BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LÊ QUANG HƯNG
TÁC ðỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ðẾN HOẠT ðỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH HÓA
LU
ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH
HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Quang Hưng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
ñược sự giúp ñỡ của nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài
trường
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến các thầy cô giáo
trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, ñặc biệt là các thầy cô trong bộ
môn Quản trị kinh doanh, những người ñã truyền ñạt cho tôi những kiến thức
bổ ích và tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến Thầy giáo T.S Nguyễn Quốc
Chỉnh, người ñã dành thời gian tận tình chỉ bảo giúp ñỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến cán bộ lãnh ñạo, công nhân viên của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cùng các phòng, ban
ngành và giám ñốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên ñịa bàn thành phố
Thanh Hóa ñã tạo ñiều kiện cung cấp tài liệu giúp ñỡ tôi trong quá trình làm
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia ñình, ñồng
nghiệp và bạn bè những người ñã luôn bên tôi giúp ñỡ về vật chất cũng như
tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà nôi, ngày 28 tháng 4 năm 2011.
Tác giả luận văn
Lê Quang Hưng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
iii
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
iv
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vi
Banh mục bảng vii
Danh mục hình viii
1. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu ngiên cứu 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận về suy thoái kinh tế 4
2.2 Suy thoái kinh tế năm 2008 – 2010 và tác ñộng của suy thoái kinh tế 16
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
25
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Thực trang suy thoái kinh tế ở Việt Nam giai ñoạn 2008 – 2010 34
4.1.1 Giới thiệu chung về suy thoái kinh tế ở Việt Nam 34
4.1.2 Tác ñộng của suy thoái kinh tế ñến các doanh nghiệp Việt Nam 35
4.1.3 Ứng phó của Việt Nam trong suy thoái kinh tế 40
4.2 Tác ñộng của suy thoái kinh tế ñối với thị trường của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Thanh Hóa
43
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
v
4.2.1 Tác ñộng tới thị trường ñầu vào 43
4.2.2 Tác ñộng tới thị trường lao ñộng 50
4.3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu tác ñộng tiêu cực của suy thoái
tại Công ty
60
4.3.1. Về thị trường 60
4.3.2. Về lao ñộng 63
4.3.3. Về sản xuất kinh doanh 64
4.4 Một số giải pháp nhằm khắc phục các tác ñộng tiêu cực của suy
thoái kinh tế, ổn ñịnh và phát triển sản xuất. 65
4.4.1 Các giải pháp của Chính phủ, Nhà nước. 65
4.4.2 Các giải pháp của tỉnh, ñịa phương 68
4.4.3 Một số giải pháp nhằm khắc phục các tác ñộng của suy thoái
kinh tế, ổn ñịnh và phát triển sản xuất cho Công ty 73
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
CT HðQT Chủ tịch hội ñồng quản trị
Gð Giám ñốc
PGð Phó giám ñốc
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
PR Public Relations
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
vii
DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
4.1: Khủng hoảng toàn cầu tác ñộng tiêu cực ñến các ñiều kiện ñến
hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp 36
4.2: Khủng hoảng toàn cầu mang lại các cơ hội tích cực cho hoạt
ñộng kinh doanh
38
4.3: Số lượng vốn huy ñộng ñược của Công ty qua các năm 45
4.4: Lãi suất huy ñộng vốn của Công ty qua các năm 46
4.5: Tình hình vốn và tài sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản Thanh Hóa
49
4.6: Tình hình lao ñộng của công ty qua các năm 53
4.7: Thu nhập bình quân của người lao ñộng qua các năm 54
4.8: Thu nhập bình quân của người lao ñộng các doanh nghiệp khác
qua các năm
55
4.9: Mức ñộ ổn ñịnh của thị trường ñầu vào của công ty qua các năm 56
4.10: Kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của Công ty 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
viii
DANH MỤC HÌNH
STT TÊN HÌNH TRANG
2.1: Chu kỳ kinh tế 5
2.2: Tỷ lệ sinh lời vốn ñầu tư của doanh nghiệp 11
2.3: Chi phí marketing so với doanh thu của doanh nghiệp 13
2.4: Thanh niên Trung Quốc xếp hàng dài chờ phỏng vấn xin việc. 21
4.1: Mức ñộ tác ñộng của suy thoái 2008 – 2009 37
4.2: Những tác ñộng tích cực quan trọng nhất (%) 39
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Suy thoái kinh tế toàn cầu ñã và ñang có những tác ñộng sâu rộng ñến
ñời sống kinh tế xã hội nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
nói riêng ở Việt Nam. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ñến sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là khá nghiêm trọng, ñược thể hiện ở nhiều khiá cạnh
khác nhau, bao gồm: Sự giảm sút về sức mua của người tiêu dùng, mất ñi các
thị trường tiềm năng, giảm giá bán sản phẩm, … hậu quả của nó là làm giảm
khả năng cạnh tranh, giảm hiệu quả SXKD, giảm thu nhập của người lao
ñộng, tăng ñội ngũ thất nghiệp và các vấn ñề xã hội khác nảy sinh từ các
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của suy thoái kinh tế.
Nhà nước ñã có nhiều chính sách “Kích cầu” nhằm giảm bớt tác ñộng
tiêu cực của suy thoái kinh tế, khôi phục, ñẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và cải
thiện ñời sống của người lao ñộng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế là rất lớn, việc khắc phục tác ñộng tiêu cực của suy thoái ñòi hỏi sự nỗ lực
của toàn ðảng, toàn dân và các tổ chức kinh tế trong phạm vi toàn quốc.
Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên ñịa
bàn TP Thanh Hóa nói riêng là những ñối tượng chịu tác ñộng trực tiếp và
gián tiếp của suy thoái kinh tế. Sự thích ứng của các doanh nghiệp thể hiện
dưới nhiều hình thức ña dạng bao gồm: Giảm giá bán sản phẩm ñể tăng sức
mua của người tiêu dùng, tăng cường công tác cải tiến công nghệ giảm chi phí
sản xuất, tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước, tìm kiếm sự giúp ñỡ
của Chính phủ Một số doanh nghiệp thực hiện cắt giảm lao ñộng, giảm biên
chế, không ít doanh nghiệp nằm trong tình trạng có nguy cơ phá sản.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
2
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa là doanh nghiệp
hoạt ñộng trong những lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản. Do hoạt ñộng của
Công ty có liên quan trực tiếp ñến thị trường trong và ngoài nước nên cũng
chịu tác ñộng trực tiếp của suy thoái kinh tế.
Do nhận thấy những tác ñộng của suy thoái kinh tế ñến hoạt ñộng sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên ñịa bàn Thành phố
Thanh Hóa nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh
Hóa nói riêng nên chúng tôi nghiên cứu ñề tài: Tác ñộng của suy thoái kinh tế
ñến hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy
sản Thanh Hóa ñể nghiên cứu là xuất phát từ thực tế, nó vừa mang ý nghĩa lý
luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn.
1.2 Mục tiêu ngiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng tác ñộng của suy thoái kinh tế ñến sản
xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua, ñề xuất một số biện pháp
chủ yếu nhằm khắc phục những tác ñộng tiêu cực và nâng cao khả năng thích
ứng của Công ty trong ñiều kiện suy thoái kinh tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về suy thoái kinh tế và tác ñộng của
suy thoái kinh tế.
- Nghiên cứu tác ñộng của suy thoái kinh tế ñến kết quả sản xuất kinh
doanh trong Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa.
- ðề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tác ñộng
tiêu cực và nâng cao khả năng thích ứng của Công ty trong ñiều kiện suy
thoái kinh tế.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tác ñộng của suy thoái kinh tế ñến sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung:
+ Những vấn ñề lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế
+ Thực trạng tác ñộng của suy thoái kinh tế ñến sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa
+ Các giải pháp khắc phục tác ñộng tiêu cực của suy thoái kinh tế
ñến sản xuất và kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản
Thanh Hóa.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu ñược tiến hành tại Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa. Lô E, khu công nghiệp Lễ Môn, Thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian:
+ Thời gian thực tập từ tháng 7/2010 – 4/2011.
+ Số liệu phục vụ nghiên cứu ñược thu thập chủ yếu từ năm 2008 và
năm 2009.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về suy thoái kinh tế
2.1.1 Khái niệm về suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế ñược ñịnh nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy
giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý
liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế âm liên tục
trong hai quý).
Suy thoái kinh tế là một giai ñoạn của Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ
kinh doanh. ðó là sự biến ñộng của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt
là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên
chu kỳ kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái
và hưng thịnh (PGS.TS. Trần Chí Thiện, 2009)[1].
Cũng theo PGS.TS Trần Chí Thiện thì: “ Suy giảm kinh tế là suy thoái
kinh tế ở mức ñộ chưa nghiêm trọng (GDP suy giảm nhưng vẫn mang giá trị
dương). Suy thoái kinh tế kéo dài và trầm trọng ñược gọi là khủng hoảng kinh
tế ”. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay là
một cuộc suy thoái trầm trọng nhất từ sau Thế chiến thứ II.
Gần ñây, cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia của Hoa Kỳ (National
Bureau of Economic Research – NBER) ñưa ra quan ñiểm về suy thoái kinh
tế như sau: “Suy thoái kinh tế là một sự suy sụp trong các hoạt ñộng kinh tế
kéo dài nhiều tháng, thông thường nó biểu hiện rõ nhất trong tổng thu nhập
quốc nội thực tế (real GDP), thu nhập thực tế, việc làm, sản lượng công
nghiệp, bán buôn và bán lẻ. Suy thoái kinh tế bắt ñầu sau khi nền kinh tế ñạt
ñến mức tối ña của sự hưng thịnh và kết thúc khi nền kinh tế rơi xuống mức
suy tàn tối ña của nó. Suy thoái kinh tế là một trạng thái bình thường của nền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
5
kinh tế. Hầu hết các sự suy thoái kinh tế diễn ra trong thời gian ngắn và chúng
ít xảy ra trong vài thập niên gần ñây. Trong mọi trường hợp, nét ñặt thù quan
trọng của suy thoái kinh tế là giai ñoạn giảm sản lượng hàng hóa, dịch vụ sản
xuất ra và nó chỉ là một giai ñoạn với một tốc ñộ tăng trưởng chậm hơn.
Như vậy, suy thoái kinh tế là sự suy giảm trong các hoạt ñộng kinh tế
trong thời gian nhiều hơn hai quý. Nó là một giai ñoạn tất yếu của chu kỳ
phát triển kinh tế. Sự suy giảm ñó ñược biểu hiện rõ nhất trong sự giảm các
chỉ tiêu kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập thực tế, việc làm
Hình 2.1: Chu kỳ kinh tế
Nguồn: Wikipedia, 2009
Suy thoái kinh tế thường xảy ra theo trình tự ba pha lần lượt là suy
thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên chu
kỳ kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái và
hưng thịnh (hay mở rộng). Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai ñiểm ñáy
và ñỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế ñã sang pha tiếp sau ñiểm ngoặt với
dấu hiệu là tốc ñộ tăng trưởng GDP thực tế ñổi chiều giữa mức âm và mức
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
6
dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của
suy thoái vì nó tác ñộng tiêu cực ñến mọi mặt kinh tế, xã hội.
Các nhà kinh tế hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của ñồ
thị tăng trưởng theo quý. Trong ñó, có 4 kiểu suy thoái thường hay ñược nhắc
ñến ñó là suy thoái hình chữ V, hình chữ USD, hình chữ W và hình chữ L[2]
Suy thoái hình chữ V: ðây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc
ñộ suy thoái lớn; ñồng thời pha phục hồi cũng ngắn và tốc ñộ phục hồi nhanh,
ñiểm ñổi chiều giữa 2 pha này rõ ràng. ðây là kiểu suy thoái thường gặp
Suy thoái hình chữ U: ðây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện
rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả
ñể thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái có thể các quý tăng
trưởng dương và tăng trưởng âm xuất hiện xen kẽ nhau.
Suy thoái hình chữ W: ðây là kiểu suy thoái liên tiếp, nền kinh tế vừa
thoát khỏi suy thoái ñược một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái.
Suy thoái hình chữ L: ðây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy
thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một
số nhà kinh tế gọi suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế
2.1.2 Các biểu hiện của suy thoái
Tuỳ vào từng kiểu suy thoái mà suy thoái có các biểu hiện cụ thể khác
nhau. Tuy nhiên, một số ñặc ñiểm thường gặp của suy thoái là:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
7
Thứ nhất, tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa
trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn ñến nhà sản xuất
cắt giảm sản lượng kéo theo ñầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm
và kết quả là GDP thực tế giảm sút.
Thứ hai, cầu về lao ñộng giảm, ñầu tiên là số ngày làm việc của người
lao ñộng giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao.
Thứ ba, khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá ñầu vào của
sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu giảm sút. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng
cũng tăng không nhanh trong giai ñoạn kinh tế suy thoái.
Thứ tư, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán
thường giảm theo khi các nhà ñầu tư cảm nhận ñược pha ñi xuống của chu kỳ
kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm ñi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời
kỳ suy thoái
2.1.3 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế
Nguyên nhân của suy thoái kinh tế ñược nhiều chuyên gia kinh tế phân
tích. Xuất phát từ nhiều quan ñiểm tiếp cận khác nhau nên nguyên nhân của
suy thoái kinh tế ñược lý giải dưới nhiều góc cạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia
thống nhất cao việc suy thoái bắt nguồn từ sự kết hợp các yếu tố nội sinh và
ngoại sinh của nền kinh tế.
Trường phái Keynes cho rằng: các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời
tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc
ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.
Trường phái kinh tế học Áo giữ quan ñiểm rằng lạm phát bởi cung tiền
tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái ñó là ñộng lực
tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường ñiều chỉnh lại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
8
những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai ñoạn “tăng trưởng”
hoặc lạm phát trong chu kỳ kinh tế.
Thuyết tiền tệ cho rằng: nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là
bởi quản lý tiền tệ yếu kém; sự ñổ vỡ của các tổ chức tài chính lớn.
Tác ñộng của suy thoái kinh tế tới doanh nghiệp
2.1.4.1. Các hoạt ñộng chủ yếu của doanh nghiệp có liên quan ñến suy
thoái kinh tế.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế ñược thành lập với mục tiêu kiếm lời.
Các hoạt ñộng chủ yếu của doanh nghiệp là: Tìm kiếm và cung cấp các yếu tố
ñầu vào cho sản xuất; tổ chức quá trình sản xuất/dịch vụ nhằm ñáp ứng yêu
cầu của thị trường; tổ chức tiêu thụ sản phẩm và phân phối lợi ích thu ñược.
- Tìm kiếm và cung cấp các yếu tố ñầu vào cho sản xuất
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có các yếu tố ñầu vào cho sản xuất.
Các yếu tố này bao gồm các nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiêt bị, lao
ñộng, ñất ñai và các yếu tố cần thiết khác cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Tuỳ từng doanh nghiệp cụ thể mà các yếu tố ñầu vào này
cũng khác nhau. Doanh nghiệp cần thiết phải tìm kiếm các ñối tác cung cấp
các yếu tố này cho sản xuất của doanh nghiệp mình thông qua thị trường các
yếu tố sản xuất.
- Tổ chức sản xuất sản phẩm/dịch vụ
Việc tổ chức sản xuất bao gồm các hoạt ñộng chủ yếu như thiết kế
các quy trình sản xuất; phân công lao ñộng cho các bộ phận; kiểm tra giám
sát quá trình sản xuất; trong ñiều kiện suy thoái việc tổ chức sản xuất có
thể bị gián ñoạn do tác ñộng của thị trường ñầu vào thay ñổi; do tinh thần
của người lao ñộng bị dao ñộng; …. Làm ảnh hưởng ñến năng suất, chất
lượng sản phẩm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
9
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm và phân phối lợi ích
Tiêu thụ là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. ðể tiêu thụ sản phẩm tốt, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị
trường, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm các ñối tác (các ñại lý, các
nhà bán buôn, bán lẻ,….); thực hiện các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm;… Trong thời kỳ suy thoái, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
có thể bị ñình trệ do sự suy giảm trong sản xuất; do sức mua của người tiêu
dùng thấp; do các trung gian phân phối chịu tác ñộng xấu của suy thoái;….
Kết quả là sản xuất của doanh nghiệp bị ñình trệ, tình trạng thất nghiệp gia
tăng; ñời sống vật chất và tinh thần của người lao ñộng giảm; các vấn ñề xã
hội nảy sinh;…
2.1.4.2. Tác ñộng của suy thoái kinh tế tới doanh nghiệp
Suy thoái kinh tế là một trạng thái của nền kinh tế. Nói một cách khác
ñây là một trạng thái của môi trường kinh tế - một trong những môi trường
bên ngoài của doanh nghiệp. Sự tác ñộng của môi trường này có tính chất trực
tiếp và năng ñộng hơn so với các yếu tố của môi trường bên ngoài khác.
Những diễn biến của môi trường kinh tế luôn chứa ñựng những cơ hội và
thách thức khác nhau ñối với doanh nghiệp. Vì vậy, ñể trả lời câu hỏi “ Suy
thoái kinh tế tác ñộng như thế nào tới doanh nghiệp ?” chúng ta phân tích suy
thoái kinh tế tạo ra những cơ hội và thách thức nào cho doanh nghiệp.
Suy thoái kinh tế là một giai ñoạn mà ở ñó tổng thu nhập quốc nội thực
tế (real GDP) giảm liên tục trong vài tháng, ñồng thời thu nhập thực tế bình
quân ñầu người cũng giảm theo. Theo Th.S Lê Thị Bích Ngọc (2007)[3], khi
nền kinh tế sa sút sẽ dẫn ñến giảm chi phí tiêu dùng ñồng thời làm tăng năng
lực cạnh tranh. Thông thường sẽ gây ra chiến tranh giá cả trong ngành. ðây là
một ñe dọa không nhỏ ñối với doanh nghiệp. Nó dẫn tới cầu về sản phẩm
hàng hóa của doanh nghiệp giảm, hơn nữa, doanh nghiệp phải ñối mặt với sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
10
cạnh tranh gay gắt về giá cả. Vì vậy nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong thời kỳ suy thoái, chính phủ thực hiện những biện pháp ñể vượt
qua suy thoái bằng cách hỗ trợ cả sản xuất và tiêu dùng. ðiều này mang lại cả
những cơ hội và thách thức ñối với doanh nghiệp. Thứ nhất, lượng cung tiền
sẽ tăng lên và ñiều này sẽ kích thích tiêu dùng làm tăng cầu về sản phẩm hàng
hóa, ñồng thời Chính phủ sẽ thực hiện hỗ trợ ñối với doanh nghiệp. Như vậy là
nó mang lại những cơ hội cho doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, nó cũng mang
lại những thách thức không nhỏ vì nó làm tăng lãi suất và tỷ lệ lạm phát. Lãi
suất vay vốn tăng lên làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cần
nguồn vốn vay. Thêm vào ñó, tỷ lệ lạm phát tăng cao tạo ra những rủi ro lớn
cho sự ñầu tư của doanh nghiệp. Theo ñó làm sản xuất ñình trệ, doanh nghiệp
buộc phải cắt giảm thời gian làm việc hoặc nhân công, giảm quy mô sản xuất.
Suy thoái kinh tế không phải chỉ xảy ra ở một quốc gia mà nó còn có
tính toàn cầu. Vì vậy, chính phủ thực hiện ñiều chỉnh chính sách về tỷ giá hối
ñoái. ðiều này mang ñến những cơ hội và thách thức ñồng thời là sự mất ổn
ñịnh ñối với doanh nghiệp nói chung và ñặc biệt là doanh nghiệp xuất, nhập
khẩu nói riêng.
Ngoài ra, suy thoái kinh tế cũng mang lại những cơ hội khác như giá
ñầu vào rẻ hơn và những thách thức khác như thông tin thị trường thường bị
lũng loạn do tâm lý của người tiêu dùng cũng như các nhà ñầu tư. Marc Davis
(2008)[4] trong bài nghiên cứu của mình về sự tác ñộng của suy thoái tới
doanh nghiệp ñã chỉ ra những tác ñộng cụ thể sau:
Thứ nhất, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm ở cả hiện tại và
tương lai. Như ñã phân tích ở trên, vì sức mua giảm và phải ñối mặt với sự
cạch tranh gay gắt về giá trong ngành nên doanh thu và lợi nhuận hiện tại của
doanh nghiệp bị giảm. Và vì doanh thu bán hàng và lợi nhuận giảm nên doanh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
11
nghiệp sẽ tuyển dụng ít lao ñộng mới hơn và thậm chí là có thể không thuê
thêm lao ñộng, sa thải một phần lao ñộng hiện tại. Họ cố gắng cắt giảm chi
phí và cải thiện những ñiểm mấu chốt. Doanh nghiệp có thể sẽ dừng hẳn việc
mua máy móc thiết bị mới, giảm bớt chí phí nghiên cứu - phát triển sản phẩm
mới. Chi phí marketing và quảng cáo cũng bị cắt giảm. Những sự cắt giảm
này sẽ dẫn tới sự giảm sút doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
Susan Mulcahy (2002)[5], ñánh giá sự tác ñộng của suy thoái kinh tế
tới doanh nghiệp thông qua sự so sánh các chỉ tiêu trong các giai ñoạn của
chu kỳ kinh tế. ðó là giai ñoạn suy thoái (recesion); giai ñoạn bình thường
(nornal: tốc ñộ tăng trưởng GDP khoảng 5% một năm); và giai ñoạn hưng
thịnh (expansion). Tác giả chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời của vốn ñầu tư (ROI)
của doanh nghiệp trong giai ñoạn suy thoái là thấp nhất với khoảng 22%. Giai
ñoạn bình thường có ROI cao hơn 4% so với giai ñoạn suy thoái. Giai ñoạn
hưng thịnh có ROI cao nhất với 29%. Như vậy có thể thấy rằng, suy thoái
kinh tế làm giảm hiệu quả hoạt ñộng của doanh nghiệp.
Hình 2.2: Tỷ lệ sinh lời vốn ñầu tư của doanh nghiệp
Nguồn: Susan Mulcahy, 2002
Suy thoái Bình thường Hưng thịnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
12
Thứ hai, giảm cổ phần và cổ tức: Doanh thu, lợi nhuận bị giảm ñược
thể hiện ngay trong báo cáo tài chính quý nên giá cổ phiếu có thể sẽ bị giảm.
Cổ tức có thể cũng giảm một cách nhanh chóng hay thậm chí cổ ñông không
ñược chia cổ tức. Theo ñó, các cổ ñông sẽ lo lắng cho khoản ñầu tư của mình
vào doanh nghiệp. Trong trường hợp như vậy, các nhà ñầu tư sẽ rất có thể bán
những cổ phần ñó và ñầu tư vào những cổ phần hay thị trường khác (thị trường
ngoại tệ, thị trường vàng, thị trường bất ñộng sản…) ñể có hiệu quả hơn.
Thứ ba, xếp hạng tín dụng giảm: Trong thời kỳ suy thoái, khách hàng
chi tiêu một cách dè dặt và thường có xu hướng trễ nải việc thanh toán. Vì
vậy, khả năng thanh toán của những doanh nghiệp này bị giảm ñi do tài khoản
“phải thu khách hàng” tăng lên. Những khoản nợ quá hạn này sẽ làm giảm sự
ñánh giá của các tổ chức tín dụng. Như vậy, xếp hạng tín dụng sẽ bị suy giảm
thậm chí xuống dưới mức yêu cầu. Theo ñó, doanh nghiệp sẽ phải trả lãi suất
vay cao hơn và giảm khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
Thứ tư, khó khăn về quản trị nhân sự: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế,
doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công – nghĩa là sẽ có ít lao ñộng hơn. Như
vậy, năng suất lao ñộng có thể tăng lên nhưng quan trọng hơn là tinh thần,
thái ñộ của người lao ñộng không ổn ñịnh và bất mãn hơn.
Thứ năm, cắt giảm chất lượng hàng hóa và dịch vụ: Cũng bởi vì sự
giảm sút của doanh thu, lợi nhuận nên trong quá trình doanh nghiệp cố gắng
cắt giảm chi phí, họ có thể thực hiện việc cắt giảm chất lượng hàng hóa và
dịch vụ của mình.
Thứ sáu, cắt giảm sự truyền tải thông tin tới khách hàng: suy thoái kinh
tế xảy ra, doanh nghiệp sử dụng ít tiền hơn cho quản cáo, marketing. Những
quảng cáo lớn hay chiến dịch marketing rầm rộ với một số lượng lớn chi phí
không còn ñược thực hiện. Thay vào ñó là những chiến dịch quảng cáo,
marketing rẻ tiền hơn. Sự cắt giảm kênh thông tin tới khách hàng làm giảm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
13
lòng tin của họ với doanh nghiệp. ðiều này làm giảm sức mua ñối với sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp cắt giảm khoảng 36,4% so với
giai ñoạn bình thường của nền kinh tế. Trong khi ñó, giai ñoạn hưng thịnh,
doanh nghiệp tăng chi phí marketing khoảng 18,2% (Susan Mulcahy, 2002).
Chi phí marketing của doanh nghiệp ñược thể hiện rõ qua bảng sau:
Hình 2.3: Chi phí marketing so với doanh thu của doanh nghiệp
Nguồn: Susan Mulcahy, 2002
2.1.5 Phản ứng của doanh nghiệp trong suy thoái kinh tế
2.1.5.1 Sự phản ứng về chi phí và giá cả
Chi phí và giá cả là hai yếu tố trực tiếp quyết ñịnh ñến lợi nhuận – ñánh
giá hiệu quả hoạt ñộng của doanh nghiệp. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, lợi
nhuận và hiệu quả hoạt ñộng của doanh nghiệp bị giảm sút. Vì vậy, sự phản
ứng này có ý nghĩa quan trọng bậc nhất ñối với doanh nghiệp. Các phản ứng
thường thấy ở các doanh nghiệp là:
Suy thoái Bình thường Hưng thịnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
14
1) Giảm chí phí sản xuất chung: ðây là phản ứng quan trọng và là ưu
tiên số một của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, doanh
nghiệp cần chắc chắn rằng việc giảm chi phí này chỉ là ñối với những chi phí
không hiệu quả và ñảm bảo cho các khoản ñầu tư cốt yếu trong cả hiện tại và
tương lai của doanh nghiệp.
2) Thương lượng lại với nhà cung cấp: Trong thời kỳ suy thoái, cả
doanh nghiệp và nhà cung cấp của doanh nghiệp ñều gặp những khó khăn
nhất ñịnh. Và bài toán ñầu ra với nhà cũng cấp cũng sẽ phức tạp nếu doanh
nghiệp gặp khó khăn. Vì vậy, thương lượng lại với nhà cung cấp về giá cả,
chất lượng số lượng của nguyên vật liệu ñầu vào ñể cả hai cùng tháo gỡ
những khó khăn trong thời kỳ suy thoái.
3) Giảm giá: ðây luôn là một quyết ñịnh khó khăn ñối với doanh
nghiệp vì nó trực tiếp làm giảm lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, giải pháp này
mang lại lợi thế cạnh tranh hay có thể hấp dẫn với khách hàng. Khi thực hiện
giải pháp này, doanh nghiệp cần hết sức thận trọng vì các ñối thủ cạch tranh
cũng sẽ cùng giảm giá và trong nhiều trường hợp, giá cả không phải là yếu tố
ảnh hưởng nhiều tới quyết ñịnh của khách hàng.
4) Cắt giảm nhân công: Cắt giảm nhân công là một quyết ñịnh khó
khăn nhất của doanh nghiệp vì nó tác ñộng hữu hình tới hoạt ñộng sản xuất
kinh doanh. Nó không chỉ cắt giảm chi phí nhân công mà còn ảnh hưởng tới
tinh thần, thái ñộ làm việc của người lao ñộng. Theo ñó, doanh nghiệp có thể
mất cả những lao ñộng giỏi của mình và ñiều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới họ
trong tương lai khi nền kinh tế dần phục hồi trở lại. Cắt giảm nhân công hay
không luôn là một sự muân thuẫn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lựa
chọn giữa kết quả hiện tại và tương lai.
5) Giảm lương nhân công: Bên cạch việc cắt giảm nhân công, nhiều
doanh nghiệp phản ứng bằng cách cắt giảm tiền lương, thu nhập của người lao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
15
ñộng. Giải pháp này cũng mang lại những bất mãn cho họ. Tuy nhiên, trong
giai ñoạn suy thoái kinh tế, doanh nghiệp và người lao ñộng nên có những
nhượng bộ nhất ñịnh ñể vượt qua thời kỳ khó khăn này.
2.1.5.2 Sự phản ứng về sản phẩm
1) Ngừng những sản phẩm, dịch vụ hiện tại: Suy thoái là một trạng thái,
một giai ñoạn của nền kinh tế. Và mỗi một sản phẩm, dịch vụ ñều có chu kỳ
sống của nó. Vì vậy, có thể nói rằng, suy thoái là giai ñoạn có rất nhiều sản
phẩm, dịch vụ ñang ở chu kỳ sống thứ tư – giai ñoạn suy thoái. Mặt khác, trong
thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt về giá. Thậm chí,
nhiều khi giá bán ñó không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do ñó, rất
nhiều doanh nghiệp ñã ñưa ra giải pháp là ngừng những sản phẩm, dịch vụ hiện
tại và tập trung cải tiến, nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ mới.
2) Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới: Suy thoái kinh tế dẫn tới sự cạnh
tranh gay gắt trong ngành, ñặc biệt là vấn ñề giá cả (Lê Thị Bích Ngọc, 2007).
ðể cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp không những thực hiện cắt giảm
chi phí mà còn nên thực hiện việc giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mới của
mình. ðây là một chiến lược ñể doanh nghiệp có thể né tránh sự cạnh tranh
trực tiếp về giá.
2.1.5.3 Sự phản ứng về tài chính
1) ðối với dòng tiền, sự phản ứng của doanh nghiệp thể hiện ở khía
cạnh thương lượng với khách hàng và các khoản vay của mình. Thứ nhất,
thương lượng và nhắc nhở với khách hàng về thời hạn thanh toán. Trong thời
kỳ suy thoái, thu nhập thực tế bị giảm sút nên khách hàng có xu hướng trễ nải
các khoản thanh toán nên phản ứng này là cần thiết với doanh nghiệp. Thứ
hai, thương lượng về các khoản vay và khoản phải trả của doanh nghiệp.
2) ðối với ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện sự thương lượng về các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
16
khoản ñã vay và khoản sẽ vay trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp còn thực
hiện việc chuyển ñổi ngân hàng ñể nhận ñược những lợi ích lớn hơn.
2.2 Suy thoái kinh tế năm 2008 – 2010 và tác ñộng của suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế 2008 – 2010 xuất phát từ Mỹ và lan rộng trên phạm vi
thế giới tạo thành cuộc khủng hoảng kinh tế. Suy thoái kinh tế trong giai ñoạn
này có tác ñộng sâu rộng ñến mọi mặt của ñời sống kinh tế xã hội.
Các nước phát triển nói chung bắt ñầu suy giảm tốc ñộ tăng trưởng từ
quý III năm 2007 và GDP bắt ñầu giảm từ quý III năm 2008. Quý IV năm
2008 ghi nhận mức thu hẹp GDP của các nước phát triển nói chung lên ñến
7,97%[6]. Các nước ñang phát triển ở châu Á hầu hết ñều bị giảm tốc ñộ tăng
trưởng, thậm chí có nước còn tăng trưởng âm. Các nước Bangladesh,
Indonesia, Pakistan, Việt Nam vốn có mức tăng trưởng trên dưới 6% trong
các năm 2007 và 2008, sang năm 2009 chỉ còn tăng trưởng trên dưới 3%. Các
nước Malaysia và Thái Lan tăng trưởng với tốc ñộ -3,0% và -3,5% trong năm
2009. Các nền kinh tế Mỹ Latinh vốn có ñộ mở cao và phụ thuộc vào vốn
nước ngoài và xuất khẩu nguyên liệu-năng lượng. Vì thế, các nước trong khu
vực này bị suy giảm tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ở mức ñộ khá lớn. Ngoài ra
một số nước ñang phát triển ở Trung ðông, Châu Phi, các nước SNG cũng
chịu tác ñộng của cuộc khủng hoảng kinh tế này.
2.2.1 Những tác ñộng chung
Năm 2008 ñã ñi vào lịch sử của nhân loại với sự kiện khủng hoảng tài
chính – tín dụng ở Mỹ ñã trở thành khủng hoảng tài chính thế giới, ñẩy kinh
tế toàn cầu rơi vào thời kỳ suy thoái nặng nề, tác ñộng tiêu cực và mạnh mẽ
ñến kinh tế tài chính của tất cả các nước. Khủng hoảng tài chính Mỹ ñược ví
như cơn sóng thần tàn phá hệ thống kinh tế thế giới. “Nó khởi phát từ phố
Wall với sự kiện ngày 15/9/2008 ngân hàng 158 tuổi Lehman Brothers nộp