Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ thành phần sâu, nhện hại bưởi; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu vẽ bùa (phyllocnistis citrella stainton) và biện pháp phòng chống vụ xuân hè 2010 tại đoan hùng, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







ðẶNG NGUYỄN TRUNG VƯƠNG









THÀNH PHẦN SÂU, NHỆN HẠI BƯỞI; ðẶC ðIỂM
SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA SÂU VẼ BÙA
(Phyllocnistis citrella Stainton) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG
CHỐNG VỤ XUÂN HÈ 2010 TẠI ðOAN HÙNG, PHÚ
THỌ


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH






HÀ NỘI - 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


ðặng Nguyễn Trung Vương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
ii


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim
Oanh ñã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Côn trùng -
Khoa Nông học, Viện ðào tạo sau ñại học - Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh ñạo Chi cục Bảo vệ thực vật - Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ và GS.TS Phạm Văn Lầm
- Viện Bảo vệ thực vật ñã tạo ñiều kiện, tận tình giúp ñỡ ñể tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia ñình, ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.


Tác giả luận văn


ðặng Nguyễn Trung Vương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình viii
1. MỞ ðẦU i
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC 4
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 4
3. PHƯƠNG PHÁP, VẬT LIỆU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
3.1. ðối tượng nghiên cứu 23
3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 23
3.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 23
3.4. Nội dung nghiên cứu 23
3.5. Phương pháp nghiên cứu 24
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. ðiều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất và biện pháp phòng chống
sâu bệnh hại bưởi ở ðoan Hùng, Phú Thọ 33
4.1.1. Sơ lược về ñiều kiện tự nhiên 33
4.1.2. Tình hình sản xuất và biện pháp phòng chống sâu nhện hại bưởi ở
ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè năm 2010 34
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
iv


4.2. Thành phần, mức ñộ phổ biến của sâu hại trên cây bưởi vụ xuân hè
2010 tại huyện ðoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 37
4.3. ðặc ñiểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của sâu vẽ bùa
(Phyllocnistis citrella Stainton) tại ðoan Hùng, Phú Thọ 42
4.3.1. ðặc ñiểm hình thái của sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton

(họ Phylloenistidae, bộ Lepidoptera) 42
4.3.2. ðặc ñiểm sinh học của sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) 45
4.3.3. Diễn biến tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên một
số vườn bưởi vụ xuân hè 2010 tại ðoan Hùng, Phú Thọ 51
4.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến mức ñộ phát sinh gây hại của của sâu
vẽ bùa (P. citrella) tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 53
4.4. Thành phần thiên ñịch của sâu hại bưởi và vai trò của kiến vàng ñối
với sâu vẽ bùa (P. citrella) hại bưởi tại ðoan Hùng, Phú Thọ 61
4.4.1. Thành phần thiên ñịch 61
4.4.2. Kết quả nghiên cứu vai trò thiên ñịch của kiến vàng ñối với sâu vẽ
bùa (P. citrella) 62
4.5. Kết quả thí nghiệm phòng trừ sâu vẽ bùa (P. citrella) hại bưởi bằng
thuốc hóa học ngoài ñồng ruộng 66
4.5.1. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật ñối với sâu vẽ bùa (P. citrella) 66
4.5.2. Hiệu lực của hỗn hợp dầu khoáng và một số thuốc bảo vệ thực vật
ñối với sâu vẽ bùa (P. citrella) 67
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
5.1. Kết luận 70
5.2. Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 81
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
v


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG

4.1. Kết quả ñiều tra tình hình sản xuất và biện pháp phòng chống sâu

nhện hại bưởi ở ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè năm 2010 35

4.2. Thành phần sâu nhện hại bưởi tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè
2010 38

4.3. Kích thước các pha phát dục của sâu vẽ bùa (P. citrella) 43

4.4. Thời gian phát triển các pha, vòng ñời của sâu vẽ bùa (P. citrella)
ở hai ñợt nuôi 47

4.5. Thời gian sống của trưởng thành sâu vẽ bùa (P. citrella) với các
loại thức ăn thêm 48

4.6. Nhịp ñiệu ñẻ trứng của sâu vẽ bùa (P. citrella) ở 2 ñợt nuôi 49

4.7. Tỷ lệ nở của trứng sâu vẽ bùa (P. citrella) trong phòng thí nghiệm
ở hai ñợt nuôi 50

4.8. Diễn biến sâu vẽ bùa (P. citrella) hại bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu
tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 52

4.9. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên 4 giống
bưởi tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 54

4.10. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên bưởi trồng ở
ñất bãi và ñất ñồi tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 56

4.11. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên 3 tuổi cây
bưởi tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 57


4.12. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên bưởi trồng
xen sắn và trồng thuần tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 58

4.13. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) ở vườn bưởi tỉa
cành và không tỉa cành tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
vi


4.14. Thành phần thiên ñịch của sâu hại bưởi tại ðoan Hùng, Phú Thọ
vụ xuân hè 2010 61

4.15. Mức ñộ hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên các ô không thả kiến
và thả kiến tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 63

4.16. Mật ñộ kiến ở thời ñiểm trước và sau khi phun thuốc tại ðoan
Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 65

4.17. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật ñối với sâu vẽ bùa (P.
citrella) tại ðoan Hùng - Phú Thọ vụ xuân hè 2010 66

4.18. Hiệu lực trừ sâu vẽ bùa (P. citrella) của hỗn hợp thuốc bảo vệ thực
vật với dầu khoáng tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 68



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
vii



DANH MỤC CÁC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG

3.1. ðiều tra sâu hại trên cây bưởi trồng xen sắn tại ðoan Hùng, Phú Thọ
vụ xuân hè 2010 26

3.2. Vườn kiến thiết giống bưởi Sửu tại xã Chí ðám - ðoan Hùng - Phú
Thọ vụ xuân hè 2010 26

3.3. Vườn kinh doanh giống bưởi Sửu tại xã Chí ðám - ðoan Hùng - Phú
Thọ vụ xuân hè 2010 27

4.1a. Một số ảnh sâu, nhện hại bưởi tại ðoan Hùng - Phú Thọ vụ xuân hè
2010 40

4.1b. Một số ảnh sâu, nhện hại bưởi tại ðoan Hùng - Phú Thọ vụ xuân hè
2010 41

4.2. Một số ảnh các pha phát dục của sâu vẽ bùa (P.citrella) 44

4.3. Nhịp ñiệu sinh sản của sâu vẽ bùa (P. citrella) qua 2 ñợt thí nghiệm 49

4.4. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên 2 giống bưởi tại
ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 53

4.5. ðiều tra sâu bệnh trên vườn bưởi Sửu kiến thiết tại Chí ðám - ðoan
Hùng - Phú Thọ vụ xuân hè 2010 54


4.6. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên bưởi trồng ở
ñất bãi và ñất ñồi tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 56

4.7. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên 3 tuổi cây
bưởi tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 57

4.8. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) trên bưởi trồng xen
sắn và trồng thuần tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 59

4.9. Vườn bưởi Sửu trồng xen sắn tại Chí ðám - ðoan Hùng - Phú Thọ vụ
xuân hè 2010 59

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
viii


4.10. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu vẽ bùa (P. citrella) ở vườn bưởi tỉa
cành và không tỉa cành tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 60

4.11. Một số ảnh các loài thiên ñịch thiên ñịch của sâu hại bưởi tại ðoan
Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 62

4.12. Tổ kiến vàng trên vườn bưởi Sửu tại xã Chí ðám - ðoan Hùng - Phú
Thọ vụ xuân hè 2010 63

4.13. Mật ñộ kiến ở thời ñiểm trước và sau khi phun thuốc tại ðoan Hùng,
Phú Thọ vụ xuân hè 2010 65

4.14. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật ñối với sâu vẽ bùa (P.
citrella) tại ðoan Hùng - Phú Thọ vụ xuân hè 2010 67


4.15. Hiệu lực trừ sâu vẽ bùa (P. citrella) của hỗn hợp thuốc bảo vệ thực
vật với dầu khoáng tại ðoan Hùng, Phú Thọ vụ xuân hè 2010 68


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
1


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Bưởi ðoan Hùng (Citrus grandis) là một loại cây ăn quả ñặc sản nổi
tiếng của tỉnh Phú Thọ và cả nước. Giống bưởi này mang tên huyện ðoan
Hùng, huyện cực bắc của tỉnh Phú Thọ. Bưởi ðoan Hùng có quả hình cầu dẹt,
chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn
ngọt mát, mùi thơm ñặc trưng. Giống bưởi nối tiếng này ñã ñược bảo hộ tên
gọi xuất xứ và ñược Nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại quyết ñịnh số 73/Qð-
SHTT ngày 8/2/2006. Quả bưởi có giá trị dinh dưỡng cao, giàu ñường,
Vitamin, axit hữu cơ, muối khoáng và pectin, có tác dụng tốt với sức khỏe
con người. Khi ăn tươi, quả rất nhiều nước, tép mịn, ngọt dịu và thơm, ñược
thị trường rất ưa chuộng [57]. Những năm gần ñây bưởi ñược tiêu thụ rất
mạnh, với giá trung bình từ 5000 - 7000 ñồng/ quả. Vào dịp tết trung thu hay
tết nguyên ñán, giá bán có thể lên ñến 10.000 - 15.000 ñồng/quả. Lợi nhuận từ
trồng bưởi cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác [58].
Thực hiện chủ trương của tỉnh Phú Thọ về phát triển cây Bưởi giai
ñoạn 2001 - 2005 và ñến 2010 nhằm ñẩy mạnh cải tạo vườn tạp, mở rộng diện
tích bưởi thành vùng hàng hoá tập trung, ñầu tư xây dựng vườn ươm giống
cây sạch bệnh, xây dựng thương hiệu hàng hoá. ðến nay, toàn tỉnh ñã có
947,7 ha, trong ñó diện tích cho thu hoạch 782,3 ha, với sản lượng thu hàng
năm 7.152,4 tấn quả [17],[58].

Cùng với việc mở rộng diện tích kết hợp với ñầu tư thâm canh, cây
bưởi ðoan Hùng bị rất nhiều loại sâu, nhện và bệnh tấn công gây hại, nhất là
các ñối tượng sâu và nhện hại làm giảm ñáng kể năng suất, chất lượng. Hàng
năm diện tích nhiễm các loại ñối tượng sâu, nhện hại trên bưởi là trên 500 ha.
Các ñối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng như: sâu vẽ bùa, sâu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
2


nhớt, bọ xít xanh, câu cấu, nhện ñỏ, rầy chổng cánh, gây thiệt hại 20 - 30%
năng suất, nơi bị nặng có thể ñến 50 - 60% [9],[10]. Trong các loại sâu hại
trên thì sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) là ñối tượng gây hại nguy
hiểm. Sâu vẽ bùa tập trung gây hại bưởi giai ñoạn lộc non, và hại nặng trên
các vườn kiến thiết cơ bản làm cho cây bưởi sinh trưởng phát triển chậm, còi
cọc. Nhiều vườn bưởi kinh doanh không cho quả do bị sâu vẽ bùa gây hại
nặng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. Việc phòng trừ sâu vẽ bùa rất khó khăn do
sâu non gây hại bên trong mô lá, bên cạnh ñó do hiểu biết về thuốc bảo vệ
thực vật của nông dân còn nhiều hạn chế dẫn tới hiệu quả phòng trừ chưa cao,
phải phun nhiều lần [9].
ðể hiểu rõ hơn về thành phần các loại sâu, nhện hại trên bưởi tại vùng
nghiên cứu, ñi sâu tìm hiểu sâu vẽ bùa ñể từ ñó có những ñề xuất quản lý tổng
hợp chúng; ñược sự phân công của bộ môn và Viện ðào tạo sau ðại học, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh tôi tiến hành nghiên cứu ñề
tài “Thành phần sâu, nhện hại bưởi; ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học
của sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) và biện pháp phòng chống vụ
xuân hè 2010 tại ðoan Hùng, Phú Thọ”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Trên cơ sở xác ñịnh thành phần loài sâu, nhện hại bưởi và thiên ñịch
của chúng, ñi sâu nghiên cứu ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học và biện

pháp phòng chống sâu vẽ bùa (P. citrella) làm cơ sở cho việc ñề xuất biện
pháp quản lý tổng hợp sâu hại bưởi một cách hợp lý.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra, xác ñịnh thành phần, mức ñộ phổ biến của các loài sâu, nhện hại
bưởi và thiên ñịch của chúng trong vụ xuân hè 2010 tại ðoan Hùng, Phú Thọ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
3


- ðiều tra diễn biến sâu vẽ bùa (P. citrella) ở các tuổi cây khác nhau,
trên các giống và loại ñất khác nhau tại ñịa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của sâu vẽ bùa
(P. citrella) trên cây bưởi.
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng chống sâu vẽ bùa trên bưởi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
ðề tài tiến hành ñiều tra, thu thập thành phần nhằm bổ sung thêm cho
danh mục côn trùng gây hại và thiên ñịch của chúng trên cây bưởi.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học và sinh thái học của
sâu vẽ bùa trên cây bưởi ñể làm cơ sở cho việc ñề xuất biện pháp quản lý tổng
hợp chúng mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
4


2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

2.1.1. Thành phần sâu hại cây có múi
Cây có múi ñược trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Với ñiều kiện
ñịa lý khí hậu thích hợp, cây có múi thường bị rất nhiều loài côn trùng và nhện
gây hại nghiêm trọng ở hầu khắp các vùng nhiệt ñới cũng như á nhiệt ñới,
thành phần sâu hại cây có múi cũng rất phong phú [3],[12],[41],[48], [22]. Ở
Floriada có tới 148 loài sâu nhện hại [65],[66] và Nam Trung Quốc ñã ghi
nhận tới 197 loài loài sâu nhện hại trên cây có múi (Phạm Văn Lầm, 2005)
[33], [34]. Riêng ở Nhật Bản có tới 240 loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại
trong ñó có 217 loài côn trùng thuộc 8 bộ, 54 họ (Tsukuba et al., 2006; Trần
Thị Bình, 2002) [2],[74]).
Trên thế giới ñã ñiều tra ñược 101 loài sâu, nhện hại cây có múi, những
loài sâu hại nghiêm trọng như sâu nhớt, ruồi ñục quả, sâu vẽ bùa, nhện ñỏ, rệp
muội, xén tóc ñục thân cành,… [2],[77]. Trong tập tài liệu về những loài chân
ñốt và cỏ dại gây hại chủ yếu trong nông nghiệp ở các nước ðông Nam Á,
Waterhouse D. F. (1998) [78] ghi nhận có 54 loài côn trùng và nhện gây hại
phổ biến trên cam quýt, trong ñó có 15 loài ăn lá, 1 loài dòi ñục lá, 9 loài dòi
ñục quả, 5 loài ñục thân và 24 loài chích hút. Ở Australia có 131 loài côn
trùng và nhện hại trên cam quýt, chúng thuộc 10 bộ và 38 họ [60]. Ở ðài
Loan, ñã thu thập ñược 167 loài chủ yếu là sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp
sáp, rệp muội và sâu ñục cành,… (Trần Thị Bình, 2002; Ujiye, T. et al., 1995,
1996) [2], [75], [76].
Còn theo một số tác giả khác trong vùng ðông Nam Á thì tại Thái Lan
ñã ghi nhận có 28 loài sâu hại trên cây có múi tập trung ở 15 họ thuộc 6 bộ,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
5


riêng bộ cánh vảy thu thập ñược 15 loài (Morakote, R., et al, 1996; Ujiye,
T.,1995, 1996; ) [72],[75],[76]. Ở Malayxia ñã ñiều tra thu thập ñược 174 loài
sâu hại thuộc 57 họ của 10 bộ côn trùng và 1 bộ của lớp nhện [78]. Tại

Indonexia cũng phát hiện ñược 68 loài sâu hại thuộc 32 họ tập trung ở 7 bộ và
2 loài nhện hại [78]. Myanma có 20 loài sâu nhện hại trên cam quýt trong ñó
có 2 loài gây hại nghiêm trọng là ruồi ñục quả (Bactrocera dorsalis) và sâu
xanh bướm phượng (Papilio demoleus) (Trần Thị Bình, 2002; Waterhouse D.
F., 1998) [2],[25],[67].
2.1.2 ðặc ñiểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của sâu vẽ bùa
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) thuộc họ Gracillariidae, họ
phụ Phyllocnistinae, bộ Lepidoptera
* Nguồn gốc: Sâu vẽ bùa có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới Châu Á từ
Afghanistan tới Trung Quốc. Năm 1856, Stainton ñã mô tả chính thức loài sâu
nào gây hại trên giống citrus ở Calcuta, Ấn ðộ, chúng ñược biết ñến ở Nhật
Bản vào khoảng năm 1600. Sâu vẽ bùa phát tán chậm sang các vùng liền kề
và sau ñó chúng xuất hiện ở các vùng có khí hậu ôn ñới của Châu Á,
Australia, một số ñảo thuộc Thái Bình Dương, miền Nam và một phần miền
ðông Châu Phi vào năm 1980. Sau ñó chúng gây hại ở Nam Á, từ Arập Saudi
ñến Ấn ðộ và Indonexia, Trung Quốc, Philipin, Nam Nhật Bản. Chúng lây
lan nhanh chóng và ñược ghi nhận ở vùng thuộc miền Nam Florida vào những
ngày cuối tháng 3 năm 1993 [3],[27],[65],[71],[77]. Từ năm 1994 ñến nay,
sâu vẽ bùa ñã lây lan, xuất hiện ở hầu khắp các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh
(Jesusa Crisostomo Legaspi et al., 1999) [69].
* Phân bố: Sâu vẽ bùa phân bố rất rộng trên cây có múi (citrus) tập
trung ở những vùng Nhiệt ñới và Á nhiệt ñới của Châu Á, Châu Úc và Châu
ðại Dương,… Tại Châu Á sâu vẽ bùa phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, Ấn
ðộ, Indonexia, Iran, Nhật Bản, Triều Tiên, Nepal, Pakistan, Philipin, quần
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
6


ñảo ðài Loan, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Loài này cũng ñã ñược ghi nhận
tại nhiều nước tại vùng Nam và Tây châu Phi, gồm các nước: Lebanon, Libya,

Mozambique, Brasil, Colombia và Oman [3],[12],[69]. Từ những năm 90 sâu
vẽ bùa ñã bắt ñầu phát tán nhanh vào những ruộng trồng cam thuộc miền
Nam Châu Âu và những vùng phụ cận, các nước Châu Mỹ La Tinh như:
Bzaxil, Chile, Arghentina, Mexico [69], các nước thuộc ðịa Trung Hải như:
Thổ Nhĩ Kỳ, Italya, Irsaen, Bồ ðào Nha [59], [77]. Trong những năm gần
ñây, sâu vẽ bùa cũng ñã ñược phát hiện tại vùng Tây Ban Nha (Heppner. J.
B., 1995) [65], Irak (Garcia-Mari F. et al., 2002) [64], Algerie, Tunisie và
Maroc [77]. Ở Trung Quốc, sự gây hại của sâu vẽ bùa ñược ghi nhận từ năm
1933, khi người ta ñiều tra sâu hại cam ở vùng Hà Châu và vùng Tây Nam
Quảng ðông. Thập kỷ gần ñây, sâu vẽ bùa trở thành loài sâu hại quan trọng
trong tất cả các vườn cam chanh ở Trung Quốc [61],[62],[68],[70].
* ðặc ñiểm sinh thái và sinh vật học: Trưởng thành là một loại ngài
nhỏ, lúc ñậu có cánh úp ở trên lưng dọc theo chiều dài thân, dài khoảng 2
mm. Khi bay, cánh dang rộng ra khoảng 4 – 5 mm. ðôi cánh trước nhỏ và
hẹp, cánh sau có viền lông mép dài, màu trắng bạc, có những vết vàng và
chấm ñen ở ñỉnh cánh trước (Waterhouse D. F. , 1998) [78]. Sâu vẽ bùa qua
ñông ở dạng ngài, chúng ngừng ñẻ ở nhiệt ñộ thấp. Chúng không qua ñông ở
vùng ấm mà chỉ qua ñông ở vùng lạnh, những nơi không có lộc ñông. Trưởng
thành giao phối một lần, thường vào lúc sẩm tối hoặc rạng sáng. Trưởng
thành cái ñẻ trứng thành từng quả một trên các lá cam chanh non, thường ñẻ
gần gân chính của lá, ñôi khi chúng ñẻ trên cả những quả non và phần thân
cây còn non. Sâu non nở ra ñục ngay vào lá, hình thành các ñường hầm dưới
lớp biểu bì, ở giữa các ñường này thường có một ñường chỉ màu ñen sẫm do
phân của chúng ñùn ra, các ñường ñục này không bao giờ cắt nhau, sâu non
cuối cùng thường gọi là tiền nhộng. Chúng cũng có thể ăn qua gân chính của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
7


lá cây. Sâu tuổi 4 có chiều dài khoảng 3 mm, bộ phận miệng thay ñổi ñể kéo

sợi tạo thành buồng nhộng ở cuối ñường hầm, chúng gấp mép lá lại và hóa
nhộng bên trong. Trước khi vũ hóa nhộng khoét một lỗ ra ở ñầu trước của
buồng nhộng và từ ñó trưởng thành sẽ bay ra ngoài. Chúng thường vũ hóa vào
sáng sớm, giao phối ñược tiến hành trong một thời gian ngắn sau khi vũ hóa.
Con ngài cái ñẻ trứng ngay sau khi giao phối và có thể ñẻ ñược hơn 50 quả
trứng [60],[77], nhưng theo Tsukuba và Ibaraki, 2006 [74] thì con trưởng giao
phối vào lúc chiều tối và trưởng thành cái ñẻ từ 55 ñến 133 quả trứng. Trứng
ñược ñẻ riêng lẻ thành từng quả một trên các chồi non.
Trứng nở sau khi ñẻ 2 – 10 ngày, sâu non kéo dài từ 5 ñến 20 ngày, thời
gian nhộng khoảng 6 ñến 22 ngày. Vòng ñời của sâu vẽ bùa phụ thuộc vào
ñiều kiện khí hậu của từng vùng: Ở Nhật Bản, sâu vẽ bùa có 6 thế hệ/năm, ở
Bắc Ấn ðộ có khoảng 9 ñến 13 thế hệ/năm, ở Nam Ấn ðộ có khoảng 10 thế
hệ/năm, ở Trung Quốc có khoảng 8 ñến 15 thế hệ/năm, các thế hệ chồng gối
lên nhau rất khó phân biệt. Nhưng nhìn chung vòng ñời của sâu vẽ bùa kéo
dài từ 13 ñến 52 ngày [75],[76]. Trưởng thành chỉ sống ñược một vài ngày, ở
Florida con trưởng thành sống dài nhất ñược khoảng 3 tuần [65],[77]. Theo
Heppner. J. B. (1995) giai ñoạn ấu trùng có 4 tuổi bao gồm cả giai ñoạn tiền
nhộng, kéo dài từ 5 - 20 ngày, giai ñoạn nhộng kéo dài từ 6 - 22 ngày, tùy
thuộc vào thức ăn và ñiều kiện ngoại cảnh. Tại Ấn ðộ, chu kỳ sinh trưởng ngắn
nhất vào tháng 6 khi nhiệt ñộ trung bình cao nhất, và dài nhất vào tháng 2. Huang
M.D et al., (1989) ghi nhận (qua 6 năm khảo sát 1980 - 1985) tại Quảng Châu, sâu
vẽ bùa có 5 thế hệ/năm. Tuy nhiên tại Kodagu, Karnataka (Ấn ðộ). Sâu vẽ bùa
hoạt ñộng suốt năm, có 13 thế hệ gối chồng nhau (Beattie, G.A.C. et al., 1993)
[60].
* Ký chủ: Sâu vẽ bùa thường phát sinh gây hại trên các lá non của các
cây thuộc chi Citrus và các chi khác thuộc họ Rutaceae như bưởi chùm Citri
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
8



X paradisi Macfad, bưởi pommelo Citrus maxima (Burm) Merr, ngoài chi
Citrus còn có các cây thuộc họ Rutaceae ñã ñược ghi nhận như: Aegle
marmelos (L.) Corr . Serv, Atalantia sp., Poncitrus trifoliata (L.) Raf (ở Ấn
ðộ), Murraya paniculata (L.) Jack (ở Philippin). Một số cây ký chủ phụ khác
như: Jasmimum sambac (L.) Aiton, Pongamia pinnata Pierre, Alseodaphne
semecarpifolia Nees (ở ấn ðộ), Lranthus sp. (ở Philippin) [60],[71].
Một vài cây ñược ghi nhận là ký chủ của sâu vẽ bùa nhưng chúng lại
không hoàn thành vòng ñời trên những cây ñó, ví dụ như: Murraya koenigii
L. Sprengel thuộc họ Rutaceae, Jasminum sp. và Jasminum cinnamomum
Kobuski thuộc họ Oleaceae, Dalbergia sissoo Roxb. ex DC thuộc họ
Leguminosae, Salix sp. Grewia asiatica L. thuộc họ Tiliaceae (ở Ấn ðộ)
[71],[77]
* Tình hình phát sinh phát triển và những yếu tố ảnh hưởng: Sự
phát sinh của sâu vẽ bùa rất có quy luật. Ở Quảng ðông, sâu thường phát sinh
từ cuối tháng 3 ñến ñầu tháng 4 khi lộc xuân xuất hiện với mật ñộ thấp và
mức ñộ gây hại nhẹ. Quần thể phát triển nhanh vào tháng 5 ñến tháng 6 và
gây thiệt hại nếu có nhiều lộc non. Tình hình này thường xảy ra khi lộc hè
phát triển. Tháng 7 quần thể thấp do ñiều kiện nhiệt ñộ và ký sinh, cao ñiểm ở
trung tuần tháng 8 ñến ñầu tháng 9 gây nhiều tác hại có ý nghĩa kinh tế vì ñây
là thời gian ñợt lộc thu phát triển (Huang Ming Du, et al., 2002) [68].
Nhiệt ñộ là yếu tố quan trọng có quan hệ chặt chẽ ñến số lượng phát
sinh sâu vẽ bùa. Nhiệt ñộ thích hợp cho tất cả các giai ñoạn sinh trưởng của
sâu là từ 24 – 28
0
C. Trong mùa ñông, nhiệt ñộ thấp nên tỷ lệ sâu chết cao.
Hàm lượng nước trong lá non cũng ảnh hưởng ñến tỷ lệ chết của sâu non và
nhộng. Sâu non bị chết với tỷ lệ cao hơn 75% nếu hàm lượng nước trong lá
non dưới 75%, ngược lại nếu tỷ lệ nước cao thì tỷ lệ sâu chết dưới 45%
[60],[65].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

9


Tại Trung Quốc, sâu vẽ bùa là một ñối tượng gây hại quan trọng trên
Citrus aurantium, tại Jianyang Prefecture, Fujian, tỷ lệ lá bị nhiễm vào mùa
thu lên ñến 52,1 - 84,9% (Lei XinTao, et al., 2000) [70]. Khi nghiên cứu về
tác hại và ngưỡng kinh tế của sâu vẽ bùa, Huang Ming Du and et al, 1989
nhận xét : Lá non bị hại dưới 20% thì sẽ không làm ảnh hưởng ñến sự phát
triển và năng suất của cây. Thường một lá chỉ bị 1 - 2 sâu tấn công, tuy nhiên
khi mật số sâu cao có thể ghi nhận 3 - 4 sâu/lá. Trên lá chanh, Chen
Mingshun, et al., (1986) ghi nhận có thể phát hiện ñến 20 sâu vẽ bùa trên lá.
Ngưỡng kinh tế của sâu vẽ bùa là 0,74 sâu/lá non (Luck R.F., 1981) [71].
2.1.3. Thành phần thiên ñịch và vai trò của kiến vàng ñối với sâu vẽ bùa
Thiên ñịch là yếu tố quan trọng có thể khống chế sự bộc phát và gây hại
của sâu vẽ bùa trong ñiều kiện tự nhiên. Tại Kyusyu và Wakayama (Nhật Bản
), 13 loại ký sinh ñã ñược ghi nhận trên ấu trùng và nhộng của P.citrella,
nhóm Eulophids là nhóm phổ biến nhất (Ujiye T, et al., 1996) [76]. Tại Thái
Lan, các loại ký sinh như Eurytoma sp., Ageniaspi ssp, Cirrospilus
quadristriatus, Sympiesis striatipes, Clostero-cerus trifasciatus, Kratosyma
sp., Teleopterus sp., Zaommomen-tedon brevitiolatus, Citrostichus
phyllocnistoides và Tetratichus spp., ñã ñược khảo sát về hiệu quả phòng trị
sinh học ñối với sâu vẽ bùa. Trong các loài này thì Ageniaspis sp. chiếm ưu
thế và là tác nhân phòng trị sinh học quan trọng nhất (Morakote R. et al.,
Ujiye T. et al., 1996). [72],[76]
Tại miền Nam Trung Quốc, Chen, et al., (1986) [62] ghi nhận, trong
ñiều kiện tự nhiên các loài thiên ñịch như Ancylopteryx octopunctata và
Chrysopa boninensis (Mallada boninensis) có thể khống chế ñược sâu vẽ bùa.
Chỉ khi nào mật số các loại này trong tự nhiên bị giảm do việc sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật hay do ñiều kiện thời tiết thì mới cần thiết phải
phóng thích thêm những lượng ký sinh ñã ñược nuôi trong phòng thí nghiệm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
10


Tại ðài Loan, việc sử dụng nhóm ăn mồi Chrysopid Mallada basalis ñể
phòng trị sâu vẽ bùa trên cam quít tại ðài Loan tỏ ra có hiệu quả rất tốt, với số
lượng 1000 trứng M. basalis/cây, loại ăn mồi này có thể khống chế P. citrella
một cách rõ rệt (Ujiye, T. et al., 1996). [76]
Theo báo cáo về thành phần thiên ñịch của sâu vẽ bùa ở vùng Yezin
(Mianma), Htar Htar Naing [67] ñã phát hiện ñược 6 loài ong thuộc họ
Eulophidae và 6 loài nữa chưa phân loại ñược, chúng ñều ký sinh trên sâu vẽ
bùa. Loài Citrostichus phyllocnistoides và loài Citrostichus phyllocnistoides
là hai loài có tỷ lệ ký sinh cao.
Tại ðài Loan, Ujiye, T. et al.,

(1995) ghi nhận thiên ñịch trong ñiều
kiện tự nhiên có thể khống chế 90% sâu vẽ bùa và theo các tác giả này thì
không cần thiết sử dụng hóa chất ñể phòng trị sâu vẽ bùa. ðể ngăn ngừa sự
phát tán mới ñây của sâu vẽ bùa, những chương trình phòng trừ sinh học ñã
ñược tiến hành tại nhiều nước (DeBach P., 1974) [63]. Cho ñến nay, nhiều
loại thiên ñịch ñã ñược du nhập và ñịnh cư tại Florida, Úc (Hoy, M.A. et al.,
1995) và Israel (Argov et al., 1996). [59]
2.1.4. Các biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa
* Phòng trừ hóa học
Hiệu quả của các loại thuốc hóa học ñối với sâu vẽ bùa cũng ñã ñược
nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới. Tại Ấn ðộ, Lei XinTao, et al (2000)
ghi nhận Phosphomidon và Dimethoate tỏ ra có hiệu quả phòng trị tốt sâu vẽ
bùa. Heppner. J. B., (1995) [65], cũng ghi nhận Acétamide sử dụng với liều
lượng 6 - 10 g a.i./hl có hiệu quả tương ñương với Imidaclopride sử dụng ở
liều lượng 12 g a.i./hl trong cùng một ñiều kiện sử dụng, hiệu quả của 2 loại

thuốc này kéo dài trong khoảng 15 ngày và như vậy có thể bảo vệ ñược giai
ñoạn mẫn cảm của cây. Tác ñộng của 2 loại thuốc này ñối với thiên ñịch
(nhóm ký sinh) cũng tức thời có nghĩa là sau khi phun thuốc mật số của thiên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
11


ñịch giảm (có thể do mật số của ký chủ bị giảm), tuy nhiên chỉ sau 4 tuần sau
khi phun thuốc, mật số thiên ñịch lại ñược khôi phục như lúc ban ñầu.
Bên cạnh ñó thì hiệu quả của Condifor cũng ñã ñược Ujiye, T. et al.,
(1995) ghi nhận Confidor, tương tự như Abamectin và Dimilin, vẫn còn hiệu
quả sau khi sử dụng thuốc 7 ngày, và nếu hỗn hợp với 1% Dầu hiệu quả có
thể kéo dài ñến 27 ngày. Jesusa Crisostomo Legaspi, et al., (1999) [69] trong
một thí nghiệm thực hiện tại Mexico cũng ghi nhận trong 3 loại thử nghiệm:
Confidor, Evisect S và dầu khoáng Oleostec thì Condifor tỏ ra có hiệu quả rất
cao so với 2 loại kia, có thể gây ra tử vong cho sâu vẽ bùa ñến 82,55%, trong
khi ñó tỷ lệ tử vong gây ra bởi 2 nhóm kia là 66,46% và 61,72%.
Tại Trung Quốc, kết quả khảo sát của Binglin, T. et al., (1996) cho thấy
Isofenphos có hiệu quả từ 96,1 - 98,1% và Sumicidin (Fenvalerate) cho hiệu
quả ñến 94,7 - 100% so với 27,2 - 32,7% hiệu quả nếu sử dụng Phosmet.
Theo một số tác giả Beattie, G.A.C. et al (1993) dạng dầu của Oleostec
ngoài tác ñộng ñối với ấu trùng, còn hạn chế sự ñẻ trứng của thành trùng và
diệt ñược cả trứng vì vậy hiệu quả của chất này (88,73%) mặc dù thấp hơn
Condifor (92,84%) nhưng lại cao hơn rõ nét Evisect (71,32%).[9]
Các kết quả khảo sát trên cho thấy có rất nhiều loại thuốc hóa học có
hiệu quả ñối với sâu vẽ bùa tuy nhiên theo Hoy M.A et al (1995) thì sử dụng
thuốc hóa học ñể phòng trị sâu vẽ bùa có thể làm bộc phát tính kháng của sâu
ñối với thuốc và hiện tượng kháng các loại thuốc thuộc nhóm Cúc trên nhiều
vườn cam quít tại Trung Quốc cũng ñã ñược (Huang M.D et al, 1989) [68] ghi
nhận, vì vậy chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật sự cần thiết.

* Sử dụng dầu khoáng
Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng ñối với
sâu vẽ bùa cũng ñã ñược khẳng ñịnh tại nhiều nơi trên thế giới. Theo Rae DJ
et al., (2002), các loại dầu khoáng tỏ ra có hiệu quả cao và trên 10 năm qua,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
12


dầu khoáng ñã ñược sử dụng và ñã tỏ ra có hiệu quả tại nhiều nước như Hoa
Kỳ, Úc, Tây Ban Nha. Sử dụng dầu khoáng tốt là do: Ít ñộc ñối với ñộng vật
có xương sống và những sinh vật không gây hại, không ñộc ñối với con
người. Phân hủy nhanh, không ñể lại dư lượng trong môi trường. Tác ñộng
của dầu ñược thể hiện qua 3 khía cạnh: phun trên lá, dầu khoáng sẽ hình thành
một lớp dầu mỏng trên lá làm ngăn cản sự ñẻ trứng của thành trùng, nếu sử
dụng dầu khoáng sau khi sâu vẽ bùa ñã ñẻ trứng, dầu sẽ làm trứng chết. Nếu
sử dụng phối hợp với thuốc trừ sâu, tác ñộng sẽ mạnh hơn trên ấu trùng và
dầu khoáng sẽ dễ dàng xâm nhập vào biểu bì của lá ñể tác ñộng ñến sâu nằm
phía dưới ñó.
Tuy nhiên do tính lưu tồn kém, nên phải sử dụng nhiều lần, ñặc biệt là
trong mùa mưa, từ ñó sẽ ñưa ñến tình trạng phải phun thuốc nhiều lần, vì vậy
cần tính toán cụ thể ñể có hiệu quả kinh tế (Waterhouse D. F., 1998) [78]
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Thành phần sâu hại cây có múi
Ở trong nước, theo "Kết quả ñiều tra côn trùng 1967 - 1968" của Viện
Bảo vệ thực vật (1975) [49] thì thành phần côn trùng hại Cam quýt có 67 loài.
Những loài gây hại chính là sâu ñục cành (Chelidonium argentatum), rệp sáp
(Pseudococcus Citriculus), sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella), sâu xanh bướm
phượng chấm ñỏ (Papilio demoleus). Năm 1977 - 1978 [51], ñiều tra sâu hại
cam chanh ở các tỉnh phía Nam, kết quả thu ñược gồm 60 loài sâu hại, tập
trung chính là sâu xanh bướm phượng (Papilio demoleus), sâu vẽ bùa

(Phyllocnistis citrella), rầy chổng cánh (Diaphorina citri), rệp sáp
(Pseudococcus citriculus), rệp muội ñen (Taxoptera aurantri) và bọ xít xanh
hại cam (Rhynchocoris humeralis) [39]. Gần ñây, năm 1997 - 1998 [52], một
nhóm tác giả Viện Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và
Trung tâm nghiên cứu rau quả Phủ Quỳ ñã tiến hành ñiều tra côn trùng hại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
13


trên cam quít tại một số vùng cây ăn quả trọng ñiểm. Từ các tỉnh miền núi
phía Bắc (Hà Giang, Sơn La); miền trung du (Phú Thọ, Tuyên Quang); vùng
khu 4 cũ (Nghệ An, Hà Tĩnh) và miền ðông Nam Bộ (ðồng Nai, Tây Ninh,
Bình Dương, Bình Phước) ñến tận ðồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang,
ðồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ)… Các tác giả cho biết thành phần côn
trùng hại cam quýt ở Việt Nam rất phong phú, gồm 96 loài, tập trung hại
chính là ruồi ñục quả (Bactrocera dosalis), sâu nhớt, sâu ñục thân
(Nadezhdiella cantori), bướm phượng (Papilio demoleus), sâu vẽ bùa
(Phyllocnistis citrella), nhện ñỏ (Panonychus citri), bọ xít xanh (Nezara
viridula), rệp sáp vảy ñỏ (Aonidiella aurantii), ve sầu bướm (Lawana imitata)
… [42],[43],[52].
Nguyễn Văn Cảm và ctv (2001) [7] nghiên cứu về thành phần những
loài chân khớp trên cây có múi nói chung và cam quýt nói riêng cho biết ở
Việt Nam có khoảng 180 loài, trong số ñó có 98 loài thuộc bộ cánh nửa
(Hemiptera) và bộ cánh ñều (Homoptera), 35 loài thuộc bộ cánh vảy
(Lepidoptera), 22 loài thuộc bộ cánh cứng (Colepotera), 14 loài thuộc bộ
cánh thẳng (Orthoptera), 3 loài thuộc bộ 2 cánh (Diptera), 2 loài thuộc bộ
cánh tơ, 1 loài thuộc bộ Isoptera, số còn lại là nhện.
Tác giả Trần Huy Thọ và ctv (1996) [40], ñiều tra thành phần sâu hại
cam quýt ở Phủ Quỳ, Nghệ An ñã phát hiện ñược 19 loài sâu và nhện hại. Phổ
biến nhất là các loài: sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng, rầy chổng cánh,

ruồi ñục quả, rệp… Một số loài là vectơ truyền bệnh như rầy chổng cánh
(Diaphorina citri) truyền bệnh vàng lá Greening.
Trong những năm gần ñây, câu cấu là một trong những ñối gây hại chủ
yếu trên cam quýt. Theo ñiều tra nghiên cứu của Phạm Văn Vượng và Phạm
Ngọc Lin (1997) [56], câu cấu hại cam quýt ở hai pha sinh học: Pha sâu non
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
14


và pha trưởng thành. Có hai loài gây hại chính là câu cấu lớn (Hypomeces
squamosus Fabr.) và câu cấu nhỏ (Platymyceterus sisversi Reitter).
Về thành phần sâu hại, Trần Thị Bình (2002) [2] ñã cho biết trước ngày
giải phóng miền Nam Việt Nam có 14 loài sâu hại trên cam quýt.
Theo kết quả ñiều tra của Trần Thị Bình (2001, 2002) [1],[2] qua 3 năm
từ 1996 – 1999 tại các vùng trồng cam quýt ở Hà Giang ñã thu thập ñược 66
loài côn trùng gây hại thuốc 30 họ của 8 bộ. Trong 66 loài ñó có 3 loài hại rễ,
20 loài ăn lá, 34 loài chích hút nhựa cây, 6 loài hại hoa và 3 loài ñục thân
cành.
Theo giáo trình “Côn trùng chuyên khoa”, 2004 [3] cho biết: trong số
hơn 50 loài sâu hại cam quýt ñược ghi nhận ở nước ta, các ñối tượng ñược
xem là những loài gây hại phổ biến, nguy hiểm và mang tính ñại diện cho
nhóm sâu hại trên các bộ phận của cây cam quýt bao gồm: Sâu vẽ bùa
(Phyllocnistis citrella Stainton), sâu nhớt (Clitea metallica Chen), sâu bướm
phượng (Papilio demoleus L., Papilio polytes L., Papilio memnon Seilz), rệp
sáp nâu mềm (Pulvinaria aurantii Ckll), rệp vảy ốc (Chrysomphalus ficus
Ashm), xén tóc hại cam (Chelionium argentatum, Nadezhiella cantori Hope,
Anoplophora chinensis Forster.), bọ xít xanh hại quả (Rhynchocoris
humeralis Thumb), ruồi ñục quả (Dacus dosalis Hendel).
Theo Phạm Văn Lầm (2003), (2005) [32],[34] trong thời gian 1996-
2005 ñã tiến hành ñịnh kì ñiều tra thu thập thành phần loài chân khớp trên cây

ăn quả có múi ở ngoại thành Hà Nội, Mê Linh, Hoài ðức, Xuân Mai, Cao
Phong, Văn Giang ñã ghi nhận ñược 299 loài chân khớp, trong ñó có khoảng
60 loài thuộc lớp côn trùng và 2 bộ nhện. Riêng bộ cánh màng có 76 loài,
chiếm 25,5% tổng số loài thu ñược. Bộ nhện lớn 53 loài chiếm 21,1%. Bộ
cánh cứng có 40 loài chiếm 13,4%, bộ cánh vẩy có 17 loài, bộ 2 cánh có 16
loài.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
15


Theo Nguyễn Xuân Cường (1996) [18], Bùi Công Hiển và ctv (2003)
[23] ñã ghi nhận có trên 120 loài côn trùng hại cây có múi. Trong ñó các loài
chính là bọ phấn gai ñen (Aleurocanthus spinidens Quantiace), rệp sáp vảy
ñỏ, ruồi ñục quả (Dacus dosalis Hendel), rầy chổng cánh (Diaphorina citri),
sâu ñục cành cam (Anoplophora chinensis Forster.), xén tóc nâu cam
(Nañezhiella cantori Hope), sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton), bướm
phượng (Papilio demoleus L.), rệp sáp giả, rệp muội ñen, rệp sáp vảy dài,
nhện ñỏ, nhện trắng,…
Nguyễn ðức Khiêm (2005) [26], ñiều tra về một số loại rệp hại chính
trên bưởi và thiên ñịch của chúng tại Gia Lâm – Hà Nội vụ xuân 2004 ñã phát
hiện ñược 20 loài rệp hại bưởi. Trong ñó họ Diaspididae có 7 loài, họ
Pseudococcus có 4 loài, họ Coccidae có 4 loài, họ Margarodidae có 1 loài, họ
Areulodiae có 1 loài, họ rệp muội có 2 loài, họ Psyllidae có 1 loài. Trong 20
loài rệp ñó có 4 loài hại hoa, 4 loài hại quả, 12 loài hại trên cành, 5 loài hại
trên chồi non và tất cả 20 loài rệp trên ñều hại trên lá.
2.2.2. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella
Stainton) và thiên ñịch của chúng
Theo Vũ Khắc Nhượng (1999), (2000) [35],[36] cho biết trên cam quít
trồng ở phía Bắc Việt Nam, sâu vẽ bùa là một loài tiêu biểu và phổ biến.
Hoàng Lâm (1993) [28] cũng ghi nhận sâu vẽ bùa là một ñối tượng gây hại rất

quan trọng trên cam tại nông trường Thanh Hà, tỉnh Hòa Bình. Trần Thị Bình
(2001) [1] ñã cho biết, sâu vẽ bùa phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh Hà
Giang, nơi trồng cây có múi và phổ biến nhất là huyện Bắc Quang và Vị
Xuyên. Tại ðồng bằng sông Cửu Long (ðBSCL), theo Nguyễn Thị Thu Cúc
(2000) [12] sâu vẽ bùa hiện diện ñều khắp trên các ñịa bàn trồng cam, quít,
bưởi, ở các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, ðồng Tháp, Cần Thơ và Kiên
Giang. Theo kết quả nghiên cứu về sâu vẽ bùa trên cam quýt tại Lai Vung -
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
16


ðồng Tháp năm 1999 cho thấy sâu vẽ bùa có khả năng tấn công 100% số cây
trong vườn vào các giai ñoạn ra lá non (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, 2002)
[14]. Trần Thế Tục và ctv (1998) [47], ðường Hồng Dật (1996) [19] cho biết
sâu vẽ bùa ñã phát sinh và gây hại nặng trên các giống cam quít có trong vườn
và gây thiệt hại ñến 100% lá non trên cây.
Theo Trương Thị Ngọc Chi (1995) [8] khảo sát tính ưa thích của sâu vẽ
bùa, nhận thấy tất cả các loài cam sành, cam mật, chanh tàu, chanh giấy, bưởi,
quít tiều, quít xiêm, tắc (hạnh) và sảnh ñều bị sâu vẽ bùa tấn công. Loại cây bị
nhiễm nhẹ nhất là cây sảnh. Cây bị nhiễm nhiều nhất là cam mật, cam sành,
quít xiêm.
Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái của sâu vẽ bùa Nguyễn Thị Thu Cúc
(2000) [12] cho biết trứng của sâu vẽ bùa có hình bầu dục, rất nhỏ, dài khoảng
0,20 - 0,30 mm. Trứng mới ñẻ có màu trong suốt, khi sắp nở trứng có màu
trắng vàng. Sâu mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, dài khoảng 0,4 mm, lớn
lên sâu có màu vàng xanh, dẹp. Ở giai ñoạn gần hóa nhộng sâu có màu trắng
hơi ngả vàng, cơ thể không còn dẹp mà chuyển sang dạng hình ống. Sâu lớn
(T4) dài khoảng 3 - 4 mm mình dẹp, không có chân, ñốt cuối bụng có hình
ống dài. Nhộng dài từ 2 - 3 mm, phần ñuôi thon nhọn, có một gai nhỏ trên
ñầu. Xuyên qua lớp vỏ nhộng có thể quan sát thấy 2 ñốm màu ñen ở gần cuối

cánh. Khi mới hóa nhộng, nhộng có màu vàng lợt dần dần chuyển sang màu
nâu khi sắp vũ hóa. Trưởng thành là một loại bướm rất nhỏ, thân hình mỏng
mảnh, dài khoảng 2 mm, sải cánh rộng khoảng 4 - 5 mm. Toàn thân có màu
vàng nhạt, có ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh ñều có
rìa lông dài. Cánh trước có 2 gân dọc màu ñen kéo dài ñến giữa cánh, khoảng
1/3 về phía ñầu cánh có một vân xiên giống hình chữ Y. Cuối cánh trước có 1
ñốm màu ñen rất ñặc biệt. Chiều dài râu ñầu khoảng 3/4 chiều dài của cánh.
Theo giáo trình Côn trùng chuyên khoa (2004) [3] và Atlat côn trùng hại cây

×