Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

chiến lược marketing của honda & bài học kinh nghiệm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.41 KB, 10 trang )






Tiểu luận

Chiến lược marketing của Honda &
Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam

Honda được đánh giá cao nhờ chiến lược marketing khá hiệu quả: chính sách giá và
sản phẩm phù hợp với đối tượng tiêu dùng là người có thu nhập từ trung bình cho
tới cao, phân phối hợp lý, chính sách xúc tiến đánh trúng vào tâm lý người VIệt với
slogan”Tôi yêu Việt Nam”.
Chiến lược sản phẩm:Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều
khi còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy vô
cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Nắm bắt được điều này, công ty
Honda đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với
những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân. Các dòng xe của
Honda như: Air Blade, Air Blade Repsol, Lead, Click, Click Play, Future, Super Dream.
Super Dream Plus, Wave, @, SH, Dylan, PS… Các loại ô tô như Civic, CR-V…
Chiến lược giá:Từ khi có mặt tại VN, Honda đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe mới, cải
tiến các mẫu xe cũ và luôn đi đầu trong doanh số tiêu thụ về mặt hàng này tại thị trường
Việt Nam. Thành công của Honda trong việc chiếm lĩnh thị trường không chỉ đưa trên
mẫu mã & chất lượng sản phẩm của họ mà một phần quan trọng không kém, đó là kỹ
thuật định giá của công ty Honda. Các sản phẩm của Honda luôn được định giá nhằm phù
hợp với tối đa lượng khách hàng của họ, từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu đi
lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng,
thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.
Chiến lược định giá của công ty Honda Việt Nam chủ yếu nhằm vào khách hàng mục tiêu
của họ, đó là tầng lớp trung bình của xã hội. đây chính là lực lượng những khách hàng


chủ yếu của công ty trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, Honda không dừng lại ở đó,
cụ thể là họ đã có những sản phẩm cao cấp nhập từ nước ngoài nhằm tiếp cận nhữn g
khách hàng thuộc tầng lớp cao, những người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để thỏa
mãn nhu cầu của mình.
Các chiến lược định giá của Honda vô cùng đúng đắn, minh chứng rõ ràng nhất đó là việc
họ đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, sau nhiều năm kinh doanh, chưa bao giờ Honda trở
thành một thương hiệu cũ mà công ty vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí còn ngày một
chiếm nhiều thị phần hơn.
Chiến lược xúc tiến sản phẩm
Slogan của Honda Việt Nam là “Tôi yêu Việt Nam”. Honda đã gắn bó với người Việt
Nam từ rất nhiều năm, từ những chiếc xe máy năm 60, 70, 80 cho đến những dòng xe
hiện đại ngày nay. Với bản lĩnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm, Honda hiện nay vẫn
chiếm lĩnh thị trường, hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm mới hoàn
thiện hơn trong tương lai.

Thực trạng sản xuất
Trong khi đầu tư các nhà máy sản xuất các loại xe hơi ở các nước thì ở Việt Nam,
do nhu cầu sử dụng xe gắn máy vẫn rất cao nên Honda VN đã quyết định đầu tư xây
dựng thêm một nhà máy chuyên sản xuất các loại xe moto, từ cao cấp như SH,Dylan,@
đến các xe bậc trung như Wave α, wave RSX vừa túi tiền lại ít hao xăng, đáp ứng được
nhiều tiêu chí của người dân Việt Nam khi chọn mua môt chiếc xe máy. Hơn thế nữa,
Honda VN đã liên tục đầu tư trang thiết bị, công nghệ tối tân nhất của Honda vào việc
sản xuất các mẫu xe máy tại thị trường Việt Nam. Tại nhà máy xe máy thứ Nhất, tháng
11 năm 2006, Công ty đã đồng bộ hiện đại hóa, nâng cấp và đưa vào nhiều loại máy móc
mới đáp ứng cho việc tăng công suất sản xuất từ 800.000 xe /năm lên 1 triệu xe/năm.
Tiếp theo, đến tháng 7 năm 2007, Honda VN chính thức công bố mở rộng đầu tư, xây
dựng thêm nhà máy xe máy thứ 2 tại Việt Nam, tập trung vào việc sản xuất xe tay ga và
xe số cao cấp. Thực hiện những dự án này, Honda VN luôn mong muốn được đầu tư lâu
dài và bền vững tại thị trường Việt Nam. Và đến ngày 29 tháng 8 năm 2008, tại Vĩnh
Phúc, Cty Honda VN đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy xe máy thứ hai có diện tích

300.000m2. Với số vốn đầu tư 65 triệu USD, công suất 500.000 xe/năm, sản xuất xe ga
và xe số cao cấp, nhà máy sẽ tạo thêm việc làm cho 1.400 lao động.
Đặc biệt, nhà máy này áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Honda - là nhà máy rất
thân thiện với môi trường, kết hợp hài hoà 3 yếu tố "gió- ánh sáng - nước". Như vậy,
cộng với công suất của nhà máy hiện tại là 1 triệu chiếc/năm, công suất của Honda tại
VN sẽ lên tới 1,5 triệu chiếc xe máy/năm.
Và tổng kết lại, việc Honda đang ngày càng chiếm vị thế dẫn đầu trên thị trường
xe máy của VN là điều không thể phủ nhận được, bởi tính từ ngày 13 tháng 8 năm 2008,
Công ty Honda Việt Nam đã nâng tỉ lệ nội địa hoá lên 81% nhằm đáp ứng nhu cầu của
người Việt Nam. Số lượng sản phẩm xuất khẩu trong quý II/2009 sang các nước
Philippin, Campuchia, Lào là 40.900 xe, nâng tổng số xe xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài là 97.285 xe.
Đơn vị: triệu xe
HONDA YAMAHA SUZUKI SYM KHÁC TỔNG thị phần: %
2005 1.8 0.49 0.33 0.24 0.56 3.42
2006 1.6 0.5 0.4 0.3 0.34 3.14
2007 1.1 0.76 0.37 0.33 0.21 2.77
2008 0.85 0.5 0.25 0.2 0.19 1.99
2009 1.43 0.52 0.32 0.25 0.23 2.75
Thị phần năm 2009 % 52 18.91 11.64 9.09 8.36 100
So với năm 2008 0.58 0.02 0.07 0.05 0.04 0.76
Tăng trưởng năm 2009 % 168.235 104 128 125 121.1
xếp thứ
1
2
3
4
5
Năm
Hãng xe


2.1.2: Chiến lược giá
2.1.2.1: Xây dựng ưu thế giá:
2.1.2.2: Đối phó với chiến lược giá.
Các thương hiệu dẫn đầu thị trường luôn bị tấn công về giá. Và đây là luật của cuộc
chơi ! Honda cũng như vậy luôn bị các đối thủ trong ngành cạnh tranh về giá.Honda đã
tung ra những đòn hiểm mà các đối thủ không thể chống đỡ.
2.1.2.2.1. Hãy làm điều gì đó đặc biệt
Kẻ thống lĩnh có thể tạo ra những đặc quyền, đặc lợi cho những khách hàng lớn của
họ. Đi đầu trong các hoạt động ATGT, đóng góp xã hội Với Honda Việt Nam phương
châm kinh doanh luôn gắn với an toàn xã hội vì thế ngay từ khi mới thành lập Honda
Việt Nam đã nỗ lực hết mình vì sự an toàn của người đi xe nói riêng và của cộng đồng
nói chung.
Suốt 10 năm qua, Honda Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các hoạt động
tuyên truyền An toàn giao thông (ATGT) và hướng dẫn lái xe an toàn. Ngay sau khi
khánh thành nhà máy, Honda Việt Nam đã xây dựng trung tâm lái xe an toàn với hệ
thống thiết bị đào tạo, hướng dẫn hiện đại và đã đào tạo được hơn 12.000 học viên. Chỉ
riêng chương trình “Tôi yêu VN” trong năm 2005 đã thu hút được hơn 7.000 người dân
tham gia và hàng trăm ngàn người xem.
Bên cạnh đó, trong 10 năm qua, Honda Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng tới các
hoạt động xã hội trong nhiều lĩnh vực, như hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hoá, nghệ
thuật, thể thao và từ thiện với tổng ngân sách lên tới gần trục triệu USD. Qua các chương
trình này các mẫu xe mới nhất của Honda được ra mắt người dân, đây cũng là phương
thức quảng bá thương hiệu đẳng cấp của Honda.
2.1.2.2.2. Chuyển hướng
Một chiến lược đối phó khác khá hiệu quả là chuyển cuộc thương lượng giá bán ra
bằng tổng chi phí sản xuất và các chi phí cho dich vụ khác.
2.1.2.3: Khuyến mãi giảm giá
Các chương trình khuyến mãi giảm giá của Honda không lợi. khi hết giảm giá thì
lượng bán cũng giảm theo. Ngoài ra các chiến dịch khuyến mãi giảm giá rầm rộ cũng chỉ

lôi kéo được 10% -20% số khách hàng trung thành quan tâm, vì vậy doanh số cũng sẽ
không thể tăng “đột biến” như bạn mong đợi. Khuyến mãi theo hình thức giảm giá vừa
tốn kém, ít hiệu quả mà còn gây “tác dụng phụ” cho dây chuyền sản xuất và vận chuyển
hàng hoá.
2.1.2.4: Khuyến mại đi kèm khi mua sản phẩm
Đây có lẽ là những chiến dịch khuyến mại thành công nhất của Honda. Thông
thường trong các chiến dịch này khi mua xe máy của Honda như một chiếc xe Dream bạn
được tặng một mũ bảo hiểm của Honda sản xuất, được hỗ trợ phí khi đăng kí giấy tờ về
xe, và cũng có thể là được bảo dưỡng định kì tại các trung tâm của Honda mà không phải
trả tiền. Đây là những chương trình khuyến mại thể hiện đẳng cấp của Honda. Giá bán xe
vẫn cao thể hiện chất lượng và đẳng cấp hơn nữa lại được nhiều lợi đi kèm.
2.1.2.5: Chiến lược giá cao :
Chúng ta đã từng bị “ấn tượng” bởi những công ty tạo nên sự khác biệt nhờ chiến
lược giá cao. Honda là một thương hiệu không mấy xa lạ đối với người dân, sản phẩm
của Honda có các sản phẩm bình dân như xe máy Wave giá bán lẻ là 14.9 triệu đồng và
cũng có các sản phẩm cao cấp như SH, LEAD,AIR BLADE giá thấp cũng khoảng 35- 40
triệu tùy loại và từng thời điểm khác nhau.
1. Sản phẩm chất lượng cao nên bán giá cao:
Khách hàng sẳn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng, và chất lượng nên
“nhìn thấy” được. Những chiếc xe do Honda sản xuất đã nổi tiếng từ lâu về chất lượng và
kiểu dáng. Trước đây những chiếc xe CUP đã rất nổi tiếng trên thế giới
2. Sản phẩm giá cao phải có uy tín “hàng hiệu”:
Nếu bạn dám bỏ ra 150 triệu để mua chiếc SH trong khi một chiếc xe hơi như civic
giá giẻ chỉ có hơn 400 triệu đồng, bạn có muốn khoe với bạn bè và hàng xóm không? Tự
nó đã nói cho mọi người biết rằng bạn là người thành đạt. Điều này chỉ vì bạn muốn gây
ấn tượng với mọi người mà thôi! Giá cao giúp sản phẩm thật là đáng giá. Và giá cao trở
thành một lợi ích của sản phẩm.
2.1.3 :Chiến lược phân phối
Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam Honda đã chú tâm tới việc xây
dựng các cơ sở phân phối và bán hàng của hãng tại các trung tâm thành phố lớn rồi từ từ

len lỏi tới các cơ sở cấp huyện và thị trấn. Honda có hai loại kênh phân phối chính:
2.1.3.1: Phân phối đặc quyền:
Đây là phương thức phân phối sản phẩm mà trong đó các dòng sản phẩm cao cấp
như xe máy SH thì được phân phối cho các cơ sở lớn của Honda quản lí thường thì là ở
các thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm này
không được phân phối cho các đại lí bán lẻ của Hãng.Và Honda không tốn nhiều chi phí
để kiểm soát các địa điểm bán hàng.
2.1.2.3: Phân phối rộng rãi:
Honda sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tìm
kiếm sản phẩm do chính Honda sản xuất nhưng khả năng kiểm soát hệ thống bán hàng
này chở lên khó khăn do ở xa đại lí chính. Đối với các đại lí kiểu như thế này Honda có
nhưng rằng buộc và cam kết khi phân phối hàng cho các đại lí, để đảm bảo sản phẩm
được bán đúng với giá do Honda quy định.
Chính sách truyền thống và xúc tiến bán hàng Khi một sản phẩm mới của Honda
được giới thiệu trên thị trường, mục tiêu chính của chính sách này là:
- Thông báo với khách hàng tiềm năng của Hãng rằng hiện nay đã có một sản
phẩm mới, giới thiệu những cải tiến mới và những ưu việt nổi bật có trong sản phẩm mới
đó (cải tiến về công nghệ và cách tân xu hướng thời trang trong sản phẩm này). Cùng với
đó là khuyến mại cho một số lượng xe bán sớm nhất.
- Bán trực tiếp qua các đại lí phân phối hoăc các đại lí ủy quyền của Honda, việc
sản phẩm có bán đươc nhiều hay không là phụ thuộc vào chính các đại lí này. Cùng hỗ
trợ cho phương thức này là chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên đài truyền hình và đài phát
thanh.
- Honda đem giới thiệu sản phẩm mới tại hội chợ thu hút được các khách hàng có
quan tâm. Đây cũng là một trong nhưng cách để sản phẩm mới có thể nhanh chóng tới
được đối với những khách hàng ở xa đại lí phân phối.
2.1.4:Chiến lược yểm trợ, đẩy mạnh, kích thích tiêu thụ sản phẩm
2.1.4.1: Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất
định trên thị trường dựa vào một thương hiệu vốn có. Hãng Honda đã từng áp dụng chiêu

thức này ở Việt Nam. Khi xe máy Trung Quốc với những kiểu dáng ''giống giống” hàng
Nhật xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường trong nước, vị trí của Honda trên thị trường Việt
Nam đã bị giảm sút thấy rõ. Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe máy Wave
Alpha. Sản phẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự chú ý của người mua
vì Wave Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ mà hơn nữa lại là của chính hãng Honda, một
thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức của người Việt với những sản phẩm có thời gian
sử dụng lâu dài hợp với tâm lý ''ăn chắc mặc bền'' của người Việt.

Mặc dù đã được nhiều thế hệ ở Việt Nam đón nhận và yêu thích nhưng Honda
cung phải chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ đồng hương như Yamaha, Suzuki và người
bạn đến từ Đài Loan SYM đã rất thành công với xe Attila và Shack. Bằng việc tung ra
dòng xe bình dân như Wave hay Dream đã làm cho người tiêu dùng thấy sốc khi giá xe
của Honda sản xuất lại thấp như vậy, những dòng xe này nhằm vào đối tượng chủ yếu là
người có thu nhập thấp. Sau đó hãng lại tung ra hai chiếc Lead và Air Blade có giá trung
bình ngang với giá của các loại xe như Nouvo của Yamaha hay Shack, Attila của Suzuki.
Ngay lập tức nhu cầu xe tăng vọt gây sốt xe ,cung không đủ cầu và giá tăng vọt.
2.1.4.2: Hướng về khách hàng.
Honda VN là một công ty hướng về khách hàng. Honda quan tâm đến xã hội VN
trên các lĩnh vực như an toàn, chất lượng,luôn chú trọng mang đến cho người dân nhữn g
sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Là một thành viên tích cực của đất nước VN, ngay từ
ngày đầu mới thành lập, Honda VN đã xác định sự phát triển của công ty phải luôn gắn
liền với lợi ích chung của xã hội. Với tâm nguyện đó, trong suốt hơn 10 năm có mặt tại
Việt Nam, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Honda VN đã luôn đóng góp tích
cực vào sự phát triển chung của xã hội trên rất nhiều lĩnh vực như: đóng góp cho Ngân
sách nhà nước, tuyên truyền an toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn, hỗ trợ phát
triển giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao Công ty đã thành lập Quỹ hoạt động xã hội
Honda với trị giá 10 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm (2006-2010), với 2 lĩnh vực hoạt
động tập trung nhất là: An toàn giao thông và Giáo dục. Trong những năm qua Honda
VN đã thực hiện nhiều chương trình và hoạt động nhằm thúc đẩy an toàn giao thông cho
mọi người như bản tin an toàn giao thông trên VTV1, chương trình “Tôi yêu Việt Nam”

trên VTV và VOV, chương trình lái xe an toàn ở các tỉnh thành cả nước, hội thi nông dân
lái xe an toàn. “Tôi yêu Việt Nam” là thông điệp của Honda VN, vì thế với những thành
tựu và kết quả đã đạt được điều quan trọng nhất là Honda sẽ còn tiếp tục tiến xa hơn bằng
những nỗ lực to lớn với mong ước “Trở thành một Công ty được xã hội mong đợi”.
2.2: Nguyên nhân
Qua những tài liệu nghiên cứu về Honda em thấy sự thành công của Honda Việt
Nam chính tài năng của những nhà lãnh đạo của Hãng.
2.2.1: Bí quyết thành công của Honda Việt Nam
2.2.1.1: Tôn trọng nhân viên
Thành công mà Honda giành được có một bí mật vô cùng quan trọng, đó là tôn
trọng nhân viên, cổ vũ khả năng tư duy sáng tạo độc lập của họ. Tạo ra môi trường làm
việc mà mỗi công nhân đều có cơ hội thể hiện mình ở đó, làm cho họ cảm thấy mình đã
và đang liên hệ chặt chẽ với một công việc quan trọng trong công ty. Nếu không giao cho
nhân viên quyền lực, rõ ràng họ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào, và như vậy làm sao
bảo đảm được chất lượng sản phẩm? Với phương cách giao trách nhiệm cho công nhân,
Honda có thể loại những sản phẩm không hợp quy cách ngay từ khâu chọn lựa nguyên
liệu, linh kiện, cả đến các giai đoạn lắp ráp mà không cần đến người kiểm nghiệm.
2.2.1.2: Đánh giá con người trong công việc
Honda không dùng từ “năng lực”. Ông cho rằng giữa người với người không có sự
phân biệt năng lực tốt xấu, chỉ tồn tại cá tính khác nhau. Bất kỳ người nào, chỉ cần đặt họ
vào vị trí thích đáng, thì có thể phát huy đầy đủ thực lực của mình. Mặt khác, không nên
chọn lựa những người phù hợp với mong muốn của mình, bởi vì những người không vừa
mắt mình có thể là người có tài. Do vậy, Honda rất chú trọng việc bồi dưỡng nhân tài,
mời người mới. Khi khai thác phát triển loại xe máy mới, Honda luôn tín nhiệm sử dụng
một cách có ý thức những nhà nghiên cứu trẻ. Mặc dù nếu chỉ kiểm tra riêng về mặt kỹ
thuật thì lớp kỹ thuật lâu năm đương nhiên là có, song họ cũng dễ đi vào con đường mòn
nghiên cứu trước đây, không thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường. Vì vậy, khi chế
tạo một thế hệ sản phẩm mới, Honda luôn sử dụng một loạt người mới thực hiện cho kế
hoạch của mình.
2.2.1.3: Chế độ ưu đãi

Đồng thời để cổ vũ lòng say mê sáng tạo và tích cực trong công việc, ông cũng đưa
ra nhiều chế độ ưu đãi đối với công nhân. Khi nhân viên đề xuất một ý tưởng hợp lý được
đưa vào sử dụng, sẽ cho điểm căn cứ vào mức độ quan trọng của ý tưởng mà họ đưa ra.
Nếu ý tưởng đó đạt 300 điểm, sẽ được nhận “giải thưởng Honda” gấp 10 lần.
Ngoài ra hàng năm, công ty còn phát hai lần tiền thưởng và nhiều mặt hàng phúc
lợi cho nhân viên. Cán bộ, công nhân viên trên 70% có xe máy và xe ô tô do công ty sản
xuất. Honda cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, ông cho rằng: con
người không phải là cái máy, nếu một nhà máy đem con người đặt ngang bằng với máy
móc, thì xí nghiệp đó không thể phát triển lâu dài.
Với quyết tâm biến những ước mơ của mình thành hiện thực, Soichiro Honda đã
xây dựng được một thương hiệu vững chắc đối với thị trường thế giới. Sản phẩm của
Honda là mặt hàng nổi tiếng chất lượng cao. Ông nói: “Nhiều người mơ đến thành công.
Theo tôi chỉ có thể đạt đến thành công sau khi thất bại nhiều lần và rút kinh nghiệm”.
2.2.2: Phương pháp quản trị doanh nghiệp thành công của Honda
Có rất nhiều chiến lược, bí quyết khác nhau, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế
thì “Công thức lãnh đạo và quản lý” là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến
thành công của Honda. Dưới đây là mười nguyên tắc quản trị của Honda rút ra sau hàng
chục năm phát triển trên thương trường. Một trong những người “phát minh” ra những
nguyên tắc này đó là Nemoto, giám đốc điều hành của Honda.

2.2.2.1: Liên tục cải tiến
Các nhà quản lý cần phải liên tục tìm cách cải thiện lề lối làm việc của những nhân
viên của mình. Tiến bộ là một quá trình tăng tiến dần dần từ thấp lên cao. Cần tạo một
bầu không khí thuận lợi cho các nhân viên của mình thực hiện những cải tiến.
2.2.2.2: Phối hợp giữa các bộ phận.
Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải san sẻ trách
nhiệm. Nemoto khuyến cáo các cán bộ quản lý: "Một trong những chức năng quan trọng
của người phụ trách là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ
phận khác". Một hệ luận rút ra là giới lãnh đạo cấp cao không nên giao phó những công
việc quan trọng chỉ cho một phòng ban mà thôi.

2.2.2.3: Mọi người đều phát biểu.
Nguyên tắc này hướng dẫn những người giám sát các nhóm chất lượng tại Honda,
đảm bảo tất cả các thành viên đều cùng tham gia và cùng học hỏi. Nó cũng được áp dụng
rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm. Biết nghe quan
điểm của mọi người, những người lãnh đạo cấp cao có thể tạo những kế hoạch được sự
ủng hộ của những người thực thi, một nhân tố cốt yếu cho thành công của các chương
trình cải tiến chất lượng.
2.2.2.4: Đừng la mắng.
Honda áp dụng chính sách cấp trên tránh phê phán và đe dọa trừng phạt khi có lầm
lỗi xảy ra. Có như vậy mới bảo đám các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay tức thì và đầy đủ
để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm (trong các chính sách và các quy
trình) để rồi sửa đổi. Trách mắng người báo cáo hẳn nhiên không khích lệ người ta báo
cáo những lỗi lầm và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm.
2.2.2.5: Làm cho người khác hiểu: công việc mình làm.
Để làm vậy, cần chú ý đến các kỹ năng giảng dạy và thuyết trình. Các nhà quản lý
tại Honda đều phát triển các kỹ năng thuyết trình và giảng giải về công việc của mình để
có những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.
2.2.2.6: Luân chuyển những nhân viên giỏi nhất.
Honda có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Những nhà quản lý đều có
xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ
phận khác. Nhưng về lâu về dài với chính sách luân chuyển công ty sẽ được lợi nhất.
2.2.2.7. Một mệnh lệnh không có thời hạn không phái là mệnh lệnh.
Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản lý luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch thực
hiện công việc. Không định ra hạn chót phải làm xong, các công việc sẽ ít được hoàn tất
hơn.
2.2.3.8.Diễn tập là một dịp lý tưởng để huấn luyện.
Những nhà quản lý và các người trưởng nhóm có rất nhiều buổi thuyết trình và báo
cáo. Trong chương trình kiểm tra chất lượng phải có báo cáo thường xuyên về tiến độ
thực hiện. Masao Nemoto khuyến khích những nhà quản lý chú tâm đến việc diễn tập
những báo cáo và những cuộc thuyết trình. Đây là dịp rèn luyện các kỹ năng nói và khám

phá những vấn đề hoặc những thiếu sót của đề tài. Vì đây không phải là lúc "đăng đàn
thuyết giáo", thời gian để diễn tập rất thuận tiện cho việc đào luyện các kỹ năng nói trên.
2.2.2.9: Kiểm tra sẽ thất bại: trừ khi lãnh đạo cấp cao có hành động.
Với nguyên tắc này, cấp lãnh đạo phải đề ra các biện pháp giải quyết thật cụ thể khi
có một vấn đề đang cần theo dõi hoặc được báo cáo. Một khi đã xác định được vấn đề mà
không có hành động gì thì cũng chỉ vô ích.
2.2.2.10: Hãy hỏi cấp dưới "Tôi có thể làm được gì cho anh ?"
Ở Honda, điều này được gọi là "tạo cơ hội để được nghe ở cấp cao nhất". Nếu
những người cấp dưới có yêu cầu giúp đỡ điều gì, hãy thực hiện theo yêu cầu ấy. Có thể
tổng quát hóa triết lý này như sau: nếu các nhân viên cảm nhận rằng lãnh đạo cấp cao sẵn
sàng quan tâm giải quyết vấn đề, họ sẽ tích cực, lạc quan hơn trong việc giải quyết các
vấn đề và sẽ có thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu mà lãnh đạo đề ra.
2.2.3: Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam.
2.2.3.1: Chuẩn bị kĩ càng về nghiên cứu thị trường.
Các nhà đầu tư thành công đã xác định rõ thị trường, nhu cầu của thị trường và
thường xuyên gợi ra nhu cầu mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Những doanh
nghiệp thành công đều chuẩn bị kỹ càng về nghiên cứu thị trường trong nước, quốc gia
mà họ định xuất khẩu, thường xuyên phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Honda đã nghiên cứu kỹ càng nhu cầu của người VN, họ đã điều chỉnh thiết kế xe
máy Honda để đáp ứng nhu cầu của người VN là thường đi hai người trên một xe chứ
không phải một người một xe như các nước khác. Họ cũng gia cố thêm để chuyển trọng
lực ở vị trí khác hơn so với vị trí trước đây nên trong cuộc cạnh tranh với xe máy Trung
Quốc rẻ hơn rất nhiều, xe máy Honda vẫn trụ được. Chiến lược khách hàng của Honda
cũng là điều mà chúng ta cũng phải học tập bởi sau khi bán hàng, họ giải quyết bất kỳ
khiếu nại nào.
Thị trường dịch vụ của VN đang được mở ra và các nhà đầu tư đang đứng trước
nhu cầu rất mới của người VN bởi vì ở nước VN hiện nay, bên cạnh nhu cầu bình thường
đã xuất hiện các nhu cầu chất lượng cao như nhu cầu chữa bệnh chất lượng cao, nhu cầu
giáo dục đào tạo, nhu cầu mỹ phẩm, điện thoại cao cấp, nhu cầu được quan tâm chăm sóc
sau bán hàng Chính vì thế các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài ở Việt Nam

phải nâng cao hơn nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình để có thể tạo nên nhiều
khách hàng trung thành và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.
2.2.3.2: Xây dựng một mối quan hệ hợp tác tin cậy.
Các nhà đầu tư thành công đều xây dựng một mối quan hệ hợp tác tin cậy rất tốt
đẹp với các cơ quan liên quan,đặc biệt nhấn mạnh tới mối quan hệ với chính quyền địa
phương.Ngoài việc thiết lập mối quan hệ rất tốt đẹp với các Bộ, cơ quan trung ương như
Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan , nhiều doanh nghiệp tạo mối quan hệ rất tốt với
chính quyền cấp tỉnh, thậm chí là cấp huyện, cấp xã.
2.2.3.3: Đầu tư vào nguồn nhân lực và triển khai mối quan hệ đối tác với các
nhà cung cấp dịch vụ ở địa phương.
Trong những vốn quý lớn nhất của VN là nguồn nhân lực, có đội ngũ lao động
thông minh, học nhanh và khéo tay. Tất cả các doanh nghiệp nào đã đầu tư vào nguồn
nhân lực của VN đều hài lòng, không chỉ thể hiện qua điều tra của Jetro - Nhật Bản,
Kotra của Hàn Quốc mà còn của các nước doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ
Tuy vậy, trình độ chuyên môn của người lao động VN cần được tăng cường và vấn
đề chảy máu chất xám mà điều mà các nhà đầu tư cần tính toán. Cần hoan nghênh nhiều
DN vốn đầu tư nước ngoài đã bổ nhiệm người VN vào hầu hết các vị trí chủ chốt như
giám đốc điều hành, giám đốc khu vực, giám đốc nhân sự Điều này không chỉ giảm chi
phí cho các nhà đầu tư mà còn tạo mối quan hệ với người lao động, với các cơ quan khác
tốt đẹp hơn.
Honda VN đã phát triển mối quan hệ với rất nhiều đối tác ở địa phương, ký kết
nhiều hợp đồng cung cấp phụ kiện cho xe máy Honda. Ở đây Honda đã có sự chuyển
giao công nghệ và giúp đỡ các đối tác Việt Nam.Metro đã có sáng kiến thu mua nông
sản, giúp đỡ nông dân nâng cao chất lượng nông sản, chất lượng đóng gói, bảo quản,
nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể đưa vào siêu thị, có thể xuất khẩu, thập chí
cung ứn g cho khách sạn.
2.2.3.4: Đổi mới công nghệ , thay đổi kiểu dáng, đưa ra kiểu dáng mới.
Rất nhiều doanh nghiệp thành công đã thường xuyên có mối quan hệ với các viện
nghiên cứu, thường xuyên đổi mới công nghệ , thay đổi kiểu dáng, đưa ra kiểu dáng mới.
Cần lưu ý thị trường Việt Nam, kể cả thị trường nội địa, đã trở thành một bộ phận của thị

trường toàn cầu, nên hy vọng sử dụng những công nghệ cũ ở Việt Nam rất không hiện
thực.
Kinh nghiệm của các hãng ô tô cho thấy nhu cầu về mô hình mới, công nghệ mới ở
VN là hoàn toàn có tính chất thời sự. Hoặc như xe máy Honda, mình chưa xài hết đồ cũ
họ đã đưa ra xe mới chất lượng Honda liên tục đầu tư dể tìm tòi,nghiên cứu những bước
đột phá trong sản phẩm.Đồng thời không ngừng thay đổi kiểu dáng nhằm làm tăng sự đa
dạng mẫu mã,đáp ứng ngày càng cao sự mong đợi của khách hàng Điển hình là dòng xe
máy Wave và Future.Không những thế,những sản phẩm mới của Honda luôn được
nghiên cứu kĩ trước khi tung ra thị trường,và khi chúng xuất hiện phần lớn đã gây nên
cơn sốt mạnh trong thị trường.Điều này có thễ dễ dàng nhận thấy qua mức độ thành công
của Airblade: cung không đáp ứng đủ cầu,có những lúc sốt hàng,giá trên thị trường lên
cao tới 40triệu đồng/chiếc (giá chính thức tại HEAD:29,5triệu đồng/chiếc).

×