Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

tình hình vay và tài trợ của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 30 trang )

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. TÌNH HÌNH VAY NỢ CỦA VIỆT NAM
1. Thực trạng
a, Tình hình vốn vay
b, Quy mô
c, Cơ cấu
d. Tình hình sử dụng vốn vay
2. Hệ Lụy
3. Giải pháp
II. TÌNH HÌNH TÀI TRỢ CỦA VIỆT NAM
I. TÌNH HÌNH VAY NỢ CỦA VIỆT NAM
1. Thực trạng nợ công
Từ sau cuộc khủng hoảng Đông Á 1997 – 1998, tỷ lệ chi tiêu của
Chính phủ so với GDP ngày càng tăng lên từ mức khoảng 21,6%
năm 1998 lên mức đỉnh 33,4% năm 2009 và 32,15% năm 2010.
Tỷ lệ chi tiêu so với GDP tăng lên cũng đồng nghĩa với việc nhu
cầu chi tiêu của chính phủ tăng nhanh hơn mức tăng của GDP.
Trong khi đó, các khoản thu ngân sách hàng năm của chính phủ
luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn trong GDP so với chi tiêu. Tỷ lệ bội chi
ngân sách đạt mức đỉnh điểm gần 8,9% GDP năm 2009 khi Việt
Nam đối mặt với tình trạng suy giảm kinh tế và buộc phải đưa ra
gói kích thích kinh tế quy mô lớn.
Tình trạng bội chi ngân sách cao và kéo dài trong
nhiều năm trong khi tăng trưởng kinh tế bình quân
nhìn chung không cao đã dẫn đến hệ quả tất yếu là tỷ
lệ nợ trên GDP của Chính phủ cũng liên tục tăng lên
Thu chi ngân sách và vay ròng của Chính phủ Việt Nam (% GDP)
Nợ công của Việt Nam so sánh với các nước ASEAN (% GDP)
Bảng 3: Một số chủ nợ song phương lớn của Việt Nam
Bảng 3: Một số chủ nợ song phương lớn của Việt Nam


Nước 2005 2006 2007 2008 2009
Nhật Bản 3945,55 4526,02 5499,99 6773,66 8290,94
Pháp 676,05 784,03 1009,36 911,72 1112,52
Nga 641,21 636,54 626,3 607,45 589,09
Angieri 158,3 127,82 96,71 42,6 66,6
Trung Quốc 128,25 141,53 169,94 186,41 359,08
Hàn Quốc 123,38 136,03 133,28 113,55 186,48
Hoa Kỳ 103,68 100,46 97,24 94,02 92.06
ĐVT: Triệu USD
Số liệu vận động ODA của Bộ Tài chính từ 1993 - 2011
(Đvt: triệu USD)
Năm Tổng ODA Vay ưu đãi ODA không hoàn lại
1991 1.60 1.60
… … … …
2003 96.30 74.68 21.63
2004 7.94 2.81 5.13
2005 22.89 22.89
2006 68.88 65.90 2.98
2007 1.60 1.60
2008 102.44 80.00 22.44
2009 356.02 320.00 36.02
2010 75.87 75.00 0.87
2011 0.29 0.29
Tổng
cộng 791.31 618.39 172.92
Vay ưu đãi quốc tế, tính đến 31/12/2011:
● Tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài là 71,7 tỷ USD
● Tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD
● Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỉ
USD, bằng 8,5% GDP

● Trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn là 55 dự án
● Tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010
Tình hình vay nợ tính đến 31/12/2012:
● Con số nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia tính
đến 31/12/2012 tương ứng bằng 55,4%, 43,1% và 42%

b. Quy mô nợ:
Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt
Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP,
bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng
tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD,
tương đương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào
nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Như vậy, trong
vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp
gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15%/năm (Biểu 1)
Biểu đồ 1: Tình hình nợ công và nợ nước ngoài của
Việt Nam năm 2001-2010


c. Cơ cấu nợ:

Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010 gồm nợ
chính phủ chiếm 78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh
và nợ chính quyền địa phương.

Trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong
nước chiếm 38,1%. Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm tỷ
trọng lớn. Cụ thể, năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm nợ
chính phủ chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm
17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ

chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60%,trong đó có 85% là
ODA.
Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010
Nợ chính phủ Tỷ USD 23,7 24,1 31,2 37,8 45,3
Nợ chính phủ %GDP 39,0 33,8 36,5 40,4 44,6
Nợ chính phủ % Nợ
công
85,0 68,0 76,2 79,2 82,1
Nợ nước ngoài
của chính phủ
Tỷ
USD
14,6 17,3 18,9 23,9 25,1
Nợ nước ngoài
của chính phủ
% Nợ
công
61,6

71,6 60,7 60,0 55,4
Nợ nước ngoài
ở KV công
%
GDP
26,7 28,3 25,1 29,3 -
Nợ nước ngoài
ở KV công
% Nợ
công
58,2 56,9 52,4 57,5 -

Bảng 2: Cơ cấu nợ công của
Việt Nam năm 2006 – 2010
Tình hình sử dụng vốn vay:
- Sử dụng cho bù đắp bội chi NSNN từ nguồn vốn vay trong
nước và nước ngoài là 360.891 tỷ đồng, chiếm 53,8% tổng số
vốn huy động của Chính phủ. Trong đó, vay trong nước là
267.967 tỷ đồng, chiếm 74,3% và vay nước ngoài là 92.924 tỷ
đồng, chiếm 25,7% so với tổng số vốn vay bù đắp bội chi trong
giai đoạn này
- Sử dụng cho đầu tư các công trình, dự án giao thông, thủy lợi, giáo
dục, y tế… theo các Nghị quyết của Quốc hội từ nguồn vay phát
hành trái phiếu Chính phủ trong nước là 146.000 tỷ đồng, chiếm
21,8% tổng số vốn huy động của Chính phủ. Trong đó, năm 2010 là
56.000 tỷ đồng; năm 2011 là 45.000 tỷ động và năm 2012 là 45.000
tỷ đồng.
- Huy động các khoản vay nước ngoài của Chính phủ để cho vay
lại, hỗ trợ vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia là 163.993
tỷ đồng, chiếm 24,4% tổng số vốn huy động của Chính phủ.
Hiệu quả sử dụng nợ vay
Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng nguồn
vốn ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần
nâng cao cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tạo điều kiện
tăng trưởng kinh tế.
Về mặt xã hội, các dự án xóa đói giảm nghèo, gia tăng công
ăn việc làm cho xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cho
người dân. Các dự án điển hình: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ,
nhà máy thủy điện Sông Hinh, một số dự án giao thông quan
trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, cầu Mỹ Thuận… nhiều
trường học đã được xây mới, một số bệnh viện ở các thành
phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy…hệ

thống cấp nước ở nhiều tỉnh, thành phố cũng như ở vùng
núi.Các chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng thực hiện một cách có
hiệu quả.
Hệ Lụy
- Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài liên tục là nguyên nhân
chủ yếu làm gia tăng gánh nặng nợ công ở Việt Nam.
- Tỷ lệ nợ công tăng => giảm mức tín nhiệm của chính phủ =>
làm tăng chi phí vay vốn. Nợ công tăng và LS tăng trong khi
tăng trưởng kinh tế thấp sẽ lại làm tăng tỷ lệ nợ công/GDP.
- Khi chính phủ đi vay nợ mới chỉ đủ để trang trải CP lãi vay
của nợ cũ. Khi đó, nguồn tài trợ duy nhất còn hiệu lực đối với
chính phủ là in thêm tiền =>> lạm phát tăng.
- Việc gia tăng vay nợ nước ngoài của chính phủ phải đối mặt
với rủi ro lãi suất mà còn là rủi ro tỷ giá.
- Nếu các chính sách tiếp tục níu giữ tỷ giá sẽ không chỉ làm
trầm trọng hơn nữa tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai mà
còn tạo động cơ khuyến khích việc gia tăng các khoản nợ mới.
Biện Pháp:
- Biện pháp cấp bách mang tính đột phá hiện nay là tái cơ cấu DN
- Áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng, kêu gọi huy động quốc dân,
-
Vay nợ công phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH, kế hoạch thu,
chị NSNN, tái cơ cấu và cho vay lại, tài trợ cho các CT, dự án đầu tư…
-
Đảm bảo tính bến vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công,
đảm bảo khả năng thanh toán và hạn chế rủi ro.
-
Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để cho vay lại và các khoản vay
đươc chính phủ bảo lãnh

-
Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công
II. Tình hình tài trợ của Việt Nam
II. Tình hình tài trợ của Việt Nam
Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động
ĐTTTRNN với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt
Nam và một đối tác của Nhật Bản với số vốn đăng ký là
563.380 USD. Có thể nói đây là dự án có tính chất mở đường
cho hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam.
Ngày 14/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số
22/1999/NĐ-CP quy định về hoạt động ĐTTTRNN. Trong
những năm đầu, ĐTTTRNN chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, số dự
án cấp mới cũng như số vốn đăng ký không nhiều. Số lượng
dự án và quy mô vốn ĐTTTRNN bắt đầu tăng cao từ giai đoạn
2006- 4/2012, sau khi Chính phủ ban hành một số Nghị định
mới , tính đến tháng 9 năm 2012, Việt Nam có 720 dự án của
các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 59 quốc gia và vùng
lãnh thổ với tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên
14,616 tỷ đô la Mỹ (xem bảng).
Vốn ĐTTTRNN của Việt Nam trong giai đoạn từ 1989 – 9/2012
Vốn ĐTTTRNN của Việt Nam trong giai đoạn từ 1989 – 9/2012
Giai đoạn
Dự án
(DA)
Vốn đăng ký
(triệu USD)
Quy mô
vốn/DA
(triệu
USD)

Số
DA
Tỷ
trọng %
Tổng số
Tỷ
trọng
%
1989 – 1998 12 1,67 9,061 0,07 0,76
1999 – 2005 128 17,83 601,292 4,61 4,70
2006 – 9/2012 578 80,50 12.442 95,32 21,53
Tổng 718 100 13.052,36 100 18,19
Qua việc điểm lại kết quả hoạt động ĐTTTRNN, có thể nhận định những
thành công đã đạt được là:
Thứ nhất, hành lang pháp lý quy định về hoạt động ĐTTTRNN
ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư Việt Nam tiến hành hoạt động ĐTTTRNN. Kể từ khi có Nghị
định Chính phủ về ĐTTTRNN năm 1999 đến nay, cơ chế đã 2 lần sửa
đổi và hiện nay Nghị định 78/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính
phủ quy định về ĐTTTRNN cũng đang được Chính phủ xem xét sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, tính đa dạng của hoạt động ĐTTTRNN thể hiện khá rõ
nét, đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về quy mô, hình thức đầu tư,
về các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư
(xem bảng 2 và 3).
Bảng 2: ĐTTTRNN phân theo nước tiếp nhận đầu
tư (Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 20/3/2013)
TT Quốc gia/Vùng
lãnh thổ
Số

dự
án
Vốn đầu tư của
dự án ở nước
ngoài (USD)
Vốn đầu tư của
nhà đầu tư Việt
Nam (USD)
Vốn điều lệ của
nhà đầu tư Việt
Nam (USD)
1 Lào 227
4,994,334,586

4,206,754,894

3,997,560,877
2
Campuchia
129 2,924,868,170

2,739,121,040

2,680,135,740
3
Hoa Kỳ
97 378,563,626 320,119,616

317,893,616
4

Singapore
46 1,022,967,701 156,448,192

129,855,105
5
Hàn Quốc
23 10,618,500 8,525,500 5,025,500
6
Liên bang Nga
17 4,630,851,831

2,368,314,090

966,314,090
7
Nhật Bản
17 4,294,167 3,130,167 3,130,167
8
Australia
15 187,994,540 128,658,835

127,877,335
9
Hồng Kông
14 15,998,875 14,909,757 14,909,757
10 Các nước khác 157


19,314,534,755



5,586,090,122


4,275,486,653
T
T
Ngành
Số
dự
án
Vốn đầu tư
của DA ở NN
(USD)
Vốn đầu tư
của nhà đầu
tư VN (USD)
Vốn điều lệ
của nhà đầu
tư VN (USD)
1
Khai khoáng
99
23,471,679,986 7,141,904,546 4,649,717,842
2 Nông-lâm -thủy 80
2,052,822,766 1,953,732,013 1,955,091,395
3
SX,phân phối
điện,nước, 9
2,117,875,678 1,873,869,133 1,681,222,938

4 NT & GTrí 5
1,239,215,000 1,239,215,000 1,238,500,000
5 TTin & TThông 42
1,494,470,243 1,161,643,241 965,680,444

……… …………
Tổng số 742
33,485,026,751 15,532,096,541 12,518,188,840
Tổng hợp đầu tư ra nước ngoài theo ngành
(Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 20/03/2013)
Thứ ba, các dự án ĐTTTRNN đã góp phần mang lại doanh thu
ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của VN trên trường
quốc tế.
Thứ tư, hoạt động ĐTTTRNN đã hình thành một đội ngũ doanh
nhân Việt Nam có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế, trong liên
doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện các dự án hợp tác đầu tư.
Thứ năm, hoạt động ĐTTTRNN đã đóng góp tích cực cho sự
phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho địa bàn nước sở tại, tạo công ăn
việc làm cho người lao động địa phương làm việc cho dự án.

×