Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

nghiên cứu và xây dựng ứng dụng gởi và nhận e-mail trên điện thoại blackberry

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM


0612022 – LƯƠNG PHAN BÌNH
0612374 – TỐNG PHƯỚC BẢO QUỐC


NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
GỬI NHẬN E-MAIL
TRÊN ĐIỆN THOẠI BLACKBERRY



KHÓA LUẬN CỬ NHÂN CNTT

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. ĐỖ HOÀNG CƯỜNG



NIÊN KHÓA 2006 – 2010



2

LỜI CÁM ƠN


Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thầy Đỗ Hoàng Cường,
người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện
luận văn này.
Chúng con xin gửi tất cả lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng đến ông bà, cha
mẹ, cùng toàn thể gia đình, những người đã nuôi dạy chúng con trưởng thành đến
ngày hôm nay.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Công Nghệ
Thông Tin, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.Hồ Chí Minh đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em thực hiện tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các
anh chị và tất cả các bạn, những người đã giúp chung tôi có đủ nghị lực và ý chí để
hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của quý
Thầy Cô và các bạn.

TP.HCM, 6/2010
Nhóm sinh viên thực hiện
Lương Phan Bình – Tống Phước Bảo Quốc









3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


















Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Ngày … Tháng … Năm 2010
Giáo viên hướng dẫn
[Ký tên và ghi rõ họ tên]



4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


















Khóa luận đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Khóa luận cử nhân CNTT.
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Ngày … Tháng … Năm 2010
Giáo viên phản biện
[Ký tên và ghi rõ họ tên]



5

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành
công nghiệp mũi nhọn ở nhiều quốc gia. Máy tính ngày càng trở nên phổ biến, xuất
hiện nhiều trong các gia đình và trở thành một công cụ không thể thiếu của nhiều
người. Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghệ thông tin không thể không nhắc
tới sự phát triển của Internet. Sự xuất hiện và phát triển của Internet đã đáp ứng được

nhu cầu con người về giải trí, làm việc, học tập cho đến giao tiếp.v.v.
Internet xuất hiện đã đáp ứng được nhu cầu giao tiếp từ xa của con người, với
Internet, con người từ khắp nơi có thể liên kết vào cùng một mạng toàn cầu, giúp cho
khả năng giao tiếp từ xa của con người dễ dàng hơn. Trong đó E-mail xuất hiện đã
góp phần giúp cho việc giao tiếp từ xa của con người dễ dàng hơn rất nhiều.
Công nghệ E-mail ngày càng phát triển bên cạnh sự phát triển của Internet, rất
nhiều E-mail Server đã được lập. Từ E-mail Server cung cấp miễn phí cho người dùng
như Yahoo, Gmail, Hotmail.v.v. Cho tới các E-mail Server dùng riêng cho các doanh
nghiệp. Nhu cầu về E-mail của con người rất lớn. Việc gởi và nhận E-mail đã trở
thành một phần không thể thiếu của rất nhiều người. Nhu cầu gởi và nhận E-mail ở
mọi nơi đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Sự ra đời của các thiết bị di động đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của con
người, dựa vào đặc tính nhỏ gọn và di động. Thiết bị di động đáp ứng được rất nhiều
nhu cầu của con người, trong đó có cả việc gởi và nhận E-mail. Ngày nay, việc gởi và
nhận E-mail trên các thiết bị di động đã trở nên phổ biến. Có nhiều giải pháp để thực
hiện vấn đề trên như Microsoft phát triển Microsoft Exchange Server để quản lý việc
gởi và nhận E-mail, BlackBerry Server quản lý việc gởi và nhận E-mail cho các điện
thoại BlackBerry.v.v. Trong đó, BlackBerry đang có ưu thế vượt trội về khả năng gởi
và nhận E-mail trên các thiết bị di động của mình. BlackBerry đã và đang dần chiếm
lĩnh phần lớn thị phần thiết bị di động thông minh.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng em đã thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU VÀ
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG GỞI VÀ NHẬN E-MAIL TRÊN ĐIỆN THOẠI
BLACKBERRY”. Trong đề tài này, chúng em xây dựng một chương trình giúp việc
gởi và nhận E-mail trên điện thoại BlackBerry, cụ thể là các điện thoại BlackBerry sử
dụng nền tảng hệ điều hành Research In Motion phiên bản 5.0.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng một chương trình giúp cho việc gởi và nhận E-
mail thông qua điện thoại BlackBerry sử dụng hệ điều hành Research In Motion phiên
bản 5.0. Giúp người dùng gởi và nhận E-mail dễ dàng bằng thiết bị thông minh
BlackBerry của hãng Research In Motion. Các nội dung chính của đề tài bao gồm:
 Tìm hiểu về các công nghệ gởi và nhận E-mail.



6

 Tìm hiểu về hệ điều hành Research In Motion và thiết bị di động
BlackBerry của Research In Motion.
 Tìm hiểu một số vấn đề về lập trình trên hệ điều hành Research In Motion.
 Tìm hiểu lập trình mạng trên BlackBerry.
 Xây dựng một ứng dụng chạy trên các thiết bị di động BlackBerry của hãng
Research In Motion để gởi và nhận E-mail.



7

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
Tổ chức luận văn 10
Danh sách hình 11
Danh sách bảng 13
PHẦN 1: MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH BLACKBERRY 14
Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion (RIM) 14
1.1 Kiến trúc Research In Motion OS: 14
1.2 Các phiên bản Research In Motion OS: 19
1.3 Giới thiệu Research In Motion OS 5.0: 21
Chương 2: BlackBerry Mobile 23
2.1 Tổng quan về BlackBerry Mobile: 23

2.2 Một số vấn đề khi xây dựng ứng dụng trên BlackBerry: 25
Chương 3: Lập trình với BlackBerry API 31
3.1 BlackBerry API: 31
3.2 Mail API trên BlackBerry: 34
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 36
Chương 4: Các giao thức trong gửi nhận e-mail 36
4.1 Giao thức SMTP: 36
4.2 Giao thức POP3: 43
4.3 Giao thức IMAP: 48
Chương 5: Push e-mail và Pull e-mail 67
5.1 Push e-mail: 67
5.2 Pull e-mail: 68
PHẦN 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG GỬI NHẬN E-MAIL 70
Chương 6: Các kĩ thuật xử lí trong ứng dụng 70
6.1 Các giải pháp về vấn đề nhận e-mail: 70
6.2 Các giải pháp về vấn đề gửi e-mail: 72


8

6.3 Các giải pháp về vấn đề giả lập Push e-mail: 73
6.4 Các giải pháp về vấn đề xây dựng ứng dụng Push e-mail thực sự: 75
6.5 Các giải pháp về vấn đề lưu trữ thông tin trong ứng dụng: 77
6.6 Các giải pháp về vấn đề tiếng Việt trong ứng dụng: 81
6.7 Các giải pháp về vấn đề đa ngôn ngữ: 83
Chương 7: Phân tích và thiết kế 85
7.1 Khảo sát hiện trạng 85
7.2 Xác định yêu cầu: 85
7.3 Xây dựng mô hình use-case: 86
7.4 Đặc tả use-case: 88

7.5 Thiết kế kiến trúc: 101
7.6 Thiết kế lớp: 103
7.7 Thiết kế xử lí: 105
Chương 8: Cài đặt và thử nghiệm 109
8.1 Môi trường phát triển: 109
8.2 Cài đặt: 109
8.3 Thử nghiệm: 110
Chương 9: Tổng kết 113
9.1 Kết luận: 113
9.2 Hướng phát triển: 113
PHẦN 4: PHỤ LỤC 115
Phụ lục A: Phát triển chương trình BlackBerry 115
A.1 Kiến trúc mạng BlackBerry 115
A.2 Mô hình của chương trình BlackBerry 116
A.3 Những mở rộng của BlackBerry từ J2ME 116
A.4 Phát triển chương trình bằng JDE 117
A.5 Triển khai chương trình bằng Blackberry Desktop Manager 119
Phụ lục B: Tống hợp các giao thức mail 121
B.1 Cấu trúc MIME 121
B.2 Cấu trúc mã trả về và ý nghĩa các chữ số 128
B.3 Base64 và Quoted-printable Encoding 128


9

B.4 Cách đánh số các thành phần trong MIME 131
Tài liệu tham khảo 133





10

Tổ chức luận văn
Nội dung của luận văn được chia làm 3 phần và 9 chương:
PHẦN 1: MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH BLACKBERRY
Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion(RIM): Giới thiệu tổng
quan về công ty Research In Motion, tổng quan về hệ điều hành Research In Motion,
sơ lược các phiên bản hệ điều hành Research In Motion cũng như tổng quan về hệ
điều hành Research In Motion phiên bản 5.0
Chương 2:BlackBerry Mobile: Giới thiệu tổng quan về thiết bị di động BlackBerry
của công ty Research In Motion. Tổng quan về lịch sử, các dòng máy, đặc điểm của
thiết bị di động Blackberry.
Chương 3: Lập trình với Blackberry API: Giới thiệu các vấn đề cơ bản về lập trình
trên điện thoại BlackBerry.
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 4: Các giao thức trong gởi và nhận E-mail: Giới thiệu và trình bày về các
giao thức trong việc gởi và nhận E-mail, bao gồm tổng quan, lịch sử, các câu lệnh sử
dụng trong các giao thức đó.
Chương 5: Push E-mail và Pull E-mail: Giới thiệu và phân biệt về Push E-mail và
Pull E-mail - 2 cách để lấy E-mail từ E-mail Server.
PHẦN 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG GỞI VÀ NHẬN E-MAIL
Chương 6: Các kĩ thuật xử lý trong ứng dụng: Các kĩ thuật và giải pháp để xử lý và
giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng ứng dụng gởi và nhận E-mail
trên Blackberry.
Chương 7: Phân tích và thiết kế: Phân tích, thiết kế các chức năng của chương trình,
thiệt kế lớp, thiết kế màn hình, thiết kế lưu đồ hoạt động và trình bày một số vấn đề
quan trọng khác liên quan tới việc xây dựng ứng dụng.
Chương 8: Cài đặt và thử nghiệm: Giới thiệu môi trường phát triển và cài đặt ứng
dụng, thử nghiệm ứng dụng trên môi trường máy ảo và trong thực tế.

Chương 9: Tổng kết: Trình bày những kết quả đạt được, hạn chế, những vấn đề tồn
tại, hướng phát triển trong tương lai.



11

Danh sách hình
Hình 1.1 - Cấu trúc mạng của Blackberry 15
Hình 1.2 - Trackwheel trên máy BlackBerry 8700 16
Hình 1.3 - Trackball trên điện thoại BlackBerry Pearl 8100 16
Hình 1.4 - Trackpad trên điện thoại Blackberry Bold 9700 17
Hình 1.5 - Touchscreen trên điện thoại Blackberry Storm 9500 17
Hình 1.6 - Bàn phím QWERTY trên máy BlackBerry Curve 8900 18
Hình 1.7 - Bàn phím AZERTY Trên máy BlackBerry Curve 8900 18
Hình 1.8 - Bàn phím SureType trên điện thoại BlackBerry 8100 19
Hình 1.9 - Bàn phím ảo SureType trong máy Blackberry 8550 19
Hình 1.10 - Giao diện Research In Motion OS 5.0 22
Hình 2.1 - Chu kỳ sống của chương trình BlackBerry 26
Hình 2.2 - Các công cụ lập trình MDS trên BlackBerry 27
Hình 2.3 - Máy ảo 9530 của BlackBerry 28
Hình 2.4 – Sơ đồ biểu diễn mới quan hệ giữa các lớp Connection 32
Hình 4.1- Quá trình trao đổi dữ liệu trong giao thức SMTP 36
Hình 4.2 - Giao tác giữa Client và Server trong giao thức SMTP 36
Hình 4.1- Quá trình trao đổi dữ liệu trong giao thức SMTP 36
Hình 4.3 - Mô hình hoạt động của POP3 43
Hình 4.4 - Trạng thái chứng thực của POP3 43
Hình 4.5 - Trạng thái giao tác của POP3 44
Hình 4.6 - Mô hình hoạt động của IMAP4 49
Hình 5.1 - Mô hình BIS của Research In Motion 66

Hình 5.2 - Microsoft Exchange 1.0 67
Hình 6.1 - Quá trình chuyển đổi mẫu E-mail khi gởi mail tới một người dùng 71
Hình 6.2 - Quá trình tự động nhận E-mail của chương trình 72


12

Hình 6.3- Mô hình hệ thống Push E-mail 74
Hình 6.4 - Sơ đồ quản lý Persistent Data trong máy BlackBerry 77
Hình 6.5 - Cấu trúc lưu trữ danh sách các cấu hình E-mail 78
Hình 7.1 - Sơ đồ use-case ứng dụng 84
Hình 7.2 – Mô hình hoạt động của ứng dụng 99
Hình 7.3 – Kiến trúc thành phần ứng dụng phía Client 100
Hình 7.4 – Các lớp quản lý màn hình 101
Hình 7.5 – Các thành phần lưu trữ và xử lý Message 101
Hình 7.6 – Sơ đồ các lớp quản lý E-mail 102
Hình 7.7 – Thành phần các lớp quản lý cấu hình và lưu trữ 102
Hình 7.8 – Quá trình nhận E-mail bằng giao thức IMAP 103
Hình 7.9 - Quá trình nhận E-mail bằng giao thức POP 103
Hình 7.10 – Xử lý và hiển thị nội dung E-mail 104
Hình 7.11 – Xử lý Attachment trong E-mail 104
Hình 7.12 – Đóng gói và gởi E-mail 105
Hình 7.13 - Các trạng thái chuyển đổi của chương trình 105
Hình 8.1 – Giao diện BlackBerry Desktop Manager 107
Hình 8.2 – Danh sách chương trình trong thiết bị 107
Hình A.1 - Kiến trúc mạng của BlackBerry 111
Hình A.2 - Cài đặt để kết nối BES 112
Hình A.3 - Tạo Workspace để quản lý công việc 113
Hình A.4 - Tạo chương trình mới 113
Hình A.5 - Thêm một tập tin mới vào chương trình 114

Hình A.6 - đưa một tập tin vào chương trình 114


13

Danh sách bảng
Bảng 1.1 Các phiên bản hệ điều hành Research In Motion 21
Bảng 2.1 - Các gói API cần phải ký trước khi sử dụng 30
Bảng 4.1 Các định nghĩa mở rộng của SMTP 38
Bảng 4.2 các câu lệnh trả về trong SMTP 41
Bảng 6.1 - Các ký tự Unicode tổ hợp 81
Bảng 7.1 - Các yêu cầu của chương trình 84
Bảng 7.2 – Danh sách các actor 84
Bảng 7.3 – Danh sách các use-case 85
Bảng 8.1 - Kết quả thử nghiệm trên máy ảo của chương trình 86
Bảng A.1 - Chương trình HelloWorld 115
Bảng A.2 - cấu trúc một tập tin .alx 116
Bảng B.1 – Ví dụ về tập tin MIME 119
Bảng B.2 - Chữ số “x” 124
Bảng B.3 – Chữ số “y” 124
Bảng B.4 – Bảng mã chuyển đổi 126
Bảng B.5 – Ví dụ về chuyển đổi mã 126
Bảng B.6 – Cách đánh số các thành phần trong MIME 127

Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


14

PHẦN 1: MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH BLACKBERRY

Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion (RIM)
1.1 Kiến trúc Research In Motion OS:
1.1.1 Giới thiệu Research In Motion OS:
Hệ điều hành Research In Motion(RIM OS) được phát triển bởi công ty
Research In Motion, được sử dụng hầu hết cho dòng điện thoại thông minh
BlackBerry của hãng này.
Sơ lược về hệ điều hành Research In Motion:
 Hệ điều hành RIM lập trình trên ngôn ngữ C++.
 Ngôn ngữ lập trình: Sử dụng ngôn ngữ Java và BlackBerry API.
 Kernel: Sử dụng Kernel Java.
 Bản quyền sử dụng: Research In Motion độc quyền phân phối và phát triển.
 Ngôn ngữ hỗ trợ: US English, UK English, French, Spanish, European
Portuguese, Brazilian Portuguese, Basque, Catalan, Galician, Italian, German,
Dutch, Russian, Polish, Czech, Hungarian, Turkish, Arabic, Hebrew,
Indonesian, Thai, Japanese, Chinese (Traditional), Chinese (Simplified),
Korean.
Hệ điều hành BlackBerry là một hệ điều hành đa nhiệm, sử dụng cách thức dẫn
nhập dữ liệu thông qua bánh xe di chuyển(Trackwheel), viên bi di chuyển(Trackball)
hay bàn cảm ứng(Trackpad), màn hình cảm ứng(Touchscreen). Hệ điều hành hỗ trợ
các thông tin thiết bị di động chuẩn MIDP 1.0 và giao thức không dây chuẩn WAP
1.2. Hỗ trợ trình duyệt web WAP và các thông tin như lịch, công việc, địa chỉ, E-mail
và chú thích như một số điện thoại thông minh khác. Các điện thoại OS 4.0 trở lên hỗ
trợ MIDP 2.0.
Các chức năng này được thực hiện bởi phần mềm BES
1
, phần mềm này là một
phần của hệ điều hành. Một phiên bản cải tiến của BES là BIS
2
. Nó cho phép người
dùng truy cập Internet. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng các giao thức POP3

3
,
IMAP
4
và truy cập Outlook E-mail mà không cần truy cập thông qua BES khi sử dụng
BIS. BIS là một dịch vụ được điều hành bởi RIM, được cung cấp thông qua các nhà

1
BlackBerry Enterprise Server
2
BlackBerry Internet Service
3
Post Office Protocol
4
Internet Message Access Protocol
Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


15

cung cấp dịch vụ di động. Các phiên bản cập nhật có thể được tải thông qua dịch vụ
tải OTASL
5
cung cấp bởi hệ điều hành BlackBerry.

Hình 1.1 - Cấu trúc mạng của Blackberry
(Nguồn: BlackBerry OS Report - Josh Schiffman)
Mặc dù hệ điều hành BlackBerry là một hệ điều hành đóng, nhưng nó cung cấp
một thư viện giao diện lập trình ứng dụng(Application Programming Interface – API).
Các nhà lập trình có thể sử dụng các API này để biết chương trình ứng dụng cho

BlackBerry.
1.1.2 Nhập liệu trên Research In Motion OS:
Hệ điều hành Research In Motion được sử dụng cho các máy của chính hãng là
BlackBerry. Vì vậy đều được sử dụng các phương thức nhập liệu sau:
a) Nhập liệu:
Các máy BlackBerry có 4 kiểu nhập liệu chính là trackwheel, trackball và
trackpad và màn hình cảm ứng(Touchscreen):
 Trackwheel:
Được sử dụng cho các dòng máy cũ như 850/870, dòng sản phẩm 6000, dòng
sản phẩm 7000 và 8700. Kiểu nhập liệu này sử dụng một bánh xe di chuyển bên hông
máy( gọi là Trackwheel) để di chuyển lên xuống trong giao diện người dùng. Người
dùng có thể di chuyển qua trái và qua phải bằng cách giữ nút shift
6
trên bàn phím và
di chuyển trackwheel. Chọn ứng dụng hay mở menu ứng dụng bằng cách nhấp vào
Trackwheel.


5
Air Software Loading
6
Nút Shift hay nút Alt tùy theo dòng máy
Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


16


Hình 1.2 - Trackwheel trên máy BlackBerry 8700
(Nguồn: www.gsmarena.com)


 Trackball:
Được sử dụng từ dòng máy 8100, và các dòng máy 8300, 8800, 8900, 9000,
9600. Trackball là một viên bi nằm ở chính giữa máy. Người dùng có thể cuộn viên bi
lên xuống và qua trái, qua phải để di chuyển trong giao diện người dùng. Nhấn vào
trackball để chọn và mở menu của ứng dụng.


Hình 1.3 - Trackball trên điện thoại BlackBerry Pearl 8100
(Nguồn: www.GSMArena.com)

 Trackpad:
Trackpad là kiểu nhập liệu được sử dụng cho các dòng máy mới như 9700,
8500.v.v. Trackpad là một bàn cảm ứng nhỏ được đặt ở giữa máy, người dùng có thể
di chuyển bằng cách rê ngón tay trên trackpad. Chọn và mở menu ứng dụng bằng cách
nhấp vào giữa trackpad.


Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


17


Hình 1.4 - Trackpad trên điện thoại Blackberry Bold 9700
(Ngồn www.GSMArena.com)

 Touchscreen:
Touchscreen là kiểu nhập liệu được sử dụng cho các máy có màn hình cảm ứng
như dòng điện thoại 9500. Người dùng có thể dùng tay hoặc bút cảm ứng để chọn trực

tiếp trên màn hình cảm ứng này.

Hình 1.5 - Touchscreen trên điện thoại Blackberry Storm 9500
(Nguồn: www.GSMArena.com)

b) Bàn phím:
Blackberry cung cấp cho người dùng 3 loại bàn phím để nhập liệu khác nhau,
tùy thuộc dòng máy: QWERTY, SureType và bàn phím cảm ứng:
 Bàn phím QWERTY:
QWERTY là loại bàn phím được nhà phát minh ra máy đánh chữ Christopher
Sholes phát minh vào thập niên 1860. Ban đầu, các ký tự trên may dánh chữ được xếp
theo thứ tự alphabet – ABCDE, nhưng cách đánh chữ này không được nhanh và tiện
dụng. Một nhà kinh doanh làm chung với Scholes là James Densmore đã đề nghị thay
Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


18

đổi và sắp xếp lại các ký tự trên bàn phím, và bàn phím kiểu QWERTY ra đời. Kiểu
bàn phím này đuợc sử dụng rộng rãi cho các máy đánh chữ và máy tính ngày nay.
Research In Motion đã ứng dụng kiểu bàn phím này vào điện thoại của mình.
Giúp người dùng có thể nhập liệu bằng cả 2 tay và nhập liệu nhanh hơn. Kiểu bàn
phím này đươc sử dụng trên hầu hết các điện thoại của BlackBerry, trừ các loại điện
thoại cảm ứng và các dòng sử dụng bàn phím SureType.



Hình 1.6 - Bàn phím QWERTY trên máy BlackBerry Curve 8900
(Nguồn: ecvv.com)
Một số điện thoại được phân phối ở Bỉ hoặc Pháp còn sử dụng bàn phím

AZERTY, một phiên bản khác của kiểu bàn phím QWERTY cho những người sử
dụng ngôn ngữ Bỉ hay Pháp.



Hình 1.7 - Bàn phím AZERTY Trên máy BlackBerry Curve 8900
(Nguồn: www. mepodphone.net)

 Bàn phím SureType:
Bàn phím SureType là kiểu bàn phím dựa vào kiểu bàn phím QWERTY,
nhưng thiết kế 2 ký tự trên 1 phím, giúp cho bàn phím SureType trở nên nhỏ gọn hơn
Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


19

so với bàn phím QWERTY nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu nhập liệu nhanh của
người sử dụng BlackBerry.
Bàn phím SureType còn trang bị cho người dùng một từ điển khoảng 35.000
chữ tiếng Anh, giúp cho người dùng có thể gõ nhanh hơn bằng chế độ gõ chữ thông
minh. Ngoài ra, các dòng điện thoại sử dụng bàn phím SureType còn có chức năng tự
động học và nhớ những từ người dùng để nhập liệu để thêm vào bộ tự điển, giúp
người dùng nhập liệu nhanh hơn.
Bàn phím SureType được sử dụng cho các điện thoại như Pearl 8100, 8110,
8120, 8130.v.v.

Hình 1.8 - Bàn phím SureType trên điện thoại BlackBerry 8100
(Nguồn: www.pdastreet.com)

 Bàn phím cảm ứng:

Bàn phim cảm ứng là kiểu bàn phím được thiết kế cho các dòng mày sử dụng
màn hình cảm ứng. Bàn phím cảm ứng có 2 loại là bàn phím cảm ứng QWERTY và
bàn phím cảm ứng SureType.

Hình 1.9 - Bàn phím ảo SureType trong máy Blackberry 8550
(Nguồn: www.Blackberry.com)
1.2 Các phiên bản Research In Motion OS:
Số hiệu
điện
thoại
Tên điện
thoại
Nhập liệu Phiên
bản hệ
điều hành
T-Mobile[3] AT&T[4] Bell[5] Rogers[6] Telus[7] Verizon[8]
Sprint[9]
Cập nhật lần cuối:
2010 9-Aug-09 5-Jan-10 8-Aug-09 20-Apr-10 17-Sep-09 22-Jan-
10
Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


20

8100
Pearl Trackball 4.5.0 4.2.1.107 4.5.0.110
8110
Pearl Trackball 4.5.0 4.5.0.158 4.5.0.102
8120

Pearl Trackball 4.5.0 4.5.0.124 4.5.0.110 4.5.0.102
8130
Pearl Trackball 4.5.0 4.5.0.127 4.5.0.177 4.5.0.77 4.5.0.138
4.5.0.175
8220
Pearl Flip
(Kickstart)
Trackball 4.6.0 4.6.0.180 4.6.0.174
8230
Pearl Flip
(Kickstart)
Trackball 4.6.0 4.6.1.422 4.6.1.182 4.6.1.234
(6/23/2009)

8300
Curve Trackball 4.5.0 4.5.0.110 4.5.0.81
8310
Curve Trackball 4.5.0 4.5.0.306 4.5.0.81
8320
Curve Trackball 4.5.0 4.5.0.81 4.5.0.182 4.5.0.81
8330
Curve Trackball 4.5.0 4.5.0.127 4.5.0.160 4.5.0.175
4.5.0.186
8350i
Curve Trackball 4.6.1 4.6.1.194
4.6.1.313
9100
Pearl 3G
(Stratus)
Trackpad 5.0.0

9300
Curve 3G
(Kepler)
Trackpad 5.0.0
8800
(Huron) Trackball 4.5.0 4.2.1.74 4.5.0.110 4.5.0.81
8820
(Huron) Trackball 4.5.0 4.5.0.139 4.5.0.110 4.5.0.37
8830
(Huron) Trackball 4.5.0 4.5.0.127 4.5.0.127 4.5.0.160 4.5
(4/21/2009)
4.5.0.175
8900
Curve
(Javelin)
Trackball 4.6.1 4.6.1.231 4.6.1.315 4.6.1.250
9000
Bold Trackball 4.6.0 4.6.0.304 5.0.0.411 4.6.0.282
9630
Tour Trackball 4.7.1 4.7.1.77 5.0.0.419
(2/2/2010)
5.0.0.591
(4/20/2010)
5.0.0.624
(05/04/2010)
9700
Bold 2
(Onyx)
Trackpad 5.0.0 5.0.0.586
(5/18/2010)

5.0.0.405 5.0.0.344 5.0.0.351 5.0.0.442
8520
Curve 2
(Gemini)
Trackpad 4.6.1 4.6.1.259
(9/8/2010)
4.6.1.314 4.6.1.428
8530
Curve 2
(Gemini)
Trackpad 5.0.0 5.0.0.756 5.0.0.609 5.0.0.508
(3/22/2010)
5.0.0.459
9500
Storm Touchscreen 4.7.0 4.7.0.148
9530
Storm Touchscreen 5.0.0 5.0.0.419 4.7.0.122 5.0.0.419 5.0.0.328
Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


21

9550
Storm 2 Touchscreen 5.0.0 5.0.0.320 5.0.0.607
7100i
Trackwheel 4.1.0
4.1.0.376
7130e
Trackwheel 4.2.1
4.2.1.110

8700
Trackwheel 4.2.1 4.5.0.110
8700g
Trackwheel 4.5.0 4.5.0.124
8700r
Trackwheel 4.2.1 4.2.1.101
8703e
Trackwheel 4.2.1 4.2.1.110 4.2.1.110 4.2.1.195
4.5.0.148

Bảng 1.1 Các phiên bản hệ điều hành Research In Motion
(Nguồn: Wikipedia.org)
1.3 Giới thiệu Research In Motion OS 5.0:
Do ứng dụng gởi và nhận mail trên điện thoại Blackberry được viết để chạy
trên nền tảng hệ điều hành Research In Motion phiên bản 5.0, sau đây là một số sơ
lược về phiên bản này.
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của dòng điện thoại thông minh đã tạo ra môi
trường phát triển ứng dụng mới. Trong đó sự phát triển mạnh mẽ của dòng điện thoại
cảm ứng thúc đẩy sự ra đời của các dòng máy, hệ điều hành tiên tiến hơn, có thể đáp
ứng được nhu cầu phát triển của thị trường.
Research In Motion đã cho ra đời phiên bản OS 5.0, được phát triển cho các
dòng điện thoại BlackBerry Pearl Flip 8200, Curve 8350i, 8330, 8520 và 8900, Bold
9000, Storm 9530 và Tour 9630. Sự ra đời của hệ điều hành phiên bản mới này đánh
dấu bước phát triển mạnh mẽ của hãng và hệ điều hành với các tính năng hỗ trợ màn
hình cảm ứng, và các tính năng mạnh mẽ khác hỗ trợ tốt hơn cho người dùng.

Chương 1: Tổng quan hệ điều hành Research In Motion


22



Hình 1.10 - Giao diện Research In Motion OS 5.0
(Nguồn: Wikipedia.org)
Tất cả các thiết bị sử dụng BlackBerry Internet Service(BIS) chạy hệ điều hành
phiên bản 5.0 này được cung cấp một trình duyệt mới mạnh mẽ hơn với các chức năng
hỗ trợ AJAX
7
, chạy JavaScript tốt hơn và nhanh hơn, bộ hỗ trợ BlackBerry Widget –
bao gồm cả Google Gears và SQLite cho Blackberry Widgets.
Ngoài các tính năng hỗ trợ BlackBerry Internet Service, hệ điều hành phiên bản
5.0 còn cung cấp cho người dùng những tính năng ưu việt như cờ đánh dấu E-mail,
quản lý thư mục E-mail, tính năng để có thể xem và quản lý văn bản từ chia sẽ file từ
xa, chuyển lịch công việc và kết nối mạnh mẽ. Ngoài ra, với các tính năng hỗ trợ màn
hình cảm ứng, giao diện hoàn toàn mới và tiện dụng cho người dùng, Phiên bản hệ
điều hành Research In Motion 5.0 đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng
nhu cầu của người sử dụng và cả lập trình viên.
 Đặc điểm nổi bật:
o Hỗ trợ các chức năng dành cho thiết bị có màn hình cảm ứng.
o Khả năng kết nối và thể hiện website mạnh mẽ.
o Kết nối và quản lý văn bản từ xa.
o Giao diện mới thân thiện và tiện dụng cho người dùng.

7
Aynchoronous Java Script And XML
Chương 2: Blackberry Mobile

23

Chương 2: BlackBerry Mobile

2.1 Tổng quan về BlackBerry Mobile:
2.1.1 Khái niệm về BlackBerry Mobile:
BlackBerry là tên gọi chung của một thiết bị di động được phát triển bởi công
ty Research In Motion(RIM) có trụ sở chính tại Canada. Ngoài các tính năng thông
thường của một thiết bị thông minh như sổ địa chỉ, lịch công việc.v.v. BlackBerry còn
được biết đến như một thiết bị hỗ trợ mạnh mẽ cho việc gởi và nhận mail ở bất kì đầu,
miễn là nó có thể kết nối với mạng di động.
BlackBerry hiện nay chiếm hơn 20% thị trường thiết bị cầm tay thông tin(hay
còn gọi là smart phone). Với nhiều đặc tính nổi trội như khả năng bảo mật cao, hỗ trợ
gởi và nhận mail một cách mạnh mẽ, có thể kết nối ở khắp mọi nơi.v.v. BlackBerry đã
trở thành thiết bị cầm tay thông minh phổ biến nhất đối với các doanh nhân ở thị
trường Mỹ.
2.1.2 Lịch sử phát triển:
Thiết bị Blackberry xuất hiện đầu tiên vào năm 1999 chỉ đơn thuần là một máy
nhắn tin di động(Pager). Chiếc máy có số hiệu 850 sử dụng 2 pin AA, có một số chức
năng cơ bản như truy cập Internet, lịch hẹn, sắp xếp và quản lý công việc.v.v. Ở thời
điểm các thiết bị di động đều rất lớn và không có nhiều chức năng như bấy giờ, 850
được đón nhận như một trong những thiết bị thành công nhất thời điểm đó, và rất
được các doanh nhân ưa chuộng.
Vào năm 2002, các thiết bị phổ biến hơn của BlackBerry ra đời, hỗ trợ push e-
mail, gọi điện thoại di động, nhắn tin, fax, duyệt web và một số ứng dụng mạng khác.
Lúc này thiết bị khá giống với hình dạng các điện thoại phổ biến bây giờ. Được cung
cấp pin lithium có thể sạc, dung lượng bộ nhớ và tốc độ xử lý cũng cải tiến hơn rất
nhiều.
Mặc dù hầu hết các điện thoại dòng 5000 và 6000 của Blackberry đều hướng
vào thị trường mạng GSM
8
. Nhưng với sự phát triển của Sprint và Verizon trên nền
tảng mạng CDMA
9

ở thị trường Mỹ, vào năm 2003 RIM đã phát tirển BlackBerry
6750 cho mạng của Verizon. Kế tới là các phiên bản dòng 7200, điển hình là dòng sản
phẩm 7250, được phân phối qua Sprint và Verizon. Đây là thiết bị đầu tiên của
BlackBerry có hỗ trợ Bluetooth.
Ở thời điểm này, BlackBerry sản xuất thiết bị cho cả 2 dòng mạng GSM và
CDMA. Trong đó 7210, 7220, 7230, 7280, 7290 được thiết kế cho mạng GSM. Và

8
Global System for Mobile Communications
9
Code Division Multiple Access
Chương 2: Blackberry Mobile

24

7250 được thiết kế cho mạng CDMA. Riêng 7270 thật chất là một thiết bị WLAN,
không hoạt động dựa trên mạng di động mà được sử dụng cho mục đích gọi VoIP
10
.
Dòng điện thoại 7500 sau đó được thiết kế cho mạng di động iDEN của Motorola.
Có thể nói, bàn phím QWERTY là biểu tượng của Blackberry. Tuy nhiên, một
số người lại cho rằng thiết bị full QWERTY lại quá cồng kềnh, và họ ưa chuộng dòng
thiết bị mỏng và nhẹ hơn. Chính vì điều này, RIM đã phát triển và phân phối 7100t
thông qua mạng T-Mobile vào cuối năm 2004, sử dụng bàn phim SureType – kiểu bàn
phím với 2 ký tự cho mỗi phím.
Dòng thiết bị sử dụng bằng phím SureType thật sự được biết đến rộng rãi với
sự ra đời của phiên bản 8100 vào năm 2006, hay còn gọi là BlackBerry Pearl. Với
thay đổi lớn chính là một viên bi cuộn ở giữa(được gọi là Trackball) được thay thế cho
thanh cuộn bên hông(được gọi là Trackwheel) của những dòng sản phẩm trước. Ban
đầu, Pearl được thiết kế hỗ trợ mạng GSM, nhưng vào cuối 2007, Pearl 8130 được

phát triển cho mạng CDMA.
Sau một loạt sản phẩm với bàn phím cải tiến SureType, BlackBerry lại cho ra
đời dòng sản phẩm 8700 với kiểu bàn phím QWERTY, sản phẩm này là một trong
những sản phẩm bán chạy nhất của BlackBerry. 8700 được phát triển với 3 dòng sản
phẩm, một cho mạng GSM với EDGE
11
, một cho mạng GSM không sử dụng
EDGE(phổ biến ở các nước Anh, Ý, Hồng Kông, Singapore, W-CDMA
12
ở Nhật), và
một dòng sản phẩm khác sử dụng cho mạng CDMA.
Vào ngày 12/2/2007, Blackberry bắt đầu phân phối 8800, sản phẩm GSM bán
chạy nhất tại thời điểm lúc bấy giờ. Đây là thiết bị với kiểu bàn phím QWERTY kết
hợp với viên bi Trackball của dòng sản phẩm 8100. Vài tháng sau dòng sản phẩm
8830 được phân phối thông qua Verizon, sử dụng mạng CDMA. Và sau đó dòng sản
phẩm 8820 ra đời đây là sản phẩm sử dụng Wifi đầu tiên của BlackBerry.
Vào tháng 5/2007. BlackBerry lại tiếp tục giới thiệu dòng sản phẩm
BlackBerry 8300, hay còn gọi là BlackBerry Curve. Đây là sản phẩm đầu tiên của
BlackBerry có tích hợp camera, sản phẩm này cũng được phân phối ở nhiều mạng
khác nhau như GSM hay CDMA.
BlackBerry đã và đang phát triển cho tới tận ngày nay. Với nhiều sản phẩm cải
tiến theo từng năm cụ thể, với nhiều kiểu dáng khác nhau như nắp gập, nắp trượt, cảm
ứng.v.v. BlackBerry đã và đang dần khẳng định vị thế là một trong những sản phẩm
thiết bị cầm tay thông minh mạnh và hiệu quả nhất.

10
Voice Over IP
11
Enhanced Data rates for GSM Evolution
12

Wide Code Division Multiple Access
Chương 2: Blackberry Mobile

25

2.2 Một số vấn đề khi xây dựng ứng dụng trên BlackBerry:
2.2.1 Java trên BlackBerry:
Ứng dụng trên Blackberry có thể được phát triển bằng ngôn ngữ Java, cụ thể là
J2ME
13
như các thiết bị di động có hỗ trợ Java khác. Ngoài ra, Research In Motion
còn cung cấp cho những người phát triển ứng dụng một bộ API
14
bao gồm các hàm và
các câu lệnh hỗ trợ việc lập trình trên điện thoại BlackBerry.
API của BlackBerry bao gồm các lớp, các hàm hỗ trợ cho việc phát triển ứng
dụng trên BlackBerry, bao gồm:
 Brower: trong bộ net.rim.blackberry.api , hỗ trợ các thao tác về trình duyệt web
và tạo trang web.
 Invoke: trong bộ net.rim.blackberry.api, hỗ trợ truy cập vào các ứng dụng sẵn
có của máy như mail, task, memo.v.v.
 Mail:Hỗ trợ các thao tác về mail như đọc, soạn mail và gởi mail.
 Phone: Hỗ trợ các thao tác về nghe và nhận cuộc gọi.
 Pdap: Hỗ trợ thao tác cho các ứng dụng PDA như công việc, lịch, sổ địa
chỉ.v.v.
 API về thiết bị ngoại vi như bluetooth, pin, ui.v.v.
 API hỗ trợ việc mã hóa, lưu trữ khóa, giải mã.v.v.
2.2.2 Chu kì sống của một chương trình BlackBerry:
Chương trình được bắt đầu ở trạng thái tạm dừng(Pause), lắng nghe các thông
điệp mà người dùng có thể tương tác trong chương trình. Khi có một thông điệp mà

chương trình có thể quản lý, chương trình sẽ chuyển sang trạng thái hoạt
động(Active), sau khi thực hiện xong, chương trình lại quay về trạng thái tạm dừng.
Chương trình kết thúc(Destroyed) khi người dùng chọn thoát chương trình.
Quá trình lắng nghe diễn ra liên tục.

13
Java Platform Micro Edition
14
Application Programming Interface

×