Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.37 KB, 109 trang )


NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN













Nha Trang, Ngày tháng năm 2006

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa kinh tế trường Đại Học Nha
Trang, tôi đã nhận được sự giảng dạy tận tình chu đáo của quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô phòng Đào Tạo – Khoa
Kinh Tế, đã dạy dỗ và trang bị kiến thức cho tôi bước vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo và các phòng ban tại Chi
nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định, đặc biệt phòng Kế Hoạch - Nguồn
Vốn đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn thầy Đào Công Thiên đã nhiệt tình truyền
đạt, hướng dẫn tôi về kiến thức, chuyên môn giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm giúp đỡ


góp ý cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn được thuận lợi.

Sinh Viên

LƯƠNG THỊ THANH THUÝ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài: 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG 3
1.1Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại 3
1.1.1Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1 Khái niệm: 3
1.1.1.2 Phân loại ngân hàng thương mại: 3
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại: 4
1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại: 5
1.2 Tổng quan về các hoạt động ngân hàng thương mại: 5
1.2.1 Hoạt động huy động vốn: 5
1.2.2 Hoạt động tín dụng: 5
1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: 6
1.2.4 Các hoạt động khác: 7
1.3 Cơ sở lý luận về sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: 8
1.3.1 Khái niệm, vai trò và tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: 8
1.3.1.1 Khái niệm: 8
1.3.1.2 Vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại: 8

1.3.1.3. Tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: 9
1.3.2 Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường hiện
nay: 10
1.3.2.1 Sản phẩm tiền gửi 11
1.3.2.2 Sản phẩm tín dụng: 11
1.3.2.3 Dịch vụ bảo lãnh: 12
1.3.2.4 Dịch vụ thanh toán quốc tế: 13
1.3.2.5 Dịch vụ thanh toán trong nước 14
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
1.3.2.6 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: 14
1.3.2.7 Dịch vụ chứng khoán: 15
1.3.2.8 Dịch vụ hỗ trợ các Doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Lào: 16
1.3.2.9 Dịch vụ Bảo hiểm: 17
1.3.2.10 Sản phẩm dịch vụ phục vụ thị trường bất động sản: 17
1.3.2.11 Dịch vụ ngân hàng điện tử: 18
1.3.2.12 Sản phẩm dịch vụ cho thuê tài chính: 19
1.3.2.13 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khác: 20
1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng: 21
Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT
TRIỂN BÌNH ĐỊNH 24
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu
Tư & Phát Triển Bình Định: 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư &
Phát Triển Bình Định: 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển
Bình Định: 27
2.1.2.1 Chức năng: 27
2.1.2.2 Nhiệm vụ: 27

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư& Phát triển Bình Định: 28
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại ngân hàng ĐT & PT Bình Định 28
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 28
2.3 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân
hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 33
2.3.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định: 33
2.3.2 Đánh giá khát quát tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-
2005 tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 34
2.3.3 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của ngân hàng Đầu Tư & Phát
Triển Bình Định trong giai đoạn tới 36
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2.3.3.1 Định hướng phát triển của tỉnh Bình Định trong giai đoạn tới: 36
2.3.3.2 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng Đầu
Tư & Phát Triển Bình Định: 37
2.4 Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi
nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 38
2.4.1 Thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt nam: 38
2.4.1.1 Thực trạng: 38
2.4.1.2 Hạn chế: 38
2.4.1.3 Một số nguyên nhân của sự tồn tại: 40
2.4.2 Đánh giá tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi
nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 41
2.4.2.1 Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân
hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định 41
2.4.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại
chi nhánh ngân hàng Đầu tư& Phát triển Bình Định: 44
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
BÌNH ĐỊNH 75

3.1 Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyề thống và
hiện đại dành cho khách hàng doanh nghiệp 77
3.1.1 Giảp pháp phát triển sản phẩm tín dụng: 77
3.1.2 Giải pháp phát triển sản phẩm huy động vốn: 79
3.1.3 Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh: 80
3.1.4 Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế: 81
3.1.5 Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trong nước: 82
3.1.6 Giải pháp phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: 82
3.2 Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ dành
cho cá nhân 83
3.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm huy động vốn: 83
3.2.2 Giải pháp phát triển tín dụng: 85
3.2.3 Giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khác:86
3.3 Nhóm giải pháp phát triển chi nhánh: 87
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
3.3.1 Chăm sóc khách hàng: 87
3.3.2 Tăng trưởng và phát triển khách hàng: 88
3.3.3 Marketing: 88
3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực: 89
3.3.5 Ứng dụng công nghệ: 89
3.3.6 Nâng cao năng lực cạnh tranh: 90
3.3.6.1 Xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng 90
3.3.6.2 Nâng cao chất lượng cán bộ: 90
3.3.6.3 Mở rộng mạng lưới hoạt động đầu tư, đổi mới thiết bị: 91
3.3.7 Quản trị rủi ro: 91
3.3.8 Quản trị điều hành: 92
Chương 4 KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 93
4.1 Một số kiến nghị thực hiện các giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng: 93
4.1.1 Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh

doanh ngân hàng: 93
4.1.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 94
4.1.3 Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân Tỉnh và các cơ quan chức năng
liên quan: 95
4.1.4 Kiến nghị với ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt nam: 95
4.1.5 Kiến nghị đối với chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình
Định: 97
4.2 Kết Luận: 97

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT


TK Tiết kiệm
CN
KH
CCTG
TG
TCKT
TCTD
TGTT
TGVCD
TD
KHNN
CĐịnh
CV
BL
CLSP
TBTC
NHĐT

NHNT
NHCT
NHNN
NHĐT&PTBĐ
BIDV
WTO
WB
Cá nhân
Kỳ hạn
Chứng chỉ tiền gửi
Tiền gửi
Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi vốn chuyên dùng
Tín dụng
Kế hoạch Nhà Nước
Chỉ Định
Cho vay
Bảo lãnh
Chất lượng sản phẩm
Thiết bị trả chậm
Ngân hàng Đầu Tư
Ngân hàng Ngoại Thương
Ngân hàng Công Thương
Ngân hàng Nông Nghiệp
Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định
Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam
Tổ chức thương mại Thế giới
Ngân hàng Thế giới


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng2.1 Phân tích tình hình kinh doanh GĐ 2001 –2005 35
Bảng 2.2: Phân tích tình hình phát triển sản phẩm tiền gửi 45
Bảng 2.3: Phân tích tình hình phát triển sản phẩm tín dụng 49
Bảng 2.4: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ Bảo lãnh 52
Bảng 2.5: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế 55
Bảng 2.6: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán trong nước 58
Bảng 2.7: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 60
Bảng 2.8: Phân tích tình hình thu phí dịch vụ 65
Bảng 2.9: Thống kê mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn
68
Bảng 2.10: Phân tích thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn 70

Trang
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ


SƠ ĐỒ Tổ chức bộ máy hoạt động tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát
Triển Bình Định 29
ĐỒ THỊ 2.1: Minh họa tình hình phát triển sản phẩm tiền gửi 44
ĐỒ THỊ 2.2: Minh họa tình hình phát triển sản phẩm tín dụng 48
ĐỒ THỊ 2.3: Minh họa tình hình phát triển dịch vụ bảo lãnh 53
ĐỒ THỊ 24: Minh họa tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế 56
ĐỒ THỊ 2.5: Minh họa tình hình phát triển dịch vụ thanh toán trong nước 57
ĐỒ THỊ 2.6: Minh họa tình hình phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 61

ĐỒ THỊ 2.7: Minh họa tỷ trọng thu phí dịch vụ 66
ĐỒ THỊ 2.8: Minh họa thị phần hoạt động của các TCTD 69
Trang
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây Việt Nam đang bước vào giai đoạn đổi mới
toàn diện, mạnh mẽ để phát triển vững chắc và chủ động hội nhập một cách toàn
diện với nền kinh tế Thế giới nhất là sự kiện nước ta sẽ chính thức gia nhập
WTO. Gia nhập WTO đem đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội cũng như thách
thức cho mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung. Trong đó hoạt động ngân
hàng cũng không kém phần sôi động. Đây là cơ hội cho ngành ngân hàng vì
ngân hàng sẽ là một kênh cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính rất quan
trọng cho quá trình phát triển kinh tế.
Áp lực cạnh tranh khi vào WTO đòi hỏi các ngân hàng đẩy mạnh kinh
doanh thông qua cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho người dân, nhất là
trong bối cảnh lãi suất huy động vốn có xu hướng gia tăng trong khi chất lượng
tín dụng, năng lực tài chính của các doanh nghiệp vay vốn còn nhiều bất cập.
Đồng thời, sẽ đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam tích cực đổi mới
công nghệ, hiện đại hoá các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, từ đó có thể huy
động vốn với giá rẻ và cung cấp cho khách hàng các cơ hội đầu tư sinh lãi thay
vì gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất.
Theo nhịp thở của Đất nước, trong những năm qua Bình Định đang trên đà
tăng trưởng mạnh, là một trong năm tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Đã và sẽ có nhiều tổ chức tín dụng gia nhập thị trường Bình Định, các
dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là một trong những công cụ cạnh tranh mạnh
mẽ mà tất cả các ngân hàng đã đang và sẽ quan tâm nghiên cứu một cách sâu

sắc.
Nhận thấy vai trò của các sản phẩm ngân hàng hiện đại trong sự phát triển
kinh tế của Đất nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng cũng như hiệu quả của
nó mang lại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tôi đã chọn
đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng
tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định”. Đề tài tìm hiểu
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

2

thực tế phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại CNNHĐT&PTBĐ trên cơ
sở những mặt đạt được và những tồn tại cần được khắc phục từ đó đề xuất một
số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ và hoàn thành tốt
mục tiêu của đề tài.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng tại CNNHĐT&PTBĐ với nội dung sau: Phát triển các sản phẩm
truyền thống, triển khai các sản phẩm mới, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp.
2.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động phát triển các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng tại CNNHĐT&PTBĐ. Số liệu minh họa năm 2003 – 2005.
3. Phương pháp nghiên cứu:
_Quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích.
4. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại
CNNHĐT&PTBĐ.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại
CNNHĐT&PTBĐ.
Chương 4: Kiến nghị & Kết luận.
5. Những đóng góp khoa học của đề tài:

_ Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
_ Đề tài đánh giá đúng thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại
CNNHĐT&PTBĐ.
_ Đề tài đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phát triển các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh.
Đây là một đề tài lớn đòi hỏi có nhiều thời gian và kiến thức tổng quát
cũng như về mặt kinh nghiệm. Mà thời gian nghiên cứu lại có hạn, kiến thức còn
non trẻ, kinh nghiệm chuyên môn còn quá ít. Nên đề tài của tôi sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi mong quý thầy cô tận tình đóng góp ý kiến để đề tài
của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

3

Chương1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.1Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại
1.1.1Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm:
Luật tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12/12/1997 định nghĩa:
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hệ thống
ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.
Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được
thành lập theo qui định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt
động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử
dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Luật ngân hàng Nhà nước định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

1.1.1.2 Phân loại ngân hàng thương mại
1.1.1.2.1 Dựa vào hình thức sở hữu:
· Ngân hàng thương mại Nhà nước: Là ngân hàng thương mại do Nhà nước
đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực
hiện mục tiêu của nước nhà.
· Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng thương mại được thành lập
dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước, tổ
chức tín dụng, tổ chức khác, và các cá nhân cùng góp vốn theo qui định
của ngân hàng Nhà nước.
· Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của
bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân
hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo giấy phép
thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

4

· Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng
nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối
với mọi nghĩa vụ và cam kết tại Việt Nam.
1.1.1.2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh:
Theo tiêu thức của chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với
khách hàng. Có thể chia:
· Ngân hàng bán buôn: Là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho
đối tượng khách hàng là doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách
hàng cá nhân. Đại đa số các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động
theo loại hình này.
· Ngân hàng bán lẻ: Là ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng cá nhân. Loại hình này thường thấy ở các ngân hàng cổ
phần nông thôn.

· Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là loại ngân hàng vừa cung ứng và
giao dịch với khách hàng doanh nghiệp và cá thể. Hầu hết các ngân hàng
thương mại Việt Nam đều thuộc loại hình này.
1.1.1.2.3 Dựa vào quan hệ tổ chức:
Có thể chia ngân hàng thương mại thành ngân hàng hội sở và ngân hàng chi
nhánh (cấp1, cấp2) và phòng giao dịch. Ngân hàng hội sở là nơi tập trung quyền
lực cao nhất và là nơi tập trung đầy đủ hơn các dịch vụ ngân hàng trong khi
ngân hàng chi nhánh & phòng giao dịch nhỏ hơn và cung cấp không đầy đủ các
giao dịch mà chỉ tập trung vào các giao dịch cơ bản như huy động vốn thanh
toán và cho vay.
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại:
Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan
trọng:
· Ngân hàng là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cung ứng vốn cho quá trình
sản xuất kinh doanh.
· Ngân hàng là trung gian thanh toán, góp phần thúc đẩy hàng hoá nhanh
chóng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

5

· Góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường vốn.
· Thu hút mở rộng đầu tư trong nước & cung cấp các dịch vụ tài chính
khác.
1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại:
Trong nền kinh tế hàng hoá ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng
sau:
· Chức năng trung gian tài chính bao gồm trung tâm tín dụng và trung tâm
thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
· Chức năng tạo tiền, tức chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng

khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế.
· Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và tạo ra nguồn lực để tạo
ra các “sản phẩm và dịch vụ ngân hàng” cung cấp cho nền kinh tế.
1.2 Tổng quan về các hoạt động ngân hàng thương mại
1.2.1 Hoạt động huy động vốn:
Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thước sau:
· Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi
khác.
· Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
· Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ
chức tín dụng nước ngoài.
· Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước.
· Các hình thức huy động khác theo quy định pháp luật của ngân hàng Nhà
nước.
1.2.2 Hoạt động tín dụng:
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình
thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho
thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của ngân hàng Nhà nước.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

6

Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ
trọng lớn nhất.
Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn
dưới các hình thức sau:
· Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và đời sống.

· Cho vay trung, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân
hàng khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo
lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh đối với một
ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân
hàng thương mại.
Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các
giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu
các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại hoạt động cho thuê tài chính
nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức,
hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo nghị định của Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua
ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và
ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua
ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tại ngân hàng
Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền
gửi dự trữ theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng thương mại được mở
tài khoản tại chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

7

chi nhánh. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao
gồm các hoạt động sau:
· Cung cấp các phương tiện thanh toán.

· Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
· Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.
· Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng Nhà
nước.
· Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được ngân hàng Nhà nước cho
phép.
· Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
· Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia thanh toán liên ngân
hàng trong nước.
· Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được ngân hàng Nhà nước cho
phép.
1.2.4 Các hoạt động khác:
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung
cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực
hiện một số hoạt động khác, bao gồm:
· Góp vốn mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và
dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín
dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng
thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng
nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh.
· Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng thương mại được tham gia thị
trường tiền tệ, theo quy định của ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình
thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ.
· Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh hoặc
thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị
trường trong nước và quốc tế.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

8


· Uỷ thác và nhận uỷ thác: Ngân hàng thương mại được uỷ thác, nhận uỷ
thác làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả
việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo hợp đồng uỷ thác, đại lý.
· Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thương mại được cung ứng các
dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để
kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
· Tư vấn tài chính: Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tài
chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hính thức tư vấn trực tiếp hoặc thành
lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng.
· Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ
bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ
khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
1.3 Cơ sở lý luận về sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
1.3.1 Khái niệm, vai trò và tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.3.1.1 Khái niệm:
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng được hiểu là những hình thức cụ thể trong các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở các hoạt động kinh doanh
chính của ngân hàng mà ngân hàng thương mại thiết kế ra những sản phẩm dịch
vụ ngân hàng đa dạng và phong phú với những tiện ích khác nhau nhằm thoả
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng.
1.3.1.2 Vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Trong đó có các vai trò chính mà các ngân hàng thương mại
quan tâm:
· Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có vai trò như một công cụ cạnh tranh đắc
lực giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Ngoài việc cung cấp các sản

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

9

phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mang lại những tiện ích thì khách hàng
sẽ luôn so sánh về chi phí, chất lượng, hiệu quả… giữa các ngân hàng với
nhau trước khi đến giao dịch với một ngân hàng nào đó.
· Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngoài việc mang lại những tiện ích nhằm
đạt hiệu quả kinh doanh cho khách hàng thì nó cũng mang lại một phần
lớn lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí dịch vụ và lãi suất từ
các sản phẩm tín dụng.
· Việc nghiên cứu, triển khai và tung ra thị trường những sản phẩm dịch vụ
ngân hàng hiện đại góp phần nâng cao tên tuổi, thương hiệu, uy tín giữa
các hệ thống ngân hàng thương mại với nhau mà còn đánh giá mức độ
ứng dụng công nghệ hiện đại của các tổ chức tín dụng Việt Nam trên thị
trường Quốc tế.
· Hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có vai trò quyết
định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng: Trong những năm
gần đây xu thế toàn cầu hoá luôn đặt các doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh
vực nào cũng đối mặt với những thách thức để tồn tại và phát triển. Ngành
ngân hàng cũng không tránh khỏi những thách thức đó đòi hỏi các ngân
hàng không ngừng nghiên cứu và phát triển đa dạng hoá các dịch vụ cung
cấp. Hiệu quả kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mang lại là lợi nhuận, nó
là một yếu tố không thể thiếu quyết định sự tồn tại và phát triển.
1.3.1.3. Tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Trong suốt chặn đường dài phát triển của khối ngân hàng đều tập trung phát
triển tín dụng vì nó đem lại một khoản lãi lớn góp phần vào việc tăng lợi nhuận
của ngân hàng. Tuy nhiên, tín dụng ngày càng trở nên rủi ro hơn khi môi trường
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khốc liệt, năng lực tài chính của các
đơn vị vay vốn còn nhiều bất cập cộng với gánh nặng nợ vay ngân hàng đã dẫn

đến công ty đi vào bế tắc. Là chủ thể cho vay các ngân hàng thương mại không
thể không ảnh hưởng, càng ngày những món nợ khó đòi, nợ chờ xử lý mỗi lúc
một nhiều hơn. Bên cạnh đó là sự xuất hiện và cạnh tranh ngày càng gay gắt
giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi ngân hàng, các cơ hội đầu tư trên thị
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

10

trường, thị trường ngày càng thu hẹp, đối tượng đi vay cũng thu hẹp Nên thiết
nghĩ dịch vụ không rủi ro, phí dịch vụ thu được là một khoản lợi nhuận trọn vẹn.
Mặt khác, để chuẩn bị mọi mặt cho tiến trình hội nhập một cách toàn diện
vào nền kinh tế Thế gới, nhất là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đáp
ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại theo WB. Hệ thống ngân hàng Việt
Nam cần có những bước đổi mới, cải tiến nhất định nhằm cải tiến, đa dạng và
nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, cung cấp cho khách hàng những tiện ích
khác nhau qua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Nhận thấy tính tất yếu và thời cuộc của vấn đề nên thời gian qua các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã tích cực đổi mới công nghệ, hiện đại hoá các dịch
vụ cung cấp cho khách hàng. Đến nay các ngân hàng thương mại đã tung ra các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng
phù hợp với cuộc sống hôm nay.
1.3.2 Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường hiện
nay
Hiện nay các sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất đa dạng và phong phú bao
gồm các nhóm sau:
· Sản phẩm tiền gửi.
· Sản phẩm tín dụng.
· Dịch vụ bảo lãnh.
· Dịch vụ thanh toán quốc tế.
· Dịch vụ thanh toán trong nước.

· Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ.
· Dịch vụ chứng khoán.
· Dịch vụ hổ trợ các doanh nghiệp hợp tác với Lào.
· Dịch vụ bảo hiểm.
· Dịch vụ phục vụ thị trường bất động sản.
· Dịch vụ cho thuê tài chính.
· Dịch vụ ngân hàng điện tử.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11

· ``Các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác.
1.3.2.1 Sản phẩm tiền gửi:








Tiền gửi và thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương
mại bằng cách nhận tiền gửi của khách hàng và mở cho khách hàng tài khoản
gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán.
Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi và thanh toán của các tổ chức, cá nhân
dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau, huy động trái phiếu, tín phiếu, kỳ
phiếu….
1.3.2.2 Sản phẩm tín dụng:










Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng
cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Tín dụng là một trong những sản phẩm truyền thống của các ngân hàng thương
mại. Bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

12

1.3.2.2.1. Tín dụng ngắn hạn:
· Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh theo hạn
mức tín dụng thường xuyên hoặc theo món.
· Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư.
· Cho vay chờ nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước.
· Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho sản xuất thi
công.
· Cho vay đối ứng bằng tiền gửi.
· Cho vay theo hạn mức tín dụng, dự phòng để mở L/C.
· Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ.
· Cho vay thiếu hụt tài chính tạm thời.
· Cho vay tiêu dùng đối với cán cán bộ công nhân viên.
· Cho vay cầm cố bằng các chứng từ có giá.
1.3.2.2.2 Tín dụng trung và dài hạn:
· Cho vay phục vụ đầu tư và phát triển.

· Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
· Cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất.
· Cho vay kết hợp với quỹ hỗ trợ và phát triển.
· Cho vay đồng tài trợ các dự án.
· Cho vay tiêu dùng trung dài hạn.
1.3.2.3 Dịch vụ bảo lãnh:








PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

13

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên
bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
· Bảo lãnh dự thầu.
· Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
· Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
· Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm.
· Bảo lãnh nộp thuế.
· Bảo lãnh mua thiết bị trả chậm.
· Bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
· Bảo lãnh thanh toán.

· Bảo lãnh đối ứng.
· Các loại bảo lãnh khác.
1.3.2.4 Dịch vụ thanh toán quốc tế:










· Giao dịch L/C hàng nhập.
· Giao dịch L/C hàng xuất.
· Giao dịch nhờ thu:
+ Nhờ thu đến.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

14

+ Nhờ thu đi.
+ Nhờ thu séc.
· Giao dịch chuyển tiền:
+ Chuyển tiền thanh toán hàng hoá.
+ Chuyển tiền lợi nhuận.
+ Chuyển tiền trả lãi vay, nợ vay.
+ Chuyển lương và các mục đích khác.
1.3.2.5 Dịch vụ thanh toán trong nước:
· Thanh toán trực tuyến (online) trong hệ thống:

+ Cá nhân.
+ Doanh nghiệp.
· Thanh toán song biên trực tiếp với các hệ thống:
+ Cá nhân.
+ Doanh nghiệp.
1.3.2.6 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:
Kinh doanh ngoại tệ là một trong
những nghiệp vụ chủ yếu của ngân
hàng thương mại. Nghiệp vụ này một
mặt mua và bán ngoại tệ nhằm đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu.


Mặt khác, nghiệp vụ này mang lại thu nhập phi tín dụng cho ngân hàng,
góp phần đa dạng hoá nguồn thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng thương mại
thường kinh doanh các ngoại tệ sau:
Tên quốc tế: Tên đồng tiền:
· USD US dollar
· ERU Ero
· GBP British pound
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

15

· HKD Hongkong Dollar
· CHF Swiss Franc
· JPY Japanese Yen
· THB Thai Bath

· AUD Australian Dollar
· CAD Canadian Dollar
· SEK Swedish Krone
· LAK Lao kip
· DKK Danish krone
· NOK Norwegian Krone
· CYN Chine Yuan
……………………………………………….

1.3.2.7 Dịch vụ chứng khoán:








Ngân hàng thương mại không được phép trực tiếp kinh doanh chứng
khoán. Muốn kinh doanh chứng khoán ngân hàng thương mại phải lập công ty
chứng khoán hạch toán độc lập nhưng trực thuộc ngân hàng. Sở dĩ phải quy định
như vậy là nhằm tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Hiện nay ở
Việt nam có 12 công ty chứng khoán đang hoạt động, trong đó có 5 công ty trực
thuộc ngân hàng thương mại với các loại dịch vụ chứng khoán sau:


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

16


· Môi giới chứng khoán.
· Lưu ký chứng khoán và các dịch vụ thực hiện các quyền cho người sở
hữu.
· Tư vấn đầu tư chứng khoán (Doanh nghiệp,cá nhân).
· Phát hành chứng khoán.
· Quản lý danh mục đầu tư.
· Cung cấp thông tin về công ty niêm yết tại thị trường giao dịch.
· Cung cấp thông tin về giá chứng khoán.
· Tư vấn niêm yết về giá chứng khoán.
· Tư vấn cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
· Huy động vốn qua thị trường chứng khoán bằng cổ phiếu, trái phiếu.
· Quản lý vốn của khách hàng mua, bán chứng khoán.
1.3.2.8 Dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Lào:






Các sản phẩm dịch vụ có liên quan đến Lao Viet Bank được các ngân hàng
thương mại Việt Nam liên doanh với ngân hàng thương mại Lào mở các sản
phẩm dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Lào. Bao gồm
các gói sản phẩm:
· Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam (VND),
Kip lao (LAK), Dollar Mỹ (USD).
· Thực hiện tất cả các loại bảo lãnh.
· Thanh toán chuyển tiền nhanh giữa hai nước Việt - Lào.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×