Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn thạc sĩ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GIỐNG GÀ H’MÔNG NUÔI TẠI HUYỆN QUẢN BẠ - HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI










ðỖ THỊ KIM CHI



ðẶC ðIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
C
ỦA GIỐNG GÀ H’MÔNG NUÔI TẠI
HUY
ỆN QUẢN BẠ - HÀ GIANG



LU
ẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.40


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI






HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


ðỗ Thị Kim Chi















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi – Nuôi trồng Thuỷ sản, Viện sau ðại
học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp hoàn thành luận văn cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất ñến PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi - Người hướng dẫn khoa
học, về sự giúp ñỡ nhiệt tình và ñầy trách nhiệm ñối với tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn người thân, gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng
viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2011
Tác giả Luận văn


ðỗ Thị Kim Chi










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các chữ viết tắt
v
Danh mục các bảng
vi
Danh mục các ñồ thị
vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục tiêu của ñề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 ðiều kiện ñịa lý và văn hoá xã hội của huyện Quản Bạ 3

2.2 Khả năng sinh trưởng 4
2.3 Khả năng cho thịt và một số chỉ tiêu ñánh giá 11
2.4 Khả năng sinh sản của gia cầm 13
2.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn 17
2.6 Sức sống và khả năng kháng bệnh 18
2.7 Chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gà thả vườn ở nước ta 19
2.8 Vài nét về giống gà H’Mông 25
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 26
3.2 Nội dung nghiên cứu 26
3.3 Phương pháp nghiên cứu 26
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Kết quả ñiều tra trên ñàn gà HMông tại huyện Quản Bạ 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

4.1.1 Số lượng, cơ cấu phân bố, tập quán chăn nuôi gà H’Mông tại
huyện Quản Bạ 33

4.1.4 Thời gian sử dụng của gà trống và mái H’Mông 43
4.1.5 Một số chỉ tiêu sinh sản của gà mái 43
4.1.6 Các chỉ tiêu về ấp nở của gà H’Mông 45
4.2 Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà thịt thương phẩm 46
4.2.1 ðặc ñiểm về ngoại hình 46
4.2.2 Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông thương phẩm nuôi thịt 46
4.2.3 ðặc ñiểm về sinh trưởng của gà H’Mông 48
4.2.4 Khả năng thu nhận và tiêu tốn thức ăn của gà H’Mông từ 1 – 12
tuần tuổi 53

4.2.5 Năng suất thịt của gà H’Mông 55

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 ðề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kl : Khối lượng
Tl : Tỷ lệ
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam























Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên ñồ thị Trang

3.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 28
3.2 Khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm 28
3.3 Thành phần giá trị dinh dưỡng của thức ăn 29
3.4 Lịch dùng vacxin 29
4.1 Số lượng gà H’Mông nuôi trong các nông hộ của huyện Quản Bạ
qua các năm (2008 - 2010) 34

4.2 Cơ cấu phân bố ñàn gà tại hai xã và thị trấn của huyện Quản Bạ 35
4.3 Quy mô chăn nuôi gà H’Mông trong nông hộ tại hai xã và thị
trấn của huyện Quản Bạ 36
4.4 Phương thức và chuồng trại trong chăn nuôi gà H’Mông 37
4.5 Các loại thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà H’Mông 38
4.6 ðặc ñiểm ngoại hình của gà H’Mông nuôi ở huyện Quản Bạ -
Hà Giang 39
4.7 ðặc ñiểm màu sắc lông gà H’Mông 41
4.8 Kích thước các chiều ño cơ thể gà H’Mông (cm) 42
4.9 Thời gian sử dụng của gà trống H’Mông và mái H’Mông 43
4.10 Một số chỉ tiêu sinh sản của ñàn gà H’Mông nuôi tại Quản Bạ 44

4.11 Các chỉ tiêu ấp nở của gà H’Mông 45
4.12 Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông (%) 47
4.13 Sinh trưởng tích luỹ của gà H’Mông (gam/con) 48
4.14 Sinh trưởng tuyệt ñối của gà H’Mông (g/con/ngày) 50
4.15 Sinh trưởng tương ñối của gà H’Mông (%) 52
4.16 Lượng thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn của gà H’Mông từ 1
– 12 tuần tuổi 54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ

STT Tên ñồ thị Trang

4.1 Sinh trưởng tích luỹ của gà H’Mông từ 0 – 12 tuần tuổi 49
4.2 Sinh trưởng tuyệt ñối của gà H’Mông 51
4.3 Sinh trưởng tương ñối của gà H’Mông 52


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Ở Việt Nam có rất nhiều giống vật nuôi truyền thống có giá trị kinh tế
thấp, nên ñang bị thu hẹp về không gian phân bố, giảm dần về số lượng và có
nguy cơ bị tuyệt chủng ví dụ như: lợn Ỉ, lợn Vân Pa, gà Hồ, gà ðông Tảo, vịt
Kỳ Lừa… Gà H’Mông cũng là một trong những giống vật nuôi nói trên, mặc
dù xét về ý nghĩa kinh tế của giống gà này thì không lớn, song ñây là giống gà
ñược cộng ñồng người dân tộc H’Mông nuôi từ ngàn ñời nay, nó gắn liền với
tập quán văn hóa và ñời sống tinh thần của người H’Mông (Nguyễn Văn Trụ,
1999) [51].
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc với vị trí ñược coi là ñịa ñầu
của Tổ Quốc, có 11 huyện thị và 24 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phía Bắc
giáp với Trung Quốc (chiều dài ñường biên 274 km), phía ðông giáp với Cao
Bằng, phía Tây giáp với tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên
Quang. Với rất nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như: H’Mông, Tày,
Dao, Kinh, Nùng, Giấy, La Chí, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu,… Hà Giang hiện có
một số giống ñịa phương ñang ñược ñưa vào chương trình bảo tồn nguồn gen
quốc gia như: giống gà H’Mông, bò H’Mông, lợn ñen Lũng Pù. Các giống
này chủ yếu tập trung ở ba huyện vùng cao núi ñá của tỉnh là ðồng Văn, Mèo
Vạc và Quản Bạ.
Gà H’Mông ở Hà Giang là giống gà gắn liền với ñồng bào các dân tộc

vùng cao (ñặc biệt là dân tộc H’Mông), giống gà này có ñặc ñiểm ngoại hình
rất ñặc biệt là (da ñen, thịt ñen và phủ tạng ñen), chất lượng thịt thì thơm ngon
và ñược coi như một vị thuốc bồi bổ cơ thể. Nhưng hiện nay gà H’Mông có
số lượng ít, phân tán, tỷ lệ nuôi sống thấp và thường bị lai tạp với các giống
gà khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

ðể ñóng góp cơ sở khoa học cho việc ñánh giá một cách có hệ thống về
giống gà H’Mông nuôi tại Hà Giang và cung cấp số liệu cơ sở ñể so sánh với
các giống nội ñịa khác. Cũng như góp phần nâng cao chất lượng, số lượng của
giống gà này ở các ñịa phương trong tỉnh, nhằm tăng thu nhập, góp phần xoá
ñói giảm nghèo cho ñồng bào các dân tộc vùng cao, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “ðặc ñiểm sinh học và khả năng sản xuất của giống gà
H’Mông nuôi tại huyện Quản Bạ - Hà Giang”.
1.2 Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh ñược: Cơ cấu, số lượng, sức sống, sinh trưởng, sinh sản,
tình hình chăn nuôi gà H’Mông trong nông hộ tại huyện Quản Bạ của tỉnh
Hà Giang.
- Xác ñịnh các ñặc ñiểm ngoại hình, một số ñặc tính sinh học và tính
năng sản xuất của giống gà H’Mông.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Kết quả của ñề tài sẽ cung cấp các thông tin ñầu tiên về giống gà
H’Mông nuôi trong nông hộ tại huyện Quản Bạ của tỉnh Hà Giang.
- Các số liệu thu ñược phục vụ cho công tác bảo tồn quỹ gen vật nuôi.
Mặt khác kết quả của ñề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu
phát triển tiếp theo.
- Cung cấp thông tin kỹ thuật kinh tế giúp người chăn nuôi lựa chọn
phương thức nuôi phù hợp, giúp các nhà quản lý trong việc ñịnh hướng bảo
tồn nguồn gen vật nuôi, nhằm phát triển hơn nữa giống gà H’Mông.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 ðiều kiện ñịa lý và văn hoá xã hội của huyện Quản Bạ
2.1.1 ðiều kiện ñịa lý
Quản Bạ là một trong ba huyện vùng cao núi ñá của tỉnh Hà Giang, có
tổng diện tích tự nhiên là 532,0582 km
2
với ñịa giới hành chính như sau: Phía
Bắc có 46 km ñường biên giới giáp với Trung Quốc; phía ðông Bắc giáp
huyện Yên Minh; phía Nam giáp với huyện Bắc Mê và phía Tây Nam giáp
với huyện Vị Xuyên. ðịa hình phần lớn là núi ñá bị chia cắt nhiều, ñộ cao
trung bình từ 1.000 - 1.200 m so với mặt nước biển. Khí hậu nhiệt ñới nóng
ẩm, 1 năm chia ra làm 2 mùa rõ rệt ñó là mùa mưa (từ tháng 4 ñến tháng 9) và
mùa khô (từ tháng 10 ñến tháng 3), lượng mưa trung bình vào khoảng 1200
mm/năm.
Huyện Quản Bạ có 13 xã, thị trấn với 107 thôn bản. Hiện nay, toàn
huyện có 9/13 xã thuộc diện ñặc biệt khó khăn. Tổng dân số là 44.506 người
thuộc 21 dân tộc khác nhau, trong ñó dân tộc H’Mông chiếm ña số với 26.541
người (chiếm 59,63%), Dao 5.948 người (chiếm 13,36%), Tày 3.912 người
(chiếm 8,8%), còn lại là các dân tộc khác [34].
2.1.2 Văn hoá xã hội
Dân tộc H’Mông thường sống ở vùng núi cao, ñiều kiện sản xuất còn
rất nhiều khó khăn, lương thực chính là cây ngô và thu nhập chính từ chăn
nuôi. ðây là cộng ñồng dân tộc ñông của huyện Quản Bạ, ít giao tiếp với bên
ngoài, bất ñồng ngôn ngữ với các dân tộc khác, không có chữ viết và có nhiều
hủ tục lạc hậu như tảo hôn, ma chay tốn kém ðiều kiện ñi lại khó khăn, ñịa
hình phức tạp, người dân sống rải rác nên việc phổ cập giáo dục tiểu học ñối

với người dân gặp nhiều vất vả, tỷ lệ người H’Mông thạo tiếng phổ thông là
không nhiều.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Người H’Mông chủ yếu nuôi 3 loại vật nuôi chính: Bò, lợn và gà,
trong ñó con gà ñược thể hiện sức sống, sức sinh sôi của ñồng bào H’Mông,
khi khánh thành gia thất hay ñến nơi ở mới phải có ñàn gà làm giống. Trong
các dịp ma chay, lễ tết, cưới xin hoặc các hoạt ñộng tín ngưỡng, làng bản
người H’Mông không thể thiếu tiếng gà gáy. Thịt gà là thức ăn bắt buộc khi
phụ nữ sinh nở trong tháng ñầu.
2.2 Khả năng sinh trưởng
2.2.1 Khái niệm sinh trưởng
Chambers (1990) [57] ñịnh nghĩa: Sinh trưởng là sự tổng hợp quá trình
tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương. Tuy nhiên có khi
tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải là tăng
các tế bào của mô cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơ thể.
Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 quá trình ñó là:
- Phân chia ñể tăng khối lượng tế bào.
- Tăng thể tích tế bào.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.
Trong quá trình này thì sự phát triển của tế bào là chính, các ñặc tính
của các bộ phận trong cơ thể hình thành nên quá trình sinh trưởng là sự tiếp
tục thừa hưởng các ñặc tính di truyền từ ñời trước, nhưng hoạt ñộng mạnh
hay yếu, hoàn thiện hay không hoàn thiện còn phụ thuộc vào sự tác ñộng
của môi trường.
Về mặt sinh học, sinh trưởng ñược xem như quá trình tổng hợp protein,
vì thế người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu ñánh giá quá trình
sinh trưởng.
Theo Trần ðình Miên và Nguyễn Kim ðường (1992) [31], sinh

trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do ñồng hóa và dị hóa, là sự
tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ
thể con vật trên cơ sở di truyền của ñời trước. Sự sinh trưởng chính là quá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

trình tích lũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc ñộ tích lũy
của các chất cũng chính là tốc ñộ hoạt ñộng của các gen ñiều khiển sự sinh
trưởng của cơ thể. Mà sự hoạt ñộng của các gen ñiều khiển này chịu ảnh
hưởng của hệ thống tuyến nội tiết. ðặc biệt là hormon STH (Somato
Tropin Hormon) của thùy trước tuyến yên, có tác dụng trong việc thúc ñẩy
quá trình sinh trưởng của sinh vật.
Theo Johanson (1972) [13], cường ñộ phát triển qua giai ñoạn bào thai và
giai ñoạn sau khi sinh có ảnh hưởng ñến chỉ tiêu phát triển của con vật. Ở giai
ñoạn phôi là quá trình hình thành, phát triển các tổ chức mới của cơ thể. Còn giai
ñoạn sau khi nở, sự sinh trưởng là sự lớn lên của các mô, sự tăng lên về khối
lượng, kích thước tế bào. Sự sinh trưởng ở gia cầm sau khi nở ñược chia làm hai
thời kỳ, thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành.
+ Thời kỳ gà con
Ở thời kỳ gà con, quá trình sinh trưởng diễn ra rất mạnh do lượng tế
bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng tế bào, trong khi
ñó các cơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức
năng, các men tiêu hoá trong hệ tiêu hoá chưa ñầy ñủ, vì thế thức ăn ở giai
ñoạn này ảnh hưởng rất lớn ñến tốc ñộ sinh trưởng của gà. Ở gà con còn
diễn ra quá trình thay lông, ñây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm.
Do vậy, cần chú ý cung cấp ñầy ñủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
gia cầm nhất là các axit amin không thay thế như: Lysine, Methionine,
Tryptophan…
+ Thời kỳ gà trưởng thành
Giai ñoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như ñã phát triển hoàn

thiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục. Thời kỳ này
gà ñã có khả năng thích nghi tốt với sự thay ñổi của ñiều kiện môi trường.
Trong cơ thể gà lúc này xảy ra quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng và năng
lượng một phần ñể duy trì cơ thể, một phần ñể tích luỹ mỡ, do vậy tốc ñộ sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

trưởng chậm hơn so với thời kỳ gà con. Vì vậy, giai ñoạn này cần xác ñịnh
tuổi giết mổ thích hợp ñể cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.2.2 Các chỉ tiêu ñánh giá sự sinh trưởng
Theo Chambers (1990) [57], ñể ñánh giá sức sinh trưởng của gia cầm
người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như: Kích thước cơ thể, sinh trưởng
tích luỹ (khối lượng cơ thể), tốc ñộ sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt ñối, sinh
trưởng tương ñối) và ñường cong sinh trưởng.
+ Kích thước cơ thể
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, ñặc
trưng cho từng giai ñoạn sinh trưởng, từng giống, qua ñó góp phần vào việc
phân biệt giống. Giới hạn kích thước của loài, cá thể…do tính di truyền quy
ñịnh. Tính di truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly ñơn giản theo
các quy luật Mendel.
Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối
lượng cơ thể. Kích thước cơ thể còn liên quan ñến các chỉ tiêu sinh sản như
tuổi thành thục về thể trọng, chế ñộ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp
trong chăn nuôi.
+ Khối lượng cơ thể
Ở từng giai ñoạn phát triển, chỉ tiêu này xác ñịnh sự sinh trưởng của
cơ thể tại một thời ñiểm, nhưng lại không khẳng ñịnh ñược sự sai khác về
tỷ lệ sinh trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở
các ñộ tuổi. Khối lượng cơ thể ñược tính bằng g/con hoặc kg/con. Và ñược
biểu thị bằng ñồ thị sinh trưởng tích lũy.

+ Sinh trưởng tuyệt ñối
Sinh trưởng tuyệt ñối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể
trong một ñơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39 - 77, 1997) [48].
Sinh trưởng tuyệt ñối ñược tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng tuyệt ñối
càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

+ Sinh trưởng tương ñối
Sinh trưởng tương ñối ñược tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối
lượng (thể tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát so với
thời ñiểm ñầu khảo sát (TCVN 2.40 - 77, 1997) [49]. Gà còn non có sinh
trưởng tương ñối cao sau ñó giảm dần theo tuổi.
Sau giai ñoạn trưởng thành là giai ñoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối
lượng cơ thể không tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng
tăng khối lượng thì ñây là do quá trình tích luỹ mỡ. Thời kỳ này sớm hay
muộn phụ thuộc vào giống, tuổi và ñiều kiện sống của con vật. Thời kỳ già
cỗi ñược tính từ khi con vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả
năng khác ñều giảm (Lê Huy Liễu và cộng sự, 2004) [20].
+ ðường cong sinh trưởng: ðường cong sinh trưởng biểu thị sinh
trưởng của gia súc, gia cầm nói chung. Theo Chambers (1990) [57], ñặc ñiểm
của ñường cong sinh trưởng ñược chia làm 4 pha:
+ Pha tốc ñộ sinh trưởng tăng dần sau khi nở.
+ ðiểm uốn: Là thời ñiểm tốc ñộ sinh trưởng cao nhất chuyển sang
tốc ñộ sinh trưởng chậm dần.
+ Pha sinh trưởng có tốc ñộ giảm dần tới ñường tiệm cận.
+ ðường tiệm cận là ñường trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng thành.
ðường cong sinh trưởng không những ñược sử dụng ñể chỉ rõ về khối
lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dòng,
giống, giới tính (Knizetova và cộng sự, 1991) [60].

Trần Long (1994) [21] khi nghiên về ñường cong sinh trưởng của các
dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng ñều phát
triển theo ñúng quy luật sinh học. ðường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự
khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau,
thường sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi ñối với
gà mái.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng
Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần
ảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng còn
chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: Nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng,
thức ăn, phương thức chăn nuôi
+ Ảnh hưởng của dòng, giống
Mỗi dòng hay mỗi giống gia cầm có nhiều ñiểm khác nhau về ñặc ñiểm
ngoại hình, sức sản xuất, khả năng kháng bệnh…từ ñó ảnh hưởng rất lớn ñến
sự sinh trưởng. Nhiều nghiên cứu ñã khẳng ñịnh sự sinh trưởng của từng cá
thể, giữa dòng, giống có sự sai khác.
Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [12] cho biết sự khác nhau
giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng
trứng khoảng 500 - 700g (từ 15 - 30%).
Theo Kushner (1969) [15], hệ số di truyền khối lượng sống của gà 1
tháng tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là
0,55 và của gà trưởng thành là 0,43.
Theo Hoàng Phanh (1996) [36], khối lượng gà Mía lúc 12 tuần tuổi là
1503g. Còn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy ðạt và cộng sự (2005) [7]
trên gà ðông Tảo giai ñoạn 12 tuần tuổi là 1404,7g.
Kết quả nghiên cứu 3 dòng AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên
của Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [32] cho thấy: Khối lượng cơ thể của 3

dòng khác nhau ở 49 ngày tuổi lần lượt là: 2501,09g; 2423,28g và 2305,14g.
+ Ảnh hưởng của tính biệt
Giới tính khác nhau thì ñặc ñiểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau
nên khả năng ñồng hoá, dị hoá và quá trình trao ñổi chất dinh dưỡng của
chúng là khác nhau. Thường con trống có cường ñộ sinh trưởng lớn hơn so
với con mái.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

Theo Jull (1923) [59], gà trống có tốc ñộ sinh trưởng nhanh hơn gà mái
từ 24 - 32%. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính,
những gen này ở gà trống hoạt ñộng mạnh hơn gà mái. North (1990) [62] ñã
rút ra kết luận: Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì
sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 5 tuần tuổi
hơn 17%; 6 tuần tuổi hơn 20%; 7 tuần tuổi hơn 23%;
8 tuần tuổi hơn 27%.
+ Ảnh hưởng của chế ñộ dinh dưỡng
Chamber (1990) [57] cho biết: “Chế ñộ dinh dưỡng ảnh hưởng ñến tốc
ñộ sinh trưởng, ñến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến
ñổi trong quá trình phát triển của mô này ñối với mô khác. Dinh dưỡng không
chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng ñến sự di truyền về sinh
trưởng”.
Có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý sinh dưỡng ñã chứng minh
ñể ñạt ñược năng suất cao nhất không những phải cung cấp ñầy ñủ các chất
dinh dưỡng mà còn phải chú ý ñến tỷ lệ thích hợp nhất giữa chúng.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi ðức Lũng, Lê Hồng Mận
(1995) [24]; Bùi Quang Tiến và cộng sự (1995) [46] ñều khẳng ñịnh thức ăn
và dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn ñến sự sinh trưởng của gia cầm. Hàm
lượng các axit amin là rất quan trọng, ñặc biệt nếu thiếu Methionin trong khẩu
phần sẽ có hại cho sinh trưởng và hiệu số chuyển hóa thức ăn.

Cũng theo Bùi ðức Lũng và cộng sự (1996) [25] nghiên cứu bổ sung
khoáng và vitamin vào khẩu phần nuôi gà HV85 cho thấy khối lượng cơ thể
gà ở 7 tuần tuổi tăng 85.3g so với lô ñối chứng.
Lã Văn Kính (1995) [18] ñã kết luận: Nên nuôi gà thịt V135 tốt nhất là
khẩu phần chứa 24% CP, 3000 – 3150 kcal ME, chỉ số ME/CP = 131 – 138
cho giai ñoạn 0 – 4 tuần tuổi và 20% CP, 3150 - 3300 kcal ME, chỉ số ME/CP
= 158 – 165 giai ñoạn 5 - 8 tuần tuổi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

Meller David Soares, Josepbb (1981) [30] ñã xác ñịnh ñược sự ảnh
hưởng của hàm lượng Clorocid, Sulfat và lượng Natri, Photpho trong chế ñộ
dinh dưỡng tới sinh trưởng của gà.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của gia
cầm như: Nhiệt ñộ, ñộ ẩm, ánh sáng, ñộ thông thoáng Trong ñó nhiệt ñộ và
ẩm ñộ là hai yếu tố luôn thay ñổi theo mùa vụ và có ảnh hưởng rõ rệt ñến tốc
ñộ sinh trưởng của gia cầm. ðã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh ñược sự
ảnh hưởng của hai yếu tố này.
Reddy (1999) [39] cho rằng khi nhiệt ñộ môi trường lên cao trên 36 –
37
0
C sẽ gây stress nhiệt, làm giảm quá trình trao ñổi chất và hoạt ñộng của cơ
thể, từ ñó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và giảm tốc ñộ sinh trưởng. Do vậy,
cần phải ñảm bảo ñiều kiện chuồng nuôi có ñộ thông thoáng tốt, cung cấp ñủ
ôxy, ñồng thời có mật ñộ nuôi cũng như chế ñộ chiếu sáng thích hợp ñể tăng
hiệu quả chăn nuôi.
Theo Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) [24], gà Broiler nuôi
trong vụ hè cần phải tăng mức ME (năng lượng trao ñổi) và CP (protein thô)
cao hơn nhu cầu vụ ñông 10 – 15%.

Trong chăn nuôi gia cầm cần phải chú ý ñến yếu tố ánh sáng, vì gia
cầm là loài rất nhạy cảm với ánh sáng, ñặc biệt là giai ñoạn gà con và giai
ñoạn gà ñẻ. Nếu thời gian và cường ñộ chiếu sáng phù hợp thì thuận lợi cho
hoạt ñộng ăn, uống từ ñó ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng.
Hãng Arbor Acres (1995) [56] khuyến cáo: Với gà Broiler giết thịt sớm
38 – 42 ngày tuổi; từ 1 ngày tuổi ñến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ với
cường ñộ chiếu sáng là 20lux, từ ngày thứ 4 trở ñi thời gian chiếu sáng 23/24
giờ cường ñộ chiếu sáng 5lux. Gà Broiler nuôi dài ngày 49 – 56 ngày: Thời
gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 ñến
ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ; ngày thứ 19 – 22 là 16 giờ;
ngày 23- 24 là 18 giờ; từ ngày thứ 25 ñến kết thúc là 24 giờ. Cường ñộ chiếu
sáng ở những ngày ñầu là 20lux, những ngày sau là 5 lux.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

2.3 Khả năng cho thịt và một số chỉ tiêu ñánh giá
Khả năng cho thịt ñược phản ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất
lượng thịt. Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển
của hệ cơ, kích thước và khối lượng khung xương (Brandsch và Biil, 1978)
[2]. Hệ số di truyền rộng ngực là 25% (20 - 30%) của góc ngực là 40% (30 -
45%), hệ số di truyền của góc ngực gà lúc 8 tuần tuổi là 24 - 30%
2.3.1 Năng suất thịt
Năng suất thịt hay tỷ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân
thịt so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất thịt phụ thuộc vào dòng,
giống, tính biệt, chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y.
Ricard và Rouvier (1967) [64] cho thấy mối tương quan giữa khối lượng
sống và khối lượng thịt xẻ là rất cao, thường là 0,9; còn giữa khối lượng sống
và khối lượng mỡ bụng thấp hơn thường từ: 0,2 - 0,5.
Tỷ lệ cơ ngực và cơ ñùi so với khối lượng thịt xẻ là chỉ tiêu phản ánh rõ
nhất khả năng cho thịt (năng suất thịt) của gia cầm. Theo Nguyễn Duy Hoan

và cộng sự (2001) [10], thông thường khi tỷ lệ thịt xẻ cao thì tỷ lệ cơ ngực và
cơ ñùi cũng cao và ngược lại
Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương,
2004) [37] ñã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và ñưa ra tỷ lệ các phần của
thân thịt như sau: Khối lượng sống của gia cầm 100%, trong ñó khối lượng
thân thịt chiếm khoảng 64% (trong ñó 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạng
chiếm khoảng 6%, máu, lông, ñầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao
hụt khi giết mổ chiếm khoảng 13%.
2.3.2 Chất lượng thịt
Thịt gia cầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao và có mùi vị hấp
dẫn, ñiều này liên quan ñến ñặc ñiểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý
học của nó như ñộ mềm, ñộ ướt Những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các tổ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

chức liên kết giữa chúng nhỏ hơn thịt một số loài gia súc khác. Nhìn chung
thịt gia cầm có giá trị sinh học cao.
Chất lượng thịt phụ thuộc vào thành phần hoá học của thịt và có sự
khác nhau giữa các dòng, giống, cùng một chế ñộ chăm sóc và nuôi dưỡng,
cùng một lứa tuổi và cùng một giống thì không có sự khác nhau về thành
phần hoá học của thịt. Prias (1984) ñã xác ñịnh ñược hệ số di truyền về tỷ lệ
thịt xẻ như: ðộ ẩm là 0,38; protein là 0,47; mỡ là 0,48 và khoáng là 0,25 (dẫn
Theo Chambers, 1990 [57]).
Thịt trắng có giá trị sinh học cao hơn thịt ñỏ, bởi nó có hàm lượng
protein cao và tỷ lệ giữa các axit amin cân ñối hơn. Kết quả nghiên cứu của
Lương Thị Hồng (2005) [11] cho biết hàm lượng protein thô của gà H’Mông
là 22,04% và tỷ lệ Methionine là 1,504%, Glutamic là 3,487%, Aspartic là
2,115%. Ngoài việc xác ñịnh thành phần hoá học của thịt, người ta còn có thể
ñánh giá chất lượng thịt theo các chỉ tiêu cảm quan (mầu sắc, trạng thái, mùi
vị), khả năng giữ nước của thịt, vệ sinh an toàn thực phẩm (các chất tồn dư

ñộc hại: Hormon, kháng sinh, kim loại nặng).
2.3.3 Một số chỉ tiêu ñánh giá chất lượng thịt gia cầm
Khả năng cho thịt của các loại gia cầm có liên quan mật thiết với ñặc
ñiểm ngoại hình, thể chất, tốc ñộ sinh trưởng…
Trong ngành chăn nuôi gia cầm hướng thịt, phải ñánh giá gia cầm sống
theo các chỉ tiêu: Trọng lượng, tốc ñộ mọc lông, ngoại hình và sự phát triển
của cơ lưỡi hái, chi phí thức ăn cho tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống của ñàn nuôi
thịt và ñàn mẹ. ðây là các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm.
Cần chú ý thời ñiểm thay lông của gia cầm, nếu gia cầm mọc lông
muộn ñặc biệt là lông lưng, các chân lông ở dưới da thì sẽ làm giảm chất
lượng thịt. Sự biến dạng của xương ngực, xương chân và xương chậu ñều làm
cho chất lượng thịt không ñạt yêu cầu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

ðồng thời, sau khi giết thịt thì cần quan tâm ñến các chỉ tiêu: Lườn
không ñược nhô ra, hướng của lườn song song với trục của thân. Da phải
nhẵn, không rách, không có lông măng. Thịt tươi, ngon, mịn, sáng, hàm lượng
mỡ không quá cao. Sự hao hụt nhiều hay ít sau khi mổ, sau khi bảo quản và
sau khi chế biến phản ánh chất lượng thịt tốt hay không tốt. Trong thịt có
chứa hàm lượng nước nhất ñịnh, ñiều ñó sẽ làm tăng sự ngon miệng của thịt.
Các công trình nghiên cứu ñã chứng minh là ñộ ngon miệng phụ thuộc vào
hàm lượng tuyệt ñối của nước trong thịt. Thịt có hàm lượng nước tuyệt ñối
cao do khả năng giữ nước kém nên mất nhiều nước sẽ làm giảm giá trị.
ðể nâng cao chất lượng thịt gia cầm cần áp dụng nhiều biện pháp như:
chọn lọc, lai tạo, quản lý thích hợp. Hiện ñã có rất nhiều công trình nghiên
cứu ñể bảo tồn các giống: Gà Ri, gà H’Mông, gà Ác… ðây là những giống gà
có chất lượng thịt thơm ngon, nhưng số lượng còn ít và bị lai tạp nhiều.
2.4 Khả năng sinh sản của gia cầm

Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi
thành thục (tuổi ñẻ quả trứng ñầu), giống, dòng, chế ñộ chăm sóc, nuôi
dưỡng, mùa vụ, tỷ lệ ấp nở.
+ Tuổi thành thục về tính dục
Ở gà tuổi thành thục về tính dục ñược tính từ khi gà bắt ñầu ñẻ quả
trứng ñầu tiên ñối với từng cá thể hoặc trên ñàn quần thể là lúc tỷ lệ ñẻ ñạt
5%. Tuổi thành thục về tính dục chịu ảnh hưởng của giống và môi trường.
Những giống có khối lượng cơ thể nhỏ thường có tuổi thành thục về tính sớm
hơn. Tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên của gà Ri là 135 – 144 ngày (Nguyễn Văn
Thạch, 1996) [42], gà ðông Tảo là 157 – 165 ngày (Lê Thị Nga, 1997) [33],
gà Ác là 113 – 121 ngày (Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 2001) [45].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến tuổi thành thục sinh dục của gia cầm:
loài, giống, dòng, hướng sản xuất, mùa vụ, thời gian chiếu sáng, chế ñộ chăm
sóc, quản lý. Thí nghiệm của Morris (1967) [61] trên gà Leghorn ñược ấp nở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

quanh năm cho biết những gà ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thì có tuổi thành
thục về tính là 150 ngày, còn gà ấp nở từ tháng 4 – 8 thì có tuổi thành thục về
tính trên 170 ngày.
+ Cường ñộ ñẻ trứng
Cường ñộ ñẻ trứng là sức ñẻ trứng trong thời gian ngắn, có liên quan
chặt chẽ ñến sức ñẻ trứng trong cả năm của gia cầm. Cường ñộ ñẻ trứng mang
ñặc ñiểm của từng giống và ñặc trưng riêng cho từng cá thể gà mái và cũng
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như chế ñộ nuôi dưỡng, phương thức
chăn nuôi. Theo Nguyễn Văn Thạch (1996) [42], gà Ri nuôi bán thâm canh có
tỷ lệ ñẻ cao hơn so với gà Ri nuôi chăn thả (39.43% so với 31.45%).
+ Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở trứng gà
Sự thụ tinh là một quá trình trong ñó tinh trùng và trứng hợp lại thành
một hợp tử. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ trống/mái

trong ñàn, phương thức chăn nuôi, mật ñộ nuôi, chế ñộ dinh dưỡng. Tỷ lệ thụ
tinh ñược ñánh giá bằng tỷ lệ trứng có phôi.
ðể nâng cao tỷ lệ thụ tinh cần có tỷ lệ trống/mái thích hợp. Tỷ lệ này
cao hay thấp ñều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. ðồng thời cần có chế ñộ dinh dưỡng
hợp lý cho ñàn bố mẹ, bởi dinh dưỡng của ñàn bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp ñến
tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch kém, vì
protein là nguyên liệu cơ bản ñể hình thành tinh trùng. Còn khẩu phần mà
thiếu các loại vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình
thường, từ ñó ảnh hưởng ñến khả năng sinh tinh và các hoạt ñộng sinh dục,
làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
Tỷ lệ ấp nở của gà ñược xác ñịnh bằng tỷ lệ phần trăm số gà con nở ra
so với số trứng vào ấp. Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu ñánh giá sự phát triển của
phôi, sức sống của gia cầm non. ðối với những trứng có chỉ số hình dạng
chuẩn, khối lượng trung bình của giống sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất. Tỷ lệ ấp
nở chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: khối lượng trứng, tuổi, các chỉ số
hình thái, phương thức xử lý trứng ấp, chế ñộ ấp…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

Khối lượng trứng là một trong hai thành phần cấu thành nên năng suất
sinh sản của gia cầm, nó liên quan ñến tỷ lệ nở, chất lượng ñời sau và giá trị
hàng hoá. Theo Nguyễn ðức Trọng (1998) [50], tỷ lệ nở/trứng có phôi của lô
trứng có khối lượng trung bình (77 - 87 gam) là cao nhất 87,84%, trứng có
khối lượng nhỏ hơn 77 gam là 84,13% và thấp nhất ở trứng có khối lượng trên
87 gam là 80,85%.
Theo Bạch Thị Thanh Dân (1996) [4] kết luận: Trứng có chỉ số hình
dạng từ 1,24 - 1,34 cho tỷ lệ ấp nở/phôi cao nhất là 84,23 - 86%. Trứng có chỉ
số hình dạng nhỏ hơn 1,24 là 82,5%; còn trứng có chỉ số hình dạng trên 1,34
có tỷ lệ nở/trứng có phôi là 81,45%.
ðiều này chứng tỏ rằng những quả trứng quá to hoặc quá bé, có thành

phần không cân ñối ñều cho tỷ lệ ấp nở kém, hay nói cách khác chế ñộ ấp không
phù hợp với trứng có khối lượng nằm ngoài giới hạn (quá to hoặc quá bé).
+ Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái ñẻ ra trong một vòng
ñời, phụ thuộc vào tuổi thành thục sinh dục, cường ñộ ñẻ trứng, tần số thể
hiện bản năng ñòi ấp, thời gian nghỉ ñẻ và thời gian ñẻ kéo dài. Theo Bandsch
và Bill (1978) [2], sản lượng trứng ñược tính trong 365 ngày kể từ ngày ñẻ
quả trứng ñầu tiên. Các hãng gia cầm công nghiệp tính sản lượng trứng ñến
70 - 80 tuần tuổi.
Sản lượng trứng của gà giảm dần theo tuổi, thường thì sản lượng năm
thứ hai giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và cộng sự,
2009) [29].
+ Khối lượng trứng và chất lượng trứng
Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai ñoạn ñẻ ñầu sau ñó
chậm lại và ổn ñịnh khi tuổi gia cầm càng cao. Khối lượng trứng liên quan
mật thiết ñến chất lượng trứng giống, kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống
của gà con.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

Theo Roberts (1998) [40], giá trị trung bình khối lượng quả trứng ñẻ ra
trong một chu kỳ là một tính trạng do nhiều gen có tác ñộng cộng gộp quy
ñịnh, nhưng hiện còn chưa xác ñịnh rõ số lượng gen quy ñịnh tính trạng này.
Tính trạng này có hệ số di truyền cao. Do ñó, có thể ñạt ñược nhanh chóng
thông qua con ñường chọn lọc (Kushner, 1974) [14].
Theo Orlov (1974) [63], trứng ấp nhận ñược từ một nhóm gà mái ñẻ có
khối lượng trứng trung bình sẽ cho kết quả ấp tốt.
Các chỉ tiêu về chất lượng trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển,
ñóng gói, sản xuất trứng giống, trứng thương phẩm.
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng của trứng là một

chỉ tiêu ñể xem xét chất lượng của trứng ấp, những quả trứng dài hoặc quá
tròn ñều có tỷ lệ nở thấp. Nguyễn Quý Khiêm (1996) [17] cho biết trứng gà
Tam Hoàng chỉ số hình dạng trứng trung bình 1,24 - 1,39 cho tỷ lệ nở cao hơn
so với nhóm trứng có chỉ số hình dạng nằm ngoài biên ñộ này.
ðộ dày và ñộ bền (hay ñộ chịu lực) của vỏ trứng là những chỉ tiêu quan
trọng ñối với trứng gia cầm, có ảnh hưởng ñến kết quả ấp nở và vận chuyển.
ðộ dày vỏ trứng ñược xác ñịnh bằng thước ño ñộ dày khi ñã bóc vỏ dai, ở gà
ñộ dày vỏ bằng 0,32mm.
ðộ dày và ñộ bền của vỏ trứng phụ thuộc vào giống, tuổi, ñiều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng…Theo Trịnh Xuân Cư và cộng sự (2001) [3], trứng gà
Mía ở 38 tuần tuổi có ñộ dày trung bình 0,36mm và ñộ chịu lực 2,88 kg/cm
2
.
Trứng gà Lương Phượng Hoa ở 38 tuần có ñộ dày vỏ trung bình 0,35mm và
ñộ chịu lực 4,46 kg/cm
2
(Nguyễn Huy ðạt và cộng sự, 2001) [5].
Khi xem xét chất lượng của trứng thương phẩm cũng như trứng giống
cũng cần quan tâm ñến chỉ số lòng ñỏ, chỉ số lòng trắng và ñơn vị Haugh. Các
chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng tốt và tỷ lệ nở càng cao (Tạ
An Bình, 1973) [1]. ðơn vị Haugh: ñơn vị Haugh ñược Haugh (1930) xây
dựng, sử dụng ñể ñánh giá chất lượng trứng, phụ thuộc khối lượng và chiều cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

lòng trắng ñặc. ðơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. ðơn vị
Haugh bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái (gà càng
già trứng có ñơn vị Haugh càng thấp), bệnh tật, nhiệt ñộ, thay lông (sau thay
lông ñơn vị Haugh cao hơn trước thay lông) và giống (Uyterwal và cộng sự
1995). Vận chuyển trứng khi ñi xa cần phải bao gói cẩn thận, có thể dùng

khay chuyên dụng ñể trứng cho vào lồng nhựa hoặc hộp giấy coston. Trứng
ñược vận chuyển ñến nơi nhận cần ñược dỡ ra và ñể trứng cố ñịnh từ 10 - 12
giờ trong phòng có nhiệt ñộ thích hợp, không khí thoáng mát.
2.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTĂ) ñược ñịnh nghĩa là mức ñộ tiêu
tốn thức ăn cho một ñơn vị sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) trên một kg
tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn ñể ñạt ñược tốc ñộ tăng trọng, là
chỉ tiêu hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn ñến hiệu quả chăn nuôi. Khi sinh
trưởng nhanh thì quá trình trao ñổi chất của cơ thể tốt hơn, HQSDTĂ tốt hơn
do ñó TTTĂ giảm.
Chambers (1990) [57] ñã xác ñịnh hệ số tương quan di truyền giữa tăng
khối lượng của cơ thể với TTTĂ, hệ số tương quan này thường rất cao từ: 0,5
- 0,9 còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là thấp
và âm (từ: - 0,2 ñến - 0,8).
TTTĂ phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt và ñộ tuổi. Theo Trần Công
Xuân và cộng sự (1998) [55], khi nuôi thịt ñến 15 tuần tuổi gà Tam Hoàng
882 tiêu tốn 3,61 kg thức ăn/kg tăng trọng.
ðối với gia cầm sinh sản lấy trứng giống hoặc thương phẩm, TTTĂ
thường ñược tính cho 10 quả trứng hoặc 1kg trứng. Theo Nguyễn ðăng Vang
và cộng sự (1999b) [53], TTTĂ cho 10 quả trứng của gà ðông Tảo trong 36
tuần ñẻ là 4,14kg. Gà Ai Cập TTTĂ cho 10 quả trứng trong 43 tuần ñẻ là
2,23kg (Phùng ðức Tiến và cộng sự, 1999) [47].

×