Page | 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT K35
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN PHÁP LUẬT THANH TRA
VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Đề tài:
Thực trạng tổ chức và hoạt động của
các cơ quan thực hiện thanh tra chuyên
ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ.
Page | 2
DANH SÁCH NHÓM
Nguyễn Hoàng Mỹ Kim 1055060071
Đỗ Trần Thái Bảo 1055060016
Phạm Trần Hải Châu 1055060021
Phạm Thành Công 1055060023
Nguyễn Đình Thế 1055060141
Lê Thị Bích Trâm 1055060153
Nguyễn Hồ Phương Uyên 1055060172
Lê Nguyễn Kim Hằng 1055060196
Ngày 16/04/2014
Page | 3
I. Khái quát về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
ở Bộ và cơ quan ngang Bộ
1. Một số khái niệm chung
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp
luật chuyên ngành, quy định rõ về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành,
lĩnh vực đó
1
. Hoạt động của thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Thanh tra sở, hoặc
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành, cụ thể là do
Đoàn thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành thực hiện
2
. Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến
hành thường xuyên gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp
vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm, Tổng cục, Cục thuộc bộ,
Chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Việc giao các
chức năng thanh tra chuyên ngành cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định theo đề nghị của tổng Thanh tra chính phủ
sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng thuộc chuyên ngành đó
3
.
2. Tổ chức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ
1
K3, Đ3 Luật Thanh Tra 2010
2
K1, Đ3 NĐ 07/2012/NĐ-CP
3
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của
Nghị định số 7/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt
động thanh tra chuyên ngành.
Page | 4
2.1 Tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở Bộ và cơ
quan ngang Bộ đó là các Tổng cục hoặc tương đương, các Cục thuộc Bộ được quy định
chi tiết tại Điều 6 Nghị định số 07/2012/ NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Cụ thể như
sau:
Bộ Công Thương bao gồm: Cục quản lý thị trường, Cục hóa chất, Cục kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp.
Bộ Giao Thông vận tải bao gồm Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt, Cục
Đường thủy nội địa, Cục Hàng hải và Cục Hàng không.
Bộ kế hoạch và đầu tư bao gồm: Tổng cục thống kê.
Bộ khoa học và công nghệ bao gồm: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng,
Cục an toàn bức xạ và Hạt nhân.
Bộ lao động – thương binh và xã hội bao gồm: Tổng cục dạy nghề, Cục quản
lý Lao động nước ngoài.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tổng cục thủy lợi; Tổng cục lâm
nghiệp; Tổng cục thủy sản; Cục thú y; Cục bảo vệ thực vật; Cục trồng trọt; Cục
chăn nuôi; Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; Cục kinh tế hợp tác và
phát triển nông thôn; Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề
muối.
Bộ ngoại giao: Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ nội vụ: Ban thi đua – khen thưởng trung ương, Ban tôn giáo chính phủ.
Bộ Tài nguyên và môi trường: Tổng cục địa chất và khoáng sản, Tổng cục môi
trường, Tổng cục quản lý đất đai.
Page | 5
Bộ tài chính: Tổng cục thuế; Tổng cục hải quan; Kho bạc nhà nước, Ủy ban
chứng khoán nhà nước, Tổng cục dự trữ nhà nước, Cục quản lý, giám sát bảo
hiểm.
Bộ thông tin và truyền thông: Cục tần số vô tuyến điện; Cục Viễn thông; Cục
quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục báo chí; Cục xuất
bản.
Bộ y tế: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục quản lý dược; Cục
quản lý khám, chữa bệnh; Cục quản lý môi trường y tế; Cục y tế dự phòng;
Cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, còn có các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành theo quyết định thành lập người có thẩm quyền được gọi là bộ phận
tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương (Gọi chung là Tổng
cục), Cục thuộc Bộ, đó là xây dựng các kế hoạch thanh tra để gửi Thanh tra bộ, tổng hợp
đệ trình lên Bộ trưởng theo chuyên ngành đó để Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực
hiện kế hoạch. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, các quy định về chuyên
môn – kỹ thuật, các quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu
vi phạm pháp luật khi được chánh thanh tra Bộ giao; Đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện các kết luận, các kiến nghị, các quyết định xử lý về thanh tra của mình.
Tổng cục và Các cục thuộc Bộ còn phải tổng hợp, báo cáo chi tiết các kết quả thanh tra
chuyên ngành của mình với thanh tra Bộ. Ngoài ra, Tổng cục và các cơ quan thuộc bộ
còn thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng giao nhiệm vụ.
Dưới đây là sơ đồ chi tiết về các cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra
chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ
Page | 6
C
H
Í
N
H
P
H
Ủ
Bộ
Công
Thương
ng
Bộ
Giao
Thông
Vận Tải
Bộ Kế
Hoạch
và Đầu
Tư
Bộ
Khoa
Học và
Công
Nghệ
Bộ Lao
Động-
Thương
Binh &
Xã Hội
Bộ
Nông
nghiệp
& Phát
triển
nông
thôn
Bộ
ngoại
giao
Bộ Nội
vụ
Bộ Tài
Nguyên
& Môi
Trường
Bộ Tài
Chính
Bộ
Thông
tin và
truyền
Thông
Bộ Y
Tế
Tổng cục đường bộ
Cục đường sắt
Cục đường thủy nội địa
Cục hàng không
Cục hàng hải
Cục quản lý thị trường
Cục hóa chất
Cục KT an toàn & môitrường CN
Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng
Cục an toàn bức xạ & Hạt nhân
Tổng cục dạy nghề
Cục quản lý lao động nướcngoài
Tổng cục hải quan
Kho bạc nhà nước
Ủy ban chứng khoán nhà nước
Tổng cục dự trữ nhà nước
Cục quản lý, giảm sát bảo hiểm
Tổng cục thuế
Tổng cục thống kê
Ủy ban nhà nước về người
Việt Nam ở NN
Ban tôn giáo chính phủ
Cục tần số vô tuyến điện
Cục Viễn thông
Ban thi đua-khen thưởng TW
Cục quản lý phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử
Cục báo chí
Cục xuất bản
Tổng cục địa chất và khoáng sản
Tổng cục môi trường
Tổng cục quản lý đất đai
Cục quản lý môi trường y tế
Cục y tế dự phòng
Cục an toàn vệ sinh thựcphẩm
Cục trồng trọt
Cục chăn nuôi
Cục chế biến, TM N-L-Thủy
sản và nghề muối
Cục quản lý dược
Cục quản lý khám, chữa bệnh
Tổng cục D/số-KHH gia đình
Cục QL chất lượng N-L-TS
Tổng cục lâm nghiệp
Tổng cục thủy sản
Cục thú y
Cục bảo vệ thực vật
Cục KT hợp tác và Phát
triển NT
Tổng cục thủy lợi
Page | 7
2.2 Hoạt động của cơ quan thanh tra được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành ở Bộ và cơ quan ngang Bộ
2.2.1 Quy định chung về việc hoạt động của Cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành
Các Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không được
phép thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động của cơ quan thanh tra
chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện
theo quy định của Luật thanh tra 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan
4
.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn và nghiệp
vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật và có nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành
đó.
Hoạt động của thanh tra chuyên ngành
Chánh Thanh tra Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được
quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện các quyết định
thanh tra. Khi nhận thấy là cần thiết, Bộ trưởng có quyền ra quyết định thanh tra và thành
lập Đoàn thanh tra. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đồng thời chánh thanh tra bộ phải xác định
rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra. Khi tiến hành thanh tra độc lập thì
Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức.
Về hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất tuân theo quy định của Luật thanh tra 2010. Chánh thanh tra Bộ có
trách nhiệm xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
4
Khoản 1 điều 30 Luật Thanh Tra 2010
Page | 8
Tổng cục, Cục thuộc Bộ. Nếu không thống nhất được cách xử lý thì phải báo cáo lên Bộ
trưởng xem xét và đưa ra quyết định. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, Tổng cục, Cục
thuộc Bộ phải báo cáo lên Thanh tra Bộ về công tác thanh tra. Và sau đó, định kỳ 6
tháng, 1 năm Thanh tra Bộ phải báo cáo lên Bộ trưởng về công tác thanh tra. Ngoài ra,
khi có yêu cầu báo cáo đột xuất về công tác thanh tra từ cấp trên thì các cơ quan cấp dưới
vẫn phải thực hiện và báo cáo kết quả vào thời điểm đó.
Hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra được
quy định trong Luật thanh tra 2010 và đặc biệt là trong Nghị định 07/2012/ NĐ-CP quy
định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động
thanh tra chuyên ngành từ Điều 6 đến Điều 28 của Nghị định này. Về hoạt động thanh tra
của Đoàn thanh tra bao gồm:
Thanh tra kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thẩm quyền
ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch do chánh thanh tra Bộ ra quyết định
thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách
nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc
theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng chống tham nhũng hoặc
theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh Thanh tra Bộ. Chánh
Thanh tra Bộ có quyền ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra đồng
thời phải gửi các quyết định thanh tra đột xuất báo cáo lên cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục
trưởng thuộc Bộ thì quyết định thanh tra đột xuất phải được gửi để báo cáo Chánh thanh
tra Bộ. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ
quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì thủ trưởng cơ quan nhà nước ra quyết định thanh
tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.
Page | 9
Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo
phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra. Đoàn
thanh tra chuyên ngành bao gồm các thành phần: Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên,
thành viên đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành, trong trường hợp thật cần
thiết thì phải có Phó trưởng đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ và quyền
hạn được quy định theo Luật thanh tra 2010, được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến
hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh
tra đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh
tra về thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thành viên đoàn thanh tra, công chức thanh tra
chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra 2010 và phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định
thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Về thời hạn thanh tra của đoàn thanh tra chuyên ngành đối với cuộc thanh tra
chuyên ngành do Thanh tra Bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành thì không được phép
quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không được phép quá 70
ngày. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến
ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Về việc kéo dài thời hạn thanh tra
trong trường hợp phức tạp thì do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định
5
.
Hoạt động thanh tra của thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập của các cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ và Cơ quan ngang Bộ được quy
định theo Luật thanh tra 2010 và trong Nghị định 07/2012/NĐ-CP từ Điều 29 đến Điều
32. Việc phân công thanh tra viên thanh tra độc lập của các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành của Bộ và Cơ quan ngang Bộ do Chánh thanh tra Bộ căn cứ vào
kế hoạch thanh tra phân công thanh tra viên thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra
chuyên ngành độc lập. Trong quyết định phân công phải nêu rõ phạm vi, nội dung, nhiệm
5
Khoản 1, 2, 3 Điều 16 NĐ 07/2012/NĐ-CP.
Page | 10
vụ thanh tra, thời gian tiến hành thanh tra đồng thời phải ghi rõ họ tên người nhận nhiệm
vụ thanh tra, cung cấp số hiệu thẻ của thanh tra viên.
Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập là 05 ngày làm việc đối với mỗi đối
tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết thì Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng,
Cục trưởng thuộc Bộ có quyền gia hạn thời gian thanh tra nhưng không được vượt quá 05
ngày làm việc.
Khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên chuyên ngành độc lập trực thuộc Bộ và cơ
quan ngang Bộ phải thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công được giao. Phải xuất
trình văn bản phân công nhiệm vụ, thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức khi tiến hành
thanh tra. Được phép yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh
doanh chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin tài liệu giải trình về vấn đề liên quan
đến nội dung thanh tra. Nếu xét thấy vi phạm thì có quyền lập biên bản và có quyền xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, trường hợp nếu vượt quá thẩm quyền thì
có quyền báo cáo lên người phân công thực hiện nhiệm vụ để xem xét, xử lý. Sau khi kết
thúc thanh tra người được phân công nhiệm vụ thanh tra phải lập biên bản làm việc với
đối tượng thanh tra và có nhiệm vụ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành độc lập, báo cáo này phải được lập bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ,
báo cáo phải nêu rõ nội dung, kết quả, thanh tra, các biện pháp xử phạt, biện pháp đã kiến
nghị xử lý (nếu có) và phải lưu thành hồ sơ thanh tra. Những biên bản và báo cáo này
phải nộp lên cho người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Đồng thời, thanh tra viên
trực thuộc Bộ và Cơ quan ngang Bộ phải chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra Bộ,
Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ về hành vi và quyết định của mình.
2.2.2 Hoạt động thanh tra lại
Khi được Bộ trưởng giao, Chánh thanh tra bộ có thẩm quyền ra quyết định thanh
tra lại đối với những kết luận của Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ kết luận. Dấu
hiệu để ra quyết định thanh tra lại khi có các căn cứ được quy định tại điều 48 NĐ
86/2011/NĐ-CP, đó là:
Page | 11
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra được công bố.
- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được
trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Người ra quyết định thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết
luận trái pháp luật.
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa
được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký
quyết định. Việc công bố quyết định thanh tra lại phải được lập thành biên bản. Thời hiệu
cho việc thanh tra lại là 1 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra. Thời hạn thanh tra lại là
không quá 45 ngày, nếu trường hợp phức tạp thì không quá 70 ngày.
II. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan được giao chức năng thanh
tra chuyên ngành hiện nay
Thanh tra Việt Nam đã trải qua gần 70 năm trưởng thành, phát triển và đã có
những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chung của đất nước. Trong suốt quá trình đó,
tổ chức và hoạt động thanh tra cũng có những sự biến đổi tất yếu cho phù hợp tình hình
cụ thể của từng thời kỳ.
6
Khởi đầu bằng Pháp lệnh thanh tra năm 1990 phù hợp với cơ
chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Trong giai đoạn này, vấn đề thanh tra chuyên ngành
đã xuất hiện nhưng không chính thức trong Pháp lệnh, mà là trong một số văn bản pháp
luật của một số ngành, lĩnh vực cụ thể. Tiếp theo đó, trong quá trình đổi mới của Đảng và
Nhà nước đã dịch chuyển nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũ thành nền kinh
tế thị trường thì Pháp lệnh thanh tra đã không còn phù hợp. Cho nên, vào năm 2004, Luật
Thanh tra đã chính thức ra đời. Luật Thanh tra năm 2004 đã đưa ra quan niệm về thanh
6
Tham khảo trực tuyến tại: “
Page | 12
tra chuyên ngành trong mối quan hệ với thanh tra hành chính, coi đó như là hai loại hình
thanh tra chính của hoạt động thanh tra nhà nước. Đây có thể coi là một cột mốc quan
trọng trong việc từng bước phân định rạch ròi về mặt pháp lý giữa hai loại hoạt động đều
mang tên gọi thanh tra nhưng trong nhiều trường hợp khó có thể nói là cùng tính chất
công việc.
7
Nhưng cuộc chạy đua giữa pháp luật và thực tiễn muôn đời vẫn gay gắt, trong
giai đoạn thực thi, Luật Thanh tra năm 2004 đã cho thấy là có nhiều sự không phù hợp và
bất tiện so với thực tế. Điển hình là “Theo quy định của Luật Thanh tra 2004 thì ở mỗi
Bộ chỉ có một tổ chức thanh tra (Thanh tra bộ) thực hiện cả nhiệm vụ thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều Bộ, bên cạnh
Thanh tra bộ còn thành lập Thanh tra chuyên ngành, ở một số tổng cục, cục thuộc bộ,
cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục, chi cục thuộc sở (23 tổng cục, cục thuộc bộ đã
thành lập tổ chức thanh tra); có trường hợp giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cho
chính cơ quan thực hiện chức năng quản lý về ngành, lĩnh vực đó thực hiện mà không
thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành. Như vậy, hệ thống cơ quan thanh tra thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hiện nay được tổ chức rất phức tạp, không thống
nhất giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cũng như trước kia, mong muốn mọi hoạt động
thanh tra được thực hiện bởi các tổ chức thanh tra chuyên nghiệp (tức là chỉ các tổ chức
trong hệ thống thanh tra nhà nước) tỏ ra không thích hợp và đã bị phá sản.”
8
. Chính vì
những điều này đã thôi thúc việc điều chỉnh pháp luật để phù hợp hơn với thực tiễn, và
Luật Thanh tra 2010 ra đời với mục đích đó. Luật Thanh tra năm 2010 đã bước đầu khắc
phục được những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành
bằng việc quy định hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm các cơ quan
thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên,
Luật Thanh tra chỉ có 2 điều luật quy định mang tính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cụ thể là là Điều 29
7
Tham khảo trực tuyến tại: “
8
Tham khảo trực tuyến tại: “
Page | 13
và Điều 30 Luật Thanh tra 2010.Thực hiện các quy định này, có nhiều vấn đề từ phát sinh
cần phải có biện pháp để tháo gỡ.
9
A. Thực trạng về tổ chức của các cơ quan được giao chức năng thanh tra
chuyên ngành
1. Sự nhập nhằng về cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành
giữa Luật Thanh tra 2010 và Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của
Chính phủ
1.1. Tại Khoản 6, Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: "Cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước theo ngành, lĩnh vực bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành".
Như vậy, từ điều luật này ta sẽ hiểu rằng: Cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục
không được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành mà chỉ có tổng cục, cục
thuộc bộ, chi cục thuộc sở mới được giao thực hiện chức năng này.
Tuy nhiên, tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 07/2012/NĐ-CP lại quy định cục thuộc
tổng cục và tương đương, chi cục thuộc cục và tương đương được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành.
Vì vậy, đã có sự nhập nhằng giữa Luật và Nghị định trong trường hợp này.Và quy
định này không phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010.
1.2. Điều 1 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Luật này quy định về tổ chức,
hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân” và tại Khoản 2 Điều 76 (Điều
khoản thi hành) quy định “Tổ chức và hoạt động thanh tra trong Quân đội nhân dân,
9
Tham khảo trực tuyến tại: “ />cua-phan-cap-quan-ly-va-chuyen-nghiep-hoa-doi-ngu-cong-chuc_t104c2714n1625tn.aspx”
Page | 14
Công an nhân dân do Chính phủ quy định”. Nghĩa là, tổ chức và hoạt động thanh tra
trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không chịu sự điều chỉnh của Luật Thanh tra
2010 mà sẽ có quy chế riêng do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, tại Điều 6 NĐ
07/2012/NĐ-CP chỉ liệt kê các Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Theo đó, sẽ có 12 Bộ có cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Như vậy, ngoại trừ Bộ Công an và Bộ Quốc
phòng có quy chế thanh tra riêng (cụ thể thanh tra Bộ Công an được quy định tại Nghị
định 63/2006/NĐ-CP và Thông tư số15/2006/TT-BCA(V24), thanh tra Bộ Quốc phòng
được quy định tại Nghị định số 26/2006/NĐ-CP và Thông tư 101/2006/TT-BQP), thì các
bộ còn lại (Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch, Bộ
Xây dựng) có cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hay không?
Nếu có thì chịu sự điều chỉnh của Luật Thanh tra hay có quy chế pháp lý riêng?
1.3. Bàn sang câu chuyện khác, chủ thể có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành
không chỉ gói gọn trong thanh tra sở hay thanh tra bộ. Mà căn cứ tại Điều 29 Luật thanh
tra năm 2010, thì Chính phủ quy định “việc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực theo
đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi thống nhất với bộ trưởng”. Mặc dù Nghị
định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 đã quy định các cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng trên phương diện lý thuyết thì cơ sở khoa học
để xác định được các cơ quan này vẫn còn là vấn đề chưa được làm rõ, chưa đưa ra được
bộ tiêu chí để làm căn cứ cho Tổng Thanh tra và các bộ trưởng thống nhất đề xuất Chính
phủ quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
10
2. Vấn đề chưa có quy định về việc thực hiện hình thức thanh tra thường
xuyên.
Điều 37 Luật Thanh tra năm 2010 quy định về hình thức thanh tra như sau:
10
Tham khảo trực tuyến tại: “ />cua-phan-cap-quan-ly-va-chuyen-nghiep-hoa-doi-ngu-cong-chuc_t104c2714n1625tn.aspx”
Page | 15
“Điều 37. Hình thức thanh tra
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.”
Hình thức thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra 2010 bao gồm: Thanh tra
theo kế hoạch thanh tra, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất (Khoản 1 Điều
37). Trong đó, “thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành” (Khoản 3 Điều 37).
Tuy nhiên, theo quy định tại Mục 1 Chương III NĐ 07/2012/NĐ-CP(quy định về hoạt
động thanh tra chuyên ngành) chỉ quy định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và
thanh tra chuyên ngành đột xuất.Do đó, việc thực hiện hình thức thanh tra thường xuyên
thế nào vẫn chưa được quy định, nhưng thực tế hoạt động thanh tra này vẫn đang được
một số ngành tiến hành, điển hình như Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Giao thông công
chính.
3. Việc quy định các thành viên trong đoàn thanh tra chuyên ngành dễ gây
hiểu lầm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 07/2012/NĐ- CP có quy định:
“Đoàn thanh tra chuyên ngành có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên
Đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng
đoàn thanh tra”. Theo như quy định này thì ta có thể hiểu trong Đoàn thanh tra phải có 4
thành phần là Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra, công
chức thanh tra chuyên ngành. Nhưng căn cứ các Điều 19, 23 Nghị định này thì khi phổ
Page | 16
biến kế hoạch thanh tra và thu thập thông tin tài liệu, đánh giá việc chấp hành chính sách,
pháp luật chỉ nhắc đến Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra. Như vậy thì
thực tế quy định tại Điều 19, 23 này thừa nhận trong việc tiến hành hoạt động thanh tra
thì Đoàn thanh tra chỉ là bao gồm Trưởng đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra.
Trong Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan không quy
định, giải thích từ ngữ hoặc khái niệm chính xác thành viên Đoàn thanh tra là gì, nhưng
ta có thể hiểu: “Thành viên Đoàn thanh tra là những cá nhân được người có thẩm quyền
ký quyết định thanh tra giao nhiệm vụ tham gia Đoàn thanh tra tại quyết định thanh tra
nhưng không giữ chức vụ Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn thanh tra”.
Vì vậy quy định Đoàn thanh tra như khoản 1 Điều 17 Nghị định 07/2012/NĐ-CP
là chưa chặt chẽ và gây hiểu nhầm về thành phần tổ chức của Đoàn thanh tra.
4. Khái niệm “Bộ phận tham mưu” và những câu hỏi khó trả lời !
Điều 30 Luật Thanh tra năm 2010 về hoạt động thanh tra của cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định: "Cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc
lập".
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 07 lại có quy định khác, "Bộ phận tham mưu về công
tác thanh tra chuyên ngành được thành lập tại cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành theo quyết định của người có thẩm quyền".
Vậy "Bộ phận tham mưu" được quy định ở đây là gì? Việc thực hiện quy định
này cho thấy vấn đề thẩm quyền thành lập, tên gọi, nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ phận
tham mưu, việc bố trí cán bộ, công chức và chế độ đối với cán bộ, công chức làm việc tại
bộ phận này như thế nào cũng chưa được giải quyết một cách triệt để.
11
11
Tham khảo trực tuyến tại: “ />chuyen-nghiep-hoa-doi-ngu-cong-chuc_t104c2714n1625tn.aspx”
Page | 17
Có ý kiến cho rằng, khái niệm “Bộ phận tham mưu” là một sự sáng tạo ngôn từ
của những người làm luật, có lẽ lần đầu tiên xuất hiện trong một văn bản quy phạm mà
việc xác định nó thực sự là việc làm khó khăn.
12
Ta có thể suy đoán rằng, khái niệm “Bộ
phận tham mưu” là một phương án giải quyết “hậu quả do lịch sử để lại”
13
, và lịch sử
được đề cập ở đây là việc thực thi Luật Thanh tra 2004. Theo quy định của Luật Thanh
tra 2004 thì ở mỗi Bộ chỉ có một tổ chức thanh tra (Thanh tra bộ) thực hiện cả nhiệm vụ
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều Bộ,
bên cạnh Thanh tra Bộ còn thành lập Thanh tra chuyên ngành, ở một số tổng cục, cục
thuộc bộ, cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục, chi cục thuộc sở (23 tổng cục, cục thuộc
bộ đã thành lập tổ chức thanh tra); có trường hợp giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
cho chính cơ quan thực hiện chức năng quản lý về ngành, lĩnh vực đó thực hiện mà
không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.
14
Có thể thấy rằng, trong quá trình thực
thi Luật thanh tra 2004 các cơ quan nhà nước đã nhận thêm rất nhiều cán bộ, nhân viên
để tổ chức hoạt động thanh tra. Cho nên, sự bãi bỏ các cơ quan này đã gây ra một “cú
shock” cho những cán bộ đó. Bố trí công việc tiếp theo như thế nào cho những cán bộ đó
cũng là một câu hỏi đau đầu của cơ quan quản lý. Cho nên, buộc lòng, các tổ chức thanh
tra này phải chuyển thành các “bộ phận tham mưu” và tiếp tục duy trì hoạt động. Nhưng
vì không có quy định gì về bộ phận đặc biệt này nên chức năng nhiệm vụ của “bộ phận
tham mưu” hiện nay vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Không phải không có nơi đã cực chẳng đã phải tìm cách “lách luật”, thay vì trước
kia có tổ chức thanh tra riêng thì nay ghép vào với một đơn vị nào đó để tránh vi phạm
rằng có “tổ chức thanh tra độc lập” mà luật đã nghiêm cấm hoặc khoác một cái tên gọi
khác. Chẳng hạn, tại Điều 15 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013 về tổ chức và
hoạt động thanh tra ngành giao thông vận tải có quy định: Bộ phận tham mưu về công tác
thanh tra tại Tổng cục gọi là Vụ; tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ Hàng
12
Tham khảo trực tuyến tại: “
13
Tham khảo trực tuyến tại: “
14
Tham khảo trực tuyến tại: “
Page | 18
không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa tổ chức thành Phòng; tại Cục
Đường sắt Việt Nam tổ chức thành Phòng và Đội; tại Chi cục Đường thủy nội địa, cơ
quan quản lý đường bộ và khu vực tổ chức thành đội.
15
Có thể nói thêm là khái niệm “Bộ phận tham mưu” còn gây khá nhiều tranh cãi và
thắc mắc. Nhưng xét cho cùng, việc bãi bỏ hoàn toàn các cơ quan thanh tra chuyên ngành
có thực sự là một quyết định chính xác khi mà có nhiều lĩnh vực đặc thù cần một cơ quan
thanh tra chuyên ngành riêng biệt. Điển hình như: ngành hàng không, đường thuỷ.
Mặt khác, để đáp ứng các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, một số cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành vẫn duy trì tổ chức thanh tra độc
lập. Ví dụ Nghị định 82/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành tài
chính đã ghi nhận cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được
phép duy trì tổ chức thanh tra độc lập là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
16
B. Thực trạng về hoạt động của các cơ quan được giao chức năng thanh
tra chuyên ngành
1. Việc xây dựng và gửi kế hoạch thanh tra theo Điều 36 Luật Thanh tra 2010
còn vướng mắc.
Trên thực tế, cơ quan thanh tra đã kiến nghị rằng việc thực hiện hoạt động này
không phù hợp với đặc điểm ngành, địa phương của mình trong trường hợp kế hoạch
thanh tra chỉ xác định được đối tượng thanh tra theo diện rộng, theo địa bàn, chỉ xác định
nhóm đối tượng thanh tra mà không thể xác định được đích danh đối tượng thanh tra
trong kế hoạch thanh tra.
15
Tham khảo trực tuyến tại: “
16
Tham khảo trực tuyến tại: “
Page | 19
Bên cạnh đó, do đặc thù hoạt động của một số bộ, sở, ngành nên khi tiến hành
thanh tra trên diện rộng vì nội dung, phạm vi, tính chất thanh tra với nhiều đối tượng về
cơ bản là giống nhau, cho nên cơ quan thanh tra thường ra quyết định thanh tra chung cho
nhiều đối tượng và khi kết luận thì ra kết luận thanh tra chung.
Tuy nhiên, theo pháp luật thanh tra hiện hành thì nội dung này cũng chưa được
quy định cụ thể. Do đó dẫn đến việc thực hiện quy định ở nhiều nơi khác nhau, làm giảm
hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành. Ngoài ra, việc xây dựng Kế hoạch thanh tra
cũng chưa được hướng dẫn cụ thể đang là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác thanh
tra hiện nay.
2. Khó khăn trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và nhật ký Đoàn
thanh tra.
Theo Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra hiện hành thì sau
khi thành lập Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải giám sát Đoàn thanh tra
hoặc cử người giám sát. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình áp dụng quy định này đã gặp
khó khăn do số lượng của các cơ quan thanh tra còn hạn chế mà trong cùng thời điểm
phải tổ chức nhiều Đoàn thanh tra. Điều này dẫn đến không có người để giám sát hoạt
động của Đoàn thanh tra. Nhiều nơi cũng cho rằng trong trường hợp Trưởng Đoàn thanh
tra là Chánh Thanh tra thì việc cử người giám sát là rất hình thức.
Bên cạnh đó, đặc thù của hoạt động thanh tra được chia thành các tổ, nhóm làm
việc độc lập với Trưởng Đoàn thanh tra, trong khi đó sổ nhật ký chỉ do Trưởng Đoàn
thanh tra quản lý nên việc ghi sổ nhật ký cũng gặp không ít khó khăn, làm mất nhiều thời
gian của Trưởng đoàn.
3. Về quy trình tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP đã quy định về quy trình hoạt động của đoàn thanh
tra chuyên ngành, hoạt động của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến
hành thanh tra độc lập mà trên thực tiễn quy trình này đã phát sinh vấn đề khi thực hiện.
Page | 20
Bởi vì hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành trên các lĩnh vực rất đa dạng. Việc
chấp hành pháp luật về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý đối với từng lĩnh vực đều
có những đặc điểm đặc thù, vì vậy khi tiến hành thanh tra khó có thể áp dụng chung một
quy trình. Ngoài ra, những vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cũng
có những đặc thù về thời gian, không gian, hoàn cảnh nên khó có thể xây dựng một quy
trình thanh tra để áp dụng chung cho hoạt động thanh tra chuyên ngành trên tất cả các
lĩnh vực quản lý.Trên thực tế đã có một số ngành, lĩnh vực đã xây dựng quy định riêng về
quy trình tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành cho ngành, lĩnh vực của mình.
4. “Hoạt động thanh tra hay hoạt động kiểm tra!?”
Nhìn chung, về quyết định thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra ở các
cơ quan thanh tra ngang Bộ và các cơ quan thanh tra Bộ được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành cũng tương tự như các quyết định thanh tra của các cơ quan thanh
tra khác.
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành được quy định tại điều 51 Luật
Thanh Tra 2010:
“1. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh
tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra
quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra
sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”.
Trong trường hợp phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh
Page | 21
tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải
xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra độc lập thì Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra;
người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công
chức.
Như được nêu ở trên, khi tiến hành làm nhiệm vụ thanh tra thì đối với thanh tra
viên phải xuất trình thẻ thanh tra, còn người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức. Đồng thời, ngay khi tiến hành thanh tra thì
các thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra có nghĩa vụ công bố
quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra theo quy định tại điều 52 Luật Thanh Tra
2010. Các Quyết định thanh tra là điều kiện tiên quyết trong các hoạt động thanh tra. Là
căn cứ thể hiện rằng việc thanh tra đó đã được “cho phép” tiến hành thành tra hay chưa?
Và là căn cứ để xác định rằng người ra quyết định thanh tra sẽ chịu trách nhiệm trước
quyết định của mình khi có sai phạm.
Tuy nhiên, về thực tế đối với hoạt động thanh tra này cũng được sử dụng tương
đối thường xuyên. Nhưng thường thì khi tiến hành thanh tra ở các cấp cơ sở, tổ chức, cá
nhân… Hoạt động thanh tra khi “cần thiết” sẽ thường được hướng sang hoạt động kiểm
tra. Vì về cơ bản, hoạt động kiểm tra này không được quy định rõ ràng trong Luật thanh
tra 2010, trong phạm vi của Luật Thanh tra có nhắc tới nhưng được sử dụng với ngôn từ
khác có nghĩa rộng hơn kiểm tra nhưng mà bao gồm cả hoạt động đó đó là từ “thanh tra”
được quy định tại Điều 2 Luật thanh tra 2010 quy định về mục đích hoạt động thanh tra.
Về “ưu điểm” đối với hoạt động kiểm tra này thì khi tiến hành thanh tra kiểm tra, các
thanh tra viên hay người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra không cần phải có quyết
định thanh tra. Vì các quyết định kiểm tra cũng không quy định trong luật thanh tra do đó
người tiến hành thanh tra kiểm tra, kiểm tra không có nghĩa vụ phải công bố mà vẫn tiến
hành thanh tra, kiểm tra. Điều này dẫn tới nhiều bất cập và nhiều sự tiêu cực. Vì rõ ràng,
khi không được quy định rõ ràng mà chỉ quy định chung chung và không quy định chi
Page | 22
tiết thì người tiến hành thanh tra dễ dẫn tới việc thanh tra tùy tiện, lạm quyền thanh tra
dưới danh nghĩa là kiểm tra, đồng thời, đối với cá nhân, tổ chức bị tiến hành thanh tra sẽ
khó có cơ sở để khiếu nại các quyết định thanh tra, vì khi bị thanh tra họ vị rơi vào thế bị
động. Và như thế thì dễ dẫn tới tiêu cực trong ngành thanh tra.
Một thực tế hiện nay theo thống kê, thì hoạt động kiểm tra trong ngành thanh tra
được tiến hành nhiều hơn rất nhiều so với hoạt động thanh tra.
III. Đề xuất giải pháp những điểm chưa hoàn thiện về thực trạng tổ chức và hoạt
động của các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo ý kiến của nhóm, các thực trạng về “Tổ chức và hoạt động của các cơ
quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành” trên có khá nhiều điểm chưa
hoàn thiện. Vì vậy, nhóm sẽ đưa ra đề xuất để khắc phục ở phần bên dưới, phần này sẽ
được chia thành 2 nội dung:
Phần 1: Những đề xuất khắc phục những điểm chưa hoàn thiện trong thực
trạng tổ chức của các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành.
Trong phần tổ chức, những thực trạng hiện nay đều xuất phát từ những nguyên
nhân sau:
1. Sự quy định thiếu thống nhất giữa Luật Thanh tra 2010 và NĐ
97/2012/NĐ-CP, điển hình là thực trạng thứ nhất “Sự nhập nhằng về cơ quan được giao
chức năng thanh tra chuyên ngành giữa Luật Thanh tra 2010 và Nghị định 07/2012/NĐ-
CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ”
2. Sự quy định thiếu sót của pháp luật, điển hình là thực trạng thứ hai: Vấn đề
chưa có quy định về việc thực hiện hình thức thanh tra thường xuyên
Page | 23
3. Sự quy định gây nhầm lẫn, điển hình là thực trạng thứ ba: Việc quy định các
thành viên trong đoàn thanh tra chuyên ngành dễ gây hiểu lầm.
4. Sự quy định không rõ ràng trong một văn bản quy phạm pháp luật, điển
hình là thực trạng thứ tư: Khái niệm “Bộ phận tham mưu” và những câu hỏi khó trả lời !
Vậy nên, ý kiến đề xuất giải pháp của nhóm cho 3 nguyên nhân đầu tiên là Chính
phủ cần sửa đổi những quy định dễ gây nhầm lẫn; bổ sung thêm những điểm còn thiếu
sót bằng cách ban hành thêm các quy định cụ thể đều chỉnh về những vấn đề đó. Điển
hình là quy định về việc thực hiện hình thức thanh tra thường xuyên, quy định chi tiết về
về các thức tổ chức và hoạt động thanh tra của các cơ quan được giao chức năng thanh tra
còn thiếu sót trong các Bộ còn lại. Chỉ có chỉnh sửa những sai sót và bổ sung những thiếu
sót thì từng bước ta mới hoàn thiện được hệ thống pháp luật thanh tra giúp cho công tác
thanh tra được hoạt động hiệu quả.
Mặt khác, về nguyên nhân thứ 4 - Sự quy định không rõ ràng trong một văn bản
quy phạm pháp luật dẫn đến sự ra đời khái niệm “bộ phận tham mưu” thì nhóm đưa ra đề
xuất sau:
Từ suy đoán ở phần trên, “Bộ phận tham mưu” là một phương án giải quyết “hậu
quả do lịch sử để lại”
17
nên bây giờ việc loại bỏ hoàn toàn khái niệm này không phải là
một điều đơn giản vì liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm, như vấn đề nhân sự vì khi ta
loại bỏ khái niệm này thì những công chức đó sẽ được bố trí công việc như thế nào và ở
đâu? Cho nên, trong hiện tại, nhóm đề xuất ý kiến là vẫn giữ lại khái niệm “bộ phận
tham mưu” này. Nhưng Chính phủ cần có thêm những quy định cụ thể cho bộ phận này,
quy định rõ ràng về thẩm quyền thành lập, tên gọi, nhiệm vụ; thẩm quyền của bộ phận
tham mưu, việc bố trí cán bộ, công chức và chế độ đối với cán bộ, công chức làm việc tại
bộ phận này. Thêm vào đó, trong tương lai, tiến tới việc không mở rộng thêm hay tuyển
dụng thêm công chức vào bộ phận này nữa. Việc này sẽ dẫn đến khái niệm “bộ phận
17
Tham khảo trực tuyến tại: “
Page | 24
tham mưu” dần dần được loại bỏ theo thời gian. Chỉ có như vậy, hệ thống pháp luật thanh
tra mới rõ ràng, cụ thể và minh bạch hơn. Vì có một khái niệm mù mờ và có phần thừa
như vậy trong hệ thống pháp luật sẽ gây nhiều hệ luỵ không tốt cho quá trình thanh tra và
tạo thêm gánh nặng cho hệ thống bộ máy nhà nước.
Mặt khác, việc quy định rõ về thẩm quyền thành lập, tên gọi, nhiệm vụ; thẩm
quyền của bộ phận tham mưu, việc bố trí cán bộ, công chức và chế độ đối với cán bộ,
công chức làm việc tại bộ phận này cũng nhằm ngăn chặn tình hình “thiên biến vạn hoá”
trong tên gọi của “bộ phận tham mưu”. Như Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra tại
Tổng cục gọi là Vụ; tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ Hàng không, Cảng
vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa tổ chức thành Phòng; tại Cục Đường sắt Việt
Nam tổ chức thành Phòng và Đội; tại Chi cục Đường thủy nội địa, cơ quan quản lý
đường bộ và khu vực tổ chức thành đội.
18
Việc này, có thể đến sự không thống nhất trong
hệ thống các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Và những
gì không rõ ràng hay không thống nhất thì dễ dẫn đến tiêu cực.
Phần 2: Những đề xuất khắc phục những điểm chưa hoàn thiện trong thực
trạng hoạt động của các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành.
1. Đề xuất giải pháp thực trạng thứ nhất - Việc xây dựng và gửi kế hoạch
thanh tra theo Điều 36 Luật Thanh tra 2010 còn vướng mắc.
Chính phủ cần có quy định hướng dẫn cụ thể và thống nhất nội dung trong việc
xây dựng kế hoạnh thanh tra, nhằm tránh tình trạng mỗi nơi, mỗi cơ quan lại làm theo
một kiểu.
18
Tham khảo trực tuyến tại:
Page | 25
Trong đó, pháp luật nên nới lỏng việc xác định đối tượng thanh tra trong Kế hoạch
thanh tra hơn. Vì đặc điểm của ngành và địa bàn của mỗi nơi là khác nhau nên việc xác
định chính xác đối tượng thanh tra cũng rất khó khăn. Thêm nữa, pháp luật nên linh hoạt
trong việc cho phép cơ quan thanh tra ra quyết định thanh tra và kết luận thanh tra chung
cho nhiều đối tượng khi nội dung, phạm vi, tính chất thanh tra cơ bản là giống nhau.
Nhưng song song đó, cần quy định rằng các cơ quan thanh tra phải ban hành quy chế
riêng phù hợp với ngành và địa bàn của mình liên quan đến Kế hoạch, quyết định, kết
luận thanh tra cho nhiều đối tượng và quy chế đó phải được trình lên cơ quan thanh tra
cấp trên xem xét và đồng ý.
2. Đề xuất giải quyết thực trạng thứ hai - Khó khăn trong giám sát hoạt động
của Đoàn thanh tra và nhật ký Đoàn thanh tra.
Những khó khăn trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra phần nhiều xuất
phát từ việc thiếu số lượng của những người làm công tác giám sát. Vậy nên, nhóm đề
xuất là sẽ bổ nhiệm thêm nhân viên của bộ phận giám sát để giải quyết tình trạng này.
Thêm vào đó, về ý kiến cho rằng Trưởng Đoàn thanh tra là Chánh Thanh tra thì việc cử
người giám sát là rất hình thức, thì nhóm có đề xuất là trưởng đoàn cấp trên sẽ cử người
giám sát xuống cấp dưới. Như vậy, tình trạng này cũng sẽ được khắc phục.
Về giải pháp cho việc chỉ có một cuốn sổ nhật ký do Trưởng Đoàn thanh traquản
lý làm cho việc ghi sổ nhật ký cũng gặp không ít khó khăn, làm mất nhiều thời gian của
Trưởng đoàn thì nhóm em có đề xuất là các thanh tra viên nên ghi chép riêng những nội
dung trong công việc riêng của mình. Và khi hết một giai đoạn trong công tác thanh tra
thì mọi người sẽ cùng ngồi lại, viết một lần cùng với nhau và cùng ký tên vào. Như vậy
có thể sẽ hợp lý hơn và ít làm mất thời gian của Trưởng đoàn hơn.
3. Đề xuất giải pháp thực trạng thứ ba - Về quy trình tiến hành hoạt động
thanh tra chuyên ngành.
Xuất pháp từ tính đặc thù của từng ngành mà làm hoạt động thanh tra khó có thể
thống nhất một quy trình chung cho tất cả các ngành. Vì như vậy sẽ dẫn đến sự khập