Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 106 trang )

MỞ ĐẦU
1 . Đặt vấn đề:
Đất là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, vừa là tư liệu vừa là đối tượng sản xuất và
cũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh
quốc phòng. Quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của
xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đó đất đai
lại có hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và
hoạch định khoa học.
Luật Đất đai năm 2003, tại chương I, Điều 5 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” và “Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với
đất đai thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”. Trong Luật Đất Đai năm 2003,
tại Chương II, Điều 25 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được
thực hiện ở 4 cấp là cấp cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Quy hoạch cấp trên
phân khai các chỉ tiêu sử dụng đất cho quy hoạch cấp dưới, quy hoạch cấp dưới cụ thể
hóa các chỉ tiêu phân khai của cấp trên và xác định các chỉ tiêu cho phát triển kinh tế
– xã hội của cấp đó.
Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2010 đã được triển khai xây dựng
từ năm 1998, sau đó tiến hành điều chỉnh vào năm 2003 và gần nhất là năm 2008.
Trên cơ sở quy hoạch cấp huyện, cấp xã cũng được xây dựng và điều chỉnh quy hoạch
theo từng mốc thời gian tương ứng. Quá trình thực hiện quy hoạch trên 10 năm qua
đã giúp cho công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương đi vào nề nếp và mang lại
hiệu quả thiết thực, làm tăng giá trị và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tạo điều
kiện thuận lợi cho các ngành phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội
phát triển. Tuy nhiên, đến hết năm 2010 thì quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc
cũng như các xã, thị trấn đều hết thời gian thực hiện, trong khi dự báo giai đoạn 2011
– 2020 kinh tế – xã hội sẽ phát triển với tốc độ cao và có nhiều biến đổi so với giai
đoạn 2001-2010. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương và tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai một cách bền vững, cần
thiết phải tiến hành xây dựng mới “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 – 2015)”.


2. Mục đích quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có các mục đích chính sau:
(1). Kiểm kê đánh giá thực trạng sử dụng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch và
phương án sử dụng thích hợp cho mỗi loại đất, theo từng thời kỳ phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
(2). Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch kỳ trước nhằm rút ra những kết
quả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong quy hoạch kỳ này.
1
(3). Xây dựng phương án sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên
nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao và lâu bền tài nguyên đất đai.
(4). Xác lập hệ thống các giải pháp về sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội, trong đó có tính toán đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong cả giai đoạn quy
hoạch và cho từng kỳ kế hoạch của các ngành kinh tế trên địa bàn với phương
châm: tiết kiệm, khoa học, có hiệu quả kinh tế cao và lâu bền.
3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất:
Thực hiện theo quy định tại thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm
2009 quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Cụ thể như sau:
- Mở đầu.
- Phần 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.
- Phần 2: Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai.
- Phần 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất.
- Phần 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Kết luận và kiến nghị.
4. Cơ sở pháp lý làm căn cứ cho quy hoạch sử dụng đất:
- Điều 18 - Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả".
- Luật Đất đai năm 2003 (26/11/2003).
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP (29/10/2004) của Chính phủ về thi hành luật đất đai

năm 2003.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP (13/8/2009) của Chính phủ quy định bổ sung về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất
trồng lúa.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT (02/11/2009) Quy định chi tiết về việc lập, điều
chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ (16/4/2012) hướng dẫn về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Văn bản số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ (04/8/2009) của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 2011-2015.
- Quyết định số 1764/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc phê duyệt dự án lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai.
- Thông báo số 5710/TB-UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về Chỉ
tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai đối với địa bàn các huyện, thị
xã Long Khánh, thành phố Biên Hoà.
2
- Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ huyện Xuân Lộc lần thứ V nhiệm kỳ 2010 –
2015.
- Các quy hoạch, dự án có liên quan, còn hiệu lực thi hành của tỉnh Đồng Nai và
huyện Xuân Lộc.
5. Sản phẩm giao nộp:
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai, kèm
theo các loại bản đồ A4 và phụ biểu số liệu. 04 bản.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 (1/25.000). 04 bản.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai năm 2020 (1/25.000). 04 bản.
- Đĩa CD ghi chép các tài liệu trên. 01 đĩa.
3
Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN XUÂN LỘC
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Điều kiện tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý:
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Ranh giới Huyện tiếp giáp
với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Quán.
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp huyện Long Khánh.
Toàn Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị trấn và 14 xã. Diện tích
tự nhiên toàn Huyện 72.719 ha, dân số: 228.353 người, chiếm 12,3% về diện tích và
9,0% về dân số toàn tỉnh Đồng Nai, mật độ dân số 314 người/km
2
. Huyện có Quốc lộ
1A và đường sắt chạy qua, trung tâm Huyện đóng tại ngã 3 Ông Đồn là đầu mối của
các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có lợi thế về phát
triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp,
đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và mở rộng mối
giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Bà Rịa-Vũng Tàu.
1.2. Địa hình, địa mạo:
Có 2 dạng địa hình chính là: núi, đồi thoải lượn sóng.
- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm
khoảng 6-7% tổng diện tích toàn Huyện, trong đó lớn nhất là Núi Chứa Chan, với độ
cao 844 m, tuy không thích hợp cho bố trí công nông nghiệp nhưng lại chứa đựng

tiềm năng về phát triển du lịch và có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quốc phòng.
Ngoài Núi Chứa Chan còn có các núi nhỏ khác như : Núi Mây Tào, Núi Sa Bi, Núi Bà
Sót, Núi Hok, Núi Hòa Hưng
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 85% tổng diện
tích toàn Huyện. Độ dốc phổ biến từ 3 đến 8
o
,
Khá thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp với các loại hình cây lâu năm và cho xây dựng các công trình phi nông nghiệp.
Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 3
0
cần chú trọng biện pháp bảo vệ để hạn
chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa.
1.3. Khí hậu :
Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng
chính như sau :
- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154-158 Kcal/cm
2
-năm). Nắng nhiều
(trung bình từ 5,7-6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và cao đều quanh năm, (trung bình
25,4
o
C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271
o
C/năm ). Hầu như không có những
thiên tai như : bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.
4
- Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956-2.139 mm/năm), có xu thế giảm dần theo
hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 kết
thúc vào cuối tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có

những đợt hạn ngắn vào đầu vụ hè thu, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng
7 đến tháng 9, kết hợp với ẩm độ không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng suất
vụ màu thứ 2 thường thấp. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bị
mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên để tiến hành sản
xuất cần phải có tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả
cao và ổn định.
2. Các nguồn tài nguyên:
2.1. Tài nguyên đất:
a). Phân loại đất:
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của huyện Xuân Lộc được phúc tra thành lập từ bản
đồ đất 1/50.000 của tỉnh Đồng Nai trong kỳ quy hoạch sử dụng đất lần trước, toàn
Huyện có 6 nhóm đất chính, bao gồm 15 phân loại đất.
+ Đất xám vàng (AC): Đất xám vàng là nhóm đất có diện tích lớn (41,98% DTTN),
phân bố tập trung ở phía Đông của Huyện và ven sông La Ngà, thuộc các xã Xuân
Thọ, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Suối Cát, Gia Ray, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Thành,
Xuân Tâm, Xuân Hưng. Phần lớn (85,3%) diện tích có độ dốc <8
0
; 67,5% diện tích
có tầng dày từ 70 cm trở lên. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp (nghèo mùn,
đạm, lân tổng số), khả năng giữ nước kém. Đất được hình thành trên 4 loại mẫu chất
chính là granit, đá phiến, phù sa cổ, dốc tụ, trong đó các loại đất phát triển trên đá
phiến có chất lượng tốt nhất, kế đến là trên dốc tụ và phù sa cổ, kém nhất là trên
granit. Phần lớn diện tích có kết von hoặc gley và tầng đá nông. Dựa vào các chỉ tiêu
phụ đã phân nhóm đất này thành 3 phân loại: Đất xám vàng kết von, đất xám vàng
gley, đất xám vàng điển hình.
+ Đất đá bọt núi lửa (AN): Đất đá bọt núi lửa là loại đất tốt, nhưng có diện tích nhỏ
(194 ha), phân bố trong phạm vi hẹp thuộc các xã Lang Minh, Xuân Tâm.
+ Đất đỏ vàng (FR): Đất đỏ vàng có diện tích 8.807ha chiếm 12,11% diện tích tự
nhiên. Phân bố trên hầu hết ở các xã, nhưng tập trung và có diện tích lớn nhất thuộc
các xã: Xuân Tâm, Xuân Định, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Xuân Trường, Xuân Hưng.

Hầu hết diện tích có độ dốc cấp I, tầng đất rất dày, kết cấu tơi xốp, thoát nước tốt, độ
phì cao. Nhìn chung chất lượng của đất đỏ thẫm cao hơn hẳn so với đất vàng đỏ và
các loại đất khác trên phạm vi toàn Huyện. Yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này là
một số diện tích bị kết von.
BẢNG 1: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN XUÂN LỘC
Số Tên đất Ký Diện tích Tỷ lệ
TT hiệu (ha) (%)
I ĐẤT XÁM VÀNG AC 30.528 41,98
1 Đất xám vàng kết von ACf 14.019 19,28
2 Đất xám vàng gley ACg 3.508 4,82
3 Đất xám vàng điển hình ACh 13.001 17,88
5
Số Tên đất Ký Diện tích Tỷ lệ
TT hiệu (ha) (%)
II ĐẤT ĐÁ BỌT NÚI LỬA AN 194 0,27
4 Đất đá bọt điển hình ANh 194 0,27
III ĐẤT ĐỎ VÀNG FR 8.807 12,11
5 Đất đỏ thẩm FRr 3.733 5,13
6 Đất vàng đỏ FRx 5.073 6,98
IV ĐẤT TẦNG MỎNG LP 2.800 3,85
7 Đất tầng mỏng LPd 2.800 3,85
V ĐẤT NÂU THẨM LV 18.550 25,51
8 Đất nâu thẩm có tầng kết von LVf 10.062 13,84
9 Đất nâu thẩm gley LVg 5.766 7,93
10 Đất nâu thẩm điển hình LVh 610 0,84
11 Đất nâu LVx 2.111 2,90
VI ĐẤT XÁM NÂU LX 10.098 13,89
12 Đất xám nâu kết von LXf 509 0,70
13 Đất xám nâu gley LXg 684 0,94
14 Đất xám nâu điển hình LXh 6.301 8,66

15 Đất xám nâu, có màu đỏ LXr 2.604 3,58
Sông suối, ao-hồ 1.743 2,40
Tổng diện tích tự nhiên 72.719 100,00
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc thời kỳ 1998-2010 – Phân viện QH&TKNN
+ Đất tầng mỏng (LP): Nhóm đất tầng mỏng chiếm 3,85% tổng diện tích toàn Huyện,
Phân bố ở các xã: Xuân Thọ, Xuân Hiệp, Suối Cát, Gia Ray, Xuân Trường, Xuân
Thành, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Hoà. Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hình
thành trên trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan. Hầu hết
diện tích có độ dốc >15
0
, tầng dày dưới 30 cm. Chất lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa
nghiêm trọng, cần được nhanh chóng phủ xanh thảm rừng.
+ Đất nâu thẫm (LV): Đất nâu thẫm có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất
nông nghiệp của Xuân Lộc. Nhóm đất này có diện tích 18.550ha, chiếm 25,51% tổng
diện tích toàn Huyện. Phân bố tập trung ở khu vực tây, tây nam của Huyện và phía
Bắc núi Chứa Chan, Tập trung nhiều ở các xã: Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân
Trường, …Đất phát triển trên đá bazan có độ dốc phổ biến <8
0
, kết cấu đất tơi xốp,
độ phì nhiêu khá cao (Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali khá cao). Hiện là địa bàn sản
xuất cây lương thực trọng điểm của Huyện, với các loại cây ngắn ngày cho năng suất
cao như: bắp, đậu đỗ, mía, lúa nước. Yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này là kết
von và một số diện tích có tầng đá nông. Dựa vào mức độ và độ sâu xuất hiện tầng
kết von, tầng đá nông đã phân nhóm đất này thành 4 nhóm đất chính.
+ Đất xám nâu (LX): Đất xám nâu phân bố tập trung ở phía Đông Nam của Huyện
thuộc phạm vi 2 xã Xuân Hưng và Xuân Hòa. Đất hình thành trên đá granit, hầu hết
diện tích có độ dốc <8
0
, chất lượng đất thấp (thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng
chất), ít thích hợp với phát triển nông nghiệp.

Nhìn chung trong 6 nhóm đất, nhóm đất đỏ vàng có nhiều ưu điểm nhất, khá thích hợp
với các loại cây lâu năm. Kế đến là đất nâu thẫm và đất đá bọt núi lửa, nhưng do bị
hạn chế bởi yếu tố tầng dày nên chỉ thích hợp với cây hàng năm và rất nhạy cảm với
6
điều kiện khô hạn. Đất xám vàng có độ dốc nhỏ, tầng đất dày, nhưng độ phì thấp, có
thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng cần đặc biệt chú trọng biện pháp cải tạo
và tăng cường thâm canh. Đất xám nâu và đặc biệt là đất tầng mỏng có chất lượng
kém, cần được khôi phục lại thảm rừng.
b). Độ dốc, tầng dày:
Đất đai của Huyện khá bằng phẳng: có tới 82,94% diện tích có độ dốc <8
0
, khá thuận
lợi cho sử dụng vào mục đích nông - công nghiệp cũng như xây dựng các điểm dân cư
và cơ sở hạ tầng. Yếu tố hạn chế là tầng dày: có tới 13,42% diện tích thuộc tầng rất
mỏng (<30cm) và 28,06% thuộc tầng mỏng và trung bình.
BẢNG 2: DIỆN TÍCH ĐẤT PHÂN THEO ĐỘ DỐC - TẦNG DÀY
Độ dốc Diện tích Tỷ lệ Tầng dày (cm)
(ha) (%) <30 30-70 > 70
<8 60.313 82,94 5.189 17.499 37.626
8 - 15 6.747 9,28 1.387 2.400 2.959
> 15 3.916 5,39 3.182 507 228
Sông suối, ao hồ 1.743 2,40
Diện tích 72.719 100,00 9.758 20.406 40.812
Tỷ lệ 100,00 13,42 28,06 56,12
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc thời kỳ 1998-2010 – Phân viện QH&TKNN
2.2. Tài nguyên nước:
a.Nước mặt:
Phần lớn sông suối trong địa phận Xuân Lộc thường ngắn và dốc nên khả năng giữ
nước rất kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển
tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội mà đặc biệt là

cho phát triển sản xuất nông-công nghiệp của Huyện.
Trong phạm vi huyện có 3 hệ thống sông suối chính: sông La Ngà, sông Ray, các
nhánh suối của Sông Dinh.
Sông La Nga: Bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng.
Diện tích lưu vực: 4.100 km
2
, mô-đun dòng chảy khá (38,4 l/s/km
2
), lưu lượng trung
bình: 113 m
3
/s, lưu lượng kiệt: 3,5-4,0 m
3
/s. Chiều dài sông chính 290 Km, đoạn chảy
qua huyện Xuân Lộc dài 18 km với diện tích lưu vực khoảng 262 km
2
. Các suối
nhánh của sông La Ngà trên địa phận huyện Xuân Lộc gồm có: suối Gia Huynh, Suối
Cao, Suối Rết, suối Gia Ray. Các suối có nước quanh năm là suối Gia Huynh, Suối
Rết Theo Quy hoạch thủy lợi hệ thống sông Đồng Nai và dự án khả thi xây dựng
công trình thủy lợi Tà Pao, sau năm 2005 sẽ đưa nước ngọt từ đập Tà Pao (hoặc đập
Võ Đắc) về tưới cho khu vực các xã: Xuân Thành, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Bắc
và phần phía bắc của xã Xuân Thọ.
Sông Ray: Bắt nguồn từ khu vực phía Nam và Tây Nam núi Chứa Chan, diện tích lưu
vực trong phạm vi huyện Xuân Lộc khoảng 458,92 km
2
với các nhánh suối chính như:
Suối Mon Coum, Suối Cát, Suối Sáp, Suối Sách, Chiều dài sông chính: 60km, đoạn
7
chảy qua huyện dài 15-20 km, lưu lượng trung bình 10,6 m

3
/s. Ngoại trừ dòng chính
có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô.
Các nhánh suối thuộc hệ thống Sông Dinh: Các nhánh suối này bắt nguồn từ khu
vực phía Đông Nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực :200 km
2
, bao gồm các suối
chính như : Suối Gia Ui, Suối Da Công Hoi, Suối Da Kriê. Mô-đun dòng chảy tương
đối khá(khoảng 32,6 l/s/km
2
) nhưng do lưu vực hẹp, thảm phủ kém, mùa khô kéo dài
nên các suối này đều bị kiệt vào cuối mùa khô. Hiện đã xây dựng Hồ Núi Le và hồ Gia
Ui, các hồ này đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước vào mùa khô.
b. Nước ngầm:
Theo bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000, huyện Xuân Lộc nằm
trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên nền đất đỏ vàng được phong hóa từ đá bazan
nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30 m. Các khu vực khác nước ngầm
thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12l/s, chất
lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây
trồng.
So với các khu vực khác ở Đông Nam bộ thì Đồng Nai nói chung và Xuân Lộc nói
riêng có hạn chế lớn về thiếu nguồn nước ngọt để tưới cho cây trồng vào mùa khô,
đòi hỏi phải bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng,
kết hợp với ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để tăng cường thâm canh, nâng
cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, đất đai và nguồn lực.
2.3. Tài nguyên rừng:
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, toàn Huyện còn khoảng 9.382ha đất lâm
nghiệp, bao gồm:
- Rừng sản xuất: 4.389ha, toàn bộ là rừng trồng sản xuất có trữ lượng gỗ còn thấp.
- Rừng phòng hộ: 4.994ha, phân bố ở núi Chứa Chan và các xã Xuân Thành, Xuân

Trường, Xuân Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm.
Tỉ lệ che phủ rừng như hiện nay là khá thấp (12,9%), nhưng nếu cộng thêm phần diện
tích đất cây lâu năm thì tỉ lệ che phủ ở Xuân Lộc thuộc diện khá (khoảng 46,5%).
Tuy nhiên còn một số khu vực xung yếu (núi Chứa Chan, đất tầng mỏng ) cần phải
được ưu tiên cho khôi phục lại thảm rừng.
2.4. Tài nguyên khoáng sản:
Theo kết quả điều tra địa chất khoáng sản và dự báo triển vọng khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai, trong phạm vi huyện Xuân Lộc đã phát hiện được một số loại
khoáng sản có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói.
- Đá xây dựng: Bao gồm mỏ đá Granít ở khu vực núi Le, trữ lượng 12 triệu tấn,
chất lượng tốt có thể khai thác làm đá ốp lát. Mỏ đá ở Xuân Phú có trữ lượng lớn
và các mỏ đá mác ma nằm rải rác trên các ngọn đồi trong huyện cũng có thể khai
thác làm vật liệu xây dựng, ngoài khả năng đáp ứng yêu cầu vật liệu của huyện
còn có thể phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu (đá ốp lát).
- Đất sét: Tại Xuân Hưng có mỏ đất sét với trữ lượng khoảng vài trăm triệu tấn,
chất lượng tốt, có thể khai thác làm gạch ngói.
8
- Đá kết von: Đá kết von có nhiều ở xã Xuân Hiệp với trữ lượng khoảng trên 1triệu
tấn, có thể khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung, vật liệu rải
mặt đường.
- Cát xây dựng: Có ở Xuân Bắc, Suối Cao hiện đã được cấp phép khai thác.
Các loại khoáng sản khác cũng đã được phát hiện như: chì, kẽm, molipđen, thiếc,
arsen, mangan, nhưng với trữ lượng nhỏ và phân tán, ít có giá trị khai thác.
3. Thực trạng môi trường:
Xuân Lộc là huyện nông nghiệp nên môi trường nhìn chung là khá tốt, tuy nhiên cũng
xuất hiện một số hiện tượng ô nhiễm môi trường cần được quan tâm để ngăn chặn kịp
thời các tác hại đến môi trường. Theo báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường và xây
dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Xuân Lộc đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020, thực trạng môi trường ở Xuân Lộc như sau:
- Môi trường nước mặt: Nhìn chung còn tốt, cơ bản đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN

08:2008/BTNMT, cột A1, A2, nhưng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ về chất
hữu cơ do chất thải sinh hoạt, công nghiệp và chăn nuôi.
- Chất lượng nước ngầm: Còn tương đối tốt, tuy nhiên có một số giếng chỉ tiêu
Coliform không đạt tiêu chuẩn nhưng mức độ không đáng kể. Ô nhiễm vi sinh là
do sử dụng các giếng chưa hợp vệ sinh (chưa được lát nền, chưa có che chắn cẩn
thận và khoảng cách giếng chưa hợp lý so với các chuồng trại, công trình vệ sinh,
…).
- Chất lượng không khí xung quanh huyện tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều
đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ một số khu vực gần đường giao thông ô nhiễm tiếng
ồn cục bộ.
- Chất lượng không khí tại các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh 3733/2002/QĐ-
BYT, tuy nhiên tại khu vực gần các trang trại chăn nuôi, chế biến hạt điều bị ô
nhiễm mùi hôi do các khí NH
3
, H
2
S, mecarptan,… và khí thải hạt điều có phenol.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi là một trong những vấn đề
bức xúc và nổi cộm nhất về ô nhiễm môi trường, mặc dù một số cơ sở có xây hầm
biogas nhưng mùi hôi và nước thải vẫn còn gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân
sống chung quanh. Huyện đã tiến hành quy hoạch vùng khuyến khích phát triển
chăn nuôi nhưng khâu tổ chức di dời các trang trại chăn nuôi trong và gần các khu
dân cư vào các vùng quy hoạch diễn ra còn chậm.

4. Đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất:

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế
kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi
trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt,
gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công

nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành tháng 6/2009, kịch bản phát thải trung bình B2 đã được chọn
để xây dựng các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo
9
đó, nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng đối với khu vực Nam bộ Việt Nam
qua các mốc thời gian như sau:
Hạng mục Đơn Mốc thời gian của thế kỷ 21
vị 2020 2030 2040 2050 2100
Nhiệt độ tăng
o
C 0,4 0,6 0,8 1,0 2,0
Lượng mưa tăng % 0,3 0,4 0,6 0,8 1,5
Nước biển dâng Cm 12,0 17,0 23,0 30,0 75,0
Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam – Bộ TN&MT 6/2009.
Kịch bản phát thải trung bình B2, khu vực Nam bộ
Theo kịch bản trên, lượng mưa và nhiệt độ khu vực Nam bộ sẽ ngày càng tăng, đặc
biệt là mực nước biển sẽ dâng cao. Tuy nhiên tác động của biến đổi khí hậu sẽ tác
động rất lớn đến các vùng ven biển, ven sông lớn do xâm nhập mặn và vùng đất thấp
do ngập lụt, riêng đối với Đồng Nai và huyện Xuân Lộc biến đổi khí hậu ít gây tác
động rõ nét, do phân bố trên địa hình khá cao, không tiếp giáp với biển. Vấn đề gây
tác động nhiều đến sử dụng đất là nhiệt độ tăng cao, sẽ gây thiếu nước trong mùa khô,
đặc biệt trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước mặt như Xuân Lộc, tình trạng thiếu
nước sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không có những giải pháp về xây dựng hồ chứa,
đập dâng phù hợp.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2006 – 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng
hoảng tài chính thế giới tác động nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn
dân huyện Xuân Lộc đã mang lại những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế. Tốc

độ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đạt 16,6%, cao gấp 1,26 lần so với tăng trưởng
bình quân toàn Tỉnh (13,2%) và gấp 2,31 lần so với bình quân toàn quốc (7,2%). Đạt
được thành quả trên là nhờ công nghiệp tăng trưởng nhanh, đạt 37,9%; dịch vụ đạt
18,5% trong khi nông nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định 5,4%.
Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế ở Huyện chưa lớn, hiện chỉ chiếm 5,8% nền kinh tế
tỉnh Đồng Nai. Thu nhập bình quân đầu người đã được nâng lên khá nhanh trong thời
gian gần đây nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với bình quân của Tỉnh và cả nước.
Năm 2010, GDP bình quân đầu người ở Xuân Lộc ước đạt 999,2 USD trong khi bình
quân toàn Tỉnh đạt 1.629 USD và bình quân cả nước đạt 1.226USD.
BẢNG 3: TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KỲ 2006-2010
HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI
Số Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tăng trưởng (%)
TT tính 2005 2009 2010 2006 - 2010
1 GDP trên địa bàn
1.1 Giá so sánh 1994 Tỷ đồng 1.164 1.987 2.510 16,6
- Nông - lâm nghiệp – thủy sản Tỷ đồng 651 795 847 5,4
- Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 175 523 873 37,9
- Dịch vụ Tỷ đồng 338 669 790 18,5
10
1.2 Giá thực tế Tỷ đồng 1.512 3.240 4.328 23,42
- Nông - lâm nghiệp – thủy sản Tỷ đồng 858 1.298 1.470 11,38
- Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 293 1.083 1.736 42,78
- Dịch vụ Tỷ đồng 361 859 1.122 25,46
2 Cơ cấu (%) % 100 100 100
- Nông - lâm nghiệp – thủy sản % 57 40 34
- Công nghiệp - xây dựng % 19 33 40
- Dịch vụ % 24 27 26
3 GDP bình quân/người Tr đ/ng 7,1 14,3 19,0 21,77
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc – năm 2010.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Huyện chuyển dịch khá nhanh theo

hướng công nghiệp hóa, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 19% năm 2005 lên 40%
năm 2010 và hiện là ngành chiếm tỷ trọng hàng đầu ở Huyện, dịch vụ chuyển dịch
chậm từ 24% lên 26%, tương ứng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 57% xuống còn
34%.
Là huyện nông nghiệp, tuy quy mô nền kinh tế còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu trong 05 năm qua là đúng hướng và rất tích cực, cần phát huy
trong những năm tới để từng bước hòa nhập vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của tỉnh Đồng Nai và của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, riêng lâm nghiệp, thủy sản do ít có lợi
thế phát triển nên tăng trưởng chậm. Tỷ trọng của lâm nghiệp và thủy sản rất khiêm
tốn trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, việc phát
triển của hai ngành này cũng đã đóng góp vào việc nâng cao thu nhập cho nông hộ,
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và cung cấp một
phần cho nhu cầu thực phẩm trong Huyện.
BẢNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2006-2010
HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI
Số Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tăng trưởng (%)
TT tính 2005 2009 2010 2006 – 2010
1 Giá so sánh 1994 Tỷ đồng 1.071 1.333 1.431 6,0
1.1 Nông nghiệp Tỷ đồng 1.038 1.290 1.390 6,0
- Trồng trọt Tỷ đồng 735 863 896 4,0
- Chăn nuôi Tỷ đồng 268 380 445 10,7
- Dịch vụ nông nghiệp Tỷ đồng 35 47 49 6,7
1.2 Lâm nghiệp Tỷ đồng 16 24 20 3,9
1.3 Thủy sản Tỷ đồng 17 18 21 4,2
2 Giá thực tế Tỷ đồng 1.427 2.848 3.238 17,81
2.1 Nông nghiệp Tỷ đồng 1.384 2.760 3.157 17,94
- Trồng trọt Tỷ đồng 854 1.517 1.630

- Chăn nuôi Tỷ đồng 476 1.084 1.366
- Dịch vụ nông nghiệp Tỷ đồng 54 159 162
11
2.2 Lâm nghiệp Tỷ đồng 26 54 43 10,96
2.3 Thủy sản Tỷ đồng 18 34 38 16,06
3 Cơ cấu (%) % 100 100 100
3.1 Nông nghiệp % 97 97 98
- Trồng trọt % 62 55 52
- Chăn nuôi % 34 39 43
- Dịch vụ nông nghiệp % 4 6 5
3.2 Lâm nghiệp % 1,8 1,9 1,3
3.3 Thủy sản % 1,3 1,2 1,2
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc – năm 2010.
Mặc dù điều kiện sản xuất ít thuận lợi hơn các huyện khác ở khu vực Nam bộ, cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mà nhất là thủy lợi còn hạn chế, nhưng do làm
tốt công tác chỉ đạo sản xuất nên nông nghiệp của Xuân Lộc trong những năm qua
liên tục tăng trưởng với GTSX toàn ngành nông nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng từ
1,5-1,8 lần mức tăng bình quân của ngành nông nghiệp cả nước.
Trong nông nghiệp, cả trồng trọt và chăn nuôi đều có tốc độ tăng trưởng cao, trình độ
sản xuất luôn được nâng cao theo hướng công nghiệp hoá và tập trung đầu tư theo
chiều sâu. Riêng chăn nuôi, đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, nên tỷ trọng GTSX ngành
chăn nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp tăng khá nhanh, từ 22,8% năm 2000 lên
34% năm 2005 và chiếm khoảng 43% năm 2010, cao hơn nhiều so với tỷ trọng bình
quân của ngành chăn nuôi cả nước (khoảng 25%) và của Tỉnh (khoảng 33%). Để tạo
điều kiện cho chăn nuôi phát triển bền vững và dần trở thành ngành sản xuất chính
trong lĩnh vực nông nghiệp, Huyện đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển chăn
nuôi và xây dựng các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập
trung đã được tiến hành và được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số
3082/QĐ-UBND ngày 22/10/2009. Kết quả xác định 25 vùng khuyến khích phát triển
chăn nuôi giai đoạn I với tổng diện tích 3.982ha trên địa bàn 14 xã thuộc Huyện.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 sẽ triển khai các dự án ưu tiên, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng ở những vùng trọng điểm di dời và phát triển. Bên cạnh đó, cũng đã quy
hoạch 6 cơ sở giết mổ tập trung, phân bố trên địa bàn các xã: Xuân Định, Xuân Phú,
Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Xuân Hưng, Xuân Thành, Suối Cao, với quy mô về diện tích
khoảng 2ha/ cơ sở giết mổ.
2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp:
Công nghiệp phát triển tương đối nhanh trong thời kỳ 2006-2010, hiện chiếm đến
40% cơ cấu GDP toàn Huyện. Tốc độ tăng GTSX thời kỳ 2006-2010 rất cao, đạt
37%/năm. Tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, dệt may giày
dép, cơ khí, chế biến gỗ.
BẢNG 5: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2006-2010
HUYỆN XUÂN LỘC -TỈNH ĐỒNG NAI
Số Chỉ tiêu Đơn vị Năm
Tăng trưởng
(%)
T
T
tính 2005 2009 2010 2006 - 2010
1 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp
12
- GTSX công nghiệp (Giá CĐ 1994) Tỷ đồng 251 712 1.212 37,0
- GTSX công nghiệp (Giá thực tế) Tỷ đồng 625 2.021 3.739 43,0
2 Cơ sở sản xuất công nghiệp Cơ sở 1.093 1.049 1.271 3,1
- Kinh tế nhà nước Cơ sở 1 1 1
- Kinh tế tập thể Cơ sở 1 3 3 24,6
- Kinh tế tư nhân và hỗn hợp Cơ sở 1.091 1.045 1.267 3,0
+ Trong đó: - Hộ cá thể Cơ sở 1.085 1.035 1.250 2,9
+ - DNTN và hỗn hợp Cơ sở 6 10 17 23,2
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc – năm 2010.
Tuy nhiên về quy mô sản xuất công nghiệp ở Xuân Lộc còn nhỏ, vốn đầu tư ít, do số

lượng cơ sở chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, chiếm đến 98,3% cơ sở sản xuất công
nghiệp trên địa bàn Huyện. Chỉ có một ít doanh nghiệp đầu tư có quy mô lớn là Công
ty Dona Standard, chi nhánh sản xuất nhân điều của Công ty Donafoods, 08 cơ sở sản
xuất và 02 HTX thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Về phát triển các khu công nghiệp: Hiện trên địa bàn Xuân Lộc có 01 khu công
nghiệp đã được Chính phủ chấp thuận thành lập tại xã Xuân Tâm – Xuân Hiệp vào
đầu năm 2006 với diện tích 109ha, trong đó đất dành cho sản xuất công nghiệp
63,9ha, trung tâm dịch vụ 1,5ha, giao thông 18,223ha, Cây xanh 17.037ha, kho bãi
7ha, khu xử lý chất thải 1,58ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt 48,29% diện tích sản xuất công
nghiệp, kết cấu hạ tầng đã được đầu tư, hiện có 02 dự án đăng ký đầu tư: Công ty
Ajinomoto diện tích 1,6ha để xây dựng trạm luân chuyển phân Ami; Công ty Dona
Standard đăng ký diện tích 28ha để sản xuất giày da.
Về phát triển cụm công nghiệp: Trên địa bàn huyện đã quy hoạch 02 cụm công
nghiệp, với tổng diện tích 40ha, đã được UBND Tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, đó
là cụm công nhgiệp Xuân Hưng 19ha, cụm công nghiệp Suối Cát 20ha nhưng chưa
được đầu tư cơ sở hạ tầng. Cụm công nghiệp Suối Cát đã có 02 nhà máy hoạt động
trước khi tiến hành quy hoạch, cụm công nghiệp Xuân Hưng đã thỏa thuận địa điểm
cho 02 đơn vị là Công ty TNHH Lực và Công ty TNHH Hòa Bình World.
2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khu vực thương mại – dịch vụ ở Huyện trong
thời gian qua cũng phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng GDP của ngành trong giai đoạn
2006-2010 tăng 18,5%, chiếm 26% cơ cấu GDP toàn Huyện. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ thời kỳ 2006-2010 tăng 24,4%. Số đơn vị kinh doanh thương mại –
dịch vụ tăng từ 4.595 cơ sở năm 2005 lên 6.612 cơ sở năm 2010.
Mạng lưới dịch vụ ở Xuân Lộc bao gồm các chợ, các cửa hàng kinh doanh, các điểm
cung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, các tổ chức và hộ thu mua tiêu thụ
sản phẩm, giao thông vận tải, dịch vụ tài chính, thông tin, bưu điện Các tổ chức này
hoạt động khá tốt nhưng chưa được hỗ trợ thỏa đáng bằng các chính sách điều tiết và
chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, nên chưa tạo được
mối quan hệ lâu bền giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa kiểm soát tốt được chất

lượng hàng hóa và các vấn đề kinh doanh có liên quan đến bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm của các nông hộ.
13
3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
3.1. Dân số:
Trước đây, Xuân Lộc là một trong những huyện tiếp nhận nhiều dân di cư từ ngoài
tỉnh vào nên tốc độ tăng dân số trong thời kỳ từ 1991-1995 khá nhanh (trung bình
3%/năm); giai đoạn 1996 - 2000 có chiều hướng chậm lại (2-2,32%/năm) và từ năm
2000 - 2005 chỉ còn 1,61%, gần cân bằng với tốc độ tăng tự nhiên. Nhưng giai đoạn
2006 – 2010, tốc độ phát triển dân số thấp hơn tốc độ tăng tự nhiên. Như vậy, trong
giai đoạn 2001 - 2010 mà đặc biệt từ 2005 đến nay đã có sự chuyển dịch dân số của
Xuân Lộc sang các huyện khác mà chủ yếu là sang các khu công nghiệp ngoài Huyện.
Dân số toàn huyện tăng từ 197.087 người năm 2000 lên 228.353 người năm 2010,
tăng 31.266 người, tương đương với dân số trung bình của 1,5 xã của Xuân Lộc. Như
vậy, trong tương lai, ngoài việc tăng cường kiểm soát về tăng dân số tự nhiên, cần
chủ động chuyển dịch lao động nông thôn đến làm việc tại các khu công nghiệp trong
Tỉnh để chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng quy mô sản xuất và làm tiền đề cho đẩy
mạnh cơ giới hoá trong nông nghiệp.
14
BẢNG 6: DÂN SỐ - LAO ĐỘNG HUYỆN XUÂN LỘC THỜI KỲ 2006-2010
Số Chỉ tiêu Đơn vị Năm
Tăng trưởng
(%)
TT tính 2005 2009 2010 2006 - 2010
1 Tổng dân số Người 213.483 226.872 228.353 1,4
- Thành thị Người 13.850 15.285 16.575 3,7
Tỷ lệ dân số đô thị % 6,5 6,7 7,3
- Nông thôn Người 199.633 211.587 211.778 1,2
2 Lao động
2.1 Lao động trong độ tuổi Người 121.667 141.120 142.120 3,2

2.2 Lao động đang làm việc Người 97.292 114.867 123.070 4,8
- Lao động nông lâm nghiệp Người 62.762 66.050 66.270 1,1
- Lao động công nghiệp - xây dựng Người 8.900 18.217 24.500 22,4
- Lao động dịch vụ Người 25.630 30.600 32.300 4,7
3 Cơ cấu lao động % 100 100 100
- Lao động nông lâm nghiệp % 65 58 54
- Lao động công nghiệp - xây dựng % 9 16 20
- Lao động dịch vụ % 26 27 26
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc – năm 2010.
3.2. Lao động, việc làm và thu nhập:
Năm 2010, Xuân Lộc có 142.120 lao động trong độ tuổi, chiếm khoảng 62,2% dân số,
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 123.070 người (chiếm 86,6% lao động).
Như vậy lực lượng lao động trong độ tuổi không làm việc trong các ngành kinh tế còn
chiếm tỷ lệ cao (13,4%), nhưng trong số này có phần lớn là lao động nông thôn đến làm
việc tại các khu công nghiệp ngoài Huyện.
Cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp
sang các ngành phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 80% năm 2000
xuống 54% năm 2010, nhờ vậy đã góp phần tăng bình quân đất nông nghiệp/lao động
nông nghiệp. Lao động khu vực công nghiệp dịch vụ tăng tương ứng từ 7,05% lên
20% và khu vực dịch vụ tăng từ 13,07% lên 26%. Từ năm 2005 đến nay, mỗi năm
huyện luôn đào tạo một lực lượng lớn lao động cung cấp cho các ngành phi nông
nghiệp và cho các khu công nghiệp ngoài Huyện, bình quân mỗi năm đã tạo được 5 –
6 ngàn việc làm mới. Riêng năm 2009 tạo được việc làm cho trên 8.000 lao động.
Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, công bằng xã hội ngày một được chú trọng
nên tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh. Số hộ nghèo theo tiêu chí qui định hiện hành đến
năm 2010 chỉ còn 2,44%. Đến năm 2010, toàn Huyện chỉ còn 2.664 hộ nghèo.
Tuy nhiên, xu thế tập trung đất đai ngoài những tác động tích cực đến đẩy mạnh sản
xuất theo hướng công nghiệp nhưng cũng đã tác động lớn đến phân hóa giàu nghèo,
Huyện cần có biện pháp hữu hiệu để giảm dần khoảng cách về thu nhập giữa huyện
với mức chung toàn Tỉnh và giữa các nhóm hộ trong Huyện. Đây cũng là một trong

những yêu cầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện.
4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:
15
- Phát triển đô thị: Mức độ đô thị hóa ở Huyện còn chậm, toàn Huyện có 01 đô thị
hiện hữu là Thị trấn Gia Ray, đạt tiêu chuẩn đô thị loại 5, quy mô dân số khoảng
16,6 ngàn người, chiếm 7,3% dân số toàn Huyện.
- Phát triển các khu dân cư nông thôn: Dân cư nông thôn sống tập trung dọc các
trục đường chính như: Quốc lộ 1, đường tỉnh 766, đường tỉnh 763, đường tỉnh 765,
các tuyến đường xã và các trung tâm xã. Ngoài số hộ dân sống tập trung, vẫn còn
nhiều hộ dân sống rải rác trong vườn, rẫy, gây nhiều khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ
tầng, văn hóa, xã hội phục vụ đời sống người dân. Tổng dân số nông thôn năm
2010 toàn Huyện lên đến 211.778 người, chiếm đến 92,7% dân số.
5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

5.1. Giao thông:
a. Đường bộ:
Mạng lưới đường bộ ở Huyện khá phát triển, bao gồm giao thông đối ngoại (quốc lộ,
đường tỉnh), giao thông đối nội (đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường nông
thôn) với tổng chiều dài lên đến 603km, mật độ đường đạt 0,83km/km
2
. Chất lượng
đường quốc lộ, đường tỉnh về cơ bản đã được láng nhựa, riêng đường huyện tỷ lệ láng
nhựa mới đạt 43,9%, đường đô thị chỉ đạt 42% và đường nông thôn tỷ lệ láng nhựa
chỉ đạt 13,1%.
BẢNG 7: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ HUYỆN XUÂN LỘC
Số Hạng mục Chiều dài Chia theo kết cấu mặt đường
TT (km) BT NN Láng nhựa CP + đất
* Tổng cộng 603 163 56 384
1 Đường quốc lộ 49 49
2 Đường tỉnh 54 52 2

3 Đường huyện 123 43 11 70
4 Đường đô thị 50 17 4 29
5 Đường nông thôn 327 3 40 285
Nguồn: Quy hoạch giao thông huyện Xuân Lộc đến năm 2020 – Phòng Kinh tế Hạ tầng Xuân Lộc.
b. Đường sắt: Trên địa bàn huyện Xuân Lộc có tuyến đường sắt bắc nam đoạn chạy
qua Huyện dài: 31 km với 3 nhà ga là: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh.
5.2. Thủy lợi:
Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà nhất là cho
nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững. Lãnh đạo Huyện và người dân
đều có ý thức cao về vai trò của công tác thủy lợi, rất quan tâm đến công tác này,
nhưng do sự trợ giúp của Tỉnh và Trung ương còn nhỏ giọt nên công tác xây dựng
công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện còn chậm so với mong muốn.
Trên địa bàn huyện đã xây dựng được các công trình sau:
- Hồ Gia Ui: trữ lượng 10,8 triệu m
3
, tổng chiều dài kênh mương 38,64 km, năng lực
tưới thực tế 1.504ha, ngoài ra còn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt với công suất
5.000 m
3
/ngày đêm.
16
- Hồ Núi Le: trữ lượng nước 4 triệu m
3
, hiện tưới cho 309 ha cây lâu năm và phục
vụ nước sinh hoạt cho các xã Xuân Hiệp, TT.Gia Ray, Suối Cát với công suất
3.000m
3
/ngày đêm.
- Đập Gia Liêu: hiện tưới cho 300 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3,55km
kênh được kiên cố hoá, tuy nhiên suối Gia Liêu chỉ có nước vào mùa mưa từ tháng

6 đến tháng 1 năm sau, vì vậy cần tăng tích trữ lượng nước đầu nguồn.
- Đập suối Nước Trong: năng lực tưới thực tế được 1.021 ha trong đó tưới tự chảy
303 ha, tưới tạo nguồn 477ha, ảnh hưởng mạch nước ngầm 241 ha, tổng chiều dài
kênh mương 18,9 km.
- Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các công trình thuỷ lợi như: đập Lang Minh
tưới cho 197 ha, đập Suối Khỉ (Xuân Thành) tưới cho 60 ha, đập Sóc Ba Buôn
(Xuân Hoà) tưới 40 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho 25 hộ, đập Suối Học tưới
20 ha… Nhìn chung, các công trình này đã phát huy tác dụng tốt nhưng so với yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội thì còn rất nhỏ bé. Nguyên nhân là do tốc độ xây
dựng các công trình thủy lợi còn chậm nên đã hạn chế đáng kể khả năng khai thác
các tiềm năng đất đai và lao động trong phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
Trong những năm tới, cần tập trung mạnh mẽ hơn cho xây dựng công trình thủy lợi để
đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và tạo
tiền đề cho phát triển bền vững.
5.3. Mạng lưới điện:
Lưới điện truyền tải: Trên địa bàn huyện Xuân Lộc hiện tại có đường dây 110kV
Xuân Lộc – Xuân Trường dài 20km dây dẫn 3ACSR-185 được đấu nối từ
đường dây 110kV Long Bình – Xuân Lộc cấp điện cho trạm 110kV Xuân
Trường. Mặt khác trên địa bàn Huyện cũng có đường dây 220kV Hàm Thuận
– Long Thành đi qua với chiều dài 08km. Trạm 110kV Xuân Trường có công
suất 25MVA, Pmax 16,8MW, hiện mới chỉ mang tải đạt xấp xỉ 70%, cấp điện
cho phần lớn nhu cầu ở huyện Xuân Lộc và 06 xã thuộc địa bàn huyện Cẩm
Mỹ.
Lưới điện trung thế: Toàn bộ lưới điện trung thế trên địa bàn Huyện được vận hành ở
cấp điện áp 22kV. Phần lớn phụ tải của huyện Xuân Lộc được cấp điện từ trạm
110kV Xuân Trường thông qua 04 lộ 22kV là 471- Xuân Tâm, 473 - Xuân Trường,
475 – Sông Ray và 477 – Xuân Phú. Ngoài ra một số trường hợp có thể nhận điện từ
trạm 110kV Long Khánh thông qua lộ 475 – Sông Ray và 477 – Xuân Phú.
Trạm biến áp phân phối: Các trạm biến áp phân phối trên địa bàn huyện Xuân Lộc
chủ yếu sử dụng loại trạm treo bao gồm các máy biến áp 1 pha và 3 pha. Theo thống

kê toàn huyện có khoảng 405 trạm/33.511,5kVA, trong đó trạm 01 pha là 265
trạm/12,487,5kVA chiếm tỷ trọng 37,3% tổng dung lượng, công suất trung bình là
47kVA/trạm; trạm 03 pha là 140trạm/21.024kVA, công suất trung bình
150kVA/trạm. Công suất trung bình của trạm biến áp 01pha và 03 pha phù hợp với
nhu cầu ở huyện Xuân Lộc, nơi có mật độ phụ tải không cao, dân cư sống rải rác. Các
trạm biến áp phân phối đều được thiết kế, xây dựng bám theo các khu dân cư nông
thôn nên có bán kính lưới điện hạ thế cấp điện tới các hộ dân từ 800-1.000m.
17
Lưới điện hạ thế: Lưới điện hạ thế ở Xuân Lộc chủ yếu dùng cấp điện áp 380/220V,
vận hành theo sơ đồ hình tia, kết cầu 03 pha 04 dây. Lưới 03 pha chủ yếu tập trung ở
khu vực thị trấn, các khu vực nông thôn phần lớn là 01 pha. Tổng chiều dài đường
dây hạ thế khoảng 485km, trong đó có khoảng 87,8km đường dây 03 pha và khoảng
398km đường dây 01 pha. Điện lực quản lý khoảng 32.673 công tơ, trong đó có 309
công tơ 03 pha và 32.364 công tơ 01 pha. Bán kính cung cấp điện của mạng lưới điện
hạ thế trung bình từ 800-1.000m, một số nơi lưới hạ thế có bán kính từ 1.500-2.000m
ở những khu vực này điện áp cuối đường dây không đảm bảo.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt khoảng 99,3% tổng số hộ hiện có trên địa bàn Xuân Lộc
5.4. Giáo dục:
Được sự quan tâm của toàn xã hội nên giáo dục ngày càng phát triển, công tác xã hội
hóa giáo dục được thực hiện có hiệu quả. Cơ sở vật chất ngành giáo dục tiếp tục được
xây dựng theo hướng kiên cố hóa. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học,
THCS, thực hiện đạt mục tiêu về phổ cập giáo dục phổ thông. Tỷ lệ học sinh ra lớp:
mẫu giáo 5 tuổi đạt 71,1%, 6 tuổi vào lớp một đạt 100%, số vào lớp 6 đạt 100%, học
sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 72%. Chất lượng giáo dục có tiến bộ, số học
sinh đạt khá, giỏi và hạnh kiểm tốt hàng năm đều tăng. Đội ngũ giáo viên phần lớn
có phẩm chất, đạo đức, yêu nghề, trình độ chuyên môn được chuẩn hóa đạt 95,4%,
trong đó đạt trên chuẩn 40,2%.
Mạng lưới trường lớp được quan tâm xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện có 50%
trường học đạt chuẩn quốc gia. Tổng số trường học trên địa bàn Huyện hiện có là 75
trường, tăng 09 trường so với năm 2005. Phân bố đều theo các xã và khu vực.

Hoạt động giáo dục thường xuyên được duy trì, tổ chức các lớp dạy nghề và hướng
nghiệp cho học sinh, thanh niên. Các Trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục được đầu
tư, trang bị về cơ sở vật chất và duy trì hoạt động ngày càng có hiệu quả. Từng bước
xây dựng xã hội học tập; chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài; hoạt động của
Hội khuyến học. Hội phụ huynh học sinh có nhiều tích cực, góp phần phát huy tốt
mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm lo sự nghiệp giáo dục.
5.5. Y tế:
Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được triển khai rộng khắp và có
nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất của bệnh viện Huyện, phòng khám đa khoa khu vực và
một sồ trạm y tế xã, thị trấn được nâng cấp mở rộng. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn
quốc gia về y tế, 100% khu ấp có cộng tác viên y tế đã qua đào tạo, cùng với mạng
lưới y tế tư nhân góp phần chăm sóc tốt hơn sức khoẻ của nhân dân trong Huyện.
5.6. Văn hoá, thể dục, thể thao:
Lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao có nhiều đóng góp tích cực trong việc
giáo dục, động viên toàn dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội.
Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà
nước được chú trọng, Mạng lưới truyền thanh được xây dựng ở 15 xã, thị trấn, hệ
thống thư viện, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng, với 73% xã, thị
trấn có Trung tâm văn hóa – thể thao.
18
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được phát
động rộng rãi và ngày càng đi vào chiều sâu, năm 2010 có 95,6% khu, ấp được công
nhận “khu, ấp văn hóa”, trên 90% xã, thị trấn “lành mạnh không có tệ nạn mại dâm,
ma tuý”, 100% công sở “có đời sống văn hóa tốt”, 93,2% gia đình đạt danh hiệu “gia
đình văn hóa”. Hoạt động thể dục, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được
một số thành tích quan trọng, phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
hồ vĩ đại tiếp tục phát triển, hàng năm có trên 26% hộ được công nhận gia đình thể
thao, trên 30% người luyện tập thể thao thường xuyên.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐKTN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG:
1. Thuận lợi:

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Xuân Lộc có vị trí địa lý thuận lợi
cho phát triển nền kinh tế với các thế mạnh về nông nghiệp - dịch vụ - công
nghiệp.
- Các yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây
dựng cơ sở hạ tầng.
- Nhiều cảnh quan có thể phát triển du lịch.
- Đất đai rộng lớn, tiềm năng chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn
nhiều nên rất thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thu hút đầu tư.
- Kinh tế xã hội phát triển khá, cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi theo xu hướng tích
cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
- Cơ sở hạ tầng đã được chú trọng phát triển.
- Môi trường được bảo vệ khá tốt.
2. Khó khăn:
- Nguồn nước mặt bị hạn chế trong mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất công nông
nghiệp và cung cấp cho sinh hoạt.
- Đất có tầng mỏng chiếm tỷ lệ lớn, độ phì không cao dễ bị rửa trôi.
- Khả năng thu hút đầu tư ngành công nghiệp – dịch vụ bị hạn chế so với các huyện
trọng điểm phát triển công nghiệp của Tỉnh.
- Thiếu lao động có kỹ thuật cao.
- Mặc dù tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong những năm gần đây nhưng quy mô
nền kinh tế khá nhỏ. Công nghiệp còn nhỏ lẻ, lạm dụng nhân công.
- Cơ sở hạ tầng, văn hóa – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa còn thiếu và yếu. Sự
quan tâm đầu tư từ cấp trên trong những năm qua trên địa bàn Xuân Lộc còn nhỏ.
19
Phần II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện:
Căn cứ vào trình tự, thủ tục về ban hành các văn bản pháp luật đất đai, Huyện đã ban

hành các quyết định về điều chỉnh quy hoạch cục bộ, thu hồi đất, giải phóng mặt
bằng, giải quyết tranh chấp đất đai… Ngoài ra, còn tổ chức thực hiện các văn bản của
UBND Tỉnh về quản lý đất đai có liên quan. Nhìn chung công tác tổ chức thực hiện
các văn bản có liên quan đến đất đai được thực hiện khá tốt, tạo cơ sở, niềm tin cho
người dân yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính:
- Trước năm 2003, toàn Huyện có 21 xã, thị trấn, tổng diện tích tự nhiên 95.424 ha.
- Thực hiện Nghị định 97/2003/NĐ-CP (21/8/2003) của Chính phủ về việc thành lập
huyện Cẩm Mỹ trên cơ sở 7 xã của huyện Long Khánh cùng với 6 xã phía Tây
Nam của huyện Xuân Lộc. Sau khi điều chỉnh ranh giới hành chính, huyện Xuân
Lộc còn lại 15 đơn vị hành chính và tổng diện tích tự nhiên: 72.720ha (làm tròn
số). Năm 2010, kết quả tổng kiểm kê đất đai diện tích tự nhiên toàn Huyện là
72.720ha, cụ thể diện tích các xã như sau:
Đơn vị hành
chính
D. tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Đơn vị hành
chính
D. tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
* Toàn Huyện 72.719 100,00 8. Xuân Phú 3.857 5,30
1. Bảo Hòa 1.814 2,49 9. Xuân Tâm 12.193 16,77
2. Lang Minh 1.712 2,35 10. Xuân Thọ 3.776 5,19
3. Suối Cao 5.411 7,44 11. Xuân Định 1.332 1,83
4. Suối Cát 1.694 2,33 12. Xuân Hiệp 2.444 3,36

5. TT. Gia Ray 1.397 1,92 13. Xuân Hưng 10.496 14,43
6. Xuân Bắc 6.316 8,69 14. Xuân Thành 6.834 9,40
7. Xuân Hòa 8.724 12,00 15. Xuân Trường 4.720 6,49
Đã xây dựng bộ bản đồ ranh giới hành chính cho từng xã, thị trấn nên công tác quản
lý đất đai theo địa giới hành chính rất thuận lợi.
3. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính
- Đến nay đã hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chính của 15/15 xã - thị trấn với
100% diện tích tự nhiên toàn huyện (02 xã Xuân Phú, Xuân Bắc và TT. Gia Ray
mới được đo đạc lại năm 2007), trong đó: đo tỷ lệ 1/500 đạt 11,88 ha, 1/1000 đạt
954,01ha, 1/2.000 đạt 27.438,28ha, 1/5000 đạt 41.142,44ha, 1/10.000 đạt
3.071,94ha. Việc đo đạc đã phản ảnh đầy đủ về hình thể, diện tích và mục đích sử
dụng, là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý đất đai và đáp ứng cho
đa ngành kinh tế.
20
- Kết quả việc lập bản đồ địa chính đã phục vụ công tác lập hồ sơ địa chính, cấp
giấy CNQSDĐ trên địa bàn Huyện, nắm chắc diện tích các loại đất và chủ sử
dụng đất. Riêng công tác đánh giá, phân hạng đất chưa được thực hiện.
4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.1. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010:
Công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được quan tâm xây dựng khá sớm
(năm 1997) và qua các kỳ điều chỉnh, xây dựng kế hoạch để kịp thời đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Cụ thể được xây dựng và điều chỉnh qua
các kỳ như sau:
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2010, được UBND tỉnh Đồng
Nai phê duyệt tại quyết định số 2393/QĐ.CT.UBT (02/7/1999).
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2010, được
UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 6884/QĐ.CT-UBT ngày
29/12/2004.
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2006-2010 huyện Xuân Lộc (cho giai đoạn 2008-2010) được UBND Tỉnh phê

duyệt tại quyết định số 3314/QĐ-UBND ngày 11/11/2009.
Trên cơ sở định hướng của QHSDĐ cấp Huyện, cấp xã cũng được tiến hành xây dựng
và điều chỉnh quy hoạch theo các mốc thời gian tương ứng.
4.2. Kế hoạch sử dụng đất:
Trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được xây
dựng cho khoảng thời gian 05 năm và hàng năm. Cụ thể như sau:
- Kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2005 huyện Xuân Lộc được UBND Tỉnh phê
duyệt tại quyết định số 3829/QĐ.CT.UBT ngày 18/10/2002.
- Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006-2010 huyện Xuân Lộc được UBND Tỉnh phê
duyệt tại quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 07/3/2007.
Căn cứ kết quả thực hiện quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
UBND Tỉnh. UBND Huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho các năm kế
tiếp để báo cáo thông qua Hội đồng Nhân dân Huyện và trình UBND Tỉnh quyết định
phê duyệt, làm cơ sở cho việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất theo đúng quy định pháp luật.
5. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất:
- Giao đất: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, 93,85% diện tích đất đai của
Huyện đã được giao cho các đối tượng sử dụng, trong đó giao cho hộ gia đình cá
nhân 44.097ha, UBND cấp xã 159 ha, các tổ chức kinh tế 3.025ha, cơ quan đơn vị
của nhà nước 20.848ha, các tổ chức khác 116 ha, cộng đồng dân cư 2ha; diện tích
giao cho UBND các xã quản lý là 4.472ha.
- Cho thuê đất: Đến nay, ngoài các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn trong Huyện đã thực hiện việc thuê đất, trên địa bàn Huyện có một số doanh
nghiệp thuê đất để sản xuất: Công ty TOPMIL thuê 5,25 ha đất lập trại chăn nuôi
21
từ năm 1997 đến nay ở xã Xuân Tâm, công ty Dona Standard, công ty Ajnomoto,
Donataba….
- Thu hồi đất: Được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật đất đai.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ):

Nhằm xác lập những cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý
thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, sau khi kết thúc công tác đo đạc lập bản
đồ địa chính, UBND Huyện đã chỉ đạo tiến hành công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy CNQSDĐ cho các cá nhân và hộ gia đình sử dụng đất theo từng
địa bàn xã.
Đến nay cơ bản công tác đăng ký đất đai ban đầu trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn
thành. Thông qua công tác đăng ký đất đai đã giúp UBND các xã - thị trấn và UBND
Huyện nắm chính xác quỹ đất và quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ
sử dụng. Kết quả đăng ký đất đai làm cơ sở để thực hiện công tác thống kê đất hàng
năm, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Toàn Huyện đã cấp được 45.446 giấy CNQSDĐ, diện tích đã được cấp sổ tại cấp
huyện là 36.551 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 35.580ha và đất ở 971ha.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai:
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm và hàng năm đều được thực hiện
theo đúng thời hạn quy định của Bộ Tài Nguyên Môi trường.
- Công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm (2000, 2005, 2010) được thực hiện thống
nhất trong toàn Tỉnh nên nhìn chung chất lượng bảo đảm, phản ảnh được thực
trạng sử dụng đất vào thời điểm kiểm kê.
- Công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện nhưng do công tác theo dõi
biến động còn chưa chặt chẽ nên số liệu còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ.
8. Quản lý tài chính về đất đai:
Nhìn chung, đối với đất đai được giao và cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thuế chuyển
quyền sử dụng đất, sang tên…. đều thông qua các đơn vị quản lý tài chính
trong Tỉnh và Huyện nên bảo đảm đúng các thủ tục và quy định về tài chính.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền SDĐ trong thị trường bất động sản
Mặc dù là huyện nông nghiệp nhưng việc trao đổi, mua bán đất đai của huyện diễn ra
khá sôi động, chủ yếu là chuyển nhượng chủ sử dụng. Tuy nhiên giao dịch, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất không thông qua cơ quan nhà nước (giao dịch ngầm, giao
dịch giấy tay) vẫn tồn tại, vừa làm thất thu ngân sách, gây khó khăn cho cơ quản
quản lý, vừa gây ra tình trạng kiện tụng, tranh chấp đất đai. Nguyên nhân dẫn đến

tình trạng trên là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế.
22
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất:
Được sự chỉ đạo của UBND Huyện nên nhìn chung công tác quản lý về đất đai được
thực hiện khá tốt, đã hạn chế được tình trạng tranh chấp đất đai. Tuy nhiên để thực
hiện tốt hơn nữa công tác về quản lý đất đai cần phải thực hiện tốt các chủ trương,
chính sách, văn bản pháp lý về đất đai, đồng thời phải tạo điều kiện, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tham mưu trước sự phát triển nhanh chóng
của thị trường đất đai trong bối cảnh mới.
11. Thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý sử dụng đất đai:
Nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đất đai, phát huy mặt tích
cực, hạn chế tiêu cực, tìm ra những mặt không còn phù hợp của những quy định để đề
xuất, bổ sung sửa đổi. Trong những năm qua, UBND Huyện đã tổ chức nhiều đoàn
thanh tra - kiểm tra việc sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất, kiểm tra việc sử
dụng đất của cá nhân và hộ gia đình tại các xã, các sai phạm chủ yếu là việc tự ý
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như: Đào ao, làm nhà ở, xây dựng cơ
sở sản xuất Qua kiểm tra đã tuyên truyền giáo dục về pháp luật đất đai cho các đối
tượng sử dụng đất có vi phạm để tự sửa chữa. Một số trường hợp vi phạm đã xử lý
theo quy định tại Nghị định 04/CP.
Tổ chức kiểm tra việc cấp phát giấy CN.QSDĐ tại các xã, xác minh cụ thể các hộ
nhận giấy và chưa nhận giấy CNQSDĐ tại các xã để xác định nguyên nhân tồn đọng
nhằm tìm biện pháp khắc phục.
12. Tình hình tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
việc quản lý và sử dụng đất đai:
12.1. Việc phát sinh tranh chấp khiếu nại phức tạp do nhiều nguyên nhân như
Việc phát triển kinh tế tại các khu vực trung tâm làm giảm đất nông nghiệp trong khu
vực, nhu cầu đất xây dựng và nhà ở tăng, giá cả đất đai tăng nhanh tạo nên những
biến động lớn, từ đó phát sinh các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai dẫn đến tranh
chấp.
Tình hình quản lý sử dụng đất của các đơn vị Nông - Lâm trường, các đơn vị quân đội

đóng trên địa bàn Huyện còn chưa chặt chẽ nên bị lấn chiếm.
12.2. Nhìn chung, lượng đơn khiếu nại tố cáo có liên quan đến quản lý và sử dụng
đất có xu hướng giảm dần theo từng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình hình trên, nhưng cơ bản là do các nguyên nhân sau:
Trong các năm gần đây, pháp luật đất đai đã đi vào cuộc sống người dân, đã giảm
nhiều các trường hợp khiếu nại tố cáo sai sự thật hoặc đòi hỏi không đúng theo chủ
trương chính sách Nhà nước. Công tác hòa giải ở cấp xã theo Chỉ thị số 26/CP ngày
càng có hiệu quả tạo được ổn định sản xuất ở nông thôn.
Thực hiện Chỉ thị 64/TTg, quyết định 2664/QĐ.UBT trên địa bàn Huyện đã có những
chuyển biến trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại. Hầu hết các đơn vị
đều đã bố trí phòng tiếp dân và phân công cán bộ tiếp dân, soát xét những nội dung
23
nhân dân phản ảnh, trình bày hoặc khiếu tố và qua đó đã phân tích hướng dẫn hoặc
chuyển đơn kịp thời đến đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết theo luật
định, hạn chế được tình trạng chuyển đơn lòng vòng, gây phiền hà cho dân.
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân có sự chỉ đạo tập trung của
UBND Huyện và sự phối hợp giữa các ngành từ huyện đến cơ sở. Việc áp dụng các
biện pháp hành chính Nhà nước nhằm tổ chức thực hiện nghiêm túc các quyết định
giải quyết có hiệu lực thi hành, đã có tác động tốt đến việc chấp hành pháp luật trong
nhân dân.
Công tác cấp giấy CN.QSDĐ được UBND Huyện tập trung chỉ đạo và đẩy nhanh tiến
độ thực hiện đã hạn chế việc tranh chấp khiếu nại về ranh giới, diện tích đất, không
gian sử dụng Mặt khác, Tòa án cũng đã tích cực giải quyết các tranh chấp theo quy
định tại khoản 3 điều 38 Luật Đất đai và theo Thông Tư liên Bộ giữa Tổng Cục Địa
Chính - Tòa án ND Tối Cao - Viện Kiểm Sát ND Tối Cao.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan thực hiện những dịch vụ công về
đất đai như: đo vẽ, tách thửa khi dân có yêu cầu, đo vẽ giới thiệu địa điểm quy hoạch
cho các doanh nghiệp…, nhìn chung các hoạt động dịch vụ công này hoạt động khá
hiệu quả, góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT:
1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất:
Căn cứ theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2011 do ngành Tài nguyên và
Môi trường thực hiện, tổng diện tích tự nhiên huyện Xuân Lộc là 72.719ha.
Căn cứ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT (02/11/2009) Quy định chi tiết về việc lập,
điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Công văn số
429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ (16/4/2012) của Tổng cục quản lý đất đai v/v hướng dẫn về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm 33 chỉ
tiêu sử dụng đất; được tổng hợp thành 03 nhóm sử dụng đất chính: nông nghiệp, phi
nông nghiệp, chưa sử dụng và 04 chỉ tiêu trung gian: Đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên
nhiên, đất khu du lịch, đất khu dân cư nông thôn.

BẢNG 8: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI
Số Chỉ tiêu Mã Hiện trạng năm 2010
TT D. tích (ha)
Cơ cấu
(%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 72.719 100
1 Đất nông nghiệp NNP 57.405 78,94
Trong đó:
1.1 Đất trồng lúa LUA 6.497 8,93
-
Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.643 3,64
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 34.851 47,92
24
Số Chỉ tiêu Mã Hiện trạng năm 2010
TT D. tích (ha)
Cơ cấu
(%)

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 4.994 6,87
1.4 Đất rừng đặc dụng RDD
1.5 Đất rừng sản xuất RSX 4.389 6,04
1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 414 0,57
1.7 Đất làm muối LMU
2 Đất phi nông nghiệp PNN 14.606 20,09
Trong đó:
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN CTS 21 0,03
2.2 Đất quốc phòng CQP 8.074 11,10
2.3 Đất an ninh CAN 868 1,19
2.4 Đất khu công nghiệp SKK 128 0,18
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 167 0,23
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 86 0,12
2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS
2.8 Đất di tích danh thắng DDT 3 0,00
2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA
2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 91 0,12
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 123 0,17
2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 605 0,83
2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.949 2,68
Trong đó:
- Đất cơ sở văn hóa DVH 11 0,02
- Đất cơ sở y tế DYT 7 0,01
- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 85 0,12
- Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 14 0,02
2.14 Đất ở đô thị 79 0,11
3 Đất chưa sử dụng CSD 708 0,97
CÁC CHỈ TIÊU TRUNG GIAN
(*)
4 Đất đô thị DTD 1.397 1,92

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 50 0,07
6 Đất khu du lịch DDL
7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 2.054 2,90
Nguồn: - Thống kê đất đai ngày 01/01/2011 – Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai
-
(*).
Các chỉ tiêu trung gian không cộng vào diện tích tự nhiên
1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp hiện chiếm tỷ lệ khá lớn (79%) trong tổng diện tích tự nhiên, nên
tiềm năng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là còn khá lớn. Trong
đất nông nghiệp thì QHSDĐ cấp huyện quản lý 07 chỉ tiêu: Đất trồng lúa, đất cây lâu
năm, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản và đất
làm muối (trên địa bàn Xuân Lộc không có 02 chỉ tiêu: Rừng đặc dụng và đất làm
muối). Hiện trạng sử dụng đất từng chỉ tiêu như sau:
- Đất trồng lúa: Có xu thế giảm, do chuyển đổi sang các loại hình có giá trị kinh tế
cao hơn. Đến năm 2010 toàn Huyện chỉ còn 6.497ha, do nguồn nước tưới bị hạn
chế, trong khi các công trình thủy lợi chưa được đầu tư đúng mức nên diện tích đất
chuyên trồng lúa nước (đất 2 vụ lúa/năm trở lên) chỉ có 2.643ha (chỉ chiếm 41%)
và đất lúa nước còn lại (đất 01 vụ lúa) 3.853ha (chiếm đến 59%). Xã còn nhiều
đất lúa nước nhất là xã Xuân Phú, chiếm đến 25,1% đất lúa toàn Huyện, kế đến là
25

×