh lũ thứ hai của
trận lũ năm 1978 khoảng 80cm, nhưng thấp hơn đỉnh lũ của năm 2000 khoảng
Trang

4
70cm. Dòng chảy lũ năm 2001 chủ yếu được hình thành từ phần lưu vực thuộc
Lào và Tây Nguyên VN, chiếm tới 70% tổng lượng lũ tại Kratie (tổng lượng lũ
từ tháng VI đến tháng X là gần 465 tỷ m3, đứng thứ 2 kể từ năm 1939 đến nay,
sau lũ năm 2000). Do mưa ở vùng lưu vực Biển Hồ thuộc CPC và ở ĐBSCL
thấp hơn TBNN khá nhiều, nên đỉnh lũ tại vùng Phnôm Pênh nhỏ hơn đỉnh lũ
năm 2000 khoảng 45cm, mặc dù đỉnh lũ tại Kratie năm 2001 cao hơn năm
2000.
2 Các đặc điểm chính của trận lũ năm 2001 tại ĐBSCL là:
- Lũ năm 2001 thuộc loại đặc biệt lớn và sớm (chỉ muộn hơn lũ năm 2000 khi lũ
thấp hơn báo động 3, còn khi lũ ở mức trên báo động 3 lại sớm nhất từ trước tới
nay), là dạng lũ 2 đỉnh cao rất bất lợi cho phòng tránh.
- Cường suất lũ lớn hiếm thấy: nước lên rất nhanh vào cuối tháng VIII, lớn nhất
tới 15-25cm/ngày ở vùng đầu nguồn, nhiều ngày lũ lên 30-50cm/ngày, là
trường hợp mới quan trắc thấy lần đầu tiên ở ĐBSCL.
- Lũ lụt lớn với đỉnh kép trên 4,7m xảy ra liên tiếp trong năm 2000 và 2001 là
trường hợp duy nhất quan trắc được trong 50 năm gần đây. Đỉnh lũ thứ nhất tại
Tân Châu là 4,73m vào ngày 3/IX và tại Châu Đốc là 4,45m vào ngày 5/IX;
đỉnh thứ hai tại Tân Châu là 4,78m ngày 20/IX, tại Châu Đốc là 4,48m vào
ngày 23/IX. Đỉnh lũ ở vùng nội đồng xuất hiện vào cuối tháng IX, đầu tháng X;
- Đặc biệt, do tác động kết hợp của lũ và triều rất cao (vào lúc đỉnh triều Vũng
Tàu mực nước lũ là 4,20 mét), và có thể do quy mô đắp đê bao sau trận lũ lịch
sử năm 2000 tăng đột biết ở vùng hạ lưu, nên đỉnh lũ tại vùng cuối nguồn đạt
mức cao nhất trong hơn 40 năm gần đây và cao hơn đỉnh lũ năm 2000: tại Mỹ
Thuận, đỉnh lũ là 1,83m (năm 2000 là 1,80 m); tại Cần Thơ là 1,98m (năm
2000 là 1,79m). Thời gian duy trì mực nước trên 4,50m ở Tân Châu là 47 ngày,
dài hơn so với lũ năm 2000.
- Lũ làm ngập sâu các vùng đầu nguồn, làm sạt lở nhiều công trình, đường giao
thông, bờ sông kênh, một số đê bao, bờ bao, ; ngập vừa và ngập nông ở vùng
giữa và cuối nguồn. Ngập lụt ở ĐTM và ở TGLX đều thấp hơn so với lũ năm

2000 từ 10-60cm, đồng thời xuất hiện khá chậm so với thời gian xuất hiện mực
nước đỉnh ở Tân Châu và Châu Đốc.
- Lưu lượng trung bình ngày lớn nhất chảy vào ĐBSCL là 43.800m3/s vào ngày
4/IX và 20/IX (năm 2000 là 51.700m3/s), trong đó lưu lượng lớn nhất qua Tân
Châu là 23.800m3/s, qua Châu Đốc là 7.110m3/s, qua biên giới vào ĐTM là
11.100m3/s, vào TGLX là 3.700m3/s, đều nhỏ hơn lũ năm 2000.
- Tổng lượng lũ vào ĐBSCL từ 1/VIII đến 20/X khoảng 253 tỷ m3, trong đó
theo sông Tiền 59%; sông Hậu 17%; vào sông Tiền trên đoạn Tân Châu-Hồng
Ngự là 6%; qua biên giới vào ĐTM 12%; vào TGLX 6% và vào khu giữa sông
Tiền - sông Hậu là 0,05%, đều thay đổi không đáng kể so với trong lũ năm
2000.
- Lượng lũ thoát từ TGLX ra Vịnh Thái Lan chiếm 78% (giảm so với năm
2000), phần thoát ra vùng Tây sông Hậu khoảng 22%. Ở ĐTM,lưu lượng trung
Trang
5
bình ngày lớn nhất tại Tân An và Bến Lức đều là 3.280 m3/s; lượng nước thoát
ra sông Vàm Cỏ và chảy trở lại sông Tiền cũng có khác lũ năm 2000.
- Cơ chế tiêu thoát lũ ra Biển Tây, trở lại sông Tiền và sông Hậu, ra sông Vàm
Cỏ, nhìn chung, không thay đổi nhiều. Do các công trình dẫn lũ về đã khá hoàn
chỉnh, nhưng các công trình tạo khả năng thoát lũ ra biển Tây còn chưa đồng bộ
nên lượng nước thoát qua biển Tây trong nửa cuối tháng IX không lớn như
mong muốn, việc mở các cửa thoát ra biển trong tháng X đã cho thấy khả rõ
khả năng tăng lượng nước thoát từ TGLX ra biển, lưu lượng nước lớn nhất đo
được ở các cửa mới mở lớn hơn nhiều lượng nước thoát qua các cửa hiện có.
Việc nghiên cứu điều khiển các cửa thoát trong từng thời kỳ và ở những vị trí
thích hợp chắc chắn có khả năng tăng đáng kể lượng nước thoát qua biển Tây.
- Lượng nước từ ĐTM thoát ra sông Tiền tăng lên đáng kể, nhất là từ nửa cuối
tháng IX, khi lũ trên dòng chính lên lại. Hướng thoát chủ yếu là qua phần từ
Phong Mỹ về An Hữu đến Long Định. Lượng nước thoát ra sông Vàm Cỏ trong
lũ năm 2001 khá lớn.

- Nhìn chung, các hướng chính thoát nước lũ, lụt từ ĐBSCL không có thay đổi gì
đáng kể so với trong các trận lũ lớn các năm trước, tuy mức độ thoát ở mỗi
hướng có khác biệt nhất định, ở một vài hướng có những thay đổi cơ bản so với
những nhận xét, đánh giá trước đây về khả năng thoát nước lụt từ ĐBSCL.
Những hướng chính là thoát lũ theo các dòng chính, về sông Vàm Cỏ và ra
Biển Tây năm 2001.
- Dòng chính sông Tiền và sông Hậu, sau khi được phân phối lại theo các kênh
và sông Vàm Nao, thoát lượng nước lũ gần tương đương nhau ra biển. Lưu
lượng lớn nhất trên sông Tiền tại Mỹ Thuận trong lũ năm 2000 là 17200m3/s
và trên sông Hậu tại Cần Thơ là 17700m3/s. Lượng nước thoát theo sông Hậu
lớn hơn theo sông Tiền một chút, song nếu tính cả lượng nước thoát từ ĐTM
qua QL1 (đoạn An Hữu - Long Định) sau đó lại trở lại sông Tiền thì tổng lưu
lượng thoát theo sông Tiền vẫn lớn hơn theo sông Hậu.
- Lượng nước thoát theo sông Vàm Cỏ trong lũ năm 2001 nhỏ hơn trong lũ năm
2000 không nhiều, chứng tỏ lũ thoát theo sông Vàm Cỏ khá thuận lợi. Lượng
nước lũ từ ĐTM thoát trở lại sông Tiền trên đoạn QL30 trong năm 2001 tuy
nhỏ hơn trong lũ năm 2000 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các hướng
thoát. Cơ chế điền nước trong nội đồng cấu thành từ mạng ô đồng giới hạn bởi
các bờ bao, đường giao thông có cao trình vượt lũ năm 1996 hoặc 2000 và việc
xây dựng, cải tạo các kênh, bơ bao, cầu cống trên vùng nằm dưới QL1, QL30 là
nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ phân phối lượng nước vào/ra ĐTM.
- Cân bằng nước ở TGLX vẫn như trong các trận lũ lớn trước đây. Tổng lưu
lượng lớn nhất ngày thoát từ TGLX trong lũ chính vụ năm 2001 nhỏ hơn trong
lũ năm 2000. Tỷ lệ phân bố giữa các hướng về cơ bản tương tự như trong lũ lụt
năm 2000, chứng tỏ các công trình kiểm soát lũ vùng TGLX đã hoạt động khá
ổn định trong 2 năm lũ lớn. Tình trạng tiêu thoát vùng tứ giác Hà Tiên đã được
cải thiện nhiều, song vẫn cần xem xét để có biện pháp cải thiện hơn nữa.
- Ngập lũ ở vùng khu giữa sông Tiền - sông Hậu do nước 2 sông tràn vào là
Trang
6

chính, lượng nước theo kênh từ phía trên tuyến đường Châu Đốc - Tân Châu
vào khu giữa là không đáng kể trong lũ sớm, trong lũ chính vụ lại từ khu giữa
chảy ra sông.
- Về khả năng dẫn lũ, thoát lũ của hệ thống kênh ngang và dọc thuộc ĐBSCL:
+ Trên vùng TGLX, vai trò của các kênh dọc dẫn nước trong, ít phù sa từ
biên giới thoát ra biển Tây tăng lên nhiều (lớn nhất kênh T5, Trà Sư, Tha
La, sau đó là kênh T6, T4, T3, ); Cùng với quá trình đó là sự gia tăng
lượng nước sông Hậu nhiều phù sa theo các kênh trên đoạn Châu Đốc về
Long Xuyên vào trong đồng với hướng chảy thống trị trong thời kỳ lũ lên
từ cuối tháng VIII đến đầu tháng X (lượng nước lớn nhất truyền theo các
kênh Tri Tôn, Ba Thê và các kênh từ kênh Đào đến kênh Năng Gù).
+ Trong vùng ĐTM, tất cả các kênh dọc đã phát huy tác dụng dẫn lũ về ĐTM
(lớn nhất là các kênh trên đoạn Hồng Ngự - Tân Hồng, sau đó là kênh trên
đoạn Thông Bình-Long Khốt, trong đó lớn nhất là qua cầu Thống Nhất, Tân
Công Chí, Bình Thạnh ). Các kênh ngang ĐTM, khi lũ lên, chủ yếu lại
thoát nước ra sông Tiền (hướng thống trị từ giữa tháng VIII, khác với hiện
tượng dẫn nước vào đồng như trước đây). Nước thoát mạnh nhất là qua cầu
Phong Mỹ, Cần Lố, Đốc Vàng Hạ, Trà Lọt, Cổ Cò và nhiều kênh khác, nhất
là cắt qua QL1. Các kênh ngang cũng có tác dụng khá rõ trong dẫn nước lũ
sang phía Vàm Cỏ.
10) Trận lũ năm 2002. Như một thách đố, năm 2002 lại xẩy ra một trận lũ đặc biệt
lớn ở ĐBSCL, điều chưa từng có kể từ khi có các quan trắc lũ lụt một cách bài bản ở
ĐBSCL trong hơn 80 năm qua. Lũ năm 2002 trên sông Mekong là một trong 5 trận lũ
lớn nhất thời kỳ 1961-2004 về tổng lượng lũ và đỉnh lũ (tương đương lũ năm 1966,
1961, 1978, 2000 và 2001). Diễn biến trận lũ này có thể được tóm tắt như sau:
+ Mưa lớn và sớm đã làm cho lũ ở trung và hạ lưu sông Mekong liên tục tăng.
Đến nửa cuối tháng VIII, lũ đạt đỉnh cao nhất năm (ở mức tương đương đỉnh lũ năm
2000, riêng tại Viên Chăn đạt 12,60m (đứng thứ 2 sau đỉnh lũ năm 1966) tại trạm
Kratie - đạt đỉnh 22,49 mét, thấp hơn đỉnh lũ năm 2001 khoảng 0,4m, đứng thứ 4 sau
đỉnh lũ các năm năm 1978, 1996, 2000 và 2001).

+ Dòng chảy lũ năm 2002 chủ yếu được hình thành từ phần lưu vực thuộc Lào và
Tây Nguyên VN, chiếm tới 60% tổng lượng lũ tại Kratie (tổng lượng lũ từ tháng
VI→X là gần 456 tỷ m3, đứng thứ 4 kể từ năm 1939 đến nay, sau lũ năm 1961, 2000,
2001).
+ Do mưa ở vùng lưu vực Biển Hồ thuộc CPC và ở ĐBSCL tương đương với
TBNN, đặc biệt là trong tháng IX cao hơn khá nhiều với TBNN và tổng lượng mưa
cao hơn nhiều so với năm 2001, nên khả năng cắt đỉnh lũ của Biển Hồ kém hơn năm
2001: mặc dù đỉnh lũ năm 2000 tại Kratie thấp hơn năm 2001 gần 0,5m, nhưng lũ
2002 tại Phnôm Pênh đạt đỉnh tương đương lũ năm 2001.
+ Tại ĐBSCL, lũ năm 2002 thuộc loại đặc biệt lớn, sớm và lũ 2 đỉnh cao (tương
tự như lũ 1978 và 2001). Vào ngay từ đầu tháng VII, lũ sớm và lớn đã tràn về, tạo sức
ép lớn lên khu vực đầu nguồn vùng ĐBSCL. Nhất là cuối tháng VIII đến đầu tháng X
lũ uy hiếp liên tục, làm nên trận lũ hai đỉnh thuộc loại đặc biệt lớn và ít gặp ở ĐBSCL.
Trang
7
Nước lên rất nhanh vào đầu tháng VII và giữa tháng VIII, lớn nhất tới 25cm/ngày ở
vùng đầu nguồn, nhiều ngày lũ lên 30?35cm/ngày, thậm chí có ngày lên tới 0,43m tại
Tân Châu đầu tháng VII là trường hợp hiếm thấy lần ở ĐBSCL.
+ Đỉnh lũ thứ nhất tại Tân Châu là 4,60m vào ngày 29/VIII và tại Châu Đốc là
4,17m vào ngày 1/IX; đỉnh thứ hai tại Tân Châu là 4,82m ngày 30/IX, tại Châu Đốc là
4,42m vào ngày 23/IX. Đỉnh lũ ở vùng nội đồng xuất hiện vào cuối tháng IX, đầu
tháng X; đặc biệt, do tác động kết hợp của lũ, triều mạnh và các thay đổi của hạ tầng
vùng duyên hải (sau các trận lũ năm 2000 và 2001 tại phần ĐBSCL nằm dưới QL1),
nên đỉnh lũ tại vùng cuối nguồn đạt mức cao nhất trong hơn 40 năm gần đây: tại Mỹ
Thuận, đỉnh lũ là 1,91m; tại Mỹ Tho: 1,66m, tại Bến Lức: 1,45m.
+ Thời gian duy trì mực nước trên 4,50m ở Tân Châu là 35 ngày, đứng thứ 3 lịch
sử, sau các năm 1961, 2001. Ngập lụt ở vùng đầu nguồn và giữa ĐTM và ở TGLX
đều thấp hơn so với lũ năm 2000 từ 10-60cm, tương đương lũ năm 2001, đồng thời
xuất hiện khá chậm so với thời gian xuất hiện mực nước đỉnh ở Tân Châu và Châu
Đốc.

+ Cơ chế tiêu thoát lũ ra Biển Tây, trở lại sông Tiền, sông Hậu, ra sông Vàm Cỏ,
nhìn chung, không thay đổi nhiều. Do các công trình dẫn lũ về đã khá hoàn chỉnh,
trong khi các công trình thoát lũ ra biển Tây còn chưa đồng bộ, nên lượng nước thoát
qua biển Tây trong nửa cuối tháng IX không lớn. Việc mở các cửa thoát ra biển trong
tháng X cho thấy khả năng thoát từ TGLX ra biển còn khá lớn, lưu lượng nước đo
được ở các cửa mới mở lớn hơn nhiều lượng nước thoát qua các cửa đã có trước đó.
+ Lượng nước từ ĐTM thoát ra sông Tiền tăng lên đáng kể, nhất là từ nửa cuối
tháng IX. Hướng thoát chủ yếu là qua phần từ Phong Mỹ về An Hữu đến Long Định.
Lượng nước thoát ra sông Vàm Cỏ trong lũ năm 2002 khá lớn.
+ Nhìn chung, các hướng chính thoát nước lũ, lụt từ ĐBSCL không có thay đổi gì
đáng kể so với các năm 2000, 2001, tuy mức độ thoát ở mỗi hướng có khác biệt nhất
định. Những hướng chính là theo các dòng chính, về sông Vàm Cỏ và ra Biển Tây.
+ Ngập lũ ở vùng khu giữa sông Tiền - sông Hậu do nước 2 sông tràn vào là
chính. Đường mực nước trong lũ sớm, lũ chính vụ trên sông Tiền cao hơn trên sông
Hậu.
+ Vai trò mưa nội đồng ở ĐBSCL trong lũ năm 2002 khá rõ (như trong lũ 1996
và lũ 2000). Trong lũ 2002 ở ĐBSCL, đỉnh lũ tại các khu vực ĐBSCL đã trùng các kỳ
triều cường (trong đó tại Vũng Tàu, đỉnh triều là 4,27 mét, ngày 8/X - thuộc loại đặc
biệt cao), nên nước lũ lụt khó thoát hơn, gây ngập sâu và diện rộng hơn, nhất là vùng
cuối nguồn: Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Lức, Mỹ Tho, Bến Tre.
+ Đánh giá vai trò hệ thống kênh ngang và dọc ở ĐBSCL trong trận lũ năm 2002:
1. Trong vùng TGLX, các kênh dọc và ngang đều đóng vai trò tích cực: hiệu quả
dẫn nước trong, ít phù sa từ biên giới thoát nhanh ra biển Tây tăng lên nhiều
(lớn nhất kênh T5, Trà Sư, Tha La, sau đó là kênh T6, T4, T3, ) bởi các kênh
dọc. Cùng với quá trình đó là sự gia tăng lượng nước sông Hậu nhiều phù sa
theo các kênh ngang trên đoạn Châu Đốc-Long Xuyên.
2. Trong vùng ĐTM, các kênh dọc đưa nước từ CPC vào đồng và ra sông Vàm
Trang
8
Cỏ, trong khi các kênh ngang khi lũ lên cao cũng chảy ra sông Tiền (hướng

thống trị từ giữa tháng VIII là chảy ra sông Tiền, khác với hướng dẫn nước vào
đồng như trước đây). Nước thoát mạnh nhất là qua cầu Phong Mỹ, Cần Lố,
Đốc Vàng Hạ, Trà Lọt, Cổ Cò và nhiều kênh khác cắt qua QL1. Các kênh
ngang cũng có tác dụng dẫn nước lũ sang phía Vàm Cỏ.
3. Mức độ dẫn nước vào ĐTM và TGLX và thoát nước ra trong lũ sớm và lũ
chính vụ nhìn chung tương tự như trong lũ năm 2000.
+ Yếu tố triều tác động mạnh hơn và thường tạo đỉnh lớn nhất năm khi lũ bắt đầu
rút lại gặp triều đang cao. Quá trình mực nước có dạng dao động triều khá rõ. Biên độ
dao động từ 2.5-3.0m ở vùng ven biển, giảm còn 0.4-0.6m ở khu giáp vùng lũ - triều.
Ven biển, triều hoàn toàn chiếm ưu thế và mực nước cao nhất thuần tuý do triều.
Chênh lệch mực nước giữa các nơi không nhiều. Mực nước cao nhất trong vùng đạt từ
1.70-2.20m. Do hệ thống kênh rạch phát triển, triều đã ảnh hưởng mạnh hơn đến vùng
thứ 2, tác động nhất định đến quá trình nước rút.
II. Phân vùng ngập lụt ở ĐBSCL.
Vùng ngập, độ sâu và thời gian ngập lụt là những đặc trưng chính phản ánh tình
trạng ngập lụt ở ĐBSCL. Ngập lụt tại ĐBSCL do nhiều yếu tố (như: lũ thượng nguồn,
điều tiết của Biển Hồ, cơ sở hạ tầng, thủy triều và các biện pháp công trình phòng
tránh lũ) với tỷ lệ đóng góp khác nhau gây ra.
II.1. Theo nguyên nhân chính gây ngập có thể phân ra 4 vùng ngập như sau:
1. Vùng ngập lũ có nguyên nhân gây ngập chủ yếu do lũ. Ngập lụt ở ĐBSCL chủ
yếu là ngập lũ, mức độ ảnh hưởng của triều lên dạng đường quá trình lũ không
đáng kể hoặc chỉ biểu hiện rõ hơn vào kỳ cường và làm cho nước lũ khó tiêu
thoát hơn. Việc xác định độ ngập sâu chủ yếu dựa vào quan hệ giữa mực nước
lũ và cao trình mặt đất ở vùng ngập và sự lan truyền của lũ vào trong vùng.
Trong các trận lũ lớn, yếu tố lan truyền lũ đóng vai trò không đáng kể. Các
công trình ở nội đồng như đường xá, cầu cống, hệ thống đê bao, kênh, khu dân
cư, thường làm thay đổi độ sâu ngập lụt, diện ngập và thời gian ngập (bắt đầu
và kết thúc). Đối với lũ lớn, độ sâu ngập lũ thay đổi từ 3.0 - 3.5m ở vùng ngập
sâu (sát sông lớn và gần biên giới) đến 1.5-2.5m ở vùng ngập trung bình (chiếm
phần lớn diện tích hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang, một phần hai tỉnh Long An

và Kiên Giang), và 1.0-1.5m ở vùng ngập nông (nằm phần lớn ở các tỉnh Long
An, Tiền Giang, Kiên Giang và Cần Thơ). Đối với năm lũ trung bình và nhỏ,
độ sâu ngập giảm từ 0.5-2.0m ở từng nơi so với lũ lớn. Trong vùng ngập lũ, có
thể chia làm hai hay ba vùng khác nhau, tuỳ phân định mức độ ngập. Nếu chia
làm hai vùng gồm vùng ngập sâu (trên 1.5m) và vùng ngập nông (dưới 1.5m),
thì ranh giới hai vùng thường là từ sông Vàm Cỏ Tây đến kênh Nguyễn Văn
Tiếp, sang rạch Cái Tàu Thượng và kênh Cái Sắn; vùng phía trên là ngập sâu,
phía dưới là vùng ngập nông.
2. Vùng ngập úng do mưa do nguyên nhân chính là mưa. Vùng ngập úng do
mưa rất đa dạng cả về sự phân bố, diện, độ sâu và thời gian ngập. Một số vùng
ngập úng do mưa cục bộ là chính, mực nước trong đồng thường cao hơn mực
nước ngoài kênh. Một số vùng khác ngập úng do kết hợp mưa đồng và nước
Trang
9
ngoại lai, mực nước trong đồng đôi khi lại thấp hơn mực nước ngoài sông,
kênh. Vì vậy, việc đánh giá mức độ ngập sâu do mưa là rất khó khăn.
3. Vùng ngập úng do mưa - triều. Một số vùng ở ĐBSCL bị ngập úng do mưa
và do triều là chính. Những vùng ngập do mưa là các vùng đất thấp, nằm giáp
ranh giữa vùng ngập do lũ và vùng bị tác động của triều, cao trình mặt đất
thường chỉ từ 0.2-0.6m, tiêu thoát nước kém. Ngay giữa mùa mưa lũ, gặp triều
cường và mưa lớn kéo dài, diện tích ngập có thể lên đến 600-700 ngàn ha, gồm
cuối vùng Cái Sắn - Xà No, trung tâm bán đảo Cà Mau, U Minh Thượng, U
Minh Hạ, hạ lưu ven Vàm Cỏ Tây như Bo Bo, Bắc Đông, Bà Bèo, ven Vàm Cỏ
Đông như Đức Hoà, Xuân Khánh nơi có biên độ triều ngay trong mùa mưa lũ
chỉ vào khoảng 0.30-0.50m nên tiêu thoát nước rất khó khăn.
4. Vùng ngập do triều nằm rải rác ven bờ biển Đông, là các vùng trũng thấp xen
kẽ các giồng cát cao ven biển hay các vùng đất mới lấn ra biển, cao độ dưới
0.4m, như các vùng cửa sông Vàm Cỏ, ven biển Trà Vinh, vùng cửa sông Mỹ
Thanh, Gành Hào, vùng mũi Cà Mau, cửa sông Ông Đốc thường bị ngập vào
kỳ triều cường, ngập sâu hơn khi có mưa lớn nội đồng vào cuối mùa (tháng X-

XI). Diện tích ngập triều ở ĐBSCL vào khoảng 200-300 ngàn ha.
II.2. Theo thời gian ngập lụt có thể phân ĐBSCL làm 4 vùng ngập chính:
1. Vùng ngập lâu và ngập rất sâu: Ngập lũ trên 2.0m, kéo dài từ 3-5 tháng,
trung bình là 3.5-4.0 tháng liên tục, từ tháng VIII-XI. Ranh giới vùng ngập sâu,
ngập lâu ở ĐTM là biên giới, bờ sông Tiền, kênh Đồng Tiền và kênh Phước
Xuyên; vùng kẹp giữa hai sông Tiền - Hậu trên Vàm Nao; ở TGLX là vùng từ
biên giới về bờ sông Hậu và kênh Mạc Cần Dưng.
2. Vùng ngập lâu và ngập sâu trung bình: Ngập sâu từ 1.0-2.0m, kéo dài 3-4
tháng, từ tháng VIII-XI, một số vùng thấp từ tháng IX-XII. Vùng ngập lâu và
ngập sâu trung bình giới hạn ở phía trên là vùng ngập rất sâu, phía dưới là kênh
Nguyễn Văn Tiếp, kênh 12 và sông Vàm Cỏ Tây ở ĐTM; là rạch Cái Tàu
Thượng ở vùng kẹp giữa hai sông; là tuyến đường Long Xuyên - Thoại Sơn -
Tri Tôn ở TGLX.
3. Vùng ngập lâu nhưng ngập nông: Ngập sâu từ 0.5-1.0m, thường kéo dài 2.5-
3.5 tháng, từ tháng IX-XII. Vùng ngập nông, giới hạn phía trên là vùng ngập
sâu trung bình, giới hạn phía dưới là sông Vàm Cỏ Đông và trục QLI cho đến
Mỹ Tho và ven theo bờ sông Tiền ở ĐTM; là trục đường QLI ở vùng kẹp giữa
hai sông; là tuyến đường Cần Thơ - Vị Thanh - Gò Quao - Rạch Giá ở TGLX
và vùng Tây sông Hậu.
4. Vùng ngập không đáng kể bao gồm phần còn lại của ĐBSCL (một số nơi
hoàn toàn không bị ngập như vùng Bảy Núi tỉnh An Giang, vùng trung tâm Bến
Tre ). Đại bộ phận vùng này bị ngập do mưa hoặc do mưa và triều (trung tâm
Bán đảo Cà Mau, U Minh Thượng, Gò Công ) và ngập do triều (Nam bán đảo
Cà Mau, ven biển Trà Vinh, Bến Tre )
II.3. Xét tác động của lũ và triều có thể phân vùng ngập lụt ra làm 3 khu chính:
1. Khu lũ, lụt chủ yếu do nước từ biên giới và từ sông, ảnh hưởng triều không
Trang
10
đáng kể. Khu này có thể bao gồm phía bắc kênh Hồng Ngự, Bắc Vàm Nao,
phần lớn TGLX. Từ tháng VII-VIII, triều hầu như không thể hiện rõ (thể hiện

qua sự dao động vài cm trong ngày) trên đường quá trình lũ. Lũ thay đổi nhanh
theo thời gian và không gian. Độ dốc mặt nước lớn và tiêu thoát nhanh. Trong
khi lũ tại Tân Châu dao động trong khoảng 4.8-5.2m ở những trận lũ lớn, thì tại
Chợ Mới, mức dao động chỉ từ 3.5 - 3.8m, thấp hơn 1.0m.
2. Khu lũ-triều, chịu ảnh hưởng ít của triều, nằm giữa kênh Hồng Ngự và
Nguyễn Văn Tiếp, tuy lũ vẫn chiếm ưu thế nhưng triều đã có tác động mạnh lên
quá trình lũ. Vào những tháng đầu mùa lũ, mực nước hầu như vẫn còn dao
động theo triều, đặc biệt là trên sông Vàm Cỏ Tây và trong nội đồng. Mực nước
triều cường trước khi lũ về ở mức xấp xỉ 1.0 m. Khi lũ về, dao động mực nước
theo triều giảm dần và mực nước hàng ngày tăng dần. Biên độ dao động lúc lũ
cao nhất cũng còn khoảng từ 0.30-0.40m ở những khu giáp vùng triều - lũ.
Chênh lệch mực nước giữa các nơi trong vùng này không nhiều, chỉ từ 0.20-
0.50 m. Mực nước lũ cao nhất đã xẩy ra trong vùng lũ-triều đạt từ 2.0-2.5m.
3. Khu triều - lũ, chịu ảnh hưởng mạnh của triều, gồm khu nam kênh Nguyễn Văn
Tiếp, khu sát biển Tây - có thể coi là vùng ngập chủ yếu do triều. Yếu tố triều
tác động mạnh hơn và thường tạo đỉnh lớn nhất năm khi lũ bắt đầu rút lại gặp
triều đang cao. Quá trình mực nước có dạng dao động triều khá rõ. Biên độ dao
động từ 2.5-3.0m ở vùng ven biển, giảm còn 0.4-0.6m ở khu giáp vùng lũ -
triều. Ven biển, triều hoàn toàn chiếm ưu thế và mực nước cao nhất thuần tuý
do triều. Chênh lệch mực nước giữa các nơi không nhiều. Mực nước cao nhất
trong vùng đạt từ 1.70-2.20m. Do hệ thống kênh rạch phát triển, triều đã ảnh
hưởng mạnh hơn đến vùng thứ 2, tác động nhất định đến quá trình nước rút.
Từ sự phân vùng này, việc quy hoạch kiểm soát lũ và chuyển đổi cơ cấu sản
xuất thích hợp cho từng vùng được hình thành.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hữu Nhân và nnk: Báo cáo chuyên đề “Xây dựng cơ sở dữ liệu mực
nước lũ vùng ngập lụt ĐBSCL nhằm đề xuất giải pháp khoa học xây dựng hệ
thống đê bao“ của đề tài nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học
công nghệ xây dựng hệ thống đê bao bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng
ngập lũ ĐBSCL“ Tp.HCM. 2005

2. Trần Như Hối và nnk: Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài nhà nước
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng hệ thống đê
bao bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ ĐBSCL“ Tp.HCM. 12/2005
3. Trần Như Hối và nnk: Đê bao vùng ngập lũ ĐBSCL. NXB. Nông nghiệp. 2005
__________________________
Người phản biện: GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên
Trang
11

×