Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

khảo sát một số giống dưa chuột trồng không dùng đất trong nhà lưới vụ xuân - hè 2006 tại trường đại học nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 46 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Phần 1
mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Rau là những cây đợc sử dụng để làm thực phẩm ăn cùng với lơng thực
trong bữa ăn của con ngời. Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong
khẩu phần thức ăn vì rau không những cung cấp các chất dinh dỡng, chất
khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể con ngời, mà còn có tác dụng phòng
chống bệnh. Do đó, nhu cầu về rau khá lớn và sản xuất rau đóng vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Da chuột ( Cucumis sativus L.) là một trong những cây rau quan trọng
nhất, đợc xếp thứ t chỉ sau cà chua, bắp cải và củ hành. Da chuột là loại rau có
thời gian sinh trởng ngắn, có năng suất và chất lợng đáp ứng đợc phần lớn nhu
cầu rau xanh của con ngời. Da chuột còn là cây rau ăn quả thơng mại quan
trọng, giữ vị trí hàng đầu trong các chủng loại rau có sản phẩm chế biến xuất
khẩu và đợc trồng khắp nơi trên thế giới. Da chuột đợc sử dụng rất đa dạng:
quả tơi, trộn, xa lát, cắt lát, muối chua, đóng hộp.[2]
Trong những năm gần đây, vấn đề chất lợng rau và các sản phẩm chế
biến từ rau phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày đang là vấn đề thời sự đợc xã hội
quan tâm. Nguyên nhân là do sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị cũng
nh các khu công nghiệp lớn đã thải ra môi trờng một lợng lớn các chất thải
độc hại và chất bẩn gây ô nhiễm môi trờng làm ảnh hởng đến sản xuất nông
nghiệp ở các vùng lân cận, nhất là các loại rau. Ngoài ra, ngời sản xuất đã sử
dụng nguồn nớc chứa một lợng lớn các chất độc hại nh: NO
-
3
, kim loại nặng,
thuốc BVTV Điều này đã gây ảnh hởng lớn đến sức khỏe của nhân dân khi
sử dụng các loại rau trồng ở những vùng nêu trên và gây ra tâm lý không tốt
đối với ngời tiêu dùng. Bởi vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm


nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lợng của các loại rau luôn là vấn đề cấp
bách của nghề trồng rau hiện nay.
Công nghệ trồng rau an toàn không dùng đất là một trong những công
nghệ trồng rau tiên tiến hiện nay để giải quyết hiệu quả việc hạn chế các chất
độc hại và nâng cao chất lợng rau. Công nghệ này đã đợc áp dụng rộng rãi
trên thế giới để sản xuất rau an toàn và nhiều loại cây trồng khác. Da chuột
cũng là một trong những loại cây đợc trồng bằng công nghệ không dùng đất
trong nhà kính với quy mô lớn ở nhiều nớc phát triển [18]. Hiện nay, ở nớc ta
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

1
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

đang nghiên cứu để ứng dụng công nghệ sản xuất rau an toàn không dùng đất
trên một số loại cây trồng, trong đó có da chuột nhằm đáp ứng nhu cầu rau an
toàn của nhân dân và hớng tới xuất khẩu.
Vì vậy, để hoàn thiện những nghiên cứu nhằm ứng dụng công nghệ
trồng rau an toàn không dùng đất đối với cây da chuột vào sản xuất đại trà đợc
sự phân công của khoa Nông học và sự hớng dẫn của PGS.TS Hồ Hữu An,
chúng tôi thực hiện đề tài: Khảo sát một số giống da chuột trồng không
dùng đất trong nhà lới vụ Xuân - Hè 2006 tại Trờng Đại học Nông nghiệp I
Hà Nội.
1.2. Mục đích - yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định đợc những giống da chuột thích hợp trong vụ Xuân - Hè
trồng không đất trong nhà lới cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
- Xác định những tính trạng tốt cho công tác lai tạo giống tiếp theo.
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu một số đặc trng hình thái của các giống.
- Đánh giá khả năng sinh trởng, phát triển của các giống trong điều kiện

vụ Xuân Hè.
- Đánh giá tình hình phát triển sâu bệnh trên các giống trong điều kiện
vụ Xuân - Hè.
- Đánh giá các yếu tố tạo thành năng suất, chất lợng của các giống.
- Sơ bộ tính hạch toán kinh tế.
Phần 2
Tổng quan tài liệu
2.1. Tình hình sản xuất rau và vấn đề rau an toàn ở nớc ta hiện nay
2.1.1 Tình hình sản xuất rau
Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau của nớc ta tính đến năm 2004
là 614,5 nghìn ha, gấp đôi so với năm 1994 (297,3 nghìn ha), chiếm xấp xỉ 7%
đất nông nghiệp và 10% đất cây hàng năm . Trong những năm gần đây, do áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chọn giống và kỹ thuật
canh tác nên năng suất rau không ngừng tăng, đạt 131,4 tạ/ha (=90% trung
bình so với toàn thế giới), sản lợng đạt 8,855 triệu tấn, gấp 2,5 lần so với năm
1994 (3,52 triệu tấn). Trong 10 năm mức tăng bình quân đạt 13,57%/năm
[12].
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

2
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

So với các loại cây trồng khác thì sản xuất rau mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao. Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nớc KC.06.10 NN.
trong giai đoạn 2001 - 2004, mỗi ha trồng lúa nớc ở đồng bằng sông Hồng thu
nhập bình quân 10,2 - 11,6 triệu đồng/ha/2vụ, nếu trồng thêm một vụ rau đông
với thu nhập bình quân 21 triệu đồng sẽ gần gấp đôi hai vụ lúa [11].
Mặc dù ngành sản xuất rau đã đạt đợc nhiều thành tựu và có những bớc
phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, nhng nhìn lại quá trình phát triển
của ngành sản xuất rau chúng ta còn thấy nhiều tồn tại: rau bị ô nhiễm, cha

quy hoạch đợc vùng sản xuất rau hàng hóa lớn, chất lợng giống thấp, trình độ
sản xuất hạn chế, cha áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến Vì vậy, cần
phải khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên và đa ra nhiều giải pháp hữu
hiệu để đẩy mạnh sự phát triển của ngành sản xuất rau trong thời kỳ mới, tạo
ra sự phát triển bền vững của ngành sản xuất rau. Điều này chắc chắn đòi hỏi
sự phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, nhà khoa học và
ngời nông dân.
2.1.2 Vấn đề rau an toàn ở Việt Nam
*Thế nào là rau an toàn
Rau sạch hay rau an toàn, rau không ô nhiễm là khái niệm đợc hiểu khi
các sản phẩm rau không chứa các độc tố hoặc vi sinh vật gây hại cho cơ thể
[12].
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay hầu nh không thể có sản phẩm rau
nào gọi là rau sạch với ý nghĩa hoàn toàn không có yếu tố gây hại. Vì vậy, rau
an toàn đợc hiểu là những sản phẩm rau tơi có chứa hàm lợng các hóa chất
độc, hàm lợng nitrat và các sinh vật gây bệnh ở dới mức tiêu chuẩn cho phép
đảm bảo an toàn cho ngời tiêu dùng [14]. ở Việt Nam, Bộ NN và PTNT đã ra
quyết định số 67/1998 QĐ - BNN- KHCN ngày 28/4/1998 ban hành "Quy
định tạm thời về sản xuất rau an toàn" để áp dụng trong phạm vi cả nớc. Theo
đó, sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn an toàn phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lợng
theo quy định về mức d lợng cho phép trên sản phẩm rau đối với các hàm l-
ợng: NO
-
3
, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và thuốc BVTV ( xem phần phụ
lục).
*Nguyên nhân ô nhiễm trên rau
Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc do ăn rau ô nhiễm xảy ra
thờng xuyên và có xu hớng ngày càng tăng, là mối lo ngại cho mỗi ngời và
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I


3
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

toàn xã hội. Các yếu tố chủ yếu làm rau ô nhiễm là: d lợng thuốc BVTV, NO
-
3
và kim loại nặng quá cao, có nhiều vi sinh vật gây hại trên rau.
* Công nghệ sản xuất rau an toàn
Công nghệ sản xuất rau an toàn là phơng pháp canh tác tổng hợp nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng nh vật t nguyên
liệu thông qua áp dụng các biện pháp canh tác một cách hợp lý để tạo ra đợc
sản phẩm rau đảm bảo tiêu chuẩn chất lợng, giá thành phù hợp với ngời tiêu
dùng, an toàn cho sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trờng [1].
Trong những năm gần đây, các công nghệ sản xuất rau an toàn dần đợc
giới thiệu và sản xuất thử ở một số cơ sở sản xuất. Viện nghiên cứu rau quả và
trờng ĐHNNI nh công nghệ sản xuất rau trong nhà lới của Đài Loan, công
nghệ sản xuất rau sạch theo kiểu Canada, Israel và trồng rau không dùng đất.
Trong đó, công nghệ trồng rau không dùng đất khá có triển vọng và đợc trờng
ĐHNNI thực hiện rất thành công.
2.2. Nguồn gốc, phân loại và giá trị dinh dỡng của cây da chuột
2.2.1. Nguồn gốc
Da chuột là loại cây đợc trồng từ lâu, nó đã có mặt ở ấn Độ khoảng trên
3000 năm. Theo A. Decandoole (1982) thì da chuột xuất xứ từ vùng Tây Bắc
ấn Độ, từ đây nó phát triển lên phía Tây và sau đó sang phía Đông Nam á.
Những ghi chép về cây da chuột xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ thứ 9, ở Anh vào
thế kỷ 14 và Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ 16. Vào thế kỷ 16, da chuột đợc mang
tới Trung Quốc [15].
Tuy nhiên, theo Vavilop (1926) thì khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam giáp Lào là nơi phát sinh cây da chuột vì ở đây còn tồn tại các dạng da

chuột hoang dại, Kallo (1958) cho rằng Trung Quốc là trung tâm thứ hai hình
thành cây da chuột do các giống da chuột Trung Quốc có hàng loạt các tính
trạng lặn có giá trị nh: quả dài, tạo quả không qua thụ tinh, gai quả trắng,
không đắng [2,4].
2.2.2. Phân loại
Da chuột (da leo, hồ qua), tên nớc ngoài Common cucumber (Anh),
Concombre (Pháp), thuộc họ bầu bí Cucubitaceae, chi Cucumis, loài Sativus
L. ; số lợng NST 2n= 14.
Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành phân loại da chuột, trong đó có nhà
thực vật học A. Filov (1940). Trên cơ sở nghiên cứu về tiến hóa sinh thái ông
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

4
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

đã đa ra bảng phân loại chính xác. Ông xếp dạng hoang dại vào một trong các
loài phụ Ssp. Agrostis Gab, còn lại các dạng khác là trồng trọt và tập trung vào
các loài phụ sau:
1. Ssp. Europaeo - americanus Fil. Loài phụ Âu - Mỹ là loài phụ lớn
nhất về địa bàn phân bố.
2. Ssp. Occidentali - asiticus. Loài phụ Tây á phân bố rộng rãi tại các
vùng khô hạn Trung và Tiểu á, Iran, Afganistan và Azecbaizan với các đặc
tính chịu nóng.
3. Ssp. Chinensis Fil. Loài phụ Trung Quốc đợc sử dụng phổ biến để
trồng trong nhà kính ở Châu Âu gồm các giống quả ngắn cần thụ phấn và quả
dài không qua thụ phấn.
4. Ssp. Indico - japonicus. Loài phụ Nhật - ấn đợc phân bố tại khu vực
nhiệt đới và á nhiệt đới với lợng ma lớn [4].
2.2.3. Giá trị dinh dỡng
Quả da chuột chín có 85% phần ăn đợc. Trong 100g phần ăn đợc này

chứa:
Nớc: 96 g
Lipit: 0,1 g
Protein: 0,6 g
Carbohydrat: 2,2 g
Ca: 12 mg
Fe: 0,3 mg
Mg: 15 mg
P: 24 mg
Vitamin A: 45 U.I
Vitamin B
1
: 0,03 mg
Vitamin B
2
: 0,02 mg
Vitamin C: 12 mg
Nhân hạt chứa khoảng 42% dầu béo và 42% protein [5].
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây da chuột
2.3.1. Nhiệt độ
Da chuột thuộc nhóm cây a nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trởng -
phát triển của cây là 25 - 30
0
C. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cây ngừng sinh trởng
và nếu kéo dài nhiệt độ 35 - 40
0
C cây sẽ chết [4].
Nhiệt độ tối thiểu cho da chuột nảy mầm là >15,5 - 35
0
C, nhiệt độ thích

hợp cho sinh trởng lá là 20
0
C. ở 12
0
C cây sinh trởng rất chậm, ở nhiệt độ thấp
kéo dài (15
0
C) các giống sinh trởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực
màu nhạt, vàng úa. Khi nhiệt độ >40
0
C cây ngừng sinh trởng, hoa cái không
xuất hiện [2].
Tổng tích ôn tính từ lúc hạt nảy mầm đến thu quả lần đầu ở các giống
địa phơng là 900
0
C, đến thu hoạch là 1650
0
C.
2.3.2. ánh sáng
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

5
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Da chuột thuộc nhóm cây ngày ngắn. Cây sinh trởng và phát dục thích
hợp ở độ dài chiếu sáng 10-12 giờ/ngày. Rút ngắn số giờ chiếu sáng sẽ thúc
đẩy quá trình ra hoa, làm tăng số lợng hoa cái trên cây và tăng năng suất.
Cờng độ ánh sáng thích hợp cho da chuột là 15.000-17.000 lux[4].
2.3.3. Độ ẩm đất và không khí
Do bộ rễ kém phát triển nên da chuột kém chịu hạn và chịu úng. Độ ẩm

đất thích hợp cho da chuột 85 - 95%. độ ẩm không khí 90 - 95%. Thời kỳ cây
ra hoa, tạo quả yêu cầu lợng nớc cao nhất [2].
2.3.4. Đất và chất dinh dỡng
Da chuột có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới ẩm nên thích nghi với điều
kiện dinh dỡng cao có sẵn trong đất. Phân tích nồng độ các nguyên tố trong
dung dịch da chuột cho thấy: N:2.000 -3.500 mg/kg dịch. P: 160 - 225 mg/kg,
K: 4.500 - 6.000 mg/kg, Mg: 3.000 - 4.000 mg/kg, Cl: 2.000kg.
Dinh dỡng khoáng không đủ ảnh hởng không tốt đến sự sinh trởng và
phát triển của cây. ở thời kỳ đầu sinh trởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ
sinh trởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón N sẽ làm tăng thu hoạch
một cách rõ rệt. Trong 3 yếu tố NPK, da chuột sử dụng cao nhất là kali, thứ
đến là đạm và ít nhất là lân, khi bón N:60, P
2
O
5
: 60, K
2
O: 60 thì da chuột sử
dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali [4].
2.4. Kỹ thuật trồng cây không dùng đất
Trồng cây không dùng đất là một hình thức canh tác không sử dụng đất
mà cây đợc trồng trong hoặc trên dung dịch dinh dỡng hay các giá thể nh trấu
hun, xơ dừa, cát, sỏi.[9].
Trồng cây trong dung dịch (thuỷ canh hydroponic) là phơng pháp
chủ yếu của các phơng pháp trồng cây không dùng đất. Thuật ngữ Hydroponic
đợc sử dụng lần đầu tiên bởi một giáo s của trờng đại học California là tiến sỹ
W.F.Gericke. Hydroponic là một từ ghép từ hai từ tiếng Hy Lạp là hydro
nghĩa là nớc và ponos nghĩa là lao động [16].
2.4.1. Lịch sử kỹ thuật trồng cây không dùng đất
Nhiều ngời cho rằng trồng cây không dùng đất là một phơng pháp sản

xuất mới, nhng lịch sử đã chỉ ra rằng nó đã đợc áp dụng ở vờn treo Babylon, v-
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

6
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

ờn nổi ở Trung Quốc, cả nền văn minh Aztec và ngời Hy Lạp cổ đại đều đã áp
dụng các hình thức trồng cây không dùng đất [16].
Sự phát triển của kỹ thuật trồng cây không dùng đất không diễn ra
nhanh chóng. Nghiên cứu sớm nhất về thành phần cấu tạo nên cây trồng là của
Belgian Van Helmont vào năm 1600. Ông đã thực hiện các thí nghiệm và chỉ
ra rằng, thức ăn của thực vật không phải là đất. Năm 1699 ở Anh, John
Woodward trồng cây trong nớc có cho thêm những lợng đất khác nhau, và đã
kết luận rằng, các chất hoà tan trong đất đã thúc đẩy sự phát triển của thực vật.
Khi nghiên cứu về nhu cầu dinh dỡng của cây, từ năm 1849-1856 Salm-
Horstmar đã chứng minh rằng cây lúa mạch muốn sinh trởng, phát triển bình
thờng cần đến các nguyên tố: N, P, K, Ca, Mg, Si, Fe, và Mn. Nghiên cứu
trong giai đoạn 1859 - 1865, hai nhà sinh lý học thực vật ngời Đức là Sachs và
Knop đã kết luận rằng, để cây trồng sinh trởng bình thờng cần có 16 nguyên
tố cơ bản là: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Cl. Trong
đó, 3 nguyên tố đầu tiên C, H, O cây lấy chủ yếu từ khí CO
2
và H
2
O, 13
nguyên tố còn lại cây lấy từ đất khi chúng đợc hoà tan trong dung dịch đất [9].
Từ những nghiên cứu kể trên, hai ông đã tạo ra dung dịch tổng hợp gồm
các chất dinh dỡng cần thiết nuôi cây hoà tan trong nớc. Điều này đã kết thúc
quá trình nghiên cứu lâu dài để tìm ra nguồn dinh dỡng sống của thực vật.
Sachs, giáo s thực vật học và Knop, nhà nông hoá, đợc coi là cha đẻ của trồng

cây trong dung dịch [17].
Sau đó. nhiều nhà thực nghiệm nh: Tollens (1882), Tottingham (1914).
Shive (1915), Hoagland (1919), Trelease (1933) và Arnon (1938) đã sử dụng
nhiều công thức và điều kiện khác nhau để nghiên cứu dinh dỡng cây trồng.
Vào cuối thập niên 20 và đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, giáo s
W.F.Gericke của trờng đại học tổng hợp California đã là ngời đầu tiên trồng
cây trong dung dịch ở quy mô công nghiệp. Ông đã dùng dung dịch dinh dỡng
đậm đặc thoáng khí, ấm để trồng thực vật nổi và kỹ thuật này rất thành công.
Gericke xứng đáng với danh hiệu ngời sáng lập ra phơng pháp thuỷ canh hiện
đại cả về ý tởng khoa học và tính khả thi của phơng pháp.
Từ khi hệ thống trồng cây trong dung dịch sâu của Gericke ra đời
(1930), các hệ thống trồng cây không dùng đất liên tục đợc cải tiến nh: hệ
thống trồng cây trong dung dịch sâu hoàn toàn của Kyowa và Kobuta (1977
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

7
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

-1983), hệ thống Komizono, hệ thống Ein Gedi, kỹ thuật màng dinh dỡng
(NFT - Nutrient Film Technique), kỹ thuật khí canh (aeroponic).[7,8]
2.4.2. Ưu nhợc điểm của kỹ thuật trồng cây không dùng đất
*Ưu điểm:
- Sử dụng có hiệu quả nớc và phân bón.
- Giảm bớt công lao động do không phải làm đất, làm cỏ
- Tăng số vụ trong một năm, có thể trồng trái vụ và không phải luân
canh cây trồng.
- Kiểm soát sâu bệnh tốt hơn mà hạn chế sử dụng thuốc BVTV độc hại.
- Năng suất và chất lợng cao hơn.
- Sản phẩm an toàn cho ngời tiêu dùng và có độ đồng đều cao.
- Không gây ô nhiễm môi trờng do dinh dỡng đợc sử dụng tuần hoàn.

*Nhợc điểm:
- Chi phí đầu t cao.
- Đòi hỏi kỹ thuật cao trong quản lý. [17]
2.4.3. Một số hệ thống trồng cây không dùng đất trên thế giới
*Hệ thống trồng cây trong nớc sâu của Gericke: rễ cây hoàn toàn
hoặc một phần đợc nhúng vào dung dịch dinh dỡng. Dung dịch này có thể ở
trạng thái tĩnh hoặc tuần hoàn liên tục.
*Hệ thống thuỷ canh nổi: cây đợc trồng trên bè làm bằng chất dẻo nhẹ
thả trên dung dịch đợc tuần hoàn và sục khí.
*Hệ thống trồng trong nớc tuần hoàn: rễ cây ngập hoàn toàn trong
dung dịch dinh dỡng lu chuyển và đợc sục khí liên tục.
*Kỹ thuật màng dinh dỡng (NFT-Nutrient Film Technique): cây đợc
trồng trong máng có dòng dinh dỡng chảy ở đáy máng với độ sâu dòng chảy
<5 mm, tốc độ dòng chảy khoảng 2 lít/phút.
*Kỹ thuật khí canh (aeroponic): rễ cây đợc đặt trong môi trờng bão
hoà những giọt nhỏ (sơng mù) dinh dỡng liên tục hoặc gián đoạn.
*Hệ thống thuỷ canh phổ biến: vật đựng dung dịch là thùng xốp, khay
gỗ, chậu nhựa, bình sứ. và giá thể là trấu, cát, vụn than đá
*Hệ thống thuỷ canh của AVRC: do Trung tâm phát triển rau châu á
đề xuất. Vật chứa dung dịch là thùng xốp, giá thể là trấu hun đợc chứa trong
các rọ nhựa. [8]
2.4.4. ứng dụng kỹ thuật trồng không dùng đất trên thế giới
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

8
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Sau khi hệ thống trồng cây không dùng đất hiện đại đầu tiên của
Gericke ra đời, nhiều nớc trên thế giới, đặc biệt là các nớc phát triển đã đi sâu
vào nghiên cứu và triển khai ứng dụng kỹ thuật này vào sản xuất thơng mại.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã sử dụng phơng pháp thuỷ
canh để trồng rau cho quân đội ở vùng sâu vùng xa Đại Tây Dơng và các nơi
khác. Kết quả là, mỗi vụ trồng 1/4 ha rau xà lách có thể cung cấp cho 400 ng-
ời sử dụng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã xây dựng một cơ sở ở Nhật Bản
để sản xuất rau quả tơi cho quân đội bằng kỹ thuật thuỷ canh. Năng suất đạt
cao: da chuột 103 tấn/ha, hành xanh 63 tấn/ha.
ở Nhật bản, kỹ thuật trồng cây không dùng đất khá phổ biến, năng suất
đạt đợc cũng khá cao: cà chua 130 - 140 tấn/ha/năm, da chuột 250 tấn/ha/năm
và xà lách 70 tấn/ha/năm.
Hà Lan là nớc phát triển công nghệ trồng cây không dùng đất mạnh
nhất trên thế giới, tổng diện tích hiện nay khoảng trên 3600 ha. Nớc này tiến
tới sẽ xoá bỏ diện tích trồng rau trên đất để rau không nhiễm hoá chất.
Đài Loan là nớc đợc Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu á
giúp đỡ nhiều nên kỹ thuật trồng cây không dùng đất đợc ứng dụng rộng rãi,
chủ yếu để trồng rau sạch và da.
ở Singapore, ngời ta ứng dụng kỹ thuật khí canh để trồng rau diếp, bắp
cải, su hào và một số loại rau ôn đới cung cấp cho nhu cầu rau tơi trong nớc.
Nhiều nớc khác cũng ứng dụng kỹ thuật này, trong đó phần lớn là các n-
ớc phát triển nh: Nam Phi, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Australia,
Newzealandvà một số nớc: Kuwait, Brazil, Ba Lan, Malaysia, Iran
Ngoài việc ứng dụng để trồng rau, kỹ thuật trồng cây không dùng đất
còn đợc ứng dụng để trồng hoa và ơm cây con giống. Có nhiều cơ sở trồng
hoa ứng dụng kỹ thuật này ở Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức và Thuỵ
Điển. Việc ơm cây bằng kỹ thuật này mang lại hiệu quả kinh tế cao vì chủ
động đợc cây giống, thời vụ và chất lợng cây giống tốt nên cho năng suất cao.
Đối với các vùng sa mạc có khí hậu khắc nghiệt (ví dụ nh Nam Cực
[19]) thì trồng rau bằng kỹ thuật này đã trở thành phơng pháp chung. ở những
nơi đất đai cằn cỗi ngời ta cũng sử dụng kỹ thuật này để trồng rau vì suất cao
hơn rất nhiều so với trồng ngoài đồng ruộng [7,8].

2.4.5. ứng dụng kỹ thuật trồng cây không dùng đất ở Việt nam
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

9
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

ở Việt nam, trồng cây không dùng đất còn là một công nghệ mới mẻ
nhng nó đang đợc nhiều sự quan tâm của ngời sản xuất, ngời tiêu dùng do nhu
cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm rau an toàn.
Do chi phí đầu t cao nên kỹ thuật này cha đợc ứng dụng rộng rãi ở nớc
ta. Kỹ thuật này trớc hết chỉ đợc coi là một biện pháp để sản xuất rau an toàn.
Trớc tiên là Chơng trình rau sạch Thuỷ canh đợc tiến hành tại xí nghiệp dinh
dỡng cây trồng Thăng Long. Từ Liêm. Hà Nội với nhiều loại rau ăn lá, ăn quả
và rau gia vị.
Trung tâm rau quả Hà Nội có một khu nhà kính áp dụng kỹ thuật trồng
cây không dùng đất với các thiết bị hiện đại nhất đã đi vào hoạt động (10.000
m
2
). Tại trung tâm công nghệ cao Kiến An Hải Phòng cũng có gần 8.000
m
2
nhà lới tiên tiến để sản xuất rau an toàn không dùng đất. Các thiết bị công
nghệ cũng nh quy trình kỹ thuật này đợc nhập trọn gói của Israel. Các cơ sở
này hiện đang sản xuất cà chua, da chuột, da xanh, ớt ngọt, xà lách, rau cải
Trờng Đại học Nông nghiệp I có 600 m
2
nhà lới do dự án cấp nhà nớc
KC.07.20 đầu t để nghiên cứu và sản xuất rau an toàn bằng công nghệ không
dùng đất.
Nhiều cơ sở sản xuất rau ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt cũng đã áp

dụng công nghệ trồng cây không dùng đất để sản xuất rau an toàn cung cấp
cho nhu cầu của dân c thành phố. [9]
2.4.6. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng cây không dùng đất ở n-
ớc ta
Các cơ quan nghiên cứu tiên phong về kỹ thuật này và đã đạt đợc nhiều
kết quả ở Việt Nam phải kể đến: Trờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Trờng Đại
học Nông nghiệp I, Viện nghiên cứu rau quả.
Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây không dùng đất trên cây rau
tập trung chủ yếu vào thử nghiệm dung dịch dinh dỡng và cải tiến dụng cụ
trồng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Lam (1996), Võ Kim Oanh
(1996), Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996), Nguyễn Đăng Hân (1997), Nguyễn
Thị Dần (1998), Nguyễn Quang Thạch và Nguyễn Thị Lý Anh (1998) đều
khẳng định rau ăn lá (xà lách, cải) trồng trong dung dịch sinh trởng tốt, cho
năng suất cao và đảm bảo chất lợng. Đồng thời một số cải tiến trong kỹ thuật
này nh cải tiến dung dịch trồng, dụng cụ trồng đã làm giảm đáng kể giá thành
rau.
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

10
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Các nghiên cứu trồng cà chua trong dung dịch của Nguyễn Thị Hồng
Lam (1996), Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996), Nguyễn Hân (1997), Kiều Tuấn
(1999), Vũ Quang Sáng (2000) đều kết luận cà chua sinh trởng tốt, năng suất
cà chua từ 3,68-4,74 kg/m
2
.
Kỹ thuật này còn đợc nghiên cứu ứng dụng nh là kỹ thuật sau nuôi cấy
mô, Nguyễn Thị Nhẫn (1995), Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996), Lê Hoàng Anh
(1996), Triệu Thị Nghiệp (1998), Nguyễn Khắc Thái Sơn và Nguyễn Quang

Thạch cho thấy: ứng dụng thuỷ canh vào giai đoạn vờn ơm của dứa in vitro đã
rút ngắn đợc 25% thời gian xuất vờn và cải thiện đợc nhiều chỉ tiêu sinh trởng,
cây chuối in vitro đợc ơm bằng thuỷ canh mập hơn, khoẻ hơn nên đã rút ngắn
thời gian ở giai đoạn sản xuất đợc hai tháng. Tác giả Đặng Thị Vân (1997) đã
cho nhận xét: khoai tây nuôi cấy mô có tỷ lệ sống 90% khi áp dụng thuỷ canh,
khả năng tạo củ giống bình thờng và năng suất tăng gấp 8 lần so với trồng trên
đất.
Những nghiên cứu gần đây của Bộ môn Sinh lý thực vật của trờng Đại
học Nông nghiệp I và của đề tài cấp nhà nớc KC.07.20 do PGS.TS Hồ Hữu An
làm chủ nhiệm đã đạt đợc nhiều kết quả, đã chủ động pha chế đợc dung dịch
trồng với chất lợng không thua kém dung dịch nhập nội. Sử dụng dung dịch tự
pha chế để trồng, rau có chất lợng tơng đơng, hàm lợng kim loại nặng và nitrat
dới ngỡng cho phép, giá dung dịch lại rẻ hơn nhiều lần so với dung dịch nhập
nội. Với đề tài thử nghiệm KC.07.20, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Hồ Hữu
An đã nghiên cứu và thử nghiệm phơng pháp trồng không dùng đất trên các
loại cây trồng khác nhau nh: cà chua, da chuột, xà lách, súp lơ xanh, ớt ngọt,
các loại rau ăn lá với dung dịch dinh dỡng tự pha chế và hệ thống tới nhỏ giọt
tự động để cung cấp dinh dỡng cho cây trồng. Kết quả nghiên cứu của đề tài
này mang tính thực tiễn rất cao vì nó đã tạo ra một công nghệ trồng cây không
dùng đất mà hoàn toàn do ngời Việt Nam làm chủ, chi phí đầu t ban đầu giảm
đi rất nhiều so với việc phải nhập nội các công nghệ tơng tự của nớc ngoài,
hơn nữa việc phát triển công nghệ trồng cây không dùng đất do đề tài này đa
ra sẽ góp phần bồi dỡng nguồn nhân lực có trình độ cao để phục vụ cho ngành
nông nghiệp theo hớng hiện đại hoá của nớc ta trong tơng lai.
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

11
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

phần 3

nội dung và phơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tợng và vật liệu nghiên cứu
Một số mẫu giống da chuột nhập nội đợc trồng trên hai loại giá thể M
và T. Các mẫu giống tham gia nghiên cứu gồm:
STT Tên mẫu giống Nguồn gốc
1 A1 Mỹ
2 A2 Mỹ
3 A3 Mỹ
4 A5 Đài Loan
5 N1 Nhật
6 N7 Đài Loan
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm đợc tiến hành tại khu nhà lới của đề tài KC.07.20, khoa
Nông học, Trờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ ngày 19/01 25/06/2006.
3.2. Phơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Các ô thí nghiệm đợc bố trí ngẫu nhiên. Có 3 lần nhắc lại trên diện tích
thực nghiệm 200 m
2
trong nhà lới có mái che.
3.2.2. Xử lý số liệu
Số liệu đợc xử lý theo chơng trình EXEL, IRRISTAT.
3.3. Nội dung các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1. Giai đoạn vờn ơm
Thời gian qua các thời kỳ sinh trởng chủ yếu của các giống:
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I


12
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

- Thời gian từ gieo đến bắt đầu mọc 10% và mọc tập trung 75% (theo
dõi số ngày từ gieo đến mọc mầm 10% và mọc tập trung 75%, theo dõi các
cây trên 3 lần nhắc lại)
- Thời gian từ gieo đến bắt đầu ra lá thật 10% và ra lá thật tập trung
75% (theo dõi số ngày từ gieo đến ra lá thật 10% và ra lá thật 75%, theo dõi
các cây trên 3 lần nhắc lại)
- Chiều cao cây lúc trồng, cm (đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trởng)
- Số lá lúc trồng, lá (đếm số lá thật lúc trồng)
- Tuổi cây con, ngày (tính từ lúc mọc 75% đến khi trồng)
3.3.2. Giai đoạn sau trồng
3.3.2.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trởng và phát triển chính của
các giống da chuột
- Ngày trồng: 12/02/2006.
- Thời gian từ trồng đến bắt đầu nở hoa đực 10% và nở hoa đực tập
trung 75%, ngày (theo dõi số ngày có số cây ra hoa đực 10% và ra hoa đực
75%, theo dõi các cây trên 3 lần nhắc lại)
- Thời gian từ trồng đến bắt đầu nở hoa cái 10% và nở hoa cái tập trung
75%, ngày (theo dõi số ngày có số cây ra hoa cái 10% và ra hoa cái 75%, theo
dõi các cây trên 3 lần nhắc lại)
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch đợt 1, ngày (theo dõi số ngày từ
trồng đến thu hoạch các đợt, theo dõi các cây trên 3 lần nhắc lại)
- Thời gian sinh trởng của các giống, ngày (tính từ lúc mọc mầm 75%
đến kết thúc thu hoạch)
3.3.2.2. Động thái tăng trởng chiều cao cây và ra lá của các giống thí
nghiệm trên 2 giá thể
- Động thái tăng trởng chiều cao, cm (đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trởng, 7
ngày/lần/10 cây/giống/giá thể, từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch cuối cùng)

- Động thái ra lá, lá (tính lá có kích thớc > 2 cm, 7 ngày/lần/10
cây/giống/giá thể, từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch cuối cùng)
3.3.2.3. Đánh giá các đặc trng hình thái giống
- Thân: + Màu sắc thân (quan sát bằng mắt)
+ Chiều cao cuối cùng, cm (đo bằng thớc)
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

13
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

- Lá: + Màu sắc lá (quan sát bằng mắt)
+ Hình dạng lá (quan sát bằng mắt)
+ Các đặc điểm khác của lá (quan sát bằng mắt)
- Hoa: + Màu sắc hoa (quan sát bằng mắt)
+Đặc điểm khác (quan sát bằng mắt)
- Quả: + Màu sắc vỏ quả (quan sát và đánh giá)
+ Sọc quả: số lợng, màu sắc, hình dạng (đếm, quan sát,
đánh giá)
+ Gai quả: màu sắc, phân bố gai trên quả (quan sát bằng
mắt)
+ Chiều dài quả, cm (đo từ đầu quả đến cuối quả bằng thớc
dây)
+ Đờng kính quả, cm (dùng thớc Panme để đo)
+ Độ dày thịt quả, mm (dùng thớc Panme để đo)
3.3.2.4. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các giống trên các giá thể
- Số hoa đực trung bình/cây (đếm số hoa đực của các cây và tính trung
bình )
- Số hoa cái trung bình/cây (đếm số hoa cái của các cây và tính trung
bình)
Số hoa cái

- Tỷ lệ hoa cái (%) = x 100
Tổng số hoa
Số hoa đực
- Tỷ lệ hoa đực (%) = x 100
Tổng số hoa
Số quả đậu
- Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100
Tổng số hoa cái
- Số đợt thu hoạch
3.3.2.5. Đánh giá mức độ sâu bệnh hại
Theo dõi tỷ lệ sâu, bệnh hại trên các giống ở trên các giá thể. Sau đó
đánh giá theo phơng pháp của Lê Lơng Tề và Vũ Triệu Mân (1998) [4].
Số cây bị sâu
-Tỷ lệ sâu (%) = x 100
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

14
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Tổng số cây
Số cây bị bệnh
-Tỷ lệ bệnh (%) = x 100
Tổng số cây
3.3.2.6. Các yếu tố tạo thành năng suất, năng suất của các giống trên các
giá thể
- Số quả trung bình/cây
- Khối lợng trung bình/cây (kg/cây)
- Khối lợng trung bình quả, g
- Năng suất các lần nhắc lại (kg/ ô thí nghiệm)
- Năng suất thực thu (kg/100m

2
)
3.3.2.7. Đánh giá chất lợng quả của các giống trên các giá thể
Ngay sau khi thu hoạch, lấy ngẫu nhiên 5 quả/giống và đem phân tích
các chỉ tiêu:
- Độ dày thịt quả, mm (dùng Panme để đo)
- Khối lợng thịt quả, g (dùng cân điện tử để cân phần thịt quả)
Khối lợng thịt quả
- Tỷ lệ thịt quả theo khối lợng (%) = x 100
Khối lợng quả
- Thành phần sinh hoá
+ Hàm lợng NO
3
-
, mg/kg
*
+ Hàm lợng đờng tổng số (%)
*
+ Hàm lợng Vitamin C, mg/100g
*
+ Hàm lợng chất khô (%)
*
* Phân tích tại Phòng thí nghiệm tổng hợp, Viện nghiên cứu rau quả.
3.3.2.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế
Hạch toán cho các giống trên mỗi giá thể, bao gồm:
+ Tổng chi: các khoản chi phí cho việc sản xuất
+ Tổng thu: Điều tra giá thị trờng trong giai đoạn thu hoạch sản phẩm ,
trên cơ sở đó đa ra giá bán thích hợp mà ngời tiêu dùng có thể chấp nhận đợc.
3.4. Yếu tố ngoại cảnh trong nhà lới
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I


15
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Hàng ngày đo nhiệt độ và cờng độ ánh sáng trong nhà lới vào các giờ
9h, 13h, 17h trong thời gian thí nghiệm. Tính trung bình nhiệt độ và cờng độ
ánh sáng theo giờ của các ngày đo.
phần 4
điều kiện ngoại cảnh thí nghiệm
4.1. Nhiệt độ nhà lới trong các tháng thí nghiệm
Cây da chuột là cây trồng a nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sinh trởng của
cây là 25 30
0
C. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cây ngừng sinh trởng và nếu kéo
dài nhiệt độ 35 40
0
C cây sẽ chết [4].
Kết quả theo dõi nhiệt độ trong các tháng thí nghiệm đợc trình bày
trong bảng dới:
Chỉ tiêu
Thời gian
Nhiệt độ
Trong nhà lới Ngoài nhà lới
9
h
13
h
17
h
Trung

bình
9
h
13
h
17
h
Trung bình
Tháng 2 21 28 13,7 17 12 14,2 13,5 16,5 13 14,3
Tháng 3
01 10 14,3 17,5 12 14,6 14,6 18 13 15,2
11 20 23,2 26 19 22,7 22,1 27 19 22,7
21 31 25,6 28 19 24,2 24,5 27 18 23,2
Tháng 4
01 10 26,4 29 20 25,1 26,6 30 24 26,9
11- 20 27,8 32 23 27,6 27,9 32 23 27,6
21 - 30 29,2 34 22 28,4 27,6 32 24 27,9
Kết quả theo dõi nhiệt độ trong nhà lới ở bảng cho thấy:
Từ ngày 21 28/02 nhiệt độ trung bình khá thấp 14,2
0
C và đầu tháng
3 (từ ngày 01 10/03) nhiệt độ trung bình vẫn còn thấp 14,6
0
C. Nhiệt độ ở
giai đoạn này là khá thấp so với yêu cầu sinh trởng của các giống da chuột nên
sự sinh trởng của cây con là tơng đối chậm.
Nhiệt độ trung bình ở giữa và cuối tháng 3 là 22,7
0
C và 24,2
0

C. Nhiệt
độ ở giai đoạn này khá phù hợp cho sự sinh trởng và phát triển của các giống
da chuột. Vì vậy, trong giai đoạn này cây sinh trởng khá nhanh, tăng trởng
mạnh về chiều cao và số lá chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhiệt độ trung bình ở tháng 4 là 25,1 28,4
0
C, hoàn toàn phù hợp với
sự sinh trởng và phát triển của các giống da chuột. Điều này đã tạo điều kiện
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

16
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

thích hợp để các giống tăng cờng khả năng đồng hoá, trao đổi và tổng hợp các
chất cần thiết giúp cho việc ra hoa và tạo quả.
Nh vậy, trong vụ Xuân Hè 2006, mặc dù nhiệt độ ở giai đoạn đầu
khá thấp, không phù hợp cho sự sinh trởng của các giống thí nghiệm nhng ở
các giai đoạn sau nhiệt độ tăng dần và phù hợp với sinh trởng và phát triển của
chúng.
4.2. Cờng độ ánh sáng nhà lới trong các tháng thí nghiệm
ánh sáng là yếu tố giúp cây quang hợp để tạo nên các sản phẩm đồng
hoá tham gia vào việc tạo nên các bộ phận của cây, cung cấp năng lợng cho
các quá trình sống của cây và tạo ra cơ quan kinh tế của cây trồng. Cờng độ
ánh sáng có ảnh hởng tới sự sinh trởng, phát triển của cây. Cờng độ ánh sáng
thích hợp cho da chuột nằm trong phạm vi từ 15.000 17.000 lux [4].
Kết quả đo cờng độ ánh sáng đợc trình bày trong bảng dới:
Chỉ tiêu
Thời gian
Cờng độ ánh sáng
Trong nhà lới Ngoài nhà lới

9
h
13
h
17
h
Trung
bình
9
h
13
h
17
h
Trung
bình
Tháng
2
21
28
2438,7 7525 188 3383,9 4673,5 10730 4827 6743,5
Tháng
3
01
10
3168,5 12340 332 5280,2 6579,5 27893 1012 11828,2
11
20
3180,5 9307 387 4291,5 6468,4 18660 911 8679,8
21

31
3636,6 9731 130 4499,2 11935 21125 567 11208,8
Tháng
4
01
10
10858 21004 2496 11452,5 27647 32000 3468 21037,3
11-
20
14379 30000 6795 17057,9 31425 32000 7533 21355,7
21 -
30
16736 24368 4578 15227,2 32000 32000 4738 21065,0
Kết quả đo cờng độ ánh sáng trong nhà lới ở bảng cho thấy:
Cờng độ ánh sáng trong nhà lới từ nửa cuối tháng 2 đến hết tháng 3 là
khá thấp (3383,9 4499,2 lux), không phù hợp với yêu cầu về cờng độ ánh
sáng của da chuột. Cờng độ ánh sáng ở tháng 4 là 11.452,5 17.057,9 lux, t-
ơng đối phù hợp với yêu cầu về ánh sáng của da chuột. Trong khi đó, cờng độ
ánh sáng ở ngoài trời đều lớn hơn 15.000 lux (từ 21.037,3 21.355,7 lux), v-
ợt quá yêu cầu về ánh sáng của cây da chuột. Điều này chứng tỏ, do trong nhà
lới có mái che bằng nilon ngăn bức xạ và lới cất nắng nên đã làm giảm đáng
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

17
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

kể cờng độ ánh sáng khi cờng độ ánh sáng quá mạnh khiến cho yếu tố ánh
sáng trong nhà lới phù hợp với yêu cầu về ánh sáng để da chuột sinh trởng
phát triển thuận lợi.
phần 5

kết quả nghiên cứu và thảo luận
5.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trởng và phát triển của các giống thí
nghiệm
Để hoàn thành một chu kỳ sống của mình, da chuột phải trải qua hai
quá trình là: sinh trởng và phát triển. Đối với da chuột thì hai quá trình này có
tầm quan trọng ngang nhau vì chúng đều ảnh hởng trực tiếp tới năng suất và
chất lợng sản phẩm. Hai quá trình này ở da chuột, ngoài sự chi phối của yếu tố
giống thì da chuột còn chịu ảnh hởng của các yếu tố ngoại cảnh nh: nhiệt độ,
ẩm độ, ánh sáng, dinh dỡng.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi theo dõi thời gian qua các thời kỳ sinh
trởng và phát triển của cây da chuột ở hai giai đoạn: giai đoạn vờn ơm và giai
đoạn sau trồng.
5.1.1. Giai đoạn vờn ơm
Mục đích của giai đoạn vờn ơm là thu đợc một quần thể cây giống đồng
nhất, sinh trởng tốt, không bị sâu bệnh hại, đáp ứng đợc yêu cầu của sản xuất.
Mặt khác, ở thời kỳ cây con; khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

18
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

kém, rễ cây còn yếu, khả năng hút nớc, dinh dỡng và khả năng quang hợp
kém. Vì vậy, giai đoạn vờn ơm đối với da chuột là cần thiết để có đợc những
cây giống tốt, tạo tiền đề cho sự sinh trởng phát triển của cây sau này.
Sự nảy mầm ở của cây là thời điểm bắt đầu của một chu kỳ sống mới.
Để nảy mầm đợc, ngoài yếu tố nội tại là sức nảy mầm của hạt giống thì các
yếu tố ngoại cảnh cần thiết là phải đủ ẩm; nhiệt độ thích hợp 15,5 - 35
o
C,
nhiệt độ tối thiểu 15,5

o
C, nhiệt độ tối đa là 40,5
o
C [2]. Khi hạt giống hút đủ
ẩm, dới tác dụng của nhiệt độ, các enzym hô hấp trong hạt đợc kích hoạt và
phân giải các chất phức tạp (gluxit, lipit, protein.) thành các chất đơn giản để
tổng hợp nên các cơ quan mới của cây con.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng biện pháp gieo hạt trên giá thể
M (không dùng đất) đợc làm ẩm tối thích. Qua theo dõi sinh trởng của cây
con trong giai đoạn vờn ơm chúng tôi thu đợc kết quả thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1: Thời gian qua các thời kỳ sinh trởng trong vờn ơm của các giống
da chuột trồng không dùng đất vụ Xuân Hè 2006 (ngày)
Giống Gieo
Thời
gian
Mọc Ra lá thật
Ngày
trồng
10% 75% 10% 75%
A1
19/01
Ngày 23/01 25/01 28/01 02/02 12/02
Số ngày
(từ gieo
đến )
4 6 9 14 24
A2
19/01
Ngày 23/01 26/01 29/01 02/02 12/02
Số ngày

(từ gieo
đến )
4 7 10 14 24
A3
19/01
Ngày 24/01 26/01 28/01 01/02 12/02
Số ngày
(từ gieo
đến )
5 7 9 13 24
A5
19/01
Ngày 24/01 28/01 01/02 05/02 12/02
Số ngày
(từ gieo
đến )
5 9 13 17 24
N1
19/01
Ngày 22/01 24/01 27/01 31/01 12/02
Số ngày
(từ gieo
đến )
3 5 8 12 24
N7 19/01
Ngày 22/01 24/01 27/01 31/01 12/02
Số ngày
(từ gieo
đến )
3 5 8 12 24

Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

19
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Qua bảng 1 chúng tôi thấy:
Thời gian từ khi gieo đến lúc bắt đầu mọc (10%) của các giống là tơng
đối tơng đồng. Giống A5 mọc tập trung (75%) muộn nhất (9 ngày), các giống
còn lại không có sự chênh lệch đáng kể về thời gian mọc tập trung.
Sau khi mọc, cây con tiếp tục sử dụng chất dinh dỡng dự trữ trong hạt,
nhng chất dinh dỡng dự trữ này sẽ không đủ để cung cấp cho cây sinh trởng
tiếp nên cần phải bổ sung chất dinh dỡng cho cây sau 4 6 ngày tính từ lúc
gieo và khoảng 3 - 4 ngày thay dung dịch một lần. Khi cây con có khả năng
hút chất dinh dỡng từ dung dịch đợc cung cấp thì cũng là lúc cây cần có bộ
máy quang hợp để tổng hợp những chất hữu cơ phức tạp tạo nên cơ thể từ
những chất đơn giản hút đợc từ dung dịch. Lá mầm lúc này chỉ còn giữ chức
năng dự trữ chất dinh dỡng, còn chức năng quang hợp là của những lá thật mới
hình thành. Việc hình thành lá thật đầu tiên là bớc phát triển quan trọng của
cây con trong giai đoạn vờn ơm vì nó là tiền đề để cây sinh trởng trong những
giai đoạn sau này.
Qua theo dõi chúng tôi thấy, giống A5 bắt đầu ra lá thật đầu tiên chậm
nhất (13 ngày) và ra lá tập trung cũng chậm nhất (17 ngày). Các giống còn lại
đều ra lá thật đầu tiên sớm (8 10 ngày) và ra lá tập trung từ 12 14 ngày.
5.1.2. Giai đoạn sau trồng
Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì đây là giai đoạn chiếm phần lớn
thời gian trong chu kỳ sống của da chuột. Giai đoạn này diễn ra nhiều quá
trình sinh trởng, phát triển quan trọng của da chuột.
Với công nghệ trồng cây không dùng đất, việc trồng cây con ra khu sản
xuất là khá đơn giản, không tốn nhiều công sức. Cây con sau khi ơm đợc đặt
lên những luống trồng đợc lắp đặt hệ thống tới dinh dỡng nhỏ giọt hiện đại.

Cây con sau khi trồng đều có sức sống cao và phục hồi sinh trởng nhanh nên
cây sinh trởng rất nhanh chóng.
Cũng nh nhiều loại cây trồng khác, ngoài yếu tố di truyền giống và sức
sống của cây con trớc khi trồng thì ở những giai đoạn sinh trởng, phát triển
trong giai đoạn sản xuất da chuột còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố ngoại
cảnh khác. Vì vậy, việc xác định thời gian qua từng thời kỳ sinh trởng và yêu
cầu ngoại cảnh ở mỗi thời kỳ là cần thiết và quan trọng. Việc này sẽ giúp
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

20
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

chúng ta chủ động đợc thời vụ, điều khiển đợc quá trình sinh trởng theo hớng
có lợi, nâng cao năng suất, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích trồng.
Từ những kết quả theo dõi đợc trong nhà lới sản xuất, chúng tôi nhận
thấy: thời gian qua các giai đoạn sinh trởng, phát triển của các giống khác
nhau rõ rệt. Kết quả đợc trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Thời gian sinh trởng, phát triển của các giống da chuột trồng
trên 2 giá thể vụ Xuân Hè 2006 (ngày)
Giống
Ngày
trồng
Thời gian
Hoa đực nở Hoa cái nở
Thu
đợt 1
Thu
đợt
cuối
TGST

10% 75% 10% 75%
I. Giá thể M
A1 12/02
Ngày 09/03 12/03 15/03 19/03 26/03 25/04
91
Số ngày
(từ trồng
đến )
25 28 31 35 42 72
A2 12/02
Ngày 11/03 14/03 17/03 20/03 26/03 25/04
94
Số ngày
(từ trồng
đến )
27 30 33 36 42 72
A3 12/02
Ngày 10/03 13/03 17/03 20/03 26/03 25/04
92
Số ngày
(từ trồng
đến )
26 29 33 36 42 72
A5 12/02
Ngày 16/03 18/03 20/03 22/03 01/04 25/04
95
Số ngày
(từ trồng
đến )
32 34 36 38 48 72

N1 12/02
Ngày 17/03 20/03 23/03 26/03 01/04 25/04
96
Số ngày
(từ trồng
đến )
33 36 39 42 48 72
N7 12/02
Ngày 09/03 11/03 15/03 19/03 26/03 25/04
90
Số ngày
(từ trồng
đến )
25 27 31 35 42 72
II. Giá thể T
A1 12/02
Ngày 09/03 11/03 14/03 19/03 26/03 25/04
92
Số ngày
(từ trồng
đến )
25 27 30 35 42 72
A2 12/02
Ngày 10/03 12/03 16/03 20/03 26/03 25/04
94
Số ngày
(từ trồng
đến )
26 28 32 36 42 72
A3 12/02 Ngày 09/03 11/03 15/03 19/03 26/03 25/04 92

Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

21
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Số ngày
(từ trồng
đến )
25 27 31 35 42 72
A5 12/02
Ngày 16/03 18/03 20/03 22/03 01/04 25/04
95
Số ngày
(từ trồng
đến )
32 34 36 38 48 72
N1 12/02
Ngày 17/03 20/03 24/03 26/03 01/04 25/04
96
Số ngày
(từ trồng
đến )
33 36 40 42 48 72
N7 12/02
Ngày 09/03 11/03 15/03 19/03 26/03 25/04
91
Số ngày
(từ trồng
đến )
25 27 31 35 42 72

Qua bảng 2 chúng tôi thấy:
-Thời gian từ trồng đến nở hoa đực đầu tiên:
+ Trên giá thể M: các giống đều bắt đầu nở hoa đực (10%) sau trồng
25 - 33 ngày, trong đó giống N1 nở hoa chậm nhất (33 ngày), các giống A1,
N7 nở sớm nhất (25 ngày). Các giống đều nở hoa đực tập trung (75%) sau
trồng khoảng 27 - 37 ngày, khoảng thời gian giữa thời điểm bắt đầu nở hoa
đực (10%) và nở hoa tập trung (75%) của các giống là khá ngắn (2 - 3 ngày).
+ Trên giá thể T: các giống đều bắt đầu nở hoa đực (10%) sau trồng
25 - 33 ngày, giống N1 vẫn là giống nở hoa chậm nhất (33 ngày), các giống
A1, N7 vẫn là các giống nở sớm nhất (25 ngày). Các giống nở hoa đực tập
trung (75%) vào khoảng 27 - 37 ngày, các giống hầu hết đều nở hoa đực tập
trung 2 ngày sau khi bắt đầu nở hoa.
-Thời gian từ trồng đến nở hoa cái đầu tiên:
+ Trên giá thể M: các giống đều bắt đầu nở hoa cái (10%) sau trồng
31 - 39 ngày, giống N1 nở chậm nhất (39 ngày), các giống A1, N7 nở sớm
nhất (31 ngày). Các giống đều nở hoa cái tập trung (75%) sau khi nở 10% từ 2
- 4 ngày, thời gian từ khi trồng đến khi hoa cái nở tập trung khoảng 35 42
ngày.
+ Trên giá thể T: các giống đều bắt đầu nở hoa cái (10%) sau trồng
30 40 ngày, giống N1 chậm nhất (40 ngày), hai giống A1 và N7 sớm nhất
(30 ngày). Các giống nở hoa tập trung (75%) vào khoảng 35 42 ngày sau
trồng, biến động thời gian từ khi bắt đầu nở (10%) đến khi nở hoa tập trung
(75%) là 2 - 4 ngày.
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

22
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

Nhìn chung, các giống trong thí nghiệm trên cả hai loại giá thể đều có
thời gian trồng đến bắt đầu nở hoa 25 31 ngày. Các giống đều có hiện tợng

hoa đực nở trớc hoa cái. Thời gian bắt đầu nở hoa và nở hoa tập trung giữa các
giống hầu hết đều chênh lệch nhau không nhiều.
-Thời gian từ trồng đến thu hoạch đợt đầu: Sau khi hoa cái đợc thụ
phấn thụ tinh, quả bắt đầu đợc hình thành, các chất dinh dỡng đợc vận
chuyển đến quả làm cho quả lớn nhanh và đạt kích thớc đặc trng cho giống.
Thời gian từ trồng đến thu hoạch quả đợt đầu sẽ là cơ sở để chúng ta chuẩn bị
tốt nhằm chủ động trong công tác thu hoạch và sau thu hoạch. Qua bảng 2
chúng ta thấy: hầu hết các giống đều cho thu hoạch đợt đầu sau khi trồng 30
ngày, giống A5 và N1 cho thu hoạch muộn hơn, sau trồng 35 ngày.
-Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch đợt cuối: thời gian này sẽ giúp
chúng ta có thể đánh giá sơ bộ đợc thời gian cho thu hoạch và thời gian sinh
trởng của giống. Thời gian thu hoạch dài sẽ giúp rải vụ da chuột, nhờ đó giá
bán của sản phẩm sẽ cao và ổn định hơn. Nắm rõ đợc thời gian sinh trởng của
giống sẽ giúp ta chủ động đợc mùa vụ gieo trồng. Sau khi trồng, do điều kiện
thời tiết thuận lợi hơn nên thời gian từ trồng đến thu hoạch đợt cuối của các
giống khoảng hơn 70 ngày.
-Thời gian sinh trởng phát triển của các giống thí nghiệm: thời
gian sinh trởng của da chuột là tổng thời gian qua các thời kỳ sinh trởng và
phát triển của cây (từ khi hạt nảy mầm 75% cho đến lúc kết thúc thu hoạch).
Thời gian sinh trởng phát triển của một giống là do yếu tố di truyền của
giống đó quy định; tuy nhiên, nó còn chịu ảnh hởng trực tiếp của các yếu tố
ngoại cảnh nh: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chế độ chăm sóc, dinh dỡng, sâu
bệnh, Thời gian sinh trởng phát triẻn của giống có ý nghĩa lớn trong việc
luân canh, tăng vụ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nâng cao năng suất trên đơn
vị diện tích trồng trong một đơn vị thời gian. Qua bảng 2 chúng tôi thấy: thời
gian sinh trởng của các giống thí nghiệm trong vụ Xuân Hè là tơng đối dài
do trong giai đoạn cây con: nhiệt độ giảm, cờng độ ánh sáng thấp; không phù
hợp cho da chuột sinh trởng.
+Trên giá thể M: thời gian sinh trởng của các giống từ 90 96 ngày.
Thời gian sinh trởng dài nhất là của giống N1 (96 ngày), ngắn nhất là giống

N7 (90 ngày).
+Trên giá thể T: thời gian sinh trởng của các giống từ 90 96 ngày,
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

23
Báo cáo tốt nghiệp Mai Thành Luân Lớp CT47B

hai giống có thời gian sinh trởng dài nhất là giống N1 (96 ngày) và
giống ngắn nhất là N7.
Nh vậy, biến động về thời gian sinh trởng giữa các giống trên hai loại
giá thể trồng trong vụ Xuân Hè 2006 là không đáng kể. Điều này chứng tỏ,
thời gian sinh trởng của các giống da chuột thí nghiệm trồng trên các loại giá
thể khác nhau là không phụ thuộc vào loại giá thể trồng mà phụ thuộc vào yếu
tố di truyền giống và các yếu tố ngoại cảnh khác.
5.2. Động thái tăng trởng chiều cao cây của các giống da chuột trồng trên
hai loại giá thể
ở cây da chuột thì hai giai đoạn: sinh trởng sinh dỡng để hình thành các
cơ quan sinh dỡng (rễ, thân, lá) và sinh trởng sinh thực có quan hệ mật thiết
với nhau và mối quan hệ này sẽ quyết định năng suất của cây. Do đó, cần phải
điều khiển sao cho giai đoạn đầu đạt đợc một mức độ nhất định, có đủ bộ thân
lá để tăng cờng khả năng quang hợp và tích luỹ cho cơ quan sinh sản (hoa,
quả) [10].
Đánh giá mức độ tăng trởng của cây có ý nghĩa quan trọng vì thân da
chuột có nhiệm vụ là giá đỡ cho các bộ phận khác, là nơi phát sinh lá, hoa; là
nơi hình thành quả. Do đó, chiều cao cây có liên quan chặt chẽ đến khả năng
quang hợp của cây, số lợng hoa, và năng suất.
Sự tăng trởng chiều cao cây là kết quả của quá trình biến đổi sinh lý
diễn ra trong cơ thể thực vật. Đó là quá trình giãn của thế bào và sự phân chia
tế bào, đặc biệt là tế bào ở đỉnh sinh trởng có sự phân chia tế bào diễn ra rất
mạnh ở thời kỳ sinh trởng sinh dỡng. Các quá trình này đều chịu ảnh hởng của

các chất điều tiết sinh trởng là các phytohormon. Tuy nhiên, ở các giống khác
nhau thì sự tăng trởng chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của
giống và các yếu tố ngoại cảnh nh: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dỡng.
[10].
Kết quả theo dõi động thái tăng trởng chiều cao cây của các giống da
chuột trên mỗi giá thể đợc thể hiện ở bảng 3 và đồ thị 1 (1a,1b).
Khoa Nông học Trờng ĐH Nông nghiệp I

24
B¸o c¸o tèt nghiÖp Mai Thµnh Lu©n – Líp CT47B

Khoa N«ng häc Trêng §H N«ng nghiÖp I

25

×