Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.03 KB, 31 trang )

Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
I. GIỚI THIỆU 4
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu 5
1.3.1 Nội dung nghiên cứu 5
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
1.4 Phương pháp và đề xuất tiêu chí đánh giá 6
1.4.2 Đề xuất tiêu chí đánh giá 6
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Hiện trạng đa dạng sinh học của Việt Nam 7
2.1.1 Định nghĩa đa dạng sinh học (DDSH) 7
2.1.2 Hiện trạng đa dạng của Việt Nam 7
2.2 Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học Việt Nam 11
III. GIỚI THIỆU LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM 13
3.1 Mục tiêu Luật 13
3.2 Nội dung Luật 13
3.3 Kết quả thực hiện 13
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUẬT ĐA
DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM 14
4.1 Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 14
4.1.1 Đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí đã chọn 14
4.1.2 Sử dụng SWOT (Vân) 21


4.1.3 Phân tích vai trò của các nhóm liên đới 22
4.1.4 Một số tồn tại của luật đa dạng sinh học của các nước Châu Á so với Hoa Kỳ 23
4.2 Đề xuất nâng cao hiệu quả Luật đa dạng sinh học 25
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 2
4.2.1 Về việc điều chỉnh một số điều của Luật 25
4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Luật đa dạng sinh học Việt Nam trong thực tế
26
V. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Kiến nghị 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 31















Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐDSH: Đa dạng sinh học
ESA: Endangered Species Act
FWS: The Fish and Wildlife Service
NGOs: Non – Govermental Organizations
TRAFFIC: The international wildlife trade monitoring network

















Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 4
I. GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học
cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô…tạo nên môi
trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.
Việt Nam được Quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong 200 vùng
sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong năm
vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhien thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung
tâm đa dạng về thực vật.
Ngoài ra còn là một trong tám “trung tâm giống gốc” của nhiều loại cây trồng, vật nuôi
như có hàng chục gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được
coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây
lương thực trên thế giới.
Lịch sử hình thành và phát triển của loài người gắn liền với ĐDSH. ĐDSH có vai trò vô
cùng quan trọng đối với an ninh lương thực, cân bằng sinh thái và hơn hết là sự tồn vong
của loài người. Vai trò đó được thừa nhận trên quy mô toàn thế giới cũng như ở cấp quốc
gia. Chính vì thế, bảo tồn ĐDSH được coi như một yếu tố cấu thành vững chắc cho sự
nghiệp phát triển bền vững của tất cả các nước trên toàn thế giới.
Thống kê cho thấy, ĐDSH đang tiếp tục bị suy giảm. Kể từ năm 1970, số lượng loài động
vật toàn cầu giảm 30%, diện tích các rừng ngập mặn và cỏ biển giảm 20%, diện tích san
hô giảm 40%. Những con số này đã gióng lên hồi chuông báo động để các chính phủ thực
hiện những hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ ĐDSH.
Ở Việt Nam, nhờ có những khuôn khổ định hướng, luật pháp trên nên đã hạn chế một

phần sự suy giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, diện tích rừng của Việt Nam cũng được
khôi phục, độ phủ rừng đã tăng lên sau những năm 90 từ 27,8% (1990) lên 36,7% (2006).
Đây là điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do được quy định ở nhiều văn bản, nên các quy phạm còn dàn trải, thiếu sự
thống nhất ngoài ra còn có trường hợp mâu thuẫn hoặc trùng lắp và chồng chéo nhau giữa
các Bộ ban ngành như Bộ TN&MT, Bộ Thủy Sản làm cho việc thực thi pháp luật chưa
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 5
được rõ ràng và không đồng nhất trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh
học ở nước ta.

Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với Luật Đa dạng
sinh học để bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra
nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết.
Sau một thời gian áp dụng những chính sách về luật đa dạng sinh học, cần thiết là đánh
giá lại những ưu và nhược điểm trong việc áp dụng Luật đa dạng đối với tài nguyên thiên
nhiên; đồng thời học hỏi những kinh nghiệm của thế giới trong việc quản lý tài nguyên để
áp dụng vào Việt Nam.
Để có cái nhìn tổng quan và hiểu chính xác, từ đó rút ra những đánh giá về thực trạng
cũng như sự hợp lý, những tồn tại của các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, chúng
ta cần đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề “Đánh giá Luật bảo tồn đa dạng sinh học ở
Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bảo vệ tốt và phát triển bền vững tài nguyên Đa dạng sinh học là cơ sở đảm bảo của quá
trinhg công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo nên sự chắc chắn cho phát
triển bền vững của đất nước trong tương lai.

1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Nêu hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam; Các văn bản pháp luật liên quan tới Đa
dạng sinh học.

- Mục tiêu, nội dung và kết quả thực hiện của Luật đa dạng sinh học Việt Nam

- Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Xem xét việc ứng dụng Luật đa dạng sinh học trên tổng thể Việt Nam.
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 6
1.4 Phương pháp và đề xuất tiêu chí đánh giá
1.4.1 Phương pháp

- Lựa chọn các chỉ tiêu tương thích đồng thời đưa ra nhận xét.

- Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá các điểm mạnh, cơ hội cũng như là các điểm yếu
và thách thức của Luật đa dạng sinh học.

- Phân tích sự ảnh hưởng của các nhóm liên đới đối với Luật Đa dạng sinh học trong việc
bảo tồn thiên nhiên.
1.4.2 Đề xuất tiêu chí đánh giá
Đa dạng sinh học có những giá trị trên và được thể hiện rõ qua các tiêu chí sau: tính thích
hợp, tính đa dạng, tính thống nhất, tính răn đe.














Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 7
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Hiện trạng đa dạng sinh học của Việt Nam
2.1.1 Định nghĩa đa dạng sinh học (DDSH)
Theo định nghĩa của Quỹ quốc tế về bào tồn thiên nhiên thì đa dạng sinh học là “sự phồn
thịnh của cuộc sống trến trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là
những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi
trường sống” (World Wildlife Fund, 2000).
Các kiểu đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học trên trái dất được phân chia theo các kiểu sau:
Bảng 1: Các mức độ đa dạng sinh học
Đa dạng loài

Đa dạng di truyền
Đa dạng sinh thái
Giới (Kingdoms)
Quẩn thể (Populations)
Sinh đới (Biomes)
Ngành (Phyla)
Cá thể (Individuals)
Vùng sinh học (Bioregions)
Lớp (Class)
Nhiễm sắc thể
(Chromosomes)
Cảnh quan (Landscapes)
Bộ (Order)
Gen (Gene)
Hệ sinh thái (Ecosystems)
Họ (Families)
Nucleotide
Nơi ở (Habitats)
Giống (Genera)

Tổ sinh thái (Niches)
Loài (Species)


(Nguồn: Kevin J Gaston and Join I Spicer, 2004)
2.1.2 Hiện trạng đa dạng của Việt Nam
a) Đa dạng hệ sinh thái
Ở Việt Nam, chưa có hệ thống chính thức phân loại các hệ sinh thái. Tuy nhiên, theo các
nhà khoa học, có thể chia các hệ sinh thái của Việt Nam thành 3 nhóm chính bao gồm: hệ
sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước nội địa và hệ sinh thái biển và ven bờ. Các

hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm với các tác động từ bên
ngoài như tác động của thiên nhiên, đặc biệt là tác động của con người.
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 8
Hệ sinh thái trên cạn
Trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở Việt Nam, có thể phân biệt các kiểu hệ sinh thái trên
cạn đặc trưng như: rừng, đồng cỏ, savan, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá vôi.
Trong số
đó thì rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với tính chất rừng vùng khí hậu nhiệt đới với nhiều
kiểu thảm thực vật rừng khác nhau, có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất. Đồng thời,
đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã quý, hiếm có giá trị kinh tế và
khoa học. Ngoài ra còn có các hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn,
như hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái khu đô thị.
Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa
Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa rất đa dạng, bao gồm các thủy vực nước đứng như hồ
tự nhiên, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước, các thủy vực nước chảy như suối, sông, kênh
rạch. Trong đó, có một số kiểu có tính đa dạng sinh học cao như suối vùng núi, đồi, đầm
lầy than bùn với rất nhiều các loài động vật mới cho khoa học đã được phát hiện ở đây.
Các hệ sinh thái sông, hồ ngầm trong hang động Castơ chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Hệ sinh thái biển và ven bờ
Theo thống kê, Việt Nam có 20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình thuộc 9 vùng phân bố tự
nhiên với đặc trưng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong đó, ba vùng biển, bao gồm:
Móng Cái-Đồ Sơn, Hải Vân-Đại Lãnh và Đại Lãnh-Vũng Tàu có tính đa dạng sinh học
cao hơn các vùng còn lại. Các hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, đầm phá, vụng
biển, vũng biển, rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng biển quanh các đảo ven bờ, đảo xa bờ
là những nơi có tính đa dạng sinh học cao đồng thời rất nhạy cảm với biến đổi môi

trường. Trong đó, rạn san hô và thảm cỏ biển được xem là các hệ sinh thái đặc trưng quan
trọng nhất do chúng có tính đa dạng sinh học và có giá trị bảo tồn cao nhất. Hai hệ sinh
thái này có quan hệ mật thiết và tương hỗ lẫn nhau, tạo ra những chuỗi dinh dưỡng đan
xen quan trọng ở vùng biển và ven bờ của Việt Nam. Nếu hệ sinh thái này bị hủy hoại sẽ
tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái khác. Nếu mất cả hai loại hệ sinh thái này, các
vùng biển ven bờ của Việt Nam có nguy cơ sẽ trở thành “thuỷ mạc”.
Từ những điểm trên có thể thấy, trên khắp vùng lãnh thổ của Việt Nam từ trên cạn đến
nước nội địa ra tới vùng biển, các kiểu hệ sinh thái tự nhiên rất đa dạng. Mỗi kiểu hệ sinh
thái lại có quần xã sinh vật đặc trưng riêng. Tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng khu hệ
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 9
sinh vật của Việt Nam.
b) Ða dạng loài
Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các loài động thực vật
và vi sinh vật. Qua các tài liệu điều tra cơ bản, đến năm 2011 đã có các con số thống kê
như sau:
Về thực vật: tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 13.766 loài thực
vật. Trong đó, 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch. Sau
đó, trong công trình Danh thực vật Việt Nam, chưa kể các nhóm vi tảo ở nước, các nhà
thực vật đã thống kê có tới 16.428 loài thực vật.
Về động vật ở cạn: đã thống kê và xác định được 10.300 loài động vật trên cạn, bao gồm
307 loài giun tròn (Nematoda), 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất
(Oligochaeta), 150 loài ve giáp (Acartia), 113 loài bọ nhảy (Collembola), trên 7.700 loài
côn trùng (Insecta), 317 loài bò sát (Reptilia), 167 loài ếch nhái (Amphibia), 840 loài
chim (Avecs), 312 loài và phân loài thú (Mammalia).
Về vi sinh vật: đã thống kê và xác định được 7.500 loài, trong đó có hơn 2.800 loài gây

bệnh cho thực vật, 1.500 loài gây bệnh cho người và gia súc và hơn 700 loài vi sinh vật
có lợi.
Về sinh vật nước ngọt: đã thống kê và xác định được 1.438 loài vi tảo thuộc 259 chi và 9
ngành; trên 800 loài động vật không xương sống; 1.028 loài cá nước ngọt. Trong đó,
đáng chú ý là riêng họ cá chép (Cyprinidae) có 79 loài thuộc 32 giống, 1 phân họ được
coi là đặc hữu ở Việt Nam với 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học.
Trong thành phần động vật không xương sống cỡ lớn, có 10 giống với 52 loài tôm, cua, 4
giống với 50 loài trai, ốc lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Điều này thể hiện tính đặc
hữu rất cao của động vật thủy sinh nước ngọt của Việt Nam.
Về sinh vật biển: theo dẫn liệu của chuyên khảo Sinh vật và sinh thái, tập IV trong bộ
chuyên khảo Biển Đông (Viện KH&CN Việt Nam, 2009), đã phát hiện được trên 11.000
loài sinh vật sống trong vùng biển Việt Nam. Trong đó, có khoảng 6.300 loài động vật
đáy; khoảng 2.500 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động
vật nổi; 537 loài thực vật nổi; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ
biển; 15 loài rắn biển; 25 loài thú biển; 5 loài rùa biển.
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 10
Bảng : Sự phong phú các loài sinh vật tại Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo Quốc gia về đa dạng sinh học, 2011)
c) Ða dạng nguồn gen cây trồng, vật nuôi
Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống
cây trồng của thế giới. Việt Nam với 16 nhóm cây trồng khác nhau bao gồm trên 800
loài. Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến năm 2010, Chương trình bảo tồn
nguồn gen đã bảo tồn và lưu giữ được hơn 14.000 nguồn gen của trên 200 loài cây lương
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”



Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 11
thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số
loài cây trồng khác.
Một bộ phận quan trọng của các giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý
chỉ có ở Việt Nam.
2.2 Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học Việt Nam
Tại Việt Nam, các quy định pháp luật về đa dạng sinh học được hình thành khá sớm. Sắc
lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định về việc kiểm soát
lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng được coi là văn bản pháp luật đầu
tiên về vấn đề này.
Vào những năm 60, 70, các quy định về bảo vệ đa dạng sinh học có thể tìm thấy trong
các văn bản pháp luật của Chính phủ về thành lập các Vườn quốc gia, quy chế săn bắn
chim, thú hoang dã, công tác trồng cây gây rừng,…
Đến những năm 90, một loạt các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao được ban
hành như Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (1989), Luật bảo vệ và phát
triển rừng (1991), Luật bảo vệ môi trường (1993), Pháp lệnh thú y (1993), Pháp lệnh bảo
vệ và kiểm dịch thực vật (1993)… Tuy nhiên, nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, sự
cần thiết phải bảo vệ tính đa dạng sinh học của các nguồn tài nguyên sinh vật chỉ thực sự
được đánh dấu kể từ khi Việt Nam phê chuẩn công ước quốc tế về đa dạng sinh học
(16/11/1994). Đây được xem là tiền đề quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực pháp luật
về đa dạng sinh học với tư cách là một bộ phận quan trọng của pháp luật môi trường. Kể
từ đây, các quy định về bảo vệ đa dạng sinh học ngày càng nhiều, theo hướng hoàn thiện
hơn, như: Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học Quốc gia (ban hành kèm theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 845/TTg ngày 22/12/1995); Nghị định
109/2003/NĐ-CP về quản lý, bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước; Luật Thủy
sản (2003), Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 2004), Pháp lệnh về giống cây trồng

(2004), Pháp lệnh về giống vật nuôi (2004); Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với
sinh vật biến đổi gen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen (kèm
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/08/2005); Luật
bảo vệ môi trường (2005),…
Và văn bản có hiệu lực nhất, liên quan mật thiết nhất đối với đa dạng sinh học hiện nay là
Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH 12 do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 12
thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.


Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 13
III. GIỚI THIỆU LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM
3.1 Mục tiêu Luật
3.2 Nội dung Luật
3.3 Kết quả thực hiện




















Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 14
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM

4.1 Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam
4.1.1 Đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí đã chọn
4.1.1.1 Tính hợp pháp
Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12
thông qua ngày 13/11/2008. Sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2010/NĐ-CP
ngày 11/6/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng

sinh học.
4.1.1.2 Tính khả thi
Một số quy định trong luật còn chưa rõ ràng cụ thể, không có tính khả thi (Ví dụ
như Mục 3 Chương II – Phần kiểm soát các loài ngoại lai xâm phạm). Bên cạnh đó, trong
Luật các điều khoản giao Chính phủ (ví dụ như khoản 2 điều 27, khoản 2 điều 30, ) quy
định còn khá nhiều sẽ làm cho Luật mang tính tuyên ngôn hoặc ở mức chung chung khó
áp dụng thực tế.
Các quy định có liên quan đến đa dạng sinh học còn nằm rải rác ở nhiều văn bản
có giá trị pháp lý khác nhau làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả áp dụng pháp luật. Ví dụ
như việc tồn tại quá nhiều loại quy hoạch: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004); Quy hoạch khu bảo tồn (KBT) vùng nước nội địa, KBT
biển (Luật Thuỷ sản năm 2003); QHBT và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
(Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển
bền vững các vùng đất ngập nước); QHBT ĐDSH (Luật ĐDSH 2008)
4.1.1.3 Tính khách quan
Luật chưa đảm bảo tính khách quan trong quy trình lập, thẩm định, phê duyệt
QHBT ĐDSH đối với hai quy định sau: “ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm
định, điều chỉnh QHBT ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua (khoản 1 điều 14)”; “Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ vào quy
hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh QHBT
ĐDSH thuộc phạm vi quản lý (khoản 2 điều 10)”. Một chủ thể vừa chịu trách nhiệm tổ
chức lập quy hoạch vừa tổ chức thẩm định, phê chuẩn quy hoạch sẽ không đảm bảo được
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 15
tính khách quan.
4.1.1.4 Tính công khai, minh bạch

Các chính sách, các quy hoạch cũng như chiến lược về bảo tồn và phát triển bền
vững ĐDSH của Nhà nước ta đã được công khai qua các phương tiện truyền thông cũng
như công báo. Bên cạnh đó, về mặt nội dung của các quy phạm pháp luật, một số vấn đề
như quy hoạch hệ sinh thái tự nhiên, QHBT thiên nhiên… đã được quy định khá rõ ràng,
xác định được các nội dung quan trọng nên có khả năng thực thi một cách minh bạch.
Tuy nhiên, khi triển khai, một số vấn đề khác lại có nhiều bất cập. Ví dụ như các quy
định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích còn thiếu những quy định quan trọng như
hình thức chia sẻ lợi ích, chưa xác định được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho
phép tiếp cận nguồn gen, quyền lợi của cộng đồng dân cư ở vùng đệm giữa các KBT.
4.1.1.5 Tính thống nhất phù hợp
Luật đã hoàn thành nhiệm vụ pháp điển hóa các quy định về bảo vệ đa dạng sinh
học được đề cập rải rác trong nhiều lĩnh vực pháp lý thành một lĩnh vực pháp lý cụ thể,
độc lập và đảm bảo được tính thống nhất nội tại ở mức độ cao của hệ thống pháp luật về
bảo vệ tài nguyên và môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Tuy
nhiên vẫn còn một số nội dung còn chưa thống nhất với các luật chuyên ngành có liên
quan, cụ thể như sau:
a. Những nội dung liên quan đến quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
- Luật ĐDSH 2008 (Khoản 3 Điều 8, Khoản 3 Điều 12) rất phù hợp với Luật Đất đai
năm 2003 về QHBT ĐDSH (từ Điều 21 đến Điều 30 Mục 2 Chương II - Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất). Theo đó, quy hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan
trọng để lập quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước.
- Về cơ bản, có sự phù hợp giữa Luật ĐDSH 2008 với Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 (Luật BVMT 2005) về QHBT ĐDSH. Tuy nhiên, có một số vấn đề cần phải làm rõ
hơn như: quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước là dạng quy hoạch nào trong số
các quy hoạch được quy định tại Điều 14 Luật BVMT 2005; chưa có sự giải thích rõ giữa
quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH và QHBT thiên nhiên
b. Những nội dung liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên
Theo Luật ĐDSH 2008, KBT được phân thành: i) Vườn quốc gia; ii) Khu dự trữ thiên
nhiên; iii) KBT loài - sinh cảnh; iv) Khu bảo vệ cảnh quan (Điều 16). Như vậy, so với
Luật BVMT 2005, đã có sự khác biệt về Khu dự trữ sinh quyển. So với Luật Bảo vệ và

phát triển rừng năm 2004 đã có sự khác nhau về KBT loài - sinh cảnh, Khu dự trữ thiên
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 16
nhiên. So với Luật Thuỷ sản năm 2003, sự khác biệt đó là Khu bảo vệ cảnh quan. Quy
định chuyển tiếp tại Khoản 1 Điều 76 chỉ có giá trị đối với việc thành lập các KBT mà
không có ý nghĩa đối với việc phân loại.
 Về phân cấp lập, thẩm định dự án, quyết định thành lập KBT
Quy định của Luật ĐDSH 2008 tương đối phù hợp với các quy định hiện hành về việc
thành lập các KBT cấp quốc gia. Theo đó các KBT cấp quốc gia đều do Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập. Tuy nhiên, phân cấp lập, thẩm định dự án thì hiện tại các luật
khác nhau lại quy định cho các Bộ, ngành khác nhau thực hiện. Cụ thể là:
- Theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 về thẩm quyền xác lập các khu rừng thì Thủ tướng
Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng đặc dụng liên tỉnh và khu rừng đặc dụng là
vườn quốc gia, KBT thiên nhiên theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
- Theo Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản năm 2003, Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập các Vườn quốc gia, các KBT có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế
hoặc liên quan đến nhiều ngành, nằm trên địa bàn nhiều tỉnh; Bộ Thuỷ sản xây dựng trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch các KBT biển, tổ chức quản lý các KBT biển
do Thủ tướng Chính phủ thành lập; ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (trên
cơ sở có ý kiến thẩm định của Bộ Thuỷ sản và tổ chức quản lý các KBT biển (trừ những
KBT thuộc thẩm quyền tổ chức quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Theo Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên
và môi trường chủ trì lập QHBT và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trình Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản lập
QHBT và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước chuyên ngành trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì lập QHBT và khai thác bền
vững các vùng đất ngập nước trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương phê duyệt.
 Về phân cấp tổ chức quản lý khu bảo tồn
Theo các quy định về phân cấp hiện hành, từng loại KBT khác nhau có sự phân công,
phân cấp cho các chủ thể khác nhau tổ chức quản lý. Cụ thể là:
- Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về quy chế quản lý rừng, Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức việc quản lý các vườn quốc gia có vị trí đặc
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 17
biệt về bảo tồn thiên nhiên; các vườn quốc gia, các KBT thiên nhiên nằm trên địa bàn liên
tỉnh. UBND cấp tỉnh tổ chức việc quản lý vườn quốc gia, KBT thiên nhiên nằm trong
phạm vi một tỉnh và các khu bảo vệ cảnh quan. Tổ chức, cộng đồng dân cư thôn được
Nhà nước giao rừng đặc dụng mà cấp Bộ hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thành lập
ban quản lý khu rừng, có trách nhiệm tổ chức việc quản lý khu rừng được giao. Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn cho ban quản lý khu rừng theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật.
- Theo Nghị định 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản năm 2003, Bộ Thuỷ sản tổ chức quản
lý các KBT biển do Thủ tướng Chính phủ thành lập. UBND cấp tỉnh tổ chức quản lý các
KBT biển do mình thành lập
- Theo Nghị định số 109/2003/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ
Thuỷ sản chỉ đạo và tổ chức quản lý các KBT đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,
quốc gia. UBND cấp tỉnh tổ chức quản lý các KBT đất ngập nước khác trên địa bàn của

mình.
 Về quy chế quản lý khu bảo tồn
Hiện đang tồn tại hai quy chế quản lý các KBT. Quy chế quản lý rừng (ban hành kèm
theo Quyết định số 186/2006/QĐ -TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ) và
Quy chế quản lý các KBT biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế (ban
hành kèm theo Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/05/2008 của Chính phủ). Theo
Luật ĐDSH 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý KBT (Điều 27).
Câu hỏi đặt ra, Quy chế quản lý KBT theo Luật ĐDSH 2008 có là những quy định
chung thay thế tất cả các quy định hiện hành hay không? Việc ban hành một quy chế
chung áp dụng cho tất cả các KBT được xem là một giải pháp tích cực, góp phần hạn chế
sự cồng kềnh vốn có của hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tuy nhiên, nếu Luật ĐDSH 2008 chỉ giao nhiệm vụ này cho Thủ tướng Chính phủ thì
mục đích nêu trên khó đạt được, do hiện tại Quy chế quản lý các KBT biển Việt Nam
hiện đã được quy định trong Nghị định của Chính phủ. Việc cùng là quy chế quản lý các
KBT nhưng lại được quy định trong các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau
cũng thể hiện sự thiếu nhất quán về phạm vi và mức độ điều chỉnh của pháp luật trong
lĩnh vực này.
Thêm vào đó Luật ĐDSH 2008 còn quy định, Quy chế quản lý vùng đệm do Thủ
tướng Chính phủ ban hành (Điều 32). Việc có một quy chế riêng để quản lý vùng đệm
của các KBT có thể cũng gây tranh cãi do chưa có sự thống nhất về nhận thức cũng như
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 18
các quy định của pháp luật. Theo quy định của Quy chế quản lý rừng thì “Diện tích của
vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng” (Khoản 4 Điều 24), còn theo
Luật ĐDSH 2008 thì “Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành
lập KBT” (khoản 1 Điều 32); và Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của KBT phải lập báo

cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình Hội đồng thẩm định theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường” (khoản 3 Điều 32). Tuy nhiên, trong Danh mục các dự
án phải lập báo cáo ĐTM thì chỉ có quy định “Dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ
diện tích đất KBT thiên nhiên, Vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản thế
giới, khu dự trữ sinh quyển, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc chưa được xếp
hạng nhưng được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ”. Rõ
ràng, chưa có sự thống nhất trong các quy định của Luật ĐDSH 2008 với các quy định
của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật bảo vệ môi trường về những nội dung
liên quan đến vùng đệm, trách nhiệm ĐTM đối với các dự án trong vùng đệm của các
KBT.
c. Những nội dung liên quan đến bảo tồn và phát biển bền vững các loài sinh vật
Việc quản lý, bảo vệ các loài sinh vật được pháp luật đề cập khá sớm. Từ năm 1972,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Hội đồng Chính phủ quy định những
loại thực vật, động vật quý và hiếm trong rừng cần phải đặc biệt bảo vệ. Từ đó đến nay,
Danh mục các loài động vật, thực vật quý hiếm cần có chế độ quản lý bảo vệ nghiêm ngặt
thường xuyên được hoàn thiện. Hiện đang tồn tại khá nhiều Danh mục loài sinh vật cần
được bảo vệ, như:
- Danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm
theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp được ban hành kèm
theo Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 5/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn;
- Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được
bảo vệ, phục hồi và phát triển được ban hành Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày
7/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tuy nhiên, việc xác định Danh mục các loài nêu trên chủ yếu dựa vào các căn cứ định
tính chứ chưa có tiêu chí cụ thể. Hiện mới chỉ có một số quy định chung về việc phân
nhóm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Theo đó, Nhóm I gồm

Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 19
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc
có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng cao; Nhóm II gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học,
môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng (khoản 2 Điều 2 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP). Tương tự, Pháp
lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 cũng chỉ đề cập đến
việc thu thập, bảo tồn trao đổi nguồn gen cây trồng quý, hiếm mà chưa có tiêu chí xác
định giống cây trồng, giống vật nguy cấp, quý hiếm. Điều này cũng xảy ra đối với vi sinh
vật và nấm nguy cấp quý hiếm.
Bên cạnh đó, theo Luật ĐDSH 2008, loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có
phạm vi đối tượng rộng hơn so với các quy định trước đây, đó là không chỉ bao gồm loài
động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm mà còn bao gồm cả giống cây trồng, giống vật
nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý hiếm. Đây là điểm cần phải có sự thống nhất về
nhận thức do Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ sẽ bao gồm cả
giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý hiếm. Điều này cũng
có nghĩa là còn cần phải xử lý mối quan hệ giữa các quy định của Luật ĐDSH 2008 với
các quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm
2004.
Ngoài ra, theo Luật ĐDSH 2008, còn có thêm hai Danh mục nữa cần được ban hành,
bao gồm: i) Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên; và ii) Danh mục
loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Điều này cũng có nghĩa là số
lượng Danh mục các loài cần bảo vệ lại tăng lên, nguy cơ trùng lặp, chồng chéo trong các
quy định nêu trên là điều cần phải được dự liệu.
Mặc dù có nhiều loại Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ như đã

nêu trên, song pháp luật lại thiếu các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục để đưa vào hoặc
đưa ra khỏi Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm. Ngoài ra, các quy định về cứu hộ loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ được xem là có thủ tục quá
rắc rối trong khi vấn đề cứu hộ lại đòi hỏi phải tiến hành nhanh chóng: “Tổ chức, cá nhân
phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị
mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh có trách nhiệm báo ngay cho
Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. Khi nhận được thông tin, Uỷ
ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất” (khoản 2 Điều 47).
d. Những nội dung liên quan đến bảo tồn và phát biển bền vững tài nguyên di truyền
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 20
Các quy định về gen được đề cập chủ yếu trong các văn bản pháp luật về giống cây
trồng, giống vật nuôi. Đối chiếu với Luật ĐDSH 2008 cho thấy, có sự khác biệt về khái
niệm nguồn gen so với Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi
năm 2004.
Các quy định của Luật ĐDSH 2008 cho thấy, Luật này điều chỉnh toàn bộ nguồn gen
trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là điều cần phải được thống nhất về nhận thức và phải được
giải thích rõ ràng hơn để tránh gây mơ hồ về sự thống nhất của các yếu tố hợp thành
ĐDSH. Bởi lẽ, đối với hệ sinh thái, Luật chỉ đề cập đến các KBT và các hệ sinh thái tự
nhiên; đối với loài sinh vật, Luật chỉ đề cập các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm và giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý,
hiếm, trong khi đó đối với nguồn gen thì Luật lại không giới hạn phạm vi điều chỉnh đối
với nguồn gen nào? Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Danh
mục nguồn gen cây trồng quý, hiếm cần bảo tồn (kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-
BNN ngày 05/12/2005). Đây là một trong những căn cứ có thể được tham khảo để ban

hành quy định hướng dẫn về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.
Quản lý, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen là những nội dung hoàn toàn mới và ít
nguy cơ mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác nên việc hướng dẫn thi hành Luật
cần tập trung vào các khía cạnh trình tự, thủ tục, điều kiện pháp lý của việc tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen
So với các quy định về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen, sản
phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được quy định tại Quyết định số
212/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định về quản lý rủi
ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH
được quy định tại Mục 3 Chương 5 Luật ĐDSH 2008 có nội dung hẹp hơn, đó là chỉ đề
cập đến những rủi ro mà sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của chúng gây ra đối
với môi trường và ĐDSH mà không xem xét ảnh hưởng của chúng gây ra đối với sức
khoẻ của con người. Điều này góp phần hạn chế sự phức tạp trong việc phân công trách
nhiệm quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen
giữa các bộ ngành, đặc biệt là giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và môi trường và Bộ Y tế. Như vậy, các quy định hướng dẫn thi hành Luật
ĐDSH 2008 cũng chỉ tập trung vào những nội dung liên quan đến ảnh hưởng của sinh vật
biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH mà thôi.
e. Những nội dung liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường
Hiện đã có các quy định về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 21
Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó,
dịch vụ môi trường rừng bao gồm cả yếu tố cảnh quan và ĐDSH. Tuy nhiên, do chính
sách này chỉ áp dụng thí điểm trong thời hạn 02 năm và với 07 tỉnh, thành phố (gồm:
Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Hoà Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh)

nên các quy định hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH 2008 được ban hành trong thời gian tới
(thời gian còn hiệu lực của việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng) cần chú ý đến
các loại hình của dịch vụ môi trường có liên quan đến ĐDSH, thời gian và đối tượng áp
dụng để tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các văn bản.
f. Những nội dung liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo tồn đa
dạng sinh học
So với các Luật Thuỷ sản năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật
BVMT 2005, trong Luật ĐDSH 2008 không có các quy định về xử lý vi phạm pháp luật
về ĐDSH.
4.1.1.6 Tính tác động
a. Tác động trông đợi
 Hoàn thiện hệ thống pháp lý về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
 Nâng cao được ý thức về bảo tồn đa dạng sinh học
 Đạt được một số kết quả tích cực và có nhiều ý nghĩa như mở rộng và phát triển hệ
thống các khu bảo tồn thiên nhiên, bước đầu phát triển các hình thức bảo tồn chuyển
chỗ, phát triển nhân nuôi các loài nguy cấp, quý hiếm có giá trị kinh tế cao.
b. Tác động không trông đợi
 Chưa đạt được mục tiêu đề ra: Đa dạng sinh học của nước ta tiếp tục suy giảm về số
lượng và suy thoái về chất lượng với tốc độ cao ví dụ như diện tích rừng tự nhiên có
tính đa dạng sinh học cao đã giảm mạnh mặc dù độ che phủ của rừng tăng, nơi cư trú
của động vật hoang dã đã bị thu hẹp.
 Một số quy định chưa được thực thi do Luật còn quy định chung chung mà văn bản
hướng dẫn thi hành chậm ban hành
 Hành vi vi phạm về bảo tồn đa dạng sinh học vẫn chưa được xử lý kịp thời.
 Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa tốt.

4.1.2 Sử dụng SWOT (Vân)
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”



Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 22
4.1.3 Phân tích vai trò của các nhóm liên đới













Hình 1: Vai trò của các nhóm liên đới đối với Luật đa dạng sinh học Việt Nam
a) Đối với nhóm chính sách
 Bộ TN&MT: ban hành luật và nghị định và các chiến lược Quốc gia về việc bảo tồn
đa dạng sinh học tạo cơ sở pháp lý để các Bộ ban ngành cùng phối hợp các các sở và
cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thông qua
các cơ chế mới về đồng quản lý và chia sẻ lợi ích.
 Bộ Thủy Sản, Bộ NN&PTNT:
 UBND tỉnh: nhiệm vụ thực thi và kiểm tra việc thực hiện các điều lệ, quy định do các
Bộ ban hành trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học.

b) Đối với nhóm kinh tế
 Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng mặc dù không trực tiếp tham gia bảo tồn các
nguồn động thực vật quý hiếm hoặc các chương trình hành động bảo vệ rừng cũng




ĐDSH
Bộ TNMT
Bộ Thủy sản
Bộ NN&PTNT
UBND tỉnh
Khối doanh nghiệp
Truyền thông
Viện nghiên cứu
GEF
NGOs
Cộng đồng
Các tổ chức hội
Sở TNMT
Nhóm tình nguyện
Hội BVMT
Chính sách
Kinh tế
Xã hội
Bộ Tài Chính
Sở VHTTDL
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 23
như các tài nguyên có giá trị. Sở giúp UBND duyệt kinh phí thực hiện Chương trình,

trong đó các hạng mục hoạt động phải dựa trên các quy định cho phép của Chính
phủ.
 Doanh nghiệp:cũng là một trong những cơ quan góp phần tạo ngân sách cho việc bảo
vệ đa dạng sinh học thông qua việc tổ chức tham quan các danh lam thắng cảnh, khu
bảo tồn thiên nhiên hoặc các động vật hoang dã.
 Quỹ môi trường toàn cầu (GEF): Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các
hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải
quyết các vấn đề môi trường.

c) Đối với nhóm xã hội

 Truyền thông: Đóng vai trò quan trọng trong iêc tuyên truyền nâng cao nhận thức
cộng đồng về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bên cạnh đó đại diện
tiếng nói của cộng đồng lên án phê phán những hành động phi nhân đạo, tàn phá và
đánh bắt trái phép các nguồn tài nguyên quý của đất nước.
 Thanh niên Cộng sản HCM, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt
Nam ) cũng có các dự án giáo dục nâng cao nhận thức môi trường. Các dự án đã góp
phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức ĐDSH cho mọi tầng lớp nhân dân trong
XH.
 Nhóm tình nguyện: Tập hợp tất các những bạn yêu thiên nhiên, yêu môi trường như
nhóm Go Green…Họ là những người ra quyết định và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
trong tương lai. Chính vì vậy, nhóm này đã tuyên truyền và vận động hiệu quả đến
sinh viên và cộng đồng giúp họ nhận thức rõ ràng và sâu sắc của sự hủy hoại nhanh
chóng sẽ ảnh hưởng đến thế hệ tương lai sau này.
 Sở VHTTDL: tổ chức các chương trình hành động vì môi trường, bảo vệ tính nguồn
tài nguyên thiên nhiên ở mỗi tỉnh, mỗi địa phương. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa
du lịch đa dạng sinh thái nhằm mục đích kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi
trường, thiên nhiên.
4.1.4 Một số tồn tại của luật đa dạng sinh học của các nước Châu Á so với Hoa Kỳ

So sánh hiệu quả áp dụng Luật đa dạng sinh học của một số nước Châu Á (Trung Quốc,
Việt Nam, Malaysia và Campuchia) với Hoa Kỳ (Nguồn: The effectiveness of
Biodiversity Law, John Copeland Nagle, 2009)
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 24
a) Giống nhau
Nhìn chung, luật đa dạng sinh học của Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, và Campuchia
đã đạt được một số kết quả ấn tượng trong những năm gần đây. Việc ban hành các quy
định pháp luật bảo vệ đa dạng sinh học là một bước tiến đáng kể cho quốc gia đang nỗ
lực để phát triển hệ thống pháp lý của mình. Mỗi quốc gia đã thiết lập những nơi cư trú
quan trọng cho động vật hoang dã. Khu vực này cũng có kinh nghiệm một số thành công
trong việc điều chỉnh thương mại động vật hoang dã.
b) Những nhược điểm so với Hoa Kỳ
Vấn đề áp dụng đa dạng sinh học của một số nước trên đã gặp những thất bại rõ ràng hơn
so với Mỹ. Thực thi vẫn là vấn đề lớn nhất, cho dù đó là trong khu bảo tồn thiên nhiên
của Trung Quốc, bảo tồn động vật hoang dã của Việt Nam, hoặc khai thác gỗ của
Campuchia.
Tháng 10 năm 2008 một nghiên cứu tiến hành bởi TRAFFIC cho thấy rằng chín mươi
phần trăm của các chuyên gia địa phương, những người được khảo sát tin rằng các sản
phẩm từ động vật hoang dã vẫn tiếp tục là săn bắn từ các khu vực được bảo vệ, và một
nửa số người được hỏi tin rằng hạn ngạch áp dụng động vật hoang dã đang bị vượt quá.
Hơn nữa, mỗi quốc gia chưa có đủ ngân quỹ để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong phạm vi
biên giới của mình, bảo tồn đa dạng sinh học bị bỏ ngõ nhiều bởi sự phát triển kinh tế
nhanh chóng trong suốt ba mươi năm qua. Ngay cả ở Malaysia, đất nước có xu hướng
xem môi trường là một tài sản được khai thác, thay vì tập trung vào những gì cần phải
được bảo vệ.

Trong đó, các minh họa ấn tượng nhất của các thất bại về bảo vệ đa dạng sinh học trong
khu vực Đông Nam Á là ở sông Dương Tử Trung Quốc, nơi cá heo nước ngọt sông
Dương Tử xuất hiện đã bị tuyệt chủng sớm ở thế kỷ 21 với các hiệu ứng kết hợp của
nước ô nhiễm, việc khai thác quá mức, xây dựng đập và phát triển kinh tế nhanh chóng
bất chấp một nỗ lực quốc tế chuyên sâu để lưu các loài.
Kinh nghiệm sử dụng Luật để bảo tồn đa dạng sinh học khu vực này đã phải chịu nhiều
thất bại hơn so với ESA Mỹ. Trong thực tế, FWS đã xác định rằng các luật của
Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam không đủ mạnh để bảo tồn động vật hoang dã quý
hiếm của các nước. Quy định đầy đủ của các cơ chế hiện hành là một trong những tiêu
chí của ESA để xác định liệu một loài bị đe dọa.
Tiểu luận “Đánh giá Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008”


Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân

Trang 25
Hãy xem xét cò quặm khổng lồ, FWS được liệt kê như nguy cơ tuyệt chủng trong năm
2008. Cò quăm khổng lồ là có nguồn gốc từ Campuchia và Việt Nam, do đó, hiệu quả
của pháp luật Campuchia và Việt Nam đã giúp quyết định liệu các loài sẽ được liệt kê
theo ESA Mỹ. FWS tìm thấy rằng trong khi một số luật Campuchia bảo vệ cò quăm
khổng lồ từ sự hủy diệt môi trường sống và săn bắn, các luật "không hiệu quả trong việc
giảm những mối đe dọa."
Tại khu vực đã được bảo vệ Tonle Sap Great Lake, FWS ca ngợi những nỗ lực của
Campuchia rằng "đã bắt đầu cải thiện tình hình bảo tồn", nhưng FWS cũng lưu ý rằng
"vẫn còn một số thách thức quản lý, bao gồm cả khai thác quá mức rừng ngập nước và
thủy sản, tác động tiêu cực từ xâm lấn loài, thiếu giám sát và thực thi; nhận thức thấp của
cộng của các giá trị đa dạng sinh học và nghiên cứu thiếu sự phối hợp, giám sát và đánh
giá của các quần thể của các loài "
FWS tìm thấy bằng chứng rằng "những bước tiến lớn đã được thực hiện trong cán bộ
kiểm lâm đào tạo và chống săn trộm." FWS cũng tìm thấy, mặc dù, rằng văn phòng bảo

vệ động vật hoang dã của đất nước thiếu nhân viên, khả năng kỹ thuật và hỗ trợ tiền tệ để
tiến hành khảo sát hệ thống trên cò quặm khổng lồ. Điều này, dẫn đến giám sát và thực
thi không hiệu quả, và, do đó, sử dụng tài nguyên phần lớn không được kiểm soát.Như
vậy, hệ thống các khu bảo tồn ở Campuchia là không hiệu quả trong việc loại bỏ hoặc
làm giảm các mối đe dọa của việc thay đổi môi trường sống và săn bắn đối với cò
quặm khổng lồ.
4.2 Đề xuất nâng cao hiệu quả Luật đa dạng sinh học
Luật đa dạng sinh học đã được thực thi từ năm 2009, tuy nhiên vẫn chưa đem lại những
tín hiệu thực sự tích cực. Để góp phần nâng cao hiệu quả của Luật, một số giải pháp được
đề xuất như sau:
4.2.1 Về việc điều chỉnh một số điều của Luật
Cụ thể hóa một số quy định trong Luật
 Quy định rõ ràng về dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, đi vào nội
dung chính của vấn đề, không phụ thuộc vào “sự hướng dẫn chi tiết của Chính phủ”.
 Quy định cụ thể hơn về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở Mục 1 Chương 5 từ
Điều 55 đến điều 61. Làm rõ lợi ích cộng đồng nhận được theo cách tiếp cận dựa trên
cộng đồng, quy định hình thức chia sẻ, tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên, cơ quan

×