Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
----------

LÊ THỊ THU HƢƠNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO
CẢN THƢƠNG MẠI ĐẾN KHẢ NĂNG
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG MỸ VÀ
EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÕA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THƢƠNG MẠI

Nha Trang, tháng 07 năm 2011


i

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý Thầy Cô
Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế thƣơng mại trƣờng Đại học Nha Trang đã dìu dắt,
chỉ bảo và trang bị cho em những nền tảng kiến thức thiết thực, bổ ích trong suốt
quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Nguyễn Thị Trâm Anh đã tận tình
hƣớng dẫn và giúp đỡ em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Cơ đã tạo cho
em rất nhiều cơ hội để có thể tiếp xúc và khảo sát các doanh nghiệp thủy sản trong
tỉnh Khánh Hòa.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Cơ Chú, Anh Chị thuộc Phịng Xuất
Nhập Khẩu – Sở Cơng Thƣơng Tỉnh Khánh Hịa đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho em


trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại đơn vị.
Cuối cùng, em xin gửi đến Quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo và các Cô Chú, Anh
Chị Sở Cơng Thƣơng tỉnh Khánh Hịa lời chúc dồi dào sức khỏe và thành công
trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Lê Thị Thu Hƣơng


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC.............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 5
1.1. Khái niệm và phân loại rào cản thƣơng mại ................................................ 5
1.2. Rào cản thuế quan ......................................................................................... 5
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 5
1.2.2. Phân loại thuế quan .................................................................................... 5
1.2.3. Mục đích sử dụng thuế quan của Chính phủ ............................................... 7
1.3. Rào cản phi thuế quan ................................................................................... 8

1.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 8
1.3.2. Phân loại các hàng rào phi thuế quan .......................................................... 9
1.3.2.1. Nhóm các biện pháp hạn chế định lƣợng ...........................................10
1.3.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả ...................................................11
1.3.2.3. Nhóm các biện pháp tài chính và tiền tệ ............................................12
1.3.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính ...................................................14
1.3.2.5. Nhóm biện pháp hàng rào kỹ thuật ....................................................14
1.3.2.6. Nhóm các biện pháp bảo vệ thƣơng mại tạm thời ..............................24
1.3.3. Các đặc điểm của hàng rào phi thuế quan .................................................34
1.4. Xu hƣớng sử dụng các rào cản thƣơng mại ..................................................36


iii
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI
ĐẾN KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG MỸ VÀ EU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIỂN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÕA .....................38
2.1. Tổng quan thị trƣờng EU và Mỹ...................................................................38
2.1.1. Thị trƣờng EU ...........................................................................................38
2.1.2. Thị trƣờng Mỹ............................................................................................41
2.2. Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam .........................................................42
2.2.1. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam ........................................................42
2.2.2. Vấn đề rào cản thƣơng mại quốc tế hiện nay đối với hoạt động xuất khẩu
thủy sản Việt Nam ..............................................................................................48
2.3. Thực trạng hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh
Khánh Hòa.............................................................................................................53
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa ..................................53
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................53
2.3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................57
2.3.2. Thực trạng ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh
Khánh Hịa ..........................................................................................................58

2.3.2.1. Tình hình khai thác và ni trồng thủy sản ........................................58
2.3.2.2. Tình hình chế biến thủy sản ..............................................................63
2.3.2.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản ............................................................65
2.4. Tác động của các rào cản thƣơng mại đến khả năng xuất khẩu sang thị
trƣờng Mỹ và EU của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa ....70
2.4.1. Giới thiệu việc khảo sát các doanh nghiệp thủy sản ...................................70
2.4.1.1. Nội dung bảng câu hỏi phỏng vấn .....................................................70
2.4.1.2. Giới thiệu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham gia khảo sát ...71
2.4.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................74
2.4.3. Đánh giá và nhận định ...............................................................................87
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP GIÖP CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÕA ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƢỜNG MỸ VÀ EU DƢỚI SỨC ÉP CỦA CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI ...92
3.1. Mục tiêu, quan điểm và cơ sở để đề xuất giải pháp .....................................92
3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp ........................................................................92


iv
3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp .....................................................................92
3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp .............................................................................92
3.2. Các giải pháp đề xuất với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản
tỉnh Khánh Hòa ....................................................................................................94
3.2.1. Tạo nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lƣợng trên cơ sở hợp tác
với các nhà cung cấp (ngƣời nuôi, ngƣ dân) .........................................................94
3.2.2. Nâng cấp trang thiết bị và công nghệ chế biến ...........................................97
3.2.3. Kiểm sốt chất lƣợng và vệ sinh an tồn thực phẩm ..................................97
3.2.4. Đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng ....................................................................98
3.2.5. Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại và nắm bắt thông tin thị trƣờng ..............99
3.2.6. Phát triển và bồi dƣỡng nguồn lực ........................................................... 101
3.3. Một số kiến nghị với các Cơ quan Nhà nƣớc .............................................. 102

3.3.1. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các rào cản thƣơng mại ............................. 102
3.3.2. Tạo nguồn nguyên liệu sạch và ổn định cho chế biến xuất khẩu thủy sản 103
3.3.3. Nâng cao hoạt động xúc tiến thƣơng mại thủy sản ...................................104
3.3.4. Phát huy vai trò Hội nghề cá Khánh Hòa ................................................. 105
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. vii
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
1: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ..................................................45
2: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam ...............45
3: Thực hiện vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài chia theo ngành kinh tế tỉnh
Khánh Hòa ............................................................................................................58
4: Sản lƣợng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa ...................................................59
5: Sản lƣợng thủy sản khai thác phân theo loài thủy sản ..............................60
6: Sản lƣợng thủy sản ni trồng phân theo lồi thủy sản .............................60
7: Sản lƣợng thủy sản đơng lạnh tỉnh Khánh Hịa ..........................................64
8: Tình hình xuất khẩu thủy sản Khánh Hịa..................................................66
9: Giá trị xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa sang EU phân theo các thị trƣờng
thành viên ..............................................................................................................68
10: Giá trị và tỷ lệ xuất khẩu thủy sản sang các thị trƣờng ............................67
11: Mức lợi nhuận của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát 2008 - 2010 ...........74
12: Cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát............................76
13: Nhận định về khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với thị trƣờng
EU/Mỹ ...................................................................................................................80
14: Đánh giá của doanh nghiệp về quy định đối với hàng xuất khẩu vào thị
trƣờng EU/Mỹ ........................................................................................................81



vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Các quốc gia xuất khẩu tôm sang Mỹ hiện nay......................................42
Biểu đồ 2: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ..............................................45
Biểu đồ 3: Giá trị xuất khẩu ba mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam .................46
Biểu đồ 4: Sản lƣợng thủy sản Tỉnh Khánh Hòa ....................................................60
Biểu đồ 5: Sản lƣợng thủy sản khai thác phân theo loài thủy sản ...........................61
Biểu đồ 6: Sản lƣợng thủy sản ni trồng phân theo lồi thủy sản .........................61
Biểu đồ 7: Tình hình xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa.......................................66
Biểu đồ 8: Cơ cấu thị trƣờng EU của ngành xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 2008 ....69
Biểu đồ 9: Cơ cấu thị trƣờng EU của ngành xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 2009 ....69
Biểu đồ 10: Cơ cấu thị trƣờng EU của ngành xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 2010 ....69
Biểu đồ 11: Lý do các doanh nghiệp chọn thị trƣờng EU/Mỹ ................................79
Biểu đồ 12: Đánh giá của doanh nghiệp về các nhận định liên quan đến tiêu chuẩn
Global Gap .............................................................................................................85


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang gặt
hái đƣợc rất nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nƣớc. Thời gian qua, nền kinh tế nƣớc ta luôn tăng trƣởng với tốc độ từ 6-8,5%/năm,
GDP bình quân đầu ngƣời tăng từ 823 USD năm 2007 lên đến 1040 USD năm 2010.
Đặc biệt, hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam đã và đang phát triển mạnh

mẽ, trong đó hoạt động xuất khẩu có sự tăng trƣởng đáng ghi nhận, góp phần to lớn
cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Kim ngạch xuất khẩu đa phần năm sau cao hơn
năm trƣớc, năm 2001 đạt 15 tỷ USD, năm 2002 đạt 16,7 tỷ USD, và đến năm 2008,
con số này đã tăng lên, đạt mức 62,7 tỷ USD. Trong những năm tới, xuất khẩu vẫn
là một định hƣớng phát triển chiến lƣợc của Việt Nam.
Trong hoạt động xuất khẩu của nƣớc ta, bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu nhƣ dầu thô, than đá, gạo, giày dép, v..v.., xuất khẩu thủy sản đóng một vai
trị hết sức to lớn, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nƣớc.
Với điều kiện tự nhiên ƣu đãi, bờ biển dài 3260 km, hệ thống sơng ngịi chằng chịt
cùng với tổng diện tích ni trồng thủy sản khoảng 1,7 triệu ha, nƣớc ta có rất nhiều
thuận lợi trong việc đánh bắt, nuôi trồng và chế biến phục vụ cho xuất khẩu thủy
sản. Mặt khác, sự ƣa thích đối với mặt hàng thủy sản của ngƣời tiêu dùng thế giới
ngày một gia tăng. Ngƣời dân một số khu vực và quốc gia nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản,
v..v.. rất ƣa chuộng các mặt hàng thủy sản Việt Nam nhƣ tôm, cá tra, cá basa, cá
ngừ… Năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%
so với cùng kỳ năm 2009. Cũng trong năm qua, thị trƣờng tiêu thụ tôm của Việt Nam
đã vƣơn tới 90 nƣớc, trong đó 3 thị trƣờng chính là Nhật Bản, Mỹ, EU chiếm đến trên
70%. Bên cạnh đó, mặt hàng cá tra, basa cũng đƣợc xuất khẩu sang 136 thị trƣờng trên
thế giới, đạt khoảng 680 nghìn tấn với giá trị thu về khoảng 1,4 tỷ USD với ba thị
trƣờng tiêu thụ lớn nhất là Mỹ, Tây Ban Nha và Đức. Vì vậy, xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam hứa hẹn một tƣơng lai đầy tƣơi sáng.
Thuộc miền duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa là một trong những tỉnh
có nền kinh tế phát triển nhanh và vững chắc của Việt Nam, mặt khác, còn là 01


2
trong 05 tỉnh, thành phố có thu nhập bình qn đầu ngƣời cao nhất cả nƣớc. Năm
2009, tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh đạt mức 10,2%; GDP bình quân đầu ngƣời
đạt khoảng 1.330 USD; thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt 6.276 tỷ
đồng, tăng 24% so với năm 2008.

Bên cạnh các ngành nhƣ dịch vụ - du lịch, cơng nghiệp đóng tàu là những
ngành trọng điểm, thì chế biến và xuất khẩu thủy sản cũng là một ngành mũi nhọn,
đóng vai trị to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Với
nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú và dồi dào, tổng trữ lƣợng hải sản ƣớc
tính lên đến 150.000 tấn/năm, khả năng khai thác khoảng 40-50.000 tấn/năm và 600
loài hải sản, trong đó có hơn 50 lồi cá có giá trị kinh tế cao, cùng với nguồn lao
động địa phƣơng có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động đánh bắt, ni trồng và
chế biến thủy hải sản, Khánh Hịa có tiềm năng và thế mạnh trong hoạt động xuất
khẩu thủy sản so với các tỉnh và địa bàn khác. Đặc biệt, với hơn 40 doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu thủy sản, Khánh Hòa đang là tỉnh đứng thứ 4 cả nƣớc với mức
kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 300 triệu USD.
Ngày nay, khi thƣơng mại quốc tế đang phát triển nhƣ vũ bão, bên cạnh đó,
cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thƣơng Mại thế giới WTO,
thì áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xuất thủy sản trên thế giới ngày một
trở nên gay gắt hơn. Vì vậy, bên cạnh những lợi thế vốn có, hoạt động xuất khẩu
thủy sản của cả nƣớc cũng nhƣ của tỉnh Khánh Hòa sẽ phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức hơn nữa trong tƣơng lai. Đáng chú ý và quan tâm nhất là vấn đề rào
cản thƣơng mại của các quốc gia và khu vực, đặc biệt là Mỹ và EU, hai thị trƣờng lớn
mang tính chiến lƣợc của thủy sản của Việt Nam nói chung và của tỉnh Khánh Hịa nói
riêng, đang ngày một diễn biến phức tạp, khó nắm bắt và khó vƣợt qua hơn.
Trƣớc những thách thức về các rào cản thƣơng mại, đặc biệt là các rào cản phi thuế
quan đang đƣợc áp dụng ngày một nhiều hơn bởi các thị trƣờng, các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa đã, đang và sẽ chịu những ảnh hƣởng không
nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, khi mà ngành thủy sản nƣớc ta còn nhiều hạn chế về
khoa học kỹ thuật và trình độ cơng nghệ so với các quốc gia đối thủ cạnh tranh
trong cùng khu vực.
Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề rào cản thƣơng mại trong hoạt động kinh
doanh xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hịa nói riêng, Việt Nam nói chung là hết



3
sức cần thiết; để từ đó có thể kiến nghị, đề xuất các giải pháp sáng tạo và hiệu quả,
nhằm mục tiêu ngày một nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản, góp phần vào sự
nghiệp phát triển của tỉnh và của cả nƣớc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề nói trên, em xin đƣợc chọn
“PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI ĐẾN KHẢ
NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HÕA SANG THỊ
TRƢỜNG MỸ VÀ EU” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận chung về rào cản thƣơng
mại trong kinh doanh quốc tế.

-

Nghiên cứu những nội dung chính về các rào cản thƣơng mại của hai thị trƣờng
lớn là Mỹ và EU đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản.

-

Phân tích tác động của các rào cản thƣơng mại, mà chủ yếu là hàng rào kỹ thuật
và biện pháp chống bán phá giá của hai thị trƣờng xuất khẩu thủy sản lớn và đầy
tiềm năng (Mỹ và EU) đến khả năng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa.

-

Đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh vƣợt qua rào
cản thƣơng mại để nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản.


3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tƣợng nghiên cứu: Các rào cản thƣơng mại của EU và Mỹ mà các doanh
nghiệp Khánh Hòa đang phải đối mặt khi xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản
sang hai thị trƣờng này.

-

Phạm vi nghiên cứu: Tình hình các rào cản thƣơng mại của EU và Mỹ đối với
mặt hàng thủy sản và những ảnh hƣởng của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu
thủy sản của tỉnh Khánh Hòa trong những năm gần đây.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Phƣơng pháp phân tích, thống kê tổng hợp, đối chiếu suy luận logic: Đề tài sử
dụng các số liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ các nguồn nhƣ Sở Cơng thƣơng, Cục
thống kê tỉnh Khánh Hịa, trang điện tử Hội nghề Cá Khánh Hòa và các trang
điện tử về thủy sản có liên quan khác.

-

Phƣơng pháp điều tra thực tế: Tiến hành khảo sát 06 doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu thủy sản có thƣơng hiệu lớn trong tỉnh Khánh Hịa thơng qua bảng câu hỏi
để nắm bắt phản ứng của các doanh nghiệp trƣớc các rào cản thƣơng mại quốc


4
tế, từ đó đƣa ra các nhận định phù hợp. Vì thời gian nghiên cứu khơng đƣợc

nhiều, việc tiếp xúc các doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh còn gặp nhiều khó
khăn nên số lƣợng doanh nghiệp thủy sản đƣợc khảo sát cịn hạn chế.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 Chƣơng:
CHƢƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƢƠNG II – PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN THƢƠNG
MẠI ĐẾN KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA TỈNH KHÁNH
HÒA SANG THỊ TRƢỜNG MỸ VÀ EU
CHƢƠNG III – CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
TỈNH KHÁNH HÒA DƢỚI SỨC ÉP CỦA RÀO CẢN THƢƠNG MẠI TỪ
THỊ TRƢỜNG MỸ VÀ EU
Do thời gian nghiên cứu chƣa đƣợc nhiều, trình độ hiểu biết của bản thân cịn
nhiều hạn chế nên Khóa Luận Tốt Nghiệp của em chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp q báu của q
thầy cô Bộ môn Kinh Tế Thƣơng mại – Trƣờng Đại Học Nha Trang, các nhà quản
lý, các cô chú tại đơn vị thực tập và các bạn để có thể giúp em hoàn thiện tốt đề tài
tốt nghiệp này.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT


5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RÀO CẢN THƢƠNG MẠI
Với sự phát triển mạnh mẽ của xu hƣớng toàn cầu hóa, hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trên thế giới đã và đang diễn ra ngày càng nhiều
hơn. Không chỉ giới hạn ở thƣơng mại hàng hố, hoạt động xuất nhập khẩu cịn mở
rộng ra các lĩnh vực khác nhƣ dịch vụ, sở hữu trí tuệ, v..v.. đem lại lợi ích cho tất cả
các quốc gia. Phấn đấu cho nền thƣơng mại tự do toàn cầu là mục tiêu của nhiều

quốc gia trên thế giới.
Mặt khác, trong thƣơng mại quốc tế nói chung và trong chính sách thƣơng
mại của các nƣớc nói riêng, vấn đề tự do hóa thƣơng mại và bảo hộ thƣơng mại
ln ln đi liền với nhau. Nghịch lý này đƣợc tất cả các nƣớc chấp nhận nhƣ một
thực tế khách quan, vì một mặt nƣớc nào cũng muốn tự do hoá thƣơng mại, nhƣng
mặt khác bất cứ nƣớc nào cũng có nhu cầu phải bảo hộ một số ngành sản xuất trong
nƣớc của mình thơng qua những rào cản thương mại.
Tuy nhiên, mục tiêu bảo hộ của các nƣớc lại khác nhau, tuỳ theo từng giai
đoạn phát triển của nền kinh tế mà những biện pháp bảo hộ thƣơng mại trên thế giới
ngày càng trở nên tinh vi hơn, phức tạp hơn, khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu,
chủ yếu thuộc các nƣớc đang phát triển, phải đối mặt với sức ép từ các rào cản
thƣơng mại đang ngày môt khắc nghiệt.
Rào cản thương mại (Trade barriers) là bất kỳ biện pháp hay hành động nào
gây cản trở đối với thƣơng mại quốc tế.
Hiện nay, các rào cản thƣơng mại trong kinh doanh quốc tế có thể đƣợc phân
thành 2 loại, đó là: rào cản thuế quan (Tariff Barriers) và rào cản phi thuế quan
(Non-Tariff Barriers).
1.2. RÀO CẢN THUẾ QUAN
1.2.1. Khái niệm
Thuế quan là thuế đánh lên hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc
gia. Việc áp dụng thuế quan sẽ tạo nên rào cản trong thƣơng mại quốc tế.
1.2.2. Phân loại thuế quan
- Phân loại theo đối tƣợng bị đánh thuế: Thuế quan gồm có thuế nhập khẩu và thuế
xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu, cịn thuế xuất
khẩu là loại thuế đánh trên hàng hóa xuất khẩu. Trên thế giới, thuế nhập khẩu đƣợc
áp dụng phổ biến hơn thuế xuất khẩu.


6
- Phân loại thuế quan theo phƣơng pháp tính: Theo kiểu phân loại này, thuế quan

gồm có 3 loại, đó là thuế quan tính theo giá trị, thuế quan tính theo số lượng và
thuế quan hỗn hợp.
+ Thuế quan tính theo giá trị (Ad valorem tariff): Là loại thuế đánh bằng một tỷ lệ
phần trăm nào đó theo giá trị hàng hóa mậu dịch, chẳng hạn nhƣ 10% trên giá
CIF của hàng nhập khẩu hay 5% trên giá FOB của hàng xuất khẩu, v..v..
+ Thuế quan tính theo số lượng (Specific tariff): Là loại thuế chỉ căn cứ trên số
lƣợng của hàng hóa để tính thuế mà khơng chú ý đến giá cả của hàng hóa đó,
chẳng hạn nhƣ 5 USD/ 1 tấn hàng. Với kiểu tính thuế xuất – nhập khẩu này, việc
quyết định số lƣợng tiền thuế phải nộp đối với một số lƣợng hàng hóa nhất định
sẽ tƣơng đối khó khăn do cần phải có sự cập nhật thƣờng xuyên vì các thay đổi
trên thị trƣờng.
+ Thuế quan hỗn hợp: Là cách tính thuế dựa vào sự kết hợp của cả hai cách tính
thuế trên, tính thuế quan theo giá trị và tình thuế quan theo số lƣợng.
Mặt khác, dƣới tác động mạnh mẽ của xu hƣớng tồn cầu hóa, liên kết
kinh tế quốc tế mà trƣớc hết là theo khu vực đang trở thành mơ hình chủ yếu của
nền kinh tế thế giới. Các khối mậu dịch tự do đang ngày một phát triển mạnh mẽ,
các quốc gia trong khối mậu dịch liên kết, thỏa thuận với nhau về nhiều mặt, xóa
bỏ dần sự cách biệt của các quốc gia, tăng cƣờng thúc đẩy mậu dịch tự do. Các
liên kết kinh tế nổi bật hiện nay trên thế giới hiện nay là: Liên minh châu Âu
(EU), Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc
Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do các nƣớc ASEAN (AFTA), và nổi bật
nhất là Tổ chức thƣơng mại Thế giới WTO bao gồm 153 quốc gia thành viên,
trong đó có Việt Nam.
Đới với Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, có các loại thuế đƣợc dùng
trong thƣơng mại quốc tế giữa các quốc gia nhƣ sau:
- Thuế phi tối huệ quốc: là mức thuế cao nhất mà các nƣớc áp dụng đối với
những nƣớc chƣa phải là thành viên của WTO và chƣa kí kết hiệp định thƣơng
mại song phƣơng với nhau.
- Thuế tối huệ quốc: là thuế mà các nƣớc thành viên WTO áp dụng cho nhau
hoặc theo các hiệp định song phƣơng về ƣu đãi thuế quan. Nó thấp hơn nhiều so

với thuế phi tối huệ quốc.


7
- Thuế quan ưu đãi phổ cập: nhằm ƣu đãi cho một số hàng hóa nhập khẩu từ các
nƣớc đang phát triển đƣợc các nƣớc công nghiệp phát triển cho hƣởng.
- Thuế áp dụng đối với các khu vực thương mại tự do: là loại thuế có mức thuế
suất thấp nhất hoặc có thể bằng khơng đối với nhiều mặt hàng.
- Thuế quan ưu đãi khác: một số nƣớc dành cho nhau các ƣu đãi thuế quan đặc
biệt đối với một số sản phẩm, ví dụ một số nƣớc tham gia kí kết hiệp định
thƣơng mại máy bay dân dụng,…
1.2.3. Mục đích sử dụng thuế quan của chính phủ
Thứ nhất, thuế quan đƣợc chính phủ sử dụng nhƣ cơng cụ bảo hộ sản xuất
trong nƣớc. Thuế nhập khẩu làm cho mức giá của hàng nhập khẩu tăng nên giảm
mức cạnh tranh của hàng hóa đó đối với các sản phẩm trong nƣớc, từ đó giúp
bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt hoặc các ngành cơng nghiệp cịn non
trẻ của quốc gia nhập khẩu.
Thứ hai, thuế quan là công cụ để tăng ngân sách quốc gia. Thông qua việc
thu thuế xuất nhập khẩu, Chính phủ có thể làm tăng ngân sách quốc gia. Nhiều
nƣớc đang phát triển áp dụng thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng, đặc biệt là
các sản phẩm truyền thống nhằm bán với giá cao hơn, từ đó làm tăng ngân sách
của quốc gia.
Thứ ba, thuế quan cũng là biện pháp trả đũa trong thƣơng mại quốc tế.
Thuế nhập khẩu có thể đƣợc Chính phủ áp dụng trƣớc các hành vi dựng hàng rào
thuế quan của quốc gia khác đối với hàng hóa xuất khẩu của nƣớc mình, nhất là
trong các cuộc chiến tranh thƣơng mại.
Thứ tư, thuế quan cũng là công cụ để điều tiết tiêu dùng, điều tiết sản xuất
của Chính phủ. Ở một số quốc gia, thuế quan xuất khẩu đƣợc áp dụng để làm
giảm việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mà nhà nƣớc khơng khuyến khích
xuất khẩu do sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các

mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an tồn lƣơng thực hay an
ninh quốc gia đƣợc đặt lên trên hết.
Thứ năm, Chính phủ có thể đánh thuế nhập khẩu cao lên một loại hàng
hóa mà Chính phủ khơng khuyến khích tiêu dùng nhƣ thuốc lá, rƣợu, v..v.., từ đó
có thể điều tiết tiêu dùng đối với loại hàng hóa này trong nƣớc.


8
1.3. RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
1.3.1. Khái niệm
Theo giáo sƣ kinh tế học John C. Beghin (2006), rào cản phi thuế quan bao gồm
hàng loạt các chính sách can thiệp của chính phủ ngồi các chính sách về thuế quan và
tác động đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, các rào cản phi thuế
quan bao gồm tất cả các rào cản thương mại ngồi thuế quan. Ví dụ nhƣ các biện
pháp đối kháng và áp thuế chống bán phá giá, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp
doanh nghiệp, hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, và các trở ngại đối với hoạt
động xây dựng và cung cấp dịch vụ.
Tổ chức Thƣơng Mại Thế Giới (WTO) cũng đƣa ra một định nghĩa về các
biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan:“Biện pháp phi thuế quan là
những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển
hàng hóa giữa các nước”. Bên cạnh định nghĩa đó, WTO cũng chỉ ra rằng “rào cản
phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương
mại mà khơng dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng”.
“Rào cản phi thuế quan” và “Biện pháp phi thuế quan” rất dễ bị nhầm lẫn là
giống nhau, nhƣng thực chất chúng lại khác nhau. Tất cả các rào cản phi thuế quan
đều là các biện pháp phi thuế quan, song, không phải tất cả các biện pháp phi thuế
quan nào cũng là rào cản phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao
gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, nhƣng chúng không phải là những “rào cản”
đối với thƣơng mại.

Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng
rào phi thuế quan không hề dễ dàng, đặc biệt là khi các hàng rào phi thuế ngày một
tinh vi hơn, nó liên quan đến mục đích cũng nhƣ chủ ý của Chính phủ khi áp dụng.
Mục đích chính mà các nƣớc duy trì các rào cản thƣơng mại là nhằm bảo hộ nền sản
xuất nội địa. Đối với những nền kinh tế phát triển, đối tƣợng bảo hộ là các ngành có
năng lực cạnh tranh và năng suất lao động tƣơng đối thấp so với các ngành khác.
Mặc dù không tạo ra sức cạnh tranh chủ yếu cho nến kinh tế, nhƣng lực lƣợng lao
động trong những ngành này lại có sức mạnh chính trị đáng kể, buộc các chính đảng
đƣợc họ hậu thuẫn phải quan tâm đặc biệt đến lợi ích của họ. Có thể nêu ví dụ điển
hình nhƣ : ngành nông nghiệp ở EU hay ngành thép ở Mỹ. Trong khi đó, đối tƣợng


9
bảo hộ của những nƣớc có trình độ phát triển kinh tế trung bình và thấp lại bảo hộ
chủ yếu các ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh
tranh trong tƣơng lai của họ. Chẳng hạn nhƣ các ngành sản xuất ôtô ở Malaysia,
ngành điện tử, cơ khí, đƣờng ở Thái Lan,…
Chính phủ các nƣớc, để bảo hộ cho nền sản xuất trong nƣớc, thƣờng che đậy
những rào cản thƣơng mại mà mình áp dụng dƣới danh nghĩa là những tiêu chuẩn,
những quy định cần thiết để bảo vệ lợi ích cho ngƣời tiêu dùng hay môi trƣờng.
Hàng rào phi thuế quan đƣợc sử dụng sẽ dẫn đến hạn chế nhập khẩu, bảo
hộ sản xuất trong nƣớc. Mặt khác, việc dựng lên các hàng rào phi thuế quan của
các nƣớc nhập khẩu, sẽ tác động đến năng lực xuất khẩu của các quốc gia xuất
khẩu, làm giảm kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia này.
1.3.2. Phân loại các hàng rào phi thuế quan
Hội nghị Liên hiệp quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD) đã xây
dựng danh mục các biện pháp mà các nƣớc áp dụng có ảnh hƣởng đến dịng lƣu
chuyển thƣơng mại quốc tế trong đó bao gồm cả các biện pháp thuế quan và phi
thuế quan. Danh mục này nhanh chóng đƣợc nhiều tổ chức (trong đó có WTO)
và các quốc gia áp dụng nhƣ là cơ sở để phân loại các rào cản phi thuế. Danh

mục đƣợc UNCTAD đƣa ra dựa trên các hình thức của những biện pháp hạn chế
với 8 nhóm biện pháp nhƣ sau, đó là: Các biện pháp thuế quan; Các biện pháp
tương đương thuế quan; Các biện pháp kiểm soát giá; Các biện pháp tài chính;
Các biện pháp cấp phép; Các biện pháp kiểm sốt số lượng; Các biện pháp
mang tính độc quyền; Các biện pháp kỹ thuật.
Cũng dựa trên cơ sở danh mục trên, cùng với việc tuân theo tinh thần của
các hiệp định của WTO về các khái niệm và qui định liên quan tới các biện pháp
phi thuế quan, WTO cũng chia các biện pháp phi thuế quan thành nhiều nhóm.
Tuy có nhiều cách phân loại, song khơng mâu thuẫn nhau, mà có thể hỗ trợ cho
nhau, giúp cho các quốc gia, các tổ chức và các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp
cận hơn và dễ nhận biết hơn các biện pháp phi thuế và các rào cản phi thuế quan
khi mà giữa chúng rất khó phân định rõ ràng.
Có thể phân loại các biện pháp phi thuế quan nhƣ sau:


10
1.3.2.1. Nhóm các biện pháp hạn chế định lƣợng
a) Khái niệm
Hạn chế định lƣợng là những biện pháp phi thuế quan điển hình gây cản trở
luồng di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nƣớc. Đây là những biện pháp nhằm
trực tiếp giới hạn khối lƣợng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do
đó có tính chất bảo hộ rất cao.
b) Phân loại
(1) Cấm nhập khẩu (Prohibitions): Đây là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn
chế lớn nhất đối với thƣơng mại quốc tế. Trong thƣơng mại quốc tế có nhiều trƣờng
hợp cấm nhập khẩu nhƣ: cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận,
cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu.... Các nƣớc trên thế giới
chỉ đƣợc sử dụng cấm nhập khẩu này vì mục tiêu chính đáng nhƣ bảo vệ đạo đức
công cộng, sức khỏe con ngƣời, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng, v..v..,
hay trong trƣờng hợp khẩn cấp nhằm bảo hộ cán cân thanh tốn, an ninh lƣơng thực

quốc gia, v..v..Vì thế những hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc
gia thƣờng là vũ khí, đạn dƣợc, ma t, hóa chất độc hại.
(2) Hạn ngạch nhập khẩu (Quotas): Hạn ngạch nhập khẩu là qui định của nhà
nƣớc về số lƣợng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó đƣợc nhập khẩu nói chung hoặc
từ một thị trƣờng nào đó, trong một thời gian nhất định. Có nhiều loại hạn ngạch
khác nhau nhƣ: hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phƣơng, hạn ngạch theo mùa,
hạn ngạch đối với sản phẩm nhạy cảm, hạn ngạch xuất khẩu (liên quan đến giảm
bớt sự khan hiếm lƣơng thực hay nguồn nguyên liệu nào đó...), hạn ngạch liên quan
đến bán hàng hoá trong nội địa... Hạn ngạch nhập khẩu thƣờng đƣợc áp dụng bằng
cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty. Khi hạn ngạch nhập khẩu đƣợc
qui định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nƣớc đƣa ra một mức nhập
khẩu nhất định đối với mặt hàng đó trong một thời gian nhất định không kể nguồn
gốc hàng hóa đó từ đâu đến. Khi hạn ngạch qui định cho cả mặt hàng và thị trƣờng
thì hàng hóa chỉ đƣợc nhập khẩu từ thị trƣờng đã định với số lƣợng bao nhiêu, trong
thời hạn bao lâu.
(3) Giấy phép nhập khẩu (Import licences): Hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh
thổ một nƣớc phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. Theo cách sử
dụng, giấy phép đƣợc chia làm hai loại: giấy phép chung và giấy phép riêng. Giấy


11
phép chung có thể đƣợc áp dụng cho tất cả các nƣớc hoặc giới hạn ở một số nƣớc.
Còn giấy phép riêng thì sử dụng cho một số nƣớc riêng lẻ.
(4) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thoả thuận về thị trường: Trƣớc 1995 do
GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nƣớc đã sử dụng biện pháp
hạn chế xuất khẩu "tự nguyện". Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một thoả thuận
song phƣơng giữa hai chính phủ. Nƣớc xuất khẩu giới hạn xuất khẩu một số sản
phẩm nhất định tới nƣớc nhập khẩu. Nói chung, ngành công nghiệp đang phải cạnh
tranh gay gắt với hàng nhập khẩu tƣơng tự gây áp lực với chính phủ để đàm phán về
hạn chế xuất khẩu với nƣớc xuất khẩu nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh. Các nhà

xuất khẩu bị "bắt buộc" chấp nhận số lƣợng đó và bị đe dọa nhận đƣợc các hành
động khắc nghiệt hơn nếu không chấp nhận thoả thuận tự nguyện hạn chế số lƣợng
xuất khẩu. Hạn chế xuất khẩu tình nguyện từng là một công cụ quan trọng hạn chế
thƣơng mại và đã đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Trong khi hạn ngạch đƣợc áp dụng
chung thì hạn chế xuất khẩu tình nguyện chỉ áp dụng với một số nƣớc xuất khẩu chủ
yếu, do đó tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các thành viên và rõ ràng vi phạm nguyên
tắc tối huệ quốc (MFN).
1.3.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả
a) Khái niệm
Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay giá bán trong nƣớc có thể có tác
động trực tiếp hay gián tiếp tới xuất nhập khẩu hàng hoá. Các biện pháp quản lý giá
cả nhằm giúp cho quốc gia nhập khẩu có thể kiểm sốt đƣợc giá cả các mặt hàng
nhập khẩu vào quốc gia mình từ đó bảo hộ sản xuất trong nƣớc, bao gồm các biện
pháp trị giá tính thuế hải quan, các loại phụ phí, hay ấn định giá nhập khẩu tối đa
hoặc tối nhiểu , v..v..
b) Phân loại
(1) Trị giá tính thuế hải quan (custom valuation): Việc xác định trị giá tính thuế
hải quan tùy tiện có thể bóp méo kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hố. WTO qui
định giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá giao dịch, tức là giá đã trả hay phải trả cho
hàng hoá khi đƣợc bán để xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu có tính đến những điều
chỉnh nhất định nhƣ phí hoa hồng, mơi giới, đóng gói.
WTO khơng cho phép xác định trị giá tính thuế quan theo các cách sau: giá
nhập khẩu tối thiểu; giá bán trong nƣớc của hàng hoá tƣơng tự đƣợc sản xuất tại


12
nƣớc mà hàng hoá cần xác định trị giá hải quan đƣợc nhập khẩu; một hệ thống cho
phép chấp nhận giá cao hơn trong hai loại giá sử dụng để xác định trị giá tính thuế
quan của hàng hố; giá bán của hàng hoá tại thị trƣờng nƣớc xuất khẩu; định giá
trên có sở giả định hay tuỳ tiện.

(2) Giá bán tối đa (maximum selling price): Giá bán tối đa trong nƣớc đối với một
hàng hố nào đó có thể hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là đối với những nhà xuất khẩu
khơng có khả năng cạnh tranh cao.
(3) Phí thay đổi (variable import levies): Những loại phí thay đổi cản trở đáng kể
thƣơng mại do tính khơng minh bạch của chúng.
(4) Phụ thu (surcharges): Tất cả các loại phí và phụ thu (không phải là thuế xuất
nhập khẩu và các loại thuế nội địa khác) đánh vào hàng xuất nhập khẩu chỉ đƣợc
giới hạn ở mức tƣơng ứng chi phí dịch vụ thực sự bỏ ra và khơng đƣợc sử dụng
nhƣ sự bảo hộ gián tiếp các sản phẩm trong nƣớc, hay nhƣ thuế xuất nhập khẩu,
hay cho mục đích thu ngân sách.
Một ví dụ điển hình về các biện pháp quản lý giá cả là trƣờng hợp Hoa Kỳ và
Việt Nam. Trong thời gian qua, Hiệp định thƣơng mại song phƣơng giữa hai quốc
gia đã có hiệu lực, tạo ra nhiều thuận lợi và góp phần thúc đẩy xuất khẩu từ Việt
Nam sang Hoa Kì. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải cân nhắc đến các
khoản phí đang đƣợc Hoa Kì áp đặt với rất nhiều mặt hàng. Điển hình là khoản phí sử
dụng mà chính phủ nƣớc này đánh vào một số phƣơng tiện giao thơng nhập khẩu.
1.3.2.3. Nhóm các biện pháp tài chính và tiền tệ
a) Khái niệm
Là các biện pháp qui định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổi ngoại
tệ đối với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh tốn. Các biện pháp này
có thể làm tăng chi phí xuất nhập khẩu.
b) Phân loại:
(1) Các yêu cầu thanh toán trước: Giá trị của giao dịch nhập khẩu và/hoặc thuế
nhập khẩu liên quan đƣợc yêu cầu thanh toán tại thời điểm áp dụng hoặc cấp giấy
phép nhập khẩu.
(2) Tiền gửi nhập khẩu trước: Nghĩa vụ gửi trƣớc một tỷ lệ phần trăm giá trị của
các giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trƣớc khi nhập khẩu, không
cho phép áp dụng lãi suất đối với tiền gửi.



13
(3) Yêu cầu giới hạn tiền mặt: Nghĩa vụ gửi toàn bộ hoặc một phần số tiền liên
quan đến giá trị giao dịch trong ngân hàng ngoại thƣơng trƣớc khi mở thƣ tín dụng,
việc thanh tốn có thể đƣợc u cầu bằng ngoại tệ.
(4) Trả trước thuế hải quan: Thanh tốn trƣớc tồn bộ hoặc một phần giá trị thuế.
Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm. Việc gửi lại tiền
gửi là chi phí đƣợc trả lại khi các sản phẩm đã đƣợc sử dụng hoặc các thùng hàng
đƣợc trả lại hệ thống giao nhận.
(5) Tỷ giá hối đoái đa dạng: Khi nhập khẩu vào trong nƣớc, ngƣời ta qui định khi
tính thuế nhập khẩu, việc chuyển đổi ngoại tệ ra tiền trong nƣớc theo cách xác định
tỷ giá hối đoái tại nƣớc nhập khẩu.
(6) Quản lý ngoại hối: Đây là biện pháp này nhằm hạn chế việc sử dụng ngoại hối,
cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá hối đoái, bảo vệ dự trữ ngoại hối và
ngăn chặn nguồn vốn đầu tƣ chuyển ra nƣớc ngoài. Theo chế độ này, tất cả các
nguồn thu ngoại hối đều phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan quản lý
ngoại hối. Việc sử dụng nguồn ngoại hối này phải đƣợc sự cho phép của các cơ
quan có thẩm quyền.
(7) Thuế nội địa nhập khẩu: Các nƣớc áp dụng các biện pháp thuế nhập khẩu
nội địa để hạn chế nhập khẩu thông qua làm tăng chi phí nhập khẩu, từ đó làm
giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu trong nƣớc. Có các biện pháp thuế nhập
khẩu nội địa nhƣ:
Thuế tiêu thụ đặc biệt, đây là loại thuế gián thu do ngƣời sản xuất và
ngƣời nhập khẩu mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hóa
đó, thuế này đƣợc cấu thành trong giá bán hàng hóa mà ngƣời tiêu dùng phải
chịu qua việc mua hàng.
Thuế trị giá gia tăng, đây là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng
thêm của sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển. Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ
bản khác với thuế doanh thu là chỉ ngƣời bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải
nộp thuế trị giá gia tăng trên tồn bộ doanh thu bán hàng, cịn ngƣời bán hàng
(hoặc dịch vụ) ở khâu tiếp theo đối với hàng hóa (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp

thuế ở phần giá trị tăng thêm. Đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung
cấp dịch vụ. Tổng số thuế thu đƣợc ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên
giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng.


14
1.3.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính
a) Khái niệm
Trong số các biện pháp quản lý hành chính, biện pháp thủ tục hành chính có tác
dụng bảo hộ khá rõ, bao gồm hình thức đặt cọc, thủ tục hải quan, chính sách mua
sắm chính phủ,v..v..
b) Phân loại
Một số các biện pháp hành chính theo WTO đƣa ra nhƣ:
(1) Qui định về quảng cáo: ví dụ nhƣ quy định cấm quảng cáo rƣợu ngoại gây ra sự
phân biệt đối xử.
(2) Qui định về đặt cọc: yêu cầu nhà nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền bằng
nửa giá trị nhập khẩu tới kho bạc nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nào đó
nhƣng khơng đƣợc hƣởng lãi.
(3) Qui định về thanh toán: yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng
phải thanh toán ngay thuế nhập khẩu.
(4) Qui định về kích cỡ: ví dụ nhƣ quy định về kích thƣớc tối thiểu đối với khoai
tây là biện pháp của Hoa Kỳ chống lại nhập khẩu từ Mehico, Nhật Bản yêu cầu về
kích cỡ của táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ, hay một số nƣớc yêu cầu về kích cỡ đối với
hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam…
(5) Quy định vị trí làm thủ tục hải quan: quy định vị trí làm thủ tục hải quan không
thuận lợi cho hàng không muốn nhập khẩu, ví dụ Việt Nam quy định chỉ cho nhập
khẩu xe ô tô cũ tại 4 cảng biển duy nhất.
(6) Qui định về nhãn mác hàng hoá: yêu cầu khắt khe về nhãn hiệu đối với các sản
phẩm nhập khẩu. Ví dụ Việt Nam yêu cầu nhãn hàng hoá và hƣớng dẫn sử dụng sản
phẩm nhập khẩu phải đƣợc dịch ra tiếng Việt.

1.3.2.5. Nhóm biện pháp hàng rào kỹ thuật
a) Khái niệm
Theo nhận định của WTO, các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật là rất quan
trọng, nhƣng chúng rất đa dạng và không giống nhau giữa các quốc gia. Việc có quá
nhiều các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau nhƣ vậy gây ra nhiều khó khăn
cho các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu. Các quy tắc và tiêu chuẩn đó có thể đƣợc
các chính phủ xác lập một cách tùy tiện, che đậy dƣới danh nghĩa chính đáng nhƣng
thực chất là để bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc. Từ đó, các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ


15
thuật này trở thành rào cản trong thƣơng mại quốc tế. Tất nhiên, vẫn có những quy
tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc xây dựng nên bởi chững lý do hồn tồn hợp lý nhƣ
bảo vệ mơi trƣờng, an tồn an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng, v..v..
Vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là, làm thế nào để đảm bảo rằng các quy tắc, tiêu chuẩn
kỹ thuật thật sự là hữu ích chứ khơng tùy tiện hoặc trở thành cái cớ cho vấn đề bảo
hộ sản xuất trong nƣớc.
b) Phân loại
Các nhà kinh tế học, cũng nhƣ các tổ chức đã đƣa ra rất nhiều quan điểm
phân loại rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế.
Các nhà kinh tế học Donna Roberts, Timothy E. Josling, và David Orden đã phân
loại các rào cản kỹ thuật dựa trên 03 tiêu chí là cơng cụ chính sách (policy
instrument), phạm vi (scope) và mục tiêu điều chỉnh (regulatory goal).
-

Phân loại rào cản kỹ thuật dựa trên cơng cụ chính sách: Cấm nhập khẩu (Import
bans) bao gồm cấm toàn phần ( total bans) và cấm từng phần (partial bans);
Thông số kỹ thuật (Technical specifications) bao gồm các tiêu chuẩn trong quá
trình sản xuất (process standards), các tiêu chuẩn sản phẩm (product standards)
và các tiêu chuẩn đóng gói (packaging standards); Thông tin trên sản phẩm

(Information remedies) bao gồm yêu cầu về nhãn mác (labeling requirements)
và kiểm soát các khiếu nại (control on voluntary claims).

-

Phân loại rào cản kỹ thuật dựa trên phạm vi áp dụng gồm có: áp dụng đồng loạt
(uniform); áp dụng chung cho các quốc gia xuất khẩu (border – universal); áp
dụng có sự khác biệt giữa các quốc gia (border – specific).

-

Phân loại rào cản kỹ thuật dựa trên mục tiêu điều chỉnh: các biện pháp bảo vệ
động thực vật; các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm; các biện pháp bảo vệ
môi trường.
Theo John Skorburg, hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại có thể đƣợc chia

làm 03 nhóm sau:
-

Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary) gồm các
quy định này đƣợc các nƣớc đƣa ra để bảo vệ sức khoẻ cho ngƣời, vật nuôi và
cây trồng.

-

Các biện pháp đối với người tiêu dùng gồm các biện pháp quy định về chất
lƣợng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dƣ lƣợng thuốc trừ


16

sâu, hàm lƣợng dinh dƣỡng và tạp chất, các quy định này có thể cho phép một
quốc gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hố an tồn; Các biện pháp
thương mại gồm các biện pháp đƣợc thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thƣơng
mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và
các tiêu chuẩn đo lƣờng.
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại của WTO cũng phân
biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật nhƣ sau:
-

Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị
áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).

-

Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật đƣợc một tổ
chức đƣợc cơng nhận chấp thuận nhƣng khơng có giá trị áp dụng bắt buộc.

-

Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định hoặc tiêu
chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure).
Bên cạnh đó, tổ chức WTO cũng chỉ ra các nhóm nội dung đƣợc nêu trong

các quy chuẩn – tiêu chuẩn kỹ thuật, đó là: Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả
đặc tính về chất lượng); Các quy trình và phuơng pháp sản xuất (PPMs) có ảnh
hưởng/tác động đến đặc tính của sản phẩm; Các thuật ngữ, ký hiệu; Các yêu cầu về
đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…
Tuy nhiên, đối với các rào cản kỹ thuật hiện đang đƣợc áp dụng nhiều trong
thƣơng mại quốc tế, ta có thể phân chúng thành 3 loại cơ bản:
- Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm:

Việc hàng hóa khi xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng là yêu cầu hết
sức hợp lý và chính đáng của các quốc gia nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi cho
ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Tuy nhiên, chất lƣợng là một khái niệm rất rộng và
phức tạp do đó nhiều quốc gia đã lợi dụng đƣa ra các tiêu chuẩn chất lƣợng, chỉ cần
không trái với các quy định trong hiệp định rào cản thƣơng mại của WTO, để dựng
lên những rào cản về chất lƣợng đối với hàng nhập khẩu. Các rào cản này hình
thành từ chính sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia, hàng hố của
các nƣớc đang và kém phát triển, nơi mà trình độ khoa học cơng nghệ cịn chƣa cao,
sẽ khó có thể đáp ứng đƣợc tất cả những yêu cầu của các nƣớc phát triển.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 gần nhƣ là yêu cầu bắt buộc đối
với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ISO 9000, nhiều các hệ thống


17
khác cũng đang đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam xem xét và tiến hành áp dụng,
nhƣ ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trƣờng, HACCP – Hệ thống phân tích, xác
định và kiểm sốt các điểm nguy hại trọng yếu trong quá trình chế biến thực phẩm,
GMP – Quy chế thực hành sản xuất tốt trong lĩnh vực dƣợc và thực phẩm, OHSAS
18001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, SA 8000 – Hệ thống
trách nhiệm xã hội và các hệ thống quản lý chất lƣợng tích hợp hoặc đặc thù nhƣ
ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (food chain), v..v..
Về quy cách sản phẩm, các quốc gia cũng đƣa ra các quy định rất chặt chẽ
liên quan đến kích thƣớc, hình dáng thiết kế, độ dài, các chức năng của sản phẩm.
Bao bì, nhãn mác của sản phẩm cũng đƣợc quy định chặt chẽ. Bao bì sản
phẩm ngồi các yêu cầu phải phù hợp với việc tái sinh, sử dụng lại và khơng gây ơ
nhiễm mơi trƣờng, cịn phải đáp ứng các quy định về mẫu mã và kích cỡ bao bì.
Việc bao gói và bảo quản phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để có thể
đảm bảo chất lƣợng của hàng hố. Trên bao bì phải ghi rõ các hƣớng dẫn vận
chuyển, lƣu kho và các hƣớng dẫn chuyên môn khác bằng các ngôn ngữ cần thiết.
Luật pháp của các nƣớc thƣờng quy định hết sức nghiêm ngặt về việc ghi nhãn đối

với hàng hoá. Các nƣớc yêu cầu trên nhãn hàng hoá phải ghi đủ những thông tin cần
thiết về sản phẩm và nhà sản xuất bằng các ngôn ngữ theo quy định của từng nƣớc
để giúp khách hàng lựa chọn và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Nhãn
hàng phải đáp ứng đúng quy định thì sản phẩm mới đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng.
- Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng:
Các biện pháp quản lý về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho ngƣời tiêu dùng
bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục liên quan nhƣ các
tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; các phƣơng pháp sản xuất và chế biến, các
thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; những xử lý cách ly bao
gồm các yêu cầu liên quan đến việc vận chuyển cây trồng vật nuôi, các chất trong
q trình ni dƣỡng chúng trong q trình vận chuyển; những quy định về phƣơng
pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phƣơng pháp đánh giá rủi ro.
- Tiêu chuẩn về môi trường:
Sau một thời gian dài chạy theo lợi nhuận, phát triển ồ ạt, không quan tâm
đến môi trƣờng sinh thái, các quốc gia đã nhận thấy tầm quan trọng của môi trƣờng
đối với sự phát triển bền vững và đã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi


×