Bài tập nhóm: Phân tích tài chính doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN
VĨNH SƠN – SÔNG HINH
--- 0 ---
Sinh viên thực hiện:
1. Trần Lê Sơn 34k06.1
2. Phan Thị Kim Thoa 34k06.1
3. Ngô Thị Ái Vân 34k06.1
4. Võ Thị Đạo 34k06.3
- Trang 1 -
Bài tập nhóm: Phân tích tài chính doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
A. TÓM TẮT:
1. Mục tiêu: dựa trên báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 phân tích số liệu kết hợp với
đặc điểm hoạt động của công ty để đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp, dự
đoán tiềm lực tài chính trong tương lai và đưa ra tư vấn có nên mua cổ phiếu công ty
không.
2. Phương pháp phân tích:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích bằng tỷ số.
- Phân tích dòng tiền.
3. Kết quả phân tích: xác định được công ty không gặp rủi ro phá sản, tình hình tài chính
vững mạnh, nên mua cổ phiếu.
B. GIỚI THIỆU NGÀNH:
1. Giới thiệu về ngành điện:
Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) là tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng
chính phủ quyết định thành lập năm 1994, từ tháng 6/2006 EVN được chuyển đổi thành
tập đoàn điện lực Việt Nam, là một trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò chính
trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân.
Tập đoàn điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế đa sở hữu, kinh doanh đa ngành
trong đó đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, tài chính,
ngân hàng, cơ khí điện lực là các ngành kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất
kinh doanh với khoa học công nghệ, đào tạo làm nòng cốt để điện lực Việt Nam phát triển
nhanh và bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.
EVN hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ vừa
trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết, các
ngành nghề kinh doanh mới.
2. Giới thiệu về công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh:
- Trang 2 -
Bài tập nhóm: Phân tích tài chính doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
Tiền thân là nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn thực thuộc công ty Điện lực III. Khởi
công xây dựng ngày 15/9/1991, đưa vào sản xuất và hòa lưới điện quốc gia ngày
04/12/1994. năm 1999, để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống điện và tận dụng kinh
nghiệm tích lũy trong quản lý vận hành nhà máy điện của đội ngũ quản lý của Nhà máy
Vĩnh Sơn, tổng công ty Điện lực Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho nhà máy thủy điện Vĩnh
Sơn quản lý và vận hành dự án nhà máy thủy điện Sông Hinh.
Từ tháng 7/2000, nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn được đổi tên thành nhà máy thủy
điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh với 4 tổ máy hoạt động cung cấp sản lượng điện hơn 600 triệu
KWh vào lưới điện quốc gia hàng năm.
Ngày 18/07/2006 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, vốn điều lệ của công ty tính đến tháng 9/2007 là
1,250,000,000,000đ, tương ứng với 125,000,000 cổ phiếu được giao dịch, với tên giao dịch
là VSH.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh điện năng; quản lý, vận hành và bảo
dưỡng các nhà máy thuỷ điện; tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công các dự án xây
dưng nhà máy thuỷ điện; thí nghiệm điện; kinh doanh vật tư thiết bị trong lĩnh vực điện.
Với công suất 66MW và sản lượng điện hàng năm 230 triệu KWh, Nhà máy Thuỷ điện
Vĩnh Sơn là nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên. VSH
cung cấp khoảng 2.4 % trong tổng công suất quốc gia. Cổ đông nắm giữ vốn cổ phần của
Công ty: Sở hữu nhà nước 60%, sở hữu ĐTNN 22.13%, cổ đông khác là 17.87%.
C. PHÂN TÍCH CHÍNH:
1. Phân tích chiến lược:
1.1. Môi trường kinh doanh vĩ mô:
1.1.1. Môi trường nhân khẩu học: Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1-4-2009 là
85.789.573 người, là nước đông dân thứ ba ở Ðông - Nam Á và đứng thứ 13 trong số
những nước đông dân nhất thế giới. Dân số trung bình năm 2009 là 86,025 triệu người. Sau
mười năm dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn
người. Mặc dù vậy, với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số vẫn còn cao và duy trì trong
- Trang 3 -
Bài tập nhóm: Phân tích tài chính doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
vòng nhiều năm nữa, theo dự báo dân số nước ta sắp công bố tới đây, sẽ còn tiếp tục tăng
đến giữa thế kỷ 21 (tức vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không
tiếp tục tăng) với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm mười
nước có dân số lớn nhất thế giới. Dẫn đến nhu cầu dùng điện là không thể thiếu trong đời
sống sinh hoạt của người dân.
1.1.2. Môi trường kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng: theo EVN, việc tăng trưởng kinh tế những năm gần đây rất
nhanh đã kéo theo nhu cầu về điện ngày càng cao. Đặc biệt, do hệ thống máy móc thiết bị
lạc hậu cũng như kiến thức sử dụng điện chưa cao nên việc sử dụng điện còn lãng phí.
Điều đó dẫn đến nhu cầu tăng trưởng điện lớn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế.
- Lãi suất: năm 2009, ngân hàng nhà nước hạ lãi suất cơ bản đồng thời Chính phủ đưa
ra các gói kích cầu để phát triển kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được cho
vay hỗ trợ lãi suất với mức 4%/năm. Nhờ vào sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền
tệ và chính sách tài khóa của Chính Phủ, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty
Cổ Phần thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh đã có động lực để vượt qua giai đoạn khó khăn
của nền kinh tế.
- Lạm phát: Lạm phát tác động đến giá một số vật tư, dự phòng thay thế phục vụ cho
các tổ máy phát điện tăng.
- Tỷ giá hối đoái: ảnh hưởng đến giá thành các thiết bị do hầu hết các thiết bị, máy
móc của ngành điện Việt Nam vì chúng ta chưa sản xuất được nên Công ty phải nhập khẩu
từ nước ngoài.
1.1.3. Môi trường chính trị pháp luật:môi trường chính trị ổn định tạo thuận lợi cho ngành
điện.
1.1.4. Môi trường toàn cầu: áp lực nghĩ ra cách thay thế điện chạy bằng sức nước bởi một
nguồn nguyên liệu mới do trái đất ngày càng nóng lên
1.1.5. Môi trường công nghệ: EVN đầu tư bằng các trang thiết bị hiện đại của nước ngoài.
1.2. Ngành công nghiệp:
- Trang 4 -
Bài tập nhóm: Phân tích tài chính doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
1.2.1. Áp lực từ sản phẩm thay thế: Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho sản xuất và
sinh hoạt do đó gần như không có sản phẩm thay thế.
1.2.2. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiền ẩn: thấp vì thực tế phần lớn các nhà máy sản xuất
điện đều trực thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.
1.2.3. Áp lực từ người mua: thấp vì hiện nay EVN là người mua và phân phối điện dĩ nhiên
cũng gây áp lực đối với cả các nhà máy điện độc lập IPP.
1.2.4. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: thấp vì ngành điện là tập đoàn Nhà nước
1.3. Chiến lược cạnh tranh của công ty: ngành điện Việt Nam là tập đoàn Nhà nước, độc
quyền phân phối nên không đề cập nhiều đến chiến lược cạnh tranh của công ty.
2. Phân tích kế toán:
Mục đích: đánh giá mức độ số liệu kế toán công ty phản ánh được thực tế các hoạt
động doanh nghiệp.
Phương pháp kế toán:
Bước 1: nhận diện các phương pháp kế toán chính
- Phương pháp đo lường và ghi nhận doanh thu: doanh thu bán điện được ghi nhận
hàng tháng ngay sau khi sản lượng điện sản xuất phát lên lưới điện quốc gia có xác nhận
hàng tháng của EVN. Doanh thu bán điện được ghi nhận không phụ thuộc vào việc đã
nhận được tiền hay chưa.
- Hàng tồn kho: hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa gía gốc và
giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá gốc của hàng tồn kho
được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được
được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị,
bán hàng và phân phối phát sinh.
- Tài sản cố định: tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn
luỹ kế. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian
hữu dụng ước tính.
Bước 2: đánh giá mức độ linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp kế toán,
phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng có thể thay đổi một cách linh hoạt tuỳ
- Trang 5 -
Bài tập nhóm: Phân tích tài chính doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
thuộc vào mục đích của công ty chứ không phải trong khuôn khổ chỉ là sử dụng một
phương pháp đó.
Bước 3: đo lường mức độ sử dụng phương pháp kế toán.
- Các phương pháp kế toán công ty sử dụng phù hợp với thông lệ chung của ngành.
- Trong năm qua công ty không thay đổi phương pháp kế toán hoặc các ước tính của
nó.
Bước 4: đo lường chất lượng của việc công bố thông tin.
- Công ty có công bố đầy đủ các thông tin cần thiết để giúp các nhà đầu tư đánh giá
được chiến lược của công ty và hiệu quả của nó.
- Công ty có giải thích và kết quả hiện tại của nó trong thuyết minh báo cáo tài chính.
- Thuyết minh BCTC có giải thích đầy đủ những phương pháp kế toán mà công ty đã
sử dụng.
Bước 5: xác định những vùng nghi ngờ: đối với doanh nghiệp tất cả đều diễn ra
bình thường không có sự gia tăng đột ngột.
3. Phân tích tài chính:
3.1. Cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính:
Phân tích cấu trúc tài sản:
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
A. tài sản ngắn hạn
993,925,785,411
40.025%
1,157,862,829,588
44.914%
1,652,466,387,609
54.630%
Tiền và các khoản
tương đương tiền
47,989,060,180
1.933%
195,063,843,016
7.567%
671,424,614,553
22.197%
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
825,685,326,000
33.250%
785,685,326,000
30.477%
550,685,326,000
18.205%
Các khoản phải thu
ngắn hạn
99,349,590,941
4.001%
156,524,636,520
6.072%
388,333,057,938
12.838%
Hàng tồn kho
20,832,364,290
0.839%
20,525,974,052
0.796%
41,906,769,027
1.385%
Tài sản ngắn hạn
khác
69,444,000
0.003%
63,050,000
0.002%
116,620,091
0.004%
B. Tài sản dài hạn
1,489,324,555,639
59.975%
1,420,096,688,193
55.086%
1,372,380,650,309
45.370%
Các khoản phải thu
dài hạn
0.000%
0.000%
0.000%
Tài sản cố định
1,478,057,271,097
59.521%
1,405,903,837,182
54.536%
1,355,576,270,740
44.815%
Bất động sản đầu tư
0.000%
0.000%
0.000%
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
9,968,708,390
0.401%
12,201,428,634
0.473%
14,812,957,192
0.490%
- Trang 6 -