Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Những năm học phổ thông là thời gian thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào
đời với việc tích lũy các tri thức khoa học, công nghệ, ngoại ngữ, tin học…
nhưng nếu không lưu tâm hoặc bỏ qua việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp thì rất dễ dẫn đến sự phát triển
lệch lạc, phiếm diện. Việc hình thành cho học sinh ý thức giao tiếp, ứng xử
thanh lịch, văn minh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của
chúng ta.
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh, suy
cho cùng chính là thực hiện chiến lược con người, xây dựng con người mới với
những phẩm chất mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Làm tốt công tác giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh sẽ
có tác dụng chuyển hóa sức mạnh tinh thần, năng lực trí tuệ của tuổi trẻ thành
sức mạnh vật chất, để phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc. Như vậy,
chúng ta mới có thể vừa tiến lên văn minh hiện đại, vừa giữ gìn các giá trị văn
hóa dân tộc, tạo lập con đường phát triển ổn định và bền vững cho đất nước
trong thế kỷ mới.
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh không
phải là vấn đề đơn giản, cần sự kết hợp hài hòa giữa gia đình, nhà trường và xã
hội. Giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh là xây dựng
cho các em đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Tuy nhiên, trong chương trình
giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh
không nằm trong cấu trúc của chương trình và sách giáo khoa. Có nghĩa là đây
không phải là một môn học độc lập. Vì vậy, tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử
thanh lịch, văn minh được khéo léo đưa vào một số môn học. Đặc biệt năm học
2013 - 2014 Sở giáo dục Hà Nội đã tổ chức hội thi Chuyên đề tích hợp giáo dục
nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội trong môn Ngữ văn.
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh vào môn Ngữ Văn
là hết sức cần thiết nhưng phải đáp ứng được những mục tiêu, nguyên tắc và
phương thức giáo dục riêng. Có nghĩa là việc tích hợp không được tuỳ tiện mà
phải đảm bảo đặc trưng bộ môn. Không biến giờ học thành giờ trình bày giáo
dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh. Điều này có nghĩa là giờ Văn trước
hết phải là giờ Văn, giờ Tiếng Việt trước hết phải là giờ Tiếng Việt, giờ Tập làm
văn trước hết phải là giờ Tập làm văn. Giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn
minh chỉ là một nội dung được tích hợp một cách tự nhiên, hoà đồng trong các
đơn vị kiến thức chuyên môn. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 có khá nhiều
bài có thể tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh, song vấn đề
là tích hợp như thế nào, tích hợp vào chỗ nào, ở mức độ nào là phù hợp?
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 1 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh giúp các em có
thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự trong mọi tình huống, hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và
phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Vậy làm thế nào để chất lượng môn học ngày
càng được nâng cao và ý thức giao tiếp, ứng xử của các em cũng được cải thiện.
Với suy nghĩ đó cùng với sự động viên khuyến khích của Ban giám hiệu nhà
trường tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trong đề tài “Tích hợp giáo dục
giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong dạy Ngữ Văn 7 trường THCS
Đại Áng”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong dạy một
số văn bản ở lớp 7 giúp các em hiểu biết, kế thừa, tiếp thu truyền thống thanh
lịch, văn minh của người Hà Nội. Từ đó làm thay đổi nhận thức, hành vi, góp
phần đào tạo, xây dựng các thế hệ người Hà Nội ngày càng thanh lịch, văn minh
trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên,
môi trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Áp dụng cho học sinh lớp 7 trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội
4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm:
Học sinh lớp 7 trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội trong năm học
2013 - 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận: tìm hiểu, nghiên cứu “Một số vấn đề đổi mới phương
pháp giảng dạy môn Ngữ văn THCS”, “Sách giáo khoa Ngữ văn 7”, “Sách giáo
viên Ngữ văn 7” và tài liệu “Chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh
cho học sinh Hà Nội”
- Nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp để thu thập thông
tin cho việc hoàn thành để tài nghiên cứu.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn THCS, cụ thể qua các văn bản.
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2013 - 2014.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 2 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận:
Nền tảng của văn minh chính là mối tương quan giữa người với người. Nếp
sống văn minh càng sâu sắc, thì quan hệ giữa người với người càng phải trở nên
tinh tế hơn. Một người biết sống theo nếp sống văn minh thực sự, phải là người
biết tôn trọng người khác. Con người hiện đại có nhiều thuận lợi hơn cha ông
trong việc xây dựng, học tập các giá trị, chuẩn mực, đạo đức. Một mặt, họ được
kế thừa các giá trị truyền thống. Mặt khác, họ tự xây dựng các giá trị mới dựa
trên sự phát triển của kinh tế, trí tuệ, khoa học, đó là các giá trị hiện đại. Sự kết
hợp hài hòa hai yếu tố này sẽ hướng tới xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh
phúc; sự ứng xử giữa người với người ngày càng nhân hậu và công bằng hơn.
Nhưng trước tiên, chúng ta cần hiểu giao tiếp là các mối quan hệ giao lưu,
ứng xử thông qua tiếp xúc giữa người với người. Giao tiếp văn hóa là những
hành vi giao tiếp theo định hướng có văn hóa. Văn hóa giao tiếp là khía cạnh giá
trị mang yếu tố tích cực trong các mối quan hệ giao tiếp cá nhân tạo thành một
bộ phận của đời sống văn hóa tập thể và rộng ra là của nền văn hóa dân tộc. Còn
ứng xử chính là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự. Ứng
xử văn hóa là những tình huống ứng xử theo định hướng có văn hóa. Văn hóa
ứng xử là khía cạnh giá trị mang yếu tố tích cực, được chắt lọc thành các kinh
nghiệm, qui tắc xã hội, chuẩn mực đạo đức thể hiện ở các tình huống ứng xử văn
hóa trong đời sống của một cộng đồng, dân tộc.
Giao tiếp, ưng xử luôn là một vấn đề được mọi người trong cộng đồng, xã
hội quan tâm. Đó là cách đối xử với người khác, với thế giới chung quanh mình
và với chính mình. Cùng một tình huống, hoàn cảnh nhưng mỗi người có cách
giao tiếp, ứng xử riêng. Giao tiếp, ứng xử thể hiện nghệ thuật sống của cá nhân,
phản ánh phong tục, trình độ văn hóa, đặc trưng dân tộc và thời đại. Xã hội càng
văn minh thì nhu cầu giao tiếp của con người càng cao, nhiều tình huống xảy ra
cần có cách ứng xử hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, phù hợp
với sự tiến bộ và phát triển của con người, xã hội và thiên nhiên. Ứng xử mang
tính chất tình huống, còn giao tiếp là một quá trình. Để đạt được hiệu quả trong
giao tiếp, mỗi người phải có văn hóa giao tiếp và thực hiện giao tiếp văn hóa
trong cuộc sống. Khi giao tiếp, nhiều tình huống cần phải ứng xử, thì văn hóa
ứng xử sẽ là nội lực để chỉ ra cách ứng xử có văn hóa.
Giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh là một lĩnh vực giáo dục
liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục giao tiếp, ứng
xử thanh lịch, văn minh không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như
một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập
vào chương trình. Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh là
cách tiếp cận xuyên bộ môn; là trang bị cho các em một hệ thống kiến thức
tương đối đầy đủ trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Giáo dục
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 3 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh là góp phần hình thành nhân cách người
lao động mới, người chủ tương lai của đất nước. Giáo dục giao tiếp, ứng xử
thanh lịch, văn minh là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần một triệu
giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là lực lượng khá hùng hậu.
Việc giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho số đối tượng này cũng
có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số có lối sống văn
minh. Đây chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên
truyền về lối sống thanh lịch, văn minh. Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục giao
tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh không nên gò ép mà phải linh hoạt tùy theo
điều kiện thực tiễn của giờ học sao cho phù hợp. Như vậy tích hợp giáo dục giao
tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh có thể thực hiện trong tất cả các tiết học nhưng
trong phạm vi đề tài tôi chỉ tích hợp trong quá trình dạy một số văn bản ở lớp 7.
2. Cơ sở thực tiễn:
Nhận thức đây là một vấn đề rất thiết thực và có tác dụng hỗ trợ giáo dục rất
lớn, đặc biệt với những môn học về xã hội như môn Ngữ Văn, cho nên hầu hết
giáo viên Ngữ Văn trường THCS Đại Áng đều rất quan tâm đến việc tích hợp
giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong bài dạy của mình. Qua mỗi
tiết dạy có tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh, tôi cũng chỉ
mong muốn giáo dục các em có ý thức giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh
trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Và những cố gắng không mệt mỏi của tôi
và các thầy cô giáo trong trường đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc đổi
mới phương pháp dạy học.
Đại Áng là một xã ngoại thành nằm ở phía tây nam huyện Thanh Trì, xã có
làng khoa bảng (làng Nguyệt Áng) và nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
còn lưu giữ. Nhưng không phải tất cả học sinh ở đây đều có ý thức giữ gìn, bảo
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương mình. Việc
tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong môn Ngữ Văn có
một ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Nhờ những
hoạt động giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh, học sinh được bỗi
dưỡng về thái độ thân thiện và có trách nhiệm đối với các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.
Thực tiễn cho thấy việc tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn
minh còn làm tăng thêm hứng thú học tập và cảm xúc văn chương cho học sinh.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 4 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
1. Xác định mục tiêu, nội dung bài học gắn với mục tiêu giáo dục giao tiếp,
ứng xử thanh lịch, văn minh:
Việc giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh góp phần làm cho các
giá trị văn hóa truyền thống vô giá mà cha ông ta để lại sống mãi với con cháu
muôn đời. Trong chương trình Ngữ văn 7, tôi đã tìm những địa chỉ bài tích hợp
giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh để nắm nội dung cần tích hợp và
mức độ tích hợp. Để chuẩn bị cho những bài dạy có tích hợp giáo dục giao tiếp,
ứng xử thanh lịch, văn minh, thì ngay từ trước khi soạn bài tôi đã phải nghiên
cứu, đọc SGK, SGV, lựa chọn thể hiện việc tích hợp ở những mức độ nào: mức
độ toàn phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên hệ:
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với
mục tiêu và nội dung của giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục
giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh.
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở nhóm, tổ trong trường và trao đổi với
một số đồng nghiệp của trường bạn, tôi thấy phần lớn giáo viên đều cho rằng cần
thiết phải giáo dục cho học sinh kĩ năng giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh.
Trong chương trình Ngữ văn 7, tôi đã xác định một số bài để tích hợp theo từng
chủ đề như sau:
1.1. Cụm bài tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong
gia đình:
Tiết
ppct
Tên bài Chủ đề tích hợp Mức độ
tích hợp
1 Cổng trường mở ra Lòng biết ơn, tình mẫu tử
thiêng liêng
Liên hệ
2 Mẹ tôi Lòng thành kính, tình mẫu tử
thiêng liêng
Bộ phận
5,6 Cuộc chia tay của những con
búp bê
Tình cảm gia đình, anh em Liên hệ
9 Những câu hát về tình cảm
gia đình
Lòng hiếu thảo, biết ơn
người sinh thành dưỡng dục.
Toàn bộ
25 Bánh trôi nước Ca ngợi, tôn trọng phụ nữ Liên hệ
53,54 Tiếng gà trưa Tình cảm bà cháu Liên hệ
77 Tục ngữ về con người và xã
hội
Giá trị của con người Liên hệ
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 5 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
1.2. Cụm bài tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong
nhà trường:
Tiết
ppct
Tên bài Chủ đề tích hợp Mức độ
tích hợp
30 Bạn đến chơi nhà Đề cao tình bạn chân thành Liên hệ
77 Tục ngữ về con người và xã
hội
Truyền thống hiếu học, tôn
sư trọng đạo.
Bộ phận
1.3. Cụm bài tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh ngoài
xã hội:
Tiết
ppct
Tên bài Chủ đề tích hợp Mức độ
tích hợp
10 Những câu hát về quê hương,
đất nước, con người
Tự hào về vẻ đẹp của quê
hương, đất nước
Bộ phận
17 Sông núi nước Nam, Phò giá
về kinh
Bảo vệ chủ quyền đất nước Liên hệ
41 Bài ca nhà tranh bị gió thu
phá
Truyền thống tương thân
thương ái, yêu đồng bào.
Liên hệ
57 Một thứ quà của lúa non:
Cốm
Giá trị văn hóa ẩm thực của
dân tộc
Liên hệ
81 Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta
Truyền thống yêu nước của
nhân dân ta
Bộ phận
85 Sự giàu đẹp của tiếng Việt Giá trị của ngôn ngữ dân tộc Liên hệ
93 Đức tính giản dị của Bác Hồ Lối sống giản dị của Bác Hồ Liên hệ
114 Ca Huế trên sông Hương Bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa của ca Huế
Bộ phận
118,
119
Quan Âm Thị Kính
Bảo tồn và phát huy nghệ
thuật chèo của dân tộc
Liên hệ
127,
128
Ôn tập Tập làm văn
Giao tiếp, ứng xử thanh lịch
văn minh với mọi người
Liên hệ
Như vậy xác định được mục tiêu cụ thể giúp cho giáo viên hình dung được
những nội dung cần thiết của bài học cũng như nội dung tích hợp phù hợp, đồng
thời định hướng phương pháp, phương tiện dạy học.
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 6 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
2. Chuẩn bị phương tiện, tranh ảnh, đồ dùng dạy học:
Cũng như nhiều bài học Ngữ Văn khác, dạy phần văn bản có rất ít phương
tiện và đồ dùng sẵn có, nhất là khi muốn tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử
thanh lịch, văn minh. Vì vậy, để khắc phục khó khăn này, giáo viên và học sinh
có thể khai thác từ các nguồn sau đây:
*Đối với giáo viên: Trước hết, sách giáo khoa là một tài liệu bắt buộc, không
thể thiếu đối với giáo viên, càng không thể thoát li văn bản và kênh hình trong
sách để tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học. Để có thể tích hợp giáo dục dục
giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh thì những kiến thức về gia đình, nhà
trường, xã hội là không thể thiếu như: quan hệ, lối sống, phong tục, tập quán,
truyền thống Nguồn tư liệu, tranh, ảnh để dạy học bài này hầu như là không có
sẵn, nhưng lại không khó để sưu tầm hoặc tự làm. Nhưng trước hết giáo viên cần
khai thác hiệu quả kênh hình trong SGK.
Để bài dạy thu được kết quả cao thì khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy với các bài dạy này tôi đã soạn giáo án điện tử để giảng dạy. Bên
cạnh đó tôi đã sưu tầm tranh ảnh về những việc làm góp phần giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã
hội, những việc làm ảnh hưởng xấu tới các giá trị văn hóa truyền thống gia đình,
nhà trường…., đặc biệt tôi còn cho học sinh xem những đoạn clip liên quan tới
nội dung bài học. Trong quá trình học tập học sinh quan sát, khai thác, tìm hiểu
nội dung, từ đó có ý thức giao tiếp, ứng, xử thanh lịch, văn minh trong mọi tình
huống.
*Đối với học sinh : Sách giáo khoa là tài liệu bắt buộc, không thể thiếu, học sinh
dựa vào văn bản, từ ngữ, hình ảnh và hệ thống câu hỏi trong sách để chuẩn bị bài
ở nhà và khai thác nội dung bài học trên lớp. Bên cạnh đó học sinh cần phải khai
thác triệt để nội dung kênh hình trong sách giáo khoa. Trước khi học văn bản tôi
yêu học sinh tìm hiểu về nội dung có liên quan đến giao tiếp, ứng xử thanh lịch,
văn minh, học sinh có thể sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về những vấn đề đó.
Tuy nhiên, sử dụng những thiết bị, tranh ảnh, tư liệu trên như thế nào để cho
hiệu quả, nhất là phải có tác dụng giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn
minh mới là vấn đề khó. Nhìn chung, phương châm hàng đầu phải là thiết thực,
cốt yếu, tránh hình thức. Dù là sử dụng phương tiện truyền thống hay hiện đại thì
cũng cần có sự lựa chọn, có sự tính toán cẩn thận, không sử dụng tràn lan, hình
thức. Như thế sẽ gây được hứng thú, tránh nhàm chán hoặc chệch hướng trong
khi tổ chức hoạt động dạy học.
3. Các hình thức tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh
trong dạy học Ngữ văn.
Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin đưa ra một số hình thức tôi thường
xuyên sử dụng trong giờ dạy:
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 7 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
- Sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh
lịch, văn minh
- Sử dụng tranh ảnh kết hợp lời bình, phim tư liệu, âm thanh minh họa cho bài
dạy có tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh
- Giáo dục thông qua tấm gương người tốt việc tốt.
- Ra đề kiểm tra liên quan đến giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh
- Tổ chức cho học sinh sưu tầm, ghi chép lịch sử, tìm hiểu về các giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc.
TIẾN HÀNH CỤ THỂ NHƯ SAU:
Trước hết, đây là những tiết Văn (đọc - hiểu văn bản) cho nên việc đọc diễn
cảm, phân tích cái hay của nội dung và nghệ thuật, chỉ ra giá trị của tác phẩm
thông qua một loạt các hoạt động trả lời câu hỏi, thảo luận, bình giá, là những
hoạt động chính. Nhưng vì đây là bài học có thêm yêu cầu tích hợp giáo dục
giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh, nên cũng cần chú ý đến cách thức tích
hợp sao cho phù hợp, đảm bảo những nguyên tắc chung. Muốn vậy, người dạy
cần xác định chính xác các đơn vị kiến thức cần tích hợp, vị trí tích hợp trong bài
dạy, mức độ tích hợp đối với từng đơn vị kiến thức.
1. Với cụm bài tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn
minh trong gia đình:
Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi
trọng. Gia đình phải có gia giáo, gia lễ, gia pháp, gia phong mà mỗi người trong
gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt. Văn hóa ứng xử trong gia đình
được người Việt đề cao và rất coi trọng. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao
Việt Nam cho thấy có rất nhiều câu thể hiện điều này. Từ lúc mới sinh ra, con
người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử
tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn
mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ: “Công cha như núi
Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ, kính cha/
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Chữ “hiếu” luôn được đề cao trong quan hệ
ứng xử với cha mẹ và được thể hiện bằng tục báo hiếu. Mối quan hệ giữa cha mẹ
với con cái, con cái đối với cha mẹ đã được ông cha ta nâng lên thành đạo làm
cha mẹ, đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ
ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp phần nuôi dưỡng cho con người tình cảm
“Uống nước nhớ nguồn”. Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi
trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong một gia đình: “Anh em như chân, như
tay. Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 8 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
phúc” Mối liên hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt: “Cắt
dây bầu dây bí/ Chẳng ai cắt dây chị dây em”.
Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá
mang tính truyền thống của người Việt như: sự hoà thuận, chung thuỷ, tình
nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ,
anh em. Nhiều gia đình Việt Nam xưa nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hoá đã
tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo. Chính gia lễ, gia phong ấy
là cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam, gia đình và xã hội Việt
Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn.
Giao tiếp ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện
các chức năng sinh, giáo, dưỡng của gia đình. Thông qua giao tiếp ứng xử, các
thành viên gia đình như con thoi đan dệt quan hệ gia đình với cộng đồng xã hội.
Gia đình là nơi trú ngụ yên lành, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm tư, tình cảm
làm vơi nhẹ nỗi khó khăn nhọc nhằn của con người trong cuộc sống. Trong xã
hội hiện đại, thời gian sinh hoạt gia đình thu hẹp dần, vì vậy giao tiếp trong gia
đình phải thật sự hiệu quả, mang lại đời sống tinh thần tốt đẹp cho gia đình và
thành viên gia đình.
Ứng xử trong đời sống gia đình là cách một người đối xử trong gia đình, gia
tộc và các mối quan hệ khác, là cách bản thân xử sự trước các qui chuẩn xã hội
và với thiên nhiên. Văn hóa ứng xử trong đời sống gia đình Việt Nam ngày nay
tất yếu có sự kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp nhận các giá trị mới như
bình đẳng, dân chủ phù hợp sự phát triển của thời đại. Thời nay, trong gia đình,
dù văn hóa ứng xử có thay đổi rất nhiều so với ngày xưa, nhưng những khuôn
phép của mỗi gia đình vẫn không thể thiếu được.
Trong xã hội hiện nay, gia đình luôn có một vị trí, vai trò rất quan trọng
trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Gia đình là nơi
tiếp nhận, kế thừa và chuyển giao những giá trị truyền thống từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập, toàn
cầu hoá nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam đang có
nguy cơ bị xâm hại và dần mai một. Các mối quan hệ truyền thống trong gia
đình vốn tốt đẹp và bền vững ngày càng trở nên lỏng lẻo; phong cách ứng xử
giữa các thành viên trở nên thô kệch, thiếu văn minh; nhiều quan điểm, lối sống
xa lạ, lệch chuẩn; xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, đề
cao lợi ích cá nhân… Những điều đó vô tình đã quay lưng lại với các giá trị
truyền thống tốt đẹp trong gia đình đó là lòng thành kính, hiếu thảo, biết ơn,
lòng nhân ái, vị tha, sự đồng cảm, sẻ chia, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau…
Trong mối quan hệ gia đình thường có nhiều tầng quan hệ: đối với bề trên
(ông bà, cha mẹ, chú bác), đối với bậc ngang hàng (vợ chồng, anh chị em), đối
với bề dưới (con cháu) việc ăn ở sao cho trên thuận dưới hòa là cả một nghệ
thuật cần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đó. Xã hội hiện đại
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 9 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
ngày càng phát triển, vai trò của gia đình càng trở nên quan trọng trong cuộc
sống con người. Gia đình là nguồn cội. Gốc có bền vững, cây mới phát triển
xanh tốt. Chính vì vậy, qua mỗi bài dạy tôi chỉ muốn tích hợp giáo dục học sinh
ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, học cách giao tiếp, ứng xử
thanh lịch, văn minh, xây dựng một nếp sống có văn hóa…để mỗi gia đình thực
sự là tổ ấm của mọi người.
1.1. Giao tiếp, ứng xử với ông bà, tổ tiên:
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính,
tôn thờ tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn những người đã sinh thành dưỡng
dục mình. Thực chất những nét văn hóa, truyền thống đó, mang trong bản thân
nó, ý nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc, xuất phát từ thiện tâm của mỗi con người
và có sức nêu gương trong mỗi gia đình, trong một cộng đồng xã hội, thể hiện ra
bên ngoài bằng việc thờ cúng tổ tiên.
Xét trên phương diện quốc gia, từ hàng ngàn đời nay người Việt đã lập đền
thờ và thờ cúng ông tổ chung của mình: Các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, hoặc ở
từng địa phương nhân dân lập ra các đình, đền, miếu để thờ cúng những người
có công với nước, với làng. Trong mỗi gia đình đều có bàn thờ, thờ cúng tổ tiên,
những người thân đã khuất. Đó là những việc làm cụ thể tỏ lòng thành kính, hiếu
thảo biết ơn đấng sinh thành dưỡng dục mình và biến thành nét văn hóa đặc sắc,
mà trách nhiệm của từng cá nhân là tiếp tục duy trì và giáo dục cho thế hệ tiếp
nối. Chính vì vậy, văn bản đầu tiên trong chương trình Ngữ văn THCS, học sinh
đã được là văn bản “Con Rồng, cháu Tiên”. Đây là một trong những truyền
thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử dân tộc Việt. Rồng,
Tiên là biểu tượng của người đàn ông và người đàn bà cao sang, toàn bích. Vẻ
đẹp của bố Rồng, mẹ Tiên là kết tinh cho vẻ đẹp Việt, kết tinh cho những gì đẹp
đẽ nhất của con người, thiên nhiên, sông núi. Nguồn gốc tổ tiên ta là Rồng Tiên -
một nguồn gốc cao quý, thiêng liêng, đẹp đẽ và rất đáng tự hào.
Tục ngữ xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”. Con cháu phải tôn kính và hiếu thảo đối với ông bà, cần phải quan sát,
lắng nghe và học cách thấu hiểu đối với ông bà, từ đó có cách ứng xử phù hợp
với tình cảm và đạo lý truyền thống.
VD: Tiết 53, 53: Văn bản “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là những kỉ
niệm đẹp đẽ về tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Trên đường hàng quân, người
chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ. Hình ảnh
những con gà mái mơ, mái vàng. Hình ảnh người bà với tình yêu, sự chắt chiu
chăm lo cho cháu. Qua những kỉ niệm được gợi lại, tác giả đã biểu lộ tâm hồn
trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ và tình cảm trân trọng, yêu quý đối với bà
của đứa cháu. Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ in đậm nét hình ảnh bà và tình bà
cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương,
kính trọng và biết ơn bà.
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 10 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
Chính vì vậy, trước khi kết thúc giờ học tôi đặt một câu hỏi tích hợp như sau:
Người cháu trong bài thơ rất yêu thương, kính trọng và biết ơn bà, vậy còn các
em, các em thường thể hiện tình cảm của mình với ông bà của mình ở nhà như
thế nào? Học sinh lớp tôi đã đưa ra rất nhiều cách giao tiếp, ứng xử thể hiện tình
cảm của mình đối với ông bà như: luôn kính trọng, lễ phép, hiếu thảo, biết vâng
lời ông bà; chăm sóc chu đáo, tận tình khi ông bà bị ốm… Sau những ý kiến đó
của các em, tôi kết thúc bài dạy thật ngắn gọn: Chính tình cảm bà cháu sâu nặng,
thắm thiết ấy gợi ra tình cảm gia đình thiêng liêng, trở thành động lực cho tinh
thần chiến đấu của người chiến sĩ trẻ.
1.2. Giao tiếp, ứng xử với cha mẹ:
Tình cha, nghĩa mẹ là một thứ tình cảm thiêng liêng hơn cả. Tình cha mẹ
dành cho con cái mãi mãi như sông ngòi, biển khơi. Cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc
đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự
hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con
mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải
hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày. Chính nhờ ơn
cha nghĩa mẹ cao dày như thế, những người con khi đã lớn khôn, thành tài, cần
phải dặn lòng:
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .
Công ơn của cha và hình ảnh của cha vẫn mãi mãi sừng sững cao vời trong
tâm trí của chúng ta. Cha đùm bọc, cha che chở cho bầy con của cha từ lúc sơ
sinh cho đến khi trưởng thành và sự che chở đùm bọc đó mới cần thiết biết
dường nào. Cùng với tình thương yêu kín đáo mà bao la của cha, tình thương
yêu của mẹ như nguồn nước suối trong lành dịu ngọt vỗ về cuộc sống cho các
con. Dưới mắt nhìn của bầy con của mẹ, mẹ là báu vật của cuộc đời, mẹ là suối
nguồn hương vị ngọt ngào đầy quyến rũ. Mẹ vất vả và chịu hiểm nguy vì con
ngay từ khi con còn trong bào thai cho đến khi khai hoa nở nhụy mẹ tròn con
vuông mà không một lời than van, không một lời đòi hỏi.
Đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta, con cái phải
biết sống sao cho vuông tròn ân nghĩa mẹ cha. Cho dù cuộc đời có nhiều thay
đổi, những xu thế thực dụng, những trào lưu văn hóa ngoại lai nhưng người Việt
Nam vẫn phải để hai chữ hiếu thảo làm đầu. Nếu những ai có cha mẹ còn trẻ hãy
tạ ơn Chúa vì chúng ta có một thành trì vững chắc để tựa nương. Nếu những ai
cha mẹ đã già nua thì đừng xem thường và coi họ như gánh nặng, hãy nói với
cha mẹ bằng những lời khiêm tốn, lịch sự đừng cáu gắt với tuổi già, hãy ôn tồn
với cha mẹ vì chính họ cũng từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta. Chính cha mẹ
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 11 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
đã không quản mưa nắng, mệt nhọc, thức khuya dạy sớm vì tuổi thơ chúng ta.
Xin đừng ai phụ ơn nghĩa mẹ cha, hãy sống sao cho đúng phận làm con, hãy
giao tiếp, ứng xử với cha mẹ sao cho phải đạo.
VD1 - Tiết 9: Ca dao - dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình.
Rất tự nhiên, tình cảm của con người bao giờ cũng bắt đầu là những tình cảm
gia đình. Truyền thống văn hóa, đạo đức Việt Nam rất đề cao gia đình và tình
cảm gia đình. Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá phong
phú trong kho tàng ca dao dân tộc, đã diễn tả chân thực, xúc động những tình
cảm vừa thân mật, ấm cúng, vừa rất thiêng liêng của con người Việt Nam. Trong
tiết học này, tôi đã khéo léo tích hợp trong khi dạy học sinh tìm hiểu nội dung,
nghệ thuật của bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của từng bài, trước
khi kết thức giờ học tôi đặt câu hỏi sau: Qua hai câu ca dao trên giúp các em có
những cách giao tiếp, ứng xử như thế nào đối với cha mẹ mình trong gia đình?
Các em rất mạnh dạn đưa ra những cách giao tiếp, ứng xử khiến tôi vô cùng
hài lòng. Các em cho rằng, với cha mẹ, cần phải: Yêu thương, kính trọng, lễ
phép, hiếu thảo, quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Chăm chỉ, cố gắng học tập để đạt
kết quả cao. Biết giúp đỡ bố mẹ những công việc hàng ngày… Sau những ý kiến
của các em, tôi đã kết thúc tiết học bằng một đoạn bình như sau: Ca dao về tình
cảm gia đình có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của người. Qua những
câu hát ngọt ngào, tha thiết, những tình cảm chân thành, sâu nặng được trao
truyền, nhắn gửi cho những thế hệ sau. Mỗi lời ca tiếng hát đó vun đắp những
tình cảm, hình thành nhân cách cho con người. Qua bài học ngày hôm nay, cô hy
vọng các em sẽ có cách nhìn nhận và ứng xử phù hợp với cha mẹ, anh chị em và
những người thân trong gia đình.
VD 2- Tiết 2: Văn bản Mẹ tôi (A-mi-xi) sang phần luyện tập tôi đã tổ chức
cho học sinh thảo luận câu hỏi sau: Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cũng mắc
lỗi với cha mẹ, khiến cha mẹ buồn phiền. Vậy khi ở trong những tình huống đó
các em sẽ ứng xử như thế nào cho phải đạo làm con? Học sinh lớp tôi tỏ ra rất
hào hứng, mỗi em đưa ra một cách giao tiếp, ứng xử. Tôi tin rằng những cách
giao tiếp, ứng xử đó sẽ theo các em về nhà và điều đó khiến không chỉ bản thân
tôi mà cả cha mẹ các em cũng cảm thấy hài lòng. Không hài lòng sao được khi
con em mình đã thật sự trưởng thành, trước lỗi lầm của bản thân các em đã biết:
- Khi bố mẹ trách mắng, hãy tự kiềm chế và tự đặt mình vào địa vị của cha mẹ
để giữ thái độ lễ phép với cha mẹ.
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 12 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
- Không được hỗn láo, cãi lại bố mẹ.
- Đợi bố mẹ nguôi giận, hãy tâm sự giải thích rõ sự việc.
- Nếu mình sai, hãy mạnh dạn xin lỗi và hứa sẽ sửa chữa lỗi lầm của mình.
Sau những ý kiến đó của các em, tôi kết thúc bài dạy của mình thật ngắn
gọn: Dù trong bất kì tình huống nào, các em cũng phải luôn ghi nhớ: tình yêu
thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Tôi tin rằng dư vị
ngân vang của tác phẩm và những cách ứng xử văn hóa trên sẽ còn mãi trong
tâm hồn các em.
1.3. Giao tiếp, ứng xử với anh chị em:
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Là sự gắn bó mật thiết, mối quan hệ
huyết thống hoặc không cùng huyết thống dưới tư cách là con trong gia đình. Là
sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, là sự sẻ chia và cao cả hơn nữa
là sự hi sinh cuộc đời và bản thân mình cho người em của mình, một tình cảm
thiêng liêng xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người chứ dừng là sự
giả dối. Nếu ai trong chúng ta có một hoặc nhiều anh chị thì chúng ta sẽ biết
được cảm giác đó thật hạnh phúc, quan trọng biết nhường nào và sẽ luôn giữ
gìn, trân trọng tình cảm đó.
Anh chị là một người quan trọng, một người luôn ân cần, chăm sóc những
lúc ta ốm đau sau ba mẹ mình, khi gặp khó khăn, lúc vui buồn trong cuộc sống,
chuyện tình cảm nếu ta ngại kể cho ba mẹ nghe thì anh chị là chỗ dựa vững chắc
để ta dựa vào mà tâm sự, lúc đó ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn và tốt hơn khi
anh chị đưa ra lời khuyên cho ta và ngươc lại chúng ta cũng là những chỗ dựa
tinh thần của anh chị. Là người động viên khi ta vấp ngã, an ủi, dỗ dành khi ta
khóc. Là một anh hùng - người mà ta luôn ngưỡng mộ khi còn nhỏ, bảo vệ ta
khi bị các đứa trẻ trong xóm bắt nạt. “Anh em như thể tay chân” nếu một bộ
phận cơ thể mà mất đi thì các bộ phận khác cũng sẽ bị liên lụy, anh em cũng vậy
khi đứa em nhỏ của mình bị ốm thì anh chị nào có thể ngồi yên mà lúc đó sẽ lo
lắng, chăm sóc không ngừng cho em mình. Chính vì vậy, khi giao tiếp, ứng xử
với anh chị em trong gia đình các em cần phải: yêu thương, đùm bọc, nhường
nhịn lẫn nhau. Biết tôn trọng, giúp đỡ, chăm sóc, sẻ chia, dạy bảo lẫn nhau….
VD - Tiết 5,6: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Đây là văn
bản nói về quyền trẻ em, một trong những nội dung chính của “mảng” văn bản
nhật dụng trong Chương trình Ngữ văn lớp 7. Truyện đã đề cập tới nỗi đau về
tinh thần của trẻ, dù cha mẹ còn sống mà trẻ vẫn bị chia lìa, xa cha, cách mẹ, đó
là điều đau khổ và đáng nói. Song câu chuyện chủ yếu tập trung khắc họa những
tình cảm anh em trong sáng, thân thiết, gắn bó máu thịt và tấm lòng nhân hậu, vị
tha của những em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình tan vỡ.
Trước khi dạy bài này, tôi đã tìm hiểu kĩ tình hình, hoàn cảnh của học sinh
trong lớp, rất may mắn là lớp tôi không có trường hợp học sinh nào bị rơi vào
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 13 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
tình huống tương tự như trong truyện. Nhưng tôi vẫn lựa chọn cách khai thác bài
học một cách tế nhị, hợp lí, đồng thời tạo nên sự thông cảm, gần gũi của học
sinh trong lớp. Với văn bản này, tôi không khai thác quá nhiều vào nỗi đau đớn
và nội dung phê phán mà tập trung vào nội dung tình cảm anh em thắm thiết
trong gia đình. Khi dạy, tôi chú trong gọi các em đọc các đoạn văn hay và xúc
động, ví dụ như đoạn hai anh em chia đồ chơi (từ chỗ “Đồ chơi của chúng tôi
cũng chẳng có nhiều” đến “Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra”)
hoặc đoạn Thủy đến trường chia tay với cô giáo và các bạn (từ “Gần trưa, chúng
tôi mới ra đến trường học” đến “và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”),
hoặc đoạn cuối, cảnh hai anh em phải chia tay (từ “Cuộc chia tay đột ngột quá”
đến hết bài).
Sang phần luyện tập, tôi sử dụng câu hỏi thứ nhất như sau: Kết thúc truyện,
Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào với hai con búp bê Vệ Sĩ và Em
Nhỏ? Cách giải quyết của Thủy gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì? Cuối
truyện, ta thấy Thủy lựa chọn cách để lại con Em Nhỏ ở bên cạnh con Vệ Sĩ để
chúng không bao giờ xa nhau. Cách lựa chọn của Thủy gợi lên trong lòng người
đọc lòng thương cảm đối với Thủy, thương cảm một em gái giàu lòng vị tha, vừa
thương anh, vừa thương cả những con búp bê, thà mình chịu chia lìa chứ không
để búp bê phải chia tay, thà mình chịu thiệt thòi để anh luôn có con Vệ Sĩ gác
cho ngủ đêm đêm. Chi tiết này cũng khiến người đọc thấy sự chia tay của hai em
nhỏ là rất vô lí, là không nên có.
Câu hỏi thứ hai: Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta
điều gì về cách giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình? Là anh chị em
trong gia đình, nên phải biết yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau. Biết
tôn trọng, giúp đỡ, chăm sóc, sẻ chia, dạy bảo lẫn nhau… Những hình ảnh, chi
tiết như: Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh; Thành giúp em
mình học; chiều nào Thành cũng đớn em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trò
chuyện; Thành nhường hết chỗ đồ chơi cho em, nhưng Thủy lại sợ “lấy ai gác
đêm cho anh” nên lại nhường cho anh con Vệ Sĩ, đã xây đắp lên một thứ tình
cảm cao đẹp, thiêng liêng như ca dao xưa đã viết:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Mỗi chúng ta đều biết gia đình là nguồn cội, gốc có bền vững, cây mới phát
triển xanh tốt. Chính vì vậy, qua mỗi bài dạy tôi chỉ muốn tích hợp giáo dục học
sinh ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, học cách giao tiếp,
ứng xử thanh lịch, văn minh, xây dựng một nếp sống có văn hóa…để mỗi gia
đình thực sự là tổ ấm của mọi người.
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 14 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
2. Cụm bài tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn
minh trong nhà trường:
Trong mỗi nhà trường có đội ngũ thầy, cô giáo, các lớp học sinh và nhân
viên phục vụ. Trong đó, mối quan hệ thầy - trò, bạn bè và những người làm
trong trường học phải có qui tắc chuẩn mực riêng. Cũng vì thế, đòi hỏi cách giao
tiếp, ứng xử của mỗi người phải phù hợp với mối quan hệ cụ thể vừa thể hiện
đạo đức vừa là nét văn hóa của con người.
VD1 - Tiết 77: “Tục ngữ về con người và xã hội”. Tục ngữ là những lời
vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian qua bao đời. Dưới
hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học
bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống
và ứng xử hằng ngày.
Với tiết học này, tôi tập trung nội dung tích hợp vào câu số 5 (Không thầy đố
mày làm nên), câu số 6 (Học thầy không tày học bạn). Bởi trong lịch sử truyền
thống của dân tộc ta, hiếu học luôn đi đôi với tôn sư trọng đạo. Kính trọng người
thầy truyền dạy tri thức cho mình được coi là một nghĩa vụ và đạo lý làm người.
Những người thầy chân chính lấy việc dạy học làm nghề cao quí, nên được xã
hội tôn vinh, phụ huynh quí trọng, học trò kính yêu, ghi ơn sâu sắc. Bởi vậy, đối
với học trò, cách giao tiếp ứng xử với thầy cô luôn được coi trọng, vừa thể hiện
đạo đức vừa là nét văn hóa của con người. Nhưng có lúc lại khẳng định, ngoài
tác động của người thầy, học sinh còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung
quanh, của gia đình, bạn bè, xã hội… Chính vì vậy, khi tìm hiểu câu xong hai
tục ngữ trên, tôi đặt câu hỏi như sau: Qua hai câu tục ngữ trên giúp em có
những cách ứng xử như thế nào đối với thầy cô và bạn bè trong nhà trường?
VD 2 - Tiết 30: Văn bản Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). Đây là một
văn bản nói về tình bạn tha thiết, chân thành. Sau khi hướng dẫn, phân tích cho
học sinh thấy được niềm vui mừng của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà,
tôi đã đã khéo léo tích hợp giáo dục học sinh cách ứng xử với bạn bè qua câu hỏi
sau: Đối với em, khi bạn đến chơi nhà, em sẽ có thái độ và cách xưng hô như thế
nào? Các em rất mạnh dạn, đưa ra những cách ứng xử, ví dụ như:
- Luôn có thái độ nhiệt tình, niềm nở với bạn
- Tôn trọng bạn qua cách xưng hô: tốt nhất là xưng bạn - tôi hoặc xưng tên,
không nên mày - tao mà mất đi sự trong sáng của tuổi học trò.
Trước khi kết thúc bài học, tôi đặt ra cho các em hai câu hỏi: (1) Tình bạn là
một thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, vậy em có biết
những tấm gương về tình bạn nào từ xưa đến nay? (2) Qua cách tiếp bạn của
nhà thơ Nguyễn Khuyến, em học tập được điều gì trong cách ứng xử, giao tiếp
với bạn bè? Với câu hỏi thứ nhất, sau khi học sinh kể ra những tấm gương mà
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 15 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
các em biết. Tôi đã kết hợp chiếu máy tranh ảnh cùng với những thông tin cần
thiết về nhân vật được giới thiệu:
- Ngày xưa, ở Việt Nam có tình bạn chân thành của Lưu Bình, Dương Lễ. Ở
Trung Quốc có tình bạn tri kỉ giữa Du Bá Nha và Chu Tử Kỳ.
- Ngày nay, hình ảnh bạn Liên ở Thanh Hóa đã hơn 9 năm qua hàng ngày cõng
bạn Lân tới trường. Hay hình ảnh cô sinh viên Thu Nguyên hàng ngày cõng bạn
qua những bậc cầu thang lên giảng đường đại học. Và trong cuộc sống có thể ở
đâu đó ngay gần chúng ta cũng có những tấm gương về tình bạn tốt đẹp như thế.
Với câu hỏi thứ hai, tôi để các em tự nói ra cách ứng xử của mình. Tôi rất
mừng vì không có học sinh nào lớp tôi đưa ra những cách xư thiếu văn hóa. Tôi
kết thúc bài dạy thật nhẹ nhàng qua một câu nhắn gửi: Qua học bài thơ Bạn đến
chơi nhà của Nguyễn Khuyến, chúng ta đã có những giây phút lắng lại để suy
nghĩ, để cảm nhận về tình bạn và để có những cách giao tiếp, ứng xử để chúng ta
mãi tự hào: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người
Tràng An.
3. Cụm bài tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn
minh ngoài xã hội
Con người chúng ta không chỉ có sự giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà
trường mà còn nhiều các mối quan hệ xã hội khác. Sống trong một cộng đồng
phải có sự quan hệ, tiếp xúc ứng xử với nhau. Ông cha ta đã có câu: “Lời nói
không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn
mâm cổ”. Khi chúng ta biết cách giao tiếp, ứng xử trong xã hội chứng tỏ chúng
ta là một người có trình độ văn hóa. Nếu ai cũng lấy những hành vi giao tiếp,
ứng xử thanh lịch văn minh làm chuẩn mực thì xã hội chắc chắn sẽ trở nên tốt
đẹp, ổn định, tiến bộ và phát triển phồn vinh. Cách ứng xử thanh lịch văn minh
thể hiện sự hiểu biết và vốn sống của mỗi cá nhân, giúp con người đạt đươc
những mong muốn và xây dựng những quan hệ tốt ngoài xã hội.
Học sinh vẫn được coi là một thành viên trong xã hội, là một công dân nhỏ.
Khi đi ngoài đường, ở nơi công cộng, mọi nơi các em luôn giữ kỷ luật trật tự
chung, đảm bảo an toàn, văn minh lịch sự. Khi đi đường tuân theo luật lệ giao
thông: đi bên phải, không chạy nhảy nô đùa, không đi hàng 3 hàng 4, đi xe đạp
không phóng nhanh, vượt ẩu, đi ngoằn ngoèo, vượt đuổi nhau. Gặp người già,
em nhỏ, người tàn tật các em cần nhường bước, giúp đỡ họ. Gặp người quen
biết nên ân cần chào hỏi. Gặp khách nước ngoài em không nên chỉ trỏ nhòm
ngó, đùa cợt, đi theo để xem Đến nơi công cộng cần thực hiện đúng nội dung
của nơi đó. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết, tôi chỉ tích hợp giáo dục học sinh
giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong những tình huống sau: Giao tiếp,
ứng xử với mọi người xung quanh; Ứng xử thiên nhiên, di tích, danh thắng; Ứng
xử với các giá trị văn hóa truyền thống. Tiến hành cụ thể như sau:
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 16 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
3.1. Giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử. Cảm hóa,
khoan dung, độ lượng là một trong những đặc điểm trong văn hóa ứng xử của
Người. Thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người được coi là nét chủ
đạo trong triết lý nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy mỗi chúng ta
hãy học tập một phần trong cách ứng xử và nhân cách của Người. Mong rằng
cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được
hiện thực hóa trong cuộc sống, để con người đối với nhau, với xã hội, với đất
nước tốt hơn, tử tế hơn, công bằng hơn và chính trực hơn.
Hoạt động giao tiếp giữa người với người tưởng chừng như đơn giản,
nhưng lại phức tạp, khó khăn biết bao. Thật vậy, mỗi chúng ta sống giữa các
mối quan hệ hàng ngày và phải giao tiếp với nhiều khác nhau trong xã hội. Cho
nên việc giao tiếp, ứng xử không bao giờ là việc dễ dàng. Người Việt Nam ta
luôn đề cao tinh thần “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa
đau, cả tàu bỏ cỏ” hay “Lá lành đùm lá rách”… Gặp người hoạn nạn không
thể bỏ mặc, thấy người khốn khổ ra tay giúp đỡ, có thể thấy tinh thần đó không
thể thiếu ở bất cứ ai.
VD - Tiết 41: Văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Với bài thơ
này, tôi tập trung nội dung tích hợp vào đoạn cuối của bài thơ. Đây là ước mơ
của nhà thơ - ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha (vì chỉ nghĩ đến người khác)
và tinh thần nhân đạo (ước mơ cho mọi người được hân hoan, vui sướng). Ước
mơ tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất đẹp đẽ và vẫn bắt nguồn từ cuộc sống:
vì căn nhà bị phá nát nên nhà thơ mới ước mơ có nhà rộng muôn ngàn gian. Từ
nỗi khổ của bản thân, Đỗ Phủ liên hệ tới nỗi khổ của những người nghèo hơn
mình, và hơn thế, còn đặt nỗi khổ của họ lên trên nỗi khổ của mình. Sau phần
này, tôi đưa ra câu hỏi: Là một học sinh, em nên có cách giao tiếp, ứng xử với
những người gặp khó khăn, hoạn nạn xung quanh mình như thế nào?
3.2. Ứng xử với thiên nhiên:
Thiên nhiên môi trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo không
gian sống cho con người. Ứng xử văn minh với thiên nhiên, môi trường cũng là
biểu hiện của đạo đức, là cơ sở tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội, là nét văn hóa đã từng tồn tại từ ngàn xưa cần được duy trì và bảo vệ. Bên
cạnh giáo dục tri thức và đạo làm người đối với thanh niên “vì lợi ích trăm năm
trồng người”, nhiệm vụ với thiên nhiên cũng không kém phần quan trọng “vì lợi
ích mười năm trồng cây”. Diện tích rừng ngày càng thu hẹp, số lượng động vật
hoang dã vào sách đỏ ngày càng tăng, khí hậu không ngừng thay đổi thất thường
là những hậu quả mà chính loài người đã tự mình gây ra. Chúng ta phải hành
động, “Trồng cây gây rừng”, “sống xanh”, “sản xuất xanh” và hãy dừng ngay
việc “vay mượn tài nguyên của thế hệ con cháu”.
3.3. Ứng xử với những di tích, danh thắng:
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 17 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm, các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Bên
cạnh đó danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hay vùng đất có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học. Các di tích, danh thắng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời
sống tinh thần của người dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Việc tìm
hiểu những di tích, danh thắng không chỉ giúp các em hiểu được quá khứ và yêu
hơn, tự hào hơn về mảnh đất quê hương. Từ đó bồi đắp trong tâm hồn và nhận
thức của mỗi em về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn, phát huy vẻ
đẹp, giá trị của các di tích, danh thắng. Làm được những điều đó còn góp làm
cho các di sản văn hóa và truyền thống lịch sử vô giá mà cha ông ta để lại sống
mãi với con cháu muôn đời.
VD - Tiết 10: Ca dao - dân ca: Những câu hát về tình quê hương, đất nước,
con người. Với tiết học này tôi giao bài tập về nhà và yêu cầu học sinh làm ra
giấy nộp cho giáo viên, cụ thể như sau:
- Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong sách giáo khoa, em hãy
sưu tầm và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự?
- Nếu được giới thiệu với người khác về vẻ đẹp của quê hương mình qua ca
dao sẽ giới thiệu qua những câu nào?
Trước khi học tiết 74 Chương trình địa phương, tôi đã chọn lọc được một
số bài tiêu biểu. Vào giờ học tôi mời các em lên đọc, trên cơ sở đó các em tự bổ
sung những câu mình chưa sưu tầm được. Với kết quả sưu tầm đó tôi tin rằng
học sinh lớp tôi có thể giới thiệu với bất kì ai về vẻ đẹp của quê hương mình qua
những câu ca dao. Chẳng hạn như:
Em Nguyễn Minh Hiếu, người làng Vĩnh Trung đã tự hào về làng quê mình
với nghề làm nón: Muốn ăn cơm tám cá trê
Muốn đội nón đẹp thì về Kẻ Vanh.
(Kẻ Vanh là tên dân gian thường gọi làng Vĩnh
Trung)
Em Nguyễn Nguyệt Quỳnh, người làng Vĩnh Thịnh lại tự hào với nghề làm
nón và buôn bán của làng mình qua câu:
Hỡi cô thắt cái bao xanh
Có về Vĩnh Thịnh với anh thì về
Vĩnh Thịnh có nghiệp có nghề
Có đất làm nón, có nghề đi buôn.
Em Nguyễn Ngọc Thảo, người làng Đại Áng (tên dân gian thường gọi là
làng Đám) lại tự hào với nghề nuôi và chăm sóc trâu của quê mình bằng câu:
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 18 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
Gạo Bồ Nâu, trâu làng Đám (Bồ Nâu là một làng thuộc huyện Thường Tín - Hà
Nội)
Và khi các em nhớ được những câu ca dao, dân ca ấy chính là các em đã,
đang và sẽ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
3.4. Ứng xử với các giá trị văn hóa truyền thống:
* Giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu đồng bào và niềm tự hào dân tộc.
Lòng yêu nước là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời
nay. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ thời các vua Hùng dựng nước,
thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… đến thời
kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, ông cha ta đã phải đương đầu
với biết bao âm mưu xâm lược của kẻ thù lớn từ phương Bắc cũng như phương
Tây. Bằng lòng yêu nước nồng nàn nhân dân ta đã đoàn kết thống nhất tạo
thành sức mạnh vĩ đại chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược giành lại độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc Việt Nam ta như ngày hôm
nay.
Lòng yêu đồng bào, đất nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt
Nam. Đức tính này đã chảy xuyên suốt trong dòng máu của từng người
Việt. Lòng yêu nước cũng là một nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam,
thể hiện sâu sắc ở: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” chính là câu tục ngữ đã tồn
tại từ lâu đời, thể hiện lòng yêu nước trước kẻ thù xâm lược. Lòng yêu nước là
một tình cảm sâu sắc của con người đối với đất nước.
Lòng yêu nước là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước
và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của Tổ
quốc. Các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam ta bao gồm:
Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước; tình thương yêu đối với đồng bào,
giống nòi, dân tộc; niềm tự hào dân tộc chính đáng; đoàn kết, kiên cường, bất
khuất chống giặc ngoại xâm, để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do
của Tổ quốc; cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn
hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nói một cách đơn giản và
cụ thể hơn thì yêu nước là “yêu những vật tầm thường nhất, yêu người thân, yêu
Tổ quốc” như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã viết.
VD1: Tiết 17: Văn bản “Sông núi nước Nam”, “Phò giá về kinh”. Qua hai
văn bản này giúp học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng,
khát vọng lớn lao của dân tộc Việt Nam ta. Với tiết học này, tôi tập trung tích
hợp giáo lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước và khẳng
định không một thế lực nào được xâm phạm qua bài thơ “Sông núi nước Nam”.
Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc. Sau khi cho
học sinh phân tích bài thơ theo hai ý: Nước Nam là của người Nam, điều đó đã
được sách trời định sẵn, rõ ràng (hai câu đầu); Kẻ thù không được xâm phạm,
nếu xâm phạm sẽ phải chuốc lấy thất bại thảm hại (hai câu cuối), tôi đặt câu hỏi
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 19 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
tích hợp như sau: Liên quan đến vấn đề Biển Đông, theo em thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay cần thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước như thế nào? Học
sinh lớp tôi đã rất hào hứng đưa ra những ý kiến thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ
quyền đất nước. Bởi qua mỗi trang sách, mỗi bài học các em đều hiểu giá trị của
độc lập, tự do. Các em ghi nhớ công lao của bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để
giữ vững từng tấc đất quê hương. Tôi tin rằng, không chỉ các em mà bất cứ
người Việt Nam nào cũng có lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất
nước. Cái “thần” của bài thơ ở thế kỉ XI sẽ còn mãi trong thế hệ trẻ hôm nay.
VD2: Tiết 81: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là tác phẩm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đưa vào sách giáo khoa, như một áng hùng
văn khái quát và đúc kết nét đặc trưng của truyền thống dân tộc. Trong đó có
đoạn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Sự khái quát
ấy, ở một góc độ nào đó còn giống như di huấn tinh thần để chúng ta vững tâm
hơn, cùng nhau bình tĩnh trước nguy nan và cùng nhau hun đúc, trau chuốt thêm
chiếc “nỏ thần vô hình” có sức mạnh vạn năng trong bảo vệ Tổ quốc - đó là
“lòng yêu nước”.
Với văn bản này, tôi chỉ tích hợp để các em hiểu rõ hơn về lòng yêu nước và
các biểu hiện của lòng yêu nước trong cuộc sống hiện nay bằng câu hỏi như sau:
Theo em, trong cuộc sống hiện nay, lòng yêu nước được biểu hiện qua những
hành động, việc làm như thế nào? Lòng yêu nước biểu hiện qua từng hành động,
việc làm hằng ngày của mỗi chúng ta. Bạn cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt,
hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, đó là yêu nước. Lựa chọn được một
nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công
việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là
yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi
trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng
ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình,
cũng là biểu hiện của lòng yêu nước… Lòng yêu nước chân chính không nhất
thiết phải hô, hét thật lớn để cho tất cả mọi người biết mà quan trọng là tính tự
giác trong mọi hành động, việc làm của mỗi chúng ta.
VD2: Tiết 128,129: Ôn tập Tập làm văn. Với phần I, phần II trong SGK
trang 139,140 tôi hướng dẫn học sinh trả lời theo hệ thống câu hỏi; với phần III
tôi cuargiao cho học sinh bốn đề bài tham khảo, trong đó có hai đề liên quan đến
giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh để chuẩn bị kiểm tra học kì II
(có trong đề cương ôn tập học kì của toàn khối 7). Cụ thể như sau:
Đề 1: Người kinh đô Thăng Long xưa thường tự hào về truyền thống văn hóa
của mình, nên trong dân gian mới lưu truyền câu ca:
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 20 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Câu ca dao trên nói lên điều gì? Theo em, đa số người hà Nội ngày nay đã thể
hiện nếp sống thanh lịch đó như thế nào?
Đề 2: Tục ngữ xưa có câu:
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiếu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay.
* Giáo dục lòng yêu tiếng nói dân tộc:
Tiếng nói của dân tộc chính là ngôn ngữ của một dân tộc, một đất nước.
Tình yêu tiếng nói dân tộc là sự bảo vệ, gìn giữ và phát triển tiếng nói dân tộc để
không bị những thế lực thủ tiêu hoặc làm mai một nó. Trong văn bản “Buổi học
cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê đã viết: “bởi vì khi một dân tộc rơi vào
vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì
nắm được chìa khóa chốn lao tù ”. Tiếng nói của một dân tộc là thứ thiêng liêng
nhất của dân tộc ấy. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chính tiếng nói sẽ là
phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập. Cho nên, chúng ta phải yêu quý, giữ
gìn và bảo tồn tiếng nói của dân tộc. Đó cũng là biểu hiện của lòng yêu nước.
VD - Tiết 85: Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai). Sau
khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt, giáo
viên giới thiệu thêm về sự phát triển của tiếng Việt trong cuộc sống hiện nay và
đặt câu hỏi:
H. Trước sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt gợi cho em suy nghĩ gì về hiện
tượng nhiều bạn trẻ hiện nay thường lạm dụng từ Hán Việt, từ phương Tây
trong lời ăn tiếng nói hằng ngày?
H. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
cũng chính là giữ gìn truyền thống dân tộc”, em có đồng ý với ý kiến đó không?
Vì sao?
H. Theo em, muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta phải làm gì?
Tiếng Việt không phải là một khái niệm trừu tượng mà là tiếng mẹ gọi,
tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, là câu hát lời ru "rung rinh nhịp
đập trái tim" nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thiết, máu thịt nhất đối với
mỗi người; là thứ tiếng lấm láp giọt mồ hôi mặn chát, những giọt nước mắt cay
đắng và cả những tâm tình sâu lắng, ngọt ngào, say đắm. Tiếng Việt là thứ tiếng
của Tình yêu và Lao động. Vậy, cớ sao ta lại không yêu, không tự hào về nó.
Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt cũng chính là giữ gìn truyền thống dân tộc”,
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 21 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
* Ứng xử với văn hóa ẩm thực của dân tộc:
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Nhất
là đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn
là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể
hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép
tắc, phong tục trong cách ăn uống Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm
thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người
với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo
dục.
VD - Tiết 57: Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam). Ngay
từ đầu, cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ
lướt qua vừng sen của mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm,
thứ quà đặc biệt từ lúa non. Nhưng để có hạt cốm còn cần đến công sức và sự
khéo léo của con người. Vì vậy, tác giả nói đến nghề làm cốm nổi tiếng nhất là ở
làng Vòng nhưng chỉ tập trung miêu tả những cô hàng cốm làng Vòng với cái
dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng.
Phần cuối của văn bản bàn luận về sự thưởng thức cốm. Vốn là một thứ quà bình
dị, chẳng có gì là cầu kì, tưởng như không cần phải bàn đến việc ăn cốm. Ấy thế
mà tác giả đã có một cách nhìn thấu đáo và có một thái độ văn hóa khi nói về sự
thưởng thức một món quà bình dị như cốm: “…ăn cốm phải ăn từng chút ít,
thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy,
cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm,
cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của
loài thảo mộc”. Với Thạch Lam, ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết
tinh ở đó, đấy cũng chính là cái nhìn văn hóa trong ẩm thực. Từ đó, tác giả đưa
ra lời đề nghị với những người mua cốm là hãy nhẹ nhàng, trân trọng trước thứ
sản vật quý này thì “sự thưởng thức…sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn”. Sau
đoạn này, tôi đã tích hợp giáo dục học sinh qua hai câu hỏi:
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam nói chung và của Hà
Nội nói riêng ?
H. Qua bài văn trên em thấy cần có thái độ như thế nào trước những giá trị văn
hóa của dân tộc?
Với người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, không chỉ với
cốm mà với bất kì một món ăn hay một đồ uống nào thì đầu tiên là cảm nhận sự
hấp dẫn của món ăn bằng thị giác, khứu giác rồi mới đến vị giác và cả thính
giác. Người thanh lịch không ăn uống xô bồ; thường thưởng thức một món ngon
bao giờ cũng coi trọng dư vị đẻ lại của nó, rồi cả ngẫm nghĩ để trân trọng sự hài
hòa, khéo léo của con người. Đặc biệt, việc kết hợp thưởng thức các món ăn
cũng là nét đặc trưng riêng, như cốm thường ăn kèm với chuối trứng cuốc, bánh
dày ăn kèm với giò lụa, bánh cuốn thì ăn với chả quế, nước mắm cà cuống hoặc
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 22 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
mỗi món ăn lại ăn kèm với một loại rau gia vị khác nhau…Đó cũng chính là một
nét đẹp văn hóa mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy cái đẹp và
cái thanh trong cốt cách người Hà Nội.
* Ứng xử với các loại hình nghệ thuật dân tộc.
Văn hóa dân tộc là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, trong đó chứa
đựng rất nhiều yếu tố, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống từ dân gian đến
bác học vô cùng đa dạng và đa tầng. Các giá trị văn hóa Việt Nam là tài sản quý
giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của giá trị văn hóa nhân
loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Các giá trị văn hóa dân tộc bao gồm giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa
phi vật thể và văn hóa vật thể. Việc giáo dục bảo tồn và phát huy các giá trị giá
trị văn hóa dân tộc không chỉ giúp học sinh hiểu được quá khứ và yêu hơn, tự
hào hơn về mảnh đất nơi mình sinh sống, mà còn góp phần làm cho các giá trị
văn hóa và truyền thống lịch sử vô giá mà cho ông ta để lại sống mãi với con
cháu muôn đời.
VD 1 - Tiết 114: Văn bản Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) là một
văn bản nhật dụng giàu sức biểu cảm. Người đọc dù chưa một lần đến Huế, chưa
từng được nghe ca Huế trên sông Hương, vậy mà qua ngôn ngữ miêu tả cụ thể,
giàu cảm xúc của tác giả, bỗng cảm thấy mình như một du khách đang ngồi
trong một con thuyền rồng trên dòng Hương thơ mộng vào một đêm trăng sáng,
tâm hồn bâng khuâng xao xuyến lắng nghe lời ca tiếng nhạc du dương hoà trong
tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân xa. Nhà báo Hà Ánh Minh đã vừa giới thiệu
được vẻ đẹp độc đáo của ca Huế, vừa thổi vào lòng người đọc niềm khao khát
được thưởng thức nét sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ này của xứ
Huế.
Chính vì vậy, văn bản này bản thân nó có tính giáo dục về bảo tồn và phát
huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc rất cao, nhưng nếu khai thác, tích hợp
không khéo léo rất dễ biến tiết học thành một tiết học tuyên truyền về bảo vệ giá
trị các di sản văn hóa dân tộc. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra giá trị
của ca Huế để từ đó xác định cho học sinh thái độ, ý thức, cách ứng xử thanh
lịch văn minh với các di sản văn hóa dân tộc. Tạo điều kiện để học sinh phát
biểu những suy nghĩ và hiểu biết của mình về giá trị các di sản văn hóa dân tộc.
Cụ thể trong bài này tôi đã sử dụng một số câu hỏi mang tính tích hợp giáo dục
bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc như sau:
H. Tại sao nói nghe ca Huế là một thú chơi tao nhã?
H. Trong thời đại nhiều loại hình ca nhạc phát triển, chúng ta phải làm gì để
bảo tồn và phát huy được vẻ đẹp của ca Huế nói riêng và các làn điệu dân ca
khác nói chung?
VD 2 - Tiết 118,119: Đọc thêm “Quan Âm Thị Kính”. Với văn bản này,
trước tiên học sinh phải hiểu chèo là một trong những loại hình sân khấu dân
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 23 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
gian, được phổ biến rất rộng rãi ở Bắc Bộ. Chèo thuộc loại sân khấu kẻ chuyện
để khuyến giáo đạo đức. Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức để
mọi người noi theo; bên cạnh đó cũng châm biếm, đả kích mạnh mẽ những điều
bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời. Bạn bè các nước trên thế
giới cũng đã nhiều lần khẳng định và ca ngợi sự độc đáo của sân khấu chèo Việt
Nam. Trong kịch mục sân khấu chèo, Quan Âm Thị Kính là vở diễn nổi tiếng.
Vở diễn này tiêu biểu cho sân khấu chèo về nhiều phương diện: tích truyện, kịch
tính, nhận vật, làn điệu… Với tiết học này, sau khi cho học sinh tìm hiểu về thể
loại chèo, đọc phân vai một lượt văn bản, tôi đã chiếu video clip cho các em xem
đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”. Nhưng đến cuối tiết học tôi mới đưa ra câu hỏi
mang tính tích hợp giáo dục như sau: Trong thời đại ngày nay nhiều loại hình
nghệ thuật phát triển, chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy được giá
trị của nghệ thuật chèo nói riêng và các loại hình nghệ thuật dân gian nói
chung? Các em đưa ra rất nhiều ý kiến, nhưng riêng ý kiến của em Nguyễn
Phương Hà đã cho tôi thấy rằng giới trẻ không hề quay lưng với nghệ thuật dân
tộc mà bản thân các em rất mong được thưởng thức nó. Bởi em đã trả lời tôi như
sau: Thưa cô, hiện nay ở mỗi thôn, xã chúng em đều có nhà văn hóa, chúng em
cũng rất muốn được xem chèo nói riêng và các loại hình nghệ thuật dân tộc nói
chung ở ngay trên quê hương mình.
Có lẽ, việc giữ gìn di sản văn hóa không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà
nó còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta vì nếu như chúng ta không hiểu, không
coi trọng những giá trị mà dân tộc ta đã tích lũy ngàn đời nay, có nghĩa là chúng
ta có lỗi với lịch sử, có lỗi với đất nước. Chúng ta được thừa hưởng những gì
ông cha ta để lại là những di sản vô cùng quí giá, cho nên chúng ta phải bảo vệ,
gìn giữ và phát huy nó bằng những việc làm thiết thực.
III. KẾT QUẢ
Qua những tiết học Ngữ Văn có tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh
lịch văn minh mà tôi đã thực hiện tại lớp 7D trường THCS Đại Áng trong năm
học 2013 - 2014, tôi thấy các em hứng thú rất nhiều với giờ Ngữ Văn, chất
lượng môn học được nâng cao, ý thức giao tiếp, ứng xử với mọi người xung
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 24 Trường THCS Đại Áng
Tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh trong dạy Ngữ văn 7
quang thay đổi rõ rệt. Không chỉ dừng lại ở việc học sinh có ý thức giao tiếp,
ứng xử thanh lịch, văn minh mà học sinh lớp tôi đã có thói quen, hành vi ứng xử
thanh lịch, văn minh, thân thiện trong mọi tình huống:
Trong gia đình: Các em có ý thức giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh với
ông bà, cha mẹ, anh chị em và mọi người xung quanh. Con cháu luôn tôn kính
và hiếu thảo đối với ông bà. Yêu thương, kính trọng cha mẹ, học cách làm cha
mẹ vui lòng. Anh chị em biết yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn, giúp đỡ, sẻ
chia lẫn nhau. Biết nói lời hay làm việc tốt, lễ phép, tôn trọng người lớn; cư xử
có văn hóa, tôn trọng mọi thành viên trong gia đình; tự giác giúp đỡ gia đình
những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của bản thân. Biết giữ gìn và
phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Trong nhà trường: Các em có ý thức học tập nghiêm túc, ngôn ngữ giao tiếp
trong sáng, vui chơi lành mạnh, ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi. Luôn kính
trọng, lễ phép với thầy cô, thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của người học
sinh. Quan tâm, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ, sẻ chia cùng bạn bè, ứng xử khéo
léo, tế nhị với mọi người xung quanh; có ý thức bảo vệ tài sản và giữ gìn cảnh
quan nhà trường xanh - sạch - đẹp. Các em có ý thức xây dựng nhà trường văn
hóa, học sinh thanh lịch, phát huy truyền thống xây dựng nếp sống thanh lịch,
văn minh của người Hà Nội.
Ngoài xã hội: Các em luôn tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Biết giúp
đỡ, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn. Biết cách ăn mặc gọn gàng,
sạch sẽ, phù hợp với lứa tuổi; biết nói năng lịch sự. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ
môi trường. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương.
Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về bảo đảm trật tự
an toàn khi tham gia giao thông. Các em tích cực đấu tranh với các biểu hiện
không lành mạnh, thiếu văn hóa.
Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm
hồn trong sáng. Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi trong sinh hoạt,
giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh và mọi nơi, mọi lúc. Người
thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền
thống, biết tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ và thể hiện trong đời sống hàng
ngày. Mỗi học sinh thủ đô cần biết giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống
thanh lịch, văn minh gớp phần làm cho Thủ đô ngày càng giàu đẹp.
Những tiết học có tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh
đã tạo cho các em hứng thú thích học môn Văn hơn. Trong giờ học các em hoạt
động tích cực, chủ động, sáng tạo hơn. Đặc biệt một số học sinh vốn chưa ngoan,
hay nói tục cũng đã dần thay đổi như em Nguyễn Thị Thùy Linh, Dương Minh
Diệp, Hoàng Minh Hiếu
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên 25 Trường THCS Đại Áng