Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đề tài mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 99 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:

MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM








































Họ và tên sinh viên : Đặng Thanh Phong
Lớp : Anh 13
Khóa : 41D - KTNT

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Xuân Nữ






























Hà Nội, 11/2006


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Thương mại và trường ĐH Ngoại thương (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa
học Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB
Thống kê, Hà Nội.
2. Bộ tài chính (2005), Nhìn lại một năm thực hiện chiến lược phát triển thị
trường bảo hiểm Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Hồ Sĩ Sà (2000), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Hoàng Văn Châu (2006), Giáo trình bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối
ngoại, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Định (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB
Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Tập đoàn tài chính Bảo Việt (2005 – 2006), Tạp chí Bảo hiểm, Hà Nội.
8. Trung tâm Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (2006), Tạp chí Kinh tế Châu
Á Thái Bình Dương, Hà Nội.
9. Trường ĐH Ngoại thương (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học Thương mại
quốc tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lý luận chính trị, Hà
Nội.
10. Viện khoa học xã hội Việt Nam (06/2006), Những vấn đề kinh tế và chính
trị thế giới, Hà Nội.
11. Viện khoa học xã hội Việt Nam (08/2006), Những vấn đề kinh tế và chính
trị thế giới, Hà Nội.
12. Viện khoa học tài chính (04/2005), Đánh giá tác động của việc mở cửa thị
trường đối với ngành bảo hiểm Việt Nam và giải pháp phát triển thị
trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Tài

chính, Hà Nội.


II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Asian Insurance Review (06/2005), Bancassurance – Making it work. But
for whom?
2. Jerome Yeatman (1999), International textbook on insurance, Paris
National Insurance University, France.
3. Sivam Subamaniam (2004), Challenges facing regulators, insurers and
banks in the bancassurance arena, Hongkong.
4. Jorn F. Kristensen and Ang Yew-Lee (2006), The Singapore insurance
market, Singapore.

III. CÁC TRANG WEB
1. HTTP://WWW.AAR.COM.AU/
2.
3. www.celent.com/ /20030731/ITSpendingIns.htm
4.
5.
6.
7.
8.
9. www.taiwanratings.com/ /sld013.htm
10.

Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, khái niệm hội nhập và mở cửa đã
trở thành một khái niệm quen thuộc, phổ biến trong mọi ngành nghề cũng như
mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Thế nhưng bài toán hội nhập và mở cửa như thế
nào, ở mức độ ra sao vẫn chưa bao giờ có một lời giải xác đáng. Khi Việt Nam
đang nỗ lực đàm phán để kết thúc quá trình gia nhập WTO thì cũng là lúc chúng
ta phải tính đến một kịch bản mới cho nền kinh tế – kịch bản hậu WTO.
Giờ đây, thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới đã được
xác định, hiện thực hoá quá trình hội nhập không còn là điều trong tưởng
tượng nữa. Dù muốn hay không chúng ta cũng phải tiến hành mở cửa sâu sắc
hơn nền kinh tế của mình. Lĩnh vực bảo hiểm là một lĩnh vực nhạy cảm của
nền kinh tế. Bảo hiểm không chỉ có tác dụng hạn chế hậu quả gây ra bởi rủi ro
đối với cá nhân hay tổ chức, nó còn đóng vai trò đảm bảo cho sự phát triển ổn
định của cả một ngành nghề, một lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Với chính sách mở cửa được đánh giá là thông thoáng hơn các nước
láng giềng, trong gần 10 năm qua thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chứng
kiến sự tham gia của rất nhiều các nhà bảo hiểm tên tuổi trên thế giới như
Prudential, Manulife, Great Eastern, ACE, Préveire…; phí bảo hiểm liên tục
tăng cùng với con số hợp đồng được ký mới cũng gia tăng nhanh chóng qua
các năm. Tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được từ quá trình mở
cửa, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập:
bất cập về quy mô thị trường, về năng lực hoạt động, khả năng tài chính…
Tham gia vào một sân chơi lớn, bình đẳng hơn nhưng cũng khó khăn
hơn, điều thiết yếu đặt ra đối với chúng ta là phải trang bị cho mình những bài
học kinh nghiệm quý báu đồng thời xây dựng những định hướng rõ ràng để có
thể hội nhập và mở cửa một cách thành công.
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
2

Việc tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm, chính sách cũng như
đường lối của các nước trong khu vực, những nước có những đặc điểm kinh
tế xã hội tương đồng với chúng ta là một việc làm vô cùng quan trọng. Đó
cũng chính là việc làm nhằm tìm hiểu rõ hơn về thị trường bảo hiểm các nước
đồng thời cũng là quá trình đi tìm lời giải cho bài toán hội nhập của thị trường
bảo hiểm Việt Nam hiện nay.
Từ những yêu cầu thiết thực đó em đã lựa chọn đề tài “Mở cửa thị
trường bảo hiểm ở một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam”. Đề tài nêu lên những kinh nghiệm và bài học quý báu của các
nước có thể áp dụng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay và trong những
năm tới khi thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hội nhập đầy đủ.
2. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận đi sâu nghiên cứu các kinh nghiệm và chính sách mở cửa thị
trường bảo hiểm của các nước trong khu vực bao gồm những nước điển hình
như Trung Quốc, Thái Lan và Singapore. Từ đó, dựa trên những chính sách và
chủ trương của Nhà nước xuất phát từ nội tại nền kinh tế, khoá luận đưa ra
những bài học kinh nghiệm cho quá trình mở cửa của thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
Với mục đích như vậy, khoá luận tập trung nghiên cứu quá trình hình
thành và phát triển thị trường bảo hiểm tại các nước, thực trạng thị trường bảo
hiểm hiện nay và chính sách mở cửa của những nước này trên cơ sở nghiên
cứu và chọn lọc những đặc điểm sáng tạo nổi bật của các nước có thể áp dụng
với tình hình cụ thể của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là bảo hiểm và thị trường bảo
hiểm. Đi vào chi tiết, khoá luận tìm hiểu những đặc điểm và hội nhập
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT

3
của thị trường bảo hiểm các nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc,
Thái Lan và Singapore.
- Về phạm vi nghiên cứu: Khoá luận giới hạn trong phạm vi thị trường
bảo hiểm một số nước trong khu vực, những kinh nghiệm và bài học
trong quá trình mở cửa của những nước này. Tuy nhiên để có được cái
nhìn toàn cảnh và nhằm đưa ra những bài học có ý nghĩa thực tiễn đối
với thị trường bảo hiểm trong nước, khoá luận cũng xem xét vấn đề
trên bình diện thị trường bảo hiểm thế giới và thực trạng của thị trường
bảo hiểm Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khoá luận áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp chuyên gia,
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn bao gồm tập hợp số liệu và phân tích,
thu thập tài liệu, quan sát và đánh giá.
- Phương pháp tư duy lô-gic

Trong quá trình nghiên cứu, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô
giáo, Thạc sỹ Nguyễn Xuân Nữ, người đã tận tâm giúp đỡ em hoàn thành
khoá luận này.

Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
4
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ THỊ TRƢỜNG

BẢO HIỂM

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM
1. Định nghĩa bảo hiểm
Bảo hiểm là một lĩnh vực ra đời sau của thị trường tài chính nhưng nó
đã phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Có nhiều nghiên cứu về bảo hiểm và
do đó các định nghĩa về bảo hiểm cũng rất đa dạng, tập trung xem xét trên
những khía cạnh khác nhau. Có một số định nghĩa về bảo hiểm như: “Bảo
hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng
khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên”. Định nghĩa này mới
chỉ đề cập đến phương pháp lập quỹ dự trữ bảo hiểm, mà chưa rõ phương
thức sử dụng nó.
Một định nghĩa khác đơn giản hơn xét trên khía cạnh tổn thất và bồi
thường tổn thất: “Bảo hiểm là việc cam kết hoàn trả tiền trong trường hợp tổn
thất xảy ra cho một cá nhân hay tổ chức đã dự phòng thảm hoạ xảy ra và trả
tiền trước đó cho công ty bảo hiểm”
Theo khía cạnh luật pháp và kinh tế học, bảo hiểm là một dạng kiểm
soát rủi ro trước hết được dùng để bảo đảm đối với những nguy cơ rủi ro có
thể xảy ra gây thiệt hại về tài chính. Một cách chính xác, bảo hiểm được định
nghĩa là việc chuyển nguy cơ rủi ro từ một chủ thể sang một chủ thể khác
tương ứng theo mức phí xác định hợp lý.
Và, một cách chung nhất và mang tính bản chất nhất, có thể định nghĩa
bảo hiểm như sau: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết
bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng
trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham
gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba”. Điều này có
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
5

nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp
khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến
tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại
thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi
ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
2. Những nguyên tắc của bảo hiểm
2.1 Nguyên tắc số đông bù số ít
Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kỳ một
nghiệp vụ bảo hiểm nào, theo đó hậu quả rủi ro xảy ra đối với một hoặc một
số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có
khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.
Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo
hiểm tích tụ được càng lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được
san sẻ cho nhiều người hơn. Thông thường, một sản phẩm bảo hiểm chỉ có thể
được triển khai khi có nhiều nhu cầu về cùng một loại bảo đảm nào đó.
2.2 Rủi ro có thể được bảo hiểm
Nguyên tắc này đảm bảo cho các công ty bảo hiểm những điều kiện cần
thiết để không bị bồi thường những rủi ro không phải do hành động bất ngờ
không lường trước được xảy ra. Chẳng hạn, những rủi ro do cố ý của người
được bảo hiểm hoặc những rủi ro gần như chắc chắn xảy ra, ví dụ như một
chiếc thuyền đi biển đã cũ, tuổi tàu già và không đảm bảo các điều kiện kỹ
thuật cần thiết.
Như vậy, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy
ra thì bị từ chối bảo hiểm. Thêm vào đó, nguyên nhân gây ra rủi ro có thể
được bảo hiểm phải là nguyên nhân khách quan, không cố ý.
Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm luôn có các rủi ro loại
trừ tuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Đối với các rủi ro được
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT

6
nhận bảo hiểm lại có thể xem xét để phân loại, sắp xếp theo từng mức độ khác
nhau nếu cần thiết và áp dụng mức phí thích hợp.
2.3 Phân tán rủi ro
Khi nhận bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm nghĩa là công ty bảo
hiểm đã tự mình ràng buộc trách nhiệm đối với những tổn thất và hư hại xảy
ra đối với đối tượng được bảo hiểm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các
công ty bảo hiểm với tiềm lực tài chính chưa mạnh, quỹ bảo hiểm chưa nhiều
trong khi giá trị bảo hiểm lại lớn mà trong điều kiện kinh tế thị trường, các
công ty không thể từ chối khách hàng của mình. Điều này dẫn đến việc họ
phải phân tán rủi ro để tự bảo hiểm cho hoạt động của chính mình. Phân tán
rủi ro có thể thực hiện qua hai hình thức: đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Về
mục đích, hai phương thức này đều giống nhau song về hình thức lại khác
nhau. Đồng bảo hiểm là hình thức nhiều nhà bảo hiểm cùng nhận bảo hiểm
cho một rủi ro có giá trị lớn. Trong khi đó, tái bảo hiểm là hình thức một công
ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một loại rủi ro nhất định sau đó nhượng bớt
một phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhà bảo hiểm khác.
2.4 Trung thực tuyệt đối
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối áp dụng cho cả hai bên tham gia trong
hợp đồng bảo hiểm, đó là người mua – bên tham gia bảo hiểm và người bán –
công ty nhận bảo hiểm.
Đối với công ty bảo hiểm, họ phải đảm bảo đưa ra những điều kiện hợp
đồng phù hợp, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên. Khi xảy ra
tổn thất, quyền lợi của người được bảo hiểm, việc thanh toán số tiền bảo
hiểm, các thủ tục giải quyết có nhanh chóng và thuận lợi hay không là tuỳ
thuộc vào tính “trung thực tuyệt đối” của người bán sản phẩm bảo hiểm.
Ngược lại, đối với người tham gia bảo hiểm, anh ta phải tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty bảo hiểm trong việc xác minh đối tượng bảo hiểm để
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam

Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
7
làm điều kiện cần thiết cho việc xây dựng hợp đồng bảo hiểm. Trung thực
tuyệt đối trong khai báo và giám định khi tổn thất xảy ra.
Nói tóm lại, trung thực tuyệt đối là điều kiện bắt buộc của cả người bán
và người mua trong hợp đồng bảo hiểm, không những thế nó còn thể hiện
thiện chí của các bên tham gia – một điều hết sức cần thiết trong kinh doanh.
2.5 Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Nhằm tránh việc trục lợi từ các hợp đồng bảo hiểm của người tham gia
bảo hiểm, trong bất kỳ mọi trường hợp người tham gia bảo hiểm phải có mối
quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận. Mối quan
hệ này có thể thể hiện bằng quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền tài sản
hay nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
3. Tác dụng của bảo hiểm
Là đứa con sinh sau đẻ muộn trong thị trường tài chính nhưng thị
trường bảo hiểm đã có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những thập niên
qua. Trên thế giới, doanh thu từ bảo hiểm ngày càng chiếm thị phần lớn hơn
trong GDP của các nước. Không phải ngẫu nhiên bảo hiểm lại có thể được ưu
ái như vậy, nó có một chỗ đứng thiết thực không chỉ trong nền kinh tế mà cả
trong đời sống chính trị, xã hội của một quốc gia.
- Trước hết, bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước
những tổn thất xảy ra. Rủi ro do thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt
hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập, sản xuất kinh doanh của
các cá nhân và đơn vị. Tổn thất đó được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường
về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định
đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác dụng này phù hợp với
mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông tham gia.
- Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con
người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho các cá nhân,
doanh nghiệp.

Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
8
- Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Với quỹ huy
động từ sự tham gia của các thành viên, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi
thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục
đời sống, nhà nước do đó giảm được một phần ngân sách trợ giúp. Mặt khác,
hoạt động bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có trách nhiệm đóng góp
vào ngân sách thông qua thuế và các khoản đóng góp khác.
- Bảo hiểm là một phương thức huy động vốn, là một công cụ trên thị
trường tài chính. Bảo hiểm thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế
xã hội.
- Bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước
thông qua hoạt động tái bảo hiểm.
- Bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội, góp phần
giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội.
- Cuối cùng, bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức
kinh tế xã hội, giúp họ yên tâm và ổn định trong cuộc sống, sinh hoạt và
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nói một cách hình ảnh, bảo hiểm chính là cánh tay vịn cho nền kinh tế,
chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
II. THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM
1. Khái niệm thị trƣờng bảo hiểm
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá.
Nền sản xuất hàng hoá tạo điều kiện cho sự ra đời của thị trường và ngược lại,
thị trường thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển. Quan niệm chung nhất
về thị trường là “thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hoá
được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát
sinh gắn liền với một không gian nhất định” [5].

Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
9
Trong thị trường diễn ra hành vi cơ bản là mua và bán. Thông qua mua
và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, người mua tìm được cái mình cần và
người bán bán được cái mình có với giá cả được thoả thuận một cách tự do.
Như vậy, thị trường bảo hiểm có thể hiểu đơn giản là nơi mua và bán
các sản phẩm bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm dịch vụ đặc
biệt; là loại sản phẩm vô hình không thể cảm nhận được hình dáng, màu sắc,
kích thước, quy mô… Sản phẩm bảo hiểm còn đặc biệt ở chỗ nó không được
bảo hộ bản quyền, do vậy một sản phẩm bảo hiểm của công ty này cũng giống
như một loại hình bảo hiểm ở công ty khác, sản phẩm bảo hiểm ở nước này
cũng tương tự như sản phẩm bảo hiểm ở một nước khác. Trên thị trường bảo
hiểm, người ta bỏ tiền mua cái mà người ta không mong đợi sự kiện bảo hiểm
đó sẽ đến với mình để được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm.
Tham gia thị trường bảo hiểm có người mua, tức khách hàng, người
bán và các tổ chức trung gian – những người môi giới bảo hiểm. Người mua
có thể là cá nhân hay tổ chức sở hữu tài sản hay có trách nhiệm dân sự trước
pháp luật, tính mạng hoặc thân thể có thể gặp rủi ro không lường trước được.
Việc chống lại rủi ro là không thể do vậy người ta tìm cách hạn chế hậu quả
của rủi ro đó bằng cách mua bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra. Khách
hàng gồm có khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng – khách hàng
tương lai. Khách hàng hiện tại là khách hàng đang tham gia quá trình mua và
sử dụng một dịch vụ bảo hiểm nào đó. Khách hàng tiềm năng là khách hàng
có thể sẽ mua và sử dụng sản phẩm đó trong tương lai. Người bán là các
doanh nghiệp bảo hiểm. Theo tính chất sở hữu, doanh nghiệp bảo hiểm có thể
chia thành nhiều loại như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần,
doanh nghiệp liên doanh…; theo quy mô tổ chức có thể chia thành tổng công
ty, công ty…; hoặc theo loại hình kinh doanh có thể chia doanh nghiệp bảo

hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm dầu khí… Các
tổ chức trung gian đóng vai trò là cầu nối giữa người mua với người bán. Tổ
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
10
chức trung gian gồm các công ty môi giới hoặc các đại lý bảo hiểm. Hình
thức tổ chức và đặc trưng của các công ty này có thể khác nhau.
2. Những đặc trƣng cơ bản của thị trƣờng bảo hiểm
2.1 Những đặc trưng chung
Cũng giống như các thị trường khác, thị trường bảo hiểm có những đặc
trưng chung của các thị trường thông thường đó là:


2.1.1 Vận động của thị trường bảo hiểm tuân theo quy luật giá trị
Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở
hao phí lao động xã hội cần thiết. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua
sự vận động của giá cả hàng hoá. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó
sẽ cao và ngược lại.
Giá bảo hiểm thực chất là phí bảo hiểm. Đó chính là số tiền mà người
mua phải trả cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm về một dịch vụ bảo hiểm
nào đó trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. Việc thoả thuận phí bảo hiểm trên
cơ sở bình đẳng và tự do giữa hai bên nên có thể coi đó là giá chấp nhận của
thị trường. Phí bảo hiểm bao gồm phí thuần và phụ phí (hay phí hoạt động
trong bảo hiểm nhân thọ). Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở số tiền bảo
hiểm (số tiền người mua chấp nhận với người bán đưa ra) nhân với tỷ lệ phí
bảo hiểm (r).
Trong thị trường bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm có giá trị càng lớn
chẳng hạn một toà nhà, một con tàu chuyên chở hàng hoá có giá trị cao thì phí
bảo hiểm sẽ càng lớn. Ngược lại, một đối tượng bảo hiểm có giá trị thấp hơn

thì phí bảo hiểm tương ứng sẽ nhỏ.
2.1.2 Thị trường bảo hiểm biến động theo quy luật cung cầu
Cung về bảo hiểm do các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện.
Các doanh nghiệp bảo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều, trong khi các sản
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
11
phẩm bảo hiểm cũng luôn đa dạng theo nhu cầu của xã hội. Cung các sản
phẩm bảo hiểm luôn phát triển phụ thuộc vào quá trình phát triển của xã hội,
quá trình này ngày càng phụ thuộc mạnh mẽ vào sự phát triển của khoa học
công nghệ, của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá.
Cầu về bảo hiểm của dân cư, của các tổ chức kinh tế, xã hội cũng
không ngừng tăng lên. Đối với các tổ chức và các doanh nghiệp, việc đảm bảo
cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nó ngày
càng trở nên thiết yếu và có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp nhất là
khi cạnh tranh và xu hướng hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Đối
với các cá nhân, khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đảm bảo
an toàn càng trở nên quan trọng. Chính vì thế, nhu cầu về các sản phẩm bảo
hiểm cũng không ngừng gia tăng.
Sự biến động của cung và cầu làm cho thị trường bảo hiểm luôn biến
động. Gia tăng của cầu dẫn đến gia tăng của cung, và dẫn đến giá cả giảm
xuống điều chỉnh ngược lại lượng cung.
2.1.3 Thị trường bảo hiểm tuân theo quy luật cạnh tranh
Khái niệm thị trường gắn liền với khái niệm cạnh tranh và đào thải.
Cũng giống như các thị trường khác, cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diễn
ra gay gắt. Đặc biệt, khi mà các sản phẩm bảo hiểm không được bảo hộ bản
quyền, các sản phẩm bảo hiểm tương đối giống nhau thì cạnh tranh của các
doanh nghiệp bảo hiểm lại càng khó khăn hơn. Việc cá biệt hóa sản phẩm,
việc chiếm lĩnh thị phần trong phân đoạn khách hàng mục tiêu chỉ còn có thể

thực hiện được thông qua giảm giá, quảng cáo, các hình thức khuyến mãi…
Cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến phá sản hoặc liên kết. Liên kết thường
diễn ra giữa các doanh nghiệp có tiềm lực yếu do quy mô nhỏ hoặc mới xuất
hiện trên thị trường. Xu hướng sáp nhập và mua lại cũng là hệ quả của quá
trình cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm.
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
12
Tuy nhiên, liên kết hay sáp nhập không chỉ là tất yếu mà còn là nhu cầu
của thị trường bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm cần có lượng vốn đủ lớn
để có thể đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm gia tăng cả về số lượng cũng như quy
mô của thị trường. Các hoạt động tài chính do các công ty bảo hiểm tiến hành
cũng cần một khối lượng vốn lớn để chuyên nghiệp hoá nghiệp vụ này tại các
công ty bảo hiểm.
2.2 Những đặc trưng riêng
Ngoài các đặc trưng chung cơ bản trên, thị trường bảo hiểm còn có
những đặc điểm rất riêng so với các thị trường khác.
2.2.1 Thị trường bảo hiểm là nơi trao đổi một loại hàng hoá đặc biệt
Những người mua và người bán tham gia mua và bán thứ hàng hoá mà
người ta không hề mong đợi nó xảy ra, đó là rủi ro. Người mua không mong
nó xảy ra vì nó làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến
cuộc sống của con người. Anh ta trả tiền cho công ty kinh doanh bảo hiểm để
đổi lấy sự an tâm và mong muốn được đảm bảo trước một rủi ro không lường
trước được trong tương lai. Cũng như vậy, người bán không mong muốn rủi
ro xảy ra vì anh ta phải trả tiền bồi thường, phải tiến hành các hoạt động xác
minh, giám định. Tuy nhiên, chính những rủi ro, những sự bấp bênh, tai nạn
và thảm họa ấy lại chính là cơ sở để hình thành thị trường bảo hiểm, là cơ sở
cho hoạt động của hàng nghìn hãng kinh doanh bảo hiểm lớn nhỏ hiện nay.
Ngoài ra, hàng hoá mua bán trên thị trường bảo hiểm là loại hàng hoá

không có bản quyền và không được bảo hộ bản quyền. Chính vì thế, các sản
phẩm bảo hiểm của các công ty khác nhau thường giống nhau về các điều
khoản, chế độ bồi thường, trách nhiệm và nghĩa vụ…
Tóm lại, hàng hoá lưu thông trên thị trường này có những đặc điểm rất
khác biệt so với những hàng hoá thông thường khác. Việc xác định tính chất
và đặc điểm của sản phẩm giúp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, các
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
13
phương thức tiếp cận khách hàng, đồng thời có các chiến lược về giá cả, về
sản phẩm cho phù hợp.
2.2.2 Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính và có liên quan mật
thiết với nguồn vốn xã hội
Mặc dù kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là rủi ro, song thị trường
bảo hiểm lại là một thị trường dịch vụ tài chính. Các hoạt động mua bán bảo
hiểm, những thăng trầm của thị trường luôn đồng nghĩa với việc nguồn cung
cầu vốn trên thị trường nhiều hay ít, mức đầu tư của xã hội lớn hay nhỏ. Hoạt
động kinh doanh của những người bán – các hãng bảo hiểm là thu phí từ một
số lượng lớn người tham gia bảo hiểm, việc kinh doanh và thu phí này dẫn
đến tập trung một số lượng vốn lớn trong tay các hãng bảo hiểm, nhàn rỗi
trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, các hãng bảo hiểm dùng nguồn
vốn này tiến hành đầu tư trở lại nền kinh tế chẳng hạn như mua cổ phiếu, trái
phiếu, đầu tư vào các dự án để thu lợi nhuận.
Tại Việt Nam, các hoạt động này ngày càng được các doanh nghiệp bảo
hiểm chú trọng, cải thiện và đang nhận được sự quan tâm đúng mức. Thông
qua hoạt động đa dạng hoá đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thu được
nhiều kết quả quan trọng từ đầu tư tài chính; hoạt động đầu tư tài chính từ đó
tạo nên phần lớn lợi nhuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm và trở thành
xương sống nâng đỡ cho các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là các doanh

nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời, hoạt động này cũng là một trong những
nguồn cung vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Hình 1: Cơ cấu đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm
theo danh mục đầu tƣ 2003 – 2004 (đơn vị: tỷ đồng)
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
14
12.980
20.030
832
439
2.140
1.183
0
5000
10000
15000
20000
25000
2003 2004
Bất động sản,
cho vay, uỷ
thác đầu tư
Cổ phiếu, trái
phiếu doanh
nghiệp
Gửi tiền tại
các tổ chức tín
dụng, trái

phiếu chính
phủ

Nguồn: Tổng quan thị trường Bảo hiểm Việt Nam năm 2004 – Bộ tài chính
Chính vì có đặc điểm này, một số loại hình bảo hiểm như bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm an sinh giáo dục… vừa mang tính chất là một sản phẩm
bảo hiểm vừa mang tính chất là một hình thức tiết kiệm và huy động tiết kiệm
trong dân chúng. Tỷ lệ phí bảo hiểm do đó cũng thường gắn bó trực tiếp với
tỷ lệ lãi suất ngân hàng và mức lạm phát của nền kinh tế.
Một hệ quả quan trọng nữa, chính vì thị trường bảo hiểm là thị trường
dịch vụ tài chính và có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế xã hội nên
cho dù ở bất cứ đâu, nó cũng chịu sự kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ của Nhà
nước. Nhà nước thường can thiệp khá sâu vào hoạt động của các doanh
nghiệp bảo hiểm. Các cơ quan chuyên trách trong chính phủ xét duyệt biểu
phí, xác định giới hạn trách nhiệm bảo hiểm phải bồi thường trong bảo hiểm
trách nhiệm dân sự, quyết định hình thức tham gia – bắt buộc hay tự nguyện.
Chỉ có ở thị trường bảo hiểm, người mua mới bị bắt buộc mua – tham gia bảo
hiểm. Cũng chính vì lẽ này, các nước thường rất thận trọng và tính toán kỹ
trong quá trình hội nhập thị trường bảo hiểm của mình.
3. Phân loại thị trƣờng bảo hiểm
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
15
Cách thức và tiêu chí phân loại luôn luôn gắn liền với mục đích nghiên
cứu; phân loại thị trường bảo hiểm cũng vậy. Trong mỗi một thị trường chung
lại có những thị trường riêng. Chẳng hạn, khi chúng ta nói đến thị trường bảo
hiểm Bắc Mỹ, thì Bắc Mỹ là một thị trường bảo hiểm so với thị trường bảo
hiểm Tây Âu, Đông Bắc Á… Tuy nhiên, trong thị trường bảo hiểm Bắc Mỹ
lại bao gồm nhiều thị trường nhỏ như thị trường bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm

thương mại…
3.1 Phân loại theo tiêu chí địa lý
Cách phân loại thị trường Bắc Mỹ, thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á như
trên là phân loại theo khu vực địa lý. Tại mỗi khu vực có thể phân loại ở cấp
nhỏ hơn nữa như thị trường bảo hiểm Hoa Kỳ, thị trường bảo hiểm Canada,
thị trường bảo hiểm Đức, Nhật…
Bằng cách phân loại này, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể xác định
các đơn vị thị trường mục tiêu cho mình vì suy cho cùng, mỗi khu vực thị
trường phân chia theo khu vực địa lý đều có những đặc điểm tương đồng nhất
định về tâm lý, nhân khẩu, về thói quen tiêu dùng hay về thu nhập.

3.2 Phân loại theo đặc điểm sản phẩm
Các sản phẩm bảo hiểm vô cùng phong phú và đa dạng, các sản phẩm
này phát triển từng ngày theo yêu cầu cũng như trình độ phát triển của đời
sống xã hội. Theo đó, chúng ta có thể phân loại thành thị trường bảo hiểm
nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
y tế…
Việc phân loại này nhằm mục đích xem xét sâu hơn các khía cạnh của
từng thị trường trên cơ sở phân tích kỹ hơn đặc điểm của sản phẩm, thói quen
tiêu dùng, và các biện pháp thúc đẩy cầu của thị trường, giúp các hãng kinh
doanh bảo hiểm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
16
Trong khuôn khổ của khóa luận này, chỉ xin tập trung nghiên cứu thị trường
bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm thương mại – hai loại hình sản phẩm có ảnh
hưởng lớn và sâu sắc nhất tới nền kinh tế và có liên quan chặt chẽ với khái
niệm thị trường và mở cửa thị trường như được đề cập trong tên đề tài.
3.2 Phân loại theo nhân khẩu học

Phân chia thị trường theo nhân khẩu học là phương pháp tiên tiến và
tổng hợp. Nó dựa trên một loạt các yếu tố về giới, tuổi, quy mô gia đình, chu
kỳ sống, thu nhập, trình độ văn hóa, tôn giáo, dân tộc… Những tiêu chí này
có liên quan trực tiếp tới việc xác định các đối tượng khách hàng tham gia thị
trường bảo hiểm, có thể là khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại hay
khách hàng tương lai…
Thông qua phương pháp phân loại theo nhân khẩu học, các hãng bảo
hiểm có thể đề ra những chính sách nhất định nhằm lôi kéo họ tham gia vào
thị trường của mình.
Ngoài các tiêu chí trên, thị trường bảo hiểm cũng có thể phân loại theo
tâm lý, theo hành vi người tiêu dùng…


III. XU HƢỚNG HỘI NHẬP CỦA NGÀNH BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ
TOÀN CẦU HOÁ CỦA THẾ GIỚI
1. Tính tất yếu của hội nhập ngành bảo hiểm
Trước hết, xu thế hoà bình, hội nhập, hợp tác để phát triển ngày càng
trở thành đòi hỏi thiết yếu, các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế và
thực hiện chính sách mở cửa. Các nền kinh tế ngày càng gắn bó và phụ thuộc
lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Các thể chế đa phương thế
giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng. Toàn cầu hóa chính là một trong
những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Trong hoàn
cảnh đó, lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi mỗi quốc
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
17
gia, chính phủ và mỗi ngành của nền kinh tế quốc dân phải có những điều
chỉnh thích hợp, theo hướng từng bước hoà nhập vào khuôn khổ pháp lý, cơ
cấu tổ chức, trình độ phát triển của thế giới và khu vực. Chính vì thế, các

nước đang phải xây dựng cho mình những chính sách kinh tế, tài chính phù
hợp và hợp lý, cho phép thúc đẩy sự tự do hoá dịch vụ tài chính để sao cho
theo kịp với nhịp độ hợp tác và hội nhập của khu vực cũng như thế giới.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ở thế kỷ trước
và công nghệ sinh học dự kiến sẽ xảy ra trong thế kỷ này là hai động lực
chính dẫn đến những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế chính trị loài
người. Các nước gắn kết lại gần nhau hơn dẫn tới hình thành các mạng liên
kết toàn cầu. Những thành tựu do những tiến bộ khoa học đó mang lại đã thúc
đẩy hơn nữa quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành bảo hiểm
với những đặc trưng của mình cũng không thể đứng ngoài xu thế này.
Thứ ba, trong bối cảnh các nước đều ưu tiên cho phát triển kinh tế và
hội nhập quốc tế, xuất phát từ đòi hỏi khách quan trong nội tại nền kinh tế của
mình, hội nhập trong ngành bảo hiểm rất đáng được quan tâm chú ý trong hội
nhập dịch vụ tài chính nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, tranh thủ công
nghệ và kinh nghiệm của nước ngoài tạo bước đột phá phát triển cho các
doanh nghiệp trong nước.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ mang tính
quốc tế sâu sắc. Điều đó xuất phát từ bản chất bảo hiểm theo nguyên tắc phân
bổ rủi ro trong số đông, không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà có thể di
chuyển giữa nhiều nước với nhau, có liên quan đến quyền lợi của các tổ chức
và cá nhân thuộc nhiều quốc gia khác nhau, điển hình như trong bảo hiểm
xuất nhập khẩu, tái bảo hiểm.
Thứ năm, thế giới ngày nay đang đứng trước những nguy cơ lớn mang
tính toàn cầu như khủng bố, thiên tai, bệnh dịch… Hoạt động sản xuất kinh
doanh của các tổ chức, cá nhân cũng như tính mạng của con người luôn luôn
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
18
bị đe doạ. Vấn đề đặt ra không chỉ là thách thức đối với một cá nhân, một

doanh nghiệp hay một quốc gia riêng lẻ mà là vấn đề của toàn nhân loại. Đối
phó với rủi ro nhằm đảm bảo ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh là
yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Mở cửa và hội nhập ngành bảo hiểm toàn
cầu sẽ giúp các nước có một sức mạnh lớn hơn trong đối phó với rủi ro và duy
trì khả năng phát triển ổn định của mình.
2. Bức tranh hội nhập ngành bảo hiểm trên toàn thế giới
2.1 Bức tranh bảo hiểm toàn cầu
Trải qua giai đoạn phát triển đầy thuận lợi từ 1994 – 2000, thị trường
bảo hiểm thế giới bước sang những năm đầu của thế kỷ 21 chứng kiến một
bức tranh ảm đạm và chuyển sang một trong những thời kỳ khó khăn nhất
trong lịch sử với cột mốc đánh dấu là ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Theo công ty tái bảo hiểm Thuỵ Sỹ (SWISS RE), bảo hiểm nhân thọ
vốn là thế mạnh ở các nước phát triển công nghiệp, nhưng bước vào thiên
niên kỷ mới, sau vụ khủng bố kinh hoàng của lịch sử loài người đã làm cho
doanh thu bảo hiểm nhân thọ ở các nền kinh tế phát triển giảm 2,4% so với
năm 2000, sang năm 2002, đã tăng được 1,9% nhưng tình hình tài chính của
các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn gặp khó khăn, nhất là ở những nước đầu tư
vốn bảo hiểm nhàn rỗi vào mua cổ phiếu. Lãi suất bảo lãnh các hợp đồng bảo
hiểm thấp hơn lãi suất thực thu trên thị trường tài chính; hợp đồng bảo hiểm
có lãi suất bảo lãnh chiếm phần lớn các hợp đồng đầu tư, thị trường bảo hiểm
bão hoà. Tình trạng này đã khiến các công ty bảo hiểm buộc phải huỷ bỏ
nhiều dự án đầu tư mua cổ phiếu, giải phóng vốn tồn đọng, làm giảm vốn tự
có.
Theo dự báo của SWISS RE, mặc dù doanh thu bảo hiểm nhân thọ trên
thế giới có thể tăng nhưng tình hình tài chính của nhiều công ty bảo hiểm vẫn
còn căng thẳng vì lãi suất vẫn thấp như trước đây, chưa đạt đến mức cần thiết
để ổn định tài chính. Ngoài ra còn vì các công ty bảo hiểm buộc phải huỷ bỏ
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT

19
các phương án đầu tư vào mua trái phiếu những công ty đang trên bờ phá sản
hay bị bê bối về tài chính. Trong nhiều trường hợp để hoàn thành được các
nghĩa vụ của mình, công ty bảo hiểm không còn cách lựa chọn nào khác ngoài
cắt giảm hoa hồng giành cho các hợp đồng bảo hiểm cũ.
Cũng như trước đây, thị trường bảo hiểm nhân thọ lớn nhất thế giới
chính là thị trường Bắc Mỹ. Năm 2002, doanh thu bảo hiểm nhân thọ ở thị
trường này tăng 6,3%. Riêng ở Mỹ tăng 6,7% so với 1,5% năm 2001. Sở dĩ ở
Mỹ tăng nhanh như vậy chủ yếu vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thu nhập
được bảo lãnh (bảo hiểm nhân thọ đa năng, bảo hiểm suốt đời niêm liên nhân
thọ) rất được ưa chuộng. Còn ở Canada, doanh thu bảo hiểm nhân thọ năm
2002 tăng thấp hơn năm 2001 vì nhu cầu bảo hiểm hưu bổng giảm.
Hiện nay, dự đoán về đầu tư tăng vì thị trường tài chính thế giới đang
được cải thiện, lãi suất các hợp đồng bảo hiểm tăng, doanh thu bảo hiểm nhân
thọ cũng tăng, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp.
Tại Tây Âu, doanh thu bảo hiểm nhân thọ năm 2001 bị giảm 6,1%, năm
2002 tăng 1,2%. Tăng như vậy chủ yếu do Đức, thị trường bảo hiểm lớn nhất
châu Âu và Tây Ban Nha tiến hành tư nhân hoá đầu tư hệ thống đảm bảo hưu
bổng và Italia sửa đổi luật thuế đã ảnh hưởng tích cực đến việc tăng doanh thu
này. Mặc dù vậy, vốn cổ phần cơ bản của các công ty bảo hiểm nhân thọ Tây
Âu vẫn bị giảm vì lãi suất các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thấp, hơn nữa các
hợp đồng này lại chiếm phần lớn so với các lĩnh vực đầu tư khác và vì thị
trường tài chính đang trong tình trạng căng thẳng.
Tuy nhiên, năm 2003 bảo hiểm Tây Âu bắt đầu phục hưng trở lại mặc
dù doanh thu vẫn chưa cao, chủ yếu do Anh, nước có thị trường bảo hiểm
nhân thọ lớn nhất châu Âu lại gặp khó khăn mới do thị trường trái phiếu được
hưởng lợi nhuận bị phá sản.
Tại châu Á, bảo hiểm bành trướng rất nhanh cùng với sự phát triển kinh
tế của lục địa này và quá trình tự do hoá kinh tế đang diễn ra tại phần lớn các
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm

đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
20
nước có nền kinh tế chỉ huy tập trung. Trong thập kỷ qua, doanh thu bảo hiểm
hàng năm tăng trung bình 15%.
Nhật Bản chính là thị trường bảo hiểm nhân thọ lớn nhất và thuộc loại
phát triển mạnh, tuy nhiên doanh thu bảo hiểm loại này giảm 2,3% vào năm
2002. Tháng 6/2003 Nhật ban hành luật cho phép các công ty bảo hiểm chứng
minh được mình đang gặp khó khăn về tài chính thì được giảm lợi nhuận bảo
lãnh của mình. Thế nhưng, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng luật này có
thể giải quyết tình trạng tỉ suất thu nhập thực tế về đầu tư thấp hơn lợi nhuận
bảo lãnh cho khách mua bảo hiểm. Trong trường hợp này Công ty bảo hiểm
có thể bị mất tín nhiệm với khách hàng bởi vì họ hiểu rằng tài chính của công
ty bảo hiểm là tài sản của cả xã hội. Người mua bảo hiểm luôn muốn tìm sự
bảo vệ cho mình ở những công ty bảo hiểm làm ăn phát đạt, không có vấn đề
về tài chính.
Năm 2005, thị trường bảo hiểm nhân thọ Bắc Mỹ vẫn ở vị trí dẫn đầu,
đạt doanh thu là 1.050 tỷ USD, sau đó là thị trường Tây Âu, đạt 826 tỷ USD,
Nhật – 446 tỷ, Đông Nam Á 167 tỷ USD, châu Đại Dương – 37 tỷ USD. Bình
quân doanh thu bảo hiểm nhân thọ ở các nước phát triển tương đương 5,4%
GDP của các nước này. Tuy nhiên ở đây có một tình trạng trái ngược nhau,
nếu doanh thu bảo hiểm thực tế ở Mỹ, Đức và Italia tăng thì ngược lại, ở
Nhật, Anh và Pháp lại bị giảm. Bình quân chỉ tiêu đầu người bảo hiểm nhân
thọ ở các nước công nghiệp là 1450 USD, cao nhất là Thuỵ Sỹ với mức 3.100
USD, sau đó là Nhật – 2.764 USD và Anh 2.679 USD.
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
21
Bảng 1: Những thị trƣờng bảo hiểm hàng đầu thế giới, 2005

(Phí bảo hiểm thuần, đơn vị: triệu đô la Mỹ)


Tổng phí bảo hiểm
Xếp
hạng
Quốc gia
Phí bảo
hiểm phi
nhân
thọ(1)
Phí bảo
hiểm
nhân thọ
Tổng phí
bảo hiểm
Thay đổi
qua các
năm
Phần
trăm so
với phí
bảo hiểm
toàn thế
giới
1
Mỹ (2)
$625.838
$517.074
$1.142.912

3,0%
33,36%
2
Nhật (3)
100.523
375.958
476.481
-3,7
13,91
3
Anh
100.629
199.612
300.241
2,8
8,76
4
Pháp
68.162
154.058
222.220
11,2
6,49
5
Đức
107.026
90.225
197.251
3,4
5,76

6
Ý
47.453
91.740
139.194
8,4
4,06
7
Hàn Quốc (3)
24.085
58.848
82.933
20,5
2,42
8
Canada (4)
44.267
34.456
78.723
12,6
2,30
9
Hà Lan (5)
29.159
31.914
61.073
1,9
1,78
10
Tây Ban Nha

34.757
25.518
60.275
7,6
1,76
(1) Bao gồm cả bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế.
(2) Phí bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm cả trợ cấp của chính phủ; phí bảo hiểm nhân
thọ gồm cả chi phí dự tính bảo hiêm hưu trí.
(3) Ngày 1 tháng 4, 2005 – 31 tháng 3 năm 2006
(4) Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính theo phí thuần.
(5) Phí bảo hiểm phi nhân thọ là tổng mức phí bao gồm cả một phần nhỏ phí tái bảo
hiểm.
Nguồn: Swiss Re, sigma, Số 5/2006
Về bảo hiểm phi nhân thọ. Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI,
tình hình tương đối thuận lợi hơn so với bảo hiểm nhân thọ. Năm 2001 bảo
hiểm nhân thọ ở các nước bị giảm 2,4% thì ngược lại, doanh thu bảo hiểm phi
nhân thọ tăng từ 5% năm 2001 lên 9,2% trong năm 2002 (mức tăng cao nhất
trong 20 năm qua). Thị trường phi nhân thọ đã chuyển từ phát triển thiếu ổn
định sang ổn định, đặc biệt ở Mỹ và Anh.
Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
22
Do hoạt động đầu tư của các Công ty bảo hiểm bị giảm sút, cho nên
mức vốn cổ phần của các Công ty bảo hiểm bị giảm mạnh. Báo cáo của
SWISS RE cho biết, chỉ riêng đầu tư vào cổ phiếu, chưa tính đến thiệt hại về
Trung tâm thương mại thế giới (WTC) bị sụp đổ ngày 11/09/2001, sơ bộ
ngành bảo hiểm ở các nước phát triển từ cuối năm 2000 đến tháng 9/2002 đã
bị thiệt hại lên đến 140 tỷ USD. Tổng số vốn của bảo hiểm nhân thọ khoảng
25% cổ phiếu.

Cũng như trong bảo hiểm nhân thọ, Bắc Mỹ vẫn là thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ lớn nhất và có nhiều khả năng thanh khoản. Ở Bắc Mỹ, nhờ tăng
phí bảo hiểm phi nhân thọ cho nên doanh thu loại này tăng 6% năm 2001,
năm 2002 tăng 11,4%, ở Canada tăng cao hơn ở Mỹ, tương ứng là 11,1% và
16,2%. Tuy vậy, tình hình tài chính của các công ty bảo hiểm vẫn không được
cải thiện là bao nhiêu do phải bổ sung dự trữ bảo hiểm bị thiếu hụt ở thời gian
trước để lại.
Năm 2001, lần đầu tiên trong vòng 100 năm, ngành bảo hiểm Mỹ bị lỗ
thuần tuý. Riêng vụ khủng bố 11/09/2001 làm Mỹ bị lỗ khoảng 40 – 50 tỷ
USD, cao hơn 2 lần vụ tổn thất do cơn bão Entria gây ra (20,2 tỷ USD) và
trận động đất ở Northbritge (16,7 tỷ USD). Khoảng 40% tổn thất này do các
công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Bắc Mỹ gánh chịu, còn 50% do các công ty
bảo hiểm và tái bảo hiểm châu Âu gánh chịu, trong đó phần lớn trách nhiệm
thuộc về các công ty tái bảo hiểm.
Ở thị trường bảo hiểm Tây Âu, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ năm
2002 tăng 7,3% so với 6,8% năm 2001, đặc biệt tăng mạnh ở Anh – tăng
10,8%, trong đó thị trường bảo hiểm quốc tế Luân Đôn tăng 17,4%, nhờ tăng
phí bảo hiểm, đặc biệt ở các loại bảo hiểm thương mại và bảo hiểm bắt buộc
chủ sử dụng lao động làm thuê.
Ở Tây Ban Nha và Thuỵ Điển, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ cũng
tăng 2 con số; ở Đức, Áo và Thuỵ Sỹ tăng khoảng 3%. Ở Luc-xam-bua tăng

×