Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nghiên cứu bệnh sán lá gan trâu bò trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam và hiệu quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.18 KB, 49 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hằng
năm sản phẩm từ nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập quốc dân.
Trong đó, chăn nuôi là một trong những ngành chiếm vị trí chủ đạo, những
năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, với tính chất ngày một
nguy hiểm hơn. Cúm gia cầm xảy ra và lây lan rộng, tiếp đến là bệnh tai xanh
ở lợn đã gây thiệt hại to lớn cho người chăn nuôi.
Bên cạnh với dịch bệnh, thì giá thức ăn công nghiệp ngày một gia
tăng, sản phẩm của ngành chăn nuôi lại thấp, gây khó khăn không nhỏ cho
người chăn nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi trâu bò chi phí chăn nuôi thấp,
mang lại lợi nhuận cao do thức ăn trâu bò được tận dụng từ nhiều ngành
khác, sản phẩm từ trâu bò như thịt, sữa là những sản phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Phân trâu bò có thể sử dụng
trong ngành trồng trọt.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó người chăn nuôi có xu
hướng phát triển thêm ngành chăn nuôi trâu, bò. Ngày nay, với trình độ dân
trí ngày một nâng cao, người nông dân biết áp dụng những tiến bộ kỹ thuật
vào chăn nuôi, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra, trong đó phải kể đến bệnh ký
sinh trùng.
Khi nói đến bệnh ký sinh trùng, không thể không nhắc đến bệnh sán lá
gan, một bệnh có phân bố rộng ở nhiều nước trên thế giới như Liên Xô,
Hunggari, Ý, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… Ở Việt
Nam loài gây bệnh được xác định chủ yếu là Fasciola gigantica, có phân bố
rộng trong cả nước, gây bệnh chủ yếu ở các loài gia súc nhai lại với tỷ lệ khá
cao và dao động tuỳ theo vùng, ngoài ra còn lây nhiễm cả trên người. Chu
trình phát triển của sán lá gan lại thông qua vật chủ trung gian là các loài ốc
nước ngọt, các loài ốc này phân bố ở khắp nơi do đó mầm bệnh phát tán
nhanh.
Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn, bệnh tiến triển ở thể mạn tính làm súc
vật gầy còm, sút cân, kiệt sức. Gia súc cho sữa mắc bệnh làm sản lượng sữa
1


giảm, khi mổ thịt thì phải loại bỏ những gan có sán. Bệnh nặng gây tắt ống
dẫn mật, viêm gan, xuất huyết các cơ quan mà ấu trùng đi qua.
Mầm bệnh phát tán ra môi trường là nguy cơ lớn lây nhiễm cho người.
Người mắc bệnh sán lá gan, cơ thể suy nhược, sút cân, viêm gan, viêm túi
mật…
Như vậy một phần dinh dưỡng từ thức ăn vào sẽ không được cơ thể hấp
thu, mà bị ký sinh trùng cướp đi, làm giảm khả năng sinh trưởng của gia súc,
cho năng suất thấp, chất lượng kém và tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm
phát sinh “Bệnh ký sinh trùng mở cửa cho bệnh truyền nhiễm”
Bên cạnh đó, trong những năm trở lại đây bệnh sán lá gan ở người có
chiều hướng tăng và lan rộng. Tính đến tháng 9/2006 cả nước có đến 47/64
tỉnh thành có người nhiễm sán lá gan
Xuất phát từ tình hình thực tế, để đánh giá chính xác hơn về tình hình
nhiễm sán lá gan và tìm ra biện pháp phòng trị tốt, hạn chế đến mức thấp nhất
dịch bệnh cho đàn vật nuôi, và bảo vệ sức khoẻ cho con người. Được sự cho
phép của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cô giáo hướng dẫn Lê Thị Vân Hà chúng
tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bệnh sán lá gan trâu bò trên địa bàn
Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam và hiệu quả thử nghiệm một số
thuốc tẩy trừ"
2
PHẦN 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá gan trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá gan trên thế giới
Sán lá gan được phát hiện lần đầu tiên ở cừu vào năm 1370 bởi Jean De
Brie [ 2], [10], chính thức công nhận nguồn bệnh là bắt đầu năm 1379. Sau đó
được đăng tải trên tạp chí Le Bon Berger (hay The good Sheepherd) và được
gọi với tên thông dụng là sán lá gan ở cừu (Sheep liver fluke). Tên gọi này
được sử dụng suốt vài thế kỷ, cho đến khi có tên Latin Fasciola hepatica
được Linneaus đặt vào năm 1758 [6], [11]. Năm 1858 Cobbold tìm ra được

Fasciola gigantica. Đến năm 1882 Thomas và Leue Kark lập được chu trình
hoàn chỉnh của sán lá gan [9].
Bệnh sán lá gan phân bố rộng ở nhiều nước trên thế giới như
Achentina, Chilê, Cu Ba, Liên Xô, Hungary, Ý, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản,
Indonexia, Ai Cập, Cônggô, Kênia… [7] Ở các nước Châu Âu loài thường
gặp là Fasciola heptica, còn ở khu vực Đông Nam Á loài thường gặp là
Fasciola gigantica phân bố rộng ở Thái Lan, Malaysia, Singapo, Indonesia…
Theo kết quả điều tra của Hillger và cộng sự (1996) về tình hình nhiễm
sán lá gan ở bò tại Bolivia bằng phản ứng Elisa, cho kết quả 58% dương tính
(+).
Theo tài liệu của FAO (1994) trên thế giới hàng năm có khoảng 300
triệu trâu, bò và 250 triệu dê, cừu bị nhiễm sán lá gan [12]
Spithill và cộng sự (1999) cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở một số
nước Đông Nam Á là rất cao như Campuchia 35%, Thái Lan 15 - 85%,
Philippin 34 - 100%, Indonexia 25 - 90%.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu sán lá gan ở Việt Nam.
Các nghiên cứu cho thấy trâu, bò nước ta chủ yếu nhiễm Fasciola
gigantica. Houdemer (1938) cho biết ở Việt Nam 64,7% trâu nhiễm sán lá
gan, bò 23,5%, cừu 52,9%, dê 35%, thỏ 14,8% [8], [10].
3
Trịnh văn Thịnh (1962) cho là 50 - 70% trâu bò nước ta nhiễm sán lá
gan. Theo Phan Địch Lân, Nguyễn Công Phúc, Trần Tuấn Sa (1963) ở lò sát
sinh khu gang thép Thái Nguyên năm 1961 mổ 1.043 trâu thì số gan bị bỏ
toàn bộ vì sán lá gan là 589 (tức trên 57 %) [8], [10].
Dorozd (1967) thấy Fasciola gigantica ở 76,9% trâu được kiểm tra,
36% bò, 30% dê. Nhưng chỉ thấy Fasciola hepatica ở một trâu ở vùng núi
Tuyên Quang.
Theo Phan Huy Giáp (1969) trâu, bò ở Hà Giang bị nhiễm sán lá gan là
79 - 96%. Những điều tra của viện khoa học nông nghiệp (1970) cho biết
72,7% trâu, bò kiểm tra bị nhiễm Fasciola gigantica.

Năm 1972 Phan Địch Lân đã nghiên cứu về hình thái, sinh thái, chu
trình phát triển và tác động của sán lá gan đối với trâu, bò nước ta.
Theo Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1974) cho biết trâu, bò ở Nam
Hà nhiễm sán lá gan từ 51 - 57%. Hồ Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Phương
(1986) cho biết qua kiểm tra phân tỷ lệ trâu, bò tại Lâm Đồng nhiễm sán lá
gan là 34,55%. Ở khu vực sài Gòn, Cần Thơ nhiễm 33,66%, Minh Hải nhiễm
2,42 - 3,7%, khi mổ khám tỷ lệ bò nhiễm 21,93%, trâu nhiễm 91,66%
Lương Văn Huấn (1997) cho biết trâu bò ở các tỉnh phía Nam nhiễm sán lá
gan nặng nhẹ tùy theo vùng, dao động từ 20 - 50% . Theo Hồ Thị Thuận tỷ lệ
nhiễm sán lá gan ở bò của các nông trường Đức Trọng, Phú Sơn, Đồng Nai là
34 - 55%. Nông trường Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ là 33,65. Nông
trường Minh Hải, trại Hồng Dân, trại Bến Tre ở bò là 1,42%, trâu 3,27% (3 cơ
sở này thuộc đất mặn) [6].
Qua điều tra nhiều năm ở nhiều tỉnh trên đàn trâu, thấy tỷ lệ nhiễm sán
lá gan trâu, bò ở Cao Bằng 45%, Yên Bái 35%, Lào Cai 33%, Vĩnh Phú 55%,
Ninh Bình 57%, Nam Hà 56%, Hải Hưng 52,6%, Thái Bình 61%, Hà Bắc
52%, Hải Phòng 51,5%, Hà Nội 25,5%, Tuyên Quang 52%. Một số nông
trường chăn nuôi, trâu bò nhiễm sán lá gan nặng, tỷ lệ nhiễm ở nông trường
Tháng 10 (Tuyên Quang) 33%, Sông Lô (Tuyên Quang) 25%, Trần Phú
(Nghĩa Lộ) 50%, Bố Hạ (Hà Bắc) 33%, Đồng Giao (Ninh Bình) 25%
4
Lương Tố Thu và Bùi Khánh Linh (1999) theo dõi tình hình nhiễm sán
lá gan lớn tại một số địa phương ở đồng bằng Sông Hồng, miền núi và trung
du Bắc Bộ thấy tỷ lệ nhiễm chung ở trâu bò là 44,53%. Đến năm 2002, tác giả
đã nghiên cứu chiết tách kháng nguyên, chất tiết trong phản ứng Elisa chẩn
đoán bệnh sán lá gan lớn với độ nhạy 98% và đặc hiệu 100% [12]
Theo kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua phân ở trâu, bò các
tỉnh Tây Nguyên của các tác giả Nguyễn Văn Diên, Phạm Sỹ Lăng, Phan Lục,
Nguyễn Thị Oanh thì trâu bò nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 61,75% số trâu, bò
được kiểm tra (475/769). Như vậy nếu so sánh tỷ lệ nhiễm sán lá gan của bò ở

một số điểm đại diện cho Tây Nguyên với các tỉnh phía Bắc thì tỷ lệ mắc
bệnh ở Tây Nguyên cao hơn. Theo Phan Địch Lân (1979 - 1984) tỷ lệ nhiễm
sán lá gan của bò ở nông trường Sao Đỏ là 25%, nông trường Mộc Châu là
32,5%. Cũng theo các tác giả này qua mổ khám 62 bò tại các điểm điều tra và
một số lò mổ, trong đó có 36 bò bị nhiễm sán lá gan [19].
Theo Nguyễn Đức Tân và cộng sự (2008), qua thu thập và
nghiên cứu 335 mẫu phân bò, bê và 102 mẫu phân trâu, tại 3 tỉnh Khánh Hoà,
Phú Yên, Bình Định. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung ở bò là 47,16% (158/335),
trâu 33,33% (34/102). Trong đó ở Bình Định tỷ lệ nhiễm ở bò là 43,36%.
Khánh Hoà 47,5%, Phú Yên 59,32%, trâu ở Khánh Hoà 40,81%, Phú Yên
26,41% [12].
2.2. Vị trí của sán lá gan trong hệ thống phân loại
Sán lá gan Fasciola hepatica, F. gigantica thuộc:
Ngành sán dẹt : Plathelminthes
Lớp sán lá : Trematoda
Phân lớp : Prosostomidea
Bộ : Fasciolida
Phân bộ : Fasciolata
Họ : Fasciolidae
Phân họ : Fasciolinae stiles
Giống : Fasciola
Loài : Fasciola hepatica (1758)
Fasciola gigantica (1858) [3], [4], [13].
5
2.3. Hình thái và chu trình phát triển của sán lá gan Fasciola hepatica, F.
gigantica.
2.3.1. Fasciola gigantica
2.3.1.1. Hình thái của Fasciola gigantica
Fasciola gigantica gặp phổ biến ở nước ta, sán có hình lá kích thước
dài khoảng từ 25 - 75 mm, rộng 3 - 12 mm. Có màu đỏ nâu hoặc nâu nhạt, hai

rìa mép cơ thể gần như song song với nhau, phía trước không tạo thành “vai”,
đuôi tù [5], [14]. Có giác miệng và giác bụng gần nhau, giác bụng lớn hơn
giác miệng, giác bụng tròn lồi ra, giác miệng nhỏ ở ngay đỉnh đầu. Túi sinh
dục lớn nằm gần giác bụng, hầu dài hơn thực quản, ruột phân thành nhiều
nhánh nhỏ [6]. Hai tinh hoàn phân nhánh mạnh xếp trên dưới nhau ở phần sau
cơ thể. Mỗi tinh hoàn thông với một ống dẫn tinh riêng, những ống này kết
hợp lại thành ống chung đổ vào túi sinh dục. Buồng trứng phân nhánh ở phía
trước tinh hoàn. Tử cung uốn khúc thành hình hoa ở phía giữa ống dẫn noãn
hoàng và giác bụng. Tuyến noãn hoàng xếp dọc hai bên thân và phân nhánh
gần như thân của sán [14].
Trứng hình bầu dục, phình rộng ở giữa, thon dần về phía hai đầu. Một
đầu có nắp trứng, vỏ trứng mỏng gồm 4 lớp, kích thước trứng dài 0,125 -
0,170mm, rộng 0,060 - 0,104mm. Phôi bào nhỏ phân bố kín trong trứng,
trứng màu vàng nhạt [10], [14].
2.3.1.2. Chu trình phát triển của Fasciola gigantica
Dạng trưởng thành ký sinh ở gan, ống dẫn mật, sán có thể đẻ 20.000
trứng mỗi ngày. Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi như có môi
trường nước, ánh sáng, pH từ 5 - 7,7, nhiệt độ thích hợp trứng hình thành ấu
trùng (Miracidium). Miracidium phá vỡ vỏ trứng bơi lội trong nước nhờ các
lông mao ở xung quanh và không thể sống quá 40 giờ ở môi trường ngoài, sau
đó Miracidium chui vào vật chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt Limnae
viridis, L. swinhoei, L. truncatula, và 29 loài ốc nước ngọt khác. Ấu trùng
chui vào gan, tuỵ của ốc biến thái thành Sporocysts (bào ấu), sau 3 - 7 ngày
Miracidium phát triển thành Sporocysts. Sau đó Sporocysts sinh sản vô tính
để tạo thành 5 - 10 redia, thời gian này cần 8 - 11 ngày, redia mẹ lại sinh ra
6
nhiều redia con, mỗi redia cho ra 3 - 6 cercaria (trong khoảng 13 - 14 ngày)
có kích thước nhỏ, gần giống nòng nọc, có đuôi dài có giác miệng, giác bụng,
hầu, thực quản và ruột phân thành hai manh tràng. Cercaria chui ra khỏi ốc
bơi lội trong nước và sống được 10 - 24 giờ, sau đó rụng đuôi, tiết chất nhờn

tạo thành kén Aldolescaria bám vào thực vật thủy sinh. Gia súc ăn phải kén
vào trong cơ thể, ấu trùng di hành về gan, ống dẫn mật và phát triển thành sán
trưởng thành, sán trưởng thành đẻ trứng và vòng đời lại tiếp tục [5], [10].
Thời gian từ khi gia súc ăn phải kén cho đến khi phát triển thành sán
trưởng thành là 3 - 4 tháng.
2.3.1.3. Đặc điểm ấu trùng
Mao ấu (Miracidium) gồm có túi đỉnh ở phía đầu, hai bên có tuyến
đỉnh, có cơ quan bài tiết, mắt mao ấu nằm ở mặt lưng, xung quanh được bao
phủ lông. Mao ấu bơi lội được trong nước
Bào ấu (Sporocysts) là dạng ấu trùng thứ hai của sán lá, bào ấu có dạng
hình túi được bao bởi mang mỏng, có ống ruột và hầu, ngoài ra trong bào ấu
còn có các đám phôi, các đám phôi này phát triển thành lôi ấu (redia).
Lôi ấu (Redia) có dạng hình giun, hoạt động mạnh và đã xuất hiện một
số nét của sán trưởng thành. Redia có hai thế hệ : Redia I được phát triển từ
bào ấu, Redia II được phát triển từ Redia I.
Vĩ ấu (Cercaria) cấu tạo gồm thân và đuôi, Cercaria còn non phần thân
dài hơn, Cercaria già phần đuôi dài hơn, Cercaria mang phần nào đặc điểm
của sán trưởng thành [8]
Cercaria có kích thước dài 0,28 - 0,3 mm, rộng 0,23 mm, bơi tự do
trong nước. Vài giờ sau khi ra khỏi cơ thể ốc, cercaria rụng đuôi và tiết chất
nhờn dính, sau vài phút chất nhờn này đông đặc lại thành vỏ bọc chắc chắn
màu nâu, đường kính 0,2 - 0,25 mm. Lúc này Cercaria hoàn toàn biến thành
kén Aldolescaria hình khối tròn có 4 lớp vỏ, bên trong chứa phôi hoạt động,
phôi đã có giác miệng, giác bụng rõ, ruột phân nhánh. Aldolescaria ở trong
nước hoặc bám vào cây cỏ xung quanh ở những vùng lầy lội, ẩm thấp. Trâu,
7
bò, dê, cừu… nuốt phải Aldolescaria, ở trong ống tiêu hoá lớp vỏ ngoài bị
phân huỷ ấu trùng đựơc giải phóng [1], [3].
2.3.2. Fasciola hepatica
2.3.2.1. Hình thái của F. hepatica

Fasciola hepatica dài 20 - 30 mm, rộng 4 - 13 mm, thân dẹp hình lá,
màu nâu nhạt. Phần đầu nhô ra tạo thành “vai”, hai rìa mép cơ thể không song
song, đuôi nhọn [10]. Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang chia
vùng giữa sán ra phần trước và phần sau thân. Phần sau thân có tinh hoàn, bộ
phận sinh dục đực, tử cung ở phần giữa thân trước, phía sau tử cung là buồng
trứng có nhánh [6].
Kích thước trứng dài 0,13 - 0,15 mm, rộng 0,07 - 0,09 mm
2.3.2.2. Chu trình phát triển
Chu trình phát triển của F. hepatica cũng tương tự như F. gigantica.
Trong đó ốc L. truncatula là loài quan trọng nhất trong việc lan truyền F.
hepatica.
2.4. Dịch tễ học
2.4.1. Nơi phát hiện
Trên thế giới F. hepatica có khắp toàn cầu. F. gigantica có ở Bắc Mỹ,
Châu Phi, Châu Âu, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… Việt Nam F.
hepatica được phát hiện ở một số tỉnh như Sơn La, Cao Bằng, Tuyên Quang,
Hà Nội, Huế, Khánh Hoà. F. gigantica có khắp các tỉnh trong cả nước [21].
2.4.2. Động vật cảm nhiễm
Sán ký sinh ở gan, ống dẫn mật, thời kỳ di hành còn gặp ở tim, phổi,
tuyến tuỵ của trâu, bò, dê, cừu, các loài hoang thú và gây bệnh cả cho người
[5], [21].

8
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SÁN LÁ GAN FASCIOLA .SP

9
2.4.3. Tuổi nhiễm bệnh
Tuổi gia súc càng lớn tỷ lệ nhiễm sán lá gan càng tăng [2], [5], [10]. Do
tuổi thọ của sán trong cơ thể gia súc cao, quy luật nhiễm này thể hiện rõ ở
những vùng không an toàn với bệnh và gia súc không được sử dụng thuốc tẩy

hàng năm.
Theo Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê (1978) cho biết trâu bò từ 13 -
24 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 30%, trên 24 tháng tuổi nhiễm 47% và sán có thể
sống trong cơ thể gia súc từ 3 - 11 năm. Qua điều tra ở 26 tỉnh phía Bắc nước
ta dưới 3 tuổi tỷ lệ nhiễm từ 13,7 - 19,62%, 3 - 5 tuổi tỷ lệ nhiễm 22,51 -
34,2%, 5 tuổi tỷ lệ nhiễm 31,68 – 61,32% [6], [11].
Trên đàn trâu già loại thải tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao hơn hẳn; những
trâu trên 10 tuổi, hoặc những trâu quá gầy yếu do bị sán xâm nhiễm nặng
trong nhiều năm. Lò mổ Tuyên Quang năm 1964 có 392 trâu có sán lá gan
trong tổng số 452 trâu mổ, chiếm tỷ lệ 84,6%. Trong khi đó đàn trâu cày kéo
lứa tuổi dưới 5 chỉ nhiễm 39% [11].
2.4.4. Vùng nhiễm bệnh
Bệnh sán lá gan phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước, tuy nhiên
tỷ lệ nhiễm có sự khác nhau giữa các vùng. Trâu bò nước ta bị nhiễm nhiều,
mắc bệnh nặng ở vùng đồng bằng, trung du, nhất là những nơi lầy lội ẩm
thấp, ngập quanh năm. Những nơi không luân phiên cải tạo bãi chăn, không
quản lý phân chặt chẽ trên đồng cỏ [3], [1].
Theo kết quả điều tra 4 vùng của 26 tỉnh phía Bắc thì tỷ lệ nhiễm có sự
khác nhau. Theo một kết quả điều tra khác tỷ lệ nhiễm giữa các vùng như sau:
ở 11 tỉnh thuộc vùng núi tỷ lệ nhiễm sán là 39%, 4 tỉnh thuộc trung du tỷ lệ
nhiễm 42,2%, 5 tỉnh thuộc đồng bằng tỷ lệ nhiễm 57, 6 tỉnh thuộc vùng ven
biển tỷ lệ nhiễm 36,7% [6].
2.4.5. Mùa mắc bệnh
Gia súc mắc bệnh quanh năm, nhưng thường nặng vào mùa hè. Vì mùa
hè có điều kiện nhiệt độ thích hợp cho trứng phát triển, có mưa tạo điều kiện
cho ký chủ trung gian phát triển mạnh. Từ mùa hè sang mùa đông sán lá gan
10
hoàn thành vòng đời, gia súc bị bệnh thường phát bệnh vào mùa đông. Khi
thời tiết giá rét, cỏ thiếu, nguồn thức ăn dữ trữ khan hiếm, gia súc làm việc
nhiều dẫn đến sức đề kháng giảm [5]. Qua theo dõi 12 tháng trong năm đều

thấy sự có mặt của ốc vật chủ trung gian [8],[11]
2.4.6. Sức đề kháng của trứng và kén trong điều kiện tự nhiên
Trứng có khả năng đề kháng với môi trường bên ngoài. Trong phân khô
trứng chết sau 8 - 10 ngày, ở môi trường ẩm ướt trứng tồn tại 5 - 6 tháng, ở
nhiệt độ (-5) - (-15)
0
C trứng chết sau 2 ngày, nhiệt độ 40 - 50
0
C trứng chết
sau vài phút, ở nhiệt độ 10 - 20
0
C phôi ngừng phát triển
Trong dung dịch NaOH 2% phôi chết sau 2 phút.
Trong dung dịch HCL 0,5% phôi chết sau 1 phút.
Nang ấu có sức đề kháng mạnh với môi trường ngoài, ở nhiệt độ từ (-4)
- (-6)
0
C nang ấu duy trì sự sống, ở nhiệt độ bình thường hay trong cỏ khô bị
ẩm kén tồn tại trên 5 tháng [1], [5], [10].
2.4.7. Vai trò của ốc trung gian truyền bệnh sán lá gan
Khác với nhiều bệnh giun sán khác, sán lá gan trong quá trình phát
triển và lan truyền bệnh cần có ốc vật chủ trung gian. Ở nước ta đã xác định
bệnh sán lá gan trâu, bò ở các vùng trong cả nước phát triển và lan truyền
được là do sự có mặt của 2 loài ốc Limnae swinhoei, Limnae viridis. Hai loài
ốc này thường sống trong ao tù, mương rãnh, các chân ruộng mạ có nước xâm
xấp, các vùng trên đồng cỏ, các khe lạch, các bờ vùng bờ thửa, khe suối ở
miền núi [6].
Sán trưởng thành Fasciola ký sinh ở ống dẫn mật, trứng theo phân ra
môi trường ngoài, gặp điều kiện thuận lợi (pH từ 5 - 7,7; ánh sáng; nhiệt độ
thích hợp) hình thành mao ấu (Miracidium), mao ấu sau khi ra khỏi trứng chui

vào ốc vật chủ trung gian và tiếp tục phát triển. Mao ấu có thể tồn tại ở môi
trường ngoài không quá 40 giờ. Nếu không có ốc vật chủ trung gian mao ấu
chuyển động chậm dần và chết. Trong cơ thể ốc mao ấu sinh sản vô tính
thành bào ấu, bào ấu thành lôi ấu, lôi ấu thành vĩ ấu. Sau đó, vĩ ấu chui ra
11
khỏi cơ thể ốc, rụng đuôi thành kén Aldolescaria sau 2 giờ. Kén bám trên cây
cỏ thủy sinh, trâu bò ăn phải kén thì nhiễm sán.
Sự phân bố của ốc vật chủ trung gian ở khắp các vùng, tuy nhiên có sự
khác nhau về tỷ lệ giữa các vùng, và các mùa trong năm. Ở vùng đồng bằng
ốc L. viridis chiếm 42
±
11,79%, L. swinhoei 58
±

8,99%. Ở trung du L.
viridis 66
±
7,72%, L. swinhoei 33,5
±
7,72%. Vụ đông xuân L. viridis 123
±
51,14 con /m
2
, L. swinhoei 146,66
±
46,96 ốc/m
2
. Vụ hè thu L. viridis 64
±


17,57%, L. swinhoei 59,27
±
33,47%. Ốc có thể sống, sinh sản cả 12 tháng
trong năm, nở với tỷ lệ cao trong thời gian ngắn. Tỷ lệ nở của trứng có thể đạt
89,4 - 100 %. Thời gian nở vụ đông xuân là từ 8,5
±
1,64 ngày, hè thu 5,5
±
0,54 ngày [8], [11].
Nước ta có ruộng nước, thuỷ vực, ao, hồ nhiều. Ốc vật chủ trung gian
lại có khả năng sinh sản nhanh phân bố rộng và đều có mặt quanh năm do đó
số lượng tăng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho sán lá gan hoàn thành vòng
đời. Mặt khác quá trình sinh sản vô tính của sán lá gan trong ốc từ 1
Miracidium

1 Sporocysts

5 - 10 Redia, từ 1 Redia mẹ lại cho ra nhiều
Redia con, từ 1 Redia sinh sản tạo thành 3 - 6 Cercaria. Do vậy từ 1 trứng
sán có thể tạo thành nhiều Cercaria, và sau đó là kén Aldolescaria.
Như vậy vai trò của ốc vật chủ trung gian là rất quan trọng trong vòng
đời của sán lá gan. Tìm hiểu sự phân bố của ốc, nghiên cứu thời gian và sự
phát triển của sán trong ốc, ở một số môi trường để có biện pháp tiêu diệt ốc.
Hạn chế thấp nhất sự phát triển của mầm bệnh trong công tác phòng chống
bệnh sán lá gan.
2.5. Cơ chế sinh bệnh
Khi gia súc mới nhiễm bệnh, sán non trong cơ thể di hành làm tổn
thương ruột, thành mạch máu, nhu mô gan, lách, phổi, cơ hoành… gây xuất
huyết, sán non phá huỷ tổ chức gan, khi xâm nhiễm nhiều gây viêm gan nặng.
Sau khi xuyên qua nhu mô gan, sán chuyển vào ký sinh ở ống dẫn mật

tiếp tục tăng kích thước phát triển thành dạng trưởng thành. Những sán trưởng
thành thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật, bằng gai cuticun trên cơ
12
thể, gây viêm ống mật. Sán có kích thước lớn nên khi ký sinh với số lượng
lớn thường gây tắt ống dẫn mật, gây hoàng đản.
Trong khi ký sinh sán thường xuyên tiết độc tố, làm biến đổi thành ống
dẫn mật và nhu mô gan. Độc tố thấm vào máu gây trúng độc toàn thân, độc tố
còn tác động vào thành mạch máu, làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến rối
loạn dinh dưỡng của cơ thể. Do tác động của độc tố nên tiểu thuỳ gan có hiện
tượng thấm nhiễm huyết thanh và tế bào
Như vậy tác động bệnh lý của sán dẫn tới tăng sinh tổ chức liên kết,
thoái hoá nhu mô gan, gây hiện tượng xơ gan, làm chức năng bình thường của
gan bị phá huỷ. Quá trình này dẫn đến hàng loạt phản ứng như rối loạn cơ
năng dạ dày, ruột, thiếu máu, gầy dần, suy nhược.
Trong khi di hành ấu trùng còn đem theo nhiều loại vi trùng vào gan,
máu và những cơ quan khác làm bệnh nặng thêm và có thể phát sinh bệnh
truyền nhiễm [14], [23].
2.6. Triệu chứng và bệnh tích
2.6.1. Triệu chứng
Bệnh sán lá gan biểu hiện ở mức độ khác nhau và phụ thuộc vào số
lượng sán, tình trạng sức khoẻ của súc vật, tuổi, mùa vụ và tình trạng quản lý,
chăm sóc. Bệnh thường ở hai thể, cấp tính và mạn tính.
* Thể cấp tính
Ít xảy ra, thường gặp ở giai đoạn sán non di hành trong cơ thể và khi
nuôi dưỡng không đảm bảo chất lượng, số lượng, thiếu vitamin, canxi…
Biểu hiện: Con vật suy nhược, kém ăn, ỉa chảy, chướng bụng, thiếu
máu, vàng da, đôi khi có triệu chứng thần kinh (quay cuồng), kiệt sức. Con
vật có thể chết do xuất huyết nặng, trúng độc, suy nhược toàn thân và ghép
với bệnh khác.
13

*Thể mạn tính
Số lượng sán ký sinh ít, sức đề kháng của con vật tốt thì bệnh có thể
chuyển sang thể mạn tính. Triệu chứng thể mạn tính xuất hiện sau thể cấp tính
1/2 tháng đến 2 tháng.
Biểu hiện: Con vật suy nhược, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù xì,
dễ rụng. Thủy thũng ở mi mắt, yếm, ngực, con vật nhai lại yếu, táo bón ỉa
chảy xen kẽ, gầy dần. Bò cái dễ sẩy thai do lượng canxi trong máu quá thấp,
lượng sữa giảm 50%, con vật dễ bị co giật. Thể mạn tính nếu không được
chữa, con vật có thể đổ ngã vào mùa khí hậu khắc nghiệt. [1], [2], [14].
2.6.2. Bệnh tích
Tùy theo mức độ nhiễm sán, bệnh tích có khác nhau, súc vật nhiễm
nhiều sán thường thấy viêm gan cấp tính, gan sưng màu nâu sẫm, xung huyết,
trên mặt gan có những vệt đỏ thẫm dài 2 - 4 mm do sán non di hành, bên
trong có sán non nhỏ, số lượng nhiều. Lớp thanh mạc xuất huyết nhẹ, đôi khi
có tụ huyết, khi nhiễm nặng gây viêm phúc mạc, gan xuất huyết nhiều, niêm
mạc nhợt nhạt.
Sau 2 - 3 tháng cảm nhiễm, xuất hiện viêm gan mạn tính. Những nơi
mô gan bị huỷ có những sẹo màu vàng xám, gan xơ cứng. Kiểm tra bằng kính
hiển vi thấy nhu mô gan mất màu, mép đôi khi tròn. Niêm mạc của ống dẫn
mật dày lên do mô liên kết tăng sinh, thành ống mật có hiện tượng canxi hoá,
toàn hệ thống ống dẫn xơ cứng. Tiết diện của ống dẫn rộng, chứa đầy dịch
màu nâu, đôi khi chứa mủ lẫn máu. Khi canxi hoá nhiều ở ống mật, sán ở đây
bị chết hoặc chuyển vào những nơi ít biến đổi.
2.6.3. Những thiệt hại do sán lá gan gây ra
Khi bệnh phát sinh lưu hành có tính chất địa phương, thường làm súc
vật chết nhiều, nhất là gia súc non.
Bệnh tiến triển dưới thể mạn tính làm súc vật gầy còm, sút cân, kiệt sức.
Bò sữa nhiễm sán thì làm giảm sản lượng sữa
Khi mổ thịt phải bỏ những gan bị nhiễm sán
Chất lượng sản phẩm giảm, khả năng sinh sản giảm

14
Khả năng chống đỡ bệnh tật giảm, mở đường cho các bệnh truyền
nhiễm xâm nhập [1,3].
2.7. Chẩn đoán
2.7.1. Chẩn đoán khi gia súc còn sống
2.7.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào tính chất dịch tễ học, triệu chứng để chẩn đoán. Con vật bị
bệnh Fasciola thường bị kiệt sức, ỉa chảy, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù
dễ rụng… tuy nhiên thường không chính xác, thời gian kéo dài do phải quan
sát nhiều ngày.
2.7.1.2. Chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân của gia súc bằng phương pháp lắng cặn để tìm trứng,
phương pháp này dùng phổ biến. Tuy nhiên khi xét nghiêm phân để chẩn
đoán cần phân biệt trứng sán lá gan Fasciola .sp với trứng sán lá dạ cỏ
Paramphistomum .sp.
2.7.1.3. Chẩn đoán bằng kháng nguyên
Kháng nguyên được pha chế từ sán lá gan trưởng thành, toàn bộ cơ thể
sán đem nghiền nhỏ, sấy khô pha với nước sinh lý. Độ pha loãng 1/200 đến
1/300, tiêm 0,2 ml vào dưới tai hoặc khấu đuôi. Sau khi tiêm 10 - 15 phút
theo dõi sự biến đổi ở nơi tiêm. Nếu nơi tiêm sưng to, xung quanh đỏ đường
kính khoảng 0,2 - 4 cm thì dương tính, ngược lại là âm tính.
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém [5], [1].
2.7.2. Chẩn đoán gia súc chết
Phương pháp chẩn đoán sau khi con vật chết là chính xác nhất. Phương
pháp này có thể tìm thấy sán ở tất cả các cơ quan, bằng cách mổ khám toàn
diện tìm sán lá gan.
2.8. Phòng trị bệnh
2.8.1. Phòng bệnh
2.8.1.1. phòng bệnh bằng cách sử dụng thuốc
15

Trong chăn nuôi thường sử dụng thuốc để phòng bệnh cho đàn gia súc,
nhằm ngăn chặn mầm bệnh gieo rắc rộng và phòng ngừa súc vật tái nhiễm.
Định kỳ tẩy sán 2lần/năm cho toàn đàn gia súc. Lần thứ nhất vào mùa
xuân trước lúc ký chủ trung gian phát triển tránh gieo rắc mầm bệnh ra môi
trường ngoài. Lần thứ hai vào cuối mùa thu nhằm diệt sán ở gan bị nhiễm
trong mùa hè, ngăn chặn bệnh phát ra ở mùa đông [1,3].
Cứ như vậy một năm 2 lần, chúng ta tẩy trong nhiều năm thì tỷ lệ đàn
gia súc mắc bệnh giảm rõ rệt, đến một thời gian nhất định thì mầm bệnh ở
ngoại cảnh không còn [8].
2.8.1.2. Vệ sinh môi trường và chuồng nuôi
Mầm bệnh được thải ra theo phân, trong khi đó hàng năm số lượng
phân chuồng gia súc thải ra là rất lớn. Nếu không xử lý tốt thì sẽ trở thành
một nguồn bệnh nguy hiểm, do đó xử lý phân là một việc quan trọng, tích cực
và lâu dài trong công tác tiêu diệt mầm bệnh.
Chuồng trại phải được giữ sạch sẽ, khô ráo, có ánh sáng mặt trời chiếu
vào. Tuy ánh sáng mặt trời trực tiếp có thể làm chết trứng sán, nhưng ánh
sáng khó tác động do trứng được bao bọc bởi một lớp phân. Nhiệt độ cao có
thể tiêu diệt được trứng nhưng phân trâu, bò lại chứa nhiều nước làm cho
nhiệt độ giảm. Để tăng nhiệt độ của đống phân thì ta ủ phân theo phương
pháp nhiệt sinh học, có thể ủ phân với lá xanh, vôi bột theo tỷ lệ như sau:
Phân gia súc : 1000 kg
Lá xanh băm nhỏ : 200 kg
Vôi bột : 50 kg
Nơi ủ phân phải bằng phẳng, đào rãnh quanh nơi ủ để tránh đọng nước
trên mặt đất. Các thành phần trên được ủ thành từng lớp, trước tiên cần trải
một lớp cây khô, rơm. Sau đó cứ một lớp lá xanh lại xếp một lớp phân, rồi rắc
vôi bột, bên ngoài trát bùn, trên đỉnh đống phân có lỗ nhỏ để tưới nước khi
cần thiết [1,3]
16
Khi vận chuyển không để rơi vãi, dụng cụ chứa phân không được sử

dụng để chứa thức ăn và định kỳ dùng nước sôi tiêu độc.
Đối với đồng cỏ, bãi chăn trước hết phải giữ khô ráo tránh nước đọng,
tức là tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển của trứng, ấu trùng và ký chủ
trung gian trên đồng cỏ, bằng cách luân phiên chăn dắt trên đồng cỏ, 45 - 60
ngày phải thay đổi bãi chăn, cỏ cắt về phải phơi khô trước khi cho gia súc ăn.
Việc chăn dắt luân phiên còn tạo điều kiện cho việc vệ sinh đồng cỏ [2].
2.8.1.3. Diệt ốc vật chủ trung gian
Tháo cạn nước, làm khô cống rãnh, cày bừa ruộng đất canh tác để
phơi nắng, làm khô những đồng cỏ bãi chăn. Vớt bèo, cây thuỷ sinh ở những
ao, hồ, kênh, mương [1], [3], [8].
Dùng dung dịch CuSO
4
1/5000 hoặc Amoniac sunfat mỗi năm 2 lần,
trung bình 5lít dung dịch/m
2
đồng cỏ để diệt ốc. Phát triển chăn nuôi những
súc vật ăn ký chủ trung gian như vịt, ngan, ngỗng… [2]
2.8.1.4. Chăm sóc nuôi dưỡng
Cung cấp thức ăn đủ cả về số lượng và chất lượng để nâng cao sức đề
kháng của vật nuôi. Không cho gia súc ăn cỏ cắt ở những vùng lầy lội, không
cho súc vật uống nước nơi ao tù, cống rãnh. Những cống rãnh gần nơi uống
nước rào kín, giữ khô ráo, sạch sẽ. Không cho gia súc uống nước có chứa
phân, bùn, xác chết. Nếu dùng nước giếng, thì địa điểm đào giếng phải xa nhà
chứa phân, hố rãnh, chuồng gia súc [1,3]
2.8.2. Trị bệnh
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dùng để tẩy sán lá gan, có thể dùng
một trong những loại thuốc sau
- Vime – Ono : 1 g/10 – 15 kg P, uống một liều duy nhất
- Vime - Fasci : 1 ml/30 - 35 kg P
- Han – Dertil – B : 1viên/50 kg P

17
- Fasiolid : 0,4 ml/10 kg P
18
2.9. Bệnh sán lá gan ở người
Giai đoạn phát triển trong ốc vật chủ trung gian là không thể thiếu
trong vòng đời của sán lá gan. Tuy nhiên các loài ốc này chỉ là một vật trung
gian để sán lá gan hoàn thiện vòng đời của nó, do đó nếu chúng ta ăn phải ốc
này thì cũng không bị nhiễm bệnh. Mà người mắc bệnh sán lá gan là do ăn
phải thức ăn thực vật hay uống nước bị nhiễm kén của sán lá gan, kén sau khi
vào ống tiêu hoá thì biến thành dạng trưởng thành.
Các loài thực vật thủy sinh lây nhiễm cho người sẽ khác nhau, tùy
thuộc vào các vùng địa lý cũng như tập quán ăn uống. Thực vật thuỷ sinh
chứa kén Aldolescaria của sán, đóng vai trò rất quan trọng trong tập quán ăn
uống của con người trong vùng dịch tễ lưu hành bệnh. Hầu hết các nghiên cứu
cho rằng người nhiễm là do ăn cải soong, một nghiên cứu tại Pháp cho thấy
cải soong được trồng ở gia đình hay trồng công nghiệp đều có liên quan đến
việc nhiễm bệnh (Gil-Benito và cs, 1991). Chợ địa phương Samarkand ở Peru
1% rau diếp cá, và 10,5% rau xanh nói chung bán ở chợ bị nhiễm kén. Ngoài
ra một số rau như bạc hà, bồ công anh cũng chứa kén gây bệnh cho người.
Một vài quốc gia như Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới,
rau luôn luôn là nguồn thực phẩm chính hằng ngày, nên sự nhiễm là khó tránh
khỏi nếu không được nấu chín. Nước sinh hoạt hàng ngày bị ô nhiễm cũng
được xem là nguồn lây nhiễm quan trọng. Một vài báo cáo gần đây về sự tồn
tại của Aldolescaria trong môi trường nước với tỷ lệ gần 10%. Tại Bolivia,
các nhà nghiên cứu đã cho thấy có 13% Aldolescaria trong nước [9]
Năm 1916, thống kê bệnh trên người mới thấy 38 ca nhiễm bệnh. Đến
năm 1932 có 122 ca, con số thống kê lên tới 150 ca vào năm 1946[7]. Đến
năm 1993 ước tính có khoảng trên 300.000 bệnh nhân lâm sàng mắc bệnh sán
lá gan tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.[9].
Tại Việt Nam, năm 1978 Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh phát hiện

ra 2 trường hợp nhiễm sán lá gan ở người [25 ].Theo báo cáo của giáo sư Trần
Vinh Hiển tại hội nghị ký sinh trùng toàn quốc tháng 4/1998, năm 1991 đã
phát hiện ra 1 ca nhiễm bệnh ở người, tại bệnh viện Nguyễn Trãi, Thành Phố
Hồ Chí Minh. Từ đó đến năm 1997 đã phát hiện 125 ca, hầu hết bệnh nhân
19
đến từ các tỉnh Miền Trung Quảng Ngãi 21 ca, Bình Định 21 ca, Phú Yên 12
ca, Khánh Hoà 40 ca, Lâm Đồng 9 ca, còn lại ở Bến Tre và thành phố Hồ Chí
Minh, các bệnh nhân được chẩn đoán với kháng nguyên chế từ F. gigantica
cho (+) 100% [5].
Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2006 toàn quốc có đến 47 tỉnh thành
có người mắc bệnh sán gan như Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An,
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi…Trong đó đáng chú ý đến thực
trạng nhiễm sán lá gan tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, nhiều nhất là
các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai [9].
Tại Quảng Nam, theo Trung Tâm Phòng Chống Sốt Rét, Bướu Cổ cho
biết bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam và bệnh viện Miền Núi Phía Bắc Quảng
Nam đã phát hiện 254 trường hợp mắc bệnh sán lá gan lớn. Sáu tháng đầu
năm 2006, bệnh viện miền núi Phía Bắc Quảng Nam đã phát hiện 196 trường
hợp, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ chiếm 70%, người cao tuổi nhất mắc bệnh là 84
tuổi, nhỏ nhất là 7 tuổi. Theo số liệu thống kê của bệnh viện Đa Khoa Quảng
Nam Từ năm 2007 đến tháng 3/2009 có 263 ca.
Ở người bệnh sán lá trước tiên biểu hiện dưới một dạng nhiễm bệnh,
nhiễm độc trong giai đoạn xâm nhập, di hành của vĩ ấu. Gây các cơn đau
thượng vị và vùng hạ sườn phải, sốt nhẹ, sút cân, gây suy nhược. Giai đoạn
toàn phát đồng thời với sự có mặt của sán lá gan trưởng thành trong các ống
dẫn mật, gan, gây viêm túi mật mạn tính, nổi mẫn, viêm gan… [16], [22]. Nếu
ký sinh nhiều thì gây tổn thương các cơ quan mà nó ký sinh và di hành, tạo
điều kiện cho các bệnh khác phát sinh.
Như vậy, để hạn chế bệnh, phòng bệnh sán lá gan cho người, thì trước
hết phải hạn chế sự nhiễm kén ra môi trường, bằng cách phòng trị bệnh sán lá

gan cho vật nuôi. Sau đó là thực hiện vệ sinh trong ăn uống, ăn chín, uống sôi,
không ăn các thực vật thủy sinh còn sống hoặc chưa được nấu chín, không
uống nước lã.

20
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trâu, bò được nuôi tại các nông hộ của 4 xã Bình Lãnh, Bình Trị, Bình
Định, Bình Phú huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ ngày 05/01/2009 đến ngày 09/05/2009
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Mẫu được lấy trên địa bàn 4 xã Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định, Bình
Phú huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Mẫu được xét nghiệm tại phòng thí
nghiệm ký sinh trùng, bộ môn Ký sinh - Truyền nhiễm, khoa Chăn Nuôi –
Thú Y, trường đại học Nông Lâm Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.3. Nội dung
Nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò nuôi tại 4 xã Bình lãnh,
Bình Trị , Bình Định, Bình Phú.
Nghiên cứu sự phát triển của mầm bệnh sán lá gan ở các môi trường
nuôi và trong ốc vật chủ trung gian.
Đánh giá hiệu quả của các loại thuốc tẩy Vime - Ono, Fasiolid.
3.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò tại các xã Bình Lãnh, Bình
Trị, Bình Định, Bình Phú.
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo tính biệt.
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo nhóm tuổi.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo loài gia súc.

21
Mật độ phân bố của ốc vật chủ trung gian, và tỷ lệ ốc nhiễm ấu trùng
sán lá gan ở môi trường tự nhiên
Sự phát triển của trứng sán lá gan trong các môi trường nuôi nước cất,
nước hồ, nước muối 0,9%, nước muối 0,5 %.
Sự phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc vật chủ trung gian
Tỷ lệ sạch sán sau tẩy
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu ngẫu nhiên từng cá thể, lấy mẫu mới thải ra, lấy nhiều điểm
trên đống phân, không lấy phần tiếp xúc với mặt đất. Mỗi mẫu lấy 10 – 15
gam, có đánh số thứ, thông tin cần thiết cho từng cá thể như tên chủ hộ, địa
chỉ, tuổi gia súc, loài gia súc tính biệt… Mẫu được bảo quản ở điều kiện thích
hợp để đưa về phòng thí nghiệm kiểm tra
3.4.2. Phương pháp xét nghiệm
Sử dụng phương pháp lắng cặn để kiểm tra phân
*Nguyên lý: Dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng của nước lã với tỷ trọng
của sán lá gan
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Lấy 5 - 10 g phân của gia súc cần xét nghiệm cho vào cốc thủy
tinh, cho vào đó một lượng nước lã vừa phải và làm tan đều phân. Sau đó tiến
hành lọc qua rây lọc vào cốc tam giác, được dung dịch lọc.
Bước 2 Cho nước lã vào cốc chứa dung dịch một lượng tới vạch 500
ml, để chờ trong thời gian 15 - 30 phút sau đó đổ nước ra.
Đổ nước vào lần 2, đợi thời gian t2 rồi lại đổ nước ra. Mỗi mẫu tiến
hành đổ vào đổ ra từ 3 - 5 lần. Thời gian chờ t1 > t2 >…>tn (n từ 3 - 5 lần tùy
thuộc vào tính chất của phân)
Bước 3: Sau khi đổ nước cuối cùng ra, phần cặn lắng ta đổ vào đĩa petri
rồi nhỏ vào một giọt xanh methylen để nhuộm những cặn lọt qua rây khi lọc.
22

Bước 4: Dùng ống hút nhỏ hút cặn lên lam kính, đặt lamen lên và kiểm
tra dưới kính hiển vi
Bước 5: đọc và ghi chép kết quả
3.4.3. Mật độ ốc vật chủ trung gian ở môi trường tự nhiên
Sử dụng 4 m dây và 4 cọc nhỏ, cắm cọc và giăng dây tạo thành hình
vuông có diện tích 1 m
2
đếm số ốc trong ô. Tính mật độ ốc tại 5 điểm trong
đám thực vật thuỷ sinh, sau đó tính mật độ ốc trung bình.
3.4.4. Phương pháp mổ ốc
Ốc bắt về đem mổ, bỏ phần vỏ, phần miệng, và phần phân ở phía sau.
Phần gan, tuỵ của ốc đem nghiền với nước sinh lý, rồi kiểm tra dưới kính hiển
vi để tìm ấu trùng
3.4.5. Phương pháp nuôi trứng
3.4.5.1. Chuẩn bị trứng và môi trường nuôi
Lấy một lượng lớn phân trâu, bò khi xét nghiệm có nhiều trứng sán lá
gan, sau đó bằng phương pháp lắng cặn nhiều lần, lấy phần cặn kiểm tra
trứng sán lá gan.
Pha dung dịch nước muối 0,5% và nước muối 0,9%, chuẩn bị nước cất,
nước hồ.
3.4.5.2. Nuôi trứng
Phần cặn sau khi kiểm tra có nhiều trứng sán lá gan thì cho vào các
chậu thuỷ tinh có chứa các môi trường nước cất, nước hồ, nước muối 0,5%,
nước muối 0,9%. Hằng ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của phòng nuôi, pH của
các môi trường, và sự biến đổi của trứng và ấu trùng trong trứng.
3.4.6. Phương pháp nuôi ốc gây nhiễm
3.4.6.1. Chuẩn bị ốc vật chủ trung gian
Ốc được bắt ở những nơi khi kiểm tra không có mầm bệnh sán lá gan,
sau đó được nuôi trong nước sạch trong 2 tuần để kiểm tra dần. Nếu không
tìm thấy ấu trùng trong ốc thì ốc còn lại được dùng để nuôi gây nhiễm

23
3.4.6.2. Nuôi ốc
Những ốc nuôi được chọn là những con to khoẻ, nguyên vẹn về hình
dạng. Ốc được cho vào các môi trường đựng trong các cốc thuỷ tinh, trong
chậu có bỏ bèo để ốc bám vào, thức ăn cho ốc là các loại rau. Thêm thức ăn
và nước đảm bảo lúc nào ốc cũng đủ no và ướt. Chậu được để nơi có ánh
sáng, hằng ngày kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của phòng, pH của môi trường, theo
dõi sự phát triển của ốc và mổ ốc để kiểm tra sự phát triển của ấu trùng trong
ốc.
3.4.7. Kết quả xét nghiệm
*Xác định mẫu dương tính
Mẫu phân được quan sát trên 3 tiêu bản, nếu xuất hiện trứng sán lá gan thì
mẫu được quy định là dương tính (+), mẫu phân quan sát trên 3 tiêu bản
không thấy trứng sán lá gan xuất hiện thì mẫu được quy định là âm tính (-)
*Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm
Tỷ lệ nhiễm =
Số mẫu dương tính
x 100%
Tổng số mẫu xét nghiệm
Cường độ nhiễm được quy định như sau
+ Nhiễm nhẹ : 1-5 trứng/1 tiêu bản (+)
+ Nhiễm vừa : 6-10 trứng/1 tiêu bản (++)
+ Nhiễm nặng: > 10 trứng /1 tiêu bản (+++)
*Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc điều trị
Sử dụng thuốc điều trị cho trâu, bò nhiễm sán lá gan theo liệu trình, sau
đó lấy mẫu phân đem xét nghiệm để đánh giá hiệu quả thuốc điều trị. Đánh
giá dựa vào tỷ lệ sạch
Tỷ lệ sạch sán =
Số trâu, bò sạch trứng sán
x 100%

Tổng số trâu, bò được điều trị
24
Trong đó số trâu, bò tẩy sạch sán là những con sau tẩy kiểm tra ở ngày
thứ 7, 14, 21 không tìm thấy trứng sán.
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê thông thường trên phần mềm
Excel
3.4.8. vật dụng nghiên cứu
3.4.8.1. Thuốc tẩy
*Vime - Ono
Đặc trị sán lá gan trâu, bò
Thành phần:
Bithionol…… 50g
Công dụng: Đặc trị sán lá gan trâu, bò. Thuốc diệt ký sinh trùng hiệu
quả cao, tiêu diệt các loài giun tròn, sán dây, sán lá gan gây bệnh ở trâu, bò,
dê, cừu, heo. Tiêu diệt giun sán ở cả 3 giai đoạn phát triển: Trứng giun sán -
ấu trùng - giun sán trưởng thành
Cách dùng: Cho uống trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn với một liều duy
nhất. Để phòng bệnh 2 tháng sau lặp lại một lần, sau đó sau mỗi 4 tháng cho
gia súc uống lại một lần
Liều dùng: Trâu, bò 1g/15 - 20 kg P, gói 25 gam dùng cho 250 -
375 kg P
Trâu, bò từ 500 kg trở lên cho uống một liều 25 g/con
Heo, dê, cừu: 1g/10 - 15 kg P, gói 25g dùng cho 250 - 375 kg P
Chú ý: không dùng cho gia súc đang mang thai và gia súc già
Tránh để gia súc ra nắng sau khi uống thuốc.
*Fasiolid
Fasiolid là thuốc đặc trị sán lá gan trâu, bò do công ty Vinavetco sản xuất.
Tính chất: trong 100 ml có chứa 25 g Nitroxinil
25

×