Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

lý thuyết xung đột xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.96 KB, 10 trang )

Danh Sách Thành Viên
1. Hoàng Thị An
2. Ma Công Diện
3. Nguyễn Thị Thùy Giang
4. Vũ Thị Hà
5. Đinh Thị Huyên
6. Nguyễn Vũ Thùy Linh
7. Nguyễn Phương Thảo
8. Nguyễn Thị Thu Thắm
9. Nguyễn Thị Quạt
10. Đỗ Minh Trang
11. Đỗ Minh Vân
A. Mở đầu
Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghề chuyên nghiệp trên
thế giới, công tác xã hội đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát
triển của nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.
Để đạt được mục tiêu đó nhân viên xã hội không chỉ áp dụng những kỹ
năng, phương pháp trong công tác xã hội để giúp đối tượng giải quyết những khó
khăn của mình mà còn sử dụng hệ thống lý thuyết công tác xã hội như lý thuyết hệ
thống, thuyết sinh thái, thuyết hành vi… Những lý thuyết đó giúp cho nhân viên xã
hội nắm rõ hoàn cảnh và xác định vấn đề của đối tượng một cách một cách chính
xác hơn,giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề mà họ đang gặp phải, giúp đối tượng tìm ra
các nguồn lực để giải quyết vấn đề, đặc biệt là nguồn nội lực, khơi dậy khả năng
tiềm ẩn của đối tượng từ đó cùng với đối tượng tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ.
Có thể nói lý thuyết công tác xã hội là một bộ phận không thể thiếu của công
tác xã hội, nó là nền tảng cho thực hành công tác xã hội. Nhân viên xã hội sẽ
không hoàn thành được nhiệm vụ của mình nếu không áp dụng lý thuyết công tác
xã hội khi làm việc với đối tượng.
B. Nội dung
I. Những vấn đề chung về thuyết xung đột xã hội.


1. Khái niệm xung đột xã hội.
Xung đột xã hội được hiểu là tình huống hoặc quá trình xã hội, mà trong đó
tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân trong mỗi nhóm xã hội, giữa các
nhóm xã hội và xã hội nói chung, thể hiện bằng sự đối lập, sự bất đồng, sự tranh
chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, cảm xúc, nhu cầu, giá trị, mối quan tâm
về nguồn lực tài nguyên - xã hội và đôi lúc được thể hiện bằng cả hành vi đụng độ,
vũ trang.
2. Nội dung thuyết xung đột xã hội.
Thuyết xung đột xã hội bắt nguồn từ thuyết xung đột của nhà triết học nổi
tiếng đồng thời là một nhà xã hội học người Đức Karl Marx ( 1818 – 1883). Sau
ông, các học giả khác như Gluckman, Gumplovicz, Pareto, Simmel, Dahrendorf và
Collins… đã phát triển thuyết này theo hướng sâu hơn.
Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần không tránh được trong
mối quan hệ giữa con người với con người. Đồng thời thuyết cũng cho rằng xung
đột và mâu thuẫn đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã hội.
Thuyết này chủ yếu dùng để giải thích mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội,
giữa người giàu và người nghèo, hoặc giữa nhóm xã hội với nhau.
Giai cấp, quyền lực chính trị và địa vị chính trị là những yếu tố được đề cập
trong thuyết xung đột. Đối với thuyết này, tất cả các thể chế chính trị, luật pháp và
truyền thống trong xã hội được tạo ra để hỗ trợ và bảo vệ người có quyền lực, hoặc
nhóm người mà được xem như là người có địa vị cao hơn trong xã hội.
3. Đặc điểm của thuyết xung đột xã hội.
- Là một tình huống hoặc quá trình của xã hội.
- Xung đột xã hội là biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể khi giải quyết
quan hệ lợi ích mâu thuẫn nhau.
- Xung đột xã hội là hiện tượng xã hội khách quan, giải quyết quan hệ xã hội trung
tâm là lợi ích, hợp thành bản chất của mọi xã hội, chứ không phải là một hiện
tượng “lệch chuẩn xã hội” hay “hiện tượng bệnh lý” như quan điểm của thuyết
chức năng - cấu trúc.
- Xung đột xã hội được xác định là giai đoạn phát triển cao nhất của các mâu thuẫn

trong hệ thống các quan hệ giữa con người với con người, các tập đoàn xã hội, các
thiết chế xã hội và xã hội nói chung, được đặc trưng bằng sự đối lập các lợi ích và
quan điểm, được biểu hiện bằng các hành vi đụng độ, xô xát hữu hình trên thực tế.
4. Các dạng xung đột xã hội
- Xung đột giữa các quốc gia, các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giai cấp, các nền
văn hóa,văn minh
- Giữa các thành viên trong lãnh đạo.
- Giữa các bộ phận trong tổ chức.
- Giữa các giới( nam và nữ).
- Giữa các thế hệ trong gia đình.
- Xung đột giữa các thành viên với nhau.
5. Nguyên nhân dẫn đến xung đột
- Cá nhân: Do kỳ vọng khác nhau, sự khác biệt cá nhân, hiểu thiếu thông tin, vai
trò, phạm vi không phù hợp, môi trường cạnh tranh căng thẳng…
Do dự bất bình đẳng xã hội trong việc phân phối tài sản, quyền lực danh
vọng và sự phân biệt kỳ thị về chủng tộc.
- Trong nhóm: Do cạnh tranh nguồn lực, không thống nhất được mục tiêu, bị lệ
thuộc công việc, tranh giành vị trí, khác biệt về nhận thức……
Sự chênh lệch về các nguồn lực.
Do sự mâu thuẫn về lợi ích, quan điểm, giá trị, niềm tin, văn hóa giữa các
thành viên trong nhóm trong quá trình hoạt động.
Do sự căng thẳng , áp lực tâm lý từ người khác.
Do sự phân chiavề quyền lợi,cũng như chức năngnhiệm vụ và phạm vi
quyền hạn về các nhu cầu hoặc vấn đề ưu tiên luôn xảy ra giữa các thành viên
trong nhóm với nhau.
Do sự gián tiếp bị sai lệch thông tin dẫn đến hiểu sai nội dung và dẫn đến
hành động sai.
- Tổ chức: Do cơ cấu thứ bậc khác nhau, do mức độ tham gia của các thành viên
không giống nhau, do hệ thống khen thưởng không bình đẳng , do vấn đề quyền
lực, do môi trường làm việc……

Do sự bất đồng quan điểm giữa các bên: mỗi cá nhân, nhóm xã hội có
những bản sắc, ý kiến riêng và họ muốn “ áp đặt ” ý kiến của mình lên trên và cho
ý kiến của mình là đúng nên nên xảy ra mâu thuẫn dẫn tới xung đột.
Tranh giành quyền lực và sự ảnh hưởng như xung đột giai cấp, xung đột
sắc tộc, xung đột giữa các tập đoàn, nhóm ,
Xung đột ví các vấn đề liên quan đến tình cảm như xung đột gia đình,xung
đột giới,
Xung đột liên quan đến vai trò trách nhiệm của các bên. Có thể do nhầm
lẫn vai trò của nhau vì không hiểu đúng vai trò trách nhiệm dẫn đến xung đột.
6. Giải pháp giải quyết xung đột xã hội.
Những năm 1970 Kenneth Thomas và Ralph Kilmann xác định 5 cách giải
quyết xung đột, tùy theo mức độ hợp tác hay quyết đoán của cá nhân. Họ cho rằng
mỗi người có xu hướng hành động theo một cách nhất định khi giải quyết xung
đột. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng mỗi cách khác nhau sẽ có ích trong một tình
huống khác nhau. Họ đưa ra một công cụ khảo sát gồm nhiều câu hỏi, mà qua cách
bạn trả lời người ta có thể đánh giá bạn sẽ phản ứng như thế nào khi xung đột xảy
ra.
Các cách mà Thomas và Kilmann đưa ra như sau:
Phương pháp cạnh tranh (competitive): Những người chọn cách cạnh
tranh thường kiên quyết, và biết cái họ muốn. Họ thường đứng ở vị trí nắm quyền
lực, quyền lực này đến từ những thứ như vị trí, cấp bậc chuyên môn hay khả năng
thuyết phục. Cách này có ích trong trường hợp khẩn cấp và cần có quyết định gấp;
hoặc khi quyết định tối ưu không được đa số ủng hộ; hay khi bảo vệ một quyết
định chống lại trường hợp có một người cố gắng lợi dụng tình hình một cách ích
kỷ. Tuy nhiên, cách này có thể dẫn tới người làm việc chung cảm thấy bị xúc
phạm, không thỏa mãn hoặc phẫn uất khi nó được dùng trong tình huống không
khẩn cấp.
Phương pháp hợp tác (collaborative): Những người chọn cách hợp tác
thường cố gắng thỏa mãn nhu cầu của tất cả những người có liên quan. Những
người này có thể rất quyết đoán, nhưng khác với người mang chọn cách cạnh

tranh, họ hợp tác một cách có hiệu quả và hiểu rằng những người xung quanh cũng
quan trọng không kém mình. Cách này có ích trong trường hợp cần tập hợp nhiều
quan điểm khác nhau để tạo ra một giải pháp tối ưu, khi mà đã tồn tại xung đột
trước đây trong nhóm, hoặc trong tình huống một quyết định mang tính thỏa hiệp
đơn giản là không thể chấp nhận được.
Phương pháp thỏa thỏa hiệp (compromising): Người theo cách thỏa hiệp
sẽ cố gắng tìm kiếm giải pháp sau cho ít nhất có thể vừa lòng tất cả mọi người dù
chỉ phần nào. Ai cũng phải hi sinh chút đỉnh, và người thỏa hiệp cũng sẵn sàng
chấp nhận hi sinh phần mình. Thỏa hiệp là cần thiết nếu chi phí xung đột lớn hơn
chi phí mất đi đòi hỏi của mình, khi hai đối thủ cân sức đối đầu nhau là công việc
không tiến triển được, hoặc khi có hạn chót (deadline) đang tiến gần.
Phương pháp nhượng bộ (accomodating): Người chọn cách này sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu của người khác, dù có phải trả giá bằng cách hi sinh nhu cầu của
mình. Người dễ dãi thường biết khi nào phải nhường nhịn, nhưng có thể bị thuyết
phục để hi sinh quyền lợi của mình ngay cả khi điều này không cần thiết. Người dễ
dãi không cương quyết, nhưng ngược lại lại rất biết hợp tác. Hợp tác là cần thiết
nếu vấn đề đang tranh cãi có tính quan trọng lớn hơn cho người bên kia, khi hòa
bình có giá trị lớn hơn là chiến thắng hoặc khi bạn ở vị trí mà "sự biết ơn" của
người khác đối với mình là cần thiết. Tuy nhiên mọi người có thể chả bao giờ trả
ơn, do đó nhìn chung là phương pháp này ít khi đem lại kết quả tốt nhất.
Phương pháp lẩn tránh (avoiding): Những người chọn cách này tìm cách
lẩn tránh hoàn toàn xung đột. Người chọn phương pháp lẩn tránh biểu hiện qua
việc giao cho người khác ra những quyết định gây tranh cãi, chấp nhận những
quyết định mà người ta đưa ra từ trước, và tránh không làm tổn hại đến cảm xúc
của người khác. Lẩn tránh có thể hợp lý nếu chiến thắng là điều không thể, khi sự
tranh cãi là không đáng kể; hoặc khi có ai đó ở vị trí tốt hơn để giải quyết vấn đề.
Nhưng trong rất nhiều trường hợp, đây là con đường yếu đuối và không hiệu quả.
Tùy thuộc vào mức độ và trường hợp cụ thể NVXH đưa ra phương pháp can
thiệp, và hướng giải quyết khác nhau cho hợp lý.
Vd: Trong nhóm nhỏ mâu thuẫn thường xuất phát từ việc hiểu nhầm trong

giao tiếp hoặc thiếu thông tin .=> Cách giải quyết tạo cơ hội cho các thành viên
trong nhóm được tham gia một cách tự tin và thông báo cho mọi người biết đầy đủ
những thông tin cần thiết có liên quan tới các vấn đề của nhóm.
* Ưu điểm của xung đột xã hội :
- Xung đột là xây dựng có kết quả trong các vấn đề , lối kéo được mọi
người , đem lại sự truyền thống tốt, giải phóng cảm xúc, xây dựng sự hợp tác, giúp
cá nhân phát triển.
- Xung đột mâu thuẫn có nguồn gốc tạo ra sự phát triển.
- Giải quyết xung đột giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, về những giá trị,
nhu cầu, và nhận thức của người khác trong nhóm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình
tương tác giũa các thành viên và đem lại hiệu quả cao trong công việc.
- Thông qua giải quyết xung đột giúp cho nhóm kiểm tra lại tiến trình của
mình, đồng thời, các nhu cầu, mục tiêu của nhóm sẽ dần thích hợp với các thành
viên.
* Nhược điểm :
- Giải quyết xung đột thường mất nhiều thời gian, kéo dài thời gian căng
thẳng dẫn đến tâm lý làm việc căng thẳng luôn trong trạng thái strees lo lắng làm
sao để vượt người khác.
- Làm hạn chế việc sử dụng nguồn lực và giảm hiệu quả thời gian.
- Mâu thuẫn xung đột xảy ra mà không giải quyết được do sự chống đối và
ngăn cản học hỏi trong quá trình xảy ra mâu thuẫn và giải quết mâu thuẫn từ đó
làm cản trở các vị trí và lúc này các quyết định trở nên kém chất lượng.
III. Ứng dụng lý thuyết xung đột xã hội vào trong công tác xã hội.
-Thông qua thuyết xung đột xã hội nhân viên xã hội biết được các nguyên
nhân dẫn đến xung đột để từ đó NVXH hỗ trợ và can thiệp vào nhóm để đưa ra
nghững cách thức sử dụng trong việc giải quyết các vấn đề xung đột nhóm hiệu
quả.
- NVXH hỗ trợ cho nhóm, tăng cường khả năng đối phó với sự mạo hiểm
làm tăng thêm hiệu quả tối đa nguồn lực giúp nhóm tạo thêm nhiệm vụ và duy trì
chức năng của nhóm.

- NVXH biết được các kỹ năng và cách thức điều chỉnh xung đột một cách
sáng tạo, giúp các thành viên nhóm hiểu được các kỹ năng cơ bản, cách thức giải
quyết mâu thuẫn giúp các thành viên trong nhóm có mối quan hệ gắn bó với nhau
hơn và đạt được hiệu quả cao trong công việc.
-Xác định đúng vai trò , trách nhiệm và mục tiêu của từng người trong nhóm
để tạo nên sự thống nhất về mục tiêu phát triển trong nhóm.
- Xung đột xã hội được diễn ra tại mọi thời điểm và đều hướng tới quá trình
thay đổi những bất đồng không thể tránh khỏi này tất yếu sẽ dẫn đến một sự thay
thế ít nhất là việc tái cấu trúc lại hệ thống xã hội tồn tại hợp lý hơn.
- Thuyết xung đột hỗ trợ chúng ta có thể giải thích được động cơ bên trong
làm nên sự căng thẳng được xem là tác nhân gây ra các vấn đề xã hội.
C. Kết luận
Có thể nói lý thuyết công tác xã hội có vai trò rất quan trọng trong nghề
công tác xã hội. Các lý thuyết là một công cụ toàn năng và là cơ sở để nhân viên xã
hội hiểu được vấn đề của đối tượng và xác định được vấn đề một cách chính xác
nhất. Từ đó nhân viên xã hội kết hợp giữa kiến thức lý thuyết công tác xã hội và
các phương pháp, kỹ năng trong công tác xã hội trợ giúp những đối tượng yếu thế
hiểu được vấn đề họ đang gặp phải, tăng cường chức năng xã hội, khả năng tự giải
quyết vấn đề và kết nối họ với hệ thống các chính sách, nguồn lực trong xã hội
nhằm đảm bảo an sinh cho xã hội.

×