Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 10 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.69 KB, 43 trang )

Tuyn tp cỏc thi hc sinh gii mụn lch s lp 10 (cú ỏp ỏn chi tit)
S GD&T VNH PHC

CHNH THC
K THI CHN HSG LP 10 THPT
THI MễN: LCH S
Dnh cho hc sinh trng Chuyờn Vnh Phỳc
Thi gian lm bi: 180 phỳt, khụng k thi gian giao .

S 1:
Lu ý: Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi.
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: ( 1 điểm )
Hãy chỉ rõ câu nào đúng, câu nào sai trong 4 câu a, b, c, d sau đây:
a. C dân Phơng Đông lấy nông nghiệp và thủ công nghiệp làm gốc trong cuộc sống
của mình.
b. Điểm khác nhau cơ bản của ngời nô lệ và bình dân ở HyLạp và Rô Ma là: Bình dân
có quyền kinh tế và chính trị, còn nô lệ không có đợc các quyền này.
c. I-li-át và Ô-đi-xê là bản Anh hùng ca nổi tiếng của HyLạp thời Cổ đại.
d. Mác- cô-pô-lô là ngời thực hiện cuộc hành trình từ Châu Âu sang Phơng Đông
trớc cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV.
Câu 2: (1 điểm )
Dựa vào phần lịch sử Việt Nam từ Nguyên thuỷ đến thế kỷ XV, em hãy điền vào chỗ
trống những từ còn thiếu trong hai đoạn văn sau:
a.Từ Hợp phố . chia quân làm hai cánh. Cánh quân bộ tiến vào vùng
xuống Lục Đầu Giang.
b.Từ thời . nhà nớc và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng
đất đai canh tác, phát triển Nông nghiệp. Tiếp tục tinh thần đó không ngừng
khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất .
B. Phần tự luận:
Câu 3: (2,5 điểm )


Hãy phân tích điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về mặt chính trị của các quốc
gia Cổ Đại Phơng Đông với các quốc gia Cổ Đại Phơng Tây.
Câu 4 (2,5 điểm )
Tóm tắt các sự kiện lịch sử Việt Nam ứng với thời gian trong bảng thống kê sau:
Thời gian Tóm tắt sự kiện
542
687
722
776
905
938
Câu 5: ( 3 điểm )
Tóm tắt diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và cho biết công lao của Ngô
Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc ?
Hết
Hớng dẫn chấm Môn Lịch sử lớp 10
Trờng THPT Chuyên
Năm học 2006 2007
A.Phần trắc nghiệm:
Câu 1: ( 1 điểm ): Mỗi câu trả lời đúng: 0,25điểm
Câu đúng : c và d
Câu sai : a và b
Câu 2: (1 điểm ) Những từ phải điền là những từ in nghiêng gạch chân.
Mỗi cụm từ điền đúng: 0,25 điểm
a.Từ Hợp phố Mã Viện chia quân làm hai cánh. Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc
xuống Lục đầu giang.
b.Từ thời Đinh, Tiền Lê nhà nớc và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất
đai canh tác, phát triển Nông nghiệp. Tiếp tục tinh thần đó Nhà Lý, Nhà Trần không ngừng khuyến
khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất .
B.Tự luận:

Câu 3: (2,5 điểm )
Hãy phân tích điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về mặt chính trị của các quốc gia
Cổ Đại Phơng Đông với các quốc gia Cổ Đại Phơng Tây.
Nội dung Điể
m
a.Giống nhau:
-Về bản chất đều là nhà nớc của giai cấp thống trị (Quý tộc)
0,5
b.Khác nhau: (2điểm)
*Phơng Đông Cổ Đại:
-Nhà nớc ra đời từ rất sớm (thiên niên kỷ IV trớc công nguyên)
-Thể chế chính trị là chế độ chuyên chế Cổ Đại đứng đầu là Vua (Cha truyền con nối)
-Vua là ngời nắm mọi quyền hành, ngời quyết định cao nhất, là ngời tự quyết định mọi chính
sách và công việc.
+Vua ở Ai Cập gọi là PhaRaon
+Vua ở Lỡng Hà gọi là EnSi
+Nhà Chu ở Trung Quốc Vua tự xng là thiên Tử
-Dới Vua là 1 hệ thống hành chính quan liêu từ Trung ơng đến địa phơng.
1
*Phơng Tây Cổ Đại:
-Nhà nớc ra đời muộn hơn Phơng Đông (Đầu thiên niên kỷ I trớc Công Nguyên)
-Thể chế chính trị là Chế độ cộng hoà dân chủ chủ nô, đứng đầu nhà nớc không phải là 1 cá
nhân (hay Vua nh ở Phơng Đông )
-Quyền lực nhà nớc nằm trong tay Đại hội công dân và Hội đồng 500
-Các đại biểu của dân tham gia cơ quan nhà nớc với nhiệm kỳ 1 năm chứ không phải suốt đời.

1
Câu 4: (2,5điểm) Tóm tắt sự kiện Lịch sử Việt Nam ứng với thời gian trong bảng thống kê sau:
Thời gian Tóm tắt sự kiện Điể
m

542 Lý Bí khởi nghĩa. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi và thành lập nớc Vạn Xuân 0,25
687 Lý Tự tiên, Đinh Kiến khởi nghĩa, vây đánh phủ thành Tống Bình (Hà Nội ) giết
chất Đô hộ phủ Lê Diên Hựu. Nhà Đờng cử quân sang đánh bại Nghĩa quân.
0,5
722 Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy khởi nghĩa,
xây dựng căn cứ chống giặc ở SaNam (Nam Đàn). Đợc nhân dân hởng ứng nghĩa
quân tiến ra Bắc, tấn công phủ thành Tống Bình. Đô hộ Quang Sở Khách bỏ trốn.
Mai Thúc Loan xng Đế (Mai Hắc Đế ). Đóng đô ở Vạn An (Nghệ An). Nhà Đờng
phái 10 vạn quân sang đàn áp. Lực lợng nghĩa quân tan vỡ.
0,75
776 -Phùng Hng khởi nghĩa ở Đờng Lâm (Sơn Tây- Hà Tây), đánh chiếm phủ thành
Tống Bình, quản lý đất nớc. Phùng Hng mất. Năm 791, nhà Đờng đem quân xâm l-
ợc.
0,5
905 -Khúc Thừa Dụ đợc sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm phủ thành Tống Bình,
xây dựng chính quyền tự chủ.
0,25
938 -Ngô Quyền đánh bại cuộc xâm lợc của Nam Hán, bảo vệ độc lập tự chủ. 0,25
Câu 5: (3điểm)
Tóm tắt diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và cho biết công lao của Ngô Quyền
trong cuộc đấu tranh giàng độc lập thời Bắc Thuộc ?
Nội dung Điểm
a.Tóm tắt diễn biến chiến thắng Bạch Đằng(2 điểm)
-Tháng 10/938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn, Công Tiễn cho ngời sang cầu cứu Nam 0,5
2
Hán. Lợi dụng cơ hội đó, quân Nam Hán kéo vào xâm lợc nớc ta lần thứ hai.
-Sau khi giết chết kiều Công Tiễn, Ngô Quyền ổn định tình hình đất nớc, cùng quân dân chuẩn bị
chống giặc. Ngô Quyền dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, bố trí quân mai phục ở hai bên bờ
sông.
0,5

-Đoàn thuyền chiến Nam Hán nối nhau vào cửa sông Bạch Đằng, không hay biết gì cả. Bấy giờ nớc
triều lên ngập hết trận địa cọc, Ngô Quyền cho 1 đoàn thuyền nhỏ ra khiêu chiến, rồi quay chạy.
Đoàn thuyền giặc thừa thắng đuổi gấp, vợt qua trận địa cọc. Khi nớc triều rút xuống, Ngô Quyền hạ
lệnh phản công. Quân mai phục từ 2 bên đổ ra đánh mạnh. Hoằng Tháo chống đỡ không nổi, quay
thuyền bỏ chạy. Bị quân ta đuổi gấp, thuyền giặc lao vào mũi cọc và lao vào nhau đổ vỡ tan tành.
Quân ta thừa thế vây đánh, giặc chết quá 1 nửa. Hoằng Tháo bị giết tại trận
1
b.Công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc (1 điểm)
-Đã trừ khử đợc tên phản động Kiều Công Tiễn, vừa trả thù cho chủ tớng vừa thủ tiêu đợc nội ứng lợi
hại của Nam Hán.
0,25
-Việc thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đã đập tan đợc cuộc xâm lợc của quân Nam
Hán
0,25
-Cuộc khởi nghĩa và chiến thắng Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của
phong kiến Trung Quốc. Mở ra 1 bớc ngoặt mới, thời đại mới. Thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của
dân tộc ta.
0,5
L u ý:
- Trên đây là những kiến thức cơ bản mà bài làm của học sinh cần phải đề cập đến
- Chỉ cho điểm tối đa các ý khi bài làm trình bày đủ nội dung, chính xác diễn đạt rõ ràng,
bố cục chặt chẽ theo yêu cầu của bài HSG.
S 2:
UBND TNH THI NGUYấN
S GIO DC V O TO
CHNH THC
Kè THI CHN HC SINH GII LP 10 THPT
NM HC 2009 - 2010
MễN LCH S
Thi gian lm bi 150 phỳt (khụng k thi gian phỏt )

( thi gm cú 01 trang)

A/. LCH S TH GII
Cõu 1 (2,0 im). Nờu nhng chớnh sỏch c bn ca nh ng nhm cng c chớnh quyn trung
ng, hon chnh b mỏy cai tr Trung Quc thi phong kin.
Cõu 2 (4,0 im). Phong tro Vn húa Phc hng:
a. Phõn tớch nguyờn nhõn dn n Phong tro Vn húa Phc hng.
b. Hóy lm sỏng t nhn nh sau: Thi i Vn húa Phc hng chng kin s tin b vt bc ca
khoa hc - k thut, s phỏt trin phong phỳ v vn hc v s n r cỏc ti nng.
B/. LCH S VIT NAM
Cõu 3 (8,0 im). Trờn c s trỡnh by nột chớnh v cuc khỏng chin chng Tng (1075 - 1077)
di vng triu Lý, hóy phõn tớch v ỏnh giỏ:
a. Ch trng ca Thỏi ỳy Lý Thng Kit: Ngi yờn i gic khụng bng em quõn ỏnh trc
chn mi nhn ca gic.
b. Kiu kt thỳc chin tranh ca nh Lý. Kiu kt thỳc chin tranh ú ó c k tha v phỏt huy
trong cuc khi ngha Lam Sn th k XV nh th no ?
Cõu 4 (4,0 im). Nờu tỡnh hỡnh t tng, tụn giỏo trong cỏc th k X - XV.
Vỡ sao di thi Lớ - Trn, Pht giỏo gi v trớ c bit quan trng v rt ph bin ?
3
Câu 5 (2,0 điểm). Trình bày vắn tắt nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông và nêu nhận xét về
cuộc cải cách này.
Hết
Họ tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:…………………
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HD CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT MÔN LỊCH SỬKÌ
HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN LỊCH SỬ
Năm học 2009 - 2010

(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như
trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm
2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho
thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài
3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,5 điểm
II. Hướng dẫn chấm chi tiết
Câu hỏi Nội dung §iÓm
Câu 1
Nêu những chính sách cơ bản của nhà Đường
2,00
- Tăng cường quyền lực vào tay hoàng đế thông qua việc cử người thân tín cai
quản ở các địa phương, giao cho công thần hoặc thân tộc giữ chức Tiết độ sứ để
trấn ải vùng biên cương; tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng
lãnh thổ
1,00
- Mở các khoa thi để tuyển quan lại 0,50
Với các chính sách trên nhiều mặt của nhà Đường đã góp phần đưa thời
Đường trở thành thời kì “hoàng kim” trong lịch sử phong kiếnTrung Quốc,
Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến hùng mạnh
0,50
Câu 2
Phong trào Văn hóa Phục hưng
4,00
- Nguyên nhân
+ Bước sang thời hậu kì trung đại giai cấp tư sản ra đời tuy có thế lực kinh tế
nhưng không có thế lực chính trị. Cùng với việc con người nhận thức được bản
chất thế giới, giai cấp tư sản muốn gạt bỏ những chướng ngại do chế độ phong kiến
tạo ra mà trước hết là tư tưởng phong kiến lạc hậu do giáo hội Thiên chúa giáo đại

diện. Yêu cầu lúc đó của giai cấp tư sản là cần có hệ tư tưởng riêng thông qua một
nền văn hóa phù hợp với đời sống và lợi ích của giai cấp của họ
0,75
+ Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hóa xán lạn của các
quốc gia cổ đại Hi Lạp và Roma, mặt khác cũng muốn xây dựng một nền văn hóa
mới trong phong trào Văn hóa Phục hưng
0,75
- Thành tựu
+ Sự tiến bộ vượt bậc về khoa học - kĩ thuật: Đạt được nhiều tiến bộ trong
luyện kim (lò cao nấu quặng thay cho lò nhỏ quạt bằng tay ), khai mỏ, làm giấy 1,00
4
(những cuốn sách in máy đầu tiên xuất hiện đã góp phần truyền bá rộng rãi tri
thức nhân loại), ngành hàng hải (tàu đi biển lớn, sử dụng rộng rãi la bàn, kính
thiên văn ), giải phẫu học (hiểu kĩ hơn về cơ thể con người, phát hiện sự lưu
thông máu trong cơ thể ), khoa học thiên văn, khoa học xã hội (tư tưởng triết học
duy vật duy lí )
+ Sự phát triển phong phú của văn học: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như
Đan tê (với tác phẩm Thần khúc), Rabơle (với Câu chuyện về cha con người
khổng lồ Gacgăntua và Păntagruen), Xecvantet (tác phẩm Đôn Kihôtê),
Sechxpia (với hàng loạt các vở kịch nổi tiếng)
0,75
+ Sự nở rộ của các tài năng: Gutenbec-phát minh máy in sách; Copecnic-thiên
văn học; Lêôna đơ Vanhxi, Mikenlangiơ - hội họa; Xecvantet, Sechxpia - văn
học; Tomat Morơ - nhà tư tưởng cải cách
0,75
Câu 3
Trên cơ sở trình bày nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống dưới
vương triều Lý (1075 - 1077) hãy phân tích, đánh giá
8,00
- Trình bày khái quát về cuộc kháng chiến chống Tổng (1075 - 1077)

+ Hoàn cảnh lịch sử, âm mưu của nhà Tống 0,50
+ Chủ trương và việc thực hiện chủ trương “tiên phát chế nhân” 1,50
+ Trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt 2,00
+ Việc kết thúc chiến tranh thông qua con đường hòa hiếu 1,00
- Nhận xét về chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh
trước để chặn mũi nhọn của giặc”: Thể hiện sự chủ động trong việc thực hiện
nghệ thuật “Tiên phát chế nhân”, nghệ thuật “Tấn công để phòng ngự”
Đây là hiện tượng “độc nhất vô nhị” trong lịch sử dân tộc đó là việc tiến
hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc bên ngoài lãnh thổ Tổ quốc
1,00
- Kiểu kết thúc chiến tranh: Thông qua trận quyết chiến chiến lược (để đập tan dã
tâm xâm lược của kẻ thù) và thông qua con đường đấu tranh ngoại giao. Đây là
kiểu kết thúc chiến tranh phù hợp với điều kiện một quốc gia nhỏ để tránh chạm
vào tư tưởng báo thù nước lớn
1,00
- Thế kỉ XX sau khi giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược đó là chiến
thắng Chi Lăng-Xương Giang kế thừa kinh nghiệm của cha ông Lê Lợi đã tổ
chứcHội thề Đông Quan vào tháng 12/1427. Trong Hội thề Vương Thông
cam kết rút hết quân về nước và hẹn ngày rút quân. Cũng trong Hội thề này
hai bên đã uống máu ăn thề và đọc bài Văn hội thề do Nguyễn Trãi soạn thảo.
Bài Văn hội thề đã đi vào lịch sử với giá trị như một bản hiệp định rút quân.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta
bằng những thắng lợi oanh liệt đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù đã buộc
chúng phải trịnh trọng dưới hình thức thề thốt, tuyên bố rút quân về nước, từ
bỏ dẫ tâm xâm lược và chiếm đóng nước ta. Sau Hội thề Đông Quan ta sai sửa
sang đướng sá, cung cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thực để kẻ thù rút quân an
toàn
1,00
Câu 4
Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong các thế kỉ X - XV. Nhận xét

về vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X - XIV.
4,00
- Từ thế kỉ XI-XIV Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng và phổ biến. Các
nhà sư được triều đình tôn trọng. Vua quan nhiều người theo đạo Phật, chùa
chiền mọc lên khắp nơi
1,00
- Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian. Một
số đạo quán đã được xây dựng
0,50
- Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, là tư tưởng
5
chi phối nội dung giáo dục và thi cử. Từ thế kỉ X-XIV trong nhân dân ảnh hưởng
của Nho giáo còn ít. Từ thời Lê sơ Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn
1,00
- Thời Lí - Trần Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng là vì: Tư tưởng hỷ xả từ bi
của đạo Phật phù hợp với nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân lao động nên
họ tin và theo đạo Phật rất đông. Hơn nữa, quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân
lúc này còn khá gần gũi và các nhà nước Lí - Trần cũng cần phải tranh thủ một
thứ tôn giáo phù hợp để tập hợp nhân dân giải quyết nhiệm vụ xây dựng bộ
máy chính quyền, phát triển kinh tế nhất là đấu tranh chống ngoại xâm
1,50
Câu 5
Trình bày vắn tắt nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông
và nêu nhận xét về cuộc cải cách này
2,00
- Nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông
+ Ở Trung ương, chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ vua trực
tiếp nắm lấy mọi việc. Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm
viện được duy trì với quyền hành cao hơn
0,75

+ Cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi
các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu như cũ.
Người đứng đầu xã là Xã trưởng do dân bầu
0,75
- Nhận xét: Cuộc cải cách nhằm giải quyết khủng hoảng về thể chế chính trị
diễn ra từ cuối thời Trần; hoàn thiện bộ máy quân chủ chuyên chế (giảm
bớt quyền các cơ quan trung gian để tập trung quyền lực về tay vua, tăng cường
quản lí cấp địa phương, chính quyền nhà nước hoàn chỉnh hơn ). Nhìn chung,
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông trên tất cả các mặt trong đó có cải cách hành
chính đã tạo nhân tố quyết định cho một triều đại PK nhà Lê huy hoàng, thịnh
trị nhất trong lịch sử PK Việt Nam
0,50
HÕt
ĐỀ SỐ 3:
SỞ GD&ĐT NGFHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
==========
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2012 -2013
MÔN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A/. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1 (5,0 điểm).
Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở
những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa
học ?
Câu 2. (5,0 điểm).
Bàng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy:
a) Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
6

ĐỀ CHÍNH THỨC
b) Hảy nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lý trên các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá và khoa học kỷ thuật.
B/. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3. (5,0 điểm)
Qua cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) . Em hãy:
a) Trình bày hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến
b) Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Nguyên
nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Câu 4 (5,0 điểm).
Nguyên nhân sụp đổ của vương triều Lê Sơ? Những biến đổi của nhà nước phong
kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII ?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !
Họ tên thí sinh: Số báo danh:
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
- HS trả lời cách khác nhưng chính xác về kiến thức vẫn cho đủ điểm
- Việc chiết điểm các ý cần căn cứ vào mức độ trả lời của Học Sinh
- Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo , lập luạn tư duy logic
- Tổng điểm toàn bài làm tròn đến 01 chữ số thập phân ( VD: 10.25 = 10.3; 10.75=10.8 )
Câu hỏi Nội dung §iÓm
Câu 1
5,0đ
Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở
những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa
học ?

Lịch:
- Người Phương Đông tính được nông lịch : một năm có 365 ngày được chia thành
12 tháng

0.5
- Người RôMa tính được một năm có 365 ngày và ¼ , họ tính được một
tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày
0.5

Chữ viết:
- Người Phương Đông phát minh ra chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh, khó học
khó sử dụng, khả năng phổ biến bị hạn chế
0.5
- Người Hylạp, Rôma phát minh ra hệ chữ cái A, B, C hệ thống chữ số La
Mã I, II, III tiện dụng và sử dụng linh hoạt ngày nay được nhiều nước sử dụng
0.5

Toán học:
- Người Phương Đông phát minh ra hệ số đếm từ 0 đến 1 triệu, làm các phép
tính cộng, trừ, nhân, chia, giải các bài toán về hình học, tính được số π = 3.16
0.5
7
- Người Hy Lạp và Rô Ma để lại các tiên đề , định lý có giá trị khái quát cao
và là cơ sở cho toán học ngày nay
0.5

Văn học:
- Người Phương Đông ( Ai Cập, Lưỡng Hà) cổ đại mới chỉ có văn học dân
gian , đó là các bài thơ, truyện , huyền thoại được truyền từ người này qua
người khác
0.5
- Người Hy lạp và Rô Ma xuất hiện các nhà văn có tên tuổi với các tác phẩm nổi
tiếng cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị như: Iliat và Ôđixê của Hôme
0.5


Những hiểu biết khoa học đén đây mới trở thành khoa học vì:
- Hình thành các định lý, các tiên đề có giá trị khái quát hoá cao , cho đến ngày nay
vẫn còn nguyên giá trị
0.5
- Các thành tựu khoa học gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học như: Toán học
:Ta-lét, Pi-ta-go, Ơclit , Vật lý: Acsimét
0.5
Câu 2
5,00
Bàng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy:
a) Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
+ Nguyên nhân:
- Bước vào thế kỷ XV do nhu cầu phát triễn của nền kinh tế hàng hoá nên
nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng
0.5
- Con đường buôn bán qua Tấy Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập dộc chiếm,
đòi hỏi phải tìm con đường khác để buôn bán giữa Phương Đông và Châu Âu
0.5
+ Điều kiện:
- Các tiến bộ về khoa học kỷ thuật vào thời điểm đó là tiền đề cho các phát kiến
địa lí như các hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng trái đất
0.5
- Người ta đã vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất các hòn đảo có cư
dân
0.5
- Các máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại
dương bao la
0.5
- Kỷ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được những tàu lớn có hệ thống

bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Caraven
0.5
b) Hảy nêu và phân tích những tác động :
- Các cuộc phát kiến địa lý vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu
cực đến sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hôi, văn hoá và KHKT của nhân
loại
0.5
+Kinh tế:
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triễn… thúc đẩy
quá trình cướp bóc, buôn bán nô lệ mang lại nguồn lợi lớn cho thương nhân
Châu Âu
0.5
+ Chính trị - xã hội:
- Thúc đẩy quá trình tan rã, khủng hoảng của quan hệ phong kiến và sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu, dồng thời thúc đẩy quá trình xâm lược thuộc địa
0.5
+Văn hoá và Khoa học kỷ thuật:
- Khẳng định trái đất hình cầu, mở ra những con đường mới, vùng đất mới, dân
tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giáo lưu văn hoá giữa các châu lục
0.5
Câu 3
5,0đ
Qua cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) . Em hãy:
a) Trình bày hai sự kiện tiêu biểu.
- Năm 1075 Thái uý Lý Thường Kiêt đã kết hợp lực lượng của quân đội
triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía
1.0
8
bắc , mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút
về nước

- Năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta , dưới sự lãnh đạo của
Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết
chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi
1.0
b)Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
- Chủ động tấn công, đánh bất ngờ, , sử dụng chiến thuật: “Tiên phát
chế nhân”
0.25
- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người 0.25
- Có cách phòng thủ chắc chắn, xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt 0.25
- Kết hợp chiến tranh tâm lý ( đọc bài thơ thần trong đền Trương Hống- Trương
Hát ) với tấn công quyết định
0.25
+ Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh
thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta
0.5
- Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, cách đánh giặc dộc đáo, sáng tạo 0.5
+ Ý nghĩa lịch sử:
- Củng cố, bảo về độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh
chống ngoại xâm của nhân dân ta
0.5
- Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau
0.5
Câu 4
5,0đ
Nguyên nhân sụp đổ của vương triều Lê Sơ? Những biến đổi của nhà nước phong
kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII ?
+ Nguyên nhân sụp đổ:

- Đầu thế kỷ XVI triều Lê sơ suy sụp, các vua không còn quan tâm đến việc
triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành,
hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất
1.0
- Nhân dân đói khổ nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến
củng hợp quân, đánh nhau, tranh giành quyền lực, Nổi trội hơn cả là thế lực
của Mạc Đăng Dung
1.0
- Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự bất lực và suy sụp
của họ Lê , 1527 bắt vua lê nhường ngôi và lập nên triều đại mới : Nhà Mạc
1.0
- Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII :
- Không chấp nhận chính quyền nhà Mạc, Một số quan lại cũ của nhà Lê
Đứng đầu là Nguyễn Kim đã hợp quân với danh nghĩa là “phù Lê diệt Mạc”
nổi dậy ở vùng Thanh Hoá lập nên nhà nước mới ( Nam triều ), đối lập với
Bắc triều của nhà Mạc
0.5
- Bùng nổ nội chiến Nam – Bắc triều kéo dài đến cuối thế kỷ XVI ( 1592 ) Nhà
Mạc bị lật đổ, Nhà Lê được khôi Phục lại, nhưng lại hình thành thế lực cát cứ
mới ở Miền Nam – thế lực phong kiến họ Nguyễn
0.5
- Năm 1627 bùng nổ nội chiến Trịnh – Nguyễn kéo dài đến 1672 không
phân thắng bại , hai bên giảng hoà lấy sông Gianh làm giới tuyến, đất nước bị chia
cắt thành hai : Đàng trong và đàng ngoài
0.5
- Năm 1771 bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn , lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng trong, từ
sau đó lật đổ vua Lê-chúa Trịnh ở Đàng ngoài và lập nên vương triều
Tây Sơn vào năm 1788
0.5
HÕt

9
ĐỀ SỐ 4:
Sở GD & ĐT Phú Thọ Mã đề 01
Trường THPT Yên Lập
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN : LỊCH SỬ 10
( Thời gian làm bàii 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 : (3 điểm )
chế đô quân điền là gì ? nội dung của chế độ quân điền dưới nhà Đường ở Trung Quốc như
thế nào ? Tác dụng của nó ?
Câu 2 : ( 5 điểm)
Khi đánh giá về các thành thị Tây Âu thời trung đại, Mác viết : “Thành thị trung đại như những
bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”.(Ph.
Ăngghen). Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết :
a) Thành thị Tây Âu trung đại ra đời trong những điều kiện lịch sử như thế nào?
b) Phân tích vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.
Câu 3 : ( 4 điểm )
Sự phân hoá xã hội ở nước ta trong các thế kỉ X- XV đã được biểu hiện
như thế nào, hậu quả ? nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hoá đó ?

Câu 4 : ( 4 điểm)

a) hãy nêu những cải cách hành chính dưới thời vua Lê Thánh Tông.
b) Em có nhận xét gì về những cải cách đó ?
Câu 5 : (4 điểm)

Lập bảng thống kê khái quát các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ thế kỉ VI đến
đầu thế kỉ X? Qua bảng thống kê,nêu nhận xét về cuộc đấu tranh của nhân dân ta ? Theo mẫu sau :

Số thứ tự Năm khởi nghĩa Tóm tắt diễn biến , kết quả
********************** Hết ********************
Họ và tên thí sinh
SBD
10
Chú ý : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1 : ( 3 điểm )
- Chế độ quân điền là nhà Đường lấy ruộng đất công lãng xã và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho
hộ nông dân. ( 0,5 điểm )
* Nội dung của chế độ quân điền .
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp cai quản, quản lí chia cho nông dân cày cấy. ( 0,5
điểm )
- Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc( 0,5 điểm ).
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, ruộng trồng dâu được
cha chuyền con nối.( 0,5 điểm )
* Tác dụng :
- Nông dân yên tâm sản xuất.( 0,5 điểm )
- thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.
- Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.( 0,5 điểm )
Câu 2 : ( 5 điểm)
a. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của thành thị Tây Âu thời trung đại( 1,5 điểm)
- Từ thế kỉ XI sản xuất nông nghiệp ở Tây Âu phát triển dẫn đến sự tăng nhanh sản phẩm xã hội.
(0,5 điểm)
- Xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.(0,25 điểm)
- Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá của người thợ thủ công.
(0,25 điểm)
- Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa đến những nơi thuận tiện để sản xuất, mua
bán (các bến sông, các đầu mối giao thông…). tại những nơi này dần dần hình thành “thành thị”.
(0,5 điểm)

b. Vai trò của thành thị( 3,5 điểm)
- Kinh tế :(0,75 điểm)
Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành thị trung đại thì các
lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất nông phẩm để trao đổi lấy hàng hoá thủ công của thành thị,
dẫn đến sự phân công lao động giữa nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị, Do
đó hai ngành có điều kiện cải tiến để phát triển. Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường hội,
thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá đơn
giản phát triển, thống nhất thị trường quốc gia dân tộc.
- Xã hội :(0,75 điểm)
Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ thuộc vào giai cấp
phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân. Vì vậy nông nô sẽ noi theo gương thị
dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi
lãnh địa, hay chuộc thân.
- Chính trị :(0,75 điểm)
Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để quản lí thành thị.Tiếp
đó, thị dân giúp đỡ nhà vua xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập
quyền. Thị dân dần được tham gia vào chính quyền phong kiến như làm quan toà, quan tài chính,
tham gia hội nghị 3 đẳng cấp.
- Văn hoá – Giáo dục :(0,75 điểm)
Thành thị trung đại còn mang một không khí tự do và phát triển tri thức; thành thị mở các trường
đại học để đào tạo tầng lớp tri thức cho thị dân (Đại học Oxphowt, Xoocbon…). Thị dân quan tâm
11
đến các hoạt động văn hoá, tinh thần như sáng tác văn thơ, điêu khắc, kiến trúc…làm sinh hoạt văn
hoá ở thành thị sôi nổi hẳn lên.
=> Vì vậy, nói về vai trò của thành thị trung đại có nhận định cho rằng : “Thành thị trung đại như
những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”. Vì
nó đánh dấu bước ngoặc lớn trong lịch sử trung đại thế giới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa
phát triển. Sự ra đời của thành thị trung đại Tây Âu là tiền đề cho sự phồn vinh của các thành phố
hiện nay.( 0,5 điểm )
Câu 3 : (4 điểm)

• Sự phân hóa xã hội ở nước ta từ thế kỉ X – XV ( 2 điểm ).
- Sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế đã làm cho đời sống nhân dân đảm bảo hơn. Tuy
nhiên trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, xã hội củng từng bước phân hóa. ( 0,5 điểm )
- Tầng lớp quý tộc được củng cố, địa chủ gia tăng, từ thế kỉ XII nhà Lý đã ban hành nhiều điều
luật về mua bán ruộng đất , tuy nhiên tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng cao ở
cuối thế kỉ XIII và thế kỉ XIV. ( 1 điểm )
- Những năm đói kém nhân dân nhiều nơi phải bán ruộng đất và bán con trai gái làm nô tì. ( 0,5
điểm )
• Hậu quả. ( 1 điểm )
- Làm bùng nổ các mâu thuẫn xã hội đặc biệt là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong
kiến và đã dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại phong kiến ở cuối mỗi triều đại .
( 0,5 điểm )
- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn đã làm cho đại đa số nhân dân bị bần cùng hóa cao độ,
điều đó đã làm cho công thương nghiệp kém phát triển vì sức mua hàng hóa của nhân dân
ngày càng thấp(0,5 điểm)
• Nguyên nhân. ( 1 điểm )
- Sự phát triển của chế độ phong kiến lúc bấy giờ , quý tộc , quan lại , địa chủ ngày càng chấp
chiếm nhiều ruộng đất làm cho đa số nông dân bị mất ruộng đất. ( 0,5 điểm )
- Những điều luật của nhà Lý đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của chế độ tư hữu ruộng
đất và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
( 0,5 điểm )
Câu 4 : (4 điểm)
a ) Những cải cách hàng chính ( 3 điểm )
* Ở trung ương :
- Các chức tể tướng, Đại hành khiển bị xóa bỏ, sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc
và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước. ( 0,5 điểm )
* Ở địa phương :
- Nhà nước xóa bỏ các đạo, lộ cũ. ( 0,25 điểm )
- Chia nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo bao gồm có 3 ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân
sự, thanh tra, xã vấn là đơn vị hành chính cơ sở.

( 0,5 điểm )
- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dực,thi cử và được cấp nhiều ruộng đất. ( 0,5 điểm )
- Ban hành bộ luật “ Quốc triều hình luật ”. ( 0,25 điểm )
- Quân đội được tổ chức chặt chẽ theo chế độ “ Ngụ binh ư nông ”.
( 0,5 điểm )
- Cấp ruộng đất cho những người có công trong chiến đấu chống quân Minh xâm lược. ( 0,5
điểm )
b ) Nhận xét ( 1 điểm ).
- Những cải cách của Lê Thánh Tông có tính toàn diện, sâu sắc góp phần đưa nhà nước quân chủ
phát triển đến cực thịnh. ( 0,5 điểm )
12
- Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định chính trị và
phát triển kinh tế. ( 0,5 điểm )
Câu 5. (4,0điểm)
* Lập bảng thống kê.( 3 điểm,mỗi ý 0.5 điểm)
STT Năm khởi
nghĩa
Tóm tắt diễn biến,kết quả
1 542 - Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Năm 544, thành lập nước Vạn Xuân.
2 687 - Lý Tự Kiên, Đinh Kiến, vây đánh phủ thành Tống Bình(Hà Nội), giết chết
đô hộ phủ Lưu Diên Hựu.
3 722 - Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy khởi
nghĩa, tấn công phủ thành Tống Bình. Đô hộ Quang Sở Khách bỏ trốn. Mai
Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), đóng đô ở Vạn An (Nghệ An).
4 Khoảng 776 - Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây-Hà Tây), đánh chiếm phủ
thành Tống Bình, quản lí đất nước.Phùng Hưng mất năm 791, nhà Đường
đem quân xâm lược.
5 905 - Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đánh chiếm phủ thành Tống
Bình, xây dựng chính quyền tự chủ.
6 938 - Ngô Quyền đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, bảo vệ độc lập tự

chủ.
* Nhận xét: (1 điểm)
Từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X, nhân dân ta tiếp tục cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc mạnh mẽ ,quyết
liệt và giành được nhiều thắng lợi,kết thúc hoàn toàn thời kì bị phương Bắc đô hộ,mở ra thời đại
độc lập, tự chủ lâu dài của nước ta
ĐỀ SỐ 5:
. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10 - NĂM HỌC 2009 – 2010
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Đề ra:
Câu 1:(4,5điểm) Trình bày những biểu hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở
Trung Quốc dưới thời Minh (1368-1644)? Vì sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ
nghĩa không phát triển ở Trung Quốc?
Câu 2:(5.0 điểm) Thế nào là phát kiến địa lý? Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc
phát kiến địa lý
Câu 3:(5.5 điểm) Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến
chống xâm lược Thanh năm 1788-1789.
Câu 4( 5.0 điểm) Trình bày khái lược cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên, vì
sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?
13
Đáp án:
câu Nội dung trả lời Điểm
Câu 1 Trình bày những biểu hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ
nghĩa ở Trung Quốc dưới thời Minh (1368-1644)? Vì sao
thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở
Trung Quốc?
4,5đ
Các vua triều Minh đó thi hành nhiều biện pháp nhằm khắc
phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ sản xuất
TBCN đó xuất hiện ở TQ, biểu hiện trong các ngành nông

nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
0,5đ
Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công,
sản xuất trờn quy mô lớn, có lao động làm thuê; quan hệ
giữa chủ xưởng với người làm thuê là “chủ xuất vốn”, “thợ
sản xuất”.
1,0đ
Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành
thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung dân cư,sầm uất như
Nam Kinh,Bắc Kinh
1,0đ
Nông nghiệp: Có bước tiến về kĩ thuật canh tác, sản lượng
lương thực tăng. Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của
địa chủ quý tộc vẫn gia tăng.Trong nông nghiệp có hình thức
bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau (hình thức bao mua).
1,0đ
Giải thích: Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát
triển được do bị kìm hãm bởi :
Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì và nền kinh tế tiểu nông
chiếm ưu thế.Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong
kiến. như những chính sách thống trị lỗi thời, lạc hậu của
quan hệ sản xuất phong kiến như : chính sách “áp bức dân
tộc” , chính sách “bế quan toả cảng”…
1,0đ
Câu 2 Thế nào là phát kiến địa lý? Nguyên nhân và hệ quả của các
cuộc phát kiến địa lý
5.0đ
a. Phát kiến địa lý:
- Là những cuộc hành trình tìm ra những vùng đất mới, dân
tộc mới diễn ra chủ yếu ở thế kỉ XV – XVI.

1.0đ
b. Nguyên nhân:
- SX phát triển  nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị
trường cao
0,5đ
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải
bị người Ả rập độc chiếm
0,5đ
- KH – KT có nững bước tiến quan trọng: đóng tàu, sa bàn,
hải đồ…
0,5đ
c. Hệ quả:
- Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri
thức, lần đầu tiên có hình ảnh chính xác về Trái Đất hình
cầu.
1.0đ
- Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất: Tìm ra những 0,5đ
14
vùng đất mới, con đường mới, dân tộc mới.
Thúc đẩy sự tan rã của QHPK,làm thay đổi phương thức sản
xuất mới tiến bộ hơn quan hệ sản xuất TBCN
0,5đ
Nảy sinh cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ 0,5đ
Câu 3 Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, kết quả của cuộc kháng
chiến chống xâm lược Thanh năm 1788-1789.
5,5đ
a. Nguyên nhân.
Năm 1788 chính quyền Lê- Trịnh ở đàng ngoài bị nhà Tây
sơn tiêu diệt, Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà
Thanh,lấy cớ giúp nhà Lê chống lại nhà Tây Sơn Vua thanh

cử Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân thanh sang xâm lược nước
ta.
1,0đ
Ngày 25.11.1788 quân thanh do Tôn Sĩ Nghị-tổng đốc
Lưỡng Quảng chỉ huy, chia làm 4 cánh tiến vào Đại Việt.
0,5đ
b. Diễn biến.
Cuộc hành binh tiêu diệt 29 vạn quân thanh xâm lược do
Nguyễn Huệ lãnh daaoj và chỉ huy. Theo kế sách của Ngô
Thì Nhậm, quân Tây Sơn ở Bắc Hà(Ngô Văn Sở chỉ huy)
tiến hành cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long về Tam
Điệp-Biện sơn, để bảo toàn lực lượng và chờ quân chủ lực từ
Phú Xuân ra, hội quân ở Tam Điệp.
1,0đ
ngày 25.1.1789, quân Tây Sơn chia thành 5 đạo, hành quân
thần tốc hướng về Thăng Long vượt sông Gián Khẩu (25.1);
bức hàng đồn Hạ Hồi (28.1); tiêu diệt đồn Ngọc Hồi và dồn
tàn quân Thanh vào Đầm Mực để diệt (30.1).
1,0đ
Cùng ngày, một cánh quân khác (kì binh) tiến đánh Khương
Thượng và Thăng Long. Bị thọc sâu bất ngờ, quân Thanh tan
vỡ, Tôn Sĩ Nghị và lực lượng còn lại phải vượt sông Hồng
bằng cầu phao. Trong cảnh rút lui hỗn độn, cầu phao bị đứt,
một số lớn quân Thanh bị chết đuối
1,0đ
c. Kết quả.
Cuộc KCCT kết thúc thắng lợi bằng một cuộc hành binh
thần tốc và một trận quyết chiến chiến lược táo bạo vào
Thăng Long và ngoại vi.
1,0đ

Câu 4 Trình bày khái lược cuộc kháng chiến chống Mông –
Nguyên, vì sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với
triều đình chống giặc giữ nước?
5.0đ
*khái lược
Trong vòng 30 năm từ 1/1258 đến cuối 4/1288 ba lần giắc
Mông –Nguyên sang xâm lược nước ta (1258, 1285 và 1287-
1288) cả ba lần chúng đều bị quân dân Đại Việt đánh bại.
0,5đ
Tiêu biểu trận Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng
trên sông Bạch Đằng 1288,kết thúc dã tâm xâm lược của
giặc Mông -Nguyên.
0,75đ
*vì sao: Nhà Trần đã thi hành kế sách “ vườn không –nhà 1,5đ
15
trống” chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng
suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần
Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ
động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các
đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại
Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự
quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh
chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác
động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận
là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù
trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà
Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ
của đông đảo dân chúng
0,75
Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của

nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là
các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý
nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước
- và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có
thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều
nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt
là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần
Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong
lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần
Khánh Dư, Trần Quốc Toản
1,5đ

ĐỀ SỐ 7:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – KHỐI 10 – MÔN SỬ
Năm học : 2012-2013
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 1: Do đâu nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ? (3 đ)
Câu 2: Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành sớm như thế nào? vẽ sơ đồ quá
trình hình thành và giải thích nguyên nhân hình thành sớm của các quốc gia cổ đại Phương
Đông? (3 đ)
Câu 3: Nêu những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại Phương Đông? Cư dân
Phương Đông có đóng góp gì đối với sự phát triển của nhân loại? (4 đ)
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG MÔN SỬ - K10 – 2012-2013
Câu 1 (3đ)
Đảm bảo các ý chính sau đây :
-Sự xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại…(0,5đ)
16
-Con người tách ra lao động riêng, muốn làm chủ, sức lao động khác nhau……(0,5đ)
-những người có thế lực chiếm của dư làm của riêng……(0,5đ)

-Xuất hiện tư hữu……(0,5đ)
-Ngun tắc vàng khơng còn hợp lý… nhường chổ cho xã hội có giai cấp và nhà nước ra
đời (1đ)
Câu 2 (3đ)
- Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà
nước ra đời.
- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất
hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hóa xã
hội kẻ giàu, người nghèo, tầng lớp q tộc và bình dân. Trên cơ sở đó nhà nước đã ra
đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào
khoảng thiên niên kỷ thứ IV - III TCN
SƠ ĐỒ
Quốc gia Ai Cập Lưỡng Hà Ấn Độ Trung Quốc
Thời gian TNKIV TCN TNKIV TCN TNKIII TCN TKXXITCN
Qúa trình
Hình thành
Các liên minh
cơng xã thành
lập và sau đó
hợp nhất thành
lập nhà nước Ai
Câp
Hàng chục
nước nhỏ của
người Xume
hình thành
Các quốc gia cổ
đầu tiên ra đời
trên lưu vực

sơng ẤN,sơng
Hằng.
Vương triề nhà
Hạ thành lập
trên lưu vực
sơng Hồng
Hà,Trường
giang
Câu 3 (4 đ)
Thiên văn học và lịch (07.5đ)
- Ra đời sớm nhất gắn với nhu cầu sản xuất nơng nghiệp
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nơng lịch có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng
Chữ viết(0.75đ)
- Do nhu cầu trao đổi kinh nghiệm chữ viết ra đời
- Ban đầu là chữ tượng hình, về sau là chữ tượng ý
- Nhờ đó mà chúng ta hiểu được phấn nào lịch sử thế giới cổ đại
- Tốn học(0.75đ)
Do nhu cầu tính lại ruộng đất, xây dựng, bn bán
- Người Ai Cập giói về hình học, người Lưỡng Hà giỏi về số học, người Ấn Độ phát minh ra hệ
thống chữ số 0,1,2,3
- Phục vụ cuộc sống và để lại kinh nghiệm cho đời sau .
.Kiến trúc(0.75đ)
- Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời. Kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo
Babilon, Vạn lý Trường thành…
- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý Trường thành, cổng I-sơ-ta, thành Babilon…
Những công trình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Vai trò (1đ)
- Là những phát minh đầu tiên, vĩ đại đặt nến móng cho sự ra đời và phát triển của nền văn minh thế
giới .

- Là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của nền văn hóa cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rơ Ma
ĐỀ SỐ 8:
17
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - Lớp 10
(ngày thi: 04/01/2013)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang

Câu 1: (2,5 điểm)
Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa? Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa như thế
nào?
Câu 2: (4 điểm)
Vương quốc CamPuchia được hình thành như thế nào? Những biểu hiện về sự phát triển thịnh
đạt của vương quốc Cam pu chia?
Câu 3: (3,5 điểm)
Lập bảng So sánh những điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại Phương Đông và các quốc
gia cổ đại Phương Tây về: Điều kiện tự nhiên, Thời gian hình thành, trình độ kĩ thuật, quy mô quốc
gia, đặc điểm kinh tế , chính trị và xã hội?
…………………………Hết…………………………
Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GD$ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2012-2013

Môn: Lịch sử - Lớp 10
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đáp án có 02 trang
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Câu Đáp án Điểm
1 Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa? Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh 2,5
18
địa như thế nào?
a/ Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa:
-Lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
0,5
-Đất của lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… có hào sâu,
tường cao tạo thành những pháo đài kiên cố.
0,5
-Đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và nộp tô thuế. 0,5
b/ Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa:
+Nông nô là người sản xuất chính trong lãnh địa, sống cơ cực, lệ thuộc vào lãnh
chúa, nhận ruộng đất của lãnh chúa canh tác và phải nộp tô thuế cùng nhiều nghĩa vụ
khác.
0,5
+Lãnh chúa sống sung sướng, nhàn rỗi, xa hoa nhờ vào bóc lột sức lao động của
nông nô.
0,5
2 a, Quá trình hình thành vương quốc Campuchia:
- Ở CamPuchia tộc người đa số là người khơ me, địa bàn sinh sống chủ yếu trên cao
nguyên Cò Rạt.
0,5
- TK VI, vương quốc của người Khơ me hình thành, họ tự gọi là Cam pu chia. 0,5
- Thời kì phát triển của Cam pu chia kéo dài từ thế kỉ thứ IX – TK XV, còn gọi là
thời kì Ăng co.

0,5
b, Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, người ta đào nhiều hồ,
kênh máng để trữ và điều phối nước tưới.
0,25
+ Ngư nghiệp: Đánh bắt cá ở Biển Hồ. 0,25
+ TCN: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc
trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.
0,25
- Về văn hóa, kiến trúc:
+Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn. (0.25đ)
0,25
+Văn học dân gian, văn học viết hình thành và phát triển. (0.25đ) 0,25
+Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình, tiêu biểu nhất là ĂngcoVat và Ăngco Thom.
(0.25đ)
0,25
+Tôn giáo: tiếp thu Hinđu giáo và Phật giáo. (0.25đ) 0,25
- Về chính trị: Các vua Cam pu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài.
Trong các thế kỉ X – XII, Cam pu chia trở thành một trong những nước mạnh và ham
chiến trận nhất ĐNA.
0,5
- Từ TK XIII, Cam pu chia bắt đầu suy yếu do vương quốc Thái tấn công xâm lược,
rất nhiều lần họ phải bỏ kinh đô về miền Nam nhưng vẫn không yên cho đến khi bị
Pháp xâm lược (1863).
0,25
Câu 3 (3,5 điểm):
Nội dung Các quốc gia cổ đại
Phương Đông
Các quốc gia cổ đại

Phương Tây
Điều kiện tự nhiên
(0,5 điểm)
Nằm ở lưu vực các dòng sông lớn: Đất
đai màu mỡ phì nhiêu, khí hậu ấm
nóng theo mùa, mưa đều đặn….
Nằm ở bờ Bắc của Địa Trung Hải: Có
nhiều đảo và bán đảo, phần lớn là núi và
cao nguyên nên đất khô và rắn nhưng
giao thông đường biển thuận lợi…
19
Thời gian hình
thành
(0,5 điểm)
Ra đời sớm khoảng thiên niên kỉ thứ
IV – III TCN.
Ra đời muộn khoảng thiên niên kỉ thứ I
TCN.
Trình độ kĩ thuật
(0,5 điểm)
Cư dân bắt đầu biết sử dụng công cụ
bằng đồng thau.
Cư dân đã biết sử dụng công cụ sắt.
Quy mô quốc gia
(0,5 điểm)
Rộng lớn. Nhỏ ( Thị quốc).
Đặc điểm kinh tế
(0,5 điểm)
- Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu,
chú trọng thủy lợi hàng đầu.

- Thủ công và thương nghiệp kém phát
triển .
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát
triển mạnh.
- Nông nghiệp kém phát triển, thiếu
lương thực.
Chính trị
(0,5 điểm)
Chế độ chuyên chế cổ đại: Đứng đầu
là một ông vua chuyên chế…
Chế độ dân chủ cổ đại ( Dân chủ chủ nô):
Đứng đầu thị quốc là một Hội đồng do
dân bầu cử, nhiệm kì 1 năm…
Xã hội
(0,5 điểm)
- Gồm quý tộc, nông dân công xã và
nô lệ.
- Nông dân công xã chiếm đa số, là
lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.
- Gồm chủ nô, bình dân và nô lệ.
- Nô lệ chiếm đa số, là lực lượng sản
xuất chủ yếu của xã hội.
………………………………… HẾT……………………………………
ĐỀ SỐ 9:
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ THI OLYMPIC L ỊCH SỬ
10
NĂM HỌC 2010-2011 Thời gian : 90 phút

Câu 1 (5 điểm): Vì sao sau khi thoát khỏi giới động vật, Người tối cổ phải sống thành
từng bầy? Bầy Người nguyên thủy khác với các bầy động vật ở những điểm nào?

Câu 2 (5 điểm): Vì sao từ thế kỉ XI trở đi các thành thị trung đại xuất hiện ở Tây Âu?
Tác động của thành thị đối với các lãnh địa phong kiến Tây Âu?
Câu 3 (4 điểm): Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và
nhà nước Âu Lạc theo các tiêu chí sau:
1- Cơ sở hình thành.
2- Bộ máy nhà nước.
3- Kinh đô.
20
Câu 4 (6 điểm): Những mặt tích cực và hạn chế của các chính sách kinh tế thời
Nguyễn?
*****HẾT*****
SỞ GD-ĐT HÀ NỘI KỲ THI ÔLIMPIC – LỚP 10
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2010 – 2011
ĐÁP ÁN
Câu
hỏi
Nội dung cần đạt Thang
điểm
Câu1
(5
điểm)
* Nguyên nhân:
- Do trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ nên họ phải
kiếm sống bằng lao động tập thể với phương thức săn bắt hái lượm.
- Do sống trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt (luôn bị thú
dữ, thiên tai đe dọa)…nên phải dựa vào sức mạnh sự hợp tác của tập thể
để tự vệ, sinh tồn.
* Sự khác nhau……:
- Bầy Người nguyên thủy biết chế tạo công cụ lao động (những công cụ
thuộc thời kì đá cũ).

- Biết giữ lửa trong tự nhiên và biết chế tạo ra lửa để nướng chín thức ăn,
tự vệ và sưởi ấm.
- Giữa các thành viên có mối quan hệ tương đối chặt chẽ, gắn bó: có
người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ, cùng chăm
sóc con cái…
Câu
2
(5
điểm)
* Nguyên nhân:
- Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất ở Tây Âu có nhiều biến đổi mà trước
tiên là trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Công cụ sản xuất được cải tiến đưa tới sự phát triển của sản xuất, sự
tăng nhanh những sản phẩm xã hội dẫn đến hai hệ quả chủ yếu:
+ Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa náy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.
+ Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.
- Những người thợ thủ công có nhu cầu tập trung ở những nơi thuận tiện
để sản xuất, mua bán ( bến sông,nơi giao nhau của những trục đường
giao thông chính … bên ngoài lãnh địa).
* Tác động:
- Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Phá vỡ nền kinh tế khép kín, tự túc tự cấp trong các lãnh địa…
- Mang lại không khí tự do mở mang tri thức tạo tiền đề cho việc hình
thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Câu
3
(4
điểm)
Tiêu chí so
sánh

Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc
1. Cơ sở
hình thành
Do yêu cầu chống
ngoại xâm, sản xuất
kinh tế nông nghiệp
(bảo vệ mùa màng,
Do yêu cầu chống ngoại xâm,
sản xuất kinh tế nông nghiệp
(bảo vệ mùa màng, làm thủy
lợi)
21
làm thủy lợi)
2. Bộ máy
nhà nước
- Đứng đầu nhà nước
là Vua giúp việc cho
vua có các Lạc hầu,
Lạc tướng
- Có 3 tầng lớp trong
xã hội: vua quan quý
tộc, nô tì và nông dân
công xã (dân tự do)
- Cơ cấu tổ chức còn
đơn giản sơ khai.
- Đứng đầu nhà nước là Vua
giúp việc cho vua có các Lạc
hầu, Lạc tướng
- Có 3 tầng lớp trong xã hội:
vua quan quý tộc, nô tì và

nông dân công xã (dân tự do)
- Tổ chức chặt chẽ hơn, lãnh
thổ được mở rộng trên cơ sở
sáp nhập Văn Lang và Âu
Việt.
3. Kinh đô - Bạch Hạc - Cổ Loa
Câu
4
(6
điểm)
* Mặt tích cực:
- Coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp:
+ Đo dạc lại ruộng đất, lập địa bạ.
+ Ban hành chính sách quân điền.
+ Thực hiện chính sách khai hoang, lập doanh điền.
- Phát triển các nghề thủ công dân gian, tăng cường xây dựng các quan
xưởng.
- Chú trọng khai khoáng các mỏ, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước.
* Những hạn chế:
- Không bảo vệ được ruộng đất công. Chính sách quân điền chỉ mang ý
nghĩa tượng trưng, thực chất là ưu tiên cho quan lại, quý tộc, binh lính.
- Tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang hóa còn nhiều.
- Trong khai khoáng nhà nước quản lí kém nên chỉ hoạt động trong thời
gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân.
- Thương nghiệp thi hành chính sách thuế khóa phức tạp và kiểm soát
ngặt nghèo, nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và dè dặt với các
nước phương Tây nên hoạt động kém sôi động, tấp nập.

*******************HẾT*******************
ĐỀ SỐ 10:

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1 (6,0 điểm). Các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở Tây Âu thời hậu kì trung đại:
a. Nêu nguyên nhân, điều kiện.
22
b. Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến lớn về địa lí theo các nội dung: Số thứ tự, thời gian,
người dẫn đầu, kết quả.
c. Vì sao nói: "Phát kiến địa lí được coi như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực
giao thông và tri thức, báo hiệu buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa".
Câu 2 (3,0 điểm). Tại sao người anh hùng dân tộc Ngô Quyền được các nhà sử học Việt
Nam gọi là "ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc” ?
Câu 3 (3,0 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân và dân Đại Việt trong cuộc
kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỉ XIII.
Câu 4 (8,0 điểm). Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đất nước Việt Nam thời Lê sơ đã đạt
đến trình độ phát triển cao về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, tuy nhiên, cũng bộc lộ một số
hạn chế của quan hệ sản xuất phong kiến”.
(Theo Lịch sử 10, NXB Giáo dục, H., 2006, tr.173)
Hết
Họ tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:…………………
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN LỊCH SỬ

(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong
Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm
2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm
điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài
3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,25 điểm
II. Hướng dẫn chấm chi tiết
23
Câu hỏi Nội dung §iÓm
Câu 1 Các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở Tây Âu thời hậu kì trung đại 6,00
a. Nguyên nhân, điều kiện
* Nguyên nhân: Do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc
ngày càng tăng. Mặt khác, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị
ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ
Nhĩ Kì độc chiếm.
* Điều kiện: Các nhà hàng hải đã nghiên cứu các dòng hải lưu, hướng gió. La bàn
và máy đo góc thiên văn được sử dụng. Người ta đã vẽ được bản đồ, hải đồ có ghi
tên các bến cảng. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ vượt bậc
0,75
0,75
b. Bảng thống kê về các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở châu Âu thời hậu kì trung đại (2,5đ)
TT Thời gian Người dẫn đầu Kết quả
1 1415 Hoàng tử Hen-ri Đi dọc theo bờ biển châu Phi
2 1487 B. Đi-a-xơ Tới mỏm cực nam châu Phi (đặt tên mũi Bão Tố sau
được vua Hoan II đổi tên là mũi Hảo Vọng)
3 1492 C. Cô-lôm-bô Đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay
(phát hiện ra châu Mĩ nhưng lại lầm tưởng là Ấn Độ)
4 1497 Va-xcô đơ Ga-ma Vòng qua châu Phi đến vùng Ca-li-cút (Ấn Độ)
5 1519 - 1522 Ph. Ma-gien-lan Hành trình vòng quanh thế giới

c. Tác động của các cuộc phát kiến lớn về địa lí
* Các cuộc phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong
lĩnh vực giao thông và tri thức: Lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh
chính xác về hành tinh, về bề rộng của Trái Đất. Nó đóng góp quyết định về lí luận
cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều như
nhau. Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới, dân
tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành Tạo nên sự giao lưu giữa các
nền văn hoá và văn minh khác nhau
* Các cuộc phát kiến địa lí báo hiệu buổi "bình minh của thời đại TBCN": Đem lại
cho thương nhân châu Âu nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán, cướp bóc ở châu Mĩ,
châu Á, châu Phi. Thúc đẩy công nghiệp và thương nghiệp châu Âu phát triển, làm
thành thị ở khu vực này phồn thịnh và mở ra quá trình xâm lược và cướp bóc
thuộc địa (đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn và hình thức kinh doanh TBCN)
1,0
1,0
Câu 2 Tại sao người anh hùng dân tộc Ngô Quyền được các nhà sử học Việt Nam gọi là
"ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc” ?
3,00
* Trình bày khái quát về chiến thắng Bạch Đằng (938) từ đó đi đến kết luận: Ngô
Quyền được coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước
sau nghìn năm Bắc thuộc. Chiến thắng Bạch Đằng (938) có thể coi là trận chung
kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống
đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc
kéo dài hơn 1000 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế
chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang
lúc phát triển cao độ
* Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên
quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ
nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý,

Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là
cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau
này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang
dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu"
2,0
1,0
24
Câu 3 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân và dân Đại Việt trong cuộc kháng
chiến chống Mông - Nguyên thế kỉ XIII.
3,00
* Nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên
là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân (lấy dẫn chứng minh họa)
* Nhà Trần có đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng
tộc nhà Trần mà nổi bật nhất là Trần Quốc Tuấn (dù xuất thân quyền quý nhưng các
hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số
lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều
nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang
Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản ). Thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của
toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. Thắng lợi đó cũng gắn liền với đường lối chiến
lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần (lấy dẫn chứng minh họa)
1,5
1,5
Câu 4 Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đất nước Việt Nam thời Lê sơ đã đạt đến
trình độ phát triển cao
8,00
a. Thời Lê sơ đạt đến trình độ phát triển cao về chính trị, kinh tế, văn hóa
* Về chính trị:
- Tổ chức bộ máy nhà nước
+ Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế sáng lập ra nhà Lê, đặt lại tên nước là Đại

Việt. Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp việc cho
vua có Tể tướng và một số quan đại thần, tiếp đến là một số cơ quan điều hành cấp bộ. Cả
nước chia thành 5 đạo, dưới đạo là lộ, phủ, huyện, châu, xã với hệ thống quan lại như cũ
+ Thời Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Ở trung ương
chức Tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, bên
dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành
cao hơn. Cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo đều có 3 ti để trông
coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Người đứng đầu xã là Xã trưởng do dân bầu
Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử
0,75
0,75
- Luật pháp: Thời Lê sơ bộ luật đầy đủ đã được ban hành là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
* Kinh tế
- Nông nghiệp: Nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc chia ruộng công ở
làng xã, khuyến khích khai hoang, lập 43 sở đồn điền. Bộ phận ruộng đất tư tăng lên,
hệ thống đê điều được quan tâm
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Được phục hồi và phát triển, kinh thành Thăng
Long là trung tâm buôn bán lúc bấy giờ. Nhà nước ban hành lệnh lập chợ, khuyến
khích trao đổi sản phẩm. Nhiều làng thủ công mới hình thành
* Văn hóa
- Nho giáo được độc tôn, giáo dục Nho học thịnh đạt. Quốc tử giám được mở rộng
cho con em quan lại đến học. Các khoa thi được mở đều đặn, tất cả người có học,
có lí lịch rõ ràng đều được đi thi. Những người đỗ tiến sĩ được khắc vào bia đá dựng ở
Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”
- Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển. Hàng loạt tập thơ văn ra đời như Bình
Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức quốc
âm thi tập của Lê Thánh Tông, nhiều tập thơ của Lý Tử Tấn, Đặng Minh Khiêm
- Một số bộ sử được biên soạn như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư sách
Dư địa chí, tập bản đồ An Nam hình thắng đồ, bộ sách Thiên Nam dư hạ
- Toán học: Một số nhà Nho cũng biên soạn sách như Đại thành toán pháp của

Lương
Thế Vinh
- Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu ca múa dân gian bị loại khỏi cung đình, nhà nước có
bộ phận ca nhạc riêng. Ca múa dân gian vẫn tiếp tục phát triển
Với tất cả những thành tựu trên đã chứng tỏ thời Lê sơ thế kỉ XV thực sự là một giai
đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
25

×