Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NGHIÊN CỨU HỒ CHỨA THEO QUAN ĐIỂM SINH THÁI, CÁCH TIẾP CẬN BỀN VỮNG TRONG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CHỨA NƯỚC Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.13 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU HỒ CHỨA THEO QUAN ĐIỂM SINH THÁI,
CÁCH TIẾP CẬN BỀN VỮNG TRONG XÂY DỰNG CÁC
CÔNG TRÌNH CHỨA NƯỚC Ở VIỆT NAM
STUDY AND DEVELOPMENT OF THE ECOLOGICAL LAKES,
THE WAY OF SUSTAINABLE APPROACH FOR BUILDING
THE WATER STORAGE WORKS IN VIET NAM
GS.TS. Lê Sâm
ThS. Nguyễn Văn Lân
ThS. Nguyễn Đình Vượng
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu các hồ chứa phục vụ cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, phát điện, cắt
lũ và nuôi trồng thủy sản mà ngành thủy lợi đã làm trước đây cũng đã góp
phần bảo vệ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên việc nghiên cứu
một cách bài bản có cơ sở khoa học xây dựng hồ chứa theo tiêu chí/quan
điểm sinh thái phục vụ đa mục tiêu như cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và
môi trường thì chưa được quan tâm đúng mức. Ở đây đối tượng nghiên cứu
chính là các dạng hồ chứa với các mục tiêu nhiệm vụ do con người đặt ra
như cấp nước, phát điện, nuôi thủy sản, cải tạo cảnh quan môi trường, du
lịch và các hệ sinh thái tự nhiên đó là các khu rừng cây, đồng cỏ, thảm thực
vật, ao hồ, đất ngập nước cùng các loài muông thú trên cạn, dưới nước
được hình thành và phát triển từ hồ sinh thái. Các tác giả nêu lên việc nghiên
cứu hồ chứa theo quan điểm sinh thái, cách tiếp cận bền vững trong xây
dựng các công trình chứa nước ở Việt Nam, bài viết này sẽ làm sáng tỏ thêm
những vấn đề trên.
Từ khóa : Hồ sinh thái, tài nguyên nước, đa dạng sinh học, môi trường, phát
triển bền vững
ABSTRACT
Study results of the water resources field on reservoirs for water supply,
irrigation, hydro-power, flood control and aquaculture have been protected
and developped the natural ecology. However, these studies have not yet been


paid more attention to the multi-purposes, bio-diversity and environmental
protection. The paper will clear up the main subjects of the ecological lakes
which should be well carried out during the processes of reservoirs building in
order to obtain the sustainable approach and muiltipurposes development.
Key words: Ecological lakes, water resources, bio-diversity, environment,
sustainable development.
I. MỞ ĐẦU
Nói đến hồ chứa nước (hồ thủy lợi nói chung) thì Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả
đáng kể trong việc xây dựng hàng loạt hệ thống hồ phục vụ tưới, cấp nước
sinh hoạt, phát điện, giao thông vận tải thủy, du lịch, nuôi trồng thủy sản v.v
Trong số đó phải nhắc tới nhiều công trình lớn với những lợi ích tổng hợp như hồ Hòa
Bình, Thác Bà, Yali, Dầu Tiếng, Trị An, Thạch Nham, Sông Hinh v.v… ngoài mục tiêu
chủ yếu là cấp nước tưới, phát điện, các hồ chứa này cũng đã tạo nên những rừng cây
xanh tốt quanh hồ, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim thú, tạo nên một bức tranh phong
cảnh đẹp với môi trường khí hậu trong lành đã làm cân bằng lại hệ sinh thái vốn đang bị
tác động chưa hợp lý của con người. Như vậy có thể nói đặc trưng sinh thái của hệ thống
các hồ chứa đã xây dựng (hồ nhân tạo) ở nước ta là mang tính tự nhiên, chẳng hạn hồ
chứa được xây dựng sẽ nâng cao mực thủy cấp, độ ẩm đảm bảo ổn định đã thúc đẩy hệ
sinh vật phát triển, thu hút động thực vật đến sinh sống (do đó mà người ta nhất trí rằng
sinh thái - một đặc trưng tự nhiên của hồ chứa nước, hồ chứa không ô nhiễm). Trong quá
trình nghiên cứu xây dựng các hồ chứa nước trước đây, ít khi chúng ta sử dụng thuật ngữ
hồ sinh thái mà chỉ nói hồ chứa chung chung và cho rằng sinh thái là đặc trưng tất yếu
của hồ chứa nước.
Thời gian quan xuất phát từ những yêu cầu của cuộc sống, của sự nghiệp xây
dựng đất nước, đưa nhanh dân tộc thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, trong một chừng
mực nào đó, chúng ta chưa quan tâm đúng mức vấn đề môi trường, vấn đề bảo tồn hệ
sinh thái trên các vùng lãnh thổ. Vì vậy các nghiên cứu về sinh thái học, môi trường chưa
được chú ý đầu tư, khái niệm xây dựng hồ sinh thái thực tế chưa được đề cập. Các vấn đề
liên quan đến nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội đã được nghiên cứu chuyên
sâu nhưng nghiên cứu về nguồn nước nhằm bảo tồn, đa dạng sinh học và bảo vệ môi

trường thì còn hạn chế v.v… Do khái niệm sinh thái bền vững, sinh thái ổn định mới
được đưa vào những năm gần đây nên chưa gắn thuật ngữ “sinh thái” với hồ chứa nước.
Chính vì vậy cụm từ hồ sinh thái là một khái niệm mới, rộng hơn. Hồ chứa nước thông
thường có thể không có khu rừng cây, khu đất ướt (wetland), không có nơi cư trú của các
loài động vật hoang dã v.v… nhưng hồ sinh thái thì cần phải có đầy đủ các đặc trưng nêu
trên, đó là vấn đề cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường để tạo nên một quần
thể sinh học đa dạng gắn kết với môi trường đất, nước và không khí trong lành, bền vững.
Trong các bài viết trước [2],[3],[4] chúng tôi đã đề cập sự cần thiết phải nghiên cứu xây
dựng hệ thống hồ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, bài viết này sẽ
tiếp cận nghiên cứu hồ theo quan điểm sinh thái, một vấn đề cấp thiết đặt ra trong quá
trình xây dựng hồ chứa ở nước ta.
II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
II.1.1. Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp
Đối tượng nghiên cứu ở đây là hồ sinh thái nằm trên một vùng lãnh thổ rộng lớn
nên sự thay đổi về không gian, điều kiện địa hình, địa chất, những biến đổi về thời tiết khí
hậu, khí tượng – thủy văn rất phức tạp. Đặc biệt có nơi sự phân bố dòng chảy không đều
giữa 2 mùa mưa và khô, sự can thiệp tác động quá giới hạn của con người. Nhu cầu dùng
nước để phát triển kinh tế xã hội ngày càng lớn, nguy cơ ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước ngày
một gia tăng, môi trường sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng v.v… Tất cả những yếu tố
đó tác động rất lớn đến hồ sinh thái, do đó đòi hỏi phải tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn
diện và tổng hợp trên vùng lãnh thổ mới giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
II.1.2. Tiếp cận kế thừa tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một cách chọn lọc
Hệ thống hồ chứa/hồ sinh thái trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tuy
còn nhiều tồn tại, khiếm khuyết cần được khắc phục, nhưng nó chiếm một vị thế rất quan
trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đó là sản phẩm vô cùng quý giá, là kết quả của bao thế hệ đã dày công nghiên cứu, đầu tư
về sức lực, trí tuệ và vật chất rất đáng trân trọng. Do đó trong cách tiếp cận này sẽ :
- Tổng hợp lý thuyết và thực tiễn để xác định phương pháp luận về cơ sở khoa
học xây dựng hồ sinh thái ở Việt Nam.

- Tổng quan giữa phát triển và suy thoái, tích cực và tiêu cực trong quá trình đầu
tư phát triển hệ thống hồ sinh thái.
- Đề xuất giải pháp xây dựng hồ sinh thái có cơ sở, hợp lý và tính khả thi cao.
II.1.3. Tiếp cận phương pháp quản lý tài nguyên nước, đa dạng sinh học và bảo vệ
môi trường
Đây là cách tiếp cận nhằm phòng tránh và giảm thiểu hiểm họa thiên tai phù hợp
với tiềm lực kinh tế của đất nước còn nhiều hạn chế, khả năng đầu tư chưa cao, thiếu cơ
sở vật chất và những đặc thù về văn hóa xã hội, tập quán trên các vùng miền trong cả
nước. Và đặc biệt bảo vệ tính đa dạng sinh học và môi trường của vùng lãnh thổ vốn giàu
tiềm năng này.
II.1.4. Tiếp cận đa mục tiêu
Hồ sinh thái được nghiên cứu xây dựng sẽ phục vụ cấp nước, tưới tiêu, phát điện,
cắt lũ, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nâng cao mực nước ngầm trong lòng đất, cải
tạo khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường.
II.1.5. Tiếp cận nguyên lý phát triển bền vững
Nghiên cứu hồ chứa theo quan điểm sinh thái nhằm khai thác tổng hợp tài nguyên
nước, quản lý các hệ sinh thái, bảo tồn tính phục hồi, đa dạng sinh học là vấn đề rất cần
thiết để phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Do đó xuyên suốt trong các giải pháp đề xuất
phương án xây dựng có hiệu quả hồ sinh thái, cách tiếp cận này sẽ :
- Tiếp cận mang tính kinh tế – xã hội, đề cập đến nguyên tắc đền bù do tổn hại
tài nguyên môi trường, phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế việc sử
dụng tài nguyên nước và tối ưu hoá việc dùng nước để tái tạo.
- Tiếp cận kinh tế :
(Tài sản vốn) = (Tài sản tạo nên) + (Tài sản tự nhiên) + (Chất lượng môi trường).
- Tiếp cận sinh thái : Quản lý các hệ sinh thái, đảm bảo tính phục hồi, đa dạng
sinh học để phát triển bền vững.
II.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến về xây dựng hồ chứa
hiện có trên thế giới và trong nước;
- Phương pháp khảo sát thực địa, tổng kết thực tiễn và đánh giá nhu cầu phát triển

hồ trên các vùng sinh thái ở Việt Nam;
- Phương pháp chuyên gia và điều tra có sự tham gia của cộng đồng;
- Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá tính sinh thái của các dạng hồ đã có,
cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo;
- Phương pháp thiết lập hệ thống quan trắc và theo dõi diễn biến môi trường;
- Phương pháp phân tích tương tự so sánh hệ sinh thái trên các vùng miền khác nhau;
- Phương pháp mô hình toán tính thủy văn, thủy lực, cân bằng nước và mô phỏng
lưu vực, quản lý tài nguyên nước mặt theo dạng liên hồ chứa;
- Phương pháp thực nghiệm (thiết kế thực nghiệm mô hình, xây dựng thử nghiệm,
xây dựng mẫu hồ sinh thái ).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
III.1. Khái niệm và định nghĩa hồ sinh thái
Hồ sinh thái (Ecological lake) là hồ chứa nước mang đầy đủ đặc trưng, tính chất
và tiêu chuẩn của một hồ vừa đủ sạch nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh
thái tự nhiên và sinh thái cảnh quan, mang đến các lợi ích to lớn cho cuộc sống con người
như cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn là
nơi nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, cải tạo tiểu khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và môi
trường trong lưu vực hồ.
Trên đây mới là một khái niệm chung nhất để đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học và
thực tiễn xây dựng hồ sinh thái ở Việt Nam. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, nước ta có rất
nhiều hồ chứa và nhiều vùng đất có thể phát triển thành hồ sinh thái. Để hình thành một hồ
sinh thái cần có những tiêu chí và chỉ tiêu tùy theo mục đích và yêu cầu khai thác sử dụng.
Tuy nhiên như trên đã trình bày, do khái niệm hồ sinh thái còn khá mới mẻ, các nghiên cứu
về lĩnh vực này ở nước ta chưa nhiều, ngoài một số đề tài liên quan đến bảo vệ nguồn
nước, đến hệ sinh thái, thảm phủ thực vật, thiên tai hạn hán v.v… thì có thể thấy rằng đối
tượng mà chúng tôi tiếp cận nghiên cứu ở đây là các hồ cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học
và môi trường có kết hợp với hệ sinh thái thiên nhiên, hay nói rõ hơn đó là “Hồ chứa với
các loại hồ sinh thái tự nhiên và hồ sinh thái nhân tạo”.
III.2. Thống kê hệ thống hồ chứa có tính sinh thái cao ở Việt Nam
Hệ thống hồ tự nhiên và hồ nhân tạo ở nước ta khá phong phú. Theo điều tra

nghiên cứu của Trường Đại học Thủy lợi (2005) [5] và Viện Khoa học Thủy lợi miền
Nam (2005) hiện có khoảng 20 hồ tự nhiên và 16 hồ chứa nhân tạo mang tính sinh thái
cao cần được bảo vệ (xem Bảng 1, 2). Môi trường xung quanh hồ chủ yếu là các hệ sinh
thái và vùng đất ướt mà ngày nay đang là đối tượng cần được nghiên cứu và sử dụng hợp
lý.
Bảng 1 : Các hồ chứa tự nhiên mang tính sinh thái cao ở Việt Nam
ST
T
Tên hồ Tỉnh
Diện
tích (ha)
Ñòa ñieåm
Đặc điểm
1 Hồ Ba Bể Cao Bằng 450 24
o
45'N,105
o
37'E
Hồ nước ngọt rộng trên núi miền
Bắc Việt Nam.
2 Hồ Chu Vĩnh Phú 300 21
o
36'N,104
o
54'E
Hồ tự nhiên có thực vật nước ngọt
và chim nước.
3
Hồ Chính
Công

Vĩnh Phú 400 21
o
31’N,105
o
05’E
Hồ tự nhiên có cá, chim nước và
thực vật nước ngọt.
4 Hồ Tam Đảo Vĩnh Phú 2 22
o
25’N,105
o
35’E
Hồ ao tự nhiên nhỏ có loài sa giông
đặc hữu.
5 Đầm Vạc Vĩnh Phú 250 22
o
25’N,105
o
35’E Thực vật đầm lầy
6 Hồ Suối Hai Hà Tây 700 21
o
10’N,105
o
25’E
Hồ tự nhiên chứa nước ngọt, có
đầm sen.
7
Hồ Đồng Mô
(Ao Vua)
Hà Tây 700 21

o
03’N,105
o
50’E
Hồ tự nhiên chứa nước và chim
8 Hồ Tây Hà Nội 413 21
o
03’N,105
o
50’E
Hồ nước ngọt tự nhiên có cá và
chim nước cư trú.
9 Đầm Hoa Lư Ninh Bình 1000 20
o
18’N,105
o
55’E Hệ thực vật trên diện tích đá vôi
10
Đầm Bai
Thuang
Thanh
Hóa
200 19
o
59’N,105
o
28’E
Hệ thực vật đầm nước ngọt.
11 Hồ Yên Mỹ
Thanh

Hóa
300 19
o
30’N,105
o
41’E
Hồ tự nhiên nước ngọt có cá và
chim.
12
Phá Tam
Giang
Huế 8000 16
o
35’N,107
o
30’E
Phá eo biển có cá và chim di trú
13
Đầm Cầu
Hai
Huế 12000 16
o
20’N,107
o
50’E
Đầm lớn nhất ven biển có cá và
chim di trú.
14 Biển Hồ Gia Lai 600 14
o
03’N,108

o
01’E Hồ núi nửa, có 3 loài cá đặc hữu.
15 Đầm Ô Loan Phú Yên 1500 13
o
37’N,109
o
17’E
Đầm nước ngọt nhỏ có chim nước
di trú
16 Tây Sơn Phú Yên 80 13
o
03’N,108
o
41’E Bầu nước có cá sấu và chim nước
17
Hồ Buôn Mê
Thuột
Đắc Lắc 100 12
o
40’N,108
o
01’E
Hồ nhỏ có rừng thứ sinh và chim
nước
18 Hồ Nam Ka Đắc Lắc 1000 12
o
20’N,107
o
58’E
Hồ và đầm nước ngọt có hệ động

thực vật quý hiếm
19
Đầm Biển
Lạc
Bình
Thuận
2000 11
o
10'N,107
o
40'E
Hồ và rừng đầm lầy theo mùa
20 Cát Tiên Đồng Nai 2500 11
o
30'N,108
o
20'E
Đầm nước ngọt và nhiều hồ nhỏ có
chim nước.
Nguồn : Tổng hợp từ Trường ĐH Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2005
Bảng 2 : Các hồ chứa nhân tạo mang tính sinh thái cao ở Việt Nam
ST
T
Tên hồ Tỉnh
Diện
tích
(ha)
Địa điểm Đặc điểm
1 Hồ Cẩm Sơn Hà Bắc 2630 21
o

32'N,106
o
34'E
Hồ nước ngọt có loài cá địa
phương và một số chim mùa đông.
2 Hồ Núi Cốc
Thái
Nguyên
2580 21
o
35'N,105
o
42'E
Hồ chứa nước ngọt có 10 loài cá và
chim mùa đông.
3 Hồ Thác Bà Yên Bái 23400
21
o
42'-22
o
05'N,
104
o
45'-105
o
03'E
Hồ chứa nước ngọt và chim nước
mùa đông.
4
Hồ Hòa

Bình
Hòa Bình 72800
20
o
48'-21
o
45'N,
104
o
05'-105
o
15'E
Đập thủy điện, hồ rộng và sâu ở
thung lũng, có cá nước ngọt
5 Hồ Yên Lập
Quảng
Ninh
600 21
o
05’N,106
o
50’E Hồ chứa nước lợ
6 Hồ Cát Bà Hải Phòng 2 20
o
45’N,107
o
00’E Hồ nhỏ và hệ động thực vật
7
Hồ Sông Mã
(Bến En)

Thanh Hóa 700 19
o
42’N,105
o
33’E
Mở rộng hồ thành hồ chứa nước
ngọt
8 Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh 2500 18
o
13’N,105
o
55’E
Hồ nước ngọt chứa nước có cá và
chim nước (Vịt cánh trắng).
9 Hồ Phú Quảng 50 15
o
26’N,108
o
30’E Hồ chứa nước, có loài chim nước.
Ninh Nam
10 Hồ Yali Kon Tum 1000 13
o
59’N,107
o
35’E Hồ chứa nước trên cao nguyên.
11 Hồ Núi Một Bình Định 1500 14
o
45’N,109
o
59’E Hồ chứa nước nhỏ

12 Hồ Lạc Đắc Lắc 500 12
o
25’N,108
o
11’E Hồ có cảnh đẹp, chim, cá và cá sấu
13 Hồ Đan Kia Lâm Đồng 200 12
o
00’N,107
o
22'E
Hồ nước ngọt có cảnh đẹp trong
rừng thông.
14
Hồ Đơn
Dương
Lâm Đồng 1000 11
o
50'N,108
o
35'E
Hồ nước ngọt có cảnh đẹp trong
rừng thông.
15 Hồ Trị An Đồng Nai 10000 11
o
10'N,107
o
10'E
Hồ đập thủy điện rộng có một số
loài chim nước.
16

Hồ Dầu
Tiếng
Tây Ninh 5000
11
o
15-11
o
32'N,
106
o
10'-106
o
30'E
Hồ chứa nước lớn làm nhiệm vụ
tưới, cấp nước sinh hoạt và đẩy mặn.
Nguồn : Tổng hợp từ Trường ĐH Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2005
III.3. Các tiêu chí cơ bản của hồ sinh thái
- Hồ sạch (hồ không bị ô nhiễm, không bị phú dưỡng hóa): có hệ thống kiểm soát
môi trường, chất lượng nước.
- Có vành đai hệ thống cây xanh và thảm phủ thực vật.
- Cơ sở hạ tầng : khu nhà nghỉ dưỡng, đường giao thông quanh hồ hoàn chỉnh
đồng bộ gắn kết cộng đồng.
- Đa mục tiêu : cấp nước, phát điện, nuôi thủy sản, du lịch sinh thái, bảo tồn đa
dạng sinh học, cải tạo môi trường, tiểu khí hậu.
- Phù hợp với hiện tại, không mâu thuẫn với tương lai về hiệu quả kinh tế - xã hội
- môi trường.
- Phát triển bền vững, vv
III.4. Vai trò và lợi ích của hồ sinh thái đối với tự nhiên và xã hội.
a. Vai trò điều tiết, bảo vệ nguồn nước
- Dự trữ và cung cấp nước ngọt cho các mục đích khác nhau.

- Vận chuyển nước trong môi trường tự nhiên: sự trao đổi nước hồ với các dòng
chảy bên ngoài góp phần làm chất lượng nước trong vùng tốt hơn, nâng cao mực nước
ngầm trong lòng đất.
- Có vai trò cắt lũ và điều tiết mực nước lũ trong vùng (hồ điều tiết mùa, điều tiết
năm).
- Điều chỉnh dòng chảy giữa 2 mùa mưa và khô (trữ nước mùa mưa để tri dùng
cho mùa khô).
- Tác dụng điều tiết nước hồ xả đẩy mặn (đối với các hồ vùng ven biển), ém phèn
(đối với các hồ vùng chua phèn).
b. Vai trò của hồ về phát triển kinh tế- xã hội
- Tạo ra nguồn sản phẩm tự nhiên trong khu vực : các loài động thực vật sống
trong hồ và xung quanh lưu vực hồ.
- Phát triển, xây dựng nhà máy thủy điện, sản xuất ra điện năng.
- Hồ sinh thái có thể kết hợp nuôi trồng thủy sản, dùng để cắt lũ, giảm ngập lũ
cho một vùng nào đó.
- Cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cải tạo đồng ruộng, tái tạo một vùng lãnh thổ.
- Hồ sinh thái gắn với các chương trình quốc gia: Chương trình nước sạch và vệ
sinh mơi trường, chương trình đa dạng sinh học, bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam,
chương trình dân sinh vùng lũ ở ĐBSCL (hồ sinh thái được hình thành từ việc lấy đất tơn
nền các cụm tuyến dân cư vượt lũ,[2],[3], xem Hình 1)…vv.
GHI CHÚ :
Hồ sinh thái
Khu nhà ở
Khu CT công cộng
Đường giao thông
Kênh, rạch
K
e
â
n

h

7
9
K
e
â
n
h

T

7
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
**
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
**
*
*
*
*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
0 20 50m100 20 50m10
*
*
*
*
*
*
*
*
K
h
u


N
h
a
ø
t
r
e
û
t
r
ư
ơ
ø
n
g

c
a
áp

1
H
o
à

s
i
n
h


t
h
a
ù
i
(
D
i
e
ä
n

t
í
c
h
:

1
5
.
0
0
0
m
2
)
K
h

u

C
h
ơ
ï
K
h
u

T
r
ư
ơ
ø
n
g

c
a
á
p

2
ï
N
K
h
u


n
h
a
ø
ơ
û
K
h
u

n
h
a
ø

ơ
û
Hình 1 : Mơ hình hồ sinh thái trong khu quy hoạch dân cư vượt lũ ĐBSCL
(xã Hưng Điền B – huyện Tân Hưng – tỉnh Long An)
c. Vai trò của hồ về mơi trường sinh thái
- Có vai trò điều hòa tiểu khí hậu trong vùng.
- Tạo cảnh quan mơi trường sinh thái, khu vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng.
- Có ý nghĩa về bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên : tạo vùng đệm và là nơi có giá trị
cho các chu kỳ sống của một số lồi cây và động vật hoang dã.
- Là nơi tạo điều kiện cho sự hiện diện các lồi chim thú q hiếm, là nơi ở quần
thể, các hệ sinh thái cảnh quan và các loại đất ngập nước.
- Góp phần hình thành ngân hàng gen: hồ và xung quanh hồ là nơi sống của nhiều
lồi động thực vật đặc hữu của vùng. Bảo tồn thiên nhiên, động thực vật hoang dã.
- Đại diện cho đất ngập nước của vùng hồ.
d. Vai trò về khoa học - giáo dục

- Là nơi học tập và nghiên cứu khoa học về tài ngun nước, thủy văn, thổ
nhưỡng, sinh thái học và mơi trường…vv.
- Là địa điểm được xếp loại về lịch sử, văn hóa, khu bảo tồn đa dạng sinh học,
tham quan du lịch.
- Là nơi giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Có ý nghĩa về văn hóa xã hội:
• Ý nghĩa về tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống.
• Là vùng hoang dã hoặc khu dự trữ sinh quyển được bảo tồn.
• Có tầm quan trọng về lịch sử văn hóa, sinh thái nhân văn.
Tóm lại việc xây dựng hồ sinh thái mang lại nhiều lợi ích to lớn và cũng gây ra
những nhược điểm như xây dựng hồ có thể làm ngập nhiều đất đai, làng mạc, thậm trí cả
các khu di tích lịch sử, văn hóa. Xây dựng hồ có thể gây ngập úng hoặc cạn kiệt dòng
chảy môi trường ở khu vực hạ lưu, làm xuất hiện những ký sinh trùng gây bệnh dịch, làm
thiếu hoặc mất nguồn nước ở vùng khác hoặc xáo trộn cuộc sống của dân cư lưu vực hồ.
Đặc biệt hồ chứa có thể bị sự cố rất nguy hiểm khi đập đất tạo hồ, vì một lý do kỹ thuật
nào đó đập bị vỡ, tổn thất không lường được. Với những lợi ích và nhược điểm như vậy
và bản chất chung của hồ sinh thái chính là sự đa dạng, đa mục tiêu của nó nên việc quyết
định xây dựng hồ theo quan điểm sinh thái là một công việc quan trọng, phải dựa trên cơ
sở tính toán và thẩm định khoa học từ mục tiêu nhiệm vụ cũng như vị trí quy mô đầu tư,
từ điều kiện tự nhiên đến kinh tế xã hội và môi trường.
IV. KẾT LUẬN
Việt Nam đã có rất nhiều hồ sinh thái thể tự nhiên và nhân tạo trải dài từ Bắc
xuống Nam, ngoài ra một số vùng đất có khả năng phát triển thành hồ sinh thái nhân tạo.
Hiện nay, các hồ đã và đang có xu hướng suy thoái và ô nhiễm, phú dưỡng hóa trầm
trọng do tác động của con người. Bên cạnh đó, còn một số vùng đất có khả năng phát
triển thành hồ sinh thái nhưng lại bị bỏ hoang. Vấn đề hiện nay là phải cải tạo những hồ
đã bị ô nhiễm, đồng thời xây dựng thêm những hồ mới. Tùy từng vùng mà ta có biện
pháp cải tạo cũng như xác định vị trí xây dựng hồ mới cho phù hợp. Phát triển hồ sinh
thái theo hướng phát triển bền vững vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại nhiều lợi ích
kinh tế xã hội cho vùng.

Hệ thống hồ chứa được xây dựng ở nước ta đã mang lại hiệu quả rất to lớn về
kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, tuy nhiên chưa đạt được đầy đủ các tiêu chí về hồ
sinh thái, các hồ chứa đã xây dựng còn nhiều khiếm khuyết, thiếu những giá trị to lớn của
hồ về môi trường sinh thái dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao. Do việc sử dụng nước ngày
một gia tăng của các quốc gia thượng nguồn trong lưu vực, sự mất cân bằng nước giữa 2
mùa mưa và khô dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng tài nguyên nước về lượng và chất về
mùa khô. Một trong những giải pháp đóng vai trò chủ đạo để tạo nguồn nước ngọt, điều
phối lượng nước từ mùa lũ sang mùa kiệt là phát triển hệ thống hồ sinh thái trên các vùng
lãnh thổ.
Mặt khác cần thiết lập một số dự án điển hình về hồ sinh thái từ đó rút ra những
thông số về kỹ thuật, kinh tế – môi trường để áp dụng trên các vùng sinh thái ở Việt Nam.
Nâng cấp và hoàn thiện các hồ chứa đã có và các dự án hồ chứa xây dựng mới theo tiêu
chí hồ sinh thái nhằm khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước hiệu quả và bền
vững. Nên đổi tên cụm từ HỒ CHỨA = HỒ SINH THÁI khi đầu tư phát triển xây dựng
các hồ chứa mới trên phạm vi cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vụ KHKT – Bộ Thủy lợi cũ (1976). Hồ chứa vùng đồi.
[2]. Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vượng (2003). Vấn đề xây dựng hồ sinh
thái ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập kết quả KH&CN Viện
Khoa học Thủy lợi Miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[3]. Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vượng (2006). Cơ sở khoa học xây dựng
hồ sinh thái vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập kết quả KH&CN Viện
Khoa học Thủy lợi Miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[4]. Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vượng (2006). Nghiên cứu xây dựng hệ
thống hồ sinh thái - cơ sở phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
miền Trung. Tuyển tập kết quả KH&CN Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam. Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
[5]. Lưu Văn Lâm (2005). Tận dụng khả năng trữ nước của hồ tự nhiên để phục vụ chống
hạn, Tạp chí KHKT Thủy lợi & Môi trường - Trường Đại học Thủy lợi, 12/2005.
Người phản biện: GS. Nguyễn Sinh Huy

×