Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quản lý nhà nước soạn theo đề cương bảo hiểm xã hội năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.76 KB, 18 trang )

Quản Lý Nhà Nước
(theo đề cương BHXHVN 2011)
________
1/ Nhà nước trong hệ thống chính trị VN :
1.1. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam :
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp, thực hiện
chuyên chính giai cấp và các chức năng quản lý đặc biệt nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị trong xã hội, duy trì trật tự trong xã hội và phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời
sống cộng đồng.
- Sự ra đời Nhà nước từ những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, Nhà nước luôn
mang bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất giai cấp của Nhà nước có những hình thức biểu hiện
khác nhau trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Đặc điểm của Nhà nước là thiết lập một
quyền lực công cộng đặc biệt, Nhà nước phân chia theo lãnh thổ; Nhà nước có chủ quyền quốc
gia, Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật; Nhà nước quy định thuế
và thực hiện việc thu các loại thuế…
- Kiểu Nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của Nhà nước, thể hiện bản chất
giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và
những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
- Trong lịch sử xã hội, tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa có bốn kiểu Nhà nước: Kiểu Nhà nước chủ nô, kiểu
Nhà nước phong kiến, kiểu Nhà nước tư sản, kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Hình thức Nhà nước là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống
trị. Hình thức chính thể, có hai dạng.Chính thể quân chủ: Quyền lực Nhà nước tập trung trong
tay một người (hoặc một nhóm người) đứng đầu và được chuyển giao theo nguyên tắc kế thừa,
truyền ngôi.Chính thể cộng hoà: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc
về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. (Cộng hoà dân chủ (XHCN) và
cộng hoà quý tộc). Hình thức cấu trúc Nhà nước có hai dạng. Nhà nước đơn nhất: Là Nhà
nước thống nhất, có chủ quyền chung, trong đó nước được chia thành nhiều đơn vị hành chính,
có hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Kiểu Nhà nước liên bang: là Nhà nước có từ hai hay nhiều thành viên hợp lại: Mỹ, Liên Xô
Như vậy, Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp. Trong một Nhà nước, giai cấp nào


thống trị, giai cấp nào bị trị. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp nào thì mang bản chất của
giai cấp đó. Không có một Nhà nước nào đứng ngoài giai cấp, đứng trên giai cấp, không có
Nhà nước phi giai cấp. Nhà nước bao giờ cũng là công cụ thống trị của một giai cấp và nhằm
bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định.
- Sự thống trị đó được thể hiện chủ yếu bằng pháp luật. Bản chất giai cấp của Nhà nước thể
hiện rõ nhất, tập trung nhất trong hệ thống pháp luật do giai cấp thống trị xây dựng nên. Luật
pháp là vũ khí của một giai cấp thống trị, dùng để trừng trị giai cấp chống lại mình.
Bản chất giai cấp của Nhà nước CHXHCNVN:
Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Nội dung bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước được thể hiện như sau:
- Một là, nền tảng tư tưởng của Nhà nước là Học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước chuyên
chính vô sản, áp dụng vào điều kiện, đặc điểm nước ta với hình thức và cơ chế vận hành thích
hợp. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng lý luận để xây dựng mô hình Nhà nước đảm bảo quyền
làm chủ của nhân dân lao động.
- Hai là, Nhà nước luôn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản. Đây là vấn đề có
tính nguyên tắc bảo đảm bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước.
- Ba là, Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động và vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Bốn là, cơ sở xã hội của Nhà nước là khối đại đoàn kết dân tộc, mà nòng cốt là khối liên minh
công- nông- trí.
- Năm là, quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng trong tổ chức, hoạt động có sự phân công
phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
- Sáu là, Nhà nước điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật, mà pháp luật đó thể hiện ý chí,
nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng lao động.
1.2. Quan hệ giữa NN và các tổ chức trong HTCT :
Quan hệ giữa Đảng với Nhà nước :
+ Đảng giữ vị trí hạt nhân lãnh đạo vì Đảng bao gồm những người tiên tiến được vũ
trang bởi thế giới quan và phương pháp luận của CN MLN và Tư tưởng HCM;
+ Khả năng lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã được kiểm nghiệm bởi thực tế lịch
sử;

+ Đảng đã và đang cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, đề ra đường lối chủ trương chính
sách cho sự tổ chức và hoạt động của Nhà nước;
+ Đảng cử các cán bộ ưu tú giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước và kiểm tra
hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước;
+ Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật : không làm thay NN, không
bao biện công việc của NN, luôn tôn trọng công việc của NN;
+ Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong HTCT nhưng phải phục tùng và chịu sự lãnh đạo
của Đảng;
+ Nhà nước hoạt động dựa trên quan điểm, lập trường của đảng đồng thời tổ chức thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng.
Tổ chức chính trị xã hội là gì ? Mối quan hệ với Nhà nước?
- Tổ chức chính trị (bao gồm MTTQVN và các thành viên của Mặt trận như Tổng
LĐLĐVN, Đoàn TNCSHCM, Hội LHPNVN, Hội Nông dân tập thể, Hội CCBVN) là cơ sở
chính trị của bộ máy NN, là lực lượng tham gia quản lý NN, giám sát hoạt động quản lý của
NN. Để đảm bảo cho hoạt động quản lý NN ngày càng có hiệu quả cao, ngày càng phù hợp
với nguyện vọng của nhân dân, đoàn thể có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện các
chính sách, pháp luật của NN, hướng dẫn nhân dân tham gia vào các hoạt động NN, tổ chức
cho nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan NN. (VD : công đoàn có vai trò cùng cơ
quan NN giải quyết khiếu nại, tố cáo, thương thuyết với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức
để giải quyết tranh chấp lao động ở đơn vị mình, tham gia vào việc quy định khen thưởng,
kỷ luật, tiền lương, chế độ, chính sách đối với người lao động…)
- NN chịu sự giám sát của MTĐT. NN phải tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể tham
gia vào hoạt động quản lý NN và thực hiện quyền giám sát của mình như tạo điều kiện về
thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí…NN phải tiếp thu ý kiến đề xuất của MTĐT, tôn trọng vị
trí, vai trò của MTĐT.
2/ Tổ chức bộ máy NN :
Bộ máy Nhà nước CHXHCNVN là hệ thống các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động
theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ, thống nhất để thực
hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
2.1. Quan điểm, nguyên tắc cơ bản chỉ đạo tổ chức bộ máy Nhà nước tại điều 1 và 2 Hiếp

pháp 1992 :
2
Điều 1
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Điều 2
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
2.2. Tổ chức bộ máy NN hiện nay :
Bộ máy nhà nước VN được tổ chức thành 5 phân hệ :
- Các cơ quan quyền lực NN : Quốc hội & HĐND các cấp, Uûy ban Thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước
- Các cơ quan hành chính NN : Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính
phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
- Hệ thống các cơ quan xét xử : TAND tối cao, các TAND địa phương, các TA quân sự,
và các TA khác do luật định
- Hệ thống các cơ quan kiểm sát :VKS NDTC, VKSND các cấp, VKS quân sự
- Chế định chủ tịch nước (chủ tịch nước là phân hệ đặc biệt vì duy nhất chỉ có một)
+ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước CHXHCNVN vì Quốc hội do dân trực tiếp bầu ra, được nhân dân trao
quyền lực và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Quốc hội bao trùm toàn bộ các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất của cuộc sống xã
hội :
- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định chương trình

xây dựng Luật và Pháp lệnh
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nuớc
- Trong lĩnh vực xây dựng ,củng cố và phát triển bộ máy nhà nuớc :
- Giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước :
+ HĐND các cấp thuộc hệ thống cơ quan quyền lực NN ở địa phươn, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra chịu
trách nhiệm và báo cáo trước nhân dân và các cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND các cấp
quyết định các vấn đề phát triển kinh tế văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội trên
địa bàn địa phuơng.
HĐND các cấp gồm có HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.
HĐND có các chức năng sau :
- Chức năng ban hành nghị quyết và kiểm tra việc thi hành nghị quyết: - Quyết định
những vấn đề quan trọng ở địa phương như :
- Giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và đội ngũ CBCC trên
địa bàn địa phuơng.
+ Chủ tịch nước
Theo qui định của Hiến pháp 1992, Chủ tịch nước CHXHCNVN có vị trí pháp lý như sau:
- Là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại
3
- Do quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
quốc hội.
- Nhiệm kỳ chủ tịch nước theo nhiệm kỳ quốc hội
Đối nội :
- Công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh
- Trình dự án luật trước QH, ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ của mình
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang, là chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh
- Có quyền đề nghị quốc hội bầu , miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Phó chủ tịch nước,
chánh án TANDTC, viện trưởng viện KSNDTC .
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên Chính phủ ( phó thủ tướng, Bộ
trưởng…); Phó chánh án, thẩm phán tòa án nhân dân tối cao , phó viện trưởng, kiểm sát

viên viện kiểm sát nhând ân tối cao ; Chánh án, phó chánh án, Thẩm phán toà án địa
phương và toà án quân sự.
- Công bố quyết định Tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá; Ra lệnh
tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp.
- Quyết định phong hàm, cấp, tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự
nhà nước.
Đối ngoại :
- Đề cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức quốc
tế; Tiếp nhận đại sứ nước ngoài đến Việt Nam
- Đàm phán, ký kết phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, nhân danh người đứng đầu
Nhà nước
- Quyết định cho nhập, thôi, hoặc tước quốc tịch Việt Nam
- Tham dự các phiên họp của UBTVQH và phiên họp Chính phủ
- Ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Phó Chủ tịch nước do QH bầu trong số đại biểu QH, giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ
và thay thế Chủ tịch nước khi cần thiết.
+ Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Đây là các
cơ quan thực hiện quản lý hành chính nhà nước theo thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền
riêng trên phạm vi toàn quốc hay địa phuơng.
+ Viện Kiểm sát Nhân dân
Viện KSND là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố
Có VKSNDTC, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện, VKS quân sự các cấp.
- Chức năng của VKSND là thực hành quyền công tố (lập cáo trạng, truy tố người phạm tội
ra toà), bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Kiểm sát hoạt động
tư pháp (kiểm sát việc xét xử của TA, kiểm sát việc thi hành án, việc giam giữ…)
+ Toà án nhân dân
- TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN
- TAND tối cao, các TAND địa phương, các TA quân sự và các toà khác do luật định là
các cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN

- TAND các cấp trong phạm vi chức năng của mình xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn
nhân gia đình, lao động, kinh tế và hành chính, bảo vệ pháp chế XHCN, quyền làm chủ
4
tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản của nhà nước, tập thể, bảo vệ tính mạng, tài
sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ, TAND, Viện KSND
Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất không
phân chia, nhưng có sự phân công phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp
Quốc hội là cơ quan thuộc hệ thống lập pháp : cơ quan duy nhất có có quyền lập hiến và
lập pháp, định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan
hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội.
Chính phủ là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội có
trách nhiệm cụ thể hóa Hiến pháp, Luật và nghị quyết của Quốc hội thành các văn bản dưới
luật, đưa ra những biện pháp thiết thực, phân công, chỉ đạo, điều hành biến những quy định
đó thành hoạt động cụ thể của các cấp, các ngành nhằm giải quyết các vấn đề do Nhà nước
đặt ra trong thực tế cuộc sống xã hội
TAND và VKSND là các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp. Đây là cơ quan bảo vệ pháp
luật thông qua áp dụng pháp luật để xử lý các vi phạm pháp luật.
+ Toà án được coi là bộ phận chuyển tải quyền lực nhà nước thành pháp luật vào
đời sống qua xử lý các vụ, việc cụ thể.
+ Viện kiểm sát hoạt động trên hai hướng cơ bản là kiểm sát chung và thực hiện
quyền công tố. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hiện quyền công tố, bảo
đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
3/ Cơ quan hành chính NN :
Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam là tên gọi chung của toàn bộ ngành hành pháp ở
việt Nam. Cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức theo các ngành và các cấp từ trung ương
đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ Việt Nam.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Đây là các cơ
quan thực hiện quản lý hành chính nhà nước theo thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng
trên phạm vi toàn quốc hay địa phuơng.
Có các đặc điểm sau :
- Thực hiện quyền lực trong quá trình quản lý (thẩm quyền được quy định trong pháp luật)
- Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, là cơ quan hành chính nhà nước ở TW và địa
phương (chấp hành–điều hành)
- Được thành lập trên cơ sở thẩm quyền của các cơ quan quyền lực
- Hoạt động trên cơ sở tính thứ bậc hành chính (theo phương pháp mệnh lệnh – phục tùng)
và có mối quan hệ ngang – dọc, chịu sự chỉ đạo từ một trung tâm là chính phủ
- Hoạt động hành chính được tiến hành thường xuyên, liên tục và mang tính tổ chức cao
- Mang tính ổn định về tổ chức và độc lập trong quá trình hoạt động
Chính phủ Việt Nam hiện nay (2011)
1 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Ủy viên Bộ Chính trị
2 Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng Ủy viên Bộ Chính trị
3 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao
5
4 Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng Ủy viên Bộ Chính trị thường trực
Ban chỉ đạo chống tham nhũng
5 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải Ủy viên Trung ương Đảng phụ trách
kinh tế
6 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Ủy viên Trung ương Đảng phụ
trách văn hoá-xã hội
7 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh Ủy viên Bộ Chính trị
8 Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh Ủy viên Bộ Chính trị
9 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm Ủy viên Bộ Chính trị
10 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn Ủy viên Trung ương Đảng
11 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường Ủy viên Trung ương Đảng
12 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc Ủy viên Trung ương

Đảng
13 Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh Ủy viên Trung ương Đảng
14 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng Ủy viên Trung ương Đảng
15 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát Ủy
viên Trung ương Đảng
16 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng Ủy viên Trung ương
Đảng
17 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân Ủy viên Trung ương Đảng
18 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng
19 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp Ủy viên Trung
ương Đảng
20 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân Ủy
viên Trung ương Đảng
21 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh Ủy viên Trung
ương Đảng
22 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong Ủy viên Trung
ương Đảng Bí Thư Ban Cán Sự Đảng
23 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận
24 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu Ủy viên Trung ương Đảng
25 Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử Ủy viên Trung ương Đảng
26 Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền Ủy viên Trung ương Đảng
27 Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên Bộ Chính
trị
28 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu Ủy viên Trung ương
Đảng
Danh sách các cơ quan thuộc Chính phủ
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam

Đài Tiếng nói Việt Nam
6
Đài Truyền hình Việt Nam
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
4/ Văn bẢn :
4.1. Khái niệm :
- Văn bản (nói chung) là phương tiện để ghi tin (cố định thông tin) và để truyền
tin.
- Văn bản quản lý nhà nước là một văn bản do cơ quan quản lý nhà nước ban hành
theo đúng thể thức, thủ tục và thẩm quyền để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
4.2. Phân loại văn bản QPPL (theo hiệu lực pháp lý):
Văn bản QPPL :
Văn bản luật: Hiến pháp, luật, pháp lệnh…
Văn bản dưới luật (được ban hành trong quá trình lập quy nên còn gọi là văn bản pháp
quy): Nghị quyết, nghị định, chỉ thị, quyết định, thông tư.
Văn bản áp dụng pháp luật:
Là loại văn bản chỉ chứa đựng các biện pháp áp dụng pháp luật, áp dụng một lần cho một
đối tượng (nên còn gọi là văn bản cá biệt) như nghị quyết, nghị định, quyết định.
Văn bản hành chính thông thường :
Công văn, công điện, thông báo, báo cáo, tờ trình, biên bản, đề án, kế hoạch, chương
trình, diễn văn, các loại giấy, các loại phiếu…
Văn bản chuyên môn, kỹ thuật :
Văn bản chuyên môn : Được dùng trong các lĩnh vực có đặc thù chuyên môn cao như tài
chính, y tế, giáo dục…
Văn bản kỹ thuật : Được dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật.
4.3. Thẩm quyền ban hành VB
- Quốc hội : Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
– UBTVQH : Pháp lệnh , Nghị quyết

– Chủ tịch nước : Lệnh , Quyết định
– Chính phủ : Nghị quyết, Nghị định
– Thủ tướng chính phủ : Quyết định, Chỉ thị
– Bộ, cơ quan ngang Bộ : Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
– TANDTC : Nghị quyết
– VKSNDTC : Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
– Các CQ NN có thẩm quyền ở TW : Nghị quyết, Thông tư liên tịch
– Giữa các CQ NN có thẩm quyền ở TW với các tổ chức CT, chính trị XH : Thông tư liên
tịch
– HĐND : Nghị quyết
– UBND : Quyết định, Chỉ thị
5/ Luật CBCC và luật VC :
5.1. Công chức, viên chức :
Điều 4 Luật CBCC : Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
7
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.

5.2. Quyền của VC : Luật VC chương II
Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được
giao.
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp
luật.
7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản
lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách
ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành
nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy
định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế
của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng
năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp
đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu
gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy

định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng
ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy
định
8
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm
việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm
nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên
cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Điều 15. Các quyền khác của viên chức
Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được
hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong
nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện
công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được
xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
5.3. Nghĩa vụ VC :
Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp
luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng
các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài
sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất
lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và
các nghĩa vụ sau:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm
quyền được giao;
2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao
quản lý, phụ trách;
3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề
nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
9
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất,
tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
5.4. Những việc VC không được làm :
Điều 19. Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái,

mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của
pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ
tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động
nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống
tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
5.5. HỢp đỒng làm viỆc
Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời
hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36
tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức,
trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không
xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác
định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời
hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm
đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ,

ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
10
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc
thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản
giao cho viên chức.
3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được
sự đồng ý của cấp đó.
Điều 27. Chế độ tập sự
1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời
gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc
làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm
việc.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự.
Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội
dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã

chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc.
Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết.
Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết
hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60
ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh
giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp
đồng làm việc đối với viên chức.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực
hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp
đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định
là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc
đương nhiên chấm dứt.
Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên
chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành
nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều
57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều
trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã
điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình
phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
11
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính
phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên
chức đang đảm nhận không còn;

đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước
ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với
hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp
công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản
lý đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp
đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của
cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác
được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều
trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo
đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng
làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện
hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc
chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm
việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các
trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với
trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Điều 30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc
Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được
giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
5.6. Đánh giá viên chỨc
Điều 39. Mục đích của đánh giá viên chức
Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên
chức.
12
Điều 40. Căn cứ đánh giá viên chức
Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
1. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.
Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và
việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1
Điều này và các nội dung sau:
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước
khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 42. Phân loại đánh giá viên chức
1. Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân loại như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
3. Hoàn thành nhiệm vụ;
4. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 43. Trách nhiệm đánh giá viên chức
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên
chức thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc
đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người
được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.
3. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn
vị sự nghiệp công lập.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đánh giá viên chức quy định tại Điều này.
Điều 44. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức
1. Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức.
2. Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu
nại lên cấp có thẩm quyền.
5.7. Khen thưỞng và xỬ lý vi phẠm
Điều 51. Khen thưởng
1. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề
nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
13

2. Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng
lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ.
Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc
hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật
sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn
có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền
xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì
viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24
tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi
vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức
tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có
thể kéo dài nhưng không quá 04 tháng.
2. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ
tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà
hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật; trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra
quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho đơn vị quản lý viên chức để

xem xét xử lý kỷ luật.
Điều 54. Tạm đình chỉ công tác
1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định
tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn
cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp
cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác,
nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định
của Chính phủ.
Điều 55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản
của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.
2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại
cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn
vị sự nghiệp công lập.
14
Chính phủ quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức.
Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức
1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì
thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng
lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù
hợp.
2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu
lực.
3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không
được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết án về
hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.
5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời

hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc thôi
việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không liên quan
đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.
6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả
theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại,
khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định.
Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết
án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có
hiệu lực pháp luật.
2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý,
kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
6/ Nghị định 94 :
BHXH VN thuộc loại cơ quan nào, hoạt động theo quy định nào? Chức năng, nhiệm vụ
của BHXH VN ? Các thành viên của Hội đồng quản lý BHXH VN ?
Điều 1 : Vị trí và chức năng BHXHVN
1. BHXHVN là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính
sách bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự
nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm
xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế)
theo quy định của pháp luật.
2. BHXHVN chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về bảo
hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với các
quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 2 : Nhiệm vụ và quyền hạn BHXHXN
1. Trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm
Xã hội Việt Nam.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; kế
hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về hoạt động của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; đề án bảo

toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý Bảo
15
hiểm Xã hội Việt Nam thông qua; tổ chức thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau khi
được phê duyệt;
3. Trách nhiệm và quan hệ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đối với các Bộ quản lý nhà nước về
lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế :
a. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính
sách về bảo hiểm xã hội; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện
bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; tình hình thu, chi và quản lý, sử
dụng các quỹ bảo hiểm xã hội.
b. Đối với Bộ Y tế:
- Đề xuất với Bộ Y tế xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế; kiến nghị
thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của
pháp luật;
- Tham gia với Bộ Y tế trong việc xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi của người khám, chữa
bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo
hiểm y tế;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Y tế về tình hình thực hiện chế
độ, chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm y tế.
c. Đối với Bộ Tài chính:
- Đề xuất với Bộ Tài chính xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với các quỹ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cơ chế tài chính áp dụng đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật

về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Tài chính về tình hình thu, chi và
quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4. Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết
chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật; ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam.
5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp
luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
6. Ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và tổ chức việc cấp sổ bảo hiểm xã hội,
thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí
từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật.
8. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức chi trả lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ
cấp thai sản; trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai
16
sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất; chi phí khám, chữa
bệnh đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn.
10. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động
và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng
bảo hiểm y tế cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao gồm: quỹ hưu trí, tử tuất;
quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc; quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện theo

nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp
luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thành phần theo quy định của
pháp luật.
12. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ
điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh,
bảo vệ quyền lợi người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng; giới thiệu người lao động
đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định
của pháp luật.
13. Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn.
14. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; phối hợp với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ.
15. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cơ quan,
đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh; từ chối việc đóng và yêu
cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật
16. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
18. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các
đơn vị trực thuộc; quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc trong tổng
biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; tuyển dụng công chức, viên chức và quản
lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật
19. Quản lý tài chính, tài sản của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện
công tác thống kê, kế toán và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
20. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bảo hiểm Xã hội Việt
Nam theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính
phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải

quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
21. Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật
22. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê và
quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
23. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
24. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về tình hình thực
hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý và sử
dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
25. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục
thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ
17
chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
26. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở
Trung ương và địa phương, với các bên tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết
các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật.
27. Phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
28. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3 : Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
1. Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) giúp Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi,
quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ
Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm
Xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.

3. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và các thành viên do Thủ tướng
Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ
của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm.
4. Hội đồng quản lý có Văn phòng giúp việc. Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng giúp việc do Hội
đồng quản lý quy định.
Điều 6 : Hệ thống tổ chức
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ
Trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở Trung ương là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt
Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm Xã hội huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội tỉnh.
____________________________
18

×