Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tìm hiểu vấn đề vốn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phong điền, phú vang huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.75 KB, 11 trang )

I. GIỚI THIỆU BÀI VIẾT:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sản xuất nông nghiệp củng như bất kì hoạt động sản xuất nào khác điều
kiện tối thiểu để bắt đầu và duy trì đó là nguồn vốn. vốn trong sản xuất nông
nghiệp bao gồm vốn sẵn có như đất đai, vốn lưu động là tiền đầu tư mua phân
bón, giống, trả công lao động…
Ở mỗi vùng địa lý khác nhau điều kiện tự nhiên củng khác nhau do đó
người sản xuất ở mỗi vùng có sự đầu tư khác nhau trong sản xuất mang những
đặc trưng riêng biệt. Để tìm hiểu rỏ hơn về yếu tố quan trọng này, biết được các
phương thức giao dịch hay sự đầu tư của người sản xuất nên tôi chọn đề tài này
“tìm hiểu vấn đề vốn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm”.ở đây tôi đề cập
đến vấn đề đó ở hai vùng : Phong Chương_Phong Điền và Phú Mỹ_Phú Vang.
2. PHƯƠNG PHÁP
2.1. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hộ dân tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp trên 2 địa bàn
tiến hành nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài chung của nhóm được tiến hành trên các thôn Chính An xã Phong
Chương, Đông B xã Phú Lương, Cơ sở của việc xác định các địa điểm trên là
địa điểm đó phải có các đặc điểm phục vụ đầy đủ các nội dung của đề tài: có sản
xuất nông nghiệp, các hoạt động tiêu thụ sản phẩm…Trong mỗi hoạt động của
đề tài còn bao gồm các chuyên đề riêng biệt như: ảnh hưởng của vốn đến tiêu
thụ sản phẩm, vai trò của hợp tác xã đến tiêu thụ sản phẩm, khó khăn thuận lợi
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo quản nông sản.
1
2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP
2.2.1. Phỏng vấn người am hiểu
Trước tiên đến làm việc tại xã vì qua đây sẽ biết được tình hình chung
nhất của xã và các thôn trong xã. Ở đây người được phỏng vấn bí thư xã, phó
chủ tịch xã, chủ nhiệm hợp tác xã. Sau khi nghe phó chủ tịch xã Phong chương


báo cáo tình hình cơ bản của xã năm 2009, tiến hành nêu lên một số câu hỏi để
thu thập thông tin cho chuyên đề. Xin danh sách các thôn trong xã, hợp tác xã.
Tìm hiểu tình hình chung của thôn, số điện thoại và địa chỉ nhà trưởng thôn
Sau khi xác định được thôn, nhóm đã điện thoại và hẹn găp trưởng thôn.
Trong buổi nói chuyện với trưởng thôn đã nắm bắt được tình hình chung của
thôn, biết được tổng số hộ, một số tình hình chung của thôn. Việc gặp trưởng
thôn được ưu tiên hàng đầu vì đây là người nắm tình hình chung của thôn, là
người nhiệt tình nên mỗi cá nhân sẽ thu được những thông tin cần thiết cho
mình. Việc tiếp theo là gặp chủ nhiệm hợp tác xã để nắm bắt một số thông tin,
sự liên quan của hợp tác xã tới tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm
trong thôn.
2.2.2. Phỏng vấn hộ
- Phương pháp chọn hộ: chọn theo chỉ tiêu nhóm đưa ra dựa vào sự giới
thiệu của trưởng thôn và hỏi thăm bà con trong địa phương
- Công cụ: Sử dụng bảng câu hỏi tìm hiểu được tình hình thực tế vừa
thấy được những suy nghĩ của người dân. Kiểm tra chéo thông tin bằng cách hỏi
các câu hỏi khác nhau về một thông tin, hoặc hỏi từ các nguồn khác nhau nhưng
có mức độ am hiểu như nhau.
2.2.3. Thảo luận nhóm
Thông qua trưởng thôn xác định được thời gian và địa điểm tiến hành
họp dân. Tại mỗi vùng tiến hành 2 cuộc họp dân với những người được mời là
khác nhau và có sự tham gia của trưởng thôn hoặc cán bộ trong thôn như hội
trưởng hội phụ nữ, hội trưởng hội nông dân…Thành phần tham gia của mỗi buổi
họp từ 9-13 người. Mục đích chung của buổi họp là thu thập và kiểm tra chéo
2
thông tin trong quá trình phỏng vấn hộ, xác định những khó khăn thuận lợi cơ
bản của từng địa phương để người dân tự đưa ra giải pháp. Rèn luyện những kĨ
năng đã được học trên nhà trường như kĨ năng điều hành, kĨ năng đặt câu hỏi…
Các công cụ PRA đã được nhóm sử dụng trong quá trình họp dân: bảng
so sánh cặp đôi, bảng chấm điểm, biểu đồ venn, cây vấn đề và công cụ thẻ màu

thu thập ý kiến của người dân. Quá trình thực hiện được người dân ủng hộ nhiệt
tình nên khá thuận lợi.
Nhóm đã tiến hành 4 buổi họp dân trên 2 địa bàn rèn nghề
2.2.4. Quan sát thực tế:
Kết hợp trong quá trình đi phỏng vấn hộ và sinh hoạt tại địa phương,
quan sát nhận định và rút ra nhiều thông tin bổ ích cho chuyên đề củng như kinh
nghiệm cho bản thân.
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN THỨ CẤP
Các báo cáo cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội của thôn: Chính An xã
Phong Chương, thôn Đông B xã Phú Lương. Những thông tin cần thu thập là
các báo cáo có liên quan đến chuyên đề cá nhóm và chuyên đề cá nhân. Đó là
tình hình sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn.trình tự tiếp
cận cán bộ ở các thôn: Ở xã Phong chương sau khi gặp phó chủ tịch xã báo cáo
sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội chung của xã, về các thôn trực tiếp gặp
trưởng thôn xin các báo cao và phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến đề tài lớn
và các tiểu chủ đề. ở Phú Lương sau khi nghe phó chủ tịch báo cáo về tình hình
chung của xã nhóm được phân về thôn Đông B tiến hành chia nhóm nhỏ đi gặp
trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã và cán bộ xã để lấy thông tin.
3
II. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:
1. TIẾP CẬN HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN.
Địa điểm tiếp cận: Thơn Chính An xã Phong Chương huyện Phong Điền
Thơn Đơng B xã Phú Lương huyện Phú Vang
1.1 TIẾP CẬN HỘ GIA ĐÌNH Ở THƠN CHÍNH AN XÃ PHONG
CHƯƠNG:
Số lượng hộ phỏng vấn :5 hộ
Thời gian: sáng 7/4
Phỏng vấn hộ, nói chuyện và quan sát thu thập ý kiến tổng hợp lấy thơng
tin, hỏi họ về những thơng tin của gia đình liên quan đến sản xuất nơng nghiệp,
khó khăn thuận lơi, đầu tư cho sản xuất…

+ Chủ hộ: Nguyễn Thị Mười
Hoạt động sản xuất chủ yếu là chăn ni heo thịt, quy mơ 30 con. Trồng
lúa 3 sào.ngồi ra còn hoạt động sản xuất khác như nấu rượu, bán hàng tạp hóa.
Nguồn vốn cho sản xuất một phần gia đình tự lực được một phần mua
thức ăn chăn ni thì phải nợ của tư thương đến khi bán vật ni sẽ trả.
+ Chủ hộ : Nguyễn Thị Lan
Hoạt động sản xuất chủ yếu trồng lúa với diện tích đất là 1.2 mẫu. bn
bán vật tư nơng nghiệp như thức ăn chăn ni, thuốc trừ sâu bệnh…
hoạt động phụ chăn ni nhỏ chủ yếu là gà lai, gà tam hồng phục vụ nhu
cầu trong gia đình và bán cho người dân khi có nhu cầu.
nguồn vốn sản xuất của gia đình chủ yếu là vay mượn, hầu hết đầu vào để
sản xuất lúa như phân bón, thuốc trừ sâu…đều nợ lại của tư thương tới cuối vụ
sẽ trả bằng sản lượng.
+ Chủ hộ: Nguyễn Thị Phố
Hoạt động chủ yếu bn bán vật tư nơng nghiệp và thu mua nơng sản.
+ Chủ hộ: Nguyễn Thị Thẹo
Hoạt động chủ yếu là trồng lúa với diện tích đất 1,2 mẫu. chăn ni nhỏ
trong gia đình gồm 4 con lợn thịt và 12 con gà.
4
Vay vốn sản xuất, đầu vào của tư thương và trả vào cuối vụ.
+ Người được phỏng vấn: Hồ Văn Ba
Hoạt động chủ yếu trồng lúa. Diện tích đất 1,7 mẫu. hoạt động phụ khác
như nuôi cá, nuôi heo.
Một phần vốn vay của tư thương về đầu vào sản xuất,một phần vay của
anh em, họ hàng và người trong địa phương đầu tư cho chăn nuôi và một số hoạt
động khác của gia đình.
Nhìn chung ở đây vốn bà con sản xuất chủ yếu là vay vốn từ tư thương,
vay hay mua chịu vật tư như thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
từ đầu vụ và cuối vụ trả bằng sản lượng nông sản tương đương với tiền vay gốc
cộng với số tiền lãi hàng tháng.

1.2. TIẾP CẬN HỘ GIA ĐÌNH THÔN ĐÔNG B XÃ PHÚ LƯƠNG.
Số hộ được phỏng vấn: 4 hộ
Thời gian ngày 13- 14 /4
+ Người được phỏng vấn: Nguyễn Tơ
Diện tích đất canh tác 5,8 mẫu, trồng 2 vòm nấm ngoài ra còn chăn nuôi
nhỏ phục vụ nhu cầu trong gia đình.
Nguồn vốn gia đình vay của ngân hàng chính sách xã hội, tư thương để
đầu tư cho sản xuất.
+ Người được phỏng vấn: Nguyễn Thính
Diện tích đất 2,4 mẫu, trồng 2 vòm nấm
Nguồn vốn chủ yếu vay tư thương để trồng lúa ngoài ra còn có số tiền thu
hoạch nấm thường xuyên để quay vòng sản xuất nấm và chi tiêu gia đình.
+ Người được phỏng vấn: Phan Phước
Diện tích đất 3 mẫu, trồng 2 vòm nấm, nuôi 8 con lợn
+ Người được phỏng vấn: Nguyễn Tuấn
Trồng 3 mẫu lúa, năng suất đạt 3 tạ/sào, trồng 2 vòm nấm, nuôi 4 con
lợn và 28 con gà.
5
Nhìn chung ở đây nguồn vốn bà con sản xuất bà con vay của tư thương,
ngân hàng chính sách xã hội.
Tư thương hoạt động ít hơn và hình thức trả nợ khác ở phong chương đó
là người vay vốn trả nợ bằng tiền bán nông sản chứ không phải tư thương đến
lấy nông sản trừ nợ .
2. TIẾP CẬN TÌM HIỂU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP.
- Đầu tiên tiếp cận cán bộ xã để nắm được tình hình chung của xã, của các
thôn và những chính sách về vốn cho bà con mà xã hay huyện thông qua xã đã
và đang thực hiện.
người được phỏng vấn ở Phong Chương là bác Dân phó chủ tịch xã
ở thôn Đông B là bác Anh phó chủ tịch xã
- Về các thôn trực tiếp gặp trưởng thôn để nắm bắt tình hình chung của

thôn và xin các báo cáo về kinh tế- xã hội.
ở thôn Chính An bác trưởng thôn Nguyễn Văn Việt nhiệt tình vui vẽ nên
việc hẹn gặp và xin số liệu thuận lợi.
ở thôn Đông B nhóm được ở ngay trong nhà bác Nguyễn Tơ trưởng thôn
nên quá trình gặp gỡ giao lưu và xin số liệu khá suôn sẽ.
quá trình tiếp cận khá thuận lợi tuy nhiên thông tin và số liệu không thu
thập được nhiều, được cán bộ ở chi cục giới thiệu tên và số điện thoại của một
số nơi liên quan đến chuyên đề để gặp gỡ xin số liệu.
3. TIẾP CẬN CÁC PHÒNG BAN, TRẠM, TRUNG TÂM KHUYẾN
NÔNG& PTNT
- Ngày 15/ 4 tiếp cận và xin số liệu, thông tin ở tỉnh. Các nơi nhóm liên hệ
gồm sở nông nghiệp & PTNT, chi cục PTNT
ngày 16/ 4. tiếp cận xin số liệu thông tin cấp huyện
các tổ chức nhóm đã đi gặp gồm phòng nông nghiệp, phòng thống kê,
phòng tài chính, trạm khuyến nông & PTNT
quá trình tiếp cận gặp khá nhiều bở ngỡ do nội dung của cuộc gặp nhóm
chuẩn bị chưa kĩ. Sáng 16/ 4 nhóm lên gặp khá nhiều nơi tuy nhiên cán bộ liên
6
quan đều bận và được hẹn tới chiều. chiều 16/ 4 nhóm đã gặp và xin được số
liệu cấp huyện, những số liệu báo cáo của các xã, những thống kê về sản lượng,
năng suất của một số loại nông sản chủ yếu…
- Nhóm đã tiến hành gặp chủ nhiêm hợp tác xã ở cả 2 vùng để xin số liệu
và thu thập một số thông tin về quan hệ của hợp tác xã đến tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp của bà con. Ở Phong Chương hẹn gặp chủ nhiệm nhưng do chủ
nhiệm bị ốm nên nhóm đã tới tận nhà thăm hỏi đồng thời xin số liệu và thu thập
thông tin, sau đó nhóm đã mời được phó chủ nhiệm hợp tác xã tham gia vào
buổi họp dân thu thập được nhiều ý kiến bổ ích cho chuyên đề.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC XÃ.
3.1.1 Tình hình chung của xã Phong Chương: ngày 6/ 4 về tai địa bàn xã được

bác Dân phó chủ tịch báo cáo
Tổng diện tích gieo trồng của phong chương là 2260ha trong đó diện tích
đất canh tác là 838ha.
Hành chính xã Phong Chương gồm 9 thôn, 7 hợp tác xã.
Có 1828 hộ, 7832 nhân khẩu, 4015 người trong độ tuổi lao động, 149 hộ nghèo
chiếm 8,97%
Thu nhập chính dựa vào sản xuất nông nghiệp 84%, năng suất lúa bình
quân 52 tạ/ha
3.1.2. Tình hình chung xã Phú Lương: Ngày 13 /4 về tại ủy ban xã được nghe
bác Anh phó chủ tịch báo cáo về tình hình chung của xã, lớp đã tiến hành nêu
một số câu hỏi để tìm hiểu thông tin.
Tổng diện tích gieo trồng 2218,4ha trong đó diện tích trồng lúa là
2200,4ha, màu 18ha
Năng suất lúa bình quân đạt 59,8 tạ/ha, chăn nuôi gồm 2 trang trại lớn,
hơn 600 hộ tham gia trồng nấm rơm, đời sống nhân dân cơ bản ổn định.
Mặt yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao. Khó khăn trong việc đầu tư
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mang tính rải rác.
7
Tiêu thụ lúa, nấm trên địa bàn thông qua con buôn.
Có công ty lương thực Hương Thủy, công ty giống cây trồng hổ trợ trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Toàn xã có 3 đơn vị hợp tác xã.
3.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp của 2 thôn tiến hành nghiên cứu.
Thôn
Cây

Chính An Đông B

Lúa
268.4ha,năng suất bình

quân 50.97 tạ/ha
301.75ha, 60 tạ/ha

Loại cây khác
-Màu và cây công nghiệp
ngắn ngày 12ha
-Khoai lang 4ha
-Lạc 6 ha
-Đậu 4 ha
-Màu:2,25 ha-Nấm rơm,
tổng thu của thôn 730-
950 triệu/năm
Thôn
Con Chính An Đông B

Gia súc
-Trâu 230 con
-Lợn 820 con,trong đó 84
lợn nái
-Dê 50 con
-Bò kéo 2con
-Trâu bò 8 con-Lợn 750
con, 60 con lợn nái
Gia cầm - 9.000 con - 19.800 con
3.2. CÁC HÌNH THỨC VAY VỐN CỦA BÀ CON NÔNG DÂN
+ Vay tư thương:Đây là một hình thức vay vốn hoạt động mạnh ở thôn
chính an xã Phong Chương. Bà con vay vốn từ đầu vụ là tiền mua vật tư, phân
bón thức ăn chăn nuôi đến cuối vụ tư thương đến lấy sản lượng nông sản tương
8
đương với số tiền gốc cộng với lái hàng tháng, lãi suất 10 ngàn/1 triệu/ 1 tháng.

Giá cả có mặt bằng chung của xã, các thôn khác…
nếu như cuối vụ mà người vay vốn bị mất mùa không đủ sản lượng để trả nợ thì
tư thương, đại lý cho vay sẽ tính lãi 2%/tháng và lấy sản lượng cuối vụ sau để bù
vào tiền nợ đó.
ở Phú Lương hoạt động vay của tư thương ít hơn và người vay thì cuối vụ
bán sản lượng và trả bằng tiền mặt.
+ Vay ngân hàng chính sách xã hội:
Đây là một hình thức vay vốn với số tiền khá lớn 10 triệu/người trả trong
vòng 3 năm là một hình thức vay vốn hoạt động mạnh ở Phú Lương. Hoạt động
nay của ngân hàng chính sách xã hôi đã có từ 10 năm trước và đến bây giờ vẫn
tồn tại giúp bà con có nguồn vốn dể mở rộng quy mô sản xuất tăng năng suất.
+ Vay tổ tiết kiệm của các hội như hội nông dân, hội phụ nữ:
đây là hình thức vay có ở cả 2 vùng , lãi suất thấp, thời hạn 3 năm và mỗi hộ chỉ
được vay ở 1 hội, số tiền là 10 triệu/người
+ Vay của anh em, người quen trong địa phương:
hình thức này tuy phổ biến nhưng lượng tiền vay ít và lẻ tẻ.
3.3 CÁC TỔ CHỨC CHO VAY VỐN Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
+ Ngân hàng chính sách xã hội.
+ Tổ tiết kiệm của các hội: hội nông dân, hội phụ nữ.
+ Tư thương.
3.4 CÁC CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI DÂN
+ Chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội.
+ Chính sách đầu tư và thu mua nông sản của công ty giống cây trồng
tuy nhiên đòi hỏi kỉ thuật cao(quy trình kĩ thuật được công ty đưa ra và bà con
sản xuất phải thực hiện theo quy trình đó) để đảm bảo chất lượng nông sản đủ
chỉ tiêu. Nếu đạt thì giá thu mua sẽ cao hơn 20-25% giá lúa bình thường.
+ Chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho người sản xuất.
+ Chính sách trợ giá từ 1-3 giá lúa giống( ví dụ như một kg lúa giống giá
5 ngàn 100 đồng khi mua sẽ được hổ trợ 3 giá chỉ còn 4 ngàn 800 đồng) của hợp
tác xã.

9
IV. KẾT LUẬN, THUẬN LỢI,KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
4.1. KẾT LUẬN:
Qua quá trình tìm hiểu thực tế đã phản ánh được thực trạng của vấn đề
vốn và vay vốn sản xuất tại 2 vùng: Phong Chương- Phong Điền và Phú Lương-
Phú Vang. Nhìn chung ở cả 2 vùng đều có những điểm tương đồng và các đặc
điểm mang nét riêng biệt. nhận thấy rằng quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản
của bà con còn chịu nhiều chi phối bởi sự thiếu hụt nguồn vốn, sự quay vòng
của quá trình vay- trả làm cho bà con không thoát khỏi tình trạng sản xuất quy
mô nhỏ, chất lượng chưa cao, năng suất chưa ổn định, không mở rộng được quy
mô sản xuất, chưa tạo được nguồn vốn tự lực của gia đình đồng thời củng nhận
thấy được những mong muốn của bà con về sự hổ trợ quan tâm của chính quyền,
hợp tác xã đên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Quan trọng là mỗi cá
nhân học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu của mình
sau khi hoàn thành chuyên đề.
4.2 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
4.2.1 thuận lợi:
Được sự giúp đỡ, quan tâm của nhà trường trong đó có sự chỉ đạo tận tình
và nghiêm túc của giáo viên trong đoàn hướng dẫn. lãnh đạp và người dân địa
phương đã tạo mọi điều kiện cho nhóm hoàn thành đợt rèn nghề. Cùng với sự nổ
lực cố gắng của bản thân và sự đoàn kết giúp đỡ của các thành viên trong nhóm.
Giao thông và phương tiện đi lại đầy đủ cũng là một điều kiện thuận lợi trong
quá trình rèn nghề.
4.2.2 khó khăn
Đây là lần đầu tiên làm việc với người dân nên còn thiếu kinh nghiệm
trong việc thu thập thông tin và tiên hành thảo luận nhóm người dân. Gặp phải
khó khăn, lúng túng trong việc chọn mẫu và viết báo cáo. Một số trường hợp
thiếu sự hợp tác của người dân.
10
4.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN:

Về địa phương nên tiếp cận những người có vị thế trước như cán bộ xã,
trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã, hội trưởng hội nông dân, hội phụ nữ vì họ là
những người nắm rỏ tình hình địa phương và có tiếng nói với những người khác.
Cần có kế hoạch hoạt động cụ thể và hợp lý, sử dụng thời gian làm việc có hiệu
quả. Khi phỏng vấn ngời am hiểu cần tích cực đặt các câu hỏi để thu thập thông
tin. Các câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, đúng trọng tâm và trình bày chậm để người
trả lời có thể ghi chép. Trong quá trình phỏng vấn hộ, không nên hỏi liên tục
ngay từ đầu mà phải tạo cuộc nói chuyện thân mật. Ghi chép đầy đủ và tổng hợp
số liệu sau mỗi buổi phỏng vấn xem mình còn thiếu thông tin gì để kịp thời bổ
sung. Để buổi họp dân đạt kết quả cần chuẩn bị tốt nội dung, đảm bảo đúng giờ,
tạo không khí sôi nổi cho buổi họp. Biết cách đặt câu hỏi để người dân thảo luận
và đưa ra ý kiến không nên áp đặt ý kiến chủ quan của cá nhân. Phỏng vấn hộ và
họp dân phải được tiến hành vào những thời gian rãnh của người dân. Tiếp thu
những lời nhận xét góp ý của thầy cô và bạn để tránh tái phạm những sai lầm mà
mình hoặc bạn đã mắc phải.
Nhóm phải có sự đoàn kết và tuân thủ kỉ luật nhóm đề ra.
Có lối sống lành mạnh, hòa đồng với người dân địa phương tạo điều kiện
trong tiếp xúc, sinh hoạt cũng như thu thập thông tin, xin ý kiến
11

×