Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA KBNN TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.02 KB, 12 trang )

SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA KBNN TRONG CÔNG TÁC HUY
ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1.1. Sự cần thiết của việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính
phủ.
1.1.1. Khái niệm vốn NSNN.
Vốn Ngân sách Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu được tập trung
vào tay Nhà nước để hình thành nên quỹ ngân sách. Vốn ngân sách Nhà nước được
tập trung từ nhiều nguồn khác nhau như: Thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản vay
của nhà nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ và các khoản viện trợ... trong đó
thu từ thuế là chủ yếu.
Trong quá trình điều hành ngân sách, nhiều khi xảy ra tình trạng thu ít hơn
chi so với kế hoạch dẫn đến thiếu hụt ngân sách. Để bù đắp sự thiếu hụt ngân sách,
Nhà nước phải dùng các biện pháp vay nợ hoặc phát hành tiền. Trong đó vay nợ
trong nước được thực hiện thông qua hình thức phát hành các loại trái phiếu Chính
phủ (tín phiếu, trái phiếu), công trái xây dựng tổ quốc và vay nước ngoài.
Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ là một trong
những khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước (NSNN), nhằm để bù đắp sự
thiếu hụt của NSNN, đáp ứng các nhu cầu chi của Chính phủ cho đầu tư phát triển.
Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ đóng vai trò
quan trọng vì nó huy động các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế, tránh được sức
ép bên ngoài, tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế trong điều kiện quốc tế
hoá nền kinh tế thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, nếu thực hiện tốt công tác huy động
vốn Chính phủ sẽ không cần phải phát hành tiền để cân đối ngân sách, ngăn chặn
được lạm phát.
1.1.2. Sự cần thiết của công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP.
Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước có những thay đổi đáng kể. Ngoài chức năng vốn có của mình là quyền lực
để thống trị xã hội, Nhà nước còn có chức năng tham gia quản lý điều tiết vĩ mô
các hoạt động kinh tế- xã hội. Chức năng của Nhà nước mở rộng thì nhu cầu chi
của Nhà nước cũng tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó nguồn thu của NSNN là có
hạn, nguồn thu trong cân đối NSNN chủ yếu lấy từ thuế, phí, lệ phí và chúng đã


được xác định ổn định trong dự toán NSNN hàng năm. Nhà nước không thể vì mục
đích chi tiêu cho dù những khoản chi tiêu đó là cần thiết mà điều chỉnh tăng thuế.
Bởi lẽ đánh thuế cao sẽ là yếu tố kìm hãm và bóp chết nền sản xuất trong nước.
Tác động sẽ quay ngược lại, không những không đảm bảo được nguồn thu hiện tại
mà còn không nuôi dưỡng được nguồn thu trong tương lai.
Bên cạnh đó, yêu cầu phát triển ngành kinh tế và hoàn thành quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vào năm 2020, luôn là vấn đề cấp bách. Các nhà
dự báo kinh tế cho rằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới
chúng ta cần khoảng 45 đến 55 triệu USD, số tiền khổng lồ đó lấy ở đâu? Hơn nữa,
khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì yêu cầu các hoạt động bộ máy Nhà nước
ngày càng phong phú và đa dạng. Do vậy Nhà nước không thể hạn chế chi tiêu của
mình và càng không thể rút bớt chi tiêu cho các ngành then chốt, các lĩnh vực chủ
yếu, các cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội quan trọng. Điều này lại chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố như : Mức tăng trưởng kinh tế, mức tăng thu nhập bình quân đầu
người, chính sách tăng trưởng kinh tế, hiệu quả các hoạt động kinh tế và hiệu lực
hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Huy động vốn là một công cụ tài chính hữu hiệu, giải quyết hài hoà sự xung
đột trên mà vẫn đảm bảo tổng lưu lượng tiền trong lưu thông không thay đổi, tăng
năng lực tài chính cho NSNN cân đối thu chi, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát
triển.
Huy động vốn thực chất là việc vay nợ của Chính phủ theo nguyên tắc hoàn
trả và có lãi, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng
giai đoạn lịch sử nhất định. Trước đây, để giải quyết vấn đề về vốn chúng ta đều
đặn nhận viện trợ, nền kinh tế không hề có một dấu hiệu lạc quan. Sau đó chúng ta
phát hành tiền đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái hoặc thậm chí đi vay nợ
nước ngoài với những điều kiện ràng buộc, đó là thời kỳ đen tối nhất của nền kinh
tế. Thời gian gần đây, nhu cầu về vốn ngày càng lớn, đặc biệt là nhu cầu vốn cho
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà nước đã xử lý khá hiệu quả thông
qua công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng bằng TPCP, đã tập chung một
lượng vốn lớn củng cố năng lực tài chính và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính

phủ, huy động vốn thông qua phương thức phát hành TPCP, nhằm phát huy được
tiềm năng sẵn có dựa vào chính nội lực trong nước mới thực sự phát triển bền
vững.
1.1.3. Vai trò của công tác huy động vốn vào NSNN.
Thứ nhất: Huy động vốn góp phần bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN.
Có thể nói đây là chức năng cơ bản nhất của trái phiếu Chính phủ, nó phản
ánh bản chất và là đặc trưng riêng có của trái phiếu Chính phủ. Nhất là khi nhu cầu
chi của NSNN ngày càng cao, trong khi đó nguồn thu thì hạn chế chủ yếu từ thuế,
vì vậy mà thiếu hụt ngân sách là điều khó tránh khỏi. Vì vậy việc huy động vốn
nhàn rỗi trong nước có ý nghĩa sống còn đối với nền tài chính quốc gia. Huy động
vốn là công cụ quan trọng bổ sung cho ngân sách Nhà nước, góp phần đảm bảo
tính đầy đủ, kịp thời của các khoản chi NSNN, tăng cường khả năng tài chính của
ngân sách cho đầu tư phát triển, là yếu tố quan trọng tăng nhanh phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
Thứ hai: Huy động vốn được sử dụng như một công cụ tài chính quan trọng
để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua các khoản vay nợ, Nhà nước có
thể điều tiết quan hệ tích luỹ và tiêu dùng trong nền kinh tế, điều tiết lưu thông tiền
tệ, từ đó hạn chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, và khi tiền vốn nhàn rỗi được
thu hút vào ngân sách sẽ làm tăng tính hiệu quả chung đồng vốn trong xã hội, kích
thích tăng trưởng kinh tế mà không tăng lạm phát.
Thứ ba: Huy động vốn thông qua phát hành TPCP đã góp phần tích cực vào
việc hình thành thị trường vốn, thị trường chứng khoán đáp ứng yêu cầu phát triển
của nền kinh tế hàng hoá phát triển. Trên thực tế như ta biết 07/2000 Trung tâm
giao dịch chứng khoán ở nước ta đã ra đời tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng TPCP đã không trở thành “Người mở hàng may mắn”
trên thị trường chứng khoán như bao người mong đợi. Các loại tín phiếu, trái phiếu
kho bạc, trái phiếu đầu tư chưa trở thành hàng hoá chủ đạo trên thị trường chứng
khoán, do nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Thứ tư : Huy động vốn góp phần không nhỏ cho việc mở rộng và phát triển
kinh tế đối ngoại, củng cố quan hệ hợp tác quốc tế. Việc cho phép các chủ thể

ngoài nước mua TPCP tạo nên mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các quốc gia, thể
hiện sự giúp đỡ nhau trong công việc và trong tiến trình hội nhập và phát triển
đồng thời thể hiện sự quan tâm tới sự nghiệp phát triển đất nước ta. Bên cạnh đó,
vay nợ bằng TPCP, sẽ giúp ta tránh được những ràng buộc về chính trị trong quan
hệ với các nước trên thế giới.
1.2. Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trong công tác huy động vốn.
1.2.1.Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác huy động vốn.
Kho bạc Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn vào
Ngân sách Nhà nước. Nó thay mặt Chính phủ trong việc thực hiện công tác huy
động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Kho bạc Nhà nước là người trực tiếp tham gia vào quá trình phát hành và
thanh toán các loại trái phiếu trong nền kinh tế, nhờ có Kho bạc mà Nhà nước có
thể dễ dàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi cần thiết trong nền kinh tế, để đảm
bảo thực hiện được các chính sách vĩ mô của nền kinh tế, thúc đẩy nhanh chu trình
luân chuyển của đồng vốn trong lưu thông, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
nhanh, vững chắc.
1.2.2. Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trong công tác huy động vốn.
Hàng năm cùng với vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ tài chính lập kế hoạch phát
hành và thanh toán (gốc, lãi) TPCP để tổng hợp kế hoạch Ngân sách Nhà nước,
trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.
Tổ chức in, bảo quản, chuyền giao trái phiếu cho các đơn vị được giao
nhiệm vụ phát hành trái phiếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Tổ chức bán, thanh toán TPCP, bảo đảm nhanh chóng chính xác, thuận lợi
cho người mua theo đúng chế độ quy định.
Phối kết hợp với các cơ quan chức năng như báo đài, các ban ngành, đoàn
thể tuyên truyền sâu rộng trong công chúng nội dung mỗi đợt phát hành, để người
dân hiểu và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tập trung đầy đủ, kịp thời toàn bộ số tiền thu về bán trái phiếu vào NSNN.
Thực hiện chế độ báo cáo định kì, báo cáo tổng hợp sau khi kết thúc đợt phát
hành và thanh toán TPCP.

1.3. Các phương thức phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ.
1.3.1. Các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ.
1.3.1.1. Các loại trái phiếu Chính phủ.
Trái phiếu Chính phủ gồm 3 loại: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và
trái phiếu đầu tư.

×