Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đối chiếu tế bào, lâm sàng, mô bệnh học tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.28 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


NGUYỄN THU HƯƠNG
Chuyên ngành : Giải phẫu bệnh
Mã số : 62.72.01.05
TỐM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2009
B
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
Công trình này được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Vượng
GS.TS. Nguyễn Đức Vy
Ph
ản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phúc Cương
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh
Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Thu Thoa
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp
tại Trường Đại học Y Hà Nội
Vào hồi 09 giờ 0 ngày 29 tháng 12 năm 2009
Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
- Thư viện Thông tin Y học Trung ương
DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguy
ễn Thu Hương, Nguyễn Vượng, Nguyễn Đức Vy [2007], “Một
số đặc điểm hình thái tế bào của “tế bào tuyến không điển hình ý nghĩa
chưa xác định”(AGUS) trong phát hiện tổn thương tiền UT CTC


”, Tạp
chí Y học Lâm sàng Bệnh viện Bạch mai 2007, số 12 , tr.28-32.
2. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Vượng, Nguyễn Đức Vy [2006], “Một
số đặc điểm hình thái tế bào của “tế bào vẩy không điển hình ý nghĩa
chưa xác định”(ASCUS) trong phát hiện tổn thương tiền UT CTC
”,
Tạp chí Y học Lâm sàng Bệnh viện Bạch mai 2006, số 2, tr.28-32.
3. Nguyễn Thu Hương và CS.[2000], “Nghiên cứu phiến đồ âm đạo - cổ
tử cung của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và
Tr
ẻ sơ sinh”, Tạp chí Thông tin Y dược, Hội thảo phòng chống UT-
Hà n
ội 2000, tr. 214 – 217.

1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGUS: Tế bào tuyến không điển hình ý nghĩa chưa xác định
AGC-AIS: Tế bào tuyến không điển hình liên quan tân sản ác tính;
ASCUS: Tế bào vảy không điển hình ý nghĩa chưa xác định;
CIN: Tân sản nội biểu mô CTC;
HSIL: T
ổn thương nội biểu mô vẩy mức độ cao;
LSIL: T
ổn thương nội biểu mô vẩy mức độ thấp;
TBS: H
ệ Bethesda ;
TTTUT: T
ổn thương tiền ung thư;
TTNNCTC: T
ổn thương nghi ngờ cổ tử cung;

UTBMTB v
ảy: Ung thư biểu mô tế bào vảy;
UTBM tuy
ến: Ung thư biểu mô tuyến;
UTCTC: U
ng thư cổ tử cung
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên phạm vi toàn cầu, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong
những ung thư sinh dục nữ hay gặp nhất. Ở Việt nam, UTCTC cũng là một
trong những ung thư gây tử vong hàng đầu. Thống kê của Bệnh viện K Hà
N
ội cho thấy tỷ lệ UTCTC có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
UTCTC là một loại ung thư có thời gian tiền lâm sàng không có triệu
chứng lâu dài từ 5-25 năm. Tổn thương tiền UTCTC là CIN I, II, III hay LSIL,
HSIL, và UTCTC
thường tăng cao ở phụ nữ đã sẵn có tổn thương cổ tử cung
Hi
ện nay, soi cổ tử cung (soi CTC) đã trở thành phương pháp để sàng
l
ọc phát hiện tổn thương tiền ung thư (TTTUT) và UTCTC. Kết hợp soi
CTC với tế bào bệnh học và mô bệnh học sẽ đạt hiệu quả phát hiện và
ch
ẩn đoán UTCTC chính xác hầu như 100% .
Nghiên c
ứu về chẩn đoán tế bào bệnh học có hệ thống những TTTUT
và UTCTC t
ại bệnh viện theo phân loại Bethesda có đối chiếu với chẩn
đoán lâm sàng và mô bệnh học
vẫn còn là vấn đề mới và là một yêu cầu
bức xúc để góp phần sàng lọc và chẩn đoán sớm căn bệnh này.

M
ục tiêu của đề tài này là:
1. Mô tả các đặc điểm hình thái và tỷ lệ các tổn thương tiền ung thư
và ung thư cổ tử cung xâm nhập.
2. X
ác định giá trị của chẩn đoán tế bào học, lâm sàng các tổn thương
tiền ung thư và ung thư cổ tử cung qua đối chiếu với mô bệnh học.
2
Những đóng góp mới của luận án:
- Áp dụng Hệ Bethesda 2001 để chẩn đoán tế bào bệnh học, phát hiện
các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại bệnh viện. Mô tả đặc
đ
iểm hình thái tế bào loại ASCUS, AGUS, LSIL, HSIL, UTBMTB vảy và
UTBM tuy
ến có đối chiếu với Lâm sàng và Mô bệnh học. Mô tả sự phối
hợp giữa các tổn thương như ASCUS với AGUS, AGUS với HSIL để
nhằm tìm kiếm tế bào tuyến liên quan tân sản ác tính.
- Báo cáo v
ề một số đặc điểm tế bào, lâm sàng và mô bệnh học của 7 phụ
nữ mang thai bị tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, giúp công tác
phòng ch
ống ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đang tuổi sinh đẻ một cách thiết
thực. Đây là điểm mới mà luận án đạt được.
Cấu trúc luận án: bao gồm 127 trang với 38 bảng, 64 ảnh, 1 sơ đồ, 2 biểu
đồ minh họa kết quả nghi
ên cứu. Có 153 tài liệu tham khảo gồm 43 tài liệu
tiếng Việt, 2 tiếng Pháp, 108 tài liệu tiếng Anh. Ngoài phần Mở đầu có 2 trang,
kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang, luận án gồm 4 chương: chương 1-Tổng
quan: 31 trang, chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 9 trang,
chương 3-Kết quả nghiên cứu: 46 trang và chương 4- Bàn luận: 36 trang.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học của tổn thương tiền UT và UTCTC
1.1.1. Tình hình m
ắc UTCTC trên thế giới: Theo tổ chức Y tế thế
giới (WHO), mỗi năm, số người mắc mới UTCTC là 500000 người và có
kho
ảng 300 000 người chết vì căn bệnh này, 80% tỷ lệ mắc cao ở các nước
đang phát triển trong đó có Việt nam
1.1.2. Tình hình mắc TTTUT và UTCTC ở Việt Nam:
Theo nghiên cứu của Bệnh viện K Hà Nội, tỷ lệ UTCTC có sự khác
biệt giữa miền Bắc và miền Nam,. có xu hướng tăng lên trong những năm
gần đây ở Hà Nội. Một số công trình nghiên cứu sàng lọc trong cộng đồng
cho thấy: tỷ lệ TTTUT ở Miền Bắc trung bình là 3,51%. Miền Nam có tỷ
lệ CIN I là 1,7%, CIN độ cao là 11,75% và tỷ lệ UTCTC chuẩn theo tuổi
là 26,8/100 000 người dân. Tỷ lệ CIN và UTCTC tăng dần theo tuổi, cao
nhất ở nhóm 40-51 tuổi.
1.2. Một số nguyên nhân gây tổn thương tiền ung thư và UT CTC
1.2.1 Tác nhân sinh TTTUT và UTCTC
Tổ chức Y tế thế giới công nhận các typ HPV nguy cơ cao như
5,8,16,18,26,31,33,35,39,45,51,52,53,54,56, 58, 59,61,66, 67,68,73,82 có
3
khả năng gây các TTTUT, và UTCTC, làm sáng tỏ cơ chế sinh ung thư bởi
các gen E6, E7 của HPV typ 16 và 18 ở mức độ phân tử
1.2.2. Yếu tố nguy cơ:
Những yếu tố kinh tế và xã hội, những yếu tố liên quan đến hành vi tình
d
ục, vai trò của nam giới, những yếu tố liên quan đến sinh đẻ, về các tổn
thương viêm CTC mạn tính
, các yếu tố dinh dưỡng và hoc môn, yếu tố di
truyền, khoảng thời gian phụ nữ làm các phương pháp sàng lọc, là những yếu

tố nguy cơ mắc TTTUT và UTCTC
1.2.3. Lich sử tự nhiên của các tổn thương tiền ung thư CTC
Theo kết quả nghiên cứu của Ostor AG.1993 nguy cơ tiến triển thành
UTCTC xâm nh
ập từ CIN I là 1-14%, CIN II là 5-7%, CIN III là từ 42,3% -
86%. T
ổn thương CIN càng nặng, tỷ lệ tiến triển đến ung thư xâm nhập càng
cao và t
ỷ lệ thoái triển càng thấp. Theo Richart RM và Baron BA., sự tiến
triển tự nhiên của các loạn sản như sau: từ CIN I chuyển thành CIS: 58 - 86
tháng; t
ừ CIN II thành CIS: 38 tháng , từ CIN III thành CIS: sau 12 tháng.
1.3. Cấu tạo giải phẫu, hình thái vùng chuyển tiếp CTC bình thường
1.3.1. Cấu tạo giải phẫu của CTC
1.3.2. Th
ay đổi sinh lý của cấu tạo CTC và vị trí vùng chuyển tiếp
1.4. Mô học và tế bào học CTC- ÂĐ
1.4.1. Cấu trúc mô học CTC
1.4.2. Tế bào CTC-ÂĐ bình thường
1.5. Những đặc điểm cơ bản TBBH tổn thương tiền UT và UTCTC
1.5.1. Hình thái TBBH c
ủa các loại tế bào bất thường
1.5.2. Giới thiệu hệ thống Bethesda năm 2001
Hệ ethesda năm 2001 trình bày một hệ thống thống nhất, và toàn diện
kết quả phiến đồ TBH phụ khoa. Chỉ rõ loại ASC-H có nguy cơ mắc tổn
thương HSIL
và hình thái tế bào không điển hình liên quan tân sản ác tính
(ASC-AIS) nhằm phát hiện sớm UTBM tuyến. Đây là những nét ưu việt
và mới so với các hệ phân loại tế bào học trước đây.
1.5.3. Những đặc điểm cơ bản của các bất thường tế bào biểu mô vảy

1.5.3.1. Tổn thương TBBH do nhiễm HPV :các tế bào rỗng, tế bào loạn sừng.
1.5.3.2.Tế bào vảy không điển hình: ASCUS
Là bất thường tế bào vảy với những thay đổi tế bào rõ rệt hơn trong
những thay đổi phản ứng nhưng cả về số lượng và chất lượng đều nằm
ngoài chẩn đoán xác định của tổn thương tế bào nội biểu mô vảy (SIL).
1.5.3.3. T
ổn thương tế bào vảy tiền ung thư (LSIL, HSIL) và UTBMTB vảy XN
4
1.5.4. Sự không điển hình và ác tính của tế bào biểu mô tuyến
1.5.4.1. Tế bào tuyến không điển hình ý nghĩa chưa xác định (AGUS)
Là những tế bào biệt hóa dạng tuyến cổ tử cung hay dạng nội mạc tử
cung (NMTC), có biểu hiện nhân bất thường quá mức những thay đổi tế bào
lành tính nhưng không đủ đặc điểm rõ ràng của UTBM tuyến xâm nhập.
1.5.4.2. Tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung không điển hình liên quan
tân s
ản ác tính (AGC-AIS)
1.5.4.3.
Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung
1.6. Một số đặc điểm lâm sàng của TTTUT và UTCTC xâm nhập
1.6.1. Tổn thương nghi ngờ cổ tử cung
1.6.1.1. Những tổn thương sừng hoá
1.6.1.2. Những tổn thương huỷ hoại
1.6.1.3. Các mạch máu bất thường
1.6.2. Phân loại hình ảnh soi CTC
1.6.2.1. Các hệ phân loại soi CTC ở Việt Nam
Phân loại các tổn thương CTC của Dương Thị Cương được Hội Phụ
Sản Việt nam công nhận, được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, đào tạo
và nghiên cứu khoa học.
1.6.2.2. Hệ phân loại soi CTC năm 2003 của Hiệp hội các nhà bệnh
học và soi CTC thế giới (IFCPCC)

1.6.3. Đặc điểm lâm sàng của UTCTC xâm nhập
1.6.3.1. Triệu chứng cơ năng
1.6.3.2. Triệu chứng thực thể
1.6.3.3. Phân loại giai đoạn lâm sàng UTCTC
Phân loại theo TNM của Hiệp hội Quốc tế chống ung thư
(UICC). Phân loại theo FIGO năm 2003
1.7. Các hệ phân loại tế bào bệnh học và mối liên quan:
Nhắc lại một số hệ phân loại trong lịch sử sàng lọc tế bào học phụ
khoa như phân loại Papanicolaou (1953), Reagan (WHO-1973), Richart
(WHO -1988), h
ệ Bethesda (1988, 1991,1994, 2001), để thấy rõ một số nét
tươ
ng ứng, nhưng không hoàn toàn. Qua đó thấy được tính đổi mới, toàn
di
ện và dễ áp dụng của hệ TBS.
1.8. Một số hệ phân loại mô bệnh học các TTTUT và UTCTC
- Phân loại Reagan (1954) với thuật ngữ loạn sản và ung thư biểu mô tại
chỗ (CIS) được Tổ chức Y tế thế giới công nhận năm 1978
5
- Phân loại của Richard (1966) đề xuất thuật ngữ tân sản nội biểu mô (CIN),
g
ộp CIS vào CIN III và được Tổ chức Y tế thế giới công nhận năm 1980.
- Phân lo
ại của một số tác giả Mỹ: Kurman J. (1990)
- Phân lo
ại của WHO (2003) mới chỉ được áp dụng tại một số cơ sở
nghiên cứu, chưa phổ biến ở Việt nam
1.9. Chẩn đoán lâm sàng đối chiếu với MBH cácTTTUT, UTCTC
1.9.1. Mô b
ệnh học của nhiễm HPV: cônđilôm: thể phẳng và thể

nhọn đỉnh và thể đảo ngược.
1.9.2. Đặc điểm lâm sàng và MBH các tân sản nội biểu mô CTC(CIN)
1.9.2.1. Tân sản nội biểu mô độ I (CIN I)
1.9.2.2. Tân s
ản nội biểu mô độ II và độ III (CINII và CIN III)
1.9.3. Định nghĩa, đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học UTBM vảy
1.9.3.1. UT bi
ểu mô vảy vi xâm nhập
1.9.3.2. Ung thư biểu mô vảy xâm nhập
1.9.4. Định nghĩa, đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học UTBM tuyến
1.9.4.1. UT biểu mô tuyến tại chỗ
1.9.4.2. UT biểu mô tuyến CTC xâm nhập
1.10.Lịch sử những nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái tế bào bệnh
học của TTTUT và UTCTC ở trên thế giới và trong nước
1.11.Tình hình nghiên cứu đối chiếu lâm sàng, tế bào với mô bệnh học
trong nước và nước ngo
ài
1.12.
Ung thư CTC và thai nghén
Trong thời kỳ có thai, tỷ lệ bị tổn thương tiền UT và UT CTC cũng xuất
hiện với các đặc điểm như ngoài thời kỳ mang thai. Ở Việt nam chưa có
nghiên cứu nào về tế bào bệnh học và soi CTC cho phụ nữ có thai, do vậy
chắc chắn có phụ nữ đã bị bỏ sót hoặc là chậm được phát hiện tổn thương
nghi ngờ và UT CTC.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghi
ên cứu
Từ tháng 8 năm 2002 đến tháng 8 năm 2008, có 361 trường hợp bệnh
nhân kết quả phiến đồ loại ASCUS, AGUS, LSIL, HSIL và ung thư được
ch

ọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong hàng chục nghìn phụ nữ đến khám
phụ khoa và xét nghiệm TBH tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
6
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn
Những phụ nữ không phân biệt lứa tuổi, có kết quả xét nghiệm phiến
đồ CTC
-ÂĐ loại ASCUS và/hoặc AGUS, LSIL, HSIL, nghi ung thư, được
soi CTC, khám lâm sàng và sinh thiết làm mô bệnh học để đối chiếu các
kết quả chẩn đoán.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn, và để hạn chế sai số do chọn
mẫu, thực tế số bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi là: n = 361 bệnh nhân
2.2.3. Quy trình nghiên cứu
- Các bệnh nhân có kết quả tế bào là ASCUS và/hoặc AGUS, LSIL,
HSIL, ho
ặc nghi ngờ ác tính, được được thu thập thông tin về tuổi, địa chỉ bản
thân và số điện thoại, một số yếu tố xã hội, tiền sử sản phụ khoa và lý do đi
khám bệnh…, được soi CTC và khám lâm sàng, có tổn thương được sinh
thi
ết, được theo dõi sau điều trị.
2.2.4. Phương tiện và các chỉ số nghiên cứu
2.2.4.1. Khám lâm sàng và soi CTC
Kết quả soi CTC được sử dụng theo bảng phân loại các tổn thương
CTC của Dương thị Cương 1972 được Hội sản phụ khoa Việt nam công
nhận, được sử dụng trong lâm sàng, đào tạo và nghiên cứu khoa học
2.2.4.2. Dụng cụ, hóa chất, phương tiện sử dụng làm phiến đồ CTC-ÂĐ

Áp dụng Hệ Bethesda năm 2001 để nhận định kết quả. Sử dụng
phương pháp kiểm tra chất lượng những phiến đồ có tế b
ào bất thường
được Thầy hướng dẫn kiểm định, xác chẩn kết quả.
2.2.4.3. Dụng cụ và hóa chất để sinh thiết CTC và hoàn thành tiêu bản MBH
Trong nghiên cứu này, phân loại mô bệnh học của WHO năm 1980
được áp dụng để nhận định kết quả chẩn đoán MBH.
2.3. Đối chiếu kết quả TBH và sinh thiết bấm qua soi CTC
Trong công trình này, kết quả tế bào học và lâm sàng được đối chiếu
với chẩn đoán mô bệnh học vì đây là tiêu chuẩn vàng.
*Phù h
ợp: kết quả hình thái tế bào theo hệ Bethesda, phù hợp với kết
quả mô bệnh học tương ứng theo phân loại của WHO 1980.
7
*Không phù hợp khi kết quả tổn thương tế bào không đúng với mô
b
ệnh học hoặc mức độ tổn thương nhẹ hơn hoặc nặng hơn so với chẩn
đ
oán mô bệnh học. Xem xét một số nguyên nhân không phù hợp.
2.4. Theo dõi và kiểm tra sau xét nghiệm
2.5. Xử lý số liệu: Thu thập số liệu, áp dụng phương pháp thống kê Y học và sử
dụng chương trình STATA 10.0 để xử lý phân tích số liệu, kiểm định thống kê.
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài
Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý và hợp tác của đối tượng
nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu đã được thông qua hội đồng khoa học
và y đức của Trường đại học Y H
à nội, theo qui định của ngành Y tế.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ BẢN CỦA TBBH CÁC
T

ỔN THƯƠNG TIỀN UT VÀ UTCTC XÂM NHẬP
3.1.1. Phân bố các tổn thương tế bào của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu tế bào họccủa các đối tượng nghiên cứu
Kết quả Tế bào học Số lượng %
ASCUS 104 28,81
LSIL 21 5,82
HSIL 52 14,40
UT BM TB vảy 95 26,32
AGUS 31 8,59
UT BM tuyến CTC 36 9,97
UT chưa định loại 22 6,09
Tổng số 361 100%
UTBMTB vảy có 95 BN, chiếm tỷ lệ 26,32%. tế bào HSIL, có 52
b
ệnh nhân (14,4%), tổn thương LSIL ít gặp nhất có 21 trường hợp
(5,82%). Có 31 trường hợp AGUS (8,59%), 36 trường hợp là UTBM
tuy
ến (9,97%). 22 bệnh nhân (6,09%) được chẩn đoán tế bào học là UTBM
nhưng không định được loại.
3.1.2. Các tổn thương phối hợp trên phiến đồ CTC – ÂĐ
3.1.2.1. Tổn thương phối hợp với ASCUS: Trong 104 bệnh nhân có tế
bào ASCUS đều
có sự phối hợp các loại tổn thương của CTC từ viêm đến
8
các tổn thương tân sản hay ung thư. Tổn thương phối hợp của ASCUS với
AGUS chiếm tỷ lệ 7,69%.
3.1.2 2. Tổn thương phối hợp với các trường hợp AGUS
Tỷ lệ AGUS cao ở nhóm có tế bào tuyến liên quan đến tân sản ác tính
(51,61%), rất cao ở nhóm bệnh nhân có dị sản vảy và quá sản tế bào dự
trữ (83,87%). Đáng chú ý, ở nhóm có HSIL (6,45%),

3.1.3. Tế bào vảy không điển hình ý nghĩa chưa xác định (ASCUS)
Nghiên cứu sinh thấy là Tế bào vảy thành thục ở 104 bệnh nhân (tỷ lệ
100%), tế bào dị sản vảy sửa chữa không điển hình: 94 bệnh nhân (tỷ lệ
90,38%), tế bào dị sản vảy chưa thành thục“ASC – H”:19 bệnh nhân (tỷ lệ
18,27%), những phiến đồ teo (Atrophy): 2 bệnh nhân (tỷ lệ 1,92%).
3.1.4. Tổn thương LSIL:

21 trường hợp tế bào loại LSIL, 100% là tế bào loạn sừng, và tế bào rỗng
3.1.5. Tổn thương HSIL:

52 trường hợp bệnh nhân có HSIL. Chủ yếu là những tế bào vảy và dị
sản vảy giảm biệt hóa, tế bào thường riêng lẻ, ít khi thấy dạng đám hợp bào.
Hình dáng tròn ho
ặc bầu dục. HSIL của các tế bào vảy sừng hóa, có tính chất
đa h
ình thái với bào tương đậm đặc, nhuộm màu da cam hay đa màu. Nhân
tăng kích thước chiếm gần hết bào tương. Chất nhiễm sắc dạng hạt vừa đến
thô phân bố đều, một số nhân đục hay nhân đông. Ít thấy hạt nhân.
3.1.6. Ung thư biểu mô vảy:
95 trường hợp UTBMTB vảy được phân thành các týp sau:
3.1.6.1. UTBM tế bào vảy sừng hóa:
T
ế bào thường đứng riêng lẻ, xắp xếp lộn xộn, hoặc tập trung thành
đám hình dòng suối hay dạng hợp bào. Tính chất đa hình thái như hình
nòng n
ọc, hình chiếc vợt, hình con suốt… , biểu hiện rất rõ. Nhân thường
lớn có hình trứng hay hình kéo dài, khác nhau về kích thước. Có thể thấy
nhân đông đặc hay đục mờ và trong mờ, không rõ cấu trúc chất nhiễm sắc.
Nền hoại tử tế bào u và chảy máu.
3.1.6.2. UTBM tế bào vảy không sừng hóa:

Các tế bào có hình thái, kích thước rất khác nhau, như hình đa diện, hình
tròn, hay hình xoan, riêng l
ẻ hay tập trung hay thành đám dạng hợp bào.
Nhân t
ế bào kích thước và hình dạng khác nhau, hình tròn, bầu dục, hoặc
méo mó rất không đều. Chất nhiễm sắc rất thô, vón. Thấy khoảng sáng cạnh
chất nhiẽm sắc. Có thể thấy nhiều hạt nhân lớn. Nền phiến đồ gồm hoại tử tế
bào và chảy máu cũ.
9
3.1.7. Tế bào loại AGUS
Trong 31 trường hợp có kết quả phiến đồ là AGUS có 16 bệnh nhân
có Tế bào tuyến không điển hình liên quan tân sản ác tính (AGC-AIS) Trên
phi
ến đồ có các tế bào biểu hiện nhân bất thường, kích thước tăng, bằng
hoặc to hơn nhân tế bào dị sản vảy, hình dáng khác nhau nhẹ, chờm lên
nhau và xu hướng chồi ra ngoại vi của đám tế bào.Chất nhiễm sắc tăng bắt
màu với nhiều tâm sắc
3.1.8. Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung:
36 bệnh nhân có các tế bào u còn ít nhiều duy trì hình thái tế bào tuyến,
x
ếp chồng lên nhau, hình hoa hồng, hoa cúc, các giải hoặc đám hình nhú,
d
ạng ống tuyến. Thấy nhiều tế bào u hoặc nhân trần riêng lẻ. Nhân tăng kích
thước, hình tròn hoặc hình xoan, hoặc méo mó.Chất nhiễm sắc hạt thô phân
bố không đều, thấy khoảng sáng cạnh chất nhiễm sắc. Xuất hiện nhiều hạt
nhân thô. Bào tương có thể ưa kiềm hoặc ưa axit.
Nền phiến đồ là dịch có tế
bào u, tế bào viêm và hồng cầu thoái hóa
3.2. KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN MÔ BỆNH HỌC
Bảng 3.4. Kết quả chẩn đoán mô bệnh học

TT Tổn thương Số lượng Tỷ lệ %
1 Bình thường 11 3,05
2 Viêm đơn thành 34 9,42
3 Dị sản vảy điển hình 5 1,39
4 Dị sản vảy không điển hình 40 11,08
5 Cônđilôm 16 4,43
6 CIN I 20 5,54
7 CIN II 15 4,16
8 CIN III 49 13,57
9 UTBM TB vảy vi xâm nhập
UTBM TB vảy xâm nhập
4
106
30,47
10 UTBM tuyến CTC tại chỗ 2 0,55
11 UTBM tuyến CTC 59 16,34
Tổng số 361 100%
Tổn thương CIN III có tỷ lệ 13,57%. UTBMTB vảy chiếm tỷ lệ cao nhất
với 30,47%. Có 4 BN UTBMTB vảy vi xâm nhập. 59 trường hợp UTBM
tuy
ến CTC và có 2 bệnh nhân AIS chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,34% và 0,55%.
10
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TTTUT
VÀ UTCTC XÂM NH
ẬP
3.3.1. Nghiên cứu về yếu tố tuổi
3.3.1.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu với MBH Tổn thương
CIN II, III và UTCTC xâm nhập tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 40-49, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3.1.2. Nghiên cứu tuổi trung bình theo tổn thương MBH

Tu
ổi trung bình các tổn thương tiền ung thư là 40,31, của UTCTC
xâm nhập là 45,08.
3.3.2. Phân bố bệnh nhân theo lý do khám phụ khoa
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo lý do khám phụ khoa
Lý do Nhóm Số lượng Tỷ lệ %
Kiểm tra định kỳ I 66 18,28
Mổ khối u phụ khoa I 8 2,22
Điều trị thai nghén I 7 1,94
Ra máu bất thường hoặc RKRH II 68 18,84
Nhiều khí hư bẩn II 37 10,25
Giao hợp ra máu II 29 8,03
Điều trị viêm lâu khỏi II 19 5,26
Mãn kinh ra máu II 12 3,32
Không có lý do cụ thể III 115 31,86
Tổng 3 361 100,0

Có 3 nhóm b
ệnh nhân theo lý do đến khám phụ khoa:
- Nhóm I có 81 b
ệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
- Nhóm III g
ồm 115 bệnh nhân không nêu lý do cụ thể, thường nguyên
nhân d
ẫn họ đến Bệnh viện Phụ sản trung ương là để kiểm tra lại kết quả
khám Lâm sàng và/hoặc xét nghiệm tế bào học ở địa phương.
- Nhóm II gồm 165 bệnh nhân đến khám vì có những lý do liên quan
tr
ực tiếp tới bệnh lý CTC-ÂĐ
3.3.3. Phân bố theo kết quả khám lâm sàng và hình ảnh soi CTC

Trong số 361 dối tượng nghiên cứu, số người có hình ảnh soi CTC và khám
lâm sàng bình th
ường. chiếm tỷ lệ 1,94%. Tổn thương viêm và/hoặc lộ tuyến
chiếm tỷ lệ cao nhất với 24,1%. Nhóm có tổn thương sùi (chiếm 20,50%).

11
3.3.4. Phân bố tổn thương theo phân loại lâm sàng
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo 4 nhóm tổn thương về lâm sàng
Nhóm tổn thương Số lượng %
Bình thường 7 1,94
Tổn thương lành tính 120 33,24
Tổn thương nghi nghờ 101 27,98
Tổn thương UTCTC 133 36,84
Tổng 361 100%
Sự khác biệt giữa các nhóm có tổn thương và không có tổn thương (hình
ảnh lâm sàng bình thường) là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
3.3.5. Kết quả khám lâm sàng của bệnh nhân có thai
Bảng 3.10. Tuổi thai của các đối tượng nghiên cứu có thai
Tuổi thai Số bệnh nhân
≤ 12 tuẩn 2
13 - 26 2
29 - 40 3
Tổng 7

Trong 361
đối tượng nghiên cứu có 7 bệnh nhân có thai (tỷ lệ 1,94%).
3.4. NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU TẾ BÀO, LÂM SÀNG VỚI MÔ BỆNH HỌC,
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
LÂM SÀNG
3.4.1. Đối chiếu tế bào với mô bệnh học

3.4.1.1. Trên các phiến đồ có tổn thương ASCUS
Tỷ lệ bệnh nhân có CIN độ cao là 18,27%, CIN I có 4,81% .
3.4.1.2. Kết quả đối chiếu TBH với mô bệnh học các ASC-H
19 trường hợp ASCUS chưa loại trừ HSIL có 12 bệnh nhân (63,16%)
CINII, 7 b
ệnh nhân (36,84%) CIN III.
3.4.1.3.Trên các phiến đồ có AGUS
Bệnh nhân AGUS phối hợp HSIL là 2 chiếm tỷ lệ 6,45%.
Có 16 b
ệnh nhân (tỷ lệ 51,62%) tế bào AGC liên quan tân sản ác tính,
đối chiếu
mô bệnh học có 1 trường hợp AIS (3.23%), 1 bệnh nhân UTBM
tuyến NMTC (3,23%),
14 người mắc UTBM tuyến CTC(45,16%).
3.4.1.4.Đối chiếu các tổn thương LSIL và HSIL với MBH
12
Bảng 3.14. Đối chiếu các trường hợp LSIL và HSIL với chẩn đoánMBH
Tế bào học
LSIL HSIL
Mô bệnh học
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
Lành tính 0 0 2 3,85
Viêm 1 4,76 4 7,69
Di sản điển hình 0 0 0 0
Dị sản không điển hình 3 14,29 1 1,92
Cônđilôm 2 9,52 1 1,92
CIN I 14 66,67 1 1,92
CIN II, III 1 4,76 38 73,08
UTBM Vảy 0 0 4 7,69
UTBM tuyến 0 0 1 1,92

Tổng 21 100 52 100

Phù h
ợp chẩn đoán tế bào học với kết quả xác chẩn của mô bệnh học:
LSIL 66,67%, HSIL: 73,08%.
3.4.1.5. Tổn thương ung thư biểu mô vảy
Bảng 3.16. So sánh chẩn đoán TBH và MBH của UTBMTB vảy
UTBM TB VảyMô bệnh học
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Lành tính 1 1,05
Viêm 1 1,05
Di sản điển hình 0 0
Dị sản không điển hình 0 0
Cônđilôm 0 0
CIN I 0 0
CIN II, CIN III 4 4,21
UTBM Vảy 89 93,68
AIS 0 0
UTBM tuyến 0 0
Tổng số 95 100%

Ch
ẩn đoán TBH phù hợp hoàn toàn là: 93,68%, phù hợp từng phần
với MBH thể hiện trong 4 trường hợp (chiếm tỷ lệ 4,21%)
13
3.4.1.6. Tổn thương ung thư biểu mô tuyến
Bảng 3.18. Đối chiếu chẩn đoán TBH và MBH các UTBMT
Ung thư biểu mô tuyếnMô bệnh học
SL Tỷ lệ %
Lành tính 1 2,78

Lộ tuyến-Viêm 0 0
Di sản điển hình 0 0
Dị sản không điển hình 0 0
Cônđilôm 0 0
CIN I 0 0
CIN II, CIN III 0 0
UTBM Vảy 2 5,56
AIS 1 2,78
UTBM tuyến 32 88,89%
Tổng số 36 100%
Phù hợp hoàn toàn của kết quả tế bào với chẩn đoán mô bệnh học
UTBM tuyến CTC là 88,89%
3.4.1.7. Kết quả làm lại phiến đồ sau 4 tháng đến 2 năm
Bảng 3.20. Kết quả làm lại phiến đồ sau 4 tháng đến 2 năm
TBH Kết quả làm lại phiến đồ
Bình thường
và viêm
ASCUS CIN I
CIN II,
CIN III
UTBM v
ảy vi
xâm nhập
ASCUS
9 10 0 5 1
n=25
100%
9
36,0
10

40,0
0
0
5
20,0
1
4,0

T
ổng số người được làm lại phiến đồ là 25 người chiếm 24,04% trong
tổng số 104 người có chẩn đoán là ASCUS. Chúng tôi thấy có 10 người
trong số 25 người chiếm 40% vẫn được chẩn đoán phiến đồ có ASCUS,
đặc biệt sau
4 tháng đến 2 năm kể từ lần phát hiện đầu tiên có 5 người
được chẩn đoán l
à tổn thương nội biểu mô vảy độ cao (HSIL) và 1 ung thư
biểu mô vảy vi xâm nhập, chiếm tỷ lệ lần lượt là 20% và 4%.
14
3.4.1.7. Kết quả đối chiếu TBH với MBH toàn bộ các nhóm tổn thương
Bảng 3.21. Kết quả đối chiếu chẩn đoán TBH và MBH toàn bộ các nhóm tổn thương
Tế bào học

Mô bệnh học
ASCUS AGUS LSIL HSIL
UTBMT
B v
ảy
UT BM
tuy
ến

CTC
UTBM
không
định loại
Tổng số
Lành tính 5 1 0 2 1 1 1 11
Viêm 22 6 1 4 1 0 1 34
Di sản 36 4 3 1 0 0 0 45
Cônđilôm 11 2 2 1 0 0 0 16
CIN I 5 0 14 1 0 0 0 20
CIN II, III 19 2 1 38 4 0 0
64
UTBM vảy 4 0 0 4 89 2 11
110
AIS 0 1 0 0 0 1 0 2
UTBM tuyến 2 15 0 1 0 32 9
59
Tổng số 104 31 21 52 95 36
22
361

15
* Giá trị chẩn đoán tế bào học so với mô bệnh học
Số dương tính giả là 19 người (tỷ lệ là 19/207 = 9,18%) và số âm tính
gi
ả là 48 bệnh nhân (tỷ lệ 48/207 = 23,19%).
-
Độ nhạy: 81,18%, - Độ đặc hiệu: 84,8%,
- Giá trị dự báo (+) P.P.V: 91,59%, - Giá trị dự báo (-) N.P.V: 64,44%.
So v

ới chẩn đoán MBH lần đầu, tỷ lệ sai sót như sau: 18,56%:

Bảng 3.23. Nguyên nhân TBH chẩn đoán sai :
Nguyên nhân số lượng
Viêm teo nặng không đặc hiệu ống CTC 3
Viêm đặc hiệu do lao CTC 2
Polýp tuyến CTC 1
Dị sản tuyến 2
Viêm NMTC 1
Quá sản Di tích ống trung thận bội nhiễm 1
Sinh thiết lần đầu (-) 7
HSIL không rõ nguyên nhân 2
Tổng 19

*Giá trị của phương pháp TBH trong chẩn đoán CIN độ cao
- Độ nhạy: 63,33%, - Độ đặc hiệu: 92,56%,
- Giá tr
ị dự báo (+) P.P.V: 80,85%, - Giá trị dự báo (-) N.P.V: 83,58%
3.4.2.
Đối chiếu giữa tổn thương lâm sàng và tế bào học
3.4.2.1. Kết quả tế bào học của 4 nhóm đối tượng lâm sàng

3.4.2.2. Đối chiếu tổn thương lâm sàng và mô bệnh học
Tổn thương CIN II và CIN III nhiều nhất ở tổn thương nghi ngờ (TTNN)
chi
ếm tỷ lệ 51,56%.
UTCTC xâm nh
ập gặp nhiều khi lâm sàng nghi UTCTC, chiếm tỷ lệ
64,33%, tiếp đó là ở TTNN, chiếm tỷ lệ 19,88%.
Tuy nhiên, UTCTC gặp cả khi cổ tử cung không thấy tổn thương và có

t
ổn thương lành tính với tỷ lệ lần lượt là 1,17% và 14,62%.
Nh
ững sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê (giá trị p<0,001)
*Các giá trị của phương pháp khám lâm sàng như sau:
- Độ nhạy 77,56% - Độ đặc hiệu 66,36%,
- Giá trị dự báo (+)P.P.V 84,55%, - Giá trị dự báo (-)N.P.V 44,53%.


16
3.4.3. Kết quả nghiên cứu đối chiếu tế bào, lâm sàng với mô bệnh học
3.4.3.1. Về các tổn thương tiền ung thư
Bảng 3.27. Kết quả nghiên cứu đối chiếu TBH, lâm sàng với MBH TTTUT
Lâm sàng MBHTBH
Đặc điểm SL % Chẩn đoán SL %
Không nghi ngờ
Nghi ngờ
51
53
49,04
50,96
Không CIN
CIN I
CINII-III
UTBM v
ảy
UTBM tuyến
74
5
19

4
2
71,15
28,85
ASCUS
n = 104
T
ổng 104 100,0 Tổng 104 100,0
Không nghi ngờ
Nghi ngờ
15
16
48,39
51,61
Không CIN
CIN I
CINII-III
UTBM v
ảy
UTBM tuyến tại chỗ
UTBM tuyến XN
13
0
2
0
1
15
41,94
58,06
AGUS

n = 31
T
ổng 31 100,0 Tổng 31
Không nghi ngờ
Nghi ngờ
13
8
61,91
38,09
Không CIN
CIN I
CINII-III
UTBMTB v
ảy
6
14
1
0
28,57
71,43
LSIL
n = 21
T
ổng 21 100,0 Tổng 21 100,0
Không nghi ngờ
Nghi ngờ
20
32
38,46
61,54

Không CIN
CIN I
CINII-III
UTBM v
ảy vi XN
UTBM tuy
ến
8
1
38
4
1
15,39
84,61
HSIL
n = 52
T
ổng 52 100,0 Tổng 52 100,0


Từ kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh nhận thấy: khi kết hợp cả
3 phương pháp Tế b
ào học, Lâm sàng và Mô bệnh học khả năng phát hiện
tổn thương tiền ung thư là: 71,43% đến 74,99
3.4.3.2. Về các tổn thương nghi UTCTC
17
Bảng3.28 .Kết quả đối chiếu TBH, lâm sàng với MBH tổn thương UTCTC

Khi k
ết hợp cả 3 phương pháp Tế bào học, Lâm sàng và Mô bệnh học

khả năng phát hiện UTCTC từ 90,9% đến 97,9%.
3.5. K
ết quả TBH phát hiện TTTUT và UTCTC ở bệnh nhân có thai
Bảng 3.29. Kết quả đối chiếu TBH với MBH của đối tượng nghiên cứu có thai
MBH
TBH
Cônđilôm CIN
I
CIN
II, III
UTBM
TB vảy
UTBM
tuy
ến
Tổng
LSIL 1 0 1
HSIL 1 1
UTBMTB vảy 1 1
UTBM tuyến 4 4
Tổng 1 0 1 1 4 7
Lâm sàng MBHTBH
Đặc điểm SL % Chẩn đoán SL %
Không nghi
ng

Nghi ngờ
16
79
16,84

83,16
Không CIN
CIN I
CINII-III
UTBM v
ảy XN
UTBM tuyến XN
2
0
4
89
0
2,1
0
4,21
93,68
0
UTBM
TB v
ảy
n = 95
T
ổng 95 100,0 Tổng 95 100,0
Không nghi
ng

Nghi ngờ
7
29
19,45

80,55
Không CIN
CIN I
CINII-III
UTBM v
ảy
UTBM tuyến tại chỗ
UTBM tuyến XN
1
0
0
2
1
32
2,78
0
0
5,56
2,78
88,89
UTBM
tuy
ến
n = 36
T
ổng 36 100, 0 Tổng 36 100,0
Không nghi
ng

Nghi ngờ

5
17
22,73
76,75
Không CIN
CIN I
CINII-III
UTBM v
ảy XN
UTBM tuyến XN
2
0
0
11
9
9,1
0
0
50,0
40,90
UTBM
không
định
loại
n = 22
T
ổng 22 100,0 Tổng 22 100,0
18
7 bệnh nhân có thai từ 6 đến 39 tuần được phát hiện TTTUT và
UTCTC. V

ề kết quả TBH có 2 bệnh nhân có tổn thương tiền ung thư
(LSIL và HSIL) và 5 bệnh nhân mắc UTCTC xâm nhập
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Về đặc điểm hình thái tế bào học của các loại tế bào bất thường
4.1.1.Về đặc điểm tế bào học của ASCUS
Trong công trình này, nghiên cứu sinh thấy ASCUS biểu hiện là những tế
bào vảy thành thục có nhân tăng kích thước khoảng từ 1,5 đến 2,5 lần so với
nhân tế bào trung gian bình thường, chất nhiễm sắc mịn hoặc thoái hóa bẩn, mờ
nhòe. ASCUS xảy ra ở tế bào dị sản vảy trong sửa chữa và tái tạo không điển
hình, ASCUS trên phiến đồ teo (Atrophy), ASCUS ở những tế bào dị sản vảy
chưa thành thục đều có các đặc điểm h
ình thái phù hợp với trong y văn
Một số nghiên cứu đã báo cáo có mối liên quan của loại tế bào không
điển hình này với tân sản như nghiên cứu của Montes MA. và Cibas ES.
Theo các tác gi
ả Mosciki AB và Sooter SB., sự quá sản mạnh mẽ của các
tế bào dị sản chưa thành thục trong tế bào thay đổi lành tính phản ứng, có
nguy cơ cao tiến triển thành tổn thương nội biểu mô vảy. Nghiên cứu của
Wai-Kuen Ng. cho thấy sự biến đổi của tế bào dị sản vảy có liên quan tới
tồn tại của ADN HPV.
4.1.1.1. Tổn thương phối hợp với ASCUS
Phối hợp ASCUS với AGUS :
Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương phối hợp với AGUS là 7,69% khi đối
chiếu mô bệnh học, có 2 bệnh nhân UTBM tuyến và UTBM tuyến vảy. Jones
HW. nêu s
ự phối hợp AGUS với SIL vì cùng có nguyên nhân liên quan với
HPV và xác định có 35% đến 50% trường hợp AGUS tiến triển thành CIN.
4.1.1.2.Về ý nghĩa của chẩn đoán TBH là ASCUS đối với lâm sàng
Công trình này có 25 bênh nhân ASCUS được theo dõi từ 4 tháng đến
24 tháng sau điều trị viêm làm lại phiến đồ và sinh thiết xác chẩn thấy tỷ lệ

tiến triển thành HSIL là 20%, có 4,0% thành UTBMTB vảy vi xâm nhập.
Janet F. Stastn, Vlahos NP., Tritz DM. và Weeks JA., từ nhiều nghiên
c
ứu theo dõi tiến triển của bệnh nhân ASCUS, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc
HSIL sau kết quả sàng lọc từ 2,5% đến 27,3% trong thời gian từ 3 tháng đến
30 tháng. Flannelly G. mô tả theo dõi bằng TBH đã ghi nhận tỷ lệ chuyển từ
những tế bào bất thường nhẹ thành UTCTC xâm nhập là 0,6%-1%.
19
Nhóm tế bào loại ASCUS có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân và
các nhà lâm sàng. Th
ể hiện sự ưu việt của phương pháp TBH, vì có khả
năng theo d
õi sự tiến triển của tổn thương.
4.1.2. Về đặc điểm tế bào học của AGUS
4.1.2.1. AGUS ở các tế bào tuyến CTC
Trong s
ố 31 bệnh nhân có AGUS, 16 BN liên quan tân sản ác tính đều có
những đặc điểm TBH phù hợp với những nghiên cứu của tác giả nước ngoài.
Nghiên c
ứu sinh cũng có chung nhận xét như tác giả Torress JC. về sự có mặt
của các tế bào loạn sừng (Dyskeratotic cells) cùng với những bất thường của
tế bào tuyến, là dấu hiệu của AIS hoặc UTBM tuyến CTC xâm nhập.
4.1.2.2. Về tổn thương phối hợp với AGUS
- Phối hợp với tân sản, ác tính :
Ở công trình này, 16 bệnh nhân (tỷ lệ 51,61%) các bệnh nhân AGUS,
có liên quan tân s
ản ác tính, trong đó có 2 bệnh nhân được MBH chẩn
đoán là
AIS còn lại là UTBM tuyến xâm nhập. Nhưng 7/16 BN này phải
sinh thiết nhiều lần, trong 1-3 tháng mới có kết quả mô bệnh học là UTBM

tuy
ến CTC. Bottles. K. và Reetter R. đã ghi nhận 15 trường hợp AGUS
mang một số đặc điểm cho phép xác nhận là UTBM tuyến trên kết quả
TBH, và họ không muốn để những kết quả này chỉ là AGUS. Các tác giả
nước ngoài đều cho thấy tỷ lệ cao AIS phối hợp vớ
i HSIL (65,6% đến
90,5% và 42,5%). Nhận định này đã thu hút hướng nghiên cứu phát hiện AIS
và/hoặc HSIL thông qua phát hiện các tổn thương thường phối hợp với chúng.
- Về sự phối hợp AGUS với tổn thương nội biểu mô vảy (SIL)
Trong công trình này, tỷ lệ AGUS phối hợp với HSIL là 6,45%. Anniek
J.M,
ở lần sàng lọc đầu tiên có 15/20 bệnh nhân có tổn thương CIN phối hợp
với AIS và kiểm định lại phiến đồ của 36 bệnh phẩm TBH là AIS lại thấy có
tổn thương là CIN độ cao chiếm tỷ lệ 55,6% . Ronnett B.M. và Manos M.M.
đã nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái TBH của AIS phối hợp với HSIL.
4.1.3. Về tổn thương nội biểu mô vảy độ thấp (LSIL)
Trong các bệnh nhân LSIL đều có đặc điểm hình thái tế bào phù hợp
với y văn đã nêu, hầu hết đều có tổn thương tế bào rỗng và loạn sừng hóa
4.1.4. Về tổn thương nội biểu mô vảy độ cao (HSIL)
Trong nghiên cứu này 52 bệnh nhân có tổn thương HSIL hầu hết đều
có những đặc điểm được mô tả bởi các tác giả Patern SF, Meisel A.,
Geisinger K., Herry MR, Nguy
ễn Vượng

20
4.1.5. Về ung thư biểu mô vảy xâm nhập
4.1.5.1. Ung thư biểu mô vảy vi xâm nhập
Có 4 bệnh nhân trong nghiên cứu có kết luận MBH là UTBMTB vảy
vi xâm nhập. Nhưng chẩn đoán TBH là HSIL nghi ung thư
4.1.5.2. Đặc điểm tế bào học của UTBMTB vảy xâm nhập

Công trình này có 95 bệnh nhân kết quả TBH là UTBMTB vảy xâm
nhập, chiếm tỷ lệ cao hơn so với UTBM tuyến. Theo y văn UTBMTB vảy
là loại phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ từ 69,8% đến 95% các UTCTC.
4.1.6. Đặc điểm tế bào học của ung thư biểu mô tuyến CTC
Ở Việt Nam, UTBM tuyến bắt đầu được giới thiệu trong chẩn đoán tế
bào học phụ khoa. Là ung thư xâm nhập bao gồm các tế bào loại tuyến CTC,
song v
ề TBH, y văn không định các típ. Nhiều tác giả như DeMay RM.,
Geisinger K., Lee KR., Meisels A., Ronnet BM., Chen Zhou MD., Chang
WC.,
đã mô tả những đặc trưng về tế bào học của UTBM tuyến CTC
4.2. Giá trị của phương pháp tế bào học CTC-ÂĐ trong phát hiện các
tổn thương tiền ung thư và UTCTC
Về độ nhạy và độ đặc hiệu: Kết quả nghiên cứu của này nằm trong
khoảng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao so với những ghi nhận của các tác
giả trong nước và nước ngoài.
*Đối với kết quả dương tính giả: trong nghiên cứu của tôi số trường hợp
chẩn đoán dương tính giả TTTUT và UTCTC là 19 người (5,26%) trong sàng
l
ọc ban đầu, kết luận MBH của những trường hợp này là lành tính, viêm ống cổ
tử cung, gặp nhiều ở phụ nữ xung quanh 50 tuổi.
*Về âm tính giả: có 48 trường hợp CIN và UTCTC xâm nhập mà kết
quả TBH là ASCUS hoặc AGUS (chiếm tỷ lệ 48/207 =23,19%).
4.3. Kết quả nghiên cứu về tuổi mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu
4.3.1.Về phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Kết quả nghiên cứu này về phân bố tuổi của bệnh nhân bị TTTUT và
ung thư CTC cho thấy khoảng tuổi 40 – 49 bị tổn thương nội biểu mô độ
cao và UTCTC xâm nhập cao hơn rõ rệt so với các nhóm tuổi khác
(p<0,05). Tỷ lệ bị CIN và UTCTC xâm nhập giảm dần ở nhóm tuổi từ 50
trở lên, kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều tác giả khác

4.3.2. Về độ tuổi trung bình mắc các TTTUT và UTCTC
Theo DeMay RM. báo cáo tuổi trung bình mắc các tổn thương tiền
ung thư CTC đối với loạn sản nhẹ hay CIN I l
à 29,0 và loạn sản vừa là
28,3, lo
ạn sản nặng là 36 và UTBM vảy xâm nhập là 52,8.
21
Kết quả nghiên cứu này cho thấy tuổi trung bình mắc các tổn thương
CIN là 40,31, tương tự so với số liệu của Nguyễn Quốc Trực và Lê văn
Xuân (41,2), nhưng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Việt
Thanh (37,5). Do đó khám phụ khoa, làm phiến đồ định kỳ cho phụ nữ và
nâng cao ý th
ức phát hiện bệnh cho chị em ở mọi độ tuổi là rất cấn thiết.
4.4 Về giá trị của các phương pháp khám lâm sàng
Các giá trị của phương pháp khám lâm sàng của nghiên cứu này thấp hơn
so với nghiên cứu của Phạm thị Hồng Hà (độ nhạy 77,56%, so với 90,36%, độ
dặc hiệu là 66,36%, so với 74,07%, giá trị dự báo dương tính là 84,55% so với
91,46%, độ chính xác 74,24% so với 86,36%).
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy 5
bệnh nhân không thấy tổn thương CTC, nhưng kết quả xét nghiệm tế bào học
là ASCUS hoặc/với HSIL và mô bệnh học đều xác nhận có tổn thương tiền
ung thư và UTCTC, ngược lại có 8 bệnh nhân có nghi UTCTC nhưng kết quả
TBH và MBH là viêm, dị sản. Như vậy, nên soi CTC khi cổ tử cung có tổn
thương và/ hoặc có tế b
ào bất thường, bởi vì không thể thực hiện soi CTC
một cách đại trà ở bệnh viện cũng như cộng đồng.
Kết quả của luận án này cho thấy: khi kết hợp cả 3 phương pháp Tế bào
h
ọc, Lâm sàng và Mô bệnh học, khả năng phát hiện tổn thương tiền ung thư
là: 71,43% đến 74,99%, phát hiện UTCTC là 90,9% đến 97,9%. Nhận định

của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm thị Hồng Hà,
Trang Trung Tr
ực, Nguyễn Quốc Trực, Lê văn Xuân, Javaluri G. phối hợp tế
bào học và soi CTC với MBH có thể phát hiện 98.9% đến 100%.
4.5. Kết quả phát hiện TTTUT và UTCTC của phụ nữ có thai
Công trình nghiên cứu này có 7 bệnh nhân đang mang thai được phát
hiện TTTUTvà UTCTC. Đây là kết quả lần đầu tiên được công bố ở Việt
nam về đặc điểm hình thái tế bào học của TTTUT và UTCTC trong thời
kỳ có thai. Tuy số lượng bệnh nhân còn hạn chế, song đã rung hồi chuông
báo động về tác động
của UTCTC trong thời kỳ có thai vì những diễn biến
lâm sàng rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi. Murta
đã cho thấy trong thời kỳ có thai, tỷ lệ TTTUT và UTCTC cũng xuất hiện
như ngoài thời kỳ mang thai.
Về tiến triển của các TTTUT ở phụ nữ mang
thai, Kaplan KJ. tất cả các trường hợp có HSIL đều duy trì tổn thương sau
đẻ v
à 11% bệnh nhân HSIL tiến triển UTCTC xâm nhập sau đẻ . Thời gian
tái phát của LSIL và HSIL được phát hiện trước đẻ là 2-5 năm. Từ kết quả
nghiên cứu trên, cần khám phụ khoa sau đẻ để hướng dẫn bệnh nhân định
kỳ sàng lọc UTCTC
22
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tế bào học, lâm sàng, soi CTC, đối chiếu với chẩn
đoán MBH
của 361 bệnh nhân, nghiên cứu sinh rút ra các kết luận sau:
1. Về đặc điểm tế bào học của TTTUT và UTCTC
- Nhóm ASCUS : 100% trường hợp có những đặc điểm hình thái của tế
bào vảy thành thục, ở những tế bào dị sản vảy trong sửa chữa, tái tạo
không điển h

ình tỷ lệ là 90,38%, phiến đồ teo có tế bào thiểu dưỡng (tỷ lệ
là1,92%), có thể thấy tế bào khổng lồ đa nhân. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân
ASC – H là 18,27%.
-
Nhóm AGUS: có biểu hiện hình thái như y văn mô tả. Khi đối chiếu
với MBH, tỷ lệ UTBM tuyến ở nhóm này là 51,61% (tuy khá cao nhưng
phù hợp y văn và là điều hệ Bethesda cần được điều chỉnh.
-
Tổn thương phối hợp: Tế bào loại ASCUS phối hợp với AGUS là
7,69%, t
ế bào loại AGUS với HSIL là 6,45%. Những đặc điểm hình thái tế
bào mới được y văn mô tả và được nghiên cứu sinh áp dụng có hiệu quả cao.
Đây là những dấu hiệu quan trọng định hướng chẩn đoán UTBM tuyến CTC
- Nhóm LSIL: Trong 100% các trường hợp LSIL đều thấy tổn thương
các tế bào vảy thành thục, bao gồm tế bào rỗng và tế bào loạn sừng.
- Nhóm HSIL: Tổn thương chủ yếu là các các tế bào vảy chưa thành
th
ục với phần nhỏ là các tế bào vảy biệt hóa sừng, chúng đều có đặc điểm
hình thái phù hợp với y văn đã mô tả.
- UTBM vảy xâm nhập: Loại sừng hóa với các đặc điểm đa hình thái
t
ế bào, xắp xếp lộn xộn, nhân có hình dạng và kích thước rất khác nhau.
Bào tương thấy r
õ bắt màu da cam hay hồng. Loại không sừng hóa tế bào
l
ớn và không sừng hóa tế bào nhỏ đều có đặc điểm tế bào tập hợp thành
đám dạng hợp bào. Bào tương ưa kiềm nhạt hoặc không rõ. Nhân có tính
ch
ất rất bất thường. Nền phiến đồ có dịch loãng do chảy máu, hoại tử tế
bào u như trong y văn mô tả.

- UTBM tuyến xâm nhập: Có đặc điểm chung của tế bào ác tính loại
tuyến tập trung thành đám, giải, nhú hoặc từng nhóm nhỏ hay đơn lẻ, trên
n
ền dịch loãng có chất hoại tử dạng hạt ưa kiềm hay axít, mảnh vụn tế bào
u và ch
ất hemosiderin do chảy máu kéo dài, như mô tả của y văn. Xét
nghiệm tế bào học không xác định được rõ typ UTBM tuyến.

×