Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

thiết kế sơ bộ lồng nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện sông cầu - phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 63 trang )





1




LỜI NÓI ĐẦU


Ở Việt Nam, phong trào nuôi tôm hùm bắt đầu được định hình vào năm 1992
khi các kết quả nghiên cứu về nuôi nâng cấp tôm hùm từ nguồn giống tự nhiên của
các nhà khoa học được công bố. Dọc ven biển Miền Trung, hai tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa đã có những bước tiến đáng kể trong nghề nuôi tôm hùm bằng lồng và
lồng cố định. Từ khoảng 400 lồng nuôi năm 1992, đến năm 2000 đã có trên 15.000
lồng nuôi với mật độ từ 100 đến 200 con/lồng và sản lượng đạt khoảng 200-250
tấn/năm.
Song song với sự phát triển mạnh mẽ đó, đã có nhiều vấn đề gây bức xúc đặt
ra như cải tiến khung lồng nuôi tôm, lắp đặt hệ thống thiết bị quan sát, thiết bị cơ
giới hóa đảm bảo an toàn cho tôm đồng thời giảm công sức cho ngư dân, thiết bị xử
lý chất thải tránh ô nhiễm nền đáy, quy hoạch vùng nuôi và nghiên cứu thức ăn
công nghiệp phù hợp với tôm hùm, và xa hơn nữa là tập trung nghiên cứu sản xuất
giống nhân tạo.
Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm hùm phát triển ổn định, trước mắt vấn đề cần
được giải quyết là cải tiến lồng nuôi, tìm ra loại vật liệu phù hợp để thiết kế khung
lồng đáp ứng được yêu cầu thực tế: Chịu được môi trường biển, sử dụng trong thời
gian dài, giá thành rẻ, lắp đặt được các thiết bị phụ trợ đảm bảo cho nghề nuôi tôm
hùm lồng đi vào ổn định và trở thành một trong những ngành mũi nhọn của cả
nước.


Do vậy, tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế sơ bộ lồng nuôi tôm hùm trên địa bàn
huyện Sông Cầu - Phú Yên”.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân đã có nhiều cố gắng
tìm hiểu, nghiên cứu nhưng thời gian và kiến thức còn hạn chế, do đó chắc chắn còn
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung, giúp đỡ của
quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để nội dung đề tài được hoàn chỉnh và có sức
thuyết phục hơn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




2




Qua đây, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quí thầy cô Trường Đại học Thủy
Sản, Phòng Kinh Tế huyện Sông Cầu, Trung tâm nghiên cứu chế tạo tàu cá và thiết
bị, đặc biệt là ThS Phạm Thanh Nhựt đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài này.
Nha Trang, ngày 04 tháng 06 năm 2006
Sinh viên thực hiện:




Bùi Văn Tuyên





















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




3




CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1.Qúa trình phát triển nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu-Phú Yên
1.1.1.Đặc điểm tự nhiên-điều kiện kinh tế xã hội huyện Sông Cầu
1.1.1.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên huyện Sông Cầu
Sông Cầu là huyện nằm ở cực bắc của tỉnh Phú Yên có vị trí địa lý ở vĩ độ bắc từ
13
0
20

-13
0
40

và kinh độ đông từ 109
0
05

-109
0
20

.
Được thiên nhiên ưu đãi với hơn 80 km bờ biển, địa hình có nhiều dãy núi ăn sâu
ra biển đông, tạo nên nhiều vùng vịnh kín gió nên sinh vật biển ở đây phát triển khá
phong phú về chủng loại và số lượng. Đầm Cù Mông có diện tích 2.655 ha chạy dọc
ven biển từ Bắc vào Nam kéo dài 17 km và vịnh Xuân Đài có diện tích 13.000 ha, là
nơi sinh sống của rất nhiều loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm
hùm, cá mú, ốc nhảy, cua, ghẹ,…
Huyện Sông Cầu bao gồm có 10/11 xã, thị trấn nằm ven biển, trong đó có 6 xã
nằm ven đầm Cù Mông (Xuân Đài, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Cảnh,

Xuân Thịnh) và 4 xã, thị trấn nằm ven vịnh Xuân Đài (Xuân Phương, thị trấn Sông
Cầu, Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2). Đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn vì
phụ thuộc vào nền nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp.
1.1.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Sông Cầu
Kinh tế-xã hội huyện Sông Cầu từ những năm 1990 chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp nhỏ lẻ, manh múm với diện tích sản xuất đất nông nghiệp rất ít và vẫn chủ
yếu phát triển nghề khai thác thủy sản ven bờ, phương tiện tàu thuyền có công suất
nhỏ. Việc chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, từ khai
thác thủy sản sang nuôi trồng thủy sản được các ngành, các cấp đặt lên hàng đầu.
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế-xã hội như vậy, ngay từ những năm 1990 trong cơ
cấu kinh tế của huyện Sông Cầu đã xác định “Kinh tế thủy sản mà trong đó đặc biệt
là nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện với đối tượng nuôi
chính là tôm sú. Từ năm 1990 với khoảng vài chục ha ao, đìa tôm sú, đến năm 2000
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




4
































Hình 1.1. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2003
HUYỆN SÔNG CẦU-TỈNH PHÚ YÊN
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




5





diện tích ao, đìa nuôi tôm sú tăng lên 750 ha (hình 1.1). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm
sú gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh xảy ra thường xuyên đã làm cho nuôi trồng
ở một số xã như Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Thọ 1…gần như xóa trắng, nhiều
hộ nuôi thất bát hoặc bỏ đìa hoang hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng khác
trong đó có tôm hùm.
1.1.2.Quá trình phát triển nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu-Phú Yên.
1.1.2.1.Quá trình hình thành nghề nuôi tôm hùm
Từ những năm 1988-1990, nghề nuôi tôm hùm khởi đầu rất tình cờ do một
số ngư dân ở thôn Hòa Lợi (xã Xuân Cảnh) khi đi đánh bắt hải sản thu được những
con tôm hùm nhỏ. Lúc này do giá trị loại tôm hùm nhỏ không cao nên những ngư
dân ở đây nhốt lại trong những lồng làm bằng tre, nứa và qua một thời gian những
con tôm này không những không chết mà còn lột xác, sinh trưởng được.
Từ năm 1992, toàn huyện chỉ có vỏn vẹn vài chục lồng nhỏ, vật liệu làm đơn giản
như tre, gỗ thì đến năm 1999 đã có 3.500 lồng và năm 2000 là 7.500 lồng với vật
liệu làm lồng bằng sắt được hàn thành khung bọc lưới và thả nuôi sát đáy. Giai đoạn
này do nghề nuôi tôm hùm lồng còn đơn giản và thời gian nuôi dài (18 tháng) nên
vào mùa mưa lũ việc di chuyển lông ra khỏi những vùng bị ảnh hưởng bởi nước
ngọt là rất khó khăn. Mặt khác, lúc này kỹ thuật nuôi chưa cao đã làm tăng mức độ
ô nhiễm ở các vùng nuôi tập trung trọng điểm như Hòa Lợi, Phú Dương, Vịnh Hòa,
Vũng Chào, Vũng La, Phú Mỹ, Phước Lý,…
Năm 2000 bệnh tôm hùm đã phát sinh ở các vùng nuôi tập trung làm năng suất
giảm đi rất lớn từ 30-40% dẫn đến hiệu quả nuôi tôm hùm giảm đi rõ rệt. Quá trình
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của huyện được thể hiện ở bảng 1.1.






PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




6




Bảng 1.1: Quá trình phát triển nghề nuôi trồng Thủy sản qua các năm từ 2000 đến 2004

Hạng mục
ĐVT Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
1.Mặt nước nuôi thủy sản ha 1431 1369 741 738 738
Trong đó:-Tôm Sú “ 1431 1369 655 560 330
-Rong sụn, cá, loại khác

- - 86 178 408
-Số lồng nuôi tôm hùm Lồng 4500 7500 10000 14000


14500
2.Sản lượng Tấn 1132 1004 772 944 1130
Trong đó: Tôm Sú “ 1053 879 595 550 250
Tôm Hùm “ 75 121 160 376 600
Tôm thẻ “ - - - - 0,23
Cá Mú “ 3,9 4 15 14 10
3.Sản xuất giống Tr.con 350 340 220 149 95


Hình 1.2. Quang cảnh vùng nuôi tôm
1.1.2.2.Định hướng phát triển
Theo định hướng phát triển Kinh tế-Xã hội chung của huyện thì nghề nuôi thủy
sản được phát triển theo hướng:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




7
































Hình 1.3.BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN SÔNG CẦU-TỈNH PHÚ YÊN
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




8





+ Ổn định và bền vững, đa dạng hóa vật nuôi, khai thác hợp lý và tối đa theo quy
hoạch mặt nước đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài đưa vào nuôi tôm hùm, rong sụn,
cá mú, vẹm xanh,…
+ Đẩy mạnh công tác khuyến nông về nuôi trồng thủy sản theo công nghệ mới như:
nuôi tôm trên cát, nuôi kết hợp với vẹm xanh, công nghệ sinh học, xử lý nước sạch.
+ Chuyển mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng luân canh, xen canh phù hợp với
từng đối tượng nuôi nhằm tạo ra sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát
triển nuôi trồng bền vững.
1.1.2.3.Hình thức nuôi trồng
Trên địa bàn huyện Sông Cầu hiện nay nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh và
quảng canh cải tiến. Theo xu hướng chung và đặc điểm riêng của huyện Sông Cầu,
dự kiến từng giai đoạn phát triển nuôi trồng như sau:
Giai đọan 2005-2010: 15% diện tích nuôi tôm công nghiệp, 70% diện tích nuôi
bán thâm canh, 15% nuôi quảng canh cải tiến.
Giai đoạn 2010-2015: 20% diện tích nuôi công nghiệp, 50% diện tích nuôi tôm
thâm canh và 30% diện tích nuôi bán thâm canh.
Giai đoạn 2015-2020: 20% nuôi công nghiệp và 80% nuôi thâm canh.
1.1.3.Ảnh hưởng của nghành nuôi tôm hùm đến tình hình Kinh tế-Chính trị
của địa phương
1.1.3.1.Kết quả phát triển ngành Kinh tế nuôi tôm hùm ở Sông Cầu giai đoạn
2000-2005
1.Về số lượng lồng, bè
Năm 2000 toàn huyện có 7.500 lồng với hình thức nuôi đơn giản (nuôi lồng sát
đáy) thì đến năm 2005 toàn huyện đã có 15.000 lồng, bè với hình thức nuôi chuyển
dần sang nuôi bè nổi (trên 500 bè tương ứng 5000 lồng). Số lồng tăng hơn 200%
trong 5 năm. Nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu phát triển rất mạnh, trình độ kỹ
thuật của người nuôi được nâng cao, mật độ nuôi phù hợp 50-70 con/lồng (12 m

3
).
Nhiều hộ sử dụng hình thức nuôi bè, dễ dàng di chuyển và chăm sóc vệ sinh môi
trường lồng nuôi.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




9




Người nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu phân làm hai nhóm:
Nhóm nuôi tôm hùm ươm: Thời gian ươm từ 4-5 tháng, từ tháng 11 dương lịch
đến tháng 4 năm sau. Mỗi năm người ươm nuôi tôm hùm mua giống từ những
người khai thác ở những vùng biển Sông Cầu, Bình Định, Quảng Ngãi…về ươm
nuôi và cung cấp cho người nuôi tôm hùm thương phẩm.
Nhóm nuôi tôm hùm thương phẩm: Thời gian nuôi 12 tháng.
2.Về sản lượng thu hoạch
Năm 2000 sản lượng tôm hùm thương phẩm chỉ đạt 102 tấn, năm 2001 đạt 150
tấn, năm 2002 đạt 160 tấn, năm 2003 đạt 375 tấn, năm 2004 đạt 600 tấn. Đến năm
2005, sản lượng tôm hùm đạt 725 tấn. Sản lượng tăng trưởng 710% trong vòng 5
năm.
Hàng năm người nuôi tôm hùm đã ươm trên 1 triệu con giống tôm hùm để cung
cấp cho người nuôi tôm hùm thương phẩm và xuất bán cho các địa phương bạn.
Năm 2000-2002 ươm số lượng 800.000 con/năm; năm 2003 ươm 1.000.000 con và
năm 2004-2005 ươm số lượng 1.200.000 con/năm. Số lượng tôm ươm hàng năm có
65% được cung cấp trực tiếp cho nghề nuôi tôm hùm huyện và khỏang 35% cung

cấp cho các địa phương bạn.
3.Về hiệu qủa Kinh tế-Xã hội
Từ năm 2000, số hộ tham gia nuôi tôm hùm khoảng 2.500 hộ đến năm 2005 tăng
lên 5.000 hộ nuôi tôm hùm và giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động.
Năm 2000 chỉ có khoảng 70% số hộ nuôi có lãi thì đến năm 2005 trên 95% số hộ
nuôi có lãi. Đa số hộ đã thoát nghèo và khoảng 10% số hộ trở nên giàu có, thành
những tỷ phú vùng quê.
Những thôn ven biển như Hòa Hiệp, Phú Dương, Vịnh Hòa, Từ Nham (xã Xuân
Thịnh); Phú Mỹ, Dân Phú 1, Dân Phú 2 (xã Xuân Phương); Hòa Lợi (xã Xuân
Cảnh); Mỹ Thành (Xuân Thọ 1)…trước đây vốn rất nghèo với kinh tế phụ thuộc
chủ yếu vào việc đánh bắt nhỏ ven đầm thì nay nhờ nghề nuôi tôm hùm đã thực sự
thoát ra khỏi cảnh đói, nghèo và nay trở thành những vùng sầm uất, buôn bán tấp
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




10




nập. Rất nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú như hộ Trần Văn Tới,
Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Hổ…
Trong bối cảnh nghề nuôi tôm sú ao, đìa gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nghề
nuôi tôm hùm huyện Sông Cầu đã có những bước phát triển ổn định, phát huy được
tiềm năng và lợi thế sẵn có ở địa phương và góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm
nghèo, từng bước vươn lên làm giàu của một bộ phận người dân sống ven biển.
1.1.3.2.Đánh giá những hoạt động của nghề nuôi tôm hùm giai đoạn 2000-2005
Để có được kết quả như ngày nay, tập thể cán bộ và nhân dân huyện Sông Cầu đã

ra sức khắc phục khó khăn, vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước phát huy được các tiềm năng, lợi thế của địa phương và đặc biệt có được
sự quan tâm tạo điều kiện của các ban ngành của tỉnh, trực tiếp là Ủy ban nhân dân
tỉnh và Sở Thủy sản Phú Yên.
Trong giai đoạn từ năm 2000-2005, kinh tế mũi nhọn là nuôi trồng Thủy sản có
sự tăng trưởng mạnh, giá trị sản suất hàng năm tăng 16,2% và chiếm 34,3% trong
tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, trong đó nghề nuôi tôm hùm lồng đã
đóng góp với tỷ trọng cao.
Năm 2000, tổng giá trị sản phẩm tôm hùm là 30 tỷ, đóng góp 15% tổng giá trị
sản phẩm toàn huyện. Năm 2001 đạt 50 tỷ và tỷ lệ tương ứng 15,8%. Năm 2002 là
64 tỷ và tỷ lệ là 15,9%. Năm 2003 là 150 tỷ và tỷ lệ 33%. Năm 2004 là 240 tỷ và tỷ
lệ là 46%.
Riêng trong năm 2005, tổng giá trị sản phẩm tôm hùm ước đạt trên 280 tỷ đồng,
đóng góp 48,6% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn toàn huyện (GDP 2005 toàn
huyện ước đạt 575 tỷ đồng).
Huyện Sông Cầu có 8/11 xã, thị trấn có nghề nuôi tôm hùm. Nghề nuôi tôm hùm
đã tham gia giải quyết công ăn, việc làm đáng kể cho người lao động trong cơ cấu
ngành kinh tế của địa phương. Tổng số lao động trong độ tuổi lao động của toàn
huyện hiện nay là 50.800 lao động, trong đó về nông-lâm-ngư là 32.800 lao động,
riêng số lao động tham gia trong nghề nuôi tôm hùm ước trên 15.000 lao động
(chiếm 30% lao động toàn huyện).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




11





Nghề nuôi tôm hùm cũng góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của
huyện. Số hộ nghèo năm 2001 là 2.826 hộ chiếm tỷ lệ 16,1%, năm 2004 số hộ
nghèo giảm còn 1.150 hộ chiếm tỷ lệ 5,66% và ước năm 2005 số hộ nghèo giảm
còn 756 hộ chiếm tỷ lệ 3,8%.
Đối với những xã, thị trấn có nghề nuôi tôm hùm, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt
trong giai đoạn 2000-2005, chỉ tính riêng xã Xuân Thịnh với 4 thôn của xã đều nuôi
tôm hùm, năm 2001 có 130 hộ nghèo thì đến năm 2005 chỉ còn 60 hộ; xã Xuân
Phương có 4/5 thôn nuôi tôm hùm, số hộ nghèo năm 2001 có 266 hộ đến năm 2005
chỉ còn 70 hộ; xã Xuân Cảnh năm 2001có 200 hộ nghèo đến năm 2005 còn khoảng
40 hộ nghèo,…
Hàng năm huyện Sông Cầu đã tạo điều kiện thuận lợi và đón tiếp nhiều địa
phương đến thăm quan học tập nuôi tôm hùm như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Long An, Kiên Giang,…







PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




12





TT

Tên chỉ tiêu
ĐVT
TH
2000
TH
2001
TH
2002
TH
2003
TH
2004
ƯỚC TH

2005
Nh.độ pt tăng bq
hàng năm 01-05(%)
1 GTSX Ngư-Nông-Lâm Tr đồng 265.851 303.272 335.057 378.472 393.350 435.322 10,4
-Giá trị sản xuất ngư nghiệp “ 215.010 247.510 276.422 308.076 317.827 367.607 11,3
+ đánh bắt “ 80.545 81.026 85.138 91.807 94.712 84.843 1,1
+ nuôi trồng “ 134.465 166.484 191.284 216.269 223.115 282.764 16
- Giá trị sản xuất nông nghiệp Tr đồng 48.941 52.003 55.284 65.097 67.263 60.394 4,3
+ Trồng trọt “ 29.513 29.730 29.522 41.988 43.385 39.050 5,8
+ Chăn nuôi “ 19.428 22.273 25.762 23.109 23.878 21.344 1,9
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp Tr đồng 1.900 3.759 3.351 5.299 8.260 7.321 31
+ Trồng và ch.sóc rừng “ 1.900 2.297 3.351 4.626 7.855 7.003 29,8
+ Khai thác gỗ và lâm sản “ - 1.462 - 673 405 318 -

2 Ngư nghiệp
a Đánh bắt thủy sản
- Số lượng tàu thuyền Chiếc 2.029 2.522 2.584 2.603 2.810 2.920
Trong đó: tàu thuyền có đ.cơ “ 1.451 1.827 1.863 1.983 1.974 2.004
Từ 45 CV trở lên “ 123 126 130 177 205 235
- Tổng công suất tàu thuyền CV 25.096 30.141 32.760 34.460 43.114 43.800
- Sản lượng đánh bắt thủy sản Tấn 9.836 10.110 10.636 11.900 12.600 14.000
b Nuôi trồng thủy sản
- Diện tích nuôi trồng Ha 1.431 1.369 712 625 551 715
Trong đó:tôm sú “ 1.431 1.369 655 560 330 400
- Số lồng tôm hùm nuôi thịt Lồng 4.500 7.500 10.000 14.000 14.500 15.000
- Sản lượng nuôi trồng Tấn 1.131,6 1.004 772 944 1.130,23

1.590
Trong đó: Tôm sú “ 1.052,7 879 595 550 250 400
Tôm hùm thịt “ 75 121 160 376 600 650
Tôm thẻ chân trắng “ - - - - 0,23 20
Cá mú “ 3,9 4 15 14 10 16
Vẹm xanh “ - - - - - -
Ốc hương “ - - - - - -
- Sản xuất giống thủy sản Tr con 350 340 220 149 95,08 100,15
Trong đó: Tôm giống “ 350 340 220 149 95 100
Cá giống “ - - - - 0,08 0,15
Bảng 1.2: Nhịp độ phát triển Kinh tế huyện Sông Cầu qua các năm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




13





PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




13




Bảng 1.3: Dự kiến phát triển Thủy Sản huyện Sông Cầu năm 2006
Chính thức Ước tính % so cùng kỳ

Đơn vị
tính
Tháng
02/06
Từ
đầu
năm
đến
cuối
tháng
02/06
Thán
g

03/06
Từ
đầu
năm
đến
cuối
tháng
03/06
Ước
thực
hiện
năm
06
Tháng
03/06
Cùng
kỳ
I. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Diện tích nuôi trồng thủy sản
a. Nuôi cá mú
b. Nuôi tôm sú
c. Nuôi ốc hương
d. Nuôi tôm thẻ chân trắng
e. Nuôi thủy sản khác (R. câu)
Trong đó: Rong câu sụn
f. Nuôi vẹm xanh
v Diện tích thu hoạch cá mú
v Diện tích thu hoạch tôm sú
v Diện tích thu hoạch ốc
hương

v D.T thu hoạch tôm thẻ chân
trắng
v Diện tích thu hoạch thủy sản
khác
Trong đó: Rong câu sụn
v Diện tích mất trắng
2. Nuôi bằng lồng bè
v Nuôi cá mú lồng, bè
Trong đó: CTTNHH Đài Loan
v Nuôi ốc hương (chắn, lồng)
v Nuôi tôm hùm thịt
v Nuôi tôm hùm ươm
v Thu hoạch tôm hùm thịt
v Thu hoạch cá mú lồng
3. Sản lượng tôm giống P.15
4. Sản lượng cá mú giống
II. SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Sản lượng thủy sản khai thác
v Cá
v Tôm
v Thủy sản khai thác
2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng
v Tôm sú
v Tôm thẻ chân trắng
v Tôm hùm
v Ốc hương
v Cá mú
Trong đó nuôi lồng, bè
Chia ra: CTTNHH Đài Loan
v Thủy sản khác (R. câu)

Trong đó rong (câu sụn)
v Vẹm xanh

Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Lồng
Lồng

Lồng
Lồng
Lồng
Lồng
Lồng
Tr.con
1000c
Tấn
Tấn

Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

33
1
-
2
-
25
20
5
-
-
-
-
-
-
-

1.000
-
-
-
-
1.000
100
-
20
-
1.300
1.130
1
169
5
-
-
5
-
-
-
-
-
-
-
-

51
2
-

4
-
35
30
10
-
-
-
-
-
-
-
3.000
-
-
-
-
3.000
100
-
40
50,46
2.300
1.550
2
748
5
-
-
5

-
-
-
-
-
-
-
-

304
3
150
-
1
135
120
15
-
-
-
-
-
-
-
1.551
51
1
-
1.000
500

100
-
40
-
1.600
1.391
-
208
5
-
-
10
-
-
-
-
-
-
-
-

355
5
150
4
1
170
150
25
-

-
-
-
-
-
-
4.551
51
1
-
1.000
3.500
200
-
80
50,46
3.900
2.941
3
956
10
-
-
10
-
-
-
-
-
-

-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

3,8L
-
10L
-
-
2,1L
2,4L
-
-
-
-
-
-
-
-

258,5
102
-
-
166,7
-
33,3
-
2L
-
106,7
107
-
104
11,3
-
-
33,3
-
-
-
-
-
-
-
-

197,2
L
-

6,8L
133,3
-
91,2
150
-
-
-
-
-

-

-
-
4,3L
102
-
-
166,7
8,8L
33,3L
-
266,7
-

105,4
105
-
106,2

11,8
-
-
33,3
-
-
-
-
-


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




14




1.2 Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh Phú Yên nói riêng và các tỉnh ven biển nói chung,
nghề nuôi tôm hùm đang gặp rất nhiều khó khăn do môi trường bị ô nhiễm làm cho
dịch bệnh tôm thường xuyên xuất hiện. Một trong những nguyên nhân làm cho môi
trường bị ô nhiễm đó là do chất thải của tôm. Do lồng nuôi không có thiết bị xử lý
chất thải, vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay đối với nghề nuôi tôm hùm lồng là phải
thiết kế kiểu lồng không những có khả năng xử lý chất thải của tôm mà khung lồng
còn có thể sử dụng được trong thời gian dài, chịu được trong môi trường nước biển
mà không bị ô xy hóa.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó. Tôi được trường Đại học Thủy sản giao cho
thực hiện đề tài: “Thiết kế sơ bộ lồng nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Sông
Cầu-Phú Yên”. Song song với đề tài này cũng đang có một đề tài khác nghiên cứu
về xử lý chất thải trên lồng nuôi tôm hùm và do thời gian hạn chế nên tôi chỉ thiết
kế sơ bộ khung lồng nuôi tôm hùm.










PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


15

CHƯƠNG 2
YÊU CẦU KINH TẾ-KỸ THUẬT VỚI LỒNG NUÔI TÔM
2.1.Yêu cầu về mật độ tôm/lồng, số lượng lồng
2.1.1.Về mật độ tôm/lồng
Sông Cầu có bờ biển dài, đặc biệt là đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, có diện
tích, tiềm năng rất lớn để nuôi trồng thủy sản. Quy mô khai thác có hiệu quả cả về
kinh tế và bảo vệ môi trường.Tuy nhiên, mấy năm gần đây kỹ thuật nuôi tôm trên
cát, nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi vẹm xanh, rong sụn phát triển mạnh, diện tích
này dự kiến khả năng mở rộng được khoảng 700 ha ở khu vực đầm và các vũng
vịnh, như khu vực Vũng La, Vũng Chào,…

Như đã viết ở chương 1 và qua thời gian thực tập tại huyện Sông Cầu, tôi đã tìm
hiểu được kinh nghiệm của những người nuôi tôm đạt được năng suất cao trong
huyện. Để đảm bảo cho tôm phát triển tốt, thu được hiệu quả kinh tế cao thì tùy theo
tháng tuổi và kích thước của tôm để chọn kích thước lồng, kích thước mắt lưới cho
phù hợp và thả với mật độ tôm/lồng theo kinh nghiệm thực tế để thu được hiệu quả
kinh tế cao. Cụ thể như sau:
- Đối với tôm từ 2,5-6 tháng tuổi, mật độ nuôi khoảng 180- 200 con/lồng ứng với
lồng có kích thước:1,5´1,5´0,8 m.
- Đối với tôm từ 6-8 tháng tuổi, mật độ nuôi khoảng 80-100 con/lồng ứng với
lồng có kích thước: 2´2´1 m.
- Đối với tôm từ 8-12 tháng tuổi, mật độ nuôi khoảng 50-60 con/lồng ứng với
lồng có kích thước: 3´3´1,6 m.
2.1.2.Về số lượng lồng
Hiện nay, số lồng nuôi tôm hùm là khá lớn, tốc độ phát triển các lồng nuôi tôm
hùm rất nhanh, tuy nhiên chỉ tập trung ở một số khu vực trong vịnh Xuân Đài nên
mật độ nuôi khá cao, đồng thời với hình thức nuôi đơn giản là chủ yếu.
Theo thống kê của phòng Kinh tế huyện Sông Cầu, năm 2005 số lồng tôm hùm
ươm là 12.160 lồng, lồng nuôi tôm thịt là 12.310 lồng, bè nuôi tôm thịt là 201 bè.
Khu vực dự phòng có thể thả nuôi được 1.000 lồng và 40 bè.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


16

Yêu cầu của huyện đặt ra là: Quy hoạch, phân chia vùng nuôi theo các ô, điều
chỉnh lại khoảng cách giữa các lồng nuôi để thuận tiện cho việc vận chuyển và xử lý
ô nhiễm môi trường, trong thời gian tới huyện sẽ mở rộng vùng nuôi ra các vũng
khác như: Vũng Chùa, Vũng Sứ, Vũng La, Vũng Me, Vũng Mô, Vũng Quan. Như
vậy, trong những năm tới số lượng lồng nuôi tôm sẽ tăng lên rất nhiều.
2.2.Yêu cầu về quy cách cho ăn, theo dõi, thả, thu

2.2.1.Quy cách cho ăn
Sau khoảng 4 tháng ương, thường tôm con đạt tới 30-50 g/con. Chọn những con
tôm khỏe, phát triển cân đối và có kích cỡ đều nhau đưa vào các lồng nuôi với mật
độ khoảng 5-7 con/m
3
lồng nuôi.
Thức ăn cho tôm là thức ăn tươi sống gồm các loại tôm, cua, cá hoặc con sút, sò,
ngao, sao biển,…Lượng thức ăn cho tôm nên xác định dựa vào loại thức ăn, được
tính theo những phần mà tôm có thể ăn được, ví dụ như vỏ sò là phần tôm không
thể ăn được, mà tôm chỉ ăn được thịt sò, do đó lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày
khoảng 15-17% khối lượng tôm. Định kỳ 3 tháng nên kiểm tra tôm một lần để điều
chỉnh lượng thức ăn.

Hình 2.1. Thức ăn cho tôm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


17

Qua tìm hiểu về cách cho tôm hùm thương phẩm ăn thì hầu hết các hộ nuôi ở đây
đều cho ăn hai lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Đối với tôm cỡ nhỏ từ 100-200
g/con thì khi cho ăn thức ăn được băm nhỏ, đối với tôm cỡ 300-500 g/con trở lên thì
cho ăn nguyên con không cần băm nhỏ.
Trước khi cho ăn người ta lặn xuống để kiểm tra thức ăn thừa hay thiếu vào buổi
sáng sớm hôm sau trước khi cho ăn thức ăn mới. Nếu thiếu thì tăng thức ăn, thừa
giảm lại. Đồng thời kiểm tra xung quanh lồng nếu thấy lưới bị hư hỏng thì phải
nhấc lồng lên để vá lại ngay tránh thất thoát tôm.
Thức ăn được bỏ vào trong ống, sau đó dùng xô múc nước dội vào trong ống để
thức ăn trôi xuống lồng, lượng thức ăn này được điều chỉnh khi kiểm tra để tránh
thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường.

Vì hầu hết thức ăn cho tôm phải được băm ra cho nên yêu cầu đặt ra hiện nay là
phải có máy móc thiết bị băm thức ăn cho tôm để giảm bớt sức lao động của con
người hoặc có thể chế tạo hẳn loại thức ăn công nghiệp để thay thế thức ăn tươi
sống.
2.2.2.Theo dõi
Hàng ngày nên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm, kiểm tra hoạt
động, bắt mồi, lột xác của tôm. Thường xuyên dọn sạch đáy lồng, chà rong tảo bám
quanh lồng để lồng thông thoáng. Đặc biệt là theo dõi lượng thức ăn trong lồng
trong quá trình cho ăn và sau khi tôm ăn xong. Tất cả việc theo dõi kiểm tra đều
được thực hiện bằng cách người nuôi dùng loại kính lặn thô sơ để lặn xuống quan
sát nên sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và có thể gây nguy hiểm. Do vậy, yêu cầu đặt ra
hiện nay là cần nghiên cứu bố trí thiết bị quan sát mọi sự việc diễn ra hàng ngày
trong lồng và truyền tín hiệu bằng hình ảnh lên trên để tiện theo dõi, kiểm tra.
2.2.3.Xu hướng thả và bố trí lồng nuôi
Từ những năm 1990 bắt đầu nghề nuôi tôm hùm với hình thức đơn giản như làm
rộng, chắn đăng nuôi trực tiếp trên đầm.
Đến nay đã hình thành nhiều hình thức nuôi phong phú, từ nuôi ở sát bờ chuyển
sang nuôi ở mực nước có độ sâu trên 3m. Người nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


18

rất chịu khó học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng, cải tiến nghề nuôi
của mình. Từ năm 2000 trở về trước hầu như rất ít mô hình nuôi tôm hùm bằng bè
nổi. Tuy nhiên đến năm 2005 số lượng bè tăng 500 bè nuôi tôm hùm tương đương
5000 lồng, chiếm hơn 30% số lồng hiện có. Việc chuyển hình thức từ nuôi thả lồng
sát đáy sang nuôi bè nổi tạo điều kiện cho người nuôi dễ dàng trong quá trình chăm
sóc, cho ăn và vệ sinh lồng nuôi hoặc dễ dàng di chuyển lồng, bè khi vào mùa mưa
bão. Đồng thời cải tạo môi trường nuôi, bảo đảm sự phát triển ổn định. Với phương

pháp nuôi này, sản lượng, năng suất nuôi tôm hùm của những hộ nuôi bè đã tăng
lên đáng kể.
Diện tích để thả lồng, bè còn nhiều lãng phí chỉ đạt khoảng 4.000-6.000 lồng
trong tổng diện tích 96,0 ha. Việc bố trí lồng, bè trong khu vực chưa hợp lý, khoảng
cách thả lồng chưa đồng nhất, không tuân thủ một quy tắc sắp xếp nhất định. Có nơi
thả lồng cách lồng 3-4 m, có nơi thả lồng cách lồng 20-35 m.
Khoảng cách giữa lồng với lồng được thiết kế 7m như vậy với một lồng có kích
thước chuẩn 3´3´1,6m thì trung bình 50 m
2
mặt nước đặt một lồng. Vị trí đặt lồng
sẽ được luân chuyển sau mỗi vụ nuôi nhằm hạn chế sự ô nhiễm nền đáy.
2.2.4.Thu hoạch
Đối với nuôi tôm hùm thương phẩm, nếu ươm từ con giống trắng hồng để đạt cỡ
1kg/con thì mất khoảng 18-20 tháng mới thu hoạch được, nếu nuôi từ tôm có trọng
lượng 100-200g/con trở lên (lúc này tôm có sắc đen) thì mất khoảng 12 tháng.
Sau một thời gian nuôi khi con tôm đạt cỡ 700 g/con trở lên ta có thể tiến hành
thu tỉa những con có trọng lượng lớn, vỏ cứng không mang trứng, khỏe mạnh. Tuy
nhiên thời điểm thu hoạch tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, điều kiện kinh tế từng
hộ nuôi, giá trị thương phẩm để quyết định thu tỉa hay thu toàn bộ. Qua tìm hiểu thì
hầu hết các hộ nuôi ở đây đều tiến hành thu tỉa và thu trước mùa mưa để tránh sự
hao hụt do độ mặn giảm xuống đột ngột trong những ngày mưa lớn và tránh sóng
gió lớn.
Tiến hành thu hoạch bằng cách: Đối với lồng treo bè thì nhấc lồng lên sau đó
người chui vào lồng qua cửa lồng để chọn bắt từng con một cho vào vợt, còn bè
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


19

nuôi thì lặn xuống dùng vợt bắt từng con cho vào rọ hay vào thùng nhựa sau đó đưa

đến nơi tiêu thụ. Ở đây hầu hết vận chuyển tôm bằng xe ô tô và phương pháp vận
chuyển hở có sục khí ôxy. Thị trường tiêu thụ tôm thương phẩm thường là: Nha
Trang, Tuy Hòa, TP Hồ Chí Minh, Phan Rang, Trung Quốc,…
Có thể thu hoạch toàn bộ tôm nuôi hoặc thu hoạch một phần tôm nuôi. Thu
hoạch toàn bộ thường được áp dụng khi kích cỡ tôm đồng đều và giá thu mua tôm
cao hoặc sắp tới mùa mua bão lớn. Thu hoạch một phần khi kích cỡ tôm không
đồng đều. Dùng vợt chọn bắt tôm lớn, để lại những con tôm nhỏ hoặc tôm sắp lột
vỏ hay vừa mới lột vỏ để nuôi tiếp.
2.3.Yêu cầu về vật liệu chế tạo lồng và bố trí kết cấu
Từ năm 1992, toàn huyện chỉ có vỏn vẹn vài chục lồng nhỏ, vật liệu làm đơn
giản như tre, gỗ thì đến năm 1999 đã có 3.500 lồng và năm 2000 là 7.500 lồng với
vật liệu làm lồng bằng sắt được hàn thành khung bọc lưới và thả nuôi sát đáy. Giai
đoạn này do nghề nuôi tôm hùm lồng còn đơn giản và thời gian nuôi dài (18 tháng)
nên vào mùa mưa lũ việc di chuyển lồng ra khỏi những vùng bị ảnh hưởng bởi nước
ngọt là rất khó khăn. Mặt khác, lúc này kỹ thuật nuôi chưa cao đã làm tăng mức độ
ô nhiễm ở các vùng nuôi tập trung trọng điểm như Hòa Lợi, Phú Dương, Vịnh Hòa,
Vũng Chào, Vũng La, Phú Mỹ, Phước Lý,…
Ngày nay, để phù hợp cho sự phát triển của tôm cũng như nghề nuôi tôm, người
ta chế tạo lồng có nắp để thuận lợi khi vệ sinh và thu hoạch, lồng có gắn ống nhựa
để thả thức ăn cho tôm, đường kính ống từ 100-150 mm tùy thuộc vào kích thước
lồng và trọng lượng tôm. Khung lồng được làm từ các thanh thép có đường kính từ
14-16 mm, trong lồng có hàn thanh chống và góc có gắn mã liên kết để tăng độ
cứng vững cho lồng.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, kết cấu lồng như vậy cũng chưa hợp lý. Xu
hướng hiện nay, người ta chế tạo lồng có cây chống bên trong ít nhất để tăng không
gian hoạt động của tôm gần tương đương với không gian bên ngoài.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


20


Xung quanh lồng được bao bọc bởi hai lớp lưới. Tùy theo kích thước tôm mà
chọn kích thước mắt lưới phù hợp. Lớp bên trong ngăn cản sự thất thoát tôm còn
lớp bên ngoài đảm bảo tôm không bị các loài khác tấn công (chủ yếu là cá lóc).
2.3.1.Lồng cố định
Có hình khối chữ nhật hoặc vuông nhưng có kết cấu bằng gỗ với 4 mặt được bọc
lưới xung quanh và một mặt lưới bọc đáy lồng. Lồng cố định thường chỉ sử dụng để
nuôi tôm hùm thương phẩm và kích cỡ từ 100-180 m
3
. Dạng lồng này được sử dụng
phổ biến do giá thành thấp, dễ làm. Tuy nhiên do không di chuyển được nên khi gặp
sự cố về môi trường không thể di dời lồng được. Sau vài năm nuôi, chất đáy phía
dưới lồng bị nhiễm bẩn dễ tạo nên điều kiện bất lợi cho tôm, người nuôi phải bỏ vị
trí cũ, làm lại ở vị trí mới thuận lợi hơn.
Lồng cố định thường được làm ngay tại vị trí chọn để nuôi tôm hùm. Nuôi tôm
hùm bằng lồng cố định tốn nhiều chi phí lao động hơn so với làm lồng chìm nhưng
việc quản lý và chăm sóc tôm nuôi lại dễ dàng hơn. Nguyên vật liệu và cách làm
lồng cố định như sau:
Kích cỡ lồng cố định: (4x5x5) m; (5x5x5) m hoặc (6x6x5) m. Gỗ làm khung lồng
cố định thường là các loại cây có đường kính khoảng 6-10 cm, các cây gỗ lớn dùng
làm trụ chính được vát nhọn một đầu để đóng sâu xuống nền đáy ít nhất là 1-1,2 m;
các cây gỗ sườn được đóng xuống đáy nông hơn, tối đa 0,5 m.
Khung lưới đã chuẩn bị sẵn được căng bên trong khung gỗ sao cho mặt lưới
thẳng, lưới được cố định chăc chắn bằng dây cước lớn, lưới không tiếp xúc sát
khung lồng.
2.3.2.Lồng chìm
Lồng hình khối chữ nhật có kết cấu bằng khung sắt với 6 mặt được bọc lưới xung
quanh, tùy mục đích sử dụng ương hoặc nuôi tôm hùm lồng có kích cỡ khác nhau.
2.3.2.1.Đối với lồng chìm ương tôm hùm con
Kích cỡ lồng (0,7x0,8x1) m; (1x1x1,2) m; (1,5x1,5x1,2) m hoặc (2x2x1,2) m. Sắt

làm khung Æ = 6 mm, được hàn lại với nhau tạo thành khung hình chữ nhật sao cho
cứng và chắc chắn. Để đảm bảo sử dụng lồng lâu dài, toàn bộ khung được phủ một
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


21

lớp sơn chống rỉ, sau đó quét một lớp hắc ín (nhựa đường) và quấn toàn bộ khung
bằng lớp nilon, lớp nilon này sẽ bám chắc vào lớp hắc ín và giữ cho khung sắt
không bị rỉ trong suốt thời gian nuôi dưới biển.
Tiếp đến, lưới bọc khung sắt là loại lưới mắt nhỏ, 2a = 0,5-0,6 cm. Lưới này
được đan ráp căng phẳng xung quanh 6 mặt của lồng ương. Lồng ương tôm nên bọc
2 lớp lưới chồng nên nhau, lớp lưới bọc ngoài là loại lưới mắt lớn, một cạnh khoảng
1-1,5 cm để tránh các loại cá chình biển có thể cắn làm thủng lớp lưới bên trong.
Mặt trên cùng của lồng nên có nắp lồng để có thể dễ dàng kiểm tra và vệ sinh
lồng. Đồng thời, kết buộc một ống nhựa đường kính 10-12cm ở giữa lồng để đưa
thức ăn vào trong lồng hàng ngày. Chiều dài của ống phụ thuộc vào độ sâu đặt lồng
nuôi, để có thể dễ dàng đứng trên thuyền, thúng chai hoặc trên ghe máy cho tôm ăn
qua ống.

Hình 2.2. Kết cấu nắp lồng
Sau khi đã hoàn chỉnh, lồng được chuyển ra vị trí nuôi đã chọn và lắp đặt. Lồng
ương tôm con không nên đặt sát đáy mà nên neo lồng cách nền đáy một khoảng
thích hợp sao cho khi nước thủy triều xuống thấp nhất mà lồng ương không bị ảnh
hưởng của lớp bùn đáy.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


22


2.3.2.2.Đối với lồng chìm nuôi tôm hùm thương phẩm
Kích cỡ lồng: (3x3x1,5) m hoặc (3x3,5x1,5) m; (2x3x1,2) m hoặc (3x2,5x1,2) m.
Sắt làm khung có Æ = 12 hoặc 14 mm và cũng được hàn với nhau tạo thành khung
chữ nhật chắc chắn và cứng. Bảo vệ khung sắt cũng bằng sơn chống rỉ, hắc ín và
cuốn một lớp nilon như đối với khung ương tôm hùm con.
Lưới bọc khung là loại lưới mắt lơn hơn, 2a =3-4 cm. Và lưới cũng được đan ráp
căng phẳng xung quanh 6 mặt của lồng nuôi. Tiếp đến làm nắp lồng và gắn kết ống
đưa thức ăn xuống lồng tương tự như đối với lồng ương tôm hùm con. Sau đó, vận
chuyển lồng nuôi ra vị trí đã chọn và đặt lồng lên trên nền đáy đã được dọn sạch và
bằng phẳng.
2.3.3.Lồng bè nổi
Lồng bè bao gồm khung gỗ chia làm 4 ô, được đặt trên hệ thống phao, mỗi ô
được treo một khung lưới kích thước: 4x4x4 m. Tùy theo quy mô của bè nuôi,
người ta có thể liên kết nhiều khung gỗ trên thành bè rộng theo ý muốn. Dạng lồng
này thường được đặt nuôi ở vùng nước sâu, dễ dàng tháo rời từng khung lồng, kéo
cả bè đi nơi khác nếu cần thiết. Do dạng nuôi bằng lồng ghăm cố định đang gặp
nhiều bất lợi về môi trường nên hiện nay nuôi tôm hùm đang có xu hướng chuyển
sang nuôi lồng bè nổi.

Hình 2.3. Khung lưới treo bè nổi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


23

2.3.4.Yêu cầu đặt ra
Ở huyện Sông Cầu cũng đã có một vài hộ nuôi áp dụng nuôi tôm hùm bằng các
khung lưới treo bè nổi để giảm chi phí, nhưng hình thức nuôi này đã bộc lộ những
nhược điểm trong vệ sinh lồng nuôi, thu hoạch và vấn đề cơ bản là tường lưới
không được căng phẳng nên khi có loài khác (cá Chình) tấn công sẽ gây nguy hiểm

cho tôm. Do ưu điểm của hình thức nuôi kết hợp lồng chìm treo bè nổi là có thể
nâng hạ lồng ở độ sâu phù hợp với độ tuổi của tôm và thay đổi chiều sâu trong mùa
mưa lũ nên hình thức nuôi này được sử dụng rất rộng rãi. Vì vậy yêu cầu đặt ra hiện
nay là thiết kế lồng chìm bằng vật liệu mới đảm bảo độ bền kết hợp với bè nổi được
đặt lên hàng đầu.

Hình 2.4. Lồng treo bè nổi
2.4.Yêu cầu về thời gian sử dụng
Trên thực tế hiện nay, khung lồng nuôi tôm hùm chủ yếu sử dụng sắt, tùy theo
kích thước lồng để cắt vật liệu sau đó hàn lại, tiếp đến sẽ quét lớp nhựa đường phủ
kín toàn bộ lớp sắt, khi lớp nhựa nay chưa khô cuốn tiếp lớp nilon nhằm mục đích
tăng độ kết dính giữa lớp nilon với bề mặt các cây sắt và ngoài cùng là lớp lưới nhũ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


24

để đảm bảo cho khung sắt không bị ô xi hóa trong suốt quá trình nuôi. Với kết cấu
như vậy thời gian sử dụng lồng khoảng 3-4 vụ tương ứng 2,5-3 năm.
Yêu cầu đặt ra là tìm ra loại vật liệu chế tạo khung lồng sử dụng được trong thời
gian dài thay thế vật liệu thép đảm bảo trong vụ nuôi lồng sử dụng được liên tục.
2.5.Yêu cầu về đảm bảo môi trường
Do mật độ nuôi tôm hùm ở Sông Cầu là khá lớn nên thức ăn thừa và chất thải của
tôm làm cho môi trường nước trong các đầm và vịnh cũng như nền đáy bị ô nhiễm.
Nếu thức ăn thừa sẽ làm cho thành phần các chất đạm, nitơ, canxy…trong nước
tăng cao làm nảy sinh các sinh vật và thực vật phù du như rong tảo gây ảnh hưởng
cho tôm và lồng. Riêng chất thải của tôm cũng làm đáy đầm bị ô nhiễm.
Để duy trì và đảm bảo nghề nuôi có hiệu quả, ổn định lâu dài, ngày nay huyện
Sông Cầu đưa một số đối tượng khác nuôi xen với tôm hùm để cải tạo nguồn nước,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: rong sụn, hải sâm, vẹm xanh. Mỗi ngày một

con vẹm xanh có thể lọc từ 70-80 lít nước. UBND tỉnh và Sở Thủy sản Phú Yên đã
trực tiếp lập quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản vùng ven bờ đầm Cù Mông-
Xuân Đài giai đoạn 2001-2010. Trên cơ sở đó, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh và
Sở Thủy sản, UBND huyện Sông Cầu đã và đang từng bước tiến hành lập quy
hoạch chi tiết mặt nước nuôi trồng thủy sản cho từng vùng nuôi cụ thể nhằm chủ
động trong công tác giao cấp mặt nước cho nhân dân. Mục đích sắp xếp lại lồng, bè
nuôi tôm hùm hiện có, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tại huyện Sông Cầu, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải của tôm sinh ra
hiện nay chưa có biện pháp xử lý hiệu quả. Thức ăn thừa do tôm thải ra người nuôi
tôm phải xử lý mất rất nhiều công sức, trước tiên phải nhấc lồng lên sau đó người
chui vào trong lồng nhặt tôm ra các chậu đã chứa sẵn nước mới có thể gom thức ăn
thừa. Với những người nuôi có ý thức về môi trường họ sẽ mang thức ăn thừa nay
vào bờ và chôn. Còn chất thải do tôm sinh ra thì đành chấp nhận biện pháp duy nhất
là sau một khoảng thời gian nào đó sẽ kéo lồng bè sang vị trí khác.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×