Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giải pháp vượt rào cản thương mại đối với hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.46 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu hướng phát triển chung của thế
giới. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này mà phải nắm bắt cơ hội để đưa
đất nước nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới một cách chủ động, tích cực,
đạt hiệu quả cao. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua Việt Nam đã tích
cực tham gia vào quá trình này,hiện Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC,
ASEM, đã ký kết hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và trong năm 2006 Việt
Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của WTO.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách
thức cho các quốc gia đang phát triển. Bởi vì, Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tới đích
là tự do hóa thương mại, điều này cũng đồng nghĩa với việc phải dỡ bỏ những rào
cản do các nước lập nên nhằm làm cho hàng hóa giữa các nước được di chuyển thuận
lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là
thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán trao đổi hàng hóa từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tranh thủ được vốn, khoa học – công nghệ, nguyên liệu, thị
trường …, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt hơn với giá rẻ hơn.
Tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà các nước lại dựng lên những rào cản làm ảnh
hưởng đến sự lưu thông hàng hóa. Lý do mà các nước làm việc này là để nhằm bảo
hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa bên ngoài. Điều này có ý
nghĩa lớn vì sản xuất trong nước mà bị suy giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến công ăn việc
làm, ảnh hưởng đến ổn định xã hội; ảnh hưởng nguồn thu cho ngân sách nhà nước;
ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nguy cơ bệnh tật gia tăng do ảnh hưởng của hàng
nhập khẩu … Tự do hóa thương mại ở những mức độ khác nhau sẽ làm yếu đi hoặc
mất dần các hàng rào nói trên và như thế sẽ làm ảnh hưởng đến mục đích đặt ra khi
thiết lập hàng rào.
Đối với nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam có thêm cơ
hội giao lưu kinh tế với nhiều nền kinh tế, có thêm nhiều đối tác kinh doanh, mở rộng
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
1
thị trường, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó có thể tận dụng được


những nguồn lực từ bên ngoài để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Tuy
nhiên, Việt Nam cũng gặp không ít các rào cản thương mại do các nước phát triển đặt
ra để ngăn cản hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào các nước.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, em đã chọn đề tài “ Giải pháp vượt rào cản
thương mại đối với hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế” để viết đề án môn học chuyên ngành. Việc nghiên cứu đề tài này có
ý nghĩa rất lớn đối với bản thân em nhằm nhận thức sâu sắc hơn những khó khăn mà
nền kinh tế đang gặp phải trong quá trình hội nhập, củng cố những kiến thức đã học.
Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong quá trình xây dựng đề án này là kết
hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với sự tổng hợp tài liệu sách
báo, tạp chí để phân tích vấn đề đặt ra.
Kết cấu đề án gồm có 3 chương:
Chương I: Quan niệm về rào cản thương mại
Chương II: Thực trạng rào cản thương mại đối với hàng xuất khẩu thủy
sản Việt Nam
Chương III: Phương hướng, giải pháp vượt qua rào cản thương mại đối
với hàng thủy sản
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Trần Thị Thạch
Liên đã giúp em hoàn thành đề án này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2010.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
2
CHƯƠNG I
QUAN NIỆM VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm “rào cản thương mại”
Một trong những nội dung cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế là sự phát triển
nhanh chóng các quan hệ kinh tế thương mại, xu hướng tự do hóa kinh tế song song
với xu hướng bảo hộ mậu dịch và sự gia tăng các rào cản thương mại. Rào cản
thương mại có thể hiểu là biện pháp hay hành động gây cản trở đối với thương mại

quốc tế. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả
hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng
không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong thực tế, các nhà khoa học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rào cản
thương mại. Song, nhìn chung lại thì rào cản thương mại được hiểu là các luật lệ,
chính sách, quy định hay tập quán của Chính phủ mỗi nước trong khuôn khổ pháp lý
chung nhằm hạn chế hay ngăn cản hoạt động thương mại hàng hóa hay dịch vụ của
nước ngoài.
Ngày nay trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hóa và hoạt động
thương mại tự do được coi là một kênh chủ yếu, là chiếc cầu khổng lồ nối vòng tay
lớn và đồng thuận giữa các nước trên thế giới. Và các rào cản thương mại chính là
những quy định thống nhất, tạo sự bình đẳng, công khai được Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) xây dựng lên nhằm tạo ra sự đồng thuận vận hành suôn sẻ, theo đó
giám sát việc thực hiện của các thành viên.
1.2. Các loại rào cản thương mại
1.2.1. Hàng rào thuế quan
Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân
sách cho Chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập
khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản
xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình. Một số rào cản thuế quan thường
được áp dụng như: thuế phần trăm, thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế
đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
3
Thuế quan là biện pháp mà Tổ chức Thương mại thế giới cho phép sử dụng để
bảo hộ thị trường trong nước nhưng phải cam kết ràng buộc với mức thuế trần nhất
định và có lịch trình cắt giảm, do vậy xu hướng ngày càng giảm đi. Sự tự do hóa biểu
hiện thông qua các chính sách về quy chế tối huệ quốc (MFN), chế độ thuế quan ưu
đãi phổ cập (GFP), Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của các khối liên
kết kinh tế như EU, NAFTA, AFTA, APEC…

Thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng mục tiêu cắt giảm thuế
quan. Các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần đã cam kết
trong biểu.
1.2.2. Hàng rào phi thuế quan
Hàng rào phi thuế quan:
Đó là những quy định hành chính phân biệt đối xử nhằm chống lại hàng hóa
nước ngoài và ủng hộ sản xuất nội địa. Nhà nước tuyên truyền quảng cáo khuyên
người tiêu dùng hoặc ra lệnh cho các viên chức dùng hàng hóa nội địa. Các nước
công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế
quan để giảm thiểu lượng hàng hóa nhập khẩu.
Hàng rào phi thuế quan là những khác biệt trong những quy định hoặc tập
quán của các quốc gia làm cản trở sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ và các
yếu tố sản xuất với các nước. Biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng là một
trong những hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Thực chất đây là những
cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng
ngoại, tạo công ăn việc làm cho thị trường trong nước. Ví dụ, các cuộc thương lượng
mậu dịch giữa Nhật và Mỹ về việc hạn chế sự xâm nhập xe hơi của Nhật vào thị
trường Mỹ. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng và gắn với những
thị trường nhất định. Hình thức này thường được áp dụng cho các nước có khối
lượng xuất khẩu quá lớn về một mặt hàng nào đó, nhất là những mặt hàng có sức
cạnh tranh cao và có xu hướng mở rộng nhanh thị phần trên thị trường của nước bị
thâm nhập.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
4
Các hàng rào này bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy định
về xuất xứ, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá,
sở hữu trí tuệ … Trong đó, các biện pháp đang được sử dụng rộng rãi là:
Các biện pháp cấm: Trong số các biện pháp cấm được sử dụng trong thực tiễn
thương mại quốc tế có các biện pháp như: Cấm vận toàn diện, cấm vận từng phần,

cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu với một số hàng hóa nào đó …
Hạn chế định lượng (quota):
Đó là hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất khẩu, nhập khẩu
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), hạn ngạch này có thể do nước nhập
khẩu hoặc xuất khẩu tự áp đặt một cách đơn phương nhưng cũng có loại hạn ngạch
được áp đặt trên cơ sở tự nguyện của bên thứ hai (hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện).
Hạn ngạch bao gồm: hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương, hạn ngạch theo
mùa, hạn ngạch liên quan đến thực hiện xuất khẩu, hạn ngạch liên quan đến bán hàng
hóa nội địa, hạn ngạch của các hạn mục nhạy cảm.
Hạn ngạch là một công cụ kinh tế và là một công cụ phổ biến của hàng rào phi
thuế quan phục vụ cho công tác điều tiết, quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, vừa
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên, vừa cải thiện cán cân thanh
toán. Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng (hoặc giá trị) của
một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu sang hoặc nhập khẩu từ
một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy
phép (quota xuất, nhập khẩu). Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ quan trọng để thực
hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất nội địa. Để quản lý xuất
khẩu, các nước cũng áp dụng hạn ngạch xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được quy
định theo mặt hàng, theo nước và theo thời gian. Hạn ngạch xuất khẩu mang tính chủ
động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước hoặc tài nguyên trong
nước.
Hạn chế định lượng đang được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn các biện
pháp thuế quan và dễ bóp méo thương mại. Cho nên, điều XI của Hiệp định GATT
không cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng nhập
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
5
khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, Hiệp định GATT cũng đưa ra một số
ngoại lệ cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp hạn chế định
lượng theo những điều kiện nghiêm ngặt. Ví dụ như để đối phó với tình trạng thiếu
lương thực trầm trọng, bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ sức khỏe con người, động

thực vật, bảo vệ an ninh quốc gia …
Cấp phép xuất khẩu:
Phải tuân thủ Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO, tức là đáp
ứng các tiêu chí như đơn giản, minh bạch và dễ dự đoán. Trình tự, thủ tục xin cấp
phép cũng như lý do áp dụng giấy phép phải được thông báo rõ ràng, nhất là đối với
các loại giấy phép không tự động.
Các thủ tục hải quan:
Nếu các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng, đây chỉ là biện pháp quản lý
thông thường, nhưng nếu thủ tục quá chậm chạp, phức tạp có thể trở thành hàng rào
phi thuế quan. Sử dụng các quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng, quy định về cửa
khẩu thông quan, quy định về giá trị tính thuế hải quan … cũng sẽ trở thành rào cản
khi mà nó chưa hoặc không phù hợp quy định về hài hòa thủ tục hải quan. Định giá
hải quan để tính thuế cũng có thể trở thành một rào cản lớn với hoạt động thương
mại. Ví dụ như quy định về áp giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu. Chính vì vậy,
Hiệp định về định giá hải quan của WTO đã quy định các nguyên tắc cụ thể trong
việc xác định giá trị tính thuế của hàng hóa, bắt buộc các thành viên phải thực thi
đúng và minh bạch.
Về trợ cấp:
Đây là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu hết
các nước nhằm đạt các mục tiêu của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định
chính trị … Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trợ cấp, nhưng theo WTO, trợ cấp
là một khoản đóng góp về tài chính do Chính phủ hoặc một tổ chức Nhà nước cung
cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ về thu nhập, hoặc hỗ trợ giá và mang lại lợi ích cho đối
tượng nhận trợ cấp.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
6
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO được chia ra làm
ba cấp độ rõ rệt là đèn đỏ, đèn vàng và đèn xanh. Với “đèn đỏ” cấm hoàn toàn, bao
gồm các khoản trợ cấp căn cứ vào thành tích xuất khẩu hay khuyến khích sử dụng
hàng trong nước; “đèn vàng” tức là các loại trợ cấp được phép sử dụng, song cũng có

thể bị kiện hoặc áp dụng biện pháp đối kháng; cuối cùng là cấp “đèn xanh” là những
trợ cấp chung được thả nổi hoàn toàn, bởi ít bóp méo hoạt động thương mại như phổ
biến và hỗ trợ nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ cải tiến trang thiết
bị đang sử dụng để đáp ứng các quy định mới về môi trường …
Rào cản về chống bán phá giá:
Đây là hành vi bán hàng hóa tại thị trường nước nhập khẩu thấp hơn giá bán
tại thì trường nội địa của nước xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh thị trường, hay cạnh tranh
giành thị phần. Việc làm này bị coi là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì
không dựa trên những tiêu chí thương mại chung, gây ảnh hưởng tới ngành công
nghiệp nước nhập khẩu.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá là để làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu ,
khắc phục tác động xấu của hành vi bán phá giá. Hiệp định về chống bán phá giá của
WTO đã quy định cụ thể về các tiêu chí để xác định hành vi phá giá và biện pháp
khắc phục.
Trong thực tế, việc bán phá giá không chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển
mà diễn ra gay cả ở các nước công nghiệp phát triển như EU, Canada, Hoa Kỳ… Theo
số liệu của Ban thư ký WTO, từ năm 1995 đến tháng 6 năm 2005, các nước thành viên
WTO đã tiến hành điều tra 2.741 vụ kiện bán phá giá, nhiều nhất là Ấn Độ 412 vụ, kế
đến là Mỹ 358 vụ, EU 318 vụ …Rốt cuộc, chỉ có 63% số vụ bị áp thuế bán phá giá, cao
nhất là Trung Quốc, tiếp đến Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan …
Các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác …:
Cùng với những nỗ lực giảm thuế và điều chỉnh các biện pháp phi thuế truyền
thống trong WTO, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mang
tính kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kỹ thuật, môi trường, nhãn mác sản phẩm.
Đây là phạm vi chứa đựng nhiều quy định khá phức tạp và hết sức chặt chẽ.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
7
Hiện nay, trong WTO, Hiệp định SPS điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp
vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định TBT điều chỉnh việc áp dụng các quy
định liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm, dán nhãn, chứng nhận và công nhận hợp

chuẩn. Mục tiêu của hai hiệp định này là cho phép các nước hành viên một mặt duy
trì các biện pháp vệ sinh và kỹ thuật vì các lý do chính đáng, mặt khác hạn chế khả
năng lạm dụng các biện pháp này để bóp méo hoạt động thương mại toàn cầu.
Các quy định về thương mại dịch vụ:
Các quy định như quy định về lập công ty, chi nhánh và văn phòng của nước
ngoài tại nước sở tại, quy định về xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng
hóa, quy định về quyền được tiếp cận các dịch vụ công một cách bình đẳng, quy định
về thanh toán và kiểm soát ngoại tệ, quy định về quảng cáo và xúc tiến thương mại
… đều trở thành các rào cản trong thương mại quốc tế nếu các quy định này không
minh bạch và có sự thiên vị, phân biệt đối xử.
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại:
Ví dụ như các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên liệu trong
nước, quy định tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ dùng để thanh
toán hàng nhập khẩu của công ty … Các biện pháp này thường được các nước đang
phát triển sử dụng rộng rãi để hạn chế nhập khẩu và phát triển ngành công nghiệp
trong nước.
Để khắc phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra một danh mục các
biện pháp đầu tư bị coi là không phù hợp với các quy định về tự do hóa thương mại
của WTO và yêu cầu các nước thành viên không duy trì những biện pháp này.
Rào cản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
Việc thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một rào cản
lớn với hoạt động thương mại quốc tế, vì hàng nhái, hàng giả, hàng vi phạm bản
quyền với giá rẻ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm đích thực. Vấn
đề này thực sự trở nên nghiêm trọng với những quốc gia mà việc thực thi quyền sở
hữu trí tuệ không nghiêm ngặt, ví dụ như Trung Quốc.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
8
Trên thực tế, trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung, vấn đề thực thi quyền trở
hữu trí tuệ đã không ít lần trở thành một đề tài căng thẳng. Hiệp định TRIPS của
WTO điều chỉnh các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, gồm

các quyền chính như quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế công
nghiệp, các bí mật thương mại.
Ngoài những biên pháp chủ yếu kể trên, trong hoạt động thương mại quốc tế
còn tồn tại rất nhiều hình thức rào cản thương mại khác. Ví dụ, như mua sắm của
Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, quy tắc xuất xứ, các quy định về kiểm định hàng
hóa trước khi xuống tàu …
Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và xu hướng điều tiết các
rào cản truyền thống, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản trá hình và tinh vi
hơn, thường là liên quan tới các tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường, lao động, với
mục đích cuối cùng là đạt được nhiều giá trị thặng dư cho doanh nghiệp mình, đất
nước mình trong sân chơi chung toàn cầu.
Thương mại tự do là một trong những động lực to lớn phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Vì vậy, trong quá trình hội nhập sâu vào hệ thống thương mại đa
phương, việc đầu tư nguồn lực và thời gian để nghiên cứu, hiểu rõ để phòng tránh
hiệu quả những rào cản này là vô cùng cần thiết.
Theo đó, các biện pháp đấu tranh phòng tránh các rào cản không công bằng để
bảo vệ lợi ích cho mình là một vấn đề lớn không chỉ đối với các nhà quản lý vĩ mô,
hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp mà còn là một nhiệm vụ quan trọng số
một đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
1.2.3. Rào cản kỹ thuật TBT (Technological Barier to Trade)
Đây là hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo
đức kinh doanh, điểm kiểm soát tới hạn, … đối với các doan nghiệp khi thâm nhập
vào thị trường. Hệ thống TBT gồm có:
Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001 :2000
Hệ thống này đã được trên 140 quốc gia áp dụng. ISO 9001:2000 đề cập chủ
yếu đến các lĩnh vực về chất lượng, theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
9
Hợp Quốc (UNIDO) các doanh nghiệp áp dụng hệ thống này sẽ đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng trong và ngoài nước, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên

trong doanh nghiệp, vượt qua rào cản trong thương mại quốc tế, gia tăng thị phần,
diện tích, lợi nhuận và phát triển bền vững.
Trong thực tế, sản phẩm cảu doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận phù
hợp với ISO 9001:2000 sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.
Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000:2000
Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của tổ chức và của sản
phẩm. Thị trường thế giới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức Môi
trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm
“xanh và sạch”. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường của một sản phẩm có vai trò lớn
tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường.
Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good manufacturing Practices):
Đây là một hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt
là dược phẩm. Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, … đều yêu cầu các
sản phẩm thực phẩm và dược phẩm khi nhập vào thị trường nước họ phải được công
nhận đã áp dụng GMP.
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP (Hzard
Analysis Critical Control Point):
Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản nếu
muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Canada, … Bộ thủy
sản Việt Nam quy định các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản phải áp dụng
HACCP kể từ năm 2000.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000:
Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước Quốc tế về Lao động của tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO) của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và nhân quyền. Các
nước Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, … quy định cấm nhập khẩu hàng hóa mà trong quá
trình sản xuất có sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt
người lao động làm việc qua thời hạn cho phép của luật lao động.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp: QTKD CN & XD 50B
10

×