Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẦU RA CHO THANH LONG BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.59 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN II
Đề tài: GI&I PHÁP PHÁT TRIỂN Đ'U RA CHO THANH LONG B)NH
THUẬN
Giảng viên hướng: PGS. TS. Đinh Phi Hổ
Lớp: KTPT đêm K21
Học viên thực hiện: Lê Minh Tu>n
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013
LỜI MỞ Đ'U
Cuộc sống ngày càng tiến bộ, đời sống người dân ngày càng nâng cao, mọi người đã biết
quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân mình và gia đình. Và việc lựa chọn ra những loại
hoa quả tươi, ngon và có lợi cho sức khỏe là một nhu cầu thiết yếu cũng như xu hướng chính
của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Quả thanh long Bình Thuận không chỉ là một loại
quả có hình dáng đẹp, bắt mắt, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe mà
còn đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho sức khỏe người tiều dùng khi quả thanh long
ở nhiều nơi đã đạt tiêu chuẩn VietGap. Quả thanh long nay đã được nhiều người tiêu dùng
trong nước và ngoài nước tin dùng, kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm và thương hiệu
thanh long Bình Thuận đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Thế nhưng hiện
nay tình trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long lại đang gặp nhiều khó khăn và nghịch lý. Người
dân và doanh nghiệp là những người cung ứng thanh long nhưng lại không quyết định được giá
cả, tuy sản lượng trồng thanh long theo VietGap tăng qua các năm nhưng nhiều nhà vườn sau
khi tham gia lại bỏ, không tiếp tục trồng theo VietGap. Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu lại ưa
thích việc xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc trong khi con đường này lại chứa đựng nhiều
rủi ro. Đề tài nghiên cứu về thanh long Bình Thuận được đưa ra để từ đó đề xuất những giải
pháp thiết thực để giải quyết cho những khó khăn, hạn chế đồng thời nâng cao giá trị quả thanh
long, quảng bá thương hiệu Thanh Long ra thị trường quốc tế.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Xu hướng tiêu dùng trái cây trên thế giới và tình hình xu>t khẩu trái cây Việt Nam
Sử dụng các sản phẩm có chứng nhận tiêu chuẩn GAP là đang là xu hướng của người tiêu


dùng và các nhà bán lẻ trên toàn thế giới. Sản xuất trái cây nói riêng và nông nghiệp nói chung
theo tiêu chuẩn GAP đang là xu thế tất yếu. Các nhà vườn cần sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để
tăng thu nhập và phát triển bền vững.
Cho đến nay, nhiều quốc gia cũng đã xây dựng bộ tiêu chuẩn GAP cho quốc gia mình
như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Argentina… trong đó có Việt Nam với tên gọi
VietGAP. Ở nước ta hiện có hàng chục đơn vị có chức năng cấp chứng nhận VietGAP (do Cục
Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép).
Châu Âu là một thị trường rau quả tươi lớn nhất và là nhà nhập khẩu lớn nhất của thế
giới. Riêng 16 nước Tây Âu nhập khẩu tới 73 triệu tấn rau quả, trong đó nhu cầu nhập trái cây
tươi nhiệt đới tăng mạnh. Đặc biệt, thị trường bán lẻ ở châu Âu đang thay đổi và có xu hướng
tìm nguồn hàng trực tiếp hơn là qua trung gian. Suy thoái kinh tế đã làm thay đổi tập quán của
người tiêu dùng. Họ chú ý nhiều hơn các cửa hàng bán lẻ giảm giá. Một trong những yêu cầu
tối thiểu đối với trái cây nhập khẩu vào châu Âu là phải đạt chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn toàn
cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc). Ngoài ra còn có nhiều tiêu chuẩn
khác như: BRC (sau thu hoạch), MRLs (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép)
1.1.1. Xu hướng tiêu dùng trên thế giới về trái cây
- Nhu cầu về sản phẩm tiện lợi (convenience) sẽ lớn hơn. Do người dân ngày càng bận
bịu với công việc, tình trạng người độc thân tăng lên, giá nhân công cao…
- Sản phẩm ngày càng đa dạng: do công nghiệp chế biến ngày càng phát triển và nhu cầu
ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
- Nhu cầu tiêu dùng trái cây nhập khẩu, đặc sản tăng.
- Nhu cầu về sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ (organic) tăng . Thứ năm, sản phẩm chế
biến sẵn, ăn liền (ready-cooked, take-out) tăng.
- Phát triển thương hiệu.
- Thị trường phân cực nhiều hơn (hàng cao cấp - hàng bình dân).
- Yêu cầu thông tin về sản phẩm trên nhãn ngày càng công khai, trung thực và cụ thể.
- Ăn uống bên ngoài do thời gian eo hẹp không có điều kiện chế biến.
- Yếu tố nhân chủng học ở các quốc gia hay khuynh hướng tìm mua hàng tận nơi sản xuất
của các nhà bán lẻ các nước.
1.1.2. Tình hình sản xuất trái cây thế giới

Trái cây nhiệt đới là nguồn dinh dưỡng và thu nhập của các nước đang phát triển châu Á.
Mặc dù châu Á chiếm ưu thế về sản xuất trái cây tươi nhưng xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Trên thế giới năm 2008 sản xuất khoảng 65 triệu tấn khóm, xoài, bơ và đu đủ, trong đó châu Á
trên 38 triệu tấn, Nam Mỹ 9,5 triệu tấn, Trung Mỹ và vịnh Caribean 8,9 triệu tấn và Châu Phi
7,4 triệu tấn. Những trái cây sản lượng nhỏ hơn như ổi, vải, nhãn, sầu riêng, chôm chôm …
chiếm 17,8 triệu tấn. Ấn Độ sản xuất trái cây nhiệt đới lớn nhất thế giới với sản lượng xoài và
đu đủ lần lượt là 13,8 và 2,68 triệu tấn.
1.1.3. Tình hình xuất khẩu trái cây ở Việt Nam
Việt Nam sản xuất rau quả đạt sản lượng lớn (đứng thứ 5 Châu Á) nhưng chủ yếu là tiêu
thụ trong nước (85%), xuất khẩu được rất ít.Trong thời kỳ 2001 – 2010 nhu cầu tiêu thụ quả
hàng năm tăng bình quân 3,6%, trong khi sản lượng chỉ tăng 2,8%. Việc tiêu thụ rau quả ngày
càng được khuyến khích chủ yếu do yếu tố có lợi sức khỏe.
Những điểm mạnh của cây ăn trái nước ta mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng
có được: Đó là điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khí hậu, đất đai phù hợp, có nhiều giống trái cây
nhiệt đới đặc sản nổi tiếng, nông dân có kinh nghiệm canh tác trái cây đặc sản truyền thống,
điều kiện giao thương thuận lợi với những cảng biển sang các châu lục…Bên cạnh đó, cũng có
không ít những điểm yếu là sản xuất trái cây còn nhỏ lẻ, tự phát, thậm chí còn theo phong trào.
Vấn nạn “ Trồng, chặt. Chặt, trồng” là hệ lụy của sản xuất bấp bênh, thụ động vẫn còn tiếp
diễn. Trình độ công nghệ chế biến, công nghệ giống, công nghệ qui trình sản xuất sạch, an toàn
chưa theo kịp các nước trong khu vực, chưa có qui hoạch cho những vùng chuyên canh trái cây
đặc sản…
1.2. Tổng quan về thanh long
1.2.1. Giới thiệu về thanh long
Cây thanh long có tên khoa học là Hylocereus Undatus, thuộc họ xương rồng (Cactaceae),
và có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon Fruit. Thanh long có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới Trung Mỹ và Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam lúc đầu với vai trò là cây cảnh và
được đưa lên thành hàng hoá vào thập niên 1980. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các
nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysua, Thái Lan, Philippines, Indonesia
(đặc biệt là ở miền tây đảo Java) miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.
Thanh long là loại cây leo. Quả to, hình trái xoan, màu xanh khi còn non, khi chín chuyển

sang màu đỏ. Quả nặng trung bình 300 – 400g, có quả nặng trên 600g. Các hạt giống như hạt
vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn ở dạng quả tươi, có
mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương
vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa). Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa
có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè.
1.2.2. Đặc điểm sinh học
Thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, ưa ẩm và nóng. Chúng thích hợp trồng
ở những nơi có cường độ ánh sang mạnh. Trồng cây thanh long phải có trụ đỡ, có thể sử dụng
các “trụ chết” như cột gỗ, cột xi-măng hoặc các “trụ sống” như các than cây.
Cây thanh long hay bị bệnh cháy cành, thối nhủn và hay bị kiến, bọ xít và ruồi đục quả phá
hoại.
1.2.3. Công dụng
Thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận
tràng, chỉ khái hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao
phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc và giải
độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho. Dùng quả ăn tươi rất tốt cho những người bị rôm sẩy, mụn
nhọt, táo bón. Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol. Do đó,
người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long.
1.3. Tình hình sản xu>t thanh long ở Việt Nam
1.3.1. Bình Thuận
Đến nay, tỉnh Bình Thuận vẫn là thủ phủ của quả thanh long Việt Nam với hơn 16.500 ha
chiếm khoảng 76,1% diện tích trồng thanh long cả nước, với tổng sản lượng khoảng 400.000
tấn/năm, Hàng năm, số lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch được 30.209 tấn, chiếm 7,5 %,
với giá trị kim ngạch là 17,758 triệu USD USD. Tuy nhiên, phần lớn diện tích hiện nay vẫn còn
trồng thanh long theo cách truyền thống, chỉ khoảng hơn 5.000 ha trồng theo tiêu chuẩn
VietGap và 160 ha đạt chuẩn Global Gap.
Trước đây, thanh long được xuất khẩu chủ yếu qua nước láng giềng Trung Quốc nên tiêu
chuẩn về quả thanh long mà Trung Quốc đòi hỏi đáp ứng không cao nên cách trồng thanh long
theo mô hình truyền thống có thể đáp ứng được. Ngày nay, thanh long Bình Thuận đã và đang
tìm được nhiều thị trường mới như Hoa Hỳ, EU, Nhật Bản…và mới đây là Hàn Quốc. Vấn đề

đặt ra là thị trường mới có, nhưng muốn các thị trường này chấp nhận quả thanh long của Việt
Nam cũng không phải là điều dễ dàng nhất là thị trường đầy khó tính Hoa Kỳ. Vì vậy mô hình
thanh long truyền thống ngày càng không thể đáp ứng theo yêu cầu mà các thị trường khó tính
đặt ra. Hiện nay Bình Thuận đang khuyến khích các nhà vườn thanh long áp dụng mô hình
canh tác theo tiêu chuẩn VietGap và Global Gap để đầu ra của thanh long được chấp nhận dễ
dàng và có thể nâng cao về mặt giá trị cho quả thanh long mang về nhiều lợi nhuận hơn cho
nhà vườn và đóp góp nhiều hơn cho ngân sách tỉnh.
1.3.2. Long An
Ngoài Bình Thuận, thanh long cũng được trồng ở một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu
Long như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long. Tại Long An, thanh long được trồng chủ yếu tại
Châu Thành, Tân Trụ, Tân An với diện tích khiêm tốn chỉ khoảng hơn 1200 ha. Tuy nhiên
không vì diện tích nhỏ mà người trông thanh long nơi đây không chú trọng đến kỹ thuật chăm
sóc cây trông tiềm năng này. Tiêu biểu là HTX Dương Xuân ở xã Dương Xuân Hội, Châu
Thành đã mạnh dạng khuyến khích thành viên áp dụng Gap vào việc trồng thanh long, do đó đã
cho ra thị trường quả thanh long sạch theo tiêu chuẩn Gap mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người trồng thanh long.
1.3.3. Tiền Giang
So với Long An, người hàng xóm Tiền Giang có diện tích trồng thanh long tương đối lớn
hơn, chủ yếu tập trung ở huyện Chợ Gạo với khoảng 2000 ha, trong đó có khoảng 41% hộ
trồng từ 2.000m2 đến 5.000 m2, 28% hộ trồng từ 5000 m2 đến 10000 m2 và có 8% hộ trồng
với quy mô trên 10000 m2. Ở nơi đây, người trồng thanh long cũng được khuyến khích áp
dụng Gap vào việc sản xuất. Một điều đặc biệt là chủ yếu bà con nông dân nơi đây sử dụng kỹ
thuật “xông đèn” để kích thích cho cây ra quả trái vụ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Chương 2: THỰC TRẠNG S&N XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH
LONG TẠI TỈNH B)NH THUẬN
2.1. Tình hình sản xu>t thanh long Tại Bình Thuận
2.1.1. Chuỗi cung ứng thanh long Bình Thuận
Hình 1: Chuỗi Cung Ứng Thanh Long Bình Thuận
 Tiêu thụ trong nước
Thường thì chuỗi cung ứng sẽ đi theo sơ đồ sau :

Nông dân => Thương lái => Doanh nghiệp => Tiểu thương => Người tiêu dùng
 Xuất khẩu
Chuỗi cung ứng thứ nhất là thanh long từ nông dân và hợp tác xã ( gọi chung là Nhà sản xuất)
qua Thương lái rồi mới tới doanh nghiêp để xuất khẩu. Con đường cung ứng thứ hai là thanh
long từ Nhà sản xuất tới thẳng doanh nghiệp (qua mô hình liên minh sản xuất) để xuất khẩu.
Nhận xét chung:
Hiện nay, đa số thanh long được doanh nghiệp thu mua từ thương lái, chỉ một số doanh
nghiệp tự chủ nguồn cung hoặc tham gia vào mô hình liên minh sản xuất thì không thu mua
qua thương lái. Thương lái đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng nên có tác động rất
lớn đến quá trình sản xuất và tiêu thụ của thanh long Bình Thuận. Mô hình liên minh sản xuất
chỉ vừa mới được xây dựng nên chưa phát triển và chưa đóng vai trò quan trọng trong chuỗi
cung ứng.
2.1.2. Qui trình sản xuất và kinh doanh thanh long
Hình 2: Qui trình sản xuất và kinh doanh thanh long
(Nguồn: Thông tin hướng dẫn đảm bảo chất lượng trái thanh long – Sở KH-CN-MT tỉnh Bình
Thuận)
2.1.3. Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Người dân Bình Thuận rất cần cù, chịu khó, ham học hỏi và có nhiều kinh nghiệm trong
việc trồng trọt, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên Thanh long nên có thể nói chất lượng quả
thanh long Bình Thuận rất cao. Bên cạnh đó, nông dân Bình Thuận cũng rất sáng tạo khi áp
dụng phương pháp chong đèn để cây thanh long cho quả trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, theo xu hướng chung của thế giới về tiêu dùng rau quả sạch theo tiêu chuẩn
GAP, tỉnh Bình Thuận chỉ đạo việc đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap
nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu. Sau 3
năm triển khai, đến nay toàn tỉnh đã hình thành được 339 tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất,
trang trại với 10.470 hộ, tổng diện tích đăng ký sản xuất thanh long VietGAP là 7.474 ha. Đến
cuối năm 2011, tổng diện tích sản xuất thanh long VietGap đạt 5.000 ha.
Kết quả sản xuất thanh long VietGAP trong những năm qua, cho thấy hiệu quả kinh tế
cao hơn sản xuất bình thường, tạo được khối lượng hàng hóa lớn, có chất lượng đồng đều, đáp
ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Cùng với đó, môi trường sản xuất được cải thiện nhờ

giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật; sức khỏe người tiêu dùng và người lao động được bảo
đảm. Kiến thức, kinh nghiệm sản xuất của nông dân cũng được nâng lên, đã biết lựa chọn các
sản phẩm có nguồn gốc sinh học hoặc hữu cơ thay thế dần các sản phẩm hóa học, góp phần bảo
vệ môi trường đất, nước ngầm…
Kế hoạch của tỉnh Bình Thuận phấn đấu đến năm 2015 có 100% diện tích thanh long sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, vì thế hiện nay tỉnh đã chỉ đạo không mở rộng thêm diện tích
thanh long mà tập trung vào việc nâng cao chất lượng quả thanh long. Đến thời điểm này diện
tích đã lên trên 16.000 ha, trong khi kế hoạch đến 2015 chỉ 15.000 ha.
2.1.4. Quy mô sản xuất
Sản xuất hàng hoá còn mang tính chất tự phát, manh mún và thiếu đồng bộ. Quy mô sản
xuất còn nhỏ lẻ, lấy quy mô hộ gia đình là chính. Sự liên kết đồng bộ về sản xuất và tiêu thụ
còn kém. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ thanh long vì không
thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, không đảm bảo được sự đồng đều về chất lượng và
tiêu chuẩn, đồng thời cũng không thể xây dựng được thương hiệu thống nhất. Bên cạnh đó,
việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cũng gây khó khăn trong khâu kiểm soát chất lượng quả thanh
long. Hậu quả là giá trị và hiệu quả sản xuất thấp, khó cạnh tranh trên thị trường.
Trong những năm qua tỉnh (cụ thể là ban quản lý dự án ACP) đã có những chính sách hỗ
trợ thành lập các liên minh sản xuất nông nghiệp giữa doanh nghiệp và nông dân, khuyến khích
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với
người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
nông sản để phát triển sản xuất ổn định, bền vững. Trong thời gian qua, Ban quản lý Dự án
Cạnh tranh nông nghiệp Bình Thuận (ACP) đóng vai trò là cầu nối khá vững chắc trong việc
hình thành các liên minh sản xuất.
Với những chính sách này, sẽ là cơ hội, động lực để các doanh nghiệp và nông dân trồng
thanh long trong tỉnh gắn bó hơn. Thông qua liên minh, doanh nghiệp mua hàng trực tiếp với
nhà vườn, không qua thương lái nên có lợi về giá cả mua bán cả hai phía. Ngoài ra, doanh
nghiệp mua được sản phẩm có chất lượng, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…
2.1.5. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Hiện nay, công tác thu hoạch thanh long tại Bình Thuận chủ yếu là do thương lái đến tận
vườn xem xét, thu mua và thuê người thu hoạch, còn nhà vườn không tự thu hoạch. Khi thu

hoạch, quả thanh long được cắt và chất thẳng vào sọt. Quả thanh long được thu hoạch vào lúc
sáng sớm và phải được để trong bóng mát. Hầu hết nhà vườn và thương lái thu mua đều không
chú trọng đến khâu bảo quản khi thu hoạch và trong quá trình vận chuyển đến nơi sơ chế.
Theo số liệu khảo sát của chúng tôi thì hầu hết các nhà vườn và thương lái sau khi thu
hoạch thanh long đều chất thẳng vào sọt dẫn đến quả thanh long có thể bị gãy tai, dập làm mất
vẻ đẹp của quả thanh long. Điều này sẽ làm giảm giá trị của quả thanh long.
Thanh long sau khi được thu mua sẽ được vận chuyển đến nơi sơ chế để sơ chế và đóng
gói sau đó được đưa lên container lạnh để xuất khẩu thẳng sang Trung Quốc hoặc được đưa
vào các nhà máy xử lý trái cây bằng chiếu xạ (xuất khẩu sang Mỹ), hơi nước (xuất khẩu sang
Nhật) để xử lý và đưa ra cảng xuất khẩu.
2.2. Tình hình tiêu thụ thanh long Bình Thuận
2.2.1. Thông tin giá cả
Hình 3: Biểu đồ giá thanh long Bình Thuận 2008-2011
Theo như biểu đồ ta có thể thấy giá thanh long biến động rất thất thường nên rất khó để
dự đoán. Bên cạnh đó, tỉnh, doanh nghiệp chưa chú trọng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu thị
trường nên việc điều tiết nguồn cung khi thị trường biến động rất khó khăn.
2.2.2. Thị trường nội địa
Chỉ có 20% sản lượng tiêu thụ nội địa, chủ yếu là hàng dạt (hàng loại II) và hàng mùa
(thu hoạch vào vụ chính). Có thể nói là thị trường thanh long nội đia rất kém phát triển, thanh
long Bình Thuận được bán chủ yếu ở các tỉnh thành lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Bình Dương… Vì là hàng dạt nên giá bán tương đối thấp.
2.2.3. Thị trường xuất khẩu
2.2.3.1. Thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu của thanh long Bình Thuận, chiếm hơn 80%
tổng sản lượng xuất khẩu. Xuất khẩu chính ngạch qua Trung Quốc năm 2010 đạt sản lượng
12693,60 tấn có giá trị hơn 5 triệu đô. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Trung
Quốc chủ yếu theo tiểu ngạch. Thanh long được thu mua tại nhà vườn, được sơ chế và đóng gói
sau đó được container kho lạnh chở tới cửa khẩu.
Tiêu chuẩn xuất khẩu qua Trung Quốc: chính ngạch thì yêu cầu quả nặng từ 400g - 600g.
Còn theo đường tiểu ngạch thì yêu cầu quả càng nặng càng tốt, cụ thể là trên 600g và không

yêu cầu tiêu chuẩn.
Bảng 1: Thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu ểu ngạch và chính ngạch
Tiểu ngạch Chính ngạch
Thuận lợi
- Thủ tục đơn giản.
- Thuế thấp.
- Mua bán nhanh gọn.
- Doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu qua
tiểu ngạch.
-Quả thanh long không bị kiểm tra
nghiêm ngặt.
-Vốn thấp.
-Thỏa thuận mua bán bằng hợp đồng.
- Giá được xác định trước trong hợp
đồng.
- Rủi ro thấp.
Khó khăn
- Rủi ro khi bán chịu cho thương lái
Trung Quốc.
- Mua bán không có hợp đồng.
- Giá cả bị thương lái Trung Quốc
chèn ép.
- Không thanh toán qua hệ thống ngân
hàng nên chính phủ khó kiểm soát.
- Giấy tờ rườm rà, khó khăn.
- Thuế cao.
- Kiểm định nghiêm ngặt.
- Điều kiện cho các doanh nghiệp
xuất khẩu cao.
- Cần vốn lớn.

- Doanh nghiệp khó khăn trong việc
tìm kiếm đối tác.
Nhận xét:
Tuy xuất khẩu theo tiểu ngạch gặp nhiều khó khăn, bất lợi và rủi ro cao, nhưng đa số các
doanh nghiệp xuất khẩu vẫn ưa thích tiểu ngạch hơn vì một số lí do sau:
- Nhận thức của doanh nghiệp còn kém, họ chủ yếu là người nông dân phát triển lên nên
không thích thủ tục rườm rà cũng như vấn đề về ngôn ngữ khi kí kết hợp đồng với các đối tác
theo chính ngạch.
- Buôn bán tiểu ngạch không có yêu cầu gì đối với doanh nghiệp, nên ai cũng có thể xuất
khẩu chỉ cần họ có vốn mua một chiếc container là đã có thể trở thành doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.3.2. Thị trường Mỹ
Theo quy định của Mỹ, quả thanh long muốn vào thị trường nước này phải được chiếu xạ
từ 400 gray (đơn vị chiếu xạ) trở lên, trong khi các loại trái cây khác chỉ cần 100 - 200 gray.
Bên cạnh đó, quả thanh long cũng cần tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Thị
trường Mỹ yêu cầu quả thanh long có chất lượng, hình dáng đồng đều. Trọng lượng quả từ
400g – 600g. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng có các yêu cầu khắt khe về nhà đóng gói, bao bì
cũng như yêu cầu về quy trình sơ chế, vận chuyển. Sản lượng xuất khẩu đạt 48,4 tấn, giá trị
xuất khẩu đạt 92,6 ngàn USD. Nhìn chung, tuy Thanh Long Bình Thuận đã có giấy phép xuất
khẩu sang Mỹ nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe từ phía
Mỹ nên việc xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế. Thanh Long Việt Nam gặp nhiều cạnh tranh đến từ
các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ và các nước khác. Bên cạnh đó, chi phí chiếu xạ tương đối cao
cũng làm tăng giá thành, từ đó làm giảm lợi thế cạnh tranh.
Mặt khác, chi phí vận chuyển đường hàng không tương đối cao so với các nước trong khu
vực. Nếu vận chuyển bằng đường biển sẽ tốn nhiều thời gian làm giảm chất lượng quả khi đến
Mỹ.
2.2.3.3. Thị trường Nhật Bản
Khi Nhật Bản tháo bỏ lệnh cấm nhập thanh long Việt Nam bằng biện pháp xử lý hơi nước
nóng (10/2009) thì sau đó không lâu, Công ty YASAKA (Nhật) đã đầu tư một nhà máy xử lý
hơi nước nóng có quy mô thương mại đầu tiên ở tỉnh Bình Dương. Tiếp đó, công ty Good Life
ở TP.HCM cũng khởi công xây dựng nhà máy hơi nước nóng thứ 2 tại Việt Nam. Trong năm

2011, sản lượng thanh long xuất khẩu sang Nhật Bản đạt khoảng 600 tấn, năm 2009 đạt khoảng
420 tấn. Thanh long xuất khẩu qua Nhật Bản sẽ được bày bán trong các siêu thị của Nhật Bản
với giá từ 8-10 USD/kg. Đánh giá chung, Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng cho quả thanh
long của Việt Nam.
2.2.4. Thương hiệu thanh long Bình Thuận
Bất kỳ hàng hóa nào, khẳng định được thương hiệu, đẳng cấp là cả một quá trình lâu dài,
khó khăn, nhưng để giữ vững càng khó khăn hơn. Thanh long Bình Thuận và rộng hơn, một số
loại trái cây Việt Nam, không phải là ngoại lệ. Do vậy, phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng, thận trọng
từng khâu, từng bước, thà chậm mà chắc, để đàng hoàng, đĩnh đạc khi ra "biển lớn".
Thanh long Bình Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp đăng bạ
tên gọi xuất xứ hàng hóa. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa
Kỳ vừa cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu trong vòng 10 năm cho sản phẩm trái thanh long
Bình Thuận. Trái thanh long Bình Thuận được bảo hộ thương hiệu độc quyền trên toàn nước
Mỹ. Sau 10 năm có thể được gia hạn. Theo đó, nhãn hiệu thanh long Bình Thuận gồm dòng
chữ Bình Thuận (viết cách điệu màu xanh) Dragon Fruit (màu đỏ) và hình ảnh trái thanh long.
Ủy ban nhân dân đã ra quyết định QĐ 14_UBND về “Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng
Chỉ dẫn địa lý Bình Thuận dùng cho sản phẩm quả thanh long” nhằm tránh việc mất thương
hiệu, chỉ dẫn địa lý về tay các doanh nghiệp nước ngoài như một số mặt hàng Việt Nam xuất
khẩu khác.
Tuy nhiên, hầu hết người trồng sản xuất, thương lái và doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng
đến nhãn mác và thương hiệu. Với thị trường Trung Quốc chiếm hơn 70% lượng xuất khẩu
nhưng phần lớn xuất khẩu theo đường tiểu ngạch (chiếm 80%), thanh long được xuất theo
đường tiểu ngạch thì thường không có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng nên dễ bị thương lái
Trung Quốc ép giá. Thanh Long trồng theo tiêu chuẩn VietGap không có nhãn mác chứng nhận
và được thương lái thu mua với giá như thanh long thường làm người nông dân không có động
lực tiếp tục sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap
CHƯƠNG 3: GI&I PHÁP PHÁT TRIỂN Đ'U RA CHO THANH
LONG B)NH THUẬN
3.1. Nhóm giải pháp nâng cao giá trị quả thanh long
3.1.1. Thành lập mô hình hợp tác xã, trang trại tiên tiến

 Cách thực hiện
- Chính quyền khuyến khích, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, trang trại tiên tiến với quy
mô lớn theo từng vùng quy hoạch.
- Tuyên truyền,vận động cho người dân thấy được những lợi ích khi tham gia vào hợp tác
xã, trang trại.
- Đưa ra các quy định tiêu chuẩn về chăm sóc và thu hoạch để chất lượng quả đồng đều.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt cho các hội viên để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tăng tình
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Hợp tác xã cử cán bộ đi đào tạo về kỹ năng quản lý, kinh doanh hoặc tuyển dụng những
người có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh nông nghiệp.
- Tỉnh tạo điều kiện cho các hợp tác xã, trang trại được nhận các đơn đặt hàng lớn.
 Lợi ích:
- Các hộ sản xuất có thể chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất.
- Sản phẩm được bán cho hợp tác xã, trang trại theo giá thị trường nên không sợ bị ép giá.
- Có thể đáp ứng được những đơn hàng xuất khẩu lớn.
- Hợp tác xã, trang trại có sức mạnh đàm phán với doanh nghiệp, thương lái cao hơn.
- Chất lượng của sản phẩm đồng đều, đạt tiêu chuẩn theo quy định chung của hợp tác xã,
trang trại.
3.1.2. Quy hoạch vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu
 Cách thực hiện:
- Chính quyền cần tiến hành nghiên cứu cụ thể từng thị trường để xác định thị hiếu, lượng
cầu, song song với việc xem xét thế mạnh từng vùng để có thể đưa ra chính sách quy hoạch
nhằm đáp ứng đúng, đủ yêu cầu của từng thị trường đồng thời phát huy tối đa thế mạnh của
từng vùng quy hoạch. Cụ thể:
+ Chính quyền thành lập ban nghiên cứu thị trường để nắm rõ thị hiếu và nhu cầu của thị
trường, tuy nhiên thông tin nghiên cứu thị trường không chỉ được sử dụng để hoạch định chính
sách mà còn có thể giúp dự đoán nhu cầu, đồng thời hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp
xuất khẩu cũng như các nhà vườn để lập kế hoạch sản xuất, hoạt động kinh doanh.
+ Thế mạnh của từng vùng phải được xác định một cách có cơ sở khoa học về vị trí, mẫu
đất, giao thông, thủy lợi và mạng lưới điện.

- Chính quyền tuyên truyền, hướng dẫn để nông dân nhận thấy lợi ích lâu dài của việc
thực hiện quy hoạch và đưa ra những mức hỗ trợ khác nhau tùy vào điều kiện của từng vùng
quy hoạch.
- Chính quyền giao trách nhiệm xuống các cấp để kiểm tra và xử lý nghiêm túc trong việc
thực hiện chính sách quy hoạch chung.
 Lợi ích:
- Chính quyền sẽ dễ dàng quản lý, kiểm soát được sản lượng, chất lượng.
- Chính sách hỗ trợ hợp lý, phù hợp với đặc điểm từng vùng quy hoạch giúp người dân có
động lực tăng gia sản xuất và đảm bảo chất lượng.
- Quả có tính đồng đều cao, đạt chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn của các thị trường
khó tính.
- Người nông dân đoàn kết, hợp tác và chia sẽ kinh nghiệm với nhau giúp sản xuất hiệu
quả hơn.
- Doanh nghiệp sẽ có nguồn cung ổn định, có chất lượng để xuất khẩu.
3.1.3. Thành lập quỹ tạo lập mạng lưới thông tin về thanh long
 Cách thức thực hiện:
- Mỗi hộ dân đóng góp vào quỹ khoảng 1kg thanh long/ vụ (tham khảo theo mô hình tổng
đài thông tin của hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê), doanh nghiệp trích từ thu nhập, nhà nước trích từ
thuế xuất khẩu thanh long để đóng góp vào quỹ.
- Quỹ và tổng đài thông tin đặc dưới sự quản lý của một ban chuyên trách trong hiệp hội
thanh long Bình Thuận.
- Hiệp hội sẽ tổng hợp thông tin từ :
+ Internet.
+ Thông tin về thị trường từ ban nghiên cứu thị trường của Hiệp hội thanh long Bình
Thuận.
+ Thu thập những kinh nghiệm, phương pháp trồng hữu hiệu của nông dân giỏi.
+ Những phương pháp kỹ thuật mới từ trung tâm nghiên cứu và phát triển thanh long
Bình Thuận và Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam…
+ Cổng thông tin chính phủ (bao gồm: các chính sách mới, quy định mới,…).
 Lợi ích:

- Người dân dễ dàng tiếp cận thông tin từ đó có thể phòng ngừa rủi ro, nắm bắt được tình
hình thị trường. Hiệp hội gia tăng tầm ảnh hưởng để định hướng cho sản xuất và thu mua.
3.1.4. Nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, tăng diện tích trồng
VietGap, nâng cao khâu quản lý chất lượng
 Cách thực hiện
- Nâng cao nhận thức nhà vườn về việc trồng theo đúng tiêu chuẩn, cho họ thấy được mặt
lợi, mặt hại. Bằng cách tổ chức buổi tuyên truyền, tập huấn và tuyên dương những cá nhân, tập
thể sản xuất giỏi.
- Tổ chức các cuộc thi hàng năm về thanh long như : thi về kiến thức VietGap, thi về kỹ
thuật chăm sóc, thu hoạch sáng tạo
- Tỉnh kêu gọi đầu tư thành lập một tổ chức chuyên cho việc kiểm định chất lượng rau
quả tại địa bàn tỉnh. Quả thanh long sẽ do tổ chức này kiểm định trước khi đem tới các nhà máy
xử lý. Thanh long sẽ được kiểm định tại tỉnh nên sẽ giảm chi phí khi quả qua tới nhà máy xử lý
mới bị trả về hay qua bên nước ngoài mới được kiểm tra, đồng thời cũng giữ được uy tín và
thương hiệu của quả thanh long.
- Tỉnh ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật, vốn, điện sản xuất, nhãn mác cho những nhà trồng theo tiêu
chuẩn VietGap.
 Lợi ích:
- Giảm thiểu chi phí vận chuyển, kiểm định, chi phí khi hàng bị trả về.
- Tăng chất lượng quả thanh long.
- Ngăn chặn và phòng ngừa những đơn hàng xấu không đạt chất lượng ra thị trường.
- Thanh long VietGap có nhãn mác nên dễ phân biệt với thanh long thường.
- Giữ được uy tín và thương hiệu thanh long Bình Thuận.
- Đáp ứng chất lượng xuất khẩu.
3 2. Nhóm giải pháp cải thiện tình hình tiêu thụ
3.2.1. Nâng cao khả năng bảo quản thanh long nhằm tăng giá trị cho quả thanh long xuất
khẩu, giảm hao hụt, tổn thất.
 Cách thực hiện:
- Phương pháp kỹ thuật:
+ Thu hoạch đúng lúc quả chín, trong khoảng 28 – 32 ngày sau khi nở hoa để quả có

trọng lượng cao, chất lượng ngon nhất và bảo quản được lâu hơn.
+ Dùng chế phẩm acid gibberelic (GA3) với liều 2 gói bột (mỗi gói chứa 1g), pha trong
bình xịt 12 lít, xịt đều quanh quả, có tác dụng làm tai thanh long xanh hơn và cứng hơn. Xử lý
trước khi thu hoạch từ 1 ngày – 3 ngày. Tuy nhiên cần lưu ý là không được xử lý quá liều
lượng cho phép để bảo vệ an toàn sức khhoẻ cho người tiêu dùng. Với cách này thanh long có
thể bảo quản tươi được 10 ngày – 20 ngày.
+ Thu hoạch quả vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt hoặc lúc chiều mát. Nếu thu
hoạch lúc nắng gay gắt chiếu trực tiếp thì nhiệt độ trong quả tăng, sẽ gây mất nước nhanh, ảnh
hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.
+ Dùng kéo bén (loại cắt tỉa cành cây) cắt lấy quả cho vào giỏ nhựa và để nơi bóng râm
mát.
+ Tránh làm xây xát, không để quả dính đất hoặc làm giập cuống, giập tai thanh long để
tránh nhiễm nấm bệnh gây hỏng cuống khi bảo quản.
+ Hái xong, cần tiến hành loại bỏ những quả không đủ tiêu chuẩn ngay tại vườn, sau đó
cho vào giỏ vận chuyển về nhà càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn.
+ Khi vận chuyển nên sử dụng giỏ để đựng và không được chất quá đầy giỏ. Cần dùng
giấy báo cũ, lá cây tươi loại mềm bao lót kỹ và bao phủ trên mặt quả để tránh va đập hay nắng
nóng chiếu trực tiếp làm ảnh hưởng tới giá cả và ảnh hưởng tới tiêu chuẩn xuất khẩu của thanh
long.
- Xây dựng kho lạnh. Tỉnh kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp, cộng đồng, tập thể để xây
dựng kho lạnh công cộng cho các nhà vườn, doanh nghiệp thuê để trữ thanh long để người dân.
Kho lạnh dùng để cho người nông dân và doanh nghiệp thuê để trữ hàng khi giá thấp và bán
vào thời điểm thích hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa có kho lạnh có thể thuê để trữ hàng
đủ số lượng để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn hoặc trữ hàng khi giá giảm mạnh.
 Lợi ích:
- Giúp tăng khả năng bảo quản từ đó tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời tăng giá trị quả
thanh long, người dân và doanh nghiệp có thể chủ động trong việc găm hàng khi giá xuống và
bán vào thời điểm thích hợp.
- Điều tiết lượng cung trên thị trường. Cụ thể là:
+ Người nông dân có thể chủ động khi đàm phán với thương lái.

+ Doanh nghiệp chủ động mua hàng, bán hàng và đàm phán với các đối tác.
3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
 Cách thực hiện:
- Tỉnh cần hỗ trợ, khuyến khích và phối hợp với các sở, ban ngành khoa học kỹ thuật để
tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu về đa dạng hóa các sản phẩm từ
thanh long. Mặt khác tỉnh cần đánh giá kết quả và hiệu quả của các đề tài, dự án đã và đang
thực hiện cho việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm từ thanh long.
- Tỉnh nên khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh. Tỉnh
nên kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ thanh long như jelly thanh
long, nước ép thanh long, rượu vang thanh long, sản phẩm giảm cân từ thanh long và một số
sản phẩm khác. Hiện nay, Sở KHCN Bình Thuận phối hợp với Công ty TNHH Rồng Xanh sản
xuất các sản phẩm giải khát từ quả thanh long gồm: Thạch thanh long, nước ép thanh long.
- Ngoài việc chế biến các sản phẩm từ quả thanh long tươi, tỉnh có thể nghiên cứu về phát
triển các sản phẩm từ hoa, nhánh thanh long như trà thanh long, thuốc thanh long…
 Lợi ích:
- Tránh tình trạng lãng phí lượng thanh long thừa.
- Sản phẩm chế biến từ thanh long dễ bảo quả, giá trị cao.
- Sản phẩm chế biến từ thanh long có chất lượng cao giúp tạo uy tín, quảng bá thương
hiệu và khả năng cạnh tranh của thanh long trên trường quốc tế.
- Giá trị quả thanh long được nâng cao.
- Tận dụng tối đa các bộ phận của cây thanh long.
3.2.3. Chú trọng phát triển thị trương nội địa nhằm giảm rủi ro khi gặp rào cản nhập khẩu
và sự cạnh tranh của các nước
 Cách thực hiện:
- Có công tác nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường nội địa để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng trong nước.
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu thanh long thông qua các hội
trợ trái cây trong nước như hội chợ trái cây ở Mỹ Tho, Festival trái cây Việt Nam…
- Quảng bá hình ảnh thanh long qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, sách,
báo, đài…và đặc biệt là internet. Xây dựng chuyên mục riêng biệt cho việc quảng bá hình ảnh

của thanh long trên website: www.thanhlongbinhthuan.com. Và cũng nên chú trọng đến những
tạp chí, sách, báo liên quan đến việc ăn uống để đưa hình ảnh quả thanh long vào như sách dạy
nấu ăn, tạp chí tiếp thị và gia đình…
- Xây dựng kênh phân phối thanh long trong nước để có thể đưa thanh long đi khắp nước
Việt Nam: đưa thanh long theo VietGap vào hệ thống các siêu thị Coopmart, BigC… Đồng
thời đưa thanh long tới các sạp chợ, những cửa hàng trái cây tươi để tiếp cận tới người tiêu
dùng.
- Khuyến khích, hỗ trợ việc phát triển thị trường nội đia cho các doanh nghiệp, thương lái.
 Lợi ích:
- Đa dạng hóa thị trường.
- Giảm rủi ro cho kinh doanh xuất khẩu khi một số thị trường gặp trở ngại, ta có thể
chuyển hướng qua thị trường nội địa.
- Người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội thưởng thức loại trái cây thơm, ngon, bổ dưỡng
này.
- Giá cả tương đối ổn định hơn khi xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc.
3.3. Giải pháp nâng cao hình ảnh, thương hiệu thanh long tại các thị trường lớn
 Cách thực hiện:
- Kiểm định chất lượng trước khi xuất khẩu nhằm đảm bảo không xuất hàng không đạt
tiêu chuẩn để bảo đảm uy tín và thương hiệu.
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho thanh long Bình Thuận bằng cách đăng ký bảo hộ
tại các thị trường lớn.
- Hoàn chỉnh chính sách quản lý và kế hoạch truyền thông thương hiệu.
- Thiết kế logo, mẫu mã, bao bì và vận động các doanh nghiệp tham gia đăng ký bản
quyền, chỉ dẫn địa lý.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến thương mại: đưa thanh long
Bình Thuận tham dự các hội chợ trái cây quốc tế, thông qua các kênh truyền thông uy tín trên
thế giới, nâng cấp website: thanhlongbinhthuan.com lên thêm nhiều thứ tiếng như tiếng Anh,
tiếng Trung,
- Đưa thanh long vào các chuỗi siêu thị và các cửa hàng nước ngoài nổi tiếng.
 Lợi ích:

- Thương hiệu Thanh Long Bình Thuận được nhiều người biết đến.
- Củng cố vị thế thương hiệu Thanh Long Bình Thuận trên thị trường quốc tế.
- Quảng bá hình ảnh Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của Thanh Long Bình Thuận.
- Tiến tới phát triển bền vững, lâu dài.
- Bảo vệ được thương hiệu thanh long Bình Thuận.
KẾT LUẬN
Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long Bình Thuận còn nhiều khó khăn. Tuy chính
quyền đã có những chính sách hỗ trợ nhất định cho sản xuất, kinh doanh nhưng nhìn chung vẫn
chưa đi sâu vào giải quyết gốc rễ của vấn đề. Người nông dân còn kém nhận thức về sản xuất
sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Doanh nghiệp chưa có sự liên kết với nhau và liên kết với người nông
dân. Họ vẫn thích xuất khẩu tiểu ngạch đầy rủi ro hơn xuất khẩu chính ngạch. Giá cả xuất khẩu
qua thị trường Trung Quốc thì lệ thuộc vào thương lái Trung Quốc.Thị trường Mỹ, ASEAN,
Nhật đầy tiềm năng nhưng việc xuất khẩu qua các thị trường này lại gặp khó khăn do vấn đề về
tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, VSATTP.
Các giải pháp được nhóm xây dựng trên cơ sở giúp đỡ người nông dân và doanh nghiệp
trong việc sản xuất và kinh doanh thanh long xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ chính quyền tỉnh Bình
Thuận đưa ra các chính sách phù hợp nhằm phát triển thanh long Bình Thuận. Từ đó, nâng cao
được giá trị, thương hiệu và uy tín của Thanh Long Bình Thuận trên thị trường quốc tế. Các
giải pháp này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và có sự phối hợp giữa các
chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân, nhà khoa học. Từ đó, các giải pháp mới có
thể phát huy được hiệu quả ở mức cao nhất góp phần ổn định sản xuất và tiêu thụ, hoàn thiện
chuỗi cung ứng và hướng tới phát triển đầu ra cho thanh long Bình Thuận một cách bền vững.

×