Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

NGHIÊN cứu TÁCH CHIẾT độc tố CONOTOXIN từ BA LOÀI ốc cối CONUS STRIATUS, CONUS TEXTILE, CONUS VEXILLUM và bước đầu KHẢO sát THÀNH PHẦN của độc tố BẰNG sắc ký LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
==========


NGUYỄN ANH PHƯƠNG




NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT ĐỘC TỐ CONOTOXIN TỪ BA LOÀI
ỐC CỐI CONUS STRIATUS, CONUS TEXTILE, CONUS VEXILLUM
VÀ BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CỦA ĐỘC TỐ BẰNG
SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. PGS – TS. NGÔ ĐĂNG NGHĨA
2. CN. NGUYỄN THANH SƠN




Nha Trang, tháng 07 năm 2010



ii

LỜI CẢM ƠN

Qua 3 tháng nỗ lực phấn đấu cuối cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô và bạn bè tôi đã hoàn tất đồ án này. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy PGS - TS Ngô Đăng Nghĩa và CN Nguyễn Thanh Sơn đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành tốt đồ án.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới các thầy cô giáo, các cán bộ
trong Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường đã nhiệt tình truyền đạt cho em
những kiến thức trong những năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô, các cán bộ phụ trách phòng thí
nghiệm: Bộ môn Công Nghệ Sinh học, bộ môn Môi Trường, tổ Nghiên Cứu thuộc
Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời
gian thực tập.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp 48cnsh, cùng toàn thể các bạn
sinh viên thực tập tại phòng thí nghiệm đã nhiệt tình giúp đỡ động viên tôi.
Cuối cùng con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố, mẹ kính mến cùng anh
chị em thân yêu. Những người đã ủng hộ nhiệt tình cả vật chật lẫn tinh thần trong
quá trình học tập và thực hiện đồ án.

Sinh viên
Nguyễn Anh Phương








iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Đặt vấn đề 3
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3
1.1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
1.1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
1.2. Tổng quan về ốc Conus và tuyến độc tố 4
1.2.1. Bộ máy nọc độc của ốc cối 6
1.2.2. Cơ chế tác động của độc tố ốc cối 11
1.2.3. Tác dụng của độc tố ốc cối 11
1.2.4. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 13
1.2.4.1. Tài liệu nước ngoài 13
1.2.4.2. Tài liệu trong nước 14
1.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 15
1.3.1. Tổng quan về phương pháp sắc ký 15
1.3.1.1. Lịch sử ra đời phương pháp sắc ký 15
1.3.1.2. Đặc điểm chung của phương pháp sắc ký 17
1.3.1.3. Phân loại phương pháp sắc ký 17
1.3.1.4. Các cách tiến hành phân tích sắc ký 19



iv

1.3.2. Tổng quan về phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC 20
1.3.2.1. Cơ sở lý thuyết 20
1.3.2.2. Hệ thống HPLC 26
1.3.2.3. Chọn điều kiện sắc ký 30
1.3.2.4. Tiến hành sắc ký 32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Hóa chất và dụng cụ 34
2.2.1. Dụng cụ, thiết bị 34
2.2.2. Hóa chất 34
2.2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 35
2.3. Phương pháp thực hiện 36
2.3.1. Giải phẫu tách tuyến nọc độc 36
2.3.2. Chuẩn bị mẫu phân tích cho HPLC 36
2.3.3. Xác định độc tố conotoxin bằng HPLC 36
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Xác định khối lượng độc tố thô/cá thể 38
3.2. Phố HPLC 41
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 46
4.1. Kết luận 46
4.2. Một số đề xuất 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48







v

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Diễn giải
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
IUPAC Hội hoá học cơ bản và ứng dụng quốc tế
GC Sắc ký khí
LC Sắc ký lỏng
LSC Sắc ký lỏng – rắn
BPC Sắc ký hấp phụ
IEC Sắc ký trao đổi ion
SEC Sắc ký phân loại theo kích cỡ
GSC Sắc ký khí – rắn
GLC Sắc ký khí – lỏng
WLOT Cột ống mở
PLOT Cột nhồi
KL Khối lượng
NP Pha thuận
RP Pha ngược
MeOH Methanol
ACN Acetonitril
TFA Trifluoro acetic acid







vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang
3.1
Số liệu thống kê khối lượng tuyến nọc độc của
Conus textile
38
3.2
Số liệu thống kê khối lượng tuyến nọc độc của
Conus striatus
38
3.3
Số liệu thống kê khối lượng tuyến nọc độc của
Conus vexillum
39
3.4
Khối lượng trung bình tuyến nọc độc của
3 loài ốc cối
39
3.5
Khối lượng độc tố ốc thô, độc tố ốc thô/cá thể của
3 loài ốc cối
40
















vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình Trang

1.1 Hình dáng bên ngoài conus vexillum 6
1.2 Hình dáng bên ngoài conus textile 6
1.3 Cấu tạo tuyến nọc độc conus textile 6
1.4 Phân loại các phương pháp sắc ký 18
1.5 Quá trình tách các chất A và C trong cột tách sắc ký 20
1.6 Sắc ký đồ quá trình phân tách ở Hình 1.5 21
1.7 Các thông số chính của quá trình sắc ký lỏng cơ bản 24
1.8 Độ phân giải ở các nồng độ khác nhau 24
1.9 Tính không đối xứng của peak 26
1.10 Các bộ phận cơ bản của hệ thống HPLC 26
2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 35
3.1
Biểu đồ so sánh khối lượng trung bình tuyến nọc độc

của 3 loài ốc cối
40
3.2
Biểu đồ so sánh khối lượng độc tố ốc thô, độc tố
ốc thô/cá thể của 3 loài ốc cối
41
3.3 Phổ sắc ký đồ của Conus textile ở Gradient 60 phút 42
3.4 Phổ sắc ký đồ của Conus textile ở Gradient 90 phút 42
3.5 Phổ sắc ký đồ của Conus textile ở Gradient 120 phút (lần 1) 43
3.6 Phổ sắc ký đồ của Conus striatus ở Gradient 120 phút 44
3.7 Phổ sắc ký đồ của Conus textile ở Gradient 120 phút (lần 2) 44
3.8 Phổ sắc ký đồ của Conus vexillum ở Gradient 120 phút 45
1

MỞ ĐẦU
Ốc cối là một trong những họ động vật thân mềm lớn (gồm khoảng 700 loài)
thuộc loại ăn thịt, có nọc độc, phân bố khắp nơi trên thế giới đặc biệt là ở vùng biển
nhiệt đới. Độc tố của chúng là các peptide có hoạt tính gây độc thần kinh còn gọi là
conotoxin chứa trong ống độc. Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về
các loài này đặc biệt các nghiên cứu về hệ protein của từng loài cũng như xác định
các protein độc của chúng rất được các nhà khoa học quan tâm. Ở Việt Nam, thành
phần protein các loài ốc cối còn chưa được nghiên cứu, khai thác [4]. Trong đồ án
này chúng tôi trình bày phương pháp nghiên cứu tách chiết độc tố conotoxin từ ba
loài ốc cối Conus striatus, Conus textile, Conus vexillum và bước đầu khảo sát
thành phần của độc tố bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Nội dung chính như sau:
 Tìm hiểu khái quát về ốc cối và tuyến nọc độc của chúng.
 Tách chiết độc tố conotoxin từ ba loài ốc cối Conus striatus, Conus
textile, Conus vexillum.
 Tìm hiểu phổ Sắc ký đồ của ba loài ốc cối trên.

 Thảo luận kết quả và đề xuất ý kiến.









2

Chương 1. TỔNG QUAN
Ốc là tên chung để chỉ hầu hết các loài động vật thân mềm trong lớp Chân
bụng với đặc điểm có vỏ xoắn khi trưởng thành (có các loài ốc không có vỏ hoặc vỏ
rất nhỏ, ví dụ ốc sên trần). Đặc điểm chung là có vỏ cứng bằng đá vôi, tạo thành
ống rỗng, cuộn vòng quanh trục chính thành các vòng xoắn, thường theo chiều
thuận với chiều kim đồng hồ. Ốc sống ở rất nhiều môi trường, từ rãnh nước, sa mạc,
cho đến những vực biển sâu. Đa số các loài ốc sống ở môi trường biển. Nhiều loại
khác sống trên cạn, trong môi trường nước ngọt và nước lợ [3].
Ở Việt Nam, ốc là một trong những nhóm nguồn lợi hải sản quan trọng, có
mức độ phong phú về thành phần loài, trong đó có nhiều loài có giá trị thương mại
cao như ốc Tù Và, ốc Hương, ốc Bàn Tay, ốc Cối đã được khai thác với sản lượng
lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn lợi ốc đã và đang có chiều hướng
suy giảm nhanh chóng do việc khai thác quá mức, chưa có biện pháp quản lý và sử
dụng hợp lý nguồn lợi. Nhiều loài ốc có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đe dọa bị tuyệt
chủng đã được liệt kê trong danh mục những loài cần được bảo tồn (Sách đỏ Việt
Nam, 2003).
Hiện nay tại Việt Nam người ta chỉ quan tâm đến các loài ốc bởi giá trị
thương mại và thực phẩm của chúng, trong khi đó chúng còn có các giá trị như

trong y học, đa dạng sinh học cho đến nay hầu như chưa có nhiều các nghiên cứu.
Ốc cối (Conus) là một trong những loài có giá trị thương mại, y học, tính đa dạng
sinh học cao. Chúng có số lượng loài lớn nhất trong số các động vật không xương ở
biển gồm khoảng 700 loài, độc tố contoxin của chúng được sử dụng làm thuốc chữa
bệnh, thuốc giảm đau trong khoa học thần kinh. Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện
được khoảng 62 loài ốc Conus [2] trong đó có 20 loài thường xuất hiện ở các vùng
biển Việt Nam đó là: Conus capitaneus, Conus tulipa, Conus lividus, Conus miles,
Conus marmoreus, Conus bandanus, Conus litteratus, Conus bilious, Conus
vexillum, Conus caracteristicus, Conus distans, Conus imperialis, Conus quercinus,


3

Conus textile, Conus betulinus, Conus generalis, Conus lynceus, Conus musteus,
Conus lynceus, Conus varius, Conus flavidus.
 Phân loại ốc cối [3]
Giới (Kingdom): Animalia Linnaeus, 1758 – animals.
Phân giới (Subkingdom): Bilateria (Hatschek, 1888) Cavalier-Smith, 1983 – bilaterians.
Chi (Branch): Protostomia Grobben, 1908 – protostomes.
Dưới chi (Infrakingdom): Lophotrochozoa – Lophotrochozoans.
Liên ngành (Superphylum): Eutrochozoa.
Ngành (Phylum): Mollusca (Linnaeus, 1758).
Lớp (Class): Gastropoda Cuvier, 1795 - Snails and Slugs.
Phân lớp (Subclass): Orthogastropoda Lindberg, 1996.
Liên bộ (Superorder): Caenogastropoda
Cox, 1960.
Bộ (Order): Sorbeoconcha
Ponder & Lindberg, 1997.
Phân bộ (Suborder): Hypsogastropoda Lindberg, 1997.
Phân bộ (Infraorder): Neogastropoda Thiele, 1929.

Liên họ (Superfamily): Conoidea Fleming.
Họ (Family): Conidae Rafinesque, 1815 - Cone.
Giống (Genus): Conus Linnaeus, 1758.
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Conotoxin trong các loài Conus là một trong những độc tố đa dạng nhất. Ước
tính có khoảng 700 loài ốc Conus trên toàn thế giới, mỗi loài có đến 50-200 độc tố
conotoxin khác nhau [1].


4

Độc tố của Conus là hỗn hợp của các polypeptide gồm các acid amin trong
đó có một khung là các cystein với các cầu nối disulfide có khả năng ức chế các
kênh ion và các thụ thể dẫn truyền thần kinh. Ngoài vai trò quan trọng là bắt mồi và
bảo vệ thì conotoxin còn là một công cụ hữu ích trong khoa học thần kinh. Hơn nữa,
conotoxin cũng cho thấy tiềm năng lớn trong việc phát triển thuốc, ví dụ ω-
conotoxin MVIIA từ Conus magus có khả năng bao vây kênh calcium N đang là
một trong những loại thuốc đặc hiệu để điều trị cơn đau mãn tính và đột quị [1].
Ốc cối Conus striatus, Conus textile, Conus vexillum là một trong hơn 700
loài Conus sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Độc tố conotoxin của chúng
nằm ở bầu độc và ống độc. Đa dạng về thành phần và cấu trúc của các conotoxin
đang được nghiên cứu và một số loài được cho là có tiềm năng sử dụng như là các
tác nhân dược lý đặc biệt trong chẩn đoán và trị liệu.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành “NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT ĐỘC TỐ
CONOTOXIN TỪ BA LOÀI ỐC CỐI Conus striatus, Conus textile, Conus
vexillum VÀ BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CỦA ĐỘC TỐ BẰNG
SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)”.
1.1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bước đầu xác định phổ Sắc ký đồ của độc tố 3 loài ốc Conus striatus, Conus

textile, Conus vexillum, qua đó biết được mức độ phức tạp của các hỗn hợp peptide
trong độc tố, làm nền tảng cho các nghiên cứu sâu về sau.
1.1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cung cấp dữ liệu ban đầu về thông tin của phổ độc tố, từ đó có thể đi sâu
nghiên cứu các thành phần cơ bản của từng loại peptide.
1.2. Tổng quan về ốc Conus và tuyến độc tố
Hiện nay trên thế giới có hơn 700 loài ốc Conus, chúng chủ yếu phân bố ở
vùng biển nhiệt đới và vùng biển ấm. Tuy nhiên một số loài có thể thích ứng với sự


5

thay đổi của điều kiện môi trường như ở vùng biển Nam Phi hay vùng biển phía tây
Califonia ở Hoa kỳ.
Hầu hết các loài ốc Conus nhiệt đới sống ở gần hoặc trong các rạn san hô,
một số có thể tìm thấy dưới các tảng đá hoặc vùng nước nông khi thủy triều lên
xuống. Chúng được tìm thấy nhiều ở vùng biển nước Úc. Những loài này đều có
đặc điểm chung là có màu sắc sặc sỡ với những hoa văn rất đẹp mắt. Vỏ thuôn dài,
dày, bằng đá vôi, chắc, nặng, xoắn theo chiều kim đồng hồ. Đầu có 1 xúc tu (râu),
toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhày. Sống ở vùng biển nhiệt đới, ở các
rặng san hô, đầm lầy ngập mặn. Thức ăn của chúng là các loài động vật thân mềm
khác.
Chúng phân bố rất rộng, từ vùng dưới triều đến độ sâu khá lớn, nhưng
thường sống chui trong các khe kẽ rạn san hô ở độ sâu từ 10-30 m. Ốc Conus tấn
công mồi bằng việc bắn mũi tên nhỏ có chất độc vào con mồi, do cấu tạo vỏ của
chúng có kẽ hở rộng nên chúng có thể thò vòi tiếp xúc với con mồi ở phạm vi khá
rộng, dễ gây nguy hiểm cho con mồi. Khi con vật phóng mũi tên (răng kitin) hoặc
chích vào con mồi, vòi thò ra và một bộ phận hình mũi tên đâm con mồi, rồi phóng
chất độc vào. Nọc độc là một hỗn hợp chứa nhiều loại phân tử protein độc, trong đó
chứa hàng trăm chất độc, khiến cho con mồi không thể nào kháng cự được.

Ốc cối có hình dạng như trái tim (một số vùng ở Việt Nam ngư dân thường
gọi là ốc trái tim), cùng với sự đa dạng về loài thì chúng cũng có kích cỡ rất khác
nhau. Loài có kích cỡ lớn nhất có thể dài đến 23 cm. Ốc cối thường có màu sắc sặc
sỡ và có hoa văn rất độc đáo. Ốc cối là động vật ăn thịt, chúng ăn mồi sống. Chúng
thường đi săn mồi và ăn các loại giun, trùng, cá nhỏ, động vật hai mảnh vỏ và cả
một số loài ốc cối khác. Vì chúng chuyển động rất chậm nên khi bắt một số con mồi
di chuyển nhanh như cá chúng sử dụng độc tố để tấn công con mồi. Chúng cung cấp
nguồn dược phẩm quan trọng nhất và lớn nhất so với bất kỳ loài sinh vật nào trong
tự nhiên. Khi lọt vào cơ thể, phân tử độc của ốc Conus liền phá vỡ liên lạc giữa các
tế bào. Các nhà nghiên cứu đang bào chế thuốc chữa trị cho các bệnh thuộc hệ thần


6

kinh tự động miễn dịch, ung thư và triệu chứng đau mạn tính. Thuốc tổng hợp chế
từ chất độc ốc Conus có công dụng gấp morphine hàng nghìn lần mà lại không gây
nghiện. Ngoài ra, nọc độc ốc Conus còn có thể chữa động kinh và trầm cảm mãn
tính.


Hình 1.1: Hình dáng bên ngoài Hình 1.2: Hình dáng bên ngoài
Conus vexillum Conus textile

Hiện nay khoa học đã nghiên cứu khoảng 1000 loại peptide từ độc tố ốc cối.
1.2.1. Bộ máy nọc độc của ốc cối
Bộ máy nọc độc của ốc Conus gồm 4 bộ phận: túi độc, ống dẫn độc, túi răng
kitin và vòi phóng độc.






Hình 1.3: Cấu tạo tuyến nọc độc của Conus textile
Túi răng kitin (Dr), ống dẫn (Od), túi độc (Td), vòi hút (Vh).
+ Túi độc: là bộ phận lớn nhất của bộ máy nọc độc có hình lưỡi liềm, màu
trắng nằm ở góc phải so với trục cơ thể hình nón, mặt lõm hướng về phía trước. Túi


7

độc dài khoảng 2,2-2,5 cm, rộng 0,5-0,7 cm. Nó có chức năng cơ học và đảm nhận
việc bài tiết chất độc.
Những mô tả về mô học đã cho thấy chức năng cơ học của tuyến này, nó
đảm nhiệm việc bài tiết chất độc. Khi cắt ngang tuyến độc cho thấy cấu trúc bên
trong có 3 lớp: 2 lớp bao gồm các tế bào hình đa giác, nằm giữa các lớp là một vòng
cơ dày 100 micron, đóng vai trò như một loại bộ khung, tăng cường cho sự liên kết
của lớp ngoài.
+ Ống dẫn nọc độc: là cơ quan chính của bộ máy nọc độc. Nó là một ống dài
màu vàng và có đường kính khoảng vài trăm micrometer, cuộn lại thành từng búi,
chiều dài của ống độc có thể tới 6-10 cm. Nó nằm ở phía sau hầu về phía bên phải
ngay sau vòng cơ. Khi cắt dọc ống này cho thấy một vùng sáng rõ rất lớn được lấp
đầy chất độc trong các cấu trúc dạng dây của các hạt màu, được bao quanh bởi một
lớp biểu mô mỏng của các tế bào tiết hình khối nằm ở phần gốc sợi cơ. Thành ống
bao gồm một lớp cơ vòng nhẵn trung gian và một lớp cơ theo chiều dọc bên ngoài.
Ngay từ năm 1946, Hermitte đã lưu ý rằng, nó không chỉ là một ống dẫn đơn giản
để vận chuyển chất độc đến bộ máy đầu độc mà còn là cơ quan nơi mà chất độc
được hình thành. Hệ thống ống dẫn nọc độc được chia làm các đoạn khác nhau dựa
vào đặc điểm cấu trúc và chức năng của chúng:
- Phần đầu ống dẫn nọc độc:
Là phần nối liền với túi cơ, dài khoảng 30-35 mm, màu hồng cam và đường

kính khoảng 250 µm. Dưới kính hiển vi quang học cho thấy có 3 vùng khác biệt
trong phần này: lớp ngoài cùng của mô liên kết, lớp biểu mô của tế bào, và một
khoang ở bên trong. Lớp ngoài được tạo nên bởi hầu hết các sợi fibril giống
collagen, các tế bào cơ được nằm sâu trong lớp collagen và kết hợp với các lớp
dưới. Bề mặt bên trong của lớp collagen này là một lớp mỏng vô định hình mà nó
bao bọc lớp tế bào biểu mô. Các tế bào trong lớp biểu mô này có chứa các ty thể tập
trung ở bề mặt quay về phía lớp collagen. Bề mặt trên cùng của các tế bào biểu mô
được bao bọc bởi các lông nhung nhỏ.


8

Mặc dù bản chất của quá trình vận chuyển giả định trong phần đầu ống dẫn
nọc độc chưa được biết, nhưng có thể các chức năng của biểu mô cũng giống như
con đường hấp thu các ion và các phân tử hữu cơ nhỏ (như amino acid, acid béo) từ
khoang ống dẫn giống như một phần của cơ chế tuần hoàn. Các mảnh vỡ tế bào
trong khoang chính là một nguồn cơ chất phân tử hấp dẫn.
- Ống dẫn nọc độc ngoại biên:
Là phần ống dẫn nọc độc khoảng 1/4 khoảng cách đến hầu, có hình thái thay
đổi đột ngột, màu trắng kem, có đường kính khoảng 375 µm. Lớp ngoài vẫn là
collagen, nhưng bản chất của lớp biểu mô khá khác nhau. Các hạt độc có đường
kính ≥ 5 µm.
Trong vùng sâu hơn của ống dẫn nọc độc ngoại biên, các hạt độc cho thấy sự
khác biệt về siêu cấu trúc và có thể được phân chia ít nhất thành 2 lớp. Mối quan hệ
giữ hai lớp này với nhau hoặc với quá trình sinh độc tố nhìn chung chưa được hiểu
rõ từ những đặc điểm giải phẫu. Rất nhiều hạt độc đặc trưng cho toàn bộ ống dẫn
độc ngoại biên, chúng được tìm thấy cả trong các tế bào biểu mô và trong khoang.
Các hạt độc trưởng thành có kích thước dài khoảng 20 µm và rộng khoảng 5 µm
được tìm thấy trong phần gần đầu của ống dẫn độc.
+ Phức hệ vòi hầu: nằm ở phía trước của bộ máy nọc độc:

- Ở phần này, ống dẫn quanh co, đường kính ống dẫn nọc độc khoảng 475
µm. Một số tế bào biểu mô dạng khối có chứa các thể hạt nội bào giống với những
thể hạt tìm thấy ở khoang của ống dẫn nọc độc, nhưng phân bố của các hạt này thì
rất khác nhau. Ở phần khoang của ống dẫn các thể hạt được tập trung với mật độ
cao và các hạt nội bào thì rất thưa thớt. Các tế bào biểu mô ngay cạnh hầu thì không
hề có chứa các thể hạt.
- Khi ống dẫn nọc độc đi đến hầu nó hẹp lại rất nhanh, đường kính khoảng
125 µm. Ở điểm bắt đầu của ống dẫn xuyên qua hệ thống cơ của hầu, hầu hết các tế
bào biểu mô dường như không có chứa các thể hạt như mô tả trong phần kết nối.


9

Ngoài ra, một dạng khác biệt của các tế bào biểu mô nhỏ nằm rải rác trong vùng
này.
- Ở khoảng cách khoảng 250 µm về phía thành của hầu, ống dẫn nọc độc hẹp
được phân thành 2 nhánh nhỏ hơn, mỗi nhánh có chiều rộng khoảng 10 µm. Sau
phần rẽ đôi của ống dẫn, mỗi nhánh tiếp tục rộng ra khoảng 500 µm trước khi đổ
vào khoang của hầu.
+ Phần liên kết giữa ống dẫn độc và vòi: Vùng này có hai đặc điểm quan
trọng với sự sản xuất và giải phóng độc.
- Thứ nhất, ống dẫn độc nhỏ hẹp đi tới các nhánh nhỏ chỉ khoảng 10 µm
hoặc nhỏ hơn về bề ngang khi chúng đi qua thành hầu. Dạng này có thể kéo dài 100
µm. Đường kính nhỏ và khá dài của các nhánh liên kết cho thấy rằng sự phóng độc
dường như không liên quan đến tốc độ dòng chảy cao hay lượng thể tích lớn. Có thể
các dãy lông nhung trong phần ngoại biên của các nhánh dẫn có liên quan đến vận
chuyển độc vào hầu.
- Một đặc tính quan trọng thứ hai là dạng tế bào biểu mô duy nhất mà bao
bọc quanh các nhánh ống dẫn đi qua thành túi hầu. Các tế bào đổi màu này còn
được gọi là các tế bào màu tía, xuất hiện trong thành ống dẫn ngay trước khi vào

hầu, và chúng xếp theo đường dẫn cho đến điểm mà ở đó lớp biểu mô này gặp lớp
biểu mô không gấp nếp của túi hầu. Đặc điểm đặc trưng và sự định vị của các tế bào
màu tía này cho thấy rằng chúng đóng một vai trò quan trọng trong sự sản xuất hay
phóng độc. Có thể các tế bào này tiết và góp một thành phần đặc trưng vào chất độc
cuối cùng dùng để phóng. Nhiều thành phần có thể là các peptide không được tìm
thấy ở nơi khác trong ống dẫn độc, các enzyme như phospholipase hoặc chất nhày
đơn giản.
+ Túi chứa kim phóng độc: gồm có một nhánh ngắn và một nhánh cong dài,
nằm phía bên phải hầu. Túi này có chứa rất nhiều kim phóng độc còn được gọi là
dải răng kitin.
+ Phức hệ vòi hầu:


10
Giải phẫu bộ răng kitin của ốc Conus: Dải răng kitin là một bộ phận trong cơ
quan tiêu hóa, những cơ quan này đã biến đổi trong quá trình tiến hóa. Loài Conus
có rất nhiều răng. Các dải răng kitin được xếp song song thành 2 hàng theo chiều
dọc, các đầu nhọn quay về phía đáy túi. Hình thái của răng kitin có thể biến đổi rất
lớn giữa các loài và nó quan hệ mật thiết với các loại thức ăn (Endean & Rudkin,
1965).
Conus không những nhạy cảm với những biến đổi hóa học của môi trường
mà còn có khả năng tạo ra các chất hóa học có mùi hôi làm vũ khí tấn công làm tê
liệt con mồi. Những chất hóa học này tiết ra từ thực quản hoặc tuyến nước bọt sẽ
làm mềm vỏ con mồi và bơm vào cơ thể con mồi sau khi vỏ con mồi bị khoan thủng
bằng hàm răng kitin. Chúng tiêm nọc độc bằng các kim tiêm có dạng như những
chiếc răng kitin. Những dải răng kitin cùng với các chất hóa học đã giúp chúng vượt
qua được sự phòng thủ của con mồi.
+ Túi răng kitin:
- Các tế bào tạo răng nằm ở cuối túi kim phóng độc, chịu trách nhiệm cho
việc hình thành răng. Răng bằng kitin, ban đầu mềm dẻo, nhưng sau đó nó trở nên

cứng trong suốt quá trình di chuyển từ nhánh dài đến nhánh ngắn. Các dải răng kitin
được xếp thành 2 hàng theo chiều dọc và xếp song song với nhau, các đầu nhọn
quay về phía đáy túi. Khi ở bên trong nhánh ngắn, các răng trưởng thành và cứng.
Phần này được bao bọc bởi một lớp biểu mô ngoài dày khoảng 7,5 µm, một lớp mô
liên kết hẹp và một lớp biểu mô bên trong của các tế bào dài khoảng 25 µm. Biểu
mô bên trong cuộn nếp phức tạp và dày khoảng 125 µm.
- Dải răng kitin chủ yếu quay theo hướng hầu, tuy nhiên các hướng khác có
thể được tìm thấy. Trong một số trường hợp, các đám thể hạt nhuộm màu tối hiện
diện trong biểu mô lớp trong, và các thể hạt tương tự có thể được tìm thấy bên trong
răng. Ở vùng mà các răng kitin chuyển vào nhánh dẫn xuyên qua hầu, tất cả chúng
hướng về phía trước và được bao bọc bởi cơ của thành hầu. Trong khoang của răng
chứa rất nhiều hỗn hợp giàu các thể hạt và vật chất phi tế bào.


11
- Việc khảo sát các răng không cố định khẳng định sự hiện diện của các vật
chất dạng hạt. Sự giống nhau về hình thái của vật chất trong khoang của ống dẫn
độc rất hợp lý với việc các độc tố peptide tồn tại cả hai nơi. Vì thế, răng kitin của
Conus californicus trong túi kitin xuất hiện ngay trước các thành phần peptide độc
trước khi được chuyển tới vòi phóng độc để sử dụng trong việc săn mồi. Giả thuyết
này đối lập với các ý kiến đã thảo luận trong phần giới thiệu.
1.2.2. Cơ chế tác động của độc tố ốc cối [3]
Tuyến nọc độc chứa lượng lớn các peptide có tác động chọn lọc lên hệ thần
kinh ngoại biên và trung tâm thần kinh của động vật có xương sống và không có
xương sống. Các thành phần khác nhau sẽ có tác động riêng biệt lên các ion và các
thụ thể cũng như các nhân tố khóa khác của hệ thống thông tin liên lạc giữa các tế
bào.
Tuyến nọc độc của ốc cối chứa các peptide ngắn được gọi là conotoxin, mỗi
loài ốc cối sản sinh ra một hỗn hợp các peptide độc rất phức tạp, có cấu trúc và tính
dược lý đặc trưng. Conotoxin gồm những nhóm sau:

- Conotoxin tác động lên kênh natri: µ-, µ0- và δ-conotoxin.
- Conotoxin tác động lên kênh canxi: nhóm ω-conotoxin.
- Conotoxin tác động lên thụ thể nicotinic acetylcholine: họ α-conotoxin.
- Conotoxin tác động lên kênh kali: κ-conotoxin. Conotoxin tác động lên N-
methyl-D-aspartate: họ conantokin.
1.2.3. Tác dụng của độc tố ốc cối
Tác dụng của độc tố ốc cối: chính nhờ vào khả năng phá vỡ liên lạc giữa các tế
bào mà khoa học có thể hiểu được cơ chế hoạt động của tế bào. Tuy nhiên, nghiên
cứu chất độc của ốc cối tỏ ra hứa hẹn nhất ở khu vực y tế chữa bệnh. Hiện nay, các
nhà nghiên cứu đang bào chế thuốc chữa trị cho các bệnh thuộc hệ thần kinh tự động
miễn dịch, ung thư và triệu chứng đau mãn tính. Thuốc tổng hợp chế từ chất độc ốc


12
cối có công dụng gấp morphine hàng nghìn lần mà lại không gây nghiện. Ngoài ra,
nọc độc ốc cối còn có thể chữa động kinh và trầm cảm mãn tính [8].
Trong vòng 20 năm qua, đã có hơn 2.600 cuộc nghiên cứu được tiến hành
nhằm đánh giá một cách chính xác về đóng góp quan trọng của các độc tố chiết xuất
từ loài ốc cối đối với ngành dược và sinh học tế bào. Trong khi nghiên cứu chất độc
có thể gây chết người của một loài ốc biển, các nhà khoa học đã phát hiện chất này
có tác dụng giảm đau. Nhiều độc tố khác của ốc biển cũng đã được dùng để chữa
các bệnh nguy hiểm như tim mạch, Parkinson. Những người bị đau nhức kinh niên
như bệnh nhân bị ung thư, bị cắt cụt tay chân dùng các thuốc giảm đau thông
thường không có hiệu quả, chỉ còn mong vào những thuốc loại morphine - một
chế phẩm của thuốc phiện. Morphine dùng lâu gây nghiện, cứ phải tăng liều và
đến một lúc nào đó, người ta phải truyền chậm để morphine liên tục có trong máu,
ở Mỹ có gần 50.000 người phải truyền thuốc như vậy. Nhưng trong số đó, nhiều
người vẫn còn đau đớn khổ sở. Người ta đã tìm ra thuốc Prialt mạnh gấp 50 lần
morphine, dùng dưới dạng bơm truyền. Prialt là một thuốc tổng hợp, giống như
độc tố của loài ốc biển hình chóp (Cone snail). Người tìm ra thuốc này là Olivera

giáo sư môn sinh vật học tại Đại học Utah ở Salt Lake City. Người ta đang thử
một độc tố khác của con ốc biển, có tính chất bảo vệ dây thần kinh, hy vọng dùng
được cho những bệnh nhân bị bệnh động kinh. Ngoài ra, còn một số độc tố của
nhiều loại ốc biển khác nhau cũng đang được nghiên cứu để chữa các bệnh tim,
mạch máu, bệnh Parkinson [9].
Độc tố ACV1 được ông Bruce Livett và cộng sự ở Đại học Melbourne trích
ra từ loài ốc sên biển có vỏ hình nón còn gọi là ốc cối (Conus spp.) Một thành viên
của nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi tin rằng ACV1 không những hạn chế
được cơn đau, mà còn thúc đẩy sự tái tạo các dây thần kinh bị thương tổn. Đặc điểm
này chưa hề thấy trên các thuốc giảm đau trước đây”. Hơn nữa, ACV1 có hiệu quả
trong việc điều trị tất cả các loại bệnh đau kinh niên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu
sẽ phải tiếp tục thí nghiệm để đảm bảo rằng ACV1 không gây nghiện hoặc gây hiệu
ứng phụ - điều khó tránh khỏi với tất cả các loại thuốc hiện nay. Các nhà khoa học


13
cũng đã khẳng định độc tố ốc cối có thể làm giảm đau tốt gấp 10.000 lần morphine
[8].
1.2.4. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.4.1. Tài liệu nước ngoài [3]
Năm 1998, theo Dr. Bruce Livett, Dept (miền đông nam nước Australia) cho
biết độc tố ốc có nhiều loại khác nhau gồm: tetrodotoxin, saxitoxin và conotoxin
trong ốc cối. Mặt khác, nghiên cứu nọc độc của ốc vùng Sydney đó là Conus
imperialis và Conus pennaceous chứa độc tố alpha conotoxin, omega conotoxin
được sản xuất bởi Conus geographus và Conus magus.
Năm 1999, trong bài báo “Đa dạng sinh học của giống Conus (Fleming,
1822): Nguồn phong phú các peptide có hoạt tính sinh học” của Frédéric Le Gall,
Philippe Favreau, Georges Richard, Evelyne Benoit, Yves Letourneux và Jordi
Molgo (Pháp) nghiên cứu tổng quan về đa dạng sinh học của họ Conidae, ảnh
hưởng của môi trường sống lên Conidae đồng thời mô tả các cơ quan của tuyến nọc

độc gồm: vòi hút, hầu, ống dẫn độc tố, túi nọc độc, túi răng kitin và các loại
conotoxin trong hệ thống độc tố ốc cối. Cũng trong năm này các nhà khoa học Mỹ
là Manami Nishi

và Alan J Kohn đã nghiên cứu so sánh túi răng kitin của 11 loài
trong giống Conus spp. Trong đó có Conus bandanus và Conus textile.
Năm 2002, Jennifer Marshall, Wayne P. Kelley, Stanislav S. Rubakhin, Jon-
Paul Bingham, Jonathan V. Sweedler, và William F. Gilly trong “Những yếu tố
tương quan đến giải phẫu về sự sản sinh độc tố trong Conus californicus” mô tả chi
tiết về cấu trúc mô học của ống dẫn độc và dải răng kitin đồng thời cho biết chức
năng các cơ quan trong tuyến nọc độc của Conus californicus.
Năm 2008, các nhà khoa học Thomas F.Duda Jr, Matthew B.Bolin,
Christopher P.Meyer, Alan J.Kohn (Mỹ) đưa ra kết quả nghiên cứu khi sử dụng kỹ
thuật di truyền để phân định và mô tả một số loài trong giống Conus spp mà trước
đây biện pháp mô học thông thường chưa thực hiện được gồm các loài sau: Conus


14
sponsalis, Conus nanus, Conus ceylanensis, Conus musicus và Conus parvatus tại
miền tây Ấn Độ - Thái Bình Dương và Conus nux đông Thái Bình Dương.
1.2.4.2. Tài liệu trong nước
Năm 2006, Đào Việt Hà Viện Hải Dương học Nha Trang đưa tin: “Loài ốc
bùn Nassarius papillosus (Linnaeus, 1758) được xác định là đối tượng gây ra vụ
ngộ độc ngày 17-10-2006 tại Quảng Ngãi” [9]. Tại Việt Nam, đã xác định được ít
nhất ba loài ốc cối chứa độc tố dưới dạng nọc độc (venom) có khả năng gây chết
người, nhưng qua con đường chích khi chúng ta vô tình đụng chạm, cầm nắm phải
chúng chứ không phải qua đường tiêu hóa.
Nhưng cũng từ mẫu ốc trên viện Pasteur Nha Trang lại có kết quả sau khi
phân tích là đối tượng gây ra vụ ngộ độc trên với cái tên Pimple Nassa chứa độc tố
tetrodotoxin giống như độc tố có trong cá nóc. Là loại độc tố thần kinh cực độc (liều

gây độc từ 0,5 đến 2 mg) [3]. Theo chị Thanh Hương trong họ ốc cối có 2 loài ốc
cối được Viện Hải dương học Nha Trang xếp vào danh mục “Các loài hải sản độc
hại gây chết người” trong tài liệu truyền thông. Đó là ốc cối địa lý và ốc cối hoa
lưới. Chúng được phân bố nhiều ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương; tại Việt
Nam, chúng xuất hiện ở ven biển phía Nam và các hải đảo. Chị đã mô tả hình dáng
bên ngoài cũng như môi trường sống của chúng. Đồng thời đã đưa ra những dấu
hiệu khi bị trúng độc và phương pháp phòng ngừa sơ cứu [10].
Nguồn tin từ DS Phạm Nga: “Từ loại ốc sên biển (Conus textile), nhà thần
kinh học George Milijianich (Mỹ) đã chế ra một loại thuốc giảm đau có tên là
zinocotiden, được giới thiệu là công hiệu hơn morphine hàng chục lần” [11], hay
nguồn tin khác độc tố ốc lợi bông có tác dụng chống đau. Các nọc độc của nó chứa
nhiều peptide có tác dụng khác nhau. Có nhiều độc tố của ốc lợi bông đang được thử
nghiệm lâm sàng, một trong số đó - MVHA - có các thuộc tính chống đau mạnh, cao
hơn cả morphine. Peptide này chủ yếu được sử dụng để điều trị các chứng đau không
thể chữa được bằng các thuốc chống đau thông thường (morphine). Các độc tố khác
của ốc lợi bông hiện đang được triển khai ở cấp lâm sàng.


15
1.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Tổng quan về phương pháp sắc ký
1.3.1.1. Lịch sử ra đời phương pháp sắc ký [5]
Sắc ký lỏng thường được khám phá bởi Mikhail Twsett, một nhà khoa học
Nga. Thuật ngữ này có ngữ căn “Chromato” (màu sắc) và “Graphy” (viết, ghi) được
Twett đặt ra khi ông quan sát thấy sắc tố thảo mộc có thể được phân tách nhờ cột
phấn (Cacbonat Canxi) khi ether đóng vai trò pha động đi qua. Khi mô tả tiến trình
ông đã tiên đoán phương pháp này sẽ có những ứng dụng rộng rãi và ông đã nói
đúng. Ngày nay HPLC là một công nghệ hữu hiệu với doanh số bán ra hàng năm
vào khoảng 1 tỷ đô la trong phạm vi toàn thế giới. Tất cả các công ty dược phẩm và
kỹ thuật sinh học đều dùng HPLC trong nghiên cứu triển khai, chế tạo và kiểm tra

chất lượng. Nó đã trở thành kỹ thuật chính trong phân tích định tính, định lượng và
chế tạo các phân tử sinh học…
Các mốc thời gian về phát minh sắc ký có thể khái quát như sau:
+ 1903: Mikhail Twsett dùng ete tách các sắc tố thảo mộc ở một cột phấn
ông đặt tên cho phương pháp là “sắc ký” (Chromatography).
+ 1951: Martin và Synge được giải thưởng NOBEL do định đề về lý thuyết
sắc ký.
+ 1958: Stein và Moore phát triển phương pháp tách trao đổi ion tự động của
các axit amin, kết quả họ nhận được giải NOBEL năm 1972 vì đã xác định Protein
bằng kỹ thuật này.
+ 1959: Porath và Flodin phát hiện Polydextran liên kết chéo có thể được
dùng để phân tách các phân tử sinh học.
+ 1965: Stahl phát hành “Thin Layer Chromatography Handbook (sổ tay sắc
ký lớp mỏng).
+ 1969: Journal Of Gas Chromatography (báo sắc ký khí) trở thành Journal
of Chromatography (báo sắc ký).


16
+ 1972: Maors và Kirkland dùng các tiểu phần có kích thước nhỏ (

10 pm)
làm chất nhồi cột.
+ 1976: Regnier báo cáo phân tách protein bằng HPLC rây phân tử và trao
đổi ion. Sự di chuyển bề mặt phân cách có thể hình thành bởi phép phân tích sắc ký
lỏng/khối phổ (Mass Spectrography).
+ 1977: Krummeu và Frei, Molnar và Horvath thông báo kết quả phân tách
protein, dùng các bơm HPLC kiểm soát bằng bộ vi xử lý. Bennett dùng TFA
(Trifluoro Acetic Axit) để phân tách Peptide bằng sắc ký pha đảo.
+ 1978: Toga Soda giới thiệu các cột TSK để dùng trong các sắc ký rây phân

tử Rivier sử dụng TEAP (Triethylammonium Phosphte) làm pha động để phân tích
Peptide.
+1979: Mikes báo cáo dùng polymer phân tách Protein bằng trao đổi ion hiệu
năng cao.
+ 1980: Meek dự đoán thời gian lưu giữ Peptide.
+ 1981: Cuộc họp đầu tiên của International Symposium On HPLC of
Protein And Peptides (hội thảo quốc tế về HPLC của Protein và Peptide; về sau
được gọi là International Symposium on HPLC of Protein, Peptides And
Polynucleotide (ISPPP) tổ chức ở Washinton p.c (hội thảo quốc tế về HPLC của
protein, peptide và polynucleotide).
+ 1983: Kato mô tả sắc ký tương tác kỵ nước hiệu năng cao.
+ 1984: Những cột nhỏ với lòng đường kính bên trong 1 mm được dùng để
tách Protein.
+ 1984-1986: Snyder, Hearn, Horvath, Karger và một số người khác phát
triển các kiểu tương tác cơ học Protein ở HPLC. Nhiều kiểu phát triển khác được
mô tả ở báo cáo hội thảo của Gournal of Chromatography kết hợp với ISPPP hay
hội thảo quốc tế về sắc ký lỏng ở cột, cả hai cùng họp hàng năm.


17
+ 1985: sự phân tán điện trên bề mặt phân cách tạo nên nguyên lý sắc ký
lỏng - khối phổ (LC/MS).
1.3.1.2. Đặc điểm chung của phương pháp sắc ký
Sắc ký (Chromatography) là một phương pháp phân riêng vật lý mà trong đó
các thành phần sẽ được phân riêng nhờ sự phân bố giữa hai pha, một pha cố định
gọi là pha cố định và pha còn lại chuyển động theo một hướng gọi là pha di động.
Sắc ký cột là một quá trình mà trong đó pha di động thì liên tục di chuyển qua lớp
sắc ký và mẫu được đưa vào hệ thống bằng các lần bơm nhất định. “Định nghĩa
chính thức của Hội hoá học cơ bản và ứng dụng quốc tế (IUPAC)” [5].
Khi tiếp xúc với pha tĩnh, các cấu tử của hỗn hợp sẽ phân bố giữa pha động

và pha tĩnh tương ứng với tính chất của chúng (tính bị hấp phụ, tính tan…). Trong
hệ thống sắc ký chỉ có các phân tử pha động mới chuyển động dọc theo hệ sắc ký.
Các chất khác nhau sẽ có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh. Trong quá
trình chuyển động dọc theo hệ sắc ký hết lớp pha tĩnh này đến lớp pha tĩnh khác, sẽ
lặp đi lặp lại quá trình hấp phụ, phản hấp phụ. Hệ quả là các chất có ái lực lớn với
pha tĩnh sẽ chuyển động chậm hơn qua hệ thống sắc ký so với các chất tương tác
yếu hơn pha này. Nhờ đặc điểm này mà người ta có thể tách các chất qua quá trình
sắc ký [6].
1.3.1.3. Phân loại phương pháp sắc ký [5]
Trong phương pháp sắc ký, pha động phải là các lưu thể (các chất ở dạng khí
hay lỏng) còn pha tĩnh có thể là các chất ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Dựa vào trạng
thái tập hợp của pha động, người ta có thể chia sắc ký thành hai nhóm lớn: SẮC KÝ
KHÍ (Gas Chromatography - GC) và SẮC KÝ LỎNG (Liquid Chromatography -
LC). Dựa vào cơ chế trao đổi của các chất giữa hai pha động và tĩnh người ta lại
chia các phương pháp sắc ký thành các nhóm nhỏ hơn.


18
Hình 1.4: Phân loại các phương pháp sắc ký
- Sắc ký khí: trong sắc ký khí mẫu được tách do sự phân bố giữa pha tĩnh và
pha động nhờ cơ chế hấp phụ, phân bố hoặc kết hợp cả hai cơ chế này.
+ Khi pha tĩnh là một chất hấp phụ rắn thì kỹ thuật phân tích được gọi là sắc
ký khí – rắn.
+ Khi pha lỏng được gắn lên bề mặt của chất mang trơ hoặc được phủ dưới
dạng một lớp phim mỏng bên thành cột mao quản thì kỹ thuật này được gọi là sắc
ký khí – lỏng.
- Sắc ký lỏng: là quá trình tách do ái lực khác nhau của các cấu tử lỏng đối
với lưu chất hấp phụ rắn.
+ Lực hấp phụ bao gồm lực Van de Walls, lực cảm ứng, lực liên kết hóa học
và lực liên kết hydrogen.

+ Sắc ký lỏng xác định được rất nhiều loại cấu tử, đặc biệt là các chất có khối
lượng phân tử lớn.
GSC
Sắc ký
Khí Lỏng
Nhồi Ống hở LSC BPC IEC SEC
GLC WCOT PLOT

×