Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Khảo nghiệm một số giống dưa chuột (cucumis sativus l ) trong vụ xuân 2012 tại huyện tuy phước bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.31 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

LÊ THỊ DUYÊN

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG DƯA CHUỘT
(Cucumis sativus L.) TRONG VỤ XUÂN 2012
TẠI HUYỆN TUY PHƯỚC- BÌNH ĐỊNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Nghệ An - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
-------------

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG DƯA CHUỘT
(Cucumis sativus L.) TRONG VỤ XUÂN 2012
TẠI HUYỆN TUY PHƯỚC-BÌNH ĐỊNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NƠNG HỌC

Người thực hiện :
Lớp
:
Người hướng dẫn :



Lê Thị Duyên
49K2 - Nông học
ThS. Nguyễn Văn Hoàn
ThS. Nguyễn Tài Toàn

Nghệ An - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian giúp sinh viên có điều kiện rèn luyện tính tự
lập,sáng tạo, bổ sung những kiến thức mới từ thực tiễn áp dụng cho công việc sau
khi ra trường.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ khóa
luận tốt nghiệp nào. Những thơng tin trong khóa luận hồn tồn chính xác và đều
được ghi rõ nguồn gốc. Nếu có gì khơng đúng tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Nghệ An, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Lê Thị Duyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Lãnh đạo Trường Đại học Vinh,
khoa Nông Lâm Ngư, tổ khoa học cây trồng và các thầy giáo, cô giáo. Nhân dịp
này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và sự trân trọng đối với những giúp đỡ qúy báu đó.

Em xin đặc biệt cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Hoàn những người thầy kính qúy
đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Nam Trung Bộ đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên
khuyến khích tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những đóng góp chân thành của các các
thầy giáo, cơ giáo và bạn bè để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn

Lê Thị Duyên

ii


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài.........................................................................................1

2.

Mục đích - yêu cầu......................................................................................2

3.


Ý nghĩa thực tiễn đề tài................................................................................2

4.

Ý nghĩa khoa học.........................................................................................2

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................4
1.1.

Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn...............................................................4

1.1.1.

Cơ sở khoa học............................................................................................4

1.1.2.

Cơ sở thực tiễn.............................................................................................5

1.2.

Nguồn gốc, phân loại...................................................................................5

12.1.

Nguồn gốc...................................................................................................5

1.3.


Giá trị cây dưa chuột....................................................................................6

1.3.1.

Về dinh dưỡng.............................................................................................6

1.3.2.

Giá trị kinh tế...............................................................................................8

1.3.3.

Giá trị y học.................................................................................................8

1.4.

Đặc điểm thực vật học cây dưa chuột..........................................................9

1.4.1.

Rễ................................................................................................................. 9

1.4.2.

Thân.............................................................................................................9

1.4.3.

Lá...............................................................................................................10


1.4.4.

Hoa............................................................................................................10

1.4.5.

Quả............................................................................................................11

1.5.

Điều kiện ngoại cảnh tác động đến dưa chuột............................................11

1.5.1.

Nhiệt độ.....................................................................................................11

1.5.2.

Ánh sáng....................................................................................................12

1.5.3.

Độ ẩm đất và khơng khí.............................................................................12

1.5.4.

Đất và dinh dưỡng.....................................................................................12

1.6.


Tình hình sản xuất, nghiên cứu và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới
và Việt Nam..............................................................................................12

1.6.1.

Tình hình sản xuất, nghiên cứu và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới............12

iii


1.6.2.

Tình hình sản xuất, nghiên cứu và tiêu thụ dưa chuột ở Việt Nam............16

1.6.3.

Ở Bình Định...............................................................................................22

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................24
2.1.

Nội dung nghiên cứu..................................................................................24

2.2.

Phạm vi nghiên cứu...................................................................................24

2.3.

Vật liệu nghiên cứu....................................................................................24


2.3.1.

Giống.........................................................................................................24

2.3.2.

Đất đai.......................................................................................................25

2.3.3.

Điều kiện thời tiết, khí hậu trong thời gian khảo nghiệm...........................25

2.4.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................25

2.4.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................................25

2.4.2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................26

2.5.

Quy trình kỹ thuật trồng dưa chuột............................................................26

2.6.


Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi..............................................................28

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................31
3.1.

Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột.........................................31

3.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa chuột
...................................................................................................................34

3.3.

Động thái ra lá của các giống dưa chuột....................................................38

3.4.

Khả năng phân cành của các giống dưa chuột...........................................42

3.5.

Tình hình sâu, bệnh hại..............................................................................43

3.6.

Đặc điểm giới tính của các giống dưa chuột khảo nghiệm.........................46

3.7.


Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa chuột
...................................................................................................................48

3.8.

Đặc điểm hình thái của các giống dưa chuột..............................................51

3.9.

Hiệu quả kinh tế của các giống dưa chuột..................................................54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................56
1.

Kết luận.....................................................................................................56

2.

Kiến nghị...................................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................58
PHỤ LỤC

iv


v



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

ĐC

:

Đối chứng

KLTB

:

Khối lượng trung bình

LSD

:

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 0,05


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được [1]............................7

Bảng 1.2.

Thống kê tình hình sản xuất dưa chuột ở một số nước trên thế
giới từ năm 2008 - 2010 [20]..............................................................13

Bảng 1.3.

Thống kê tình hình xuất, nhập khẩu dưa chuột một số nước trên
thế giới 2009 [20]...............................................................................15

Bảng 1.4.

Tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột cuối
tháng 04/2007.....................................................................................21

Bảng 1.5.

Tham khảo một số loại rau xuất khẩu tháng 8 và 8 tháng đầu
năm 2008............................................................................................22

Bảng 2.1.


Các giống dưa chuột tham gia khảo nghiệm.......................................24

Bảng 2.2.

Điều kiện thời tiết, khí hậu trong thời gian khảo nghiệm...................25

Bảng 2.3.

Lượng phân bón cho 1 ha...................................................................27

Bảng 3.1.

Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột..................................31

Bảng 3.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống................34

Bảng 3.3.

Động thái ra lá của các giống dưa chuột.............................................39

Bảng 3.4.

Khả năng phân cành của các giống dưa chuột....................................43

Bảng 3.5.

Tình hình sâu bệnh hại của 5 giống dưa chuột khảo nghiệm vụ

Xuân năm 2012 tại Bình Định...........................................................44

Bảng 3.6.

Biểu hiện giới tính và khả năng ra hoa đậu quả của các giống...........47

Bảng 3.7.

Các yếu tố cấu thành năng suất và NS của các giống dưa chuột
...........................................................................................................49

Bảng 3.8.

Đặc điểm hình thái của các giống dưa chuột......................................52

Bảng 3.9.

Hiệu quả kinh tế của các giống dưa chuột..........................................55

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa chuột...........35

Hình 3.2.

Động thái ra lá của các giống dưa chuột.............................................39


Hình 3.3.

Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu...........................................50

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rau là những cây sử dụng để làm thực phẩm ăn cùng với lương thực trong
bữa ăn của con người. Rau là nguồn thực phẩm khơng thể thiếu trong khẩu phần
thức ăn vì nó khơng những cung cấp chất dinh dưỡng, chất khống, vitamin cần
thiết cho cơ thể con người, mà cịn có tác dụng phịng chống bệnh...Do đó, nhu cầu
về rau khá lớn và sản xuất rau đóng vai trị quan trọng trong nơng nghiệp.
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí, là một trong những cây rau
quan trọng, được xếp thứ tư chỉ sau cà chua, bắp cải và củ hành, có thời gian sinh
trưởng ngắn, có năng suất cao và chất lượng tốt đáp ứng được phần lớn nhu cầu rau
xanh của con người. Dưa chuột là rau ăn quả thương mại quan trọng, giữ vị trí hàng
đầu trong các chủng loại rau có sản phẩm chế biến xuất khẩu và được sử dụng rất đa
dạng: quả tươi, trộn xa lát, muối chua, đóng hộp...[2]
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn
định, kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển. Đó là điều kiện thuận lợi tiềm
năng cho ngành rau phát triển. Ngành trồng rau ở nước ta (trong đó có dưa chuột)
có nhiều khởi sắc nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản
xuất nông nghiệp.
Đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng, diện
tích trồng dưa chuột có nhiều biến động qua các năm. Năng suất còn thấp so
với năng suất trung bình của cả nước. Có nhiều ngun nhân làm cho năng suất dưa
chuột cịn thấp, đó là do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra

mưa lũ, hạn hán, đất đai nghèo dinh dưỡng, chưa có bộ giống chuẩn và tốt. Đặc biệt
là giống dùng cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu cịn q ít khơng đáp ứng đủ
nhu cầu của sản xuất do vậy phải nhập ngoại, giá thành cao và khơng chủ động
trong sản xuất. Bên cạnh đó giống dùng cho ăn tươi, tiêu thụ nội địa năng suất còn
thấp, kém hiệu quả. Phần lớn hạt giống rau do dân tự để giống hoặc nhập nội không
qua khảo nghiệm kỹ. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất
lượng của dưa chuột. Vấn đề đặt ra là phải tìm được những giống dưa chuột có khả

1


năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết ở Bình Định cho
năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, giá thành sản xuất thấp và phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

‘‘Khảo nghiệm một số giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) trong vụ
Xuân năm 2012 tại Bình Định’’.
2. Mục đích - u cầu
2.1. Mục đích
Tuyển chọn được giống dưa chuột thích hợp trong vụ Xuân cho năng suất
cao, ổn định, khả năng chống chịu với một số bệnh hại chính và thích nghi với điều
kiện sinh thái vụ Xuân tại Bình Định.

2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu một số đặc trưng hình thái của các giống.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống trong điều kiện
vụ Xuân.
- Đánh giá tình hình phát triển sâu, bệnh trên các giống trong điều kiện

vụ Xuân.
- Đánh giá các yếu tố tạo thành năng suất, chất lượng của các giống.

3. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
- Xác định khả năng thích nghi của một số giống dưa chuột làm cơ sở để
tuyển chọn giống cho sản xuất.
- Góp phần làm đa dạng bộ giống của tỉnh để đưa vào cơ cấu cây trồng hợp
lý nhằm tăng thu nhập cho người sản xuất.
4. Ý nghĩa khoa học
Giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất,
chất lượng cây trồng.Giống có năng suất cao, phẩm chất tốt sẽ nâng cao hiệu quả

2


kinh tế sản suất. Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp
nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong sản xuất nông nghiệp. Các
giống ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng chưa nhiều, mỗi giống có khả
năng thích nghi với một điều kiện sinh thái và điều kiện canh tác của mỗi vùng. Do
đó, để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị cho hàng nơng
sản Việt, ngành nơng nghiệp cần sớm tháo gỡ khó khăn và có biện pháp hồn thiện
cơng tác khảo nghiệm giống cây trồng.
Mỗi giống cây trồng ở điều kiện điều kiện cụ thể có khả năng thích nghi khác
nhau và việc khảo nghiệm giống cây trồng có vai trị quan trọng trước khi đem vào
sản xuất trên diện rộng.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về khả năng sinh trưởng,
phát triển, năng suất của một số giống dưa chuột ở tỉnh Bình Định
Từ đó đưa ra phổ biến cho người dân trồng giống dưa chuột thích hợp nhằm
đạt được hiệu quả kinh tế mức tối đa.


3


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn

1.1.1. Cơ sở khoa học
Trong hệ thống các biện pháp canh tác, sử dụng giống tốt là yếu tố hàng đầu
quyết định tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Giống là tư liệu sản xuất
không thể thiếu được, chọn giống tốt sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, thuỷ lợi và
đảm bảo sản lượng trong những điều kiện bất thuận như: Ngập úng, hạn hán, sâu
bệnh, phèn, mặn,… vì vậy giống được xem là tư liệu sản xuất, là tiền đề cho việc
nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao trong sản xuất nơng nghiệp.
Trong các khâu của q trình sản xuất thì giống là một yếu tố hết sức quan
trọng, là yếu tố đầu tư ít tốn kém, nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Tuy
nhiên giống cây trồng lại mang tính khu vực hóa, mọi tính trạng và đặc tính của
giống chỉ biểu hiện trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định như: đất đai, khí
hậu, thời tiết, và các biện pháp kỹ thuật
Cơ sở di truyền của chọn giống là sự di truyền và biến đổi của giống trong môi
trường nhất định. Giống mang tính di truyền đồng nhất, có sự đồng nhất về tính
trạng, hình thái và một số đặc tính nơng sinh học. Tất cả các khâu của quá trình sản
xuất giống cây trồng đều nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra những giống mới có
năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng, khả năng chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng như các đối tượng sâu bệnh hại
Thực tế cho thấy một số giống tốt được đưa vào sản xuất qua một số năm đã
trở nên thoái hoá giữa tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời
tiết, khí hậu và trình độ thâm canh của người dân làm cho năng suất, phẩm chất, khả
năng chống chịu sâu bệnh hại giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy
việc khảo sát và đáng giá để đưa ra giống mới có tiềm năng và năng suất cao, chất

lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với từng vùng sinh thái, phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại chính đang là vấn đề đáng
quan tâm hiện nay của các nhà chọn giống

4


Những năm qua cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ chọn
tạo giống đã trở thành mơn khoa học mang tính chất tổng hợp liên quan chặt chẽ với
các ngành khác nhau như: thực vật học, di truyền học, sinh thái học, côn trùng , bệnh
cây, bảo quản và chế biến...đặc biệt bằng các biện pháp lai tạo, xử lý đột biến, nuôi
cấy mô tế bào đã tạo ra nhiều giống mới có tính thích nghi tốt và đạt năng suất cao
Qua khảo sát, đánh giá một số giống dưa chuột thu thập để tìm ra những giống
có khả năng thích ứng của chúng trong điều kiện sinh thái ở Bình Định nói riêng và
vùng Nam Trung Bộ nói chung. Đưa ra những giống dưa chuột có triển vọng cho
năng suất cao vào sản xuất

1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Dưa chuột là một loài rau mang lại giá trị kinh tế cao. Thực tế người sản xuất
đã có nhiều bước cải tiến về giống cũng như kỹ thuật trồng nhưng năng suất vẫn
còn hạn chế, nguyên nhân chính là do chúng ta chưa qua khâu khảo sát và đánh giá
đã đưa đến tình trạng cây trồng sinh trưởng kém, năng suất thấp chưa thể chọn được
giống phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái khác nhau. Từ đó khơng phát
huy được hết hiệu lực và tiềm năng của từng giống kéo theo đó chưa phát huy được
các điều kiện khác làm cây sinh trưởng kém và dễ mắc sâu bệnh, chất lượng giảm,
hiệu quả kinh tế thấp. Giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật là những nhóm sinh vật
nói chung và dưa chuột nói riêng có các đặc điểm di truyền nhất định, có các phản
ứng với điều kiện ngoại cảnh khác nhau, thích hợp với các điều kiện khí hậu, sinh
thái, dinh dưỡng và kĩ thuật sản xuất nhất định.Vì vậy chúng ta nên khảo sát khả
năng sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột từ tập đoàn đã thu thập để

chọn ra những giống tốt,năng suất cao và thích hợp với điều kiện địa phương góp
phần làm phong phú chủng loại dưa chuột ở vùng NTB

1.2. Nguồn gốc, phân loại
12.1. Nguồn gốc
Dưa chuột là loại cây trồng được trồng từ lâu, nó đã có mặt ở Ấn Độ khoảng
trên 3000 năm. Theo A. Decandole (1982) thì dưa chuột xuất xứ từ vùng Tây Bắc

5


Ấn Độ, từ đây nó phát triển sang phía Tây và sau đó sang Đơng Nam Á. Những ghi
chép về cây dưa chuột xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ thứ IX, ở Anh vào thế kỷ XIV
và Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ XVI. Vào thế kỷ XVI, dưa chuột được mang tới Trung
Quốc. [18]
Tuy nhiên theo Vavilop (1926) thì khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp
Lào là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây còn tồn tại các dạng dưa chuột hoang
dại, Kallo (1958) cho rằng Trung Quốc là trung tâm thứ hai hình thành cây dưa
chuột do các giống dưa chuột Trung Quốc có hàng loạt các tính trạng lặn có giá trị
như: quả dài, tạo quả không qua thụ tinh, gai quả trắng, không đắng. [2], [6]
1.2.2. Phân loại
Dưa chuột (dưa leo, hồ qua) tên nước ngoài Common cucumber (Anh),
Concombre (Pháp), thuộc họ bầu bí Cucubitaceae chi Cucumis, lồi Cucumis
sativus L.; số lượng NST 2n = 14.
Theo bảng phân loại của Gabae X. (1932) loài Cucumis sativus L. (2n = 14)
được chia thành 3 lồi phụ sau:
1. Lồi phụ Đơng Á: ssp. rigidus Gab.
2. Loài phụ Tây Á: ssp. graciolor Gab.
3. Dưa chuột hoang dại: ssp. agrostis Gab., var. hardwickii (Royla) A lef.
1.3. Giá trị cây dưa chuột

1.3.1. Về dinh dưỡng
Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần thiết
trong đời sống hằng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan trọng
đối với sức khỏe và đóng vai trị chống chịu với bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu
của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngồi nước thì khẩu phần ăn của người Việt
Nam cần khoảng 2300 - 2500 calo năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động.
Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng cho cơ thể con người. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số calo
trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin và các

6


loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm lượng
vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm.
Dưa chuột là một thức ăn rất thơng dụng và cịn là một vị thuốc có giá trị. Về
thành phần dinh dưỡng thì dưa chuột có giá trị dinh dưỡng cao, chứa 95% nước và
100 gam trái tươi cho 14 calo; 0,7 mg protein; 14 mg calcium; vitamin A 215 IU;
vitamin C 5 mg; vitamin B1 0,02 mg; vitamin B2 0,08 mg và niacin 0,3 mg. Ngoài
ra cịn có chứa hàm lượng cacbon rất cao khoảng 74 - 75%, cung cấp một lượng
đường (chủ yếu là đường đơn), có nhiều axit amin rất cần thiết cho cơ thể như
Thiamin (0,024 mg%); Rivophlavin (0,022 mg%) và Niacin (0,221 mg%). Đặc biệt
nó có chứa một số loại men có lợi cho kích thích tiêu hố và hàm lượng Kali cao
144 mg/100 g nên hữu ích với người có bệnh cao và thấp huyết áp. Không những
thế trong dưa chuột cịn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường quá
trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim
mạch [1]. Nhân hạt chứa khoảng 42% dầu béo và 42% protein. [15]
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được [1]
Chỉ tiêu


Thành phần hóa học (g%) Calo/

Loại rau

Nước Protit Glu

Tro

100g

Bầu

95,1

0,6

2,9

0,4

Dưa chuột

95,0

0,7

3,0

Bí xanh


95,5

0,6

Bí đỏ

92,0

Dưa gang

Vitamin (mg%)
PP

C

14

0,02 0,03 0,40

12

0,4

14

0,02 0,08 0,10

5

2,4


0,5

12

0,01 0,02 0,03

16

0,3

6,2

0,8

27

0,06 0,03 0,40

8

96,2

0,8

2,0

0,3

11


0,04 0,04 0,30

4

Cà chua

94,0

0,6

4,2

0,4

20

0,06 0,04 0,50

10

Mướp đắng

91,4

0,9

3,0

0,6


16

0,07 0,04 0,30

22

Xà lách

95,0

1,5

2,2

0,8

15

0,14 0,12 0,70

15

Rau dền

92,3

2,3

2,5


1,8

20

0,04 0,14 1,30

35

7

B1

B2


1.3.2. Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả
quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa chuột
là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. [9]
Việc mang lại hiệu quả kinh tế cao chúng ta có thể kết luận
dưa chuột là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh,
thời gian sinh trưởng của nó tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp có
thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau. Quả dưa chuột có thể
ăn tươi, chế biến và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Do giá trị dinh dưỡng, giá
trị kinh tế cao nên cây dưa chuột được nhiều nước xếp vào một trong những cây rau
hàng đầu của ngành sản xuất rau. [1]
1.3.3. Giá trị y học
Ngoài việc mang hàm lượng chất dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao dưa chuột
còn là một loại thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể giúp chữa được nhiều căn

bệnh tốt sức khỏe con người, làm đẹp... có thể khái quát như:

- Giải khát, thanh nhiệt: Nhờ chứa một hàm lượng nước rất cao và vị hơi
đắng, dưa chuột có tác dụng giải khát mà khơng ai có thể phủ nhận được. Chính vì
thế, loại quả này thường xun xuất hiện trong các bữa ăn với hình thức cắt lát, chẻ
miếng. Tuy nhiên, nếu ăn sống nhiều, dưa chuột có thể gây khó tiêu.
Ngồi tác dụng giải khát, dưa chuột cịn có tác dụng lọc máu, hòa tan axit
uric và urat, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Do hàm lượng canxi cao nên dưa chuột có tác
dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn và người già. Người bị bệnh tim mạch, cao huyết
áp, dùng loại quả này cũng rất tốt nhờ lượng kali dồi dào. [22]

- Thải độc, lợi tiểu: Là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ
độc tố, thận có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra
sau quá trình phân giải các protein và bài tiết chúng ra ngoài qua nước tiểu. Với tác
dụng lợi tiểu, dưa chuột có thể làm sạch niệu đạo, giúp thận thải ra ngoài những
chất độc trong ống tiểu.
Ngồi ra, dưa chuột cịn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày.
Do đặc điểm giàu kali và ít natri, dưa chuột kích thích sự lưu thơng nước trong cơ

8


thể. Ngồi ra, nó cịn có tác dụng bù đắp lượng khống cho cơ thể với tỷ lệ cực kỳ
thích hợp. [22]

- Thực phẩm giảm cân: Nhờ tác dụng ức chế sự hình thành mỡ trong cơ
thể, dưa chuột rất có lợi cho người mập muốn giảm cân. Nó có khả năng khống chế
đường chuyển hóa thành mỡ, đồng thời giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, ruột,
không làm tăng năng lượng cho cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ. Ngồi ra, dưa chuột
cịn giúp giảm lượng cholesterol và chống khối u. [22]


- Mỹ phẩm thiên nhiên: Nhiều hãng mỹ phẩm hiện nay đã sử dụng chiết
xuất từ dưa chuột để làm mát và tái tạo da, đặc biệt đối với da đầu. Nước dưa chuột
có thể được coi là loại nước tonic tuyệt hảo và giúp se khít lỗ chân lông. Nếu da bạn
bị cháy khi tắm nắng, hãy nghiền nát dưa chuột và đắp vào chỗ bỏng rát. Những
khoảng da bị rộp, bong sẽ hết liền. Dưa chuột nghiền lấy nước hoặc thái thành lát
mỏng xoa lên mặt, lên tay, chân, có tác dụng làm da nhẵn, mịn màng, tẩy tàn nhang,
xố nhẹ những nếp nhăn. Ngồi ra, người ta còn chế ra các loại nước hỗn hợp gồm
dưa chuột với một số rau quả khác như táo, chanh, cà rốt... để bôi đắp lên da, cho
làn da đẹp, mịn màng. [22]
1.4. Đặc điểm thực vật học cây dưa chuột
Dưa chuột là cây một năm, thân thảo, tự leo. Có cá thể sống được nhiều hơn
(12 - 13 tháng) trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi.
1.4.1. Rễ
Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, trong đất có thành phần cơ giới trung bình chỉ
sâu 10 - 25 cm, hệ rễ dưa chuột chiếm 1,5% toàn bộ trọng lượng cây. Rễ phụ phân
bố trên bề mặt rộng chừng 60 - 90 cm. Ở nhóm có thời gian sinh trưởng dài, bộ rễ
cùng các cơ quan bề mặt đất phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, ở các giống F1, tất cả
các pha sinh trưởng, phát triển bộ rễ đều có khối lượng lớn so với các cặp bố mẹ.
Do vậy, mức độ phát triển bộ rễ ở giai đoạn đầu là một trong những tính trạng có
tương quan chặt chẽ với năng suất cây. [1]
1.4.2. Thân

9


Dây leo bằng tua cuốn không phân nhánh; tua cuốn màu xanh lục nhạt,
mảnh, tiết diện gần tròn, mặt trên có rãnh ở giữa. Thân có màu xanh lục nhạt, tiết
diện đa giác, có 5 gân dọc. Thân và tua cuốn có lơng cứng màu trắng. [1]
1.4.3. Lá

Lá đơn, mọc cách, phiến lá xẻ 5 thùy theo kiểu chân vịt với 3 thùy có dạng
tam giác, 2 thùy cạn; ở lá non phiến lá có thể xẻ 7 thùy với 3 thùy có dạng tam giác,
4 thùy cạn; thùy giữa to hơn các thùy cịn lại; đáy lá hình tim; mép lá có răng cưa
nhỏ màu trắng. Lá màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá chân vịt
với 5 - 7 gân chính nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ tạo thành hình mạng. Cuống lá có tiết
diện đa giác, màu xanh lục, dài 8 - 20 cm, mặt trên có rãnh ở giữa và có 5 gân dọc.
Trên cuống lá và 2 mặt phiến lá phủ đầy lông cứng màu trắng. Ở nách lá có hệ
thống đặc biệt, gồm có: 1 tua cuốn và 1 hoa cái riêng lẻ, hay 1 tua cuốn và 1 cụm 5 6 hoa đực. Cụm hoa: Hoa đực: mọc thành cụm 5 - 6 hoa ở nách lá, hoa cái mọc
riêng lẻ ở nách lá. Hoa: đều, đơn tính cùng gốc, mẫu 5. [1]
1.4.4. Hoa
Dưa chuột thuộc dạng cây đơn tính cùng gốc, tức là trên cây có hoa đực và
hoa cái riêng biệt (monoecious), song trong quá trình tiến hóa lâu dài và do tác động
của con người trong công tác giống, trên dưa chuột xuất hiện nhiều hoa mới.
- Cây hoàn toàn hoa cái (ginoecious).
- Cây có hoa lưỡng tính (hermaphroditus).
- Cây có hoa lưỡng tính và đơn tính cùng gốc (gynoandromonoecius).
- Cây hoa cái và lưỡng tính (gynomonoecious).
- Cây hoa đực và hoa lưỡng tính (andromonoecious). [1]

1.4.4.1. Hoa đực: Cuống hoa dạng sợi màu xanh lục, dài 1 - 2 cm, phủ đầy
lông tơ trắng. Lá đài 5, đều, màu xanh lục nhạt, phủ dày đặc lơng dài trắng; ống đài
hình chng cao 0,6 - 0,8 cm, có 10 đường gân dọc; 5 thùy dạng tam giác hẹp cao 0,8
- 1 cm, rộng 0,1 - 0,2 cm. Tiền khai đài van. Cánh hoa 5, đều; mặt trên vàng đậm, mặt
dưới vàng nhạt; dính nhau phía dưới thành ống hình chng cao 0,6 - 0,8 cm và dính
vào lá đài, sau khi tách khỏi đài tràng hoa chia 5 thùy dạng ngọn giáo đỉnh có 1 gai

10




×