Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.59 MB, 104 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG






LÊ THANH HÀ






ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Quốc tế
Mã số: 60.34.05



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.TĂNG VĂN NGHĨA













Hà Nội - 2008



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực không sao chép của bất kỳ ai.
Các số liệu trong Luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.


Hà Nội, ngày 30 tháng 6năm 2008
Học viên




Lê Thanh Hà


1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATM: Dịch vụ thẻ rút tiền tự động
BIDV: Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
CHLB Đức: Cộng hoà liên bang Đức
EEC: Hội đồng liên minh Châu Âu
FAQ: Fair Average Quality
PICC: Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thƣơng mại quốc tế
Techcombank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam
UNDROIT: Viện Thống nhất Tƣ pháp Quốc tế
Vietcombank: Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam



2
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 : Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu 57


3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các nền kinh tế và xu hƣớng toàn cầu hoá,
các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra ngày càng sôi động. Hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi các doanh
nghiệp phải vận dụng một cách hợp lý và chính xác các điều khoản trong hợp

đồng kinh doanh quốc tế. Điều kiện giao dịch chung là một công cụ hữu hiệu
đã đƣợc các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng từ giữa thế kỷ 19 trong việc
giao kết và thực hiện hợp đồng. Đây là một bản điều kiện gồm các điều khoản
đã đƣợc soạn sẵn do một bên hợp đồng đƣa ra đề nghị phía đối tác chấp nhận.
V ều kiện giao dịch chung ngày càng nhiều
?
đ
.
sử dụng
:
,
?
hai, ứng dụng điều kiện giao dịch chung có những ƣu điểm và bất
cập nhƣ thế nào? Làm sao để hạn chế những bất cập đó?
Thứ ba, việc lựa chọn điều khoản và soạn thảo nội dung các điều khoản
trong điều kiện giao dịch chung có vấn đề gì cần lƣu ý?


4
và quốc tế
giải pháp nhằm tăng cƣờng áp dụng điều kiện giao dịch chung tại
Việt Nam.
tác giả :
kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam
ận văn thạc sỹ .
Hiện nay, các văn bản pháp quy của Việt Nam chƣa đề cập đến vấn đề
đƣợc nêu ra ở trên một cách rõ ràng. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, khái
niệm đƣợc sử dụng phổ biến là General Terms and Conditions, thuật ngữ này
đƣợc dịch là Điều kiện giao dịch chung. Với mục tiêu hài hoà pháp luật về
vấn đề này của Việt Nam với pháp luật của các nƣớc, tác giả chọn sử dụng

thuật ngữ “Điều kiện giao dịch chung” làm thuật ngữ chung cho toàn bộ luận
văn. Và lấy đó làm chuẩn để so sánh, phân tích với những khái niệm còn đang
đƣợc sử dụng chƣa nhất quán ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Soạn thảo hợp đồng là một trong các kỹ năng mỗi doanh nghiệp đều
quan tâm, đặc biệt khi tham gia vào thị trƣờng quốc tế. Chính sự quan trọng
này cũng đã dành đƣợc sự đầu tƣ nghiên cứu của một số tác giả trong nƣớc.
Tuy nhiên, riêng đối với việc áp dụng điều kiện giao dịch chung trong soạn
thảo hợp đồng thì chƣa có một công trình nghiên cứu tổng thể cũng nhƣ đƣa
ra giải pháp toàn diện từ cấp doanh nghiệp cho đến kiến nghị chính sách
chính phủ ở cấp độ luận văn thạc sỹ, đặc biệt trong chuyên ngành quản trị
kinh doanh quốc tế. Vì vậy có thể nói đây là đề tài hoàn toàn mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là:
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về điều kiện giao dịch chung nói chung
và trong kinh kinh doanh quốc tế nói riêng, bao gồm cả việc làm rõ những ƣu


5
điểm và bất lợi trong việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong quá trình
soạn thảo hợp đồng kinh doanh quốc tế.
- Phân tích thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ kinh nghiệm quốc tế trong
việc sử dụng điều kiện giao dịch chung.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng điều kiện giao
dịch chung cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời định hƣớng hoàn thiện
các quy định pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dịch chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát lý luận chung về điều kiện giao dịch chung
Phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng điều kiện giao dịch

chung trong hoạt động kinh doanh.
Đánh giá thực trạng sử dụng điều kiện giao dịch chung của Việt Nam
trong hoạt động kinh doanh.
Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng sử dụng điều kiện giao dịch chung tại
Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là điều kiện giao dịch chung trong
các kinh doanh quốc tế cũng nhƣ các quy định pháp lý điều chỉnh vấn đề này.
Đề tài đƣợc giới hạn nghiên cứu trong việc nghiên cứu thực tiễn ứng
dụng, đƣa ra đƣợc ƣu điểm và bất cập còn tồn tại trong áp dụng điều kiện giao
dịch chung tại Việt Nam. Vận dụng những kinh nghiệm của quốc tế đƣa ra
giải pháp tăng cƣờng sử dụng điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận văn, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
bao gồm: phƣơng pháp thống kê và điều tra phân tích, tổng hợp, đánh giá và
tổng kết thực tiễn, phƣơng pháp phân tích so sánh và các phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học về kinh tế khác. Ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ


6
thống với việc vận dung các quan điểm đƣờng lối chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu luận văn gồm có 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về điều kiện giao dịch chung.
- Chƣơng 2: Thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hoạt
động kinh doanh quốc tế.
- Chƣơng 3: Xu hƣớng và giải pháp tăng cƣờng sử dụng điều kiện giao
dịch chung tại Việt Nam.



7
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN
GIAO DỊCH CHUNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG
Các hoạt động thƣơng mại đƣợc hiểu là các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến
thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Các hoạt động này
đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng tiện chủ yếu và cơ bản nhất là hợp đồng.
Qua nghiên cứu các quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam, giao kết hợp
đồng dựa trên một nguyên tắc rất cơ bản là nguyên tắc tự do hợp đồng.
Trong hoạt động kinh doanh trong nƣớc và quốc tế những năm gần đây việc
áp dụng một bộ phận của hợp đồng là Điều kiện giao dịch chung trở nên rất
phổ biến. Điều này làm cho việc ký kết hợp đồng trở nên dễ dàng và thuận
lợi cho các bên và qua đó thúc đẩy các quan hệ kinh doanh trong phạm vi
quốc tế. Tuy nhiên, Điều kiện giao dịch chung là các điều khoản soạn sẵn do
một bên của hợp đồng đƣa ra cho phía bên kia, làm cho phía bên đƣợc đề
nghị chỉ có thể chấp nhận hoặc khƣớc từ ký kết hợp đồng. Việc không thay
đổi về toàn bộ nội dung làm nên tính bắt buộc áp dụng của điều kiện giao
dịch chung. Liệu điều này có hạn chế tính tự do hợp đồng của các chủ thể
kinh doanh đã đƣợc khẳng định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam về hợp đồng? Phần dƣới đây của luận văn sẽ phân tích tính tự do của
hợp đồng và những trƣờng hợp ngoại lệ làm hạn chế tính tự do của hợp đồng
nhƣng vẫn đƣợc áp dụng phổ biến trong thực tiễn - một trong những ngoại lệ
đó là Điều kiện giao dịch chung.
1.1.1. Nguyên tắc tự do hợp đồng
Pháp luật hợp đồng dựa trên nguyên tắc rất phổ quát, đó là quyền tự do,
tự nguyện cam kết, thoả thuận của tổ chức, cá nhân. Quyền tự do khế ƣớc này
đƣợc thể hiện rất rõ trong pháp luật Việt Nam cũng nhƣ tại các quy tắc quốc

tế về điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại.

×