Tải bản đầy đủ (.pdf) (304 trang)

Luận án NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ DƯỢC LIỆU CÂY SÂM VIỆT NAM (PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.14 MB, 304 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



TRẦN THỊ LIÊN



NGHIÊN C
ỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ
DƯỢC LIỆU CÂY SÂM VI
ỆT NAM
(PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV.)




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP






HÀ NỘI - NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRẦN THỊ LIÊN


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ
DƯỢC LIỆU CÂY SÂM VIỆT NAM

(PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV.)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62.62.01.01


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. ðOÀN THỊ THANH NHÀN
2. TS. NGUYỄN VĂN THUẬN


HÀ NỘI - NĂM 2011


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ bất
cứ một luận án nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận án này ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng ñược ai công bố.
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2011
Tác giả luận án



Trần Thị Liên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc trước sự quan tâm, dìu dắt và tận tình hướng dẫn của PGS. TS. ðoàn
Thị Thanh Nhàn, TS. Nguyễn Văn Thuận.
Tôi xin trân trọng cám ơn các Thầy, Cô giáo Bộ môn Cây Công nghiệp
- Cây Thuốc, Khoa Nông học và Viện ðào tạo Sau ñại học, Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã quan tâm và tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh ñạo, các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện
Dược Liệu và Trung tâm Nghiên cứu Trồng & chế biến cây thuốc Hà Nội tạo
ñiều kiện giúp ñỡ về mọi mặt ñể tôi thực hiện ñề tài trong suốt thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cám ơn TS. Nguyễn Bá Hoạt - chủ nhiệm ñề tài
“Nghiên cứu phát triển nguồn gen sâm Việt Nam (Panaxvietnamensis Ha et
Grushv.; Họ Aliaceae) nhằm sản xuất nguyên liệu làm thuốc” ñã tạo ñiều

kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh ñạo và cán bộ Công ty Cổ
phần Dược vật tư y tế Quảng Nam ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cám ơn những người thân và tất cả bạn bè ñã luôn
ñộng viên, tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2011
Tác giả luận án


Trần Thị Liên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
iii
MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

2. Mục ñích và yêu cầu 2

2.1. Mục ñích 2


2.2. Yêu cầu 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

3.1. Ý nghĩa khoa học 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

4. Những ñóng góp mới của luận án 4

5. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 4

5.1. ðối tượng nghiên cứu của ñề tài 4

5.2. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài 5

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài 6

1.2. Phân loại và hình thái thực vật của cây sâm Việt Nam 12

1.2.1. Phân loại các loài thuộc chi Panax trên thế giới 12

1.2.2. Hình thái thực vật của cây sâm Việt Nam 13

1.3. ðặc ñiểm sinh thái và sự phân bố của cây sâm Việt Nam ở Việt Nam 17

1.3.1. Vùng phân bố cây sâm Việt Nam 17


1.3.2. Yêu cầu sinh thái của cây sâm Việt Nam và ñặc ñiểm khí hậu
của vùng núi Ngọc Linh
17

1.3.3. Về ánh sáng 19

1.3.4. Về ñất ñai 20



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
iv

1.3.5. Hệ thực vật vùng núi Ngọc Linh 20

1.4. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về một số loài sâm
trong chi Panax
21

1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới về một số loài sâm trong chi
Panax
21

1.4.2. Những nghiên cứu ở trong nước về cây sâm Việt Nam 28

CHƯƠNG II - VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Vật liệu nghiên cứu 37

2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 37


2.3. Nội dung nghiên cứu 38

2.4. Phương pháp nghiên cứu 38

2.4.1. Bố trí thí nghiệm 38

2.4.2. Phương pháp lấy mẫu 47

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 47

2.5. Xử lý số liệu 51
CHƯƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
3.1. Kết quả ñiều tra hiện trạng sản xuất sâm Việt Nam tại huyện Nam
Trà My tỉnh Quảng Nam
52

3.1.1. Diến biến ñiều kiện thời tiết tại huyện Nam Trà My qua một
số năm
52

3.1.2. Hiện trạng sử dụng ñất của một số xã trong huyện Nam
Trà My
54

3.1.3. Các yếu tố hạn chế sản xuất sâm tại Nam Trà My 56

3.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái hoa, quả, hạt và cấu tạo giải phẫu rễ,
thân và lá của cây sâm Việt Nam
58


3.2.1. Kết quả nghiên cứu về hình thái hoa, quả và hạt của sâm
Việt Nam
58

3.2.2. Kết quả nghiên cứu giải phẫu các bộ phận của cây sâm
Việt Nam
66

3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống từ hạt
trong ñiều kiện hạt ñược gieo trồng trên khay nhựa, không trồng ở
ñiều kiện ngoài ñất
72



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
v

3.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp thu và xử lý quả giống ñến tỷ lệ
mọc mầm và sinh trưởng của cây giống sâm Việt Nam
72

3.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt ñến tỷ lệ mọc
mầm và sinh trưởng của cây giống sâm Việt Nam
75

3.3.3. Ảnh hưởng của ñộ sâu gieo hạt ñến tỷ lệ mọc mầm và sinh
trưởng của cây giống sâm Việt Nam
79


3.3.4. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt ñến tỷ lệ mọc mầm và
sinh trưởng của cây giống sâm Việt Nam
81

3.3.5. Ảnh hưởng của giá thể gieo hạt ñến tỷ lệ mọc mầm và sinh
trưởng của cây giống sâm Việt Nam
83

3.3.6. Ảnh hưởng của số lần phun phân bón lá ñầu trâu 009 ñến khả
năng sinh trưởng, phát triển của cây giống sâm Việt Nam
86

3.4. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sâm Việt Nam
dưới giàn mái che
89

3.4.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự sinh trưởng của cây sâm
Việt Nam
89

3.4.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây sâm Việt Nam
108

3.4.3. Ảnh hưởng của vật liệu làm giàn mái che ñến sinh trưởng của
cây sâm Việt Nam
122

3.4.4. Ảnh hưởng của phân bón ñến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của cây sâm Việt Nam

137

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 158
1. Kết luận 158

2. ðề nghị 160

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ðà CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ðẾN LUẬN ÁN
161
TÀI LIỆU THAM KHẢO 162



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải
CT Công thức
CTTN Công thức thí nghiệm
cs Cộng sự
ñ/c ðối chứng
HSNG Hệ số nhân giống
ha hecta
LAI Chỉ số diện tích lá
N Năm thứ

NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
STT Số thứ tự
TB Trung bình
Rg Ginsenosid
Phụ lục PL


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Thay ñổi thành phần chính trong hạt sâm trong thời gian
bảo quản trong nhiệt ñộ thấp
7

Bảng 3.1. Diễn biến ñiều kiện thời tiết của huyện Nam Trà My 52

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng ñất của một số xã trong huyện Nam Trà My 55

Bảng 3.3. Kết quả ñiều tra các yếu tố hạn chế sản xuất sâm Việt Nam
tại huyện Nam Trà My
56

Bảng 3.4. Một số ñặc ñiểm của quả sâm Việt Nam (theo dõi trong
1.000 quả trên cây sâm 6 năm tuổi)
60


Bảng 3.5. ðặc ñiểm của chùm hoa sâm Việt Nam 62

Bảng 3.6. Khả năng mọc mầm và tỷ lệ hình thành cây giống sâm Việt
Nam dưới ảnh hưởng của phương pháp thu và xử lý quả 73

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phương pháp thu và xử lý quả ñến sinh
trưởng của cây giống sâm Việt Nam
75

Bảng 3.8. Khả năng mọc mầm trong ñiều kiện gieo trên khay nhựa và
tỷ lệ hình thành cây con giống sâm Việt Nam dưới ảnh
hưởng của phương pháp bảo quản hạt
77

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt giống ñến sinh
trưởng của cây giống sâm Việt Nam
78

Bảng 3.10. Khả năng mọc mầm và tỷ lệ hình thành cây giống sâm Việt
Nam dưới ảnh hưởng của ñộ sâu gieo hạt 80

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của ñộ sâu gieo hạt ñến khả năng sinh trưởng
của cây giống sâm Việt Nam
81

Bảng 3.12. Khả năng mọc mầm và tỷ lệ hình thành cây con giống sâm
Việt Nam dưới ảnh hưởng của phương pháp gieo 82




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
viii

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt ñến sinh trưởng của
cây giống sâm Việt Nam
82

Bảng 3.14. Khả năng mọc mầm và tỷ lệ hình thành cây con giống sâm
Việt Nam dưới ảnh hưởng của giá thể gieo hạt
83

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của giá thể gieo hạt ñến sinh trưởng của cây giống 84

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của số lần phun phân bón lá ñầu trâu 009 ñến
khả năng sinh trưởng, phát triển cây giống sâm Việt Nam
87

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến thời gian bật mầm và tỷ lệ
sống của cây sâm Việt Nam
91

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến chiều cao cây và ñường
kính thân cây sâm Việt Nam
92

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến kích thước lá và ñường
kính tán cây sâm Việt Nam
96

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến diện tích lá và chỉ số diện

tích lá cây sâm Việt Nam
97

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến khả năng ra hoa, ñậu quả
của cây sâm Việt Nam
98

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến số rễ và chiều dài rễ cây
sâm Việt Nam
100

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến chiều dài củ và ñường
kính củ cây sâm Việt Nam
101

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh
hại trên cây sâm Việt Nam
103

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến năng suất cá thể và năng
suất lý thuyết cây sâm Việt Nam 104

Bảng 3.26. Tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng với năng suất
củ của cây sâm Việt Nam 106



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
ix


Bảng 3.27. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến chiều cao cây và
ñường kính thân cây sâm Việt Nam
109

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến kích thước lá và
ñường kính tán cây sâm Việt Nam
111

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến diện tích lá và chỉ số
diện tích lá cây sâm Việt Nam
112

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của khoảng cách ñến khả năng ra hoa, ñậu quả
của cây sâm Việt Nam 115

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến số rễ và chiều dài rễ
cây sâm Việt Nam
116

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến chiều dài củ và
ñường kính củ sâm Việt Nam 117

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến sâu bệnh hại trên cây
sâm Việt Nam
119

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của khoảng cách ñến năng suất cá thể và năng
suất lý thuyết của cây sâm Việt Nam
120


Bảng 3.35. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến chiều cao
cây và ñường kính thân cây sâm Việt Nam
123

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến kích
thước lá và ñường kính tán cây sâm Việt Nam 127

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến diện tích
lá và chỉ số diện tích lá sâm Việt Nam
128

Bảng 3.38. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến các chỉ
tiêu về hoa, quả và hạt cây sâm Việt Nam
130

Bảng 3.39. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến số rễ và
chiều dài rễ cây sâm Việt Nam
131



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
x

Bảng 3.40. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến chiều dài
củ và ñường kính củ cây sâm Việt Nam
133

Bảng 3.41. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến sâu bệnh
hại trên cây sâm Việt Nam trồng trong các loại giàn mái che

134

Bảng 3.42. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến khối
lượng củ và năng suất của cây sâm Việt Nam
135

Bảng 3.43. Ảnh hưởng của công thức phân bón ñến chiều cao cây và
ñường kính thân cây sâm Việt Nam 138

Bảng 3.44. Ảnh hưởng của phân bón ñến kích thước lá và ñường kính
tán cây sâm Việt Nam
141

Bảng 3.45. Ảnh hưởng của phân bón ñến diện tích lá và chỉ số diện tích
lá cây sâm Việt Nam 142

Bảng 3.46. Ảnh hưởng của phân bón ñến khả năng ra hoa, ñậu quả của
cây sâm Việt Nam
144

Bảng 3.47. Ảnh hưởng của phân bón ñến số rễ và chiều dài rễ cây sâm
Việt Nam
146

Bảng 3.48. Ảnh hưởng của phân bón ñến chiều dài củ và ñường kính củ
của cây sâm Việt Nam
147

Bảng 3.49. Ảnh hưởng của phân bón ñến sâu bệnh hại trên cây sâm
Việt Nam 150


Bảng 3.50. Ảnh hưởng của phân bón ñến năng suất cá thể và năng suất
lý thuyết của cây sâm Việt Nam
151

Bảng 3.51. Kết quả ñịnh lượng saponin tổng số bằng phương pháp cân 153

Bảng 3.52. Kết quả ño mật ñộ densitometry sắc ký ñồ hình B, thực hiện
trên máy Camag TLC - Scanner 3, bước sóng 520nm 155

Bảng 3.53. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón 156




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Kiểu tán hoa sâm Việt Nam (hoa ñơn) 63

Hình 3.2. Kiểu hoa tự chùm tụ tán dạng 1 (1 tán chính và 1 tán phụ) 63

Hình 3.3. Kiểu hoa tự chùm tụ tán dạng 1 (1 tán chính và 2 tán phụ) 63

Hình 3.4. Kiểu hoa tự chùm tụ tán dạng 1 (1 tán chính và 3 tán phụ) 63

Hình 3.5. Kiểu hoa tự chùm tụ tán dạng 1 (1 tán chính và 4 tán phụ) 63


Hình 3.6. Kiểu hoa tự chùm tụ tán dạng 1 (1 tán chính và 6 tán phụ) 63

Hình 3.7. Kiểu hoa tự chùm tụ tán dạng 1 (1 tán chính và 8 tán phụ) 64

Hình 3.8. Kiểu hoa tự chùm tụ tán dạng 2 (mang 1 tán chính, 1 tán
phụ ngay trên tán chính và 1 tán phụ ở cuống hoa)
64

Hình 3.9. Kiểu hoa tự chùm tụ tán dạng 2 (mang 1 tán chính, 4 tán
phụ ngay trên tán chính và 1 tán phụ ở cuống hoa)
64

Hình 3.10. Kiểu hoa tự chùm tụ tán 1 tán chính (có 4 tán phụ trên tán
chính) và 2 tán phụ ở cuống hoa
64

Hình 3.11. Quả sâm có chấm ñen ở ñỉnh (quả ñơn ) 64

Hình 3.12. Quả sâm không có chấm ñen ở ñỉnh (giống quả tam thất) 64

Hình 3.13. Quả mang 1 hạt 65

Hình 3.14. Quả mang 2 hạt 65

Hình 3.15. Quả mang 3 hạt 65

Hình 3.16. Hạt sâm Việt Nam 65

Hình 3.17. Quả sâm Việt Nam ở dạng hoa tự chùm tụ tán dạng 1 65


Hình 3.18. Quả sâm Việt Nam ở dạng hoa tự chùm tụ tán dạng 1 65

Hình 3.19. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt ñến khả năng
mọc mầm và tỷ lệ hình thành cây con giống sâm Việt Nam
78

Hình 3.20. Ảnh hưởng của giá thể gieo hạt ñến khả năng mọc mầm và
tỷ lệ hình thành cây con giống sâm Việt Nam
85



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
xii

Hình 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến chiều cao cây
sâm Việt Nam
94

Hình 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến ñường kính thân cây sâm
Việt Nam
94

Hình 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến năng suất cá thể và năng
suất lý thuyết cây sâm Việt Nam
105

Hình 3.24. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến diện tích lá cây sâm
Việt Nam
113


Hình 3.25. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến chỉ số diện tích lá
cây sâm Việt Nam
113

Hình 3.26. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến ñường kính củ sâm
Việt Nam
118

Hình 3.27. Ảnh hưởng của khoảng cách ñến năng suất cá thể và
năng suất lý thuyết của cây sâm Việt Nam
121

Hình 3.28. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến chiều cao
cây sâm Việt Nam
124

Hình 3.29. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến ñường
kính thân cây sâm Việt Nam
125

Hình 3.30. Ảnh hưởng của loại vật liệu làm giàn mái che ñến năng suất
cá thể và năng suất lý thuyết của cây sâm Việt Nam
136

Hình 3.31. Ảnh hưởng của phân bón ñến diện tích lá cây sâm Việt Nam. 143

Hình 3.32. Ảnh hưởng của phân bón ñến chỉ số diện tích lá cây sâm
Việt Nam
143


Hình 3.33. Ảnh hưởng của phân bón ñến chiều dài củ của cây sâm
Việt Nam
149

Hình 3.34. Ảnh hưởng của phân bón ñến năng suất cá thể và năng suất
lý thuyết của cây sâm Việt Nam
152


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Bên cạnh các loài sâm quý mà từ lâu thế giới ñã ñược biết ñến như sâm
Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm tam thất, ñến nay tại Việt Nam, cây sâm Việt Nam
ñược phát hiện và xác ñịnh với tên khoa học là “Panax vietnamensis Ha et
Grushv.” với giá trị như một “thần dược” về tác dụng chữa bệnh và tăng
cường sức lực cho sức khỏe con người, còn vượt trội hơn so với các loài sâm
quý khác.
Từ một cây thuốc giấu của ñồng bào Xê ðăng ở vùng núi cao (núi Ngọc
Linh) thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam [16], [31]. Năm 1985, trên cơ sở
tiêu bản mẫu chuẩn và các số liệu thực vật học của Trung tâm sâm Việt Nam cung
cấp, Hà Thị Dụng và I. V. Grushvitsky ñã xác ñịnh là loài mới và chính thức công
bố tên khoa học cây sâm ñốt trúc là “Panax vietnamensis Ha et Grushv.”. ðây là
một loài sâm mới của thế giới thuộc chi Panax L, họ Araliaceae (họ nhân sâm)
với những ñặc ñiểm riêng biệt của nó về hoa, quả, hạt [1], [11], [13].
Theo tài liệu dẫn của tác giả Nguyễn Bá Hoạt (2003) cho biết: Tại Sở Y

tế tỉnh Quảng Nam ñã xây dựng ñược một trạm bảo vệ và trồng sâm ở xã Trà
Linh huyện Nam Trà My, với diện tích trên ba hecta sâm Việt Nam bao gồm
270.000 cá thể và có gần 70 ngàn cây giống; Tuy nhiên chất lượng cây giống
chưa tốt, thực tế cho thấy cây con giống sinh trưởng, phát triển yếu nên khó
khăn cho việc nhân giống ñảm bảo chất lượng [23]. Ngoài ra, tại lâm trường
Ngọc Linh (thuộc tỉnh Kon tum) cũng ñã lưu giữ một vườn giống khoảng
4.000 m
2
ở xã Măng Ry - ðắc Tô; Song do quá trình trồng không ñúng kỹ
thuật, nên vườn giống sinh trưởng kém [22], [23].
Như vậy, các nghiên cứu ñã ñi theo hướng trồng trọt, khai thác và xác
ñịnh các tác dụng dược lý học của nó; Song do là một loài sâm mới phát triển
ở vùng núi có ñộ cao từ 1.800 m trở lên, nên các kết quả thu ñược mới chỉ là


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

2

bước ñầu và còn rất hạn chế [4]. ðồng thời ñây còn là loài sâm quý với giá
bán cao gấp nhiều lần so với các loài sâm khác, nên vùng phát triển của cây
ñã bị khai thác quá mức mà không ñược chú trọng bảo tồn và phát triển, dẫn
ñến vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, cây sâm Việt Nam ñã ñứng trước
nguy cơ tuyệt chủng [9].
ðể bảo tồn, từng bước khai thác phát triển cây sâm Việt Nam, Bộ Y tế
cùng lãnh ñạo các tỉnh Kon Tum và Quảng Nam có kế hoạch chỉ ñạo mở rộng
diện tích trồng sâm Việt Nam ở các vùng lân cận, nơi có ñiều kiện khí hậu và
ñất ñai tương tự, ñồng thời nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dược
liệu, ñưa cây sâm Việt Nam trở thành cây kinh tế mạnh của vùng, tiến tới
cung cấp ñược một khối lượng lớn sản phẩm dược liệu sâm quý hiếm, ñộc

ñáo cho thị trường trong nước và thế giới.
Ngoài ra, ñể có thể phát triển cây sâm Việt Nam ñáp ứng cả hai hướng
mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm tương xứng với thương
hiệu “Cây sâm Việt Nam”. Việc nghiên cứu nhân nhanh giống tốt và các
biện pháp kỹ thuật trồng trọt ñể sản xuất dược liệu sâm Việt Nam ñạt chất
lượng cao là hết sức cần thiết. Trên cơ sở ñó, tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống
và dược liệu cây sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)”.
2. Mục ñích và yêu cầu
2.1. Mục ñích
- ðề xuất một số biện pháp kỹ thuật ñể nhân giống cây sâm Việt Nam
trong ñiều kiện hạt ñược gieo trồng trên khay nhựa, không trồng ở ñiều kiện
ngoài ñất ñạt hệ số nhân giống cao, chất lượng cây con tốt.
- Xác ñịnh một số biện pháp kỹ thuật ñể trồng và phát triển cây sâm
Việt Nam cho năng suất, chất lượng tốt. Trên cơ sở ñó góp phần hoàn thiện


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

3

quy trình kỹ thuật trồng cây sâm Việt Nam cho năng suất và chất lượng dược
liệu tốt.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái hoa, quả, hạt và cấu tạo giải
phẫu rễ, thân và lá cây sâm Việt Nam.
- Xác ñịnh ñược các biện pháp kỹ thuật nhân giống trong ñiều kiện hạt
ñược gieo trồng trên khay nhựa, không trồng ở ñiều kiện ngoài ñất ñể ñạt
ñược hệ số nhân giống cao, cây con ñạt chất lượng tốt.
- Xác ñịnh ñược các biện pháp kỹ thuật về thời vụ, khoảng cách, vật

liệu làm giàn mái che và lượng phân bón phù hợp ñể ñạt ñược năng suất và
chất lượng dược liệu sâm Việt Nam tốt nhất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học
mới một cách chi tiết về hình thái hoa, quả và hạt sâm, cũng như cấu tạo giải
phẫu của cây sâm Việt Nam, là cơ sở ñể xác ñịnh các biện pháp kỹ thuật chọn
hạt và nhân giống cây sâm Việt Nam có chất lượng cao.
- Những kết quả nghiên cứu của ñề tài, bước ñầu là cơ sở khoa học ñể
ñưa cây sâm Việt Nam từ chỗ chỉ trồng dưới tán rừng già, rừng tự nhiên vào
trồng trọt dưới giàn mái che.
- Những kết quả của ñề tài là tài liệu tham khảo có giá trị sử dụng cho
những nghiên cứu tiếp theo và là tài liệu giảng dạy trong các cơ sở ñào tạo
trong lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần xây dựng quy trình ñể thu hái hạt
giống, ñồng thời sản xuất cây giống sâm Việt Nam bằng gieo hạt trên các khay
nhựa ñạt chất lượng cao là một ñịnh hướng an toàn cho việc sản xuất giống


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

4

cung cấp cho trồng trọt ở quy mô hàng hóa, góp phần tăng cường mở rộng diện
tích trồng cây sâm Việt Nam trong sản xuất ñại trà.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã xác ñịnh ñược một số biện pháp kỹ
thuật (thời vụ, khoảng cách, giàn mái che và phân bón) làm cơ sở ñể ñưa cây
sâm Việt Nam từ một loài sâm phát triển tự nhiên dưới tán rừng có thể chủ
ñộng về giống tốt và trồng trọt trên diện tích rộng cho năng suất và chất lượng cao.

4. Những ñóng góp mới của luận án
- ðóng góp các dữ liệu khoa học về một số ñặc ñiểm, hình ảnh rõ nét
hơn về hình thái hoa, quả, hạt ñặc biệt ở những cây có 5 tuổi trở lên; Cấu tạo
giải phẫu rễ, thân, lá cây sâm Việt Nam, sẽ là cơ sở ñể xây dựng các biện
pháp kỹ thuật thu hái hạt giống và nhân giống cây sâm Việt Nam trong ñiều
kiện hạt thu ñược gieo trồng trên khay nhựa, không trồng ở ñiều kiện ngoài
ñất có chất lượng cao.
- Xác ñịnh ñược một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong chọn và xử lý
hạt giống, sản xuất cây con giống tốt ñáp ứng yêu cầu của sản xuất ñại trà.
- Xác ñịnh ñược các biện pháp kỹ thuật cụ thể về thời vụ, khoảng
cách, phân bón và loại vật liệu làm giàn mái che ñể trồng trọt cây sâm
Việt Nam ñạt năng suất, chất lượng tốt góp phần quan trọng trong công
tác bảo tồn nguồn gen và mở rộng diện tích sản xuất dược liệu sâm Việt
Nam bao gồm trong sản xuất ñại trà và quy mô công nghiệp.
5. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
5.1. ðối tượng nghiên cứu của ñề tài
ðề tài nghiên cứu trên cây sâm Việt Nam hay còn gọi là sâm Ngọc
Linh, sâm ñốt trúc, cây thuốc giấu (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) trồng
trên núi Ngọc Linh - xã Trà Linh - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

5

5.2. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
Vì cây sâm Việt Nam là cây lâu năm (sau trồng từ sáu ñến bảy năm
tuổi mới cho thu hoạch). Do thời gian nghiên cứu có hạn nên ñề tài mới xác
ñịnh ñược các chỉ tiêu ñánh giá về mặt sinh trưởng, phát triển, ñặc trưng hình
thái, các chỉ tiêu về sâu bệnh hại và năng suất, chất lượng của cây sâm Việt

Nam ở cây tuổi 5 (sau trồng bốn năm).
- ðây là một loài sâm mới nên các nội dung nghiên cứu của ñề tài
ñược triển khai và thực hiện ở tại xã Trà Linh - huyện Nam Trà My - tỉnh
Quảng Nam là vùng sinh thái mà cây sâm Việt Nam sinh trưởng, phát triển tốt
nhất ở nước ta.
- ðề tài ứng dụng giàn mái che là giàn mái bằng. ðề tài chưa xác ñịnh
ñược về cường ñộ ánh sáng theo các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây
cũng như cường ñộ ánh sáng theo luống trồng dưới giàn mái che. Các vật liệu
ñể làm giàn mái che là lưới nilon ñen, nứa và tranh ñảm bảo ánh sáng dưới
giàn mái che ở cường ñộ ánh sáng như nhau trong khoảng 2.000 ñến 5.000
lux ở các thời kỳ (tham khảo từ các nguồn tài liệu: cây sâm Việt Nam trồng
dưới tán rừng tự nhiên và cây nhân sâm Triều Tiên trồng dưới giàn mái che -
mái dốc) [22], [70], [74], [80].
- ðề tài chưa phân tích ñược các chỉ tiêu N - P - K trong thành phần
mùn núi.
- Do thí nghiệm của ñề tài cần tiếp tục trồng ñến khi cây sâm ñược bảy
năm tuổi mới là thời gian cho thu hoạch; ðể ñảm bảo hoạt chất của củ sâm,
nên ñề tài mới chỉ xác ñịnh ñược về năng suất cá thể và năng suất lý thuyết
của cây sâm Việt Nam khi cây có năm năm tuổi (sau trồng bốn năm), chưa có
ñược kết quả về năng suất thực thu.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

6

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Các loài sâm thuộc chi sâm (Panax sp.) là loài thảo dược quý nên

ñược nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật
Bản… quan tâm nghiên cứu và phát triển, mang lại nguồn thu lớn cho các
quốc gia [9].
Năm 1973, loài sâm ñặc hữu Panax vietnamensis ñược phát hiện trên
vùng núi Ngọc Linh của Việt Nam. Theo Nguyễn Thượng Dong (2007), rễ
củ sâm Việt Nam chứa tới 52 saponin, trong ñó có nhiều hợp chất mới (sâm
Triều Tiên có khoảng 25 saponin). Ngoài những saponin chính mà sâm
Triều Tiên có, thì sâm Việt Nam có những saponin của những loài nhân
sâm khác như: nhân sâm Hoa Kỳ, nhân sâm Trung Quốc và nhân sâm Nhật
Bản. Trong lá sâm Việt Nam ñã phân lập ñược 19 sanopin có công dụng:
tăng sức lực, tăng sức ñề kháng, chống bệnh, chống lão hoá và chống
stress. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sâm Việt Nam là một trong bốn cây
sâm quý nhất trên thế giới (sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, sâm tam thất và sâm
Việt Nam) [8], [25], [26], [27], [28].
Theo những tài liệu ñã công bố, cây sâm Việt Nam hiện mới chỉ phát
hiện thấy duy nhất ở núi Ngọc Linh, thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam
của Việt Nam, nằm trong tọa ñộ ñịa lý giới hạn từ 14
0
55

ñến 15
0
07

vĩ ñộ
Bắc và từ 107
0
51

ñến 108

0
05

kinh ñộ ðông, nơi có ñộ cao từ 1.500m trở
lên, khí hậu lạnh quanh năm, nhiệt ñộ trung bình từ 20
0
C tới 25
0
C. Sâm Việt
Nam ñược phát hiện ở sinh tầng cỏ, có ñộ tàn che từ 75% ñến 90%, cây mọc
chủ yếu ở hai bên sườn suối, có lớp mùn dày [8], [22].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

7

Sâm Việt Nam, có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv.
ñược xác ñịnh là cùng chi với cây nhân sâm (chi Panax L.), họ nhân sâm (họ
Araliaceae).
Dựa trên các kết quả ñã nghiên cứu về cây nhân sâm, theo tác giả Hee
Chun Yang (1974) khi nghiên cứu về sinh lý, sinh hóa của hạt sâm ñã chỉ ra
cho thấy rằng, các thành phần cacbonhydrat và chất béo trong hạt nhân sâm
ñã chín, sẽ thay ñổi sau thời gian bảo quản (bảng 2.1) [62].
Bảng 2.1. Thay ñổi thành phần chính trong hạt sâm trong thời gian bảo
quản trong nhiệt ñộ thấp
(% chất khô)
STT
Thời gian
bảo quản

(ngày)
ðường tan ðường khử

Tinh bột thô Chất béo thô
1 ðối chứng

5,18 0,22 4,61 60,97
2 30 5,51 0,20 3,46 59,21
3 60 5,67 0,23 3,49 59,78
4 90 5,83 0,34 2,92 59,73
5 120 6,78 0,37 2,61 59,35
6 150 7,38 0,36 2,39 52,29
7 180 7,65 0,38 2,14 52,73
Hàm lượng ñường tan, ñường khử trong hạt tăng dần trong quá trình
bảo quản, trong khi ñó hàm lượng các chất cao phân tử (tinh bột thô, chất béo
thô) giảm dần. Như vậy, trong thời gian bảo quản, nếu ñiều kiện bảo quản tốt
sẽ thuận lợi cho quá trình phân giải, làm tăng lượng các chất ñơn giản, tạo
ñiều kiện cho hạt nảy mầm.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

8

Hee Chun Hang (1974) cho rằng hạt nhân sâm không nảy mầm ngay
sau khi thu hoạch mà phải ñến năm sau, hoặc vào khoảng 18 tháng sau khi thu
hoạch, bởi vì hạt sâm thu ñược sau khi quả chín là có tính ngủ nghỉ (ngủ nghỉ
hình thái và ngủ nghỉ sinh lý hình thái); Và do phôi phát triển chậm, cũng như
chịu ảnh hưởng của nhiệt ñộ, ñộ ẩm và không khí trong thời gian bảo quản
hoặc trong ñiều kiện gieo hạt ở ngoài ñất. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng, do

hạt nhân sâm có lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, nên cần một thời gian ñể phá
vỡ vỏ bọc mà làm chậm quá trình nảy mầm của hạt nhân sâm [62].
Theo Sun Young Choi và cộng sự (1986), hàm lượng acid abcisic trong
hạt và vỏ hạt nhân sâm giảm dần trong thời kỳ xử lý lạnh. Sau 90 ngày xử lý
lạnh, lượng axit abcisic giảm tới 69% trong hạt và 80% ở ñiều kiện nhiệt ñộ
xử lý là từ 0
0
C ñến 10
0
C. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hàm lượng
acid abcisic trong hạt có liên quan ñến sự chưa thuần thục của phôi; ðồng
thời hàm lượng acid abcisic trong hạt cao cũng là nguyên nhân làm ngăn cản
quá trình nảy mầm của hạt sâm. Như vậy, việc xử lý lạnh (từ 0
0
C ñến 10
0
C)
có thể xem là biện pháp hữu hiệu phá ngủ nghỉ cho hạt sâm [109].
Tác giả Hoon Park và cộng sự (2006) ñưa ra những dẫn cứ chứng tỏ
cây nhân sâm là cây ñược trồng trong ñiều kiện có cây che bóng. Các tác giả
trên còn cho biết: ở cây sâm 6 năm tuổi, các chỉ tiêu hàm lượng diệp lục a ño
ñược là 0,09 mg/g F.W, hàm lượng diệp lục b là 0,41 mg/g F.W, tỷ lệ hàm
lượng diệp lục a/b rất thấp chỉ ñạt 2,20 với ñộ ẩm trong lá chiếm 79,7% [65].
Cây nhân sâm là cây ñược trồng trong ñiều kiện có cây che bóng, ñiều
này cũng ñược chỉ ra ở kết quả nghiên cứu của William (2003) [112]. Kết quả
nghiên cứu mức ñộ chịu bóng của cây nhân sâm cho thấy, những lá trên cây
sâm trong ñiều kiện che bóng có hàm lượng các sắc tố diệp lục, carotenoit và
xanthophill cao hơn hẳn những lá trên cây trong ñiều kiện ánh sáng ñầy ñủ.
Tác giả cũng chỉ ra ñộ che phủ có ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển của



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

9

cây sâm; Ở ñộ che phủ từ 75 ñến 90% ñộ chiếu sáng, hầu hết cây con giống
sống sót. Ở cây sâm ba năm tuổi, mức ñộ chiếu sáng từ 5 ñến 20% không có
sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh trưởng với cây nhân sâm một năm tuổi [112].
Như vậy, cây nhân sâm là cây phát triển trong ñiều kiện có cây che
bóng; ðộ che bóng thích hợp từ 75 ñến 90% ánh sáng tự nhiên. Từ một
hướng khác: khi nghiên cứu về giá trị sử dụng của các loài sâm thuộc chi Panax
L. họ Araliaceae trên thế giới, tác giả Tanaka O. (1990) ñã chia các loài
sâm thành 2 nhóm. Trong ñó, cây sâm Việt Nam (Panax vietnamensis), sâm
Mỹ (Panax quinquefolius) và nhân sâm (sâm Triều Tiên - Panax ginseng) là
cùng một nhóm (ñều thuộc nhóm 1). Các loài sâm này có thành phần hóa học,
tác dụng sinh học, tác dụng dược lý và các ñặc tính khác là tương ñương. Do
ñó, có thể nói cây sâm Việt Nam là cây ñã có cùng họ, cùng chi và cùng một
nhóm với nhân sâm Triều Tiên; Như vậy, cây sâm Việt Nam cũng có các yêu
cầu về ngoại cảnh như (ñất ñai, khí hậu, chế ñộ nhiệt, ánh sáng, ẩm ñộ…)
tương tự như nhân sâm Triều Tiên. Trên cơ sở ñó, dựa vào các kết quả
nghiên cứu của thế giới về các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng trọt
cây sâm Triều Tiên, kết hợp với các kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ
thuật của các tác giả trong nước về trồng cây sâm Việt Nam dưới tán rừng tự
nhiên, ñã là những cơ sở khoa học ñể ñề tài xây dựng các thí nghiệm về biện
pháp kỹ thuật cụ thể trong nhân giống và trồng trọt cây sâm Việt Nam ñạt kết
quả tối ưu.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trong nước, nhất là
các kết quả về ñiều tra cây sâm Việt Nam cho thấy: các thí nghiệm nghiên
cứu về biện pháp kỹ thuật cụ thể cho cây sâm Việt Nam phải ñược triển khai
trong ñiều kiện vùng núi cao từ 1.500 m trở lên, nơi có ñiều kiện nhiệt ñới ôn

hòa từ 18 ñến 20
0
C [29]. Nhiệt ñộ tối thấp trên 5
0
C, ñủ ẩm và có mưa phân
bố ñều trong năm (2.000 mm). Có cây che bóng ñảm bảo từ 10 ñến tối ña


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

10

25% ánh sáng trực xạ, còn 75 ñến 90% là ánh sáng tán xạ. Tầng ñất mùn dày
trên 20 cm và giàu dinh dưỡng mới cho các kết quả xác thực. Ngoài ra, theo
một số kết quả ñiều tra còn cho thấy, nếu ñộ che phủ của rừng chỉ còn từ 40
ñến 50% thì có tới hơn 90% cây sâm trồng trong các thí nghiệm hoặc ở ngoài
sản xuất sẽ bị vàng lá và nhiễm bệnh ñốm lá [22], [24].
Là loài cây mới phát hiện, lại là loài dược thảo quý nên việc khai thác, sử
dụng ñã vượt quá mức kiểm soát và không ñồng hành với nghiên cứu, bảo tồn
và phát triển loài sâm quý này, nên cây sâm Việt Nam ñứng trước nguy cơ bị
tuyệt chủng [2], [40]. Trước tình hình ñó, ngày 09 tháng 05 năm 2003, dưới sự
chỉ ñạo của ðảng và Nhà nước, Bộ Y tế ñã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam tổ chức hội thảo Bảo tồn và phát triển cây sâm Việt Nam. Sau 10
năm ñược quan tâm ñầu tư bảo tồn và phát triển (từ năm 1998 ñến năm 2008);
ðến nay, tuy cả hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum ñã trồng ñược một diện tích
sâm Việt Nam nhất ñịnh (gần 20 ha), giúp cây sâm Việt Nam về cơ bản thoát
khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhưng vẫn chưa có khả năng ñể sản xuất dược liệu
quý sâm Việt Nam với khối lượng lớn và chất lượng cao.
Kỹ thuật gieo hạt trên khay nhựa ñã ñược nghiên cứu và trong thực tế
sản xuất ñã ñược ứng dụng rất có hiệu quả ñể sản xuất cây con giống thuốc lá

từ hạt. Phương pháp gieo hạt trên khay nhựa hiện ñang ñược ứng dụng rộng
rãi ở một số nước Châu Á như: Malayxia, Indonesia, Thái Lan, Ấn ðộ ñể sản
xuất cây con thuốc lá. Phương pháp này ñược xem là giải pháp phù hợp trong
việc sản xuất cây con thuốc lá ở các nước ñang phát triển và rất có triển vọng
ñể thay thế phương pháp trồng cây rễ trần trong vườn ươm hoặc trồng cây vào
bầu ñất. Do trồng cây rễ trần trong vườn ươm và cây con trong bầu có nhược
ñiểm là không chủ ñộng và có chi phí lao ñộng cao [36].
Ở Việt Nam, phương pháp gieo hạt trên khay nhựa ñã ñược triển khai
từ năm 2000; Trong năm 2002, Chi nhánh Công ty Cổ phần Hòa Việt tại


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

11

Ninh Thuận ñã ứng dụng và phát triển phương pháp gieo hạt thuốc lá trong
khay lỗ tại Ninh Thuận. Nguồn vật chất hữu cơ dùng ñể sản xuất giá thể
gieo ươm cây con trong khay lỗ là từ phân gia súc và nguồn than bùn khai
thác tại chỗ. Cho ñến nay, hầu như toàn bộ diện tích thuốc lá ở Ninh Thuận
ñã ñược trồng cây con sản xuất theo phương pháp khay lỗ và phương pháp
này ñang có xu hướng lan rộng tới các vùng trồng thuốc lá Tây Ninh, Gia
Lai [37].
Năm 2009, thực hiện theo hợp ñồng ñặt hàng “sản xuất và cung cấp
dịch vụ” của ñề tài “Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số
247.01.RD/Hð - KHCN”, ngày 27/04/2009 giữa Bộ Công Thương và Công
ty TNHH một Thành viên - Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc Lá, trong ñó có ñề
tài nhánh cấp Bộ là “Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất
cây con giống thuốc lá theo phương pháp khay lỗ cho các tỉnh phía Bắc”
do Ths. ðinh Văn Năng - cán bộ kỹ thuật của Viện làm chủ nhiệm ñề tài. ðề
tài ñã ñược nghiệm thu cấp Bộ ở mức suất sắc và ñã ñược Trung tâm

Khuyến Nông - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ñề nghị ñược công
nhận là một “Tiến bộ kỹ thuật”.
Như vậy, kỹ thuật gieo hạt trên khay nhựa ñã ñược ứng dụng ñể sản
xuất cây con giống thuốc lá từ hạt, ñảm bảo cây con thuốc lá khỏe, chủ ñộng
cây giống cũng như chi phí về lao ñộng và giá thành thấp.
Kỹ thuật gieo hạt trên khay nhựa ñể sản xuất cây con giống thuốc lá từ
hạt ñã ñược ứng dụng khá rộng rãi ở trong và ngoài nước. Có thể xem là cơ
sở khoa học ñể ứng dụng gieo hạt sâm Việt Nam trên khay nhựa ñể sản xuất
cây con giống sâm Việt Nam cũng ñạt số lượng, chất lượng cây con giống
khỏe và chủ ñộng nguồn cây giống, giảm giá thành và cho hiệu quả tốt như
cây con giống thuốc lá.

×