Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tóm tắt luận án hệ thống thể loại truyền thống trong thơ mới 1932 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.94 KB, 27 trang )

Viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam
học viện khoa học xã hội
Biện thị quỳnh nga
hệ thống thể loại truyền thống
trong thơ mới 1932 - 1945
CHUYÊN NGàNH: VĂN HọC VIệT NAM
Mã Số: 62.22.34.01
Tóm tắt Luận án tiến sĩ văn học
hà nội - 2013
Công trình đợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phan Trọng Thởng
PGS.TS. Lu Khánh Thơ
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thành Hng
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện
Phản biện 3: TS. Chu Văn Sơn
Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Khoa học Xã hội
vào hồi giờ .phút, ngày .tháng năm .
Có thể tìm hiểu luận án tại th viện:
1. Th viện Học viện Khoa học Xã hội
2. Th viện Quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ mới cho đến nay vẫn là một hiện tượng độc đáo của thơ Việt cần
phải được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trên phương diện loại hình - thể loại.
1.2. Thơ mới thực sự đã thuộc loại hình thơ hiện đại. Liệu đây có phải là
hiện tượng phủ định truyền thống hoặc không liên quan gì đến truyền thống?
Trên con đường đi đến hiện đại (mà ở đây là trên lĩnh vực văn học nghệ thuật,
cụ thể hơn là thơ ca), các thành tố truyền thống có vai trò, ý nghĩa gì không?
Thiết nghĩ nhìn Thơ mới từ phương diện thể loại, đặc biệt ở đây là những thể


thơ truyền thống, có thể tìm thấy lời giải khoa học cho những câu hỏi còn
nhiều bỏ ngỏ trên đây.
1.3. Trong công cuộc đổi mới, hiện đại hóa thơ ca dân tộc bắt đầu từ nửa đầu
thế kỷ XX, phong trào Thơ mới với “lối” Thơ mới (1932 – 1945) là sự kiện
chưa từng có. Sự hiện diện của các thể thơ truyền thống trong cuộc cách tân
thơ vĩ đại này có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng đâu là đặc trưng
về chức năng, nội dung và thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ
mới? Các thể thơ truyền thống tồn tại ra sao trong thế “cạnh tranh” với các thể
thơ “mới” - hiện đại? Luận án đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống thể thơ
truyền thống trong Thơ mới 1932 – 1945 không chỉ nhằm tìm lời giải cho cho
những câu hỏi vừa nêu, mà từ đây còn có thể tìm bài học hữu ích cho quá trình
đổi mới thơ Việt.
1.4. Thực hiện đề tài này, luận án còn nhằm phục vụ cho việc tham khảo và
vận dụng vào dạy - học ngữ văn ở nhà trường.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các thể thơ truyền thống (bao hàm cả hai hệ thống thể thơ du nhập và thuần
Việt) trong Thơ mới 1932 - 1945.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu các thể thơ truyền thống trong Thơ
mới 1932 - 1945 (các thể khác - các thể “phi truyền thống” hay hiện đại, dĩ nhiên
3
luận án vẫn quan tâm nhưng chỉ dùng làm cơ sở để đối sánh). Văn bản khảo sát
chính là tuyển tập Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm. Ngoài ra, còn một
số tài liệu khác được chúng tôi dùng khảo sát thêm, so sánh và đối chiếu, gồm:
Thi nhân Việt Nam, Việt Nam thi nhân tiền chiến và 15 tuyển thơ của các tác giả
tiêu biểu cho phong trào Thơ mới do Nxb Hội Nhà văn ấn hành, 1995.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án khảo sát các thể thơ truyền thống trong Thơ mới, xác định đặc trưng

của nó về cả 3 phương diện (chức năng, nội dung và thi pháp); xác định vị thế,
vai trò của nó trong cấu thành loại hình thơ hiện đại Việt Nam, từ đây đề xuất
một số vấn đề cho việc nghiên cứu Thơ mới nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung
trên con đường đi đến hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Xác định vị thế và vai trò của các thể thơ truyền thống trong hệ thống
thể thơ của Thơ mới.
3.2.2. Khảo sát, phân tích, luận giải, xác định đặc trưng chức năng và nội
dung của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới.
3.2.3. Khảo sát, phân tích, xác định đặc trưng thi pháp của các thể thơ truyền
thống trong Thơ mới. Cuối cùng rút ra một số kết luận về hệ thống các thể thơ
truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các
phương pháp chính: Phương pháp loại hình, phương pháp thống kê - miêu tả,
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp cấu trúc
- hệ thống và một số phương pháp của thi pháp học,
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu đặc trưng chức năng, nội
dung và thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 với
một cái nhìn hệ thống; xác định vị thế, vai trò, sức sống và khả năng của nó
trong thơ Việt Nam hiện đại. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng
4
định con đường đi đến hiện đại của thơ ca dân tộc rõ ràng không phải là con
đường tách rời, cắt mạch với truyền thống. Sức mạnh của các yếu tố mang giá
trị của truyền thống vẫn có thể tạo nên thành tựu mới nếu biết phát huy và làm
mới nó. Ngoài ra, kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giúp
cho việc dạy - học văn học trong nhà trường và tiếp nhận Thơ mới, thơ hiện đại
được tốt hơn.
6. Cấu trúc của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án
được triển khai trong bốn chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương2: Vị thế và vai trò của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.
Chương 3: Chức năng và nội dung của các thể thơ truyền thống trong Thơ
mới 1932 - 1945.
Chương 4: Thi pháp các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thơ mới 1932 - 1945 từ phương diện thể thơ trên lịch trình nghiên
cứu suốt hơn tám thập kỷ qua
Vấn đề nghiên cứu thể loại nói chung và các thể thơ nói riêng trong Thơ mới
đã được đề cập từ sớm. Ngay khi mới ra đời, Thơ mới trước hết được nhìn nhận
ở góc độ thể loại. Khi Thơ mới đang trên hành trình vận động của nó (vài năm
đầu thập niên 40 / thế kỷ XX), Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử
yếu và Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã chú ý nhận diện
về thể thơ của Thơ mới.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, Thơ mới cũng như việc nghiên cứu Thơ mới
trải nhiều thăng trầm. Ở miền Bắc, đáng chú ý nhất có Bùi Văn Nguyên - Hà
Minh Đức trong công trình Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại đã thống kê,
khảo sát, phân tích khá thuyết phục các thể được dùng phổ biến trong phong trào
Thơ mới, nhất là trên phương diện thi pháp thể thơ Ở miền Nam, Thơ mới
5
được đánh giá cao. Các công trình: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên
(Phạm Thế Ngũ), Khảo luận luật thơ (Lam Giang),… có giới thiệu khái quát các
thể của Thơ mới nhưng chủ yếu nghiêng về miêu tả những biểu hiện “bề mặt”
Từ 1986 đến nay, Thơ mới 1932 - 1945, nhất là từ góc độ thể thơ được quan
tâm nhiều hơn. Ngoài các bài viết đăng trên các báo, tạp chí, website, vấn đề các
thể thơ của Thơ mới còn được đề cập trong các công trình là chuyên luận,
chuyên khảo hoặc giáo trình dùng trong các trường đại học: Ngôn ngữ thơ

(Nguyễn Phan Cảnh), Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại (Nguyễn
Quốc Túy), Con mắt thơ (Đỗ Lai Thúy), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu,
thời kỳ trước 1945 (Lê Quang Hưng), Ba đỉnh cao Thơ mới Xuân Diệu - Nguyễn
Bính - Hàn Mặc Tử (Chu Văn Sơn), Thơ tình Xuân Diệu (Lưu Khánh Thơ),
Dưới dạng các khóa luận tốt nghiệp đại học, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,
vấn đề thể thơ của Thơ mới ngày càng được khai thác nhiều: Kết cấu thơ trữ
tình (Phan Huy Dũng), Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trần Thị
Lệ Thanh), Thơ mới với thơ Đường (Lê Thị Anh), Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ
sự vận động thể loại (Hoàng Sĩ Nguyên), Nhìn chung, Thơ mới và vấn đề thể
thơ của Thơ mới đã được quan tâm, nghiên cứu nhiều nhưng chưa có công trình
nào tập trung khảo sát vấn đề này một cách đầy đủ, hệ thống.
1.2. Vấn đề nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới
Các thể thơ truyền thống trong Thơ mới, nhất là các thể lục bát (LB), song
thất lục bát (STLB), ảnh hưởng của thể hát nói (HN) đến thể 8 chữ, và thơ
Đường luật (ĐL), được nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm. Trước 1945,
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu bước đầu khảo sát âm luật
cùng thể cách Thơ mới. Hoài Thanh trong Một thời đại trong thi ca ít nhiều chú
ý nhận diện một số thể thơ dân tộc trong Thơ mới. Đặc biệt nhất phải kể đến ý
kiến của chính những người đương thời Thơ mới bàn về Thơ mới, trong đó vấn
đề các thể truyền thống cũng được đề cập rải rác ở một vài khía cạnh.
Từ 1945 đến 1986, một số công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công
phu về Thơ mới có tìm hiểu vấn đề này. Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên có chú ý “sự đổi mới về thể cách” của Thơ mới. Đến 1971,
6
vấn đề nghiên cứu các thể thơ trong Thơ mới đạt một bước tiến mới, được đánh
dấu bởi sự ra đời của công trình Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại (Bùi
Văn Nguyên, Hà Minh Đức). Bên cạnh việc khảo sát, phân tích khá thuyết phục
một số đặc trưng thi pháp của các thể truyền thống, Hà Minh Đức đã có những ý
kiến sâu sắc về chức năng, nội dung các thể thơ này trong thời đại mới
Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, vấn đề các thể thơ truyền thống

trong Thơ mới ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong
đó, ĐL, LB, 8 chữ (vốn thoát thai từ HN) là những thể được ưu tiên nghiên cứu
hàng đầu. Các bài viết riêng về các thể thơ đăng trên các báo, tạp chí, website
nở rộ… Các chuyên luận, chuyên khảo, giáo trình dùng trong các trường đại
học, nhất là các tuyển tập, công trình, luận án nghiên cứu có chú ý các thể
truyền thống của Thơ mới. Trong Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình
Việt Nam, Trần Đình Sử chú ý đến việc cách tân loại hình câu thơ của Thơ mới.
Nguyễn Bá Thành với Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại khẳng định
công lao “phát triển, hoàn chỉnh và cải tiến các thể thơ dân tộc” của phong trào
Thơ mới. Vũ Tuấn Anh trong các công trình Văn học Việt Nam hiện đại - nhận
thức và thẩm định đã đề cập đến “sự hoàn chỉnh và tính năng động của thể loại
trong đời sống văn học 1930 - 1945”. Với Loại hình câu thơ của Thơ mới và
Thể 8 tiếng trong thơ Việt Nam, Lê Tiến Dũng đã đưa ra những ý kiến mới về
sự vận động, tiếp thu thể thơ truyền thống, sự sáng tạo thể thơ 8 chữ Thơ mới
và so sánh sự khác nhau của một số thể thơ mới và thơ cũ, Rất đáng chú ý là
các công trình nghiên cứu theo hướng chuyên sâu về các thể loại văn học dân
tộc. Phan Diễm Phương trong Lục bát và song thất lục bát đi sâu khảo sát,
phân tích các đặc trưng cơ bản về chức năng, nội dung và hình thức thi pháp
của thể LB, trong đó có sáng tác của một số nhà thơ mới. Tác giả cũng có
những cắt nghĩa thuyết phục về số phận trái ngược của hai thể LB và STLB
trong Thơ mới nói riêng và thơ hiện đại nói chung. Nguyễn Đức Mậu trong
Thể loại hát nói trong sự vận động của lịch sử văn học nhìn thấy mối liên hệ xa
gần giữa HN với thể thơ 8 chữ trong biểu đạt nội dung về con người cá nhân cá
thể. Còn Hoàng Sĩ Nguyên trong Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể
7
loại tìm hiểu tiến trình vận động của các thể thơ. Lê Thị Anh trong Thơ mới
với thơ Đường dày công khảo sát, phân tích sự tiếp thu nhiều mặt của Thơ mới
đối với thơ Đường, từ cấp độ hình thức đến nội dung cảm hứng, trong đó có
khảo chứng các thể ĐL, cổ phong (CP) được dùng trong Thơ mới, v.v… Nhìn
chung, Thơ mới và vấn đề thể thơ của Thơ mới đã có một bề dày lịch sử nghiên

cứu, phân tích, đánh giá. Tuy nhiên, chung quanh việc nghiên cứu các thể thơ
truyền thống của Thơ mới vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề này vẫn cần
phải được tiếp tục nghiên cứu trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìn
toàn diện, chuyên biệt hơn.
Chương 2
VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG
TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945
2.1. Nhìn chung về loại hình Thơ mới 1932 – 1945
2.1.1. Hiện tượng Thơ mới 1932 - 1945 trong lịch sử thơ ca dân tộc
Sự xuất hiện của Thơ mới là một sự kiện thiết yếu đối với lịch sử thơ ca dân
tộc, nó giải phóng thơ Việt thoát khỏi những khuôn khổ mang tính quy phạm
chặt chẽ của loại hình thơ trung đại để bước sang phạm trù hiện đại với một
loại hình thơ mang “tinh thần tự do”, tự do về biểu hiện tư tưởng, cảm hứng, tự
do về cách thức thể hiện. Với ý nghĩa đó, Thơ mới xứng đáng là cuộc cách tân
thơ ca lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX.
2.1.2. Loại hình Thơ mới 1932 - 1945, nhìn từ góc độ thể thơ
2.1.2.1. Thơ mới 1932 - 1945, một cuộc cách tân về thể thơ
Thơ mới thực sự là một cuộc cách tân về thể thơ. Thơ mới đã kế thừa và phát
triển các thể thơ cổ truyền dân tộc, tân tạo các thể thơ vay mượn, đồng thời
sáng tạo những hình thức mới thích hợp biểu hiện “dòng cảm xúc mới” của
thời đại.
2.1.2.2. Hệ thống thể thơ của Thơ mới 1932 - 1945
Khái niệm thể loại (hay thể, thể tài) chỉ dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác
phẩm văn học, đấy là các dạng thức tổ chức ngôn ngữ thành những hình thức
8
nghệ thuật riêng biệt, thể hiện cách cảm nhận và thái độ, tình cảm của con
người về các hiện tượng đời sống.
Hệ thống thể thơ của Thơ mới hết sức đa dạng, phong phú; chủ yếu quy tụ
vào hai hệ thống lớn: hệ thống thể thơ thuần Việt và hệ thống thể thơ du nhập.
Trong đó, phổ biến nhất là các thể 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, LB, hợp thể và tự do,

2.2. Vị thế của các thể truyền thống trong “bảng” thể thơ của Thơ mới
2.2.1. Một vài giới thuyết về thể thơ truyền thống trong Thơ mới
Khái niệm thể thơ truyền thống nhằm chỉ những thể thơ từng tồn tại trong
lịch sử văn học dân tộc trước Thơ mới 1932 - 1945. Trong hệ thống thể thơ
truyền thống này gồm có các thể thơ du nhập (hay ngoại nhập / vay mượn) từ
Trung Quốc và các thể thơ thuần Việt (hay dân tộc / nội sinh)
2.2.2. Tỉ lệ, dung lượng, số lượng và dạng thức tồn tại của các thể truyền
thống trong Thơ mới 1932 - 1945
Thống kê và tổng hợp tất cả các tác phẩm thuộc các thể thơ truyền thống sẽ
cho chúng ta một kết quả thú vị. Hệ thống thể thơ truyền thống trong Thơ mới
chiếm số lượng tương đối: 280/1072 tác phẩm. Trong đó, tương quan giữa hai
nhóm thể thơ truyền thống du nhập và thuần Việt là: 113/167 tác phẩm. Ở
nhóm thể thơ truyền thống du nhập, thể ĐL vẫn được các nhà thơ mới quan
tâm sử dụng, nhiều nhất là dạng thất ngôn bát cú: 53 bài; thứ đến là thất ngôn
tứ tuyệt: 47 bài. Riêng thể ngũ ngôn ĐL ít được chú ý, ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 bài,
ngũ ngôn bát cú không có tác phẩm nào. Về dung lượng, tất nhiên các bài ĐL
Thơ mới không thể vượt quá khuôn câu, chữ đã được quy định. Tuy nhiên, một
số tác giả đã kéo dài khuôn khổ bài thơ ĐL bằng cách viết theo lối “thập thủ
liên hoàn”. Cách thức tồn tại của thể ĐL trong Thơ mới khá biến hóa: có khi ở
dạng nguyên thể, có khi kết hợp xen kẽ với các thể thơ khác tạo thành dạng
hợp thể, kịch thơ, Ngoài ra, một số biệt thể khác của thơ ĐL cũng được các
nhà thơ mới thể nghiệm, số lượng ít và dung lượng nhỏ Thể hành CP vẫn có
sức hấp dẫn đối với một số nhà thơ mới (Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Bích Khê,
Phan Văn Dật, ). Số ít thể thơ cũ khác du nhập từ Trung Hoa như phú, văn tế,
từ khúc cũng được điểm mặt.
9
Ở hệ thống thể thơ truyền thống thuần Việt, tiêu biểu nhất là thể LB, chiếm
số lượng khá lớn: 148 bài (13,81%). Dung lượng các tác phẩm LB Thơ mới
nhìn chung là nhỏ. LB Thơ mới tồn tại dưới hai dạng khác nhau: dạng nguyên
thể (các dòng thơ dắt nối nhau từ đầu đến cuối tạo thành những bài thơ trọn

vẹn: Tiếng sáo thiên thai - Thế Lữ, Buồn đêm mưa - Huy Cận); dạng phối xen
(các dòng LB phối hợp và xen kẽ với các thể thơ khác để làm thành bài thơ).
Song song với LB, trong bảng thể thơ của Thơ mới còn có sự hiện diện của thể
STLB, nhưng số lượng góp mặt của thể này không đáng kể: 18 bài (1,68%).
Các bài STLB toàn vẹn đều có quy mô nhỏ. Riêng thể HN, trong Thơ mới
không có bài nào viết theo thể thơ này. Nhưng theo nhận định của số đông giới
nghiên cứu hiện nay, thể HN được xem là tiền thân của thể 8 chữ do các nhà
thơ mới sáng tạo nên. Thể 8 chữ chiếm giữ một số lượng rất lớn trong hệ thống
thể thơ của Thơ mới: 277/1072 tác phẩm (25.84%). Khuôn khổ các bài thơ 8
chữ tương đối rộng mở. Hầu hết 277 bài đều ở dạng nguyên thể (toàn câu 8
chữ), thi thoảng có sự đan xen một số câu có số chữ nhiều hoặc ít hơn 8 chữ do
yêu cầu của tâm trạng, nhưng số này không nhiều. Thể 8 chữ còn xen vào 35
bài thơ thuộc nhiều thể khác nhau làm cho sự biểu hiện cảm xúc càng thêm
phong phú Ngoài ra, còn có một số thể thơ dân tộc khác cũng tham gia vào
Thơ mới nhưng số lượng rất ít.
Nhìn chung, các thể thơ truyền thống đều được nhiều nhà thơ mới khai thác,
sử dụng với những tỉ lệ, số lượng và hình thức nhất định, góp phần tạo nên vị
trí, diện mạo riêng trong Thơ mới 1932 - 1945.
2.2.3. Khả năng lôi cuốn độc giả của các thể thơ truyền thống trong sự
“cạnh tranh” với các thể thơ khác của Thơ mới 1932 - 1945
Qua thống kê và khảo sát số lượng, tỉ lệ các thể truyền thống trong Thơ mới,
luận án rút ra một số nhận xét khái quát: Trong khả năng có thể, các nhà thơ
mới đã cố gắng thể nghiệm một cách phong phú, đa đạng nhất các thể thơ
truyền thống. Xét tương quan giữa hai hệ thống thể thơ, các thể truyền thống
thuần Việt chiếm tỷ lệ áp đảo. Trong đó, thể LB, bước sang thời hiện đại, vẫn
duy trì được sức sống của mình. LB chiếm một vị trí quan trọng (148 tác phẩm,
10
chiếm 13.81%). Đặc biệt LB còn chiếm ưu thế hơn hẳn thể thơ tự do. LB hấp
dẫn khá nhiều nhà thơ mới. Thậm chí nhiều người đạt con số hàng chục bài
(Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, ). Có những tác

phẩm LB đạt giá trị cổ điển, có sức sống trường tồn. Thực tế này khẳng định,
LB - một thể thơ cổ truyền của dân tộc đến thời hiện đại trong thế cạnh tranh
với nhiều thể khác của Thơ mới vẫn có vị thế vững chắc trên thi đàn. STLB
thưa vắng hẳn. Số tác giả tìm đến với thể thơ này cũng rất ít. Điều đáng bận
tâm là trong Thơ mới chưa có tác phẩm STLB nào gây được “tiếng vang”
Trong Thơ mới, mặc dù HN gần như vắng bóng, nhưng “con đẻ” của nó - thể 8
chữ lại rất được ưa chuộng. Với con số không nhỏ 277/1072 tác phẩm, thể 8
chữ đã chiếm vị trí phổ biến thứ hai sau thể 7 chữ, gần gấp đôi thể LB và vượt
xa các thể STLB, ĐL, thể hành trong hệ thống thể thơ của Thơ mới. Phạm vi
tham gia của thể thơ này hết sức rộng rãi, nó có mặt trong hơn 35 bài thơ phối
xen từ nhiều thể thức khác nhau và tham gia vào sáng tác của 29/89 tác giả có
mặt trong Thơ mới 1932 - 1945. Có những nhà thơ chỉ chủ yếu sáng tác bằng
thể 8 chữ và tỏ ra rất có sở trường về thể thơ này. Nó là bộ phận quan trọng
trong sáng tác của các nhà thơ mới tiêu biểu (Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy
Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, ). Với nhóm những nhà thơ tả chân thì có thể
nói đây là thể thơ “đặc sản” của họ.
Đối với các thể truyền thống du nhập, thể ĐL, nhất là thất ngôn bát cú, được
các nhà thơ mới tìm cách khôi phục nhưng không mấy thành công. Dù đã cố
gắng khơi dậy “mùa cổ điển”, nhiều tác giả như Quách Tấn, Vân Đài, J.Leiba,
… cũng đạt được một số bài thơ hay, nhưng xét về đại thể không cứu vãn được
một hình thức thơ không còn phù hợp với thời đại nữa. Tuy nhiên, với sự sáng
tạo linh hoạt của các nhà thơ mới, hồn cốt thể thơ Đường vẫn được bảo lưu
trong các bài thơ 5 chữ, 7 chữ hiện đại của Thơ mới. Nhiều câu thơ, khổ thơ 5
chữ, 7 chữ mang dáng dấp của một câu thơ hay một bài thơ luật thất ngôn tứ
tuyệt Các thể du nhập khác (phú, văn tế, từ khúc) không phát triển. Thể hành
CP số lượng ít, thu hút không nhiều người sáng tác nhưng để lại những thi
phẩm ấn tượng, có giá trị (Tống biệt hành - Thâm Tâm, Tráng sĩ hành - Phan
Văn Dật, Bài hành phương Nam - Nguyễn Bính,…).
11
Những điều trên, bước đầu cho phép khẳng định khả năng tồn tại và sức hấp

dẫn mạnh mẽ của các thể thơ truyền thống, đặc biệt là thể truyền thống thuần
Việt, trong thế cạnh tranh với các thể thơ khác của thơ hiện đại.
2.3. Vai trò của các thể thơ truyền thống đối với Thơ mới 1932 - 1945
Một cái nhìn tổng quát về hệ thống các thể thơ của phong trào Thơ mới như
trên bước đầu cho phép khẳng định phần nào vị thế, vai trò đặc biệt quan trọng
của các thể thơ truyền thống trong việc tạo nên diện mạo và đặc sắc của Thơ
mới nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. Sự hiện diện của hệ
thống thể thơ truyền thống rõ ràng là khó có thể thay thế trong việc tạo nên tính
phong phú, đa dạng cho một loại hình Thơ mới - hiện đại, là bằng chứng khẳng
định chắc chắn con đường đi đến hiện đại của thơ Việt là con đường tiếp nối và
kế thừa truyền thống (tiếp nối và kế thừa trên cơ sở làm mới và cách tân).
Ngoài ra, các thể thơ truyền thống trong Thơ mới còn có vai trò “điều tiết” giữa
“cái cổ điển” và “cái hiện đại” cho một loại hình thơ “mới”.
Chương 3
CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG
TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945
3.1. Khái luận về chức năng và nội dung của các thể thơ
Nội hàm khái niệm chức năng nhằm chỉ khả năng, vai trò, nhiệm vụ của một
thể thơ trong việc biểu biện một nội dung nhất định nào đó. Nội dung của thể
thơ chỉ “cái được biểu đạt” của thể thơ bao hàm các hiện tượng của đời sống
(xã hội, tự nhiên, con người, v.v…), các thông điệp ý nghĩa mà thể thơ đó quan
tâm nhận thức, chuyển tải…
3.2. Các thể truyền thống trong lịch sử thơ ca dân tộc trước Thơ mới
3.2.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập
3.2.1.1. Cổ phong
Cổ phong (còn gọi là cổ thi hay cổ thể, nhằm phân biệt với thể thơ ĐL, tức
thơ cận thể) là thể thơ cổ của trung Quốc, có từ trước đời Đường. Thơ CP phổ
biến là thể 4 câu và 8 câu, ngoài ra còn có dạng trường thiên, còn gọi là thể
hành. Đây là thể tương đối dài, không hạn chế câu chữ, không cần niêm, đối
12

chặt chẽ; khả năng trữ tình, biểu cảm rất lớn. Âm điệu chung là “trữ tình bi
phẫn”
3.2.1.2. Đường luật
Thể thơ Đường luật (còn gọi là thơ cận thể, hoặc thơ luật, luật thi nhằm
phân biệt với thể thơ CP, hay cổ thể) được đặt ra từ thời nhà Đường (618 -
907), Trung Quốc… Thể ĐL du nhập vào Việt Nam từ sớm (trước sau thế kỷ
X), phát triển mạnh và đạt đến cực thịnh trong khoảng thế kỷ XV - XIX, suy
giảm trong những thập niên đầu thế kỷ XX nhưng vẫn tồn tại bền bỉ ĐL là
một trong những thể thơ tiêu biểu nhất cho kiểu thơ “ngôn chí”, “cảm hoài”
của thơ ca trung đại. Nổi bật ở khả năng trữ tình, ĐL luôn hướng đến thể hiện
những nội dung quan trọng, nghiêm chỉnh, manh tính chính thống của quốc
gia, dân tộc
3.2.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt
3.2.2.1. Lục bát
LB là thể thơ dân tộc, mang cốt cách thuần túy Việt Nam. Nó là thể thơ của
ca dao, của hàng trăm tác phẩm truyện thơ Nôm mà đỉnh cao là kiệt tác Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Thể LB trong văn học viết Việt Nam tồn tại và phát triển
qua ba thời kỳ lớn: XV - XVII, XVIII - XIX, đầu XX đến nay. Chức năng và
nội dung nổi bật nhất của thể LB trong văn học viết trung đại Việt Nam, nhất là
ở bộ phận truyện thơ Nôm là tự sự. Bên cạnh chức năng kể chuyện, tự sự, thể
LB còn chứng tỏ khả năng bộc lộ những cảm xúc trữ tình.
3.2.2.2. Song thất lục bát
STLB là thể thơ cách luật thuần túy Việt Nam, từng là thể chủ yếu của ngâm
khúc. Thơ STLB trong văn học Việt Nam tồn tại và phát triển qua ba thời kỳ
lớn: XV – XVII, XVIII – XIX, đầu thế kỷ XX đến nay Đặc trưng chức năng
và nội dung thể STLB cổ truyền đã được khẳng định là: chức năng trữ tình với
nội dung bày tỏ tâm sự hồi cố, bi ai (thể hiện rõ trong các khúc ngâm). Về cơ
bản “trữ tình” trong STLB đặc biệt ở ngâm khúc là loại “trữ tình gián tiếp”, là
“tự tình”.
13

3.2.2.3. Hát nói (thơ ca trù)
Hát nói - một thể thơ dân tộc độc đáo sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ
thuật ca trù, nên còn gọi là thơ ca trù. HN xuất hiện muộn (vào khoảng nửa đầu
thế kỷ XVIII) và phát triển mạnh ở thế kỷ XIX. Chức năng cơ bản của HN là
trữ tình, sẻ chia tâm sự Nội dung chủ yếu của HN là những nỗi niềm tâm sự
buồn vui cá nhân, khát khao chờ đợi tri âm, tri kỷ Đây là thể thơ có sự kết
hợp giữa yêu cầu “ngâm” và yêu cầu “nói”
3.3. Đặc trưng chức năng và nội dung các thể truyền thống trong Thơ mới
3.3.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập
3.3.1.1. Cổ phong
Cảm hứng lãng mạn trữ tình, khát vọng “tráng sĩ hành” (tráng sĩ ra đi) của
cái tôi cá nhân trong thời đại mới là chức năng và nội dung chủ đạo của các bài
hành Thơ mới. Cảm hứng ra đi vì đại nghĩa, vì lí tưởng cao đẹp được cất lên
qua khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ đầy dứt khoát, bạo liệt trong thơ hành của
Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Phan Văn Dật, Bích Khê Trong
cảm hứng lãng mạn về “tráng sĩ hành”, các bài hành Thơ mới cũng tiềm ẩn cả
cảm hứng bất bình, phản kháng đối với thực tại xã hội đương thời Với âm
điệu trữ tình bi tráng, các bài hành Thơ mới còn hướng đến một khát vọng đổi
thay, một ý chí xóa cũ tạo mới táo bạo. Nội dung này thể hiện rõ nhất trong thơ
Thâm Tâm.
3.3.1.2. Đường luật
Thể ĐL trong Thơ mới đã có nhiều đổi khác so với truyền thống. Thứ nhất,
thể ĐL không còn giữ vị trí quan trọng là thể thơ chính thống trong hệ thống
các thể thơ như trước. Thứ hai, nhìn trên diện rộng, có thể thấy, Thơ mới tiếp
thu thơ Đường trên nhiều cấp độ, từ hình thức đến nội dung cảm hứng. Thứ ba,
trong Thơ mới, thể ĐL được khai thác theo hai khuynh hướng chủ yếu: khuynh
hướng trở về với thơ Đường cổ điển (Quách Tấn, Nguyễn Giang, J.Leiba, Thái
Can, Vân Đài, Lưu Kỳ Linh, Cẩm Lai,…) và khuynh hướng cách tân (Thế Lữ,
Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương,…). Cả hai khuynh
hướng dù khác nhau về đề tài và cách diễn đạt nhưng đều thống nhất ở chức

14
năng và nội dung cơ bản của thể thơ. Khác với hình thức trữ tình gián tiếp theo
kiểu “ngôn chí”, “tỏ lòng” trang trọng của thơ ĐL xưa, Thơ mới đã phổ vào thể
thơ cái khát vọng trữ tình trực tiếp của cái tôi cá nhân thời đại mới. Thứ tư,
trong tương quan với chức năng trữ tình, khả năng tự sự của thể thơ tỏ ra yếu
thế hơn hẳn.
Trong khi ĐL ít được vận dụng thì loại hình câu thơ 5 chữ và nhất là 7 chữ
vốn có gốc từ truyền thống (trong đó không ít những câu thơ, khổ thơ mang
niêm luật, vần, đối của luật thơ Đường rất hoàn chỉnh) lại chiếm số lượng lớn.
Thực tế này gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ, tìm hiểu
3.3.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt
3.3.2.1. Lục bát
Khác với chức năng chủ yếu là tự sự của LB trong truyện thơ Nôm ở văn
học trung đại, chức năng nổi trội của LB Thơ mới là chức năng trữ tình với
nội dung bày tỏ tình cảm, tâm trạng của cái tôi cá nhân cá thể. Ưu thế của
vai trò kể chuyện, thuật kể trong LB truyền thống giờ đây đã nhường vị trí cho
chức năng trữ tình Mặc dù chức năng tự sự của LB vẫn được nhiều nhà thơ
mới quan tâm nhưng nhìn chung chưa khai thác được khả năng tự sự lớn từ thể
LB cổ truyền LB trong Thơ mới được khai thác theo hai khuynh hướng,
khuynh hướng hiện đại hóa (Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Trần Huyền Trân,
Hàn Mặc Tử, Bích Khê, ) và khuynh hướng trở về với ca dao truyền thống
(Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Nguyễn Đình Thư, Đoàn Văn Cừ, Hồ Dzếnh, Lưu
Kỳ Linh, Hằng Phương, ). Ở khuynh hướng nào, các nhà thơ mới cũng bộc lộ
bản sắc cá nhân riêng độc đáo Ngoài ra, LB Thơ mới còn có một số nội dung
và chức năng khác: chức năng trào phúng với nội dung phê phán, châm biếm,
chức năng giải trí với nội dung bày tỏ tình cảm nhẹ nhàng, mua vui
3.3.2.2. Song thất lục bát
Sang thời đại Thơ mới, thể STLB không còn phụ thuộc vào các thể thơ khác
như ngâm khúc hay văn tế thời trung đại nữa, nó là một thể thơ độc lập, tồn tại
cho chính nó. Mặt khác, chức năng trữ tình của STLB bây giờ chủ yếu gắn với

nội dung bày tỏ tình cảm, tâm trạng của cái tôi cá nhân cá thể. Các bài STLB
15
Thơ mới hoàn toàn không còn hiện tượng hoá thân, nhập vai của tác giả vào
nhân vật trữ tình nữa. Phần lớn STLB Thơ mới là lời giãi bày trực tiếp của chính
nhà thơ. Đây là cốt lõi làm nên sự khác biệt về chức năng, nội dung của STLB
trong văn học trung đại và STLB Thơ mới Ngoài ra, STLB Thơ mới còn có
chức năng trào phúng với nội dung châm biếm, phê phán Tuy vậy, chừng ấy
thay đổi dường như cũng chưa đủ tạo nên một ấn tượng mới, rõ rệt. Tính chất
trữ tình, hồi cố vốn được tạo ra từ thời hoàng kim của thể thơ vẫn chiếm ưu thế.
3.3.2.3. Hát nói và thể thơ 8 chữ trong Thơ mới 1932 - 1945
Ý thức cá nhân của người tài tử trong HN rất gần với ý thức cá nhân của con
người tư sản, hiện đại trong Thơ mới. Đây là điểm gặp gỡ đầu tiên trong chức
năng và nội dung phản ánh của HN với thể thơ 8 chữ của Thơ mới. Từ thơ HN
truyền thống đến Thơ mới 8 chữ là cả hành trình vận động và phát triển của con
người cá nhân. Con người cá nhân giờ đây được coi là những thực thể độc lập
và biết tôn trọng những nhân cách độc lập khác; yếu tố thị tài của người tài tử
được thay thế bằng khuynh hướng phát triển lạnh lùng, ích kỉ và tự thị của con
người cá nhân tư sản; quan niệm tình yêu “tài tử giai nhân” vẹn toàn được thay
thế bằng quan niệm “tình chỉ đẹp khi còn dang dở” (Hồ Dzếnh). Hình ảnh
người kỹ nữ trôi nổi giang hồ trong thơ Tản Đà (Cánh bèo) đến Xuân Diệu đã
trở nên khủng hoảng “chớ để riêng em lại gặp lòng em” (Lời kỹ nữ). Sự ý thức
về cuộc đời ngắn ngủi “thuở trung gian thiếu tráng có là bao” (Nguyễn Công
Trứ) đến Xuân Diệu đã được nâng lên thành triết lí, tuyên ngôn sống (Vội
vàng). Đời sống tâm hồn con người cá nhân trong thơ 8 chữ phong phú và
phức tạp hơn trước
Với ưu thế rộng mở của khuôn khổ câu văn và nhịp điệu tự do, Thơ mới 8
chữ còn phát triển khả năng tự sự tiềm tàng của HN nói riêng và thơ văn trung
đại nói chung. Bên cạnh đó, các nhà thơ mới còn mạnh dạn thí nghiệm thể 8
chữ trên nhiều loại chức năng và nội dung khác nhau
3.3.3. Những thành công và bất cập về chức năng và nội dung của các thể

truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (thay cho tiểu kết)
Bước sang giai đoạn 1932 - 1945, ở nhóm các thể truyền thống du nhập,
Thơ mới chỉ lựa chọn được hai thể tiêu biểu là hành (CP) và ĐL (chủ yếu là bát
16
cú và tứ tuyệt). Tính tự do, phóng khoáng cùng âm hưởng bi hùng, hào sảng
của thể hành rất thích hợp với phong cách của cái tôi cá nhân nên nhanh chóng
được các nhà thơ tận dụng, phát huy. Khả năng trữ tình lớn từ thể hành cổ
truyền được khai phá triệt để. Song, có lẽ do thể thơ quá cổ và âm điệu thơ
mang tính “lựa chọn” nên thể hành rất “kén” người sử dụng Các nhà thơ mới
đã đưa vào thể ĐL hình thức bày tỏ cảm xúc mới (trữ tình trực tiếp), kéo nó về
gần với đời sống tâm sự con người cá nhân thời hiện đại, cởi mở, chân thật và
thoải mái hơn. Tuy nhiên, với hệ thống thi luật khép kín, khuôn khổ, sự “cố
định hóa” trong chức năng, nội dung, ĐL không thể tiến xa hơn như những thể
truyền thống khác.
Ở nhóm các thể truyền thống thuần Việt, thể LB vẫn duy trì được sức sống
mạnh mẽ của mình trên thi đàn nhờ khả năng biến đổi linh hoạt, hoà nhập
phong phú vào dòng chảy thơ ca hiện đại. Tuy vậy, do quá đề cao chức năng
trữ tình nên dường như LB Thơ mới chưa thực sự quan tâm chú ý đến khả năng
tự sự, chưa có được những tác phẩm trữ tình - tự sự trường thiên như trong văn
học truyền thống. Còn STLB đã mất vị trí nổi bật trên thi đàn. Nó không có
những biến động đáng kể mà dường như vẫn duy trì khả năng “chuyên biệt
hoá” trong chức năng biểu đạt nội dung ở thời trung cận đại, trong khi đó nhiều
thể thơ mới xuất hiện cho phép con người thoải mái, tự do bộc lộ những cảm
nhận của mình Thể 8 chữ tiếp tục phát huy khả năng trữ tình dồi dào của HN,
nâng nó lên một bước chất lượng mới, có khả năng đi đến những miền sâu
thẳm nhất của hồn người, chuyển tải thành công tiếng nói tình cảm của con
người cá nhân thời
Quan sát diễn trình của các thể truyền thống trong Thơ mới, có thể thấy, hầu
hết các thể truyền thống chỉ xuất hiện nhiều và thành công khoảng giai đoạn
giữa của phong trào (ngoại trừ thể hành). Đây là quy luật vận động tất yếu của

Thơ mới và của cả bản thân các thể thơ
17
Chương 4
THI PHÁP CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG
TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945
4.1. Thi pháp và thi pháp các thể thơ
Nói đến thi pháp các thể thơ là nói đến các yếu tố cấu trúc thành chỉnh thể
toàn vẹn một bài thơ như: bố cục, cấu trúc câu thơ, vần, nhịp, giọng điệu và
ngôn ngữ Những yếu tố thi luật này sẽ là cơ sở để chúng tôi khảo sát đặc
trưng thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới.
4.2. Thi pháp các thể truyền thống trong lịch sử thơ ca dân tộc trước
Thơ mới
4.2.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập
4.2.1.1. Cổ phong
CP là thể thơ tương đối tự do về nhiều mặt Thể hành là một dạng của thơ
CP, mỗi bài gồm nhiều câu, kéo dài mấy cũng được. So với ĐL, thơ CP phóng
túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ, Đây là điểm thuận lợi cơ
bản giúp thể CP dễ tiến vào Thơ mới.
4.2.1.2. Đường luật
ĐL có nhiều dạng bài thơ, nhưng thất ngôn bát cú là dạng chính vì từ đây có
thể suy ra các dạng khác. Vì vậy, luận án khái lược đặc điểm thi luật của dạng
ĐL này Cấu trúc thi luật chặt chẽ, “hoàn hảo” đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho
thơ ĐL. Nó vừa tạo sức hấp dẫn vừa đặt ra thử thách cho những tài thơ đến sau.
4.2.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt
4.2.2.1. Lục bát
Trước Thơ mới, LB là thể chủ yếu của ca dao và hàng trăm truyện Nôm. Nó
đã đạt đến trình độ cổ điển với đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn
Du. Từ đây, có thể khái quát mô hình chuẩn của LB trong thơ ca truyền thống.
4.2.2.2. Song thất lục bát
Trước Thơ mới, STLB đã đạt đến trình độ cổ điển. Nó là thể chủ yếu của

hàng loạt tác phẩm ngâm khúc nổi tiếng: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia
18
Thiều), Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm), Từ đây có thể khái
quát mô hình chuẩn của STLB trong thơ ca truyền thống.
4.2.2.3. Hát nói (thơ ca trù)
Thể HN, với sự không hạn định về số chữ trong các câu thơ, lối kết cấu xen
giữa yêu cầu “ngâm” và yêu cầu “nói”, đã mở ra khả năng chuyển biến các thể
thơ cổ điển (vốn thiên về “thơ điệu ngâm”) sang “thơ điệu nói”.
Qua khảo sát đặc điểm thi luật đã được khẳng định của các thể thơ du nhập
và thuần Việt trong văn học truyền thống, có thể thấy các thể STLB và ĐL có
luật lệ chặt chẽ, mang tính quy phạm cao, trong khi các thể hành, LB và nhất
HN dường như có phần tự do thoải mái hơn nhiều trong việc phô diễn tâm tư,
tình cảm. Sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sáng tạo và phát
triển của các thể thơ trong tương lai.
4.3. Thi pháp các thể truyền thống trong Thơ mới
4.3.1. Các thể truyền thống trước những thử thách của thời đại Thơ mới
Các thể thơ truyền thống đã đạt đến trình độ mẫu mực, điển phạm ở các
chặng đường cuối thời trung đại (nửa sau thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX). Bước
sang thế kỷ XX, đặc biệt từ khi xuất hiện phong trào Thơ mới, các thể thơ này
đều phải đứng trước nhiều thử thách khắc nghiệt
4.3.2. Thi pháp các thể truyền thống du nhập trong Thơ mới
4.3.2.1. Cổ phong
Thứ nhất, cấu trúc bài thơ và nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ. Ở đây,
luận án chủ yếu xét đặc điểm thi pháp của thể hành. Luận án cũng rất chú ý
một số câu thơ thất ngôn, ngũ ngôn CP chêm xen trong hình thức thể 5 chữ, 7
chữ của Thơ mới hiện đại. Phần lớn các bài hành trong Thơ mới, về cấu trúc,
đều mang hình thức câu thơ thất ngôn. Một số tác phẩm mang dáng dấp thể
hành nhưng sử dụng câu 6/8 của LB, hoặc thể 7 chữ hiện đại. Đặc sắc nhất về
câu thơ, dòng thơ của các bài hành Thơ mới là loại câu cảm thán và câu hỏi tu
từ khá nhiều (27 câu cảm thán và 11 câu hỏi trên 7 bài).

19
Thứ hai, về vần và nhịp. Các bài thơ thể hành đều ưa sử dụng vần bằng theo
kiểu vần gián cách và thường là độc vận Các câu thơ thất ngôn đều luân phiên
bằng trắc theo đúng niêm, luật và ngắt nhịp theo trình tự chẵn / lẻ (4/3, 2/2/3)
Thứ ba, giọng điệu và ngôn ngữ. Điểm nhấn các bài hành Thơ mới nằm ở
giọng điệu và ngôn ngữ. Phái thơ hành mang một giọng điệu đặc biệt: giọng
điệu hào hùng, tràn đầy chính khí, bi phẫn, bi hùng và thường lựa chọn
những câu từ gân guốc, gai góc
Ngoài thể hành, một số bài thơ (có khi là câu thơ) ngũ ngôn, thất ngôn trong
Thơ mới cũng có dáng dấp CP nhưng đã được làm mới, biến đổi rất nhiều
nhằm phù hợp hơn với lòng người hiện đại.
4.3.2.2. Đường luật
Thứ nhất, cấu trúc bài thơ và nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ. Phần
lớn các bài ĐL Thơ mới đều đảm bảo khuôn hình cấu trúc cố định. Nổi lên ở
cấp độ câu thơ, dòng thơ là tính chất điệu nói, vắt dòng, nhiều câu trên một
dòng được tổ chức theo nguyên tắc hướng ngoại, tạo hình
Thứ hai, vần và nhịp. Thể ĐL Thơ mới chủ yếu sử dụng vần bằng và là vần
chân, độc vận. Các bài thơ luôn tuân thủ niêm, luật. Có nhiều bài đạt đến chuẩn
mực thơ luật: Lời tuyệt mệnh (Bích Khê), Đêm thu nghe quạ kêu (Quách
Tấn), Ngoài nhịp ngắt phổ biến là chẵn/lẻ (4/3, 2/2/3, 2/2/2/1 câu thất và 2/3
câu ngũ), ĐL Thơ mới còn có nhiều khuôn nhịp linh hoạt, mới lạ
Thứ ba, giọng điệu và ngôn ngữ. Giọng điệu ĐL Thơ mới nhìn chung đơn
điệu, thuần nhất; không giàu sắc thái bằng các thể thơ khác Ngôn ngữ là nơi
thể ĐL thực hiện cách tân rõ nét nhất. ĐL Thơ mới (chữ Quốc ngữ) trở thành
một bộ phận thơ ca có đặc điểm ngôn ngữ phức tạp, nhiều thành phần
Trong Thơ mới, nhiều bài 5 chữ, 7 chữ hiện đại còn có hiện tượng mỗi khổ
thơ, câu thơ đi theo niêm, luật, vần, đối khá chỉnh, tựa như một bài tứ tuyệt.
Mặc dù kế thừa nhiều yếu tố thi pháp của thơ luật, nhưng thể 5 chữ, 7 chữ đã
có những nét khác nhờ những cách tân về khổ thơ, vần điệu Ngoài các thể
tiêu biểu trên, một số thể du nhập khác cũng có mặt trong Thơ mới (phú ĐL, từ

20
khúc, văn tế) nhưng số lượng ít và không mấy biến động về thi pháp, không có
khả năng sinh tồn trong môi trường mới.
4.3.3. Thi pháp các thể truyền thống thuần Việt trong Thơ mới
4.3.3.1. Lục bát
Thứ nhất, cấu trúc bài thơ và nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ. Hầu hết
các bài LB đều kế thừa trọn vẹn cấu trúc câu thơ LB xưa. LB còn cho phép có
những biến đổi mang tính thi pháp, diễn ra trên các câu thơ, dòng thơ, nổi bật ở
ba biểu hiện chủ yếu: hiện tượng vắt dòng, hiện tượng nhiều câu trên một dòng
và hiện tượng xếp dòng theo bậc thang.
Thứ hai, vần và nhịp. Về vần, các nhà thơ hoàn toàn hướng tới chuẩn mực
của thơ cách luật, chủ yếu sử dụng thanh bằng tạo nên tính nhạc du dương, êm
đềm. Hơn thế, họ còn cố gắng đạt mức độ hòa âm cao bằng cách triệt để sử
dụng vần chính Các nhà thơ mới đã đa dạng hoá cách thức ngắt nhịp nhằm
phản ánh hữu hiệu những phức điệu tâm hồn của con người thời đại mới mà
LB nhịp đôi khó có khả năng biểu đạt: Cái gì như thể / nhớ mong. Nhớ nàng? /
Không? / quyết là không / nhớ nàng (Nguyễn Bính),
Thứ ba, giọng điệu và ngôn ngữ. Giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, êm ái và
sâu lắng, thiết tha với nhịp “đưa nôi” vốn có của thể thơ cộng hưởng cùng âm
điệu buồn đau, u sầu của thời đại mới đã tạo nên chất giọng đặc trưng của LB
Thơ mới Trên cái “giọng nền” buồn thương, u sầu của đó còn có vô vàn
những “nghịch âm” không thể trộn lẫn Về ngôn ngữ, đặc sắc nhất của LB
Thơ mới là lớp từ chỉ màu sắc xuất hiện với tần số cao và giàu ý nghĩa
4.3.3.2. Song thất lục bát
Thứ nhất, cấu trúc bài thơ và nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ. Về cấu
trúc, mô hình chuẩn của STLB vẫn được bảo lưu Các câu thơ, dòng thơ hiếm
khi xảy ra những biến đổi bất ngờ.
Thứ hai, vần và nhịp. Những quy ước về vần, luật của STLB (đặc biệt ở hai
câu thất) có tính mặc định nên khó khai phá. Về nhịp điệu, bên cạnh cắt ngắt
nhịp truyền thống 3/4 (lẻ/chẵn) ở hai câu thất, nhịp chẵn về cơ bản ở hai câu

21
lục - bát; STLB Thơ mới cũng có những phá cách. Còn phối thanh, một số câu
thơ dòng thất phạm luật nhưng những biến đổi này không nhiều.
Thứ ba, giọng điệu và ngôn ngữ. Giọng điệu bi ai, sầu não đặc thù của
STLB đã tìm thấy sự đồng điệu ở những tâm hồn bế tắc, mang nặng niềm đau
thương nhân thế ở những cái tôi Thơ mới Bên cạnh nốt chủ âm trầm buồn ấy,
STLB còn được thứ âm thanh tâm hồn đa điệu của thời đại phổ vào lắm cung
bậc Về ngôn ngữ, các tác giả STLB chú trọng khai thác từ láy, lớp từ ngữ
hình ảnh mang tính ẩn dụ, biểu tượng, các từ ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng
ngày, các thành ngữ, hô ngữ, các trợ từ Tóm lại, STLB Thơ mới tuy đã được
làm mới ở một số yếu tố nhưng trên cơ bản vẫn giữ nguyên hình hài, dáng vẻ
từng đạt đến giá trị cổ điển thời trung đại. Sức mạnh truyền thống quá lớn của
thể thơ xét về cả ba phương diện chức năng, nội dung và thi pháp là rào cản
khó vượt qua.
4.3.3.3. Hát nói và thể thơ 8 chữ trong Thơ mới 1932 - 1945
Thứ nhất, mối quan hệ giữa hát nói và thể thơ 8 chữ trong Thơ mới. So sánh
và phân tích cụ thể HN và thể 8 chữ trên các phương diện thi pháp có thể thấy
từ thơ HN truyền thống đến Thơ mới 8 chữ là tiến trình vận động, làm mới và
phát huy bản sắc truyền thống của thơ ca Việt Nam.
Thứ hai, cấu trúc bài thơ và nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ. Về cấu
trúc, thể 8 chữ không quy định số câu, số khổ như HN và thường có dung
lượng lớn. Về câu thơ, dòng thơ: ngoài kiểu loại câu 8 chữ như trong HN, các
nhà thơ mới còn có thể co giãn linh hoạt số chữ trong dòng thơ tùy biên độ
giao động của cảm xúc Về cơ bản, câu thơ thể 8 chữ trùng lặp với dòng thơ,
nhưng cũng có trường hợp phá cách: một dòng thơ bao chứa nhiều câu thơ,
hiện tượng câu thơ vắt dòng, câu thơ tách khổ đứng độc lập trong bài thơ
Thứ ba, vần và nhịp. Thơ 8 chữ rất gần với HN trong cách gieo vần, nó dùng
cả vần bằng và vần trắc, vần lưng và vần chân. Việc gieo vần chân cũng được
sắp xếp theo quy luật luân phiên thanh điệu vần như HN. Vần trong thơ 8 chữ
phong phú và đa dạng hơn: có vần liên tiếp, gián cách, ôm nhau, hỗn hợp,

22
Các nhà thơ mới vừa khai thác tính nhạc dồi dào sẵn có trong HN truyền thống
vừa tìm cách đa dạng hóa nhịp điệu.
Thứ tư, giọng điệu và ngôn ngữ. Thơ mới 8 chữ đã phát triển cao hơn hình
thức giọng điệu cá nhân trong HN. Ở đây xuất hiện giọng điệu trực tiếp của
chủ thể trữ tình, bộc lộ rõ nét màu sắc cá nhân trong giọng điệu Thơ 8 chữ
tiếp tục phát triển một số yếu tố ngôn ngữ của HN như sử dụng hư từ, khẩu
ngữ, liên từ; thán từ, câu cảm thán, câu hỏi, câu thơ nghị luận, phân tích
Ngoài những thể tiêu biểu kể trên, Thơ mới còn có sự xuất hiện của một số
thể dân tộc truyền thống khác nhưng với khuôn hình quá cũ chúng không còn
khả dụng, số lượng ít và không phát triển.
4.3.4. Những thành công và bất cập về thi pháp của các thể truyền thống
trong Thơ mới 1932 - 1945 (thay cho tiểu kết)
Trong tương quan giữa hai hệ thống thể thơ, tình hình vận động và phát triển
của nhóm các thể du nhập chậm chạp, trầm lắng hơn. Ở nhóm này, thể hành CP
đã tận dụng tối đa mọi ưu thế về câu thơ tự do, khuôn khổ không hạn định, âm
hưởng hào hùng, phóng khoáng và không bị chi phối bởi niêm luật để tiến thân
vào đời sống thơ ca hiện đại. Nhưng với thể điệu quá cổ xưa, sự kén chọn thời
đại và người sáng tác khiến thể hành không thể phát triển. Thể ĐL đã cố gắng
nới lỏng quy phạm để hòa chung vào không khí “dân chủ” của thời đại và cũng
đạt được thành công nhất định với những tác phẩm có giá trị. Nhưng so với các
thể truyền thống khác, những đổi thay của thể thơ này rất hạn chế. Những đặc
điểm thi pháp quá chặt chẽ, nghiêm ngặt đã trở thành bất cập lớn cản trở con
đường dấn thân vào đời sống mới của thể thơ Mặc dù, các thể CP và ĐL
không mấy phát triển song loại hình câu thơ ngũ ngôn, thất ngôn của chúng,
với nhiều ưu điểm lại được Thơ mới ưa chuộng. Nó phát triển thành thể 5 chữ,
7 chữ với những dáng nét hoàn toàn hiện đại.
Đời sống của nhóm các thể truyền thống thuần Việt trong Thơ mới hết sức
sôi động và có những đột phá lớn. Thể LB với khả năng khơi gợi những cách
xử lý năng động, uyển chuyển, phong phú, đa dạng đã khẳng định được vị thế

của mình trên thi đàn với bản sắc riêng độc đáo. Nhưng vì là một thể thơ cách
23
luật từng đạt giá trị điển phạm, hơn nữa chất dân dã bình dân từ trong cốt tuỷ
của nó đã khiến cho LB trở nên quá đỗi quen thuộc nên khó có thể xáo trộn, phá
vỡ khuôn thơ để diễn đạt những diễn biến nội tâm phức tạp. Còn STLB, thường
hướng theo những chuẩn mực truyền thống nên ít có cơ hội xuất hiện. Thơ 8 chữ
đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ thế mạnh thi pháp của HN, đặc biệt trên các
phương diện số chữ, gieo vần và nhịp điệu; đồng thời làm mới ở một số đặc
điểm thi luật như câu thơ, dòng thơ, mở rộng khả năng ngôn ngữ nhằm chuyển
tải đắc lực những bộn bề tâm tư của đời sống hiện đại. Nhưng câu thơ 8 chữ
nhiều khi không tránh khỏi lủng củng, lắm lời Trong Thơ mới còn có sự xuất
hiện một số thể truyền thống du nhập và thuần Việt khác, số lượng quá ít và
không mấy biến chuyển nên không có khả năng sinh tồn trong môi trường mới.
Tiềm năng và sức sống của một số thể truyền thống từ sau Thơ mới hãy còn,
thậm chí là dồi dào, nhất là LB. Diễn trình cùng những thành công và bất cập
của các thể thơ truyền thống từ và sau Thơ mới đã cho thấy một thực tế va đập
sôi động giữa các yếu tố, giá trị truyền thống phương Đông với văn hóa
phương Tây cũng như khả năng thích ứng của chúng trong đời sống văn hóa
hiện đại. Khi không còn khả năng chuyển tải được những tư tưởng mới, các thể
truyền thống hoặc phải nhanh chóng tự tân tạo mình, hoặc những thể mới sau
nó sẽ thích ứng và nhanh chóng chớp lấy tính truyền thống trong những thể thơ
cũ tạo nên những giá trị mới phù hợp với thời đại.
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới là vấn đề có nhiều ý
nghĩa khoa học sâu sắc. Qua nó, không chỉ nhận thấy bản chất và sự vận động
của các thể thơ truyền thống trong thời hiện đại mà còn thấy được diện mạo đặc
sắc của thơ Việt Nam hiện đại qua Thơ mới khi có sự tham gia của các thể
truyền thống này. Rõ ràng, trong hệ thống thể thơ của Thơ mới, các thể truyền
thống vẫn giữ một tỉ lệ và vai trò, vị trí quan trọng. Các thể truyền thống trong
Thơ mới, đặc biệt là LB, đã để lại những tác phẩm thực sự có ý nghĩa, đạt giá trị

24
cổ điển. Con đường đi đến hiện đại của thơ ca nói riêng và văn học dân tộc nói
chung không thể cắt đứt với truyền thống mà vẫn luôn có sự tiếp nối, kế thừa.
2. Tất cả các thể thơ đều có quyền bình đẳng trong nhận thức và phản ánh
mọi hiện tượng đời sống. Tuy nhiên, mỗi thể thơ đều có chức năng và nội dung
riêng, có sở trường sở đoản riêng. Không thể cho rằng các thể thơ truyền thống
trong sự cạnh tranh để tồn tại với các thể thơ hiện đại đã hết vai trò lịch sử,
hoặc tỏ ra trì trệ, bảo thủ, không còn phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của con
người hiện đại. Trên phương diện chức năng và nội dung, các nhà thơ mới vẫn
có được những đóng góp độc đáo cho các thể thơ đặc thù này
3. Đặc trưng thi pháp các thể truyền thống trong Thơ mới thể hiện đầy đủ
trên các phương diện tự pháp, cú pháp, chương pháp cũng như cả chỉnh thể bài
thơ. Về cơ bản, các thể thơ đều đảm bảo những nguyên tắc chuẩn mực của thi
luật truyền thống. Chỉ có thể làm mới các thể ở một số yếu tố như ngắt nhịp, tổ
hợp dòng câu, cú pháp, giọng điệu, từ ngữ
4. Thơ mới song song với việc sáng tạo và du nhập những thể thơ mới từ
phương Tây, đã thực hiện một cuộc tổng duyệt, đánh giá lại các thể thơ truyền
thống để làm nên một loại hình “Thơ mới” - hiện đại. Trong cuộc tổng duyệt -
cách tân này, bên cạnh số ít thể thơ thực hiện thành công, còn nhiều thể khác
đưa vào thí nghiệm nhưng thất bại, thậm chí có những thể đã chấm dứt vai trò
lịch sử. Diễn trình vận động và đời sống các thể thơ truyền thống từ và sau Thơ
mới, giúp chúng ta nhận diện sâu sát về số phận, “vận mệnh” và tương lai của
chúng, mặt khác, khẳng định những đóng góp không thể thay thế của phong
trào Thơ mới. Thơ mới đã biết dựa vào truyền thống, lấy truyền thống làm vốn
liếng, điểm tựa thực hiện con đường duy tân, hiện đại hóa thơ ca. Do đó, ngoài
việc làm phong phú hóa hệ thống thể thơ cho thơ hiện đại, Thơ mới còn làm
giàu thêm cho truyền thống, mở rộng khả năng diễn đạt và tìm cách bảo tồn
truyền thống.
5. Vị thế và vai trò khó thay thế của các thể truyền thống trong Thơ mới đặt
ra nhiều điều phải suy ngẫm cho người nghiên cứu và tiếp nhận hôm nay về

con đường đi đến hiện đại của thơ ca nói riêng và văn học dân tộc nói chung.
25

×