1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KHAI THÁC THỦY SẢN
VŨ NHƯ TÂN
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUY CƠ
TAI NẠN TRONG SẢN XUẤT CỦA NGHỀ CÂU
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH KHÁNH HOÀ
Đồ án tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành An toàn Hàng hải
Nha Trang, tháng 11 năm 2008
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KHAI THÁC THỦY SẢN
VŨ NHƯ TÂN
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUY CƠ
TAI NẠN TRONG SẢN XUẤT CỦA NGHỀ CÂU
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH KHÁNH HOÀ
Đồ án tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành An toàn Hàng hải
Cán bộ hướng dẫn:
TS. Phan Trọng Huyến
Nha Trang, tháng 11 năm 2008
3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………… …………
…………………………………………
Giáo viên hướng dẫn
TS. Phan Trọng Huyến
4
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Vũ Như Tân
MSSV: 46131123
Lớp: 46ATHH
Chuyên ngành: An toàn Hàng hải
Tên đồ án: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tai nạn trong sản xuất của
nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa.
Nhận xét của cán bộ phản biện
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nha Trang, tháng 11 năm 2008
Cán bộ phản biện
Đánh giá chung
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nha Trang, tháng 11 năm 2008
Chủ tịch hội đồng
5
LỜI CẢM ƠN !
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã được các thầy, các cơ quan đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Em mong muốn
được gửi lời cám ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô trong Khoa Khai thác Thủy sản. Đặc biệt là các thầy:
1) Phan Trọng Huyến
2) Nguyễn Đức Sỹ
3) Trần Đức Phú
4) Nguyễn Quốc Khánh
5) Phạm Quang Tuyến.
Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà
Thuyền trưởng các tàu phỏng vấn
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung bộ
Hiệp Hội nghề cá
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 08 tháng 11 năm 2008
Người thực hiện
Vũ Như Tân
6
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan vấn đề nghiên cứu này do tôi tự làm. Tôi thực hiện theo sự
hướng dẫn của thầy Tiến sĩ Phan Trọng Huyến. Tôi đã đưa ra những luận điểm khoa
học và dựa vào những luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
Người cam đoan
Vũ Như Tân
7
MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH TỐT NGHIỆP i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iii
LỚI CẢM ƠN iv
LỜI CAM ĐOAN v
MỤC LỤC vi
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG xi
DANH MỤC CÁC HÌNH xiii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I TỔNG QUAN 18
I.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 18
II.Tổng quan về nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa 20
1.Số lượng tàu thuyền 20
2.Ngư trường và nguồn lợi 21
3.Lao động nghề câu 23
Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
I.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 25
1.Thời gian - địa điểm và đối tượng nghiên cứu 25
2.Khách thể nghiên cứu 25
3.Đối tượng khảo sát 26
4.Phạm vi nghiên cứu 26
II.Giả thuyết nghiên cứu 26
III.Phương pháp nghiên cứu 27
1.Giả thuyết 1: Nguy cơ tai nạn đối với tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh
Hòa là do vỏ tàu kém chất lượng. 27
1.1. Cách đánh giá nguy cơ 27
1.2. Luận cứ 28
1.3. Phương pháp thu thập thông tin 28
8
2.Giả thuyết 2: Nguy cơ tai nạn xảy ra đối với tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh
Khánh Hòa là do yếu tố máy động lực không đảm bảo chất lượng. 29
2.1. Cách đánh giá nguy cơ 29
2.2. Luận cứ 29
2.3. Phương pháp thu thập thông tin 29
3.Giả thuyết 3: Nguy cơ tai nạn đối với tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh
Hòa là do yếu tố thiết bị tàu không đảm bảo chất lượng. 30
3.1. Cách đánh giá nguy cơ 30
3.2. Luận cứ 30
3.3. Phương pháp thu thập thông tin 30
4.Giả thuyết 4: Nguy cơ tai nạn đối với tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh
Hòa là do yếu tố trang thiết bị khai thác. 30
4.1. Cách đánh giá nguy cơ 30
4.2. Luận cứ 30
4.3. Phương pháp thu thập thông tin 31
5.Giả thuyết 5: Nguy cơ tai nạn xảy ra đối với tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh
Khánh Hòa là do yếu tố trang thiết bị an toàn không đảm bảo về số lượng và
chất lượng. 31
5.1. Cách đánh giá nguy cơ 31
5.2. Luận cứ 31
5.3. Phương pháp thu thập thông tin 31
6.Giả thuyết 6: Nguy cơ tai nạn đối với tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh
Hòa là do ngư trường khai thác chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai. 32
6.1. Cách đánh giá nguy cơ 32
6.2. Luận cứ 32
6.3. Phương pháp thu thập thông tin 32
7.Giả thuyết 7: Nguy cơ tai nạn đối với tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh
Hòa là do thuyền viên trên tàu kém chất lượng. 32
7.1. Cách đánh giá nguy cơ 32
7.2. Luận cứ 33
7.3. Phương pháp thu thập thông tin 33
8.Giả thuyết 8: Nguy tai nạn trong sản xuất 33
8.1. Cách đánh giá nguy cơ 33
8.2. Luận cứ 33
8.3. Phương pháp thu thập thông tin 33
Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
I.Chứng minh luận điểm 1 35
9
1.Tên luận điểm 35
2.Luận cứ 35
2.1. Luận cứ 1: Mức độ nguy cơ tai nạn theo số năm sử dụng tàu thuyền 35
2.2. Luận cứ 2: Mẫu tàu và vật liệu vỏ tàu 36
2.3. Luận cứ 3: Tai nạn xảy ra và mức độ sửa chữa của vỏ tàu 37
II.Chứng minh luận điểm 2 38
1.Tên luận điểm 38
2.1. Luận cứ 1: Tàu không có máy trưởng 38
2.2. Luận cứ 2: Nguồn gốc, tình trạng và số tàu đã thay máy chính 39
2.3. Luận cứ 3: Sự cố đã gặp đối với máy chính 41
2.4. Luận cứ 4: Máy phụ và diamo 42
2.5. Luận cứ 5: Sự cố đối với chân vịt 43
III.Chứng minh luận điểm 3 44
1.Tên luận điểm 44
2.Luận cứ 44
2.1. Luận cứ 1: Trang thiết bị neo 44
2.2. Luận cứ 2: Trang thiết bị lái 45
IV.Chứng minh luận điểm 4 47
1.Tên luận điểm 47
2.Luận cứ 47
2.1. Luận cứ 1: Máy thu dây chính 47
2.2. Luận cứ 2: Thực trạng trang bị máy thu dây nhánh, máy thả câu, cần
cẩu 47
V.Chứng minh luận điểm 5 49
1.Tên luận điểm 49
2.1. Luận cứ 1: Phương tiện cứu sinh 49
2.2. Luận cứ 2: Trang bị thông tin liên lạc 52
2.3. Luận cứ 3: Trang bị hàng hải 54
2.4. Luận cứ 4: Trang bị tín hiệu 57
2.5. Luận cứ 5: Trang bị cứu hỏa 60
2.6. Luận cứ 6: Trang bị chống thủng, chống đắm 62
2.7. Luận cứ 7: Trang bị bảo hộ cá nhân 63
VI.Chứng minh luận điểm 6 65
1.Tên luận điểm 65
2.Luận cứ 65
2.1. Luận cứ 1: Khả năng chịu đựng sóng gió của tàu thuyền 65
10
2.2. Luận cứ: Tần xuất của các cơn bão xuất hiện trên ngư trường hoạt
động của tàu 65
VII. Chứng minh luận điểm 7 77
1.Tên luận điểm 77
2.Luận cứ 77
2.1. Luận cứ 1: Trình độ học vấn 77
2.2. Luận cứ 2: Bằng cấp chuyên môn 78
2.3. Luận cứ 3: Tuổi đời 79
2.4. Luận cứ 4: Hiểu biết pháp luật 81
VIII.Chứng minh luận điểm 8 81
1.Tên luận điểm 81
2.Luận cứ 81
2.1. Luận cứ 1: Tai nạn lao động 81
2.2. Luận cứ 2: Tai nạn gây ra đối với ngư cụ 85
2.3. Luận cứ 3: Tai nạn đối với tàu thuyền 88
2.4. Luận cứ 4: Một số sự cố 89
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 92
I. KẾT LUẬN 92
II. ĐỀ XUẤT 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
11
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT
BVNLTS: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
TCN: Tiêu chuẩn ngành.
KHCN: Khoa học Công nghệ
VN: Việt Nam.
TQ: Trung Quốc.
HQ: Hàn Quốc.
LX, Lxô: Liên Xô.
ĐL: Đài Loan.
HL: Hải lý.
CV, cv: Đơn vị công suất tàu.
TN: Tai nạn.
BTS: Bộ Thủy sản.
12
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa
Bảng 1.2: Kết quả bước đầu nghiên cứu thực trạng an toàn lao động của một số
nghề khai thác thủy sản ở Khánh Hòa
Bảng 2.1: Mức độ tăng nguy cơ tai nạn theo năm sử dụng của thân tàu
Bảng 3.1: Thực trạng vỏ tàu theo năm sử dụng
Bảng 3.2: Tổng hợp mẫu tàu và vật liệu vỏ theo nhóm công suất
Bảng 3.3: Tai nạn xảy ra và mức độ sửa chữa của vỏ tàu theo nhóm công suất
Bảng 3.4: Thực trạng bằng cấp máy trưởng trên tàu
Bảng 3.5: Tổng hợp thông tin sử dụng máy chính theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.6: Tổng hợp sự cố đã gặp đối với máy chính theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.7: Tổng hợp trang bị máy phụ và diamo theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.8: Tổng hợp sự cố đối với chân vịt
Bảng 3.9: Thực trạng trang bị neo theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.10: Tổng hợp sự cố xảy ra với neo nổi
Bảng 3.11: Thực trạng trang bị bánh lái theo các nhóm công suất tàu
Bảng 3.12: Tổng hợp sự cố xảy ra với bánh lái theo nhóm công suất
Bảng 3.13: Thực trạng trang bị máy thu dây chính và sự cố xảy ra
Bảng 3.14: Thực trạng trang bị máy thu dây nhánh, máy thả câu, cần cẩu theo nhóm
công suất tàu
Bảng 3.15: Thực trạng trang bị phao cứu sinh theo nhóm công suất
Bảng 3.16: Tổng hợp vật nổi thay thế trên tàu theo nhóm công suất
Bảng 3.17: Thực trạng máy đàm thoại liên lạc tầm gần theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.18: Thực trạng trang bị máy đàm thoại tầm xa theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.19: Thực trạng trang bị Radio nghe thời tiết theo công suất tàu
Bảng 3.20: Thực trạng trang bị la bàn từ theo nhóm công suất
Bảng 3.21: Thực trạng trang bị ra đa và máy đo sâu, dò cá theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.22: Thực trạng máy định vị trên các tàu câu cá ngừ theo nhóm công suất
13
Bảng 3.23: Thực trạng trang bị hải đồ theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.24: Thực trạng trang bị bản thủy triều theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.25: Thực trạng trang bị ống nhòm theo các nhóm công suất tàu
Bảng 3.26: Thực trạng trang bị dụng cụ đo sâu bằng tay theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.27: Thực trạng trang bị tín hiệu theo nhóm công suẩt tàu
Bảng 3.28: Thực trạng trang bị cứu hỏa theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.29: Thực trạng trang bị chống thủng, chống đắm theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.30: Thực trạng trang bị bảo hộ lao động cá nhân theo nhóm công suất tàu
Bảng 3.31: Khả năng chịu đựng sóng gió của tàu thuyền theo nhóm công suất
Bảng 3.32: Thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Việt Nam năm 2003
Bảng 3.33: Thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Việt Nam năm 2004
Bảng 3.34: Thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Việt Nam năm 2005
Bảng 3.35: Thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Việt Nam năm 2006
Bảng 3.36: Thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Việt Nam năm 2007
Bảng 3.37: Thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Việt Nam năm 2008
Bảng 3.38: Tổng hợp sự tác động của bão tới ngừ trường khai thác cá ngừ đại
dương
Bảng 3.39: Tổng hợp về trình độ học vấn
Bảng 3.40: Tổng hợp về bằng cấp chuyên môn
Bảng 3.41: Tổng hợp thuyền viên theo nhóm tuổi
Bảng 3.42: Tổng hợp tai nạn lao động
Bảng 3.43: Tổng hợp tai nạn đối với ngư cụ
Bảng 3.44: Tổng hợp tai nạn đối với tàu thuyền
Bảng 3.45: Tổng hợp sự cố xảy ra
14
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu mức độ nguy cơ tai nạn
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện thực trạng sử dụng mẫu tàu và vật liệu vỏ
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện sự cố xảy ra và sửa chữa
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tình hình máy trưởng trên tàu
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện thông tin máy chính
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện sự cố đối với máy chính
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện thực trạng trang bị máy phụ và diamô
Hình 3.8: Thể hiện sự cố đã xảy ra với bánh lái
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện thực trạng trang bị thiết bị khai thác
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện thực trạng trang bị phao cứu sinh
Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện cơ cấu trang bị phao tròn cứu sinh
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện cơ cấu trang bị phao áo cứu sinh
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện tình hình trang bị thông tin liên lạc
Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện tình hình trang bị hàng hải
Hình 3.15: Cơ cấu màu sắc đèn cột
Hình 3.16: Cơ cấu màu sắc đèn lái
Hình 3.17: Cơ cấu trang bị đèn hiệu đánh cá
Hình 3.18: Cơ cấu trang bị vật hiệu đánh cá
Bảng 3.28: Thực trạng trang bị cứu hỏa theo nhóm công suất tàu
Hình 3.19: Biểu đồ thể hiện thực trạng trang bị cứu hỏa
Hình 3.20: Cơ cấu trang bị bình cứu hỏa
Hình 3.21: Cơ cấu trang bị bơm cứu hỏa
Hình 3.22: Biểu đồ thể hiện thực trạng trang bị chống thủng, chống đắm
Hình 3.23: Biểu đồ thể hiện mức độ tác động của bão tới ngư trường khai thác
Hình 3.24: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về trình độ học vấn của thuyền viên
Hình 3.25: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thuyền viên theo nhóm tuổi
Hình 3.26: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tai nạn lao động
15
Hình 3.27: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tai nạn đối với ngư cụ
Hình 3.28: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tai nạn đối với tàu thuyền
Hình 3.29: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sự cố xảy ra
16
LỜI MỞ ĐẦU
Nghề câu cá ngừ đại dương là một trong những nghề khai thác hải sản đem
lại sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao đồng thời là nghề quan trọng của chương trình
khai thác hải sản xa bờ. Nghề câu cá ngừ đại dương bắt đầu được du nhập vào Việt
Nam từ những năm 1990 và phát triển mạnh ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa.
Trong 3 năm trở lại đây, nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hoà đang có
xu hướng giảm dần. Khánh Hòa hiện có 104 tàu câu cá ngừ đại dương, sản lượng
khai thác hàng năm đạt từ 1.500 - 2.000 tấn. Vụ khai thác năm 2008, có 50% chủ
tàu đã chuyển sang nghề khai thác lộng ven bờ; có tới 60% tàu nằm bờ vì đánh bắt
không hiệu quả, sản lượng thấp [1]. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân,
trong đó đặc biệt là thiếu sự an toàn của người và phương tiện sản xuất trên biển.
Trong nhiều năm qua, nhiều tai nạn tàu cá đã xảy ra, không những gây thiệt
hại nghiêm trọng đến sinh mạng và tài sản của ngư dân, mà còn ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất của Ngành Thủy sản. Chỉ riêng năm 2006, ngoài tai nạn do các
cơn bão gây ra làm chìm, đắm hàng chục tàu cá, làm chết và mất tích hàng trăm
người, làm hàng ngàn tàu bị hư hại do va đập… thì theo thông tin tổng hợp từ các
địa phương và Ðài thông tin Duyên hải, trên vùng biển Việt Nam đã xảy ra 73 vụ tai
nạn với 55 tàu cá và 447 ngư dân [1].
Nghề câu cá ngừ đại dương là nghề hoạt động xa bờ trong điều kiện sóng gió
lớn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện. Những nguy cơ tai
nạn luôn luôn xuất hiện do chính bản thân những yếu tố mà tàu thuyền đang chứa
đựng. Ví dụ như máy tàu cũ chất lượng kém, vỏ tàu gỗ đã qua sử dụng nhiều năm…
sẽ chứa đựng nhiều tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trên biển. Nguy cơ tai nạn mặc dầu
chưa xảy ra nhưng ta có thể xác định, dự đoán chúng thông qua các dấu hiệu.
17
Việc xác định những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn là cần thiết để làm cơ sở xây
dựng các giải pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trong quá trình hoạt
động trên biển. Đứng trước tình hình đó, Trường Đại học Nha Trang – Khoa Khai
thác Thủy sản đã giao cho tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến nguy cơ tai nạn trong sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh
Khánh Hòa”. Để làm được điều này tôi tiến hành thực hiện các nội dung sau:
1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2. Những luận điểm khoa học của đề tài nghiên cứu
3. Xác định luận cứ chứng minh luận điểm khoa học đã đề xuất
4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn.
Với sự giúp đỡ của thầy Tiến sĩ Phan Trọng Huyến trong khoảng thời gian từ
28/07/2008 đến ngày 08/11/2008 tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Tôi xin chân
thành cảm ơn thầy Tiến sĩ Phan Trọng Huyến đã tận tình chỉ dạy cho tôi.
Trong quá trình thực hiện đồ án bản thân đã rất cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu
nhưng do thời gian có hạn, do đó chắc sẽ còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu, cũng
như đưa ra các ý kiến phân tích đánh giá, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp bổ sung, giúp đỡ của quý thầy cùng các bạn sinh viên để nội dung đồ án được
hoàn thiện và có nhiều ứng dụng trong thực tế hơn.
Nha Trang, tháng 11 năm 2008
Người thực hiện
Vũ Như Tân
18
Chương I TỔNG QUAN
I.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong suốt thời gian thực tập, tôi đã bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm những
tài liệu nghiên cứu về nguy cơ tai nạn trong sản xuất của nghề câu cá ngừ đại
dương. Nhưng tôi không tìm thấy bất kỳ một tài liệu nào, có thể tôi không tìm thấy
giữa kho tàng kiến thức vô hạn hoặc cũng có thể đây là vấn đề mới chưa ai nghiên
cứu. Sau đây là những tài liệu có liên quan đến đề tài mà tôi tham khảo được:
“Kết quả nghiên cứu một vài tiêu chuẩn an toàn hàng hải của tàu thuyền
nghề cá Việt Nam” của Ths. Phan Trọng Huyến - Khoa Khai thác Thủy sản (Tập
san Khoa học Công nghệ Thủy sản số 02/1999). Vấn đề đặt ra trong bài báo là tàu
thuyền cỡ lớn đều có các phương pháp để trang bị đáp ứng các yêu cầu của tàu như
diện tích bánh lái bao nhiêu là vừa, trọng lượng neo bao nhiêu là đủ lực giữ đường
kính lĩn neo bao nhiêu là đủ độ bền… thì tàu thuyền nghề cá Việt Nam chưa có. Vì
vậy mục tiêu của đề tài là nhằm xác định được các hệ số về cấu trúc vỏ tàu, trang bị
neo lái, định mức trang bị cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng… phù hợp với: cỡ tàu,
nghề, phong tục tập quán của địa phương, trình độ của ngư dân… Từ đó tác giả đi
nghiên cứu các hệ số từ K1 đến K7, kết quả tính toán được là các hệ số theo từng
địa phương khác nhau thì khác nhau.
“Đánh giá quy mô nghề câu vàng và nghề lưới rê kai thác cá ngừ tại thành
phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa” của Ths. Trần Đức Lượng Khoa Khai thác Thủy
sản (Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản số 02/2005). Ở đây tác giả so sánh hai
nghề lưới rê và câu vàng về độ mạnh, cường lực, hiệu quả nghề thông qua việc xác
định khối nước tác dụng.
“Hiện trạng công nghệ khai thác hải sản ở khu vực quần đảo Trường Sa” của
Nguyễn Phi Toàn - Viện nghiên cứu Hải sản (Tạp chí Thủy sản số 01/2007). Bằng
việc thống kê những thông số, kích thước cơ bản của vỏ tàu và thiết bị trên tàu làm
nghề câu ở khu vực đảo Trường Sa, thống kê hiệu quả khai thác tác giả đã phản ánh
hiện trạng tàu câu ở đây.
19
“Nghề câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa những vấn đề cần quan tâm” của
Nguyễn Ngọc Việt - Trung tâm Khuyến Ngư Khánh Hòa (Khoa học Công nghệ và
Môi Trường số 5/2006). Tác giả nêu ra quá trình hình thành và phát triển, thực trạng
tàu thuyền, ngư trường và mùa vụ khai thác, tình hình tổ chức thu mua cá ngừ đại
dương ở Khánh Hòa. Từ mỗi vấn đề thấy được khó khăn và tác giả đề xuất ý kiến
nhằm khắc phục khó khăn để nghề cá ngừ của tỉnh phát triển.
“Một số vấn đề khoa học thực tiễn đảm bảo an toàn đi biển cho tàu đánh cá”
của PGS. TS Nguyễn Quang Minh - Khoa Cơ khí Đại học Thủy Sản (Tạp chí Khoa
học Công nghệ Thủy sản, số đặc biệt 2004). Công trình của tác giả nghiên về việc
thiết kế một con tàu hay giải quyết các bài toán để đảm bảo các thông số để con tàu
không bị lật, chìm.
“Nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa http:// www.nafec.gov.vn”,
nói về quá trình hình thành và phát triển nghề câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa,
về thực trạng tàu thuyền, kỹ thuật khai thác, ngư trường và mùa vụ khai thác, tổ
chức thu mua cá ngừ…
“Bàn về công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá” của Đặng Quang
Huy - Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản (Tạp chí Thủy sản số 4/2007).
Tác giả nhấn mạnh vào việc quản lý không chặt chẽ tàu thuyền khai thác để nhiều
con tàu hoạt động không đúng vùng hạn chế của các cơ quan chức năng. Hậu quả
của việc quản lý không đến nơi đến chốn nên nhiều tàu đã bị thiệt hại sau trận bão
Chanchu.
“Nghề câu cá ngừ đại dương” của Ths. Lê Xuân Tài (Tập san Khoa học
Công nghệ Thủy sản số 01/1999), tác giả đề cập đến tình hình phát triển nghề câu
cá ngừ đại dương trên thế giới, giới thiệu các loài cá ngừ là đối tượng chính của
nghề câu. Sau đó tác giả đề cập đến tình hình nghề khai thác cá ngừ ở nước ta về
ngư trường, thực trạng tàu thuyền, tình hình thu mua.
“Tổng kết nghề câu cá ngừ đại dương” của Bộ Thủy sản, cuốn sách trình bày
khá chi tiết và đầy đủ về nghề câu cá ngừ đại dương của cả nước và trên thế giới.
20
(Tin tức>>>Thông tin bão và công tác tìm kiếm
cứu nạn - Tai nạn tàu cá và các giải pháp trước mắt – Cập nhật ngày 16/08/2007).
“Hiện trạng nguồn lợi và tình hình khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam”
(Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Viết Nghĩa – Viện nghiên cứu hải sản).
“Tiềm năng nguồn lợi và công nghệ khai thác cá ngừ ở Việt Nam” Ths.
Nguyễn Bá Thông, TS. Đào Mạnh Sơn, Ths. Nguyễn Viết Nghĩa, TS. Nguyễn Long
(Viện Nghiên cứu Hải sản – Thông tin Khoa học Công nghệ & Kinh tế thủy sản).
II.Tổng quan về nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa
1. Số lượng tàu thuyền
Đến tháng 6/2008 toàn tỉnh có khoảng 104 chiếc tàu câu cá ngừ đại dương
với công suất từ 90cv – 350cv [2]. Chủ yếu là ở các phường Xương Huân, Vĩnh
Phước, Hòn Rớ - Phước Đồng của thành phố Nha Trang, ở các địa phương khác số
lượng tàu không đáng kể.
Bảng 1.1: Số lượng tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa
(Đăng ký đến tháng 6/2008)
Địa phương Số lượng
(chiếc)
Dải công suất
(CV)
Tổng công suất
(CV)
Thành phố Nha Trang
1. Phường Xương Huân 65 90 - 340 9.047
2. Phường Vĩnh Phước 20 90 - 350 3.085
3. Phường Vĩnh Thọ 1 - 120
4. Phường Vĩnh Trường 2 90 - 320 410
5. Phường Phước Long 2 115 - 290 405
6. Phường Vĩnh Hải 1 - 100
7. Phường Vĩnh Hiệp 1 - 190
8. Phường Vĩnh Nguyên 1 - 130
9. Xã Phước Đồng 9 120 - 320 1.440
Huyện Vạn Ninh
10. Đại Lãnh 1 - 240
Thị Xã Cam Ranh
11. Cam Lợi 1 - 160
Tổng cộng 104 90 - 350 15.327
(Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa)
Đặc điểm tàu khai thác:
21
- Tàu chủ yếu là vỏ gỗ, dạng tàu dân gian khu vực miền Trung.
- Nhãn hiệu máy chính: Daiya, Yanmar, Mitsubishi,…
- Trang bị hàng hải: định vị, máy thông tin liên lạc tầm gần để liên lạc giữa các tàu
với nhau, ngoài ra còn trang bị bộ đàm tầm xa hiệu Icom, Alinco,… để liên lạc từ
ngừ trường về đất liền thông qua các đài duyên hải để nắm thông tin giá cả, thời tiết
và các thông tin cứu nạn, cứu hộ khi có tàu gặp nạn trên biển.
2. Ngư trường và nguồn lợi
- Đối tượng khai thác chủ yếu của nghề câu vàng cá ngừ là cá ngừ đại dương (cá
ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to), cá kiếm, cá mập và một số loài cá nổi đại dương
khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trữ lượng cá ngừ đại dương ở vùng biển nước ta
khoảng 44.853 tấn, khả năng khai thác khoảng 17.000 tấn [3].
- Cá ngừ đại dương xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi miền trung nước
ta, mùa vụ khai khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa phụ từ tháng
5 đến tháng 10. Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 12 do thời tiết xấu nên nhiều tàu
không đi khai thác mà ở nhà để sửa chữa tàu, thiết bị và ngư cụ chuẩn bị cho mùa
đánh bắt tiếp theo.
- Ngư trường hoạt động nghề câu vàng cá ngừ đại dương thay đổi theo mùa.
Cá ngừ vây vàng (Thunnuns) và cá ngừ mắt to (Thunnuns obesus) trong mùa
gió Tây Nam tập trung ở vùng biển khơi tỉnh Quảng Ngãi tới vùng khơi tỉnh Khánh
Hòa và vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa.
22
Hình 1.1: Phân bố ngư trường đánh bắt cá ngừ đại dương - Vụ Nam, 2008 [4].
Trong mùa gió Đông Bắc cá ngừ đại dương tập trung ở vùng biển khơi tỉnh
Khánh Hòa, Phú Yên, phía Đông đảo Phú Quý và phía Tây quần đảo Trường Sa.
23
Các khu vực khác năng suất cá ngừ vây vàng cá ngừ mắt to rất thấp, thậm chí không
gặp.
3. Lao động nghề câu
Toàn tỉnh hiện có 13.216 hộ tham gia đánh bắt thủy sản với 35.580 lao động
(tính đến tháng 1 năm 2008) [5]. Trong khi đó theo số liệu điều tra toàn tỉnh Khánh
Hòa năm 2001 có khoảng 27.000 người lao động phục vụ nghề cá và số lượng lao
động phục vụ cho các ngành khác nhau là khác nhau và được phân bố như sau:
Bảng 1.2: Kết quả bước đầu nghiên cứu thực trạng an toàn lao động của một số
nghề khai thác thủy sản ở Khánh Hòa
Nghề
Lưới
kéo
Lưới vây
Lưới rê Câu Mành rũ
Nghề
khác
Tổng
Số người lao
động (người)
6.650 2.050 6.300 6.250 210 3.360 27.000
( Nguồn: Tập san KHCN tháng 2 năm 2001)
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa tính đến tháng
6/2006 cho thấy một số khái quát về lực lượng lao động trong nghề cá của tỉnh
chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng số lao động của toàn tỉnh. Với số dân khoảng
1.1 triệu người (năm 2006) trong đó thành thị khoảng 400.000 người và nông thôn
khoảng 700.000 người. Trong đó lực lượng lao động chiếm 46.6% dân số, lực lượng
lao động trong nghề cá là khoảng 80.000 người chiếm khoảng 17% số lực lượng lao
động trong tỉnh. Nhưng chỉ có khoảng 20.500 lao động trong nghề khai thác thủy
sản chiếm 25.6 % tổng số lao động trong nghề cá.
Tuy nhiên, về trình độ thì vẫn còn hạn chế và thấp hơn các lĩnh vực khác do
trình độ văn hóa của ngư dân còn thấp, với 68% chưa tốt nghiệp tiểu học, hơn 20%
tốt nghiệp tiểu học, gần 10% có trình độ trung học cơ sở và 0,65% có bằng tốt
nghiệp ở trường dạy nghề hoặc đại học. Còn trình độ về nghề nghiệp hầu hết là
chưa được qua đào tạo mà chủ yếu được đào tạo theo phương thức “cha truyền con
nối”. Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng hầu hết là không có các kiến thức cơ bản
để có thể sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc hàng hải và các thiết bị khai thác,
24
thiếu các kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở những vùng ngư
trường xa bờ, mà chủ yếu chỉ được đào tạo sơ qua ngắn hạn về bằng thuyền trưởng,
máy trưởng do Chi cục Bảo vệ Nguồn Lợi Thủy sản tỉnh tổ chức. Vì vậy việc nắm
bắt thông tin và kiến thức khi hoạt động đánh bắt của ngư dân vẫn còn bị hạn chế.
25
Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1. Thời gian - địa điểm và đối tượng nghiên cứu
a. Thời gian - địa điểm
Thời gian: Từ ngày 28/07/2008 đến ngày 28/10/2008, trong khoảng thời gian
này là mùa gió mùa Tây Nam, vụ cá Nam, có nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới
xuất hiện nhưng chủ yếu đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Địa điểm: Khu vực chọn nghiên cứu là phường Vĩnh Phước, phường Xương
Huân và khu vực Hòn Rớ - Phước Đồng của thành phố Nha Trang.
b. Đối tượng nghiên cứu
Tàu thuyền: kích thước cơ bản, vật liệu, số năm sử dụng, khả năng chịu được
sóng gió,…
Máy động lực: công suất máy chính, nguồn gốc, số năm sử dụng, số lần hư
hỏng đã xảy ra và sửa chữa,…
Trang bị tàu: thiết bị neo lái, chằng buộc,…
Trang thiết bị khai thác: máy thu dây chính, máy thu dây nhánh, máy thả câu,
cần cẩu.
Trang bị an toàn: phương tiện cứu sinh, trang bị thông tin liên lạc, trang bị hàng
hải, trang bị tín hiệu, trang bị cứu hoả, trang bị chống đắm, chống thủng, phương
tiện bảo vệ cá nhân.
Con người: trình độ chuyên môn, học vấn, khả năng chịu được sóng gió,…
Thiên tai: tần xuất xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, xoáy, lốc trên ngư trường
khai thác cá ngừ đại dương.
Trong quá trình sản xuất: tai nạn lao động, tai nạn đối với ngư cụ, tai nạn đối
với tàu thuyền.
2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình sản suất của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa.