Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm tăng hiệu quả sản xuất đậu tương ở bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------------***-------------------

NGUYỄN TẤN HƯNG

TÊN ðỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT CANH TÁC NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT ðẬU TƯƠNG Ở BÌNH ðỊNH”
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số:
60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Minh Tâm

HÀ NỘI – 2010


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tơi
đã nhận được sự hợp tác giúp đỡ q báu của giáo viên hướng dẫn, cơ sở ñào
tạo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Minh Tâm,
Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ
đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo và tập thể cán bộ Ban ðào tạo


sau đại học, Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tất cả các bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã động viên và cổ vũ tơi hồn thành tốt khố học này.

Tác giả luận văn

NGUYỄN TẤN HƯNG

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

i


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ trong việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều chính và ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

NGUYỄN TẤN HƯNG

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… ii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA


i

LỜI CẢM ƠN

ii

LỜI CAM ðOAN

iii

MỤC LỤC

iv

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ

xiii

MỞ ðẦU

1


1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích và u cầu đề tài

4

2.1. Mục đích

4

2.2. u cầu

4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

4

3.1. Ý nghĩa khoa học

4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

5

4. Phạm vi nghiên cứu


5

Chương I

6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

6

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài

6

1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây ñậu tương

6

1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương

7

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

14

1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam

16


1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

16

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… iii


1.2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

19

1.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam

23

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới

23

1.2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

27

Chương II

34

VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

34


2.1. Vật liệu nghiên cứu

34

2.2. Nội dung nghiên cứu

35

2.3. Thời gian thực hiện

35

2.4. Phương pháp nghiên cứu

35

2.4.1. Phương pháp ñiều tra hiện trạng sản xuất

35

2.4.2. Phương pháp triển khai thí nghiệm đồng ruộng

36

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp ñánh giá xử lý số liệu

37

2.4.4. Các phương pháp phân tích


39

2.4.4.1. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế

39

2.4.4.2. Phân tích thành phần lý hóa tính đất phù sa Bình ðịnh.

40

2.4.4.3. Phân tích số liệu

41

Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

42
42

3.1. ðiều kiện tự nhiên của tỉnh Bình ðịnh

42

3.1.1. Vị trí ñịa lý

42

3.1.2. ðặc ñiểm thời tiết khí hậu


44

3.1.3. ðiều kiện ñất ñai

46

3.2. Hiện trạng sản xuất ñậu tương ở Bình ðịnh

49

3.3. Sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu 56

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… iv


tương triển vọng trên đất phù sa tỉnh Bình ðịnh
3.3.1. ðặc điểm hình thái của một số giống triển vọng

56

3.3.2. ðặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dịng, giống triển 58
vọng
3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số 60
dòng, giống triển vọng
3.3.4. Khả năng kháng sâu bệnh của một số dòng, giống trển vọng

63

3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh 65

trưởng, phát triển, năng suất, khả năng chống chịu của giống
ðTDH.01 trên ñất phù sa ở tỉnh Bình ðịnh
3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng phát 65
triển của giống ñậu tương ðTDH.01
3.4.2. Anh hưởng của liều lượng phân bón đến một số yếu tố cấu 67
thành năng suất của giống ñậu tương ðTDH.01
3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất của 69
giống ñậu tương ðTDH.01
3.4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng kháng 71
sâu bệnh của giống ñậu tương ðTDH.01
3.4.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến khả năng chống

72

chịu với ñiều kiện ngoại cảnh
3.4.6. Hiệu quả kinh tế các liệu lượng phân bón cho đậu tương 73
ðTDH.01
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh trưởng phát

74

triển, năng suất khả năng kháng sâu bệnh và tính chống chiu của giống
đậu tương ðTDH.01 trên ñất phù sa ở tỉnh Bình ðịnh.

3.5.1.Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến sinh 75
trưởng, phát triển của giống đậu tương ðTDH.01

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

v



3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến các yếu tố 77
cấu thành năng suất của giống ñậu tương ðTDH.01
3.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến khối lượng 78
nghàn hạt, NSLT NSTT của giống ñậu tương ðTDH.01
3.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến khả năng 80
kháng sâu bệnh của giống ñậu tương ðTDH.01
3.5.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến khả năng 81
chống chịu của giống ñậu tương ðTDH.01
KÉT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

83

Kết luận

83

ðề nghị

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC, DANH MỤC ẢNH

94


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Cụm từ

CS

Cộng sự

CT

Cơng thức

CV%

ðộ biến động của thí nghiệm

ð/c

ðối chứng

ICRISAT

Viện Nghiên cứu cây trồng cho vùng bán khô hạn Quốc tế.

LSD

Sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất


NXB

Nhà xuất bản.

R

Hệ số tương quan

TTNCVPTðð

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ñậu ñỗ.

KHKT

Khoa học kỹ thuật

N

ðạm nguyên chất.

P

Lân nguyên chất.

TCN

Tiêu chuẩn ngành

BNN&PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

TCTK

Tổng cục thống kê.

QL

Quốc lộ.

NN

Nơng nghiệp.

ns

Khơng có sự khác nhau ở mức sai số P<=0,05

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1. Diện tích, năng suất sản lượng ñậu tương thế giới

1
17

1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của những nước sản xuất ñậu
tương lớn trên thế giới


19

1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam

20

2.1. Danh sách các dịng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm

34

2.2. Phân tích đánh giá đất theo Fao

40

3.1. Chế độ khí hậu thời tiết ở Bình ðịnh trong thời gian thực hiện thí
nghiệm và trung bình 4 năm (2005-2008)

45

3.2. ðặc điểm lý hóa tính mấu đất phù sa ở Bình ðịnh

47

3.3. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất ở Bình ðịnh.

48

3.4. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Bình ðịnh (20022008)

49


3.5. Hiện trạng về giống, biện pháp canh tác đậu tương ở Bình ðịnh

51

3.6. Hiện trạng về phân bón cho đậu tương ở Bình ðịnh

52

3.7. Hiện trạng về sâu bệnh hại và biện pháp phịng trừ

53

3.8. Hiện trạng về quy mơ và nhu cầu của hộ nơng dân trong sản xuất
đậu tương ở Bình ðịnh.

54

3.9. Một số đặc điểm hình thái

57

3.10. ðặc điểm sinh trưởng và phát triển

58

3.11.Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống ñậu triển
vọng

61


3.12. Khối lượng ngàn hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

62

3.13. Khả năng kháng sâu bệnh của những dòng, giống tham gia

63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… viii


3.14. Khả năng chống chịu của những dòng, giống triển vọng

64

3.15. ðặc ñiểm sinh trưởng phát triển

66

3.16. Một số yếu tố cấu thành năng suất

68

3.17. Trọng lượng ngàn hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

69

3.18. Khả năng chống sâu bệnh của giống ðTDH.01


71

3.19. Khả năng chống chịu với ñiều kiện ngoại cảnh của giống
ðTDH.01

73

3.20.Hiệu quả kinh tế của phân bón trong vụ ðơng xn và Hè Thu

74

3.21.ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển

75

3.22. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến các yếu tố cấu thành năng
suất

77

3.23.Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năg suất của giống ñậu tương
ðTDH.01

78

3.24. Ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến khả năng kháng sâu bệnh
của giống ñậu tương ðTDH.01

80


3.25.Ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến sinh trưởng ñến khả năng
của giống ñậu tương ðTDH.01

82

DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ
ðồ thị

Tên ñồ thị

T

1.1.

Năng suất, diện tích, sản lượng đậu tương thế giới

18

1.2.

Năng suất diện tích sản lượng đậu tương Việt Nam

21

3.1.

Hiện trạng sản xuất đậu tương ở Bình ðịnh

49


3.2.

So sánh năng suất giống đậu tương ðTDH.01 ở các cơng thức
bón phân NPK trong vụ ðông xuân và vụ Hè thu năm 2010

3.3.

70

So sánh năng suất giống ñậu tương ðTDH.01 ở các mật ñộ
trồng khác nhau trong vụ ðông xuân và vụ Hè thu năm 2010

79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… ix


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

x


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
ðậu tương (Glycine max (L) Merill) cịn gọi là cây đậu nành là một cây
trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể tìm thấy một cây trồng
nào có tác dụng nhiều mặt như cây ñậu tương. Sản phẩm của nó làm thực
phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng
xuất khẩu và là cây có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Vì vậy, cây đậu tương cịn
được gọi là “ Ơng Hồng trong các loại cây họ đậu”. Sở dĩ cây ñậu tương

ñược ñánh giá như vậy bỡi lẽ cây ñậu tương có giá trị rất tồn diện. Thành
phần dinh dưỡng trong hạt đậu tương rất cao, hàm lượng prơtein trong gạo chỉ
6,2-12%; ngơ 9,8-13,2% thịt bị:21%; thịt gà: 20%; cá: 1-20% và trứng 1314,8%, lipít từ 15-20%, hrát các bon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố và
muối khoáng quan trọng cho sự sống (Nguyễn Thị Hiền và Vũ Thị Thư,
2004)[17]. ðậu tương là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá
đồng thời cả hai yếu tố protein và lipid; protein của đậu tương có phẩm chất
tốt nhất trong các protein của thực vật. Ngày nay, người ta mới biết thêm nó
có chứa chất lexithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, sung sức, làm tăng
thêm trí nhớ và tái sinh các mơ, làm cứng xương và tăng sức ñề kháng của cơ
thể. Trong hạt đậu tương cịn chứa khá nhiều loại Vitamin, đặc biệt là hàm
lượng của các Vitamin B1và B2, ngoài ra cịn có các Vitamin PP, E, A, K, D,
C.v.v và các loại muối khống khác. Do đó, từ hạt đậu tương người ta ñã chế
biến ra trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại thức ăn bằng
các phương pháp cổ truyền, thủ cơng và hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên
men v.v. Ở nước ta từ xưa ñến nay ñậu tương cũng ñã cung cấp một phần rất
lớn nhu cầu chất ñạm cho người và gia súc. Thơng qua các món ăn truyền
thống được làm từ ñậu tương phần nào tạo ñược sự cân bằng dinh dưỡng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

1


trong khẩu phần thức ăn của người dân .(Phạm Văn Thiều, 1996) [53].
ðậu tương là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như:
chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất
đốt lỏng, dầu bơi trơn trong ngành hàng khơng, nhưng cơng dụng chủ yếu của
đậu tương vẫn là dùng để ép dầu. Hiện nay, trên thế giới ñậu tương là cây
ñứng ñầu về cung cấp nguyên liệu cho ép dầu, dầu ñậu tương chiếm 50% tổng
lượng dầu thực vật (Trần Văn ðiền, 2007)[12]. Trong nơng nghiệp, đậu tương

là nguồn thức ăn tốt cho gia súc, cứ một kg hạt ñậu tương tương đương với
1,38 đơn vị thức ăn chăn ni. Tồn cây đậu tương ( thân, lá, quả, hạt) có hàm
lượng ñạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể làm
thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô trộn với một số phụ phẩm khác
làm thức ăn cho gia súc. Sản phẩm phụ cơng nghiệp như khơ dầu có thành
phần dinh dưỡng khá cao: N 6,2%. P205 0,7%. K20 2,4%, vì thế làm thức ăn
cho gia súc rất tốt (Ngô Thế Dân và cs,1999)[7].
Trong hệ thống luân canh, nếu bố trí cây ñậu tương vào cơ cấu cây
trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt ñối với các loại cây trồng sau, góp phần tăng
năng suất cả hệ thống cây trồng mà lại giảm chi phí cho việc bón N. Thân lá
đậu tương dùng để bón ruộng thay phân hữu cơ rất tốt do hàm lượng ñạm
trong thân chiếm ñến 0,05%, trong lá 0,19% (Nguyễn Danh ðông,1982)[15].
Hiện nay, lượng protein trên thế giới sản xuất ra chưa ñáp ứng ñược
nhu cầu sử dụng của nhân loại, mới chỉ ñáp ứng ñược khoảng 1/4 nhu cầu
của nhân loại. Chính vì vậy, mở rộng và phát triển cây đậu tương có ý
nghĩa chiến lược lớn trong sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia. (ðậu
Quốc Anh, 1989) [1].
Tỉnh Bình ðịnh thuộc vùng sinh thái Dun hải Nam Trung bộ. Tổng
diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, trong đó: đất phù sa thành phần cơ giới
nhẹ đến trung bình 45.634 ha, đất gley 15.986 ha, đất xám bạc màu nói

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

2


chung 425.835 ha. Hiện nay, diện tích đất đã khai thác để sản xuất nơng
nghiệp là 117.569 ha. Dân số trong toàn tỉnh là 1.566.000 người, tỷ lệ dân số
ở khu vực nơng thơn chiếm gần 74%. Vì nằm trong vùng sinh thái Duyên hải
Nam Trung bộ nên Bình ðịnh mang đậm nét khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Như vậy, điều kiện đất đai và khí hậu ở tỉnh Bình ðịnh thích hợp để phát
triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung đối với các loại cây trồng nguồn
gốc nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây đậu tương.
Cây đậu tương ở tỉnh Bình ðịnh ñã phát triển khá lâu nhưng chỉ ở một số
ít địa phương với diện tích nhỏ lẻ, khơng tập trung. Theo số liệu thống kê năm
2006: Diện tích đậu tương mới phát triển ở những năm gần ñây khoảng 1.7002.300 ha/năm, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích gieo trồng và được sử dụng
các giống MTð176, PC19, DT84,… ða số là những giống đậu tương đã có từ
rất lâu trong sản xuất, do đó bình qn năng suất đậu tương trên chân đất
chun trồng màu ở Bình ðịnh chỉ ñạt từ 17,0 - 18,3 tạ/ha (Niên giám thống
kê Bình ðịnh- 2007). Cơng tác nghiên cứu về đậu tương ở Bình ðịnh cũng đã
được nhiều Cơ quan Nơng nghiệp trong và ngoài tỉnh chú trọng. Tuy nhiên,
do chưa thực sự chú trọng nên trong thời gian qua chỉ mới tập trung nhiều vào
việc đánh giá khả năng thích nghi ở diện hẹp trên một số giống trên chân ñất
chuyên trồng màu, chưa ñi sâu vào việc thu thập, tuyển chọn, nghiên cứu các
biện pháp canh tác cụ thể cho cây ñậu tương ở từng vùng, từng vụ và ñặc biệt
là chưa chú trọng phát triển ñậu tương trên chân đất sản xuất 3 vụ lúa khơng
chủ động nước tưới cho cả ba vụ.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất đậu tương ở tỉnh Bình ðịnh cho thấy
những hạn chế chủ yếu là:
Bộ giống ñậu tương chưa ñược chọn lọc ngay trong ñiều kiện sinh thái của
vùng, chưa ña dạng về chủng loại; năng suất của các giống chưa thực sự đột

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

3


phá; cịn thiếu các quy trình đồng bộ và tiên tiến.
ðể từng bước khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao năng suất, sản
lượng ñậu tương và ñáp ứng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh

Bình ðịnh cần phải có những nghiên cứu cụ thể về cây ñậu tương hơn nữa.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tơi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm tăng hiệu quả sản
xuất đậu tương ở Bình ðịnh”.
2. Mục đích và u cầu
2.1. Mục đích
Xác định yếu tố hạn chế năng suất đậu tương, trên cơ sở đó nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuât canh tác (xác ñịnh một số giống đậu tương có năng
suất cao, liều lượng phân bón và mật độ - khoảng cách thích hợp) cho ñậu
tương trên ñất phù sa tỉnh Bình ðịnh.
2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược hiện trạng sản xuất, xác ñịnh những yếu tố hạn chế và
tiềm năng phát triển sản xuất ñậu tương ở tỉnh Bình ðịnh.
- Xác ñịnh ñược một số giống ñậu tương ñạt năng suất cao, chất lượng tốt,
phù hợp trên chân đất phù sa ở Bình ðịnh.
- Xác định được liều lượng phân bón thích hợp cho cây ñậu tương.
- Xác ñịnh ñược mật ñộ - khoảng cách trồng thích hợp cho cây đậu tương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tập quán canh tác của vùng trồng ñậu tương sẽ là cơ sở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

4


khoa học ñể quy hoạch phát triển cây ñậu tương một cách vững chắc trên địa
bàn tỉnh Bình ðịnh.

- Kết quả nghiên cứu của ñề tài về ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển và
năng suất bộ giống ñậu tương triển vọng, ảnh hưởng của liều lượng phân NPK
và mật ñộ thích hợp cho cây đậu tương trên đất phù sa tỉnh Bình ðịnh sẽ là tư
liệu khoa học để bổ sung, đóng góp cho các nghiên cứu về khả năng thích
nghi của cây đậu tương trên đất phù sa nói chung và tỉnh Bình ðịnh nói riêng.
Ngồi ra, kết quả của ñề tài cũng sẽ là cơ sở ñể xác ñịnh các công thức
luân canh, xen canh ñảm bảo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng hiệu quả và bền vững trên đất phù sa ở tỉnh Bình ðịnh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tuyển chọn ñược các giống ñậu tương mới năng suất cao, chất lượng tốt
kết hợp hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh sẽ giúp nâng cao hiệu quả
sản xuất đậu tương, góp phần mở rộng quy mơ sản xuất đậu tương theo hướng
hàng hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài ñược tiến hành trong 4 vụ: Thí nghiệm so sánh giống thực hiện
trong 2 vụ ðơng Xuân 2009 và Hè Thu 2009. Thí nghiệm liều lượng phân bón
và thí nghiệm mật độ - khoảng cách trồng ñược thực hiện trong vụ ðông
Xuân và Hè Thu 2010. Tất cả các thí nghiệm được tiến hành trên đất phù sa
xã Nhơn Hưng – An Nhơn – Bình ðịnh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

5


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây ñậu tương

ðậu tương thuộc bộ Fabales, họ Fabaceae, họ phụ Leguminosae, chi
Glycine . ðậu tương trồng có tên khoa học là Glycine max Merrill do Ricker
và Morse ñề nghị năm 1948 [48]và là tên chính thức. Glycine được chia làm 2
họ phụ là Glycine và Soyja. Soyja là tên gọi chính thức cho các lồi đậu
tương hoang dại từ năm 1979.
Chi phụ Glycine có 16 lồi, đa số phân bố ở Australia, một số ở đảo Nam
Thái Bình Dương, Papua Newguinea, Philippine, ðài Loan. ða số các lồi có
số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40 (có một số lồi 2n = 38; 78 và 80). Chi phụ
Soja (Moech) F.J.Herm có 2 loài: Loài G. Soja Sieb và Zucc, phân bố ở Trung
Quốc, Nga, ðài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên. Loài Glycine max Merrill là ñậu
tương trồng hiện nay trên thế giới, chúng có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40.
ðậu tương là cây trồng cổ nhất của nhân loại, có nguồn gốc từ Mãn Châu
(Trung Quốc) vào thế kỷ XI trước cơng ngun. Cây đậu tương được thuần
hóa ở Trung Quốc qua nhiều triều ñại tiền phong kiến rồi ñược ñưa vào trồng
trọt và khảo sát trong triều ñại Shang (năm 1700-1100 B.C) trước công
nguyên. Từ thế kỷ thứ I sau cơng ngun, đậu tương mới được phát triển khắp
Trung Quốc và bán ñảo Triều Tiên. Từ thế kỷ thứ I ñến XVI, ñậu tương ñược
di thực tới Nhật Bản, ðông Nam Á và Trung Á (Hymowitz và Newell, 1981)
[67]. Từ năm 1970, cây ñậu tương ñã ñược các nhà truyền giáo mang từ
Trung Quốc về trồng ở vườn thực vật Pari và Hồng Gia Anh.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

6


ðậu tương ban ñầu ñược trồng chủ yếu làm thực phẩm ở các nước như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước khác ở Châu Á: Ấn ðộ,
Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philipine và Indonexia… Nhưng mãi ñến năm 1909
cây đậu tương mới có tầm quan trọng lớn (Morse W.J, 1950) [73]. Sau này,

cây ñậu tương ñược ñưa sang trồng ở Bắc Mỹ và ñã trở thành cây trồng đóng
vai trị quan trọng ở Mỹ (Nguyễn Hữu Qn, 1984) [51], đây là thành cơng
nhất về cơng tác nhập nội giống ñậu tương của Mỹ. Từ Mỹ ñậu tương lan
rộng sang các nước châu Mỹ khác, ñáng chú ý là Brazin và Argentina. (Ngô
Thế Dân và CS, 1999) [7].
1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương
ðậu tương là một loại cây trồng có phạm vi thích ứng rộng, nó được
trồng từ vĩ độ 550 Bắc đến 550 Nam, từ những vùng thấp hơn mặt nước
biển cho ñến những vùng cao trên 2000m so với mặt nước biển (Whigham
D.K, 1983) [83].
Sự biểu hiện của tính trạng thời gian sinh trưởng thay ñổi rất lớn theo mùa
vụ và theo từng năm, trong đó chỉ khoảng 75-80% phụ thuộc vào đặc tính
sinh học của giống (kiểu gen) cịn lại 20-25% phụ thuộc vào các điều kiện
sinh thái mơi trường (Nguyễn Huy Hồng, 1997) [19].
* u cầu về nhiệt độ
Trong q trình sinh trưởng của cây ñậu tương, nếu nhiệt ñộ biến động
trên hoặc dưới mức thích hợp q nhiều, có thể gây thiệt hại ñối với cây
trồng. Khả năng thiệt hại do nhiệt ñộ tùy thuộc vào giai ñoạn sinh trưởng của
cây đậu tương. (Trần Văn ðiền,2007)[12]
ðậu tương có nguồn gốc ở Trung Quốc nên nói chung đậu tương là một
cây ưa nhiệt ñộ ấm (Trần Văn ðiền,2007)[12]. Một số tài liệu nghiên cứu cho
rằng muốn trồng cây ñậu tương phải có nhiệt độ đầy đủ trong các thời kỳ sinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

7


trưởng phát triển hay tổng tích ơn khơng nhỏ q 24000C (Nguyễn Danh
ðơng,1982)[15].

Những giống đậu tương ngắn ngày có tổng tích ơn 1700-22000C, trong khi
đối với những giống dài ngày là 3200-38800C tương ñương 140-160 ngày
(Lowell D.H, 1975) [71].
ðậu tương thường nảy mầm ở biên ñộ nhiệt ñộ từ 10 ñến 400C. Hạt của
những giống ñậu tương chịu lạnh có thể nảy mầm ở 6 ñến 80C.( Lawn và
William,1987)[70]. Nhưng nhìn chung đậu tương cũng có khả năng chịu nhiệt
độ cao (35-370C) ở tất cả các pha sinh trưởng.
Thông tin về cơ sở sinh lý của sự nảy mầm ở nhiệt độ thấp rất ít. Nó có thể
do enzim tham gia vào q trình hơ hấp, thủy phân các chất dự trử yếu và tốc
ñộ vận chuyển các chất ở nhiệt ñộ thấp rất chậm. Ở nhiệt ñộ thấp, màng tế bào
dễ bị tổn thương, đó cũng là ngun nhân quan trọng dẫn ñến sự nảy mầm và
sinh trưởng kém của ñậu tương ở ñất lạnh.(Trần Văn ðiền. 2007)[12]
Các tác giả trong nước nghiên cứu nhiệt ñộ ảnh hưởng sinh trưởng phát
triển của cây thấy rằng: Ở pha ñầu (thời kỳ cây con) nhiệt độ có ảnh hưởng
đáng kể đến nhóm đậu tương chín sớm, ít mẫn cảm với quang chu kỳ; nhưng
ít ảnh hưởng đến nhóm chín muộn. Chiều cao của cây ñậu tương tăng trưởng
thuận lợi ở nhiệt ñộ 17-230C, nhưng sự phát triển của rễ thuận lợi ở nhiệt ñộ
27.2-32.20C (Bùi Huy ðáp, 1961) [10]
ðối với nhiều giống đậu tương, ở nhiệt độ thấp hơn 150C khơng hình thành
quả mặc dù có một số giống có thể cho quả ở nhiệt ñộ 100C. Dựa vào kết quả
nghiên cứu 10 năm, Lawn và Hume(1985) cơng bố nhiệt độ thích hợp cho ra
hoa đậu quả của đậu tương là 170C ( Trần Văn ðiền, 2007)[12]
Nhiệt ñộ tối ưu cho ñậu chín là 250C ban ngày và 150C vào ban ñêm.
Nhiệt ñộ quá cao trong thời gian quả chín làm giảm chất lượng nảy mầm của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………

8



hạt, và điều này giải thích cho sự biến động về tính nảy mầm và sự sống của
cây con từ năm này qua năm khác( Trần Văn ðiền,2007)[12]
* Yêu cầu về nước
Một số tác giả cho rằng ñậu tương là cây ưa ẩm. ðối với đậu tương, nếu
nhiệt độ khơng khí, quang chu kỳ có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của
cây thì độ ẩm là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng, có liên quan chặt
chẽ đến năng suất hạt. Tổng lượng nước cần cho một vụ ñậu tương khoảng
370-450 mm trong ñiều kiện không tưới. Trong cả một chu kỳ của cây ñậu
tương, nhu cầu nước dao ñộng trong khoảng 350 ñến 800mm(Mayer và
cs,1992)[72]. Nhưng nhu cầu nước phụ thuộc vào ñộ dài thời gian sinh
trưởng, tốc độ phát triển của cây trước khi phủ kín ñất và lượng nước sẵn có
trong ñất(Trần Văn ðiền, 2007)[12]
Lượng mưa và ñộ ẩm là yếu tố hạn chế chủ yếu đối với sản xuất đậu
tương. Theo Tơ Cẩm Tú và Nguyễn Tất Cảnh (1998) [55] giữa lượng chất
khơ tích lũy của đậu tương ðơng và bốc thốt hơi nước từ lá có liên quan
tuyến tính rất chặt (r= 0,89 – 0,98).
Chế độ mưa đóng vai trị quan trọng tạo nên ñộ ẩm ñất, nhất là vùng chịu
ảnh hưởng chủ yếu của nước trời. Nhiều tác giả cho rằng: Năng suất ñậu
tương khác nhau giữa các năm ở một vùng sản xuất là do chế ñộ mưa quyết
ñịnh (Trần ðăng Hồng) (1977) [26]
Ở giai ñoạn nảy mầm, ñất ñủ ẩm thì cây mới có thể nảy mầm được. ðộ ẩm
đất 50% là thích hợp, nếu khơ q hạt khơng mọc được. Ngược lại ướt q
làm cho đất bí, thiếu khơng khí hạt cũng sẽ bị thối. Giai đoạn ra hoa và bắt
đầu làm quả, nếu bị thiếu nước hoa có thể rụng nhiều làm giảm số quả. Người
ta tính được rằng nếu như độ ẩm trong đất chỉ cịn từ 35-40% sẽ làm giảm
năng suất ñến 2/3, nguy hại nhất là khi từ chỗ ñang ñủ ñộ ẩm chuyển sang hạn
nặng, cịn trong trường hợp đất đủ ẩm mà gặp phải khơng khí hanh khơ thì

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ………


9



×