Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Luận văn ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI, DIỄN BIẾN BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ HẠI CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI THUẬN CHÂU - SƠN LA, NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.3 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









HOÀNG VĂN THẢNH





ðIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI, DIỄN BIẾN BỆNH
KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ HẠI CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ TẠI THUẬN CHÂU - SƠN LA, NĂM 2010




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ðỖ TẤN DŨNG








HÀ NỘI - 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan, các số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc hoàn thành luận văn ñều ñã ñược cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trong luận văn này ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn



Hoàng Văn Thảnh















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS ðỗ Tấn Dũng, Bộ môn
Bệnh Cây, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội - Người ñã
hướng dẫn, giúp ñỡ tôi rất tận tình trong thời gian học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp cao học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, tập thể
giảng viên Bộ môn Bệnh Cây, thầy cô giáo thuộc Viện sau ñại học, Trường
ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã giảng dạy, ñóng góp ý kiến, tạo ñiều kiện
cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường ðại học Tây Bắc ñã
tạo ñiều kiện cho tôi trong qua trình tham gia khóa học thạc sỹ và thực hiện
ñề tài. Xin chân thành cảm ơn ñến Ban chủ nhiệm Khoa Nông Lâm, Trường
ðại học Tây Bắc và các ñồng nghiệp trong Khoa ñã tạo ñiều kiện mọi mặt ñể
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn UBND xã Chiềng Pha và UBND xã Muổi Nọi, huyện
Thuận Châu ñã tạo ñiều kiện cho tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu
ñánh giá tại ñịa phương.
Cuối cùng tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu về vật chất
cũng như tinh thần của người thân trong gia ñình, tạo ñiều kiện cho tác giả

hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp./.
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn



Hoàng Văn Thảnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
1. MỞ ðẦU i
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giới thiệu chung về cây cà phê 4
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và ở việt nam 10
2.3. Tình hình nghiên cứu nấm bệnh hại cà phê 15
3. ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu 28
3.2. Nội dung nghiên cứu 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29

3.4. Phương pháp xử lý số liệu 36
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. ðiều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cà phê tại huyện thuận
châu - sơn la 37
4.2. ðiều tra thành phần bệnh nấm hại cà phê chè tại thuận châu - sơn la 39
4.3. ðặc ñiểm sinh học của nấm colletotrichum sp gây bệnh khô cành
khô quả cà phê 43
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv
4.3.1. Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Colletotrichum sp trên cà phê ở
trong phòng thí nghiệm 43
4.3.2. Một số ñặc ñiểm hình thái của nấm Colletotrichum
gloeosporioides gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê 48
4.3.3. Một số ñặc ñiểm hình thái của nấm Colletotrichum accutatum
gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê 51
4.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh khô cành khô quả 54
4.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Colletotrichum accutatum gây bệnh khô cành khô quả 55
4.4. ðiều tra diễn biến bệnh khô cành khô quả hại cây cà phê catimor
tại thuận châu - sơn la năm 2010 57
4.4.1. ðiều tra diễn biến bệnh khô cành khô quả (Colletotrichum sp) hại
trên cà phê chè Catimor tại Thuận Châu - Sơn La 57
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái ñến sự phát sinh,
phát triển bệnh khô cành khô quả hại cà phê 60
4.5. Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô
cành khô quả hại cà phê 69
4.5.1. Nghiên cứu hiệu lực của một thuốc hóa học phòng trừ nấm
Colletotrichum sp trên môi trường nhân tạo 69
4.5.2. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh

khô cành khô quả cà phê ngoài ñồng ruộng 73
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 78
5.1. Kết luận 78
5.2. ðề nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BVTV Bảo vệ thực vật
CT: Công thức
CSB: Chỉ số bệnh
CSBTP:

Chỉ số bệnh trước phun
ðKTN: ðường kính tản nấm
ðC: ðối chứng
ðHH: ðộ hữu hiệu
HL: Hiệu lực
ICO: International coffee organization
NL: Nhắc lại
TB: Trung bình
TT: Thứ tự
TLB: Tỷ lệ bệnh
T/g: Thời gian





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1. Phân loại nhóm Eucoffea K. Schum 5

2.2. Sản lượng cà phê sản xuất trên thế giới 11

2.3. Tình hình nhập khẩu cà phê trên thế giới 12

4.1. Tình hình sản xuất của các hộ nông dân trồng cà phê tại huyện
Thuận Châu - Sơn La 38

4.2. Thành phần bệnh do nấm hại trên cây cà phê Catimor tại huyện
Thuận Châu năm 2010 39

4.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo trên cành của nấm gây bệnh khô cành
khô quả cà phê 44

4.4. Kết quả lây bệnh nhân tạo trên lá của nấm gây bệnh khô cành
khô quả cà phê 45

4.5. Kết quả lây bệnh nhân tạo trên quả của nấm gây bệnh khô cành
khô quả cà phê 46

4.6. Hình thái nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh khô

cành khô quả trên cây cà phê 48

4.7. Hình thái nấm Colletotrichum accutatum gây bệnh khô cành
khô quả trên cây cà phê 51

4.8. Ảnh hưởng của ngưỡng nhiệt ñộ tới sự phát triển của nấm
Colletotrichum gloeosporioides 54

4.9. Ảnh hưởng của ngưỡng nhiệt ñộ tới sự phát triển của nấm
Colletotrichum accutatum 56

4.10. Diễn biến bệnh khô cành khô quả (Colletotrichun sp) hại cà phê
tại Thuận Châu - Sơn La 59

4.11 Mối quan hệ giữa tuổi cây cà phê với bệnh khô cành khô quả 61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii

4.12. Ảnh hưởng của cây che bóng ñến mức ñộ phát sinh, phát triển
bệnh khô cành khô quả cà phê 63

4.13. Ảnh hưởng của tầng cành cà phê ñến mức ñộ phát sinh, phát triển
của bệnh khô cành khô quả 65

4.14. Ảnh hưởng của yếu tố ñịa hình ñến mức ñộ phát sinh gây hại của
bệnh khô cành khô quả 67

4.15. Hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ nấm
Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường nhân tạo 70


4.16. Hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ nấm
Colletotrichum accutatum trên môi trường nhân tạo 72

4.17. Hiệu lực thuốc trừ bệnh khô cành khô quả(Colletotrichum sp) hại
trên quả cà phê ngoài ñồng ruộng 74

4.18. Hiệu lực thuốc trừ bệnh khô cành khô quả(Colletotrichum sp)
hại trên cành cà phê ngoài ñồng ruộng 77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1. Triệu chứng gây hại của nấm Colletotrichum sp trên cà phê (ñộ
phóng ñại 2 lần) 41

4.2. Biểu bì cành cà phê bị nứt khi bị nấm Colletotrichum sp gây hại
(ñộ phóng ñại 40 lần) 41

4.3. Triệu chứng cành cà phê lây bệnh nhân tạo (ñộ phóng ñại 2 lần) 44

4.4. Tản nấm C.accutatum (phải), tản nấm C.gloeosporioides (trái) 47

4.5. Bào tử nấm C.gloeosporioides (ñộ phóng ñại 800 lần) 49

4.6. ðĩa áp của nấm C. gloeosporioides (ñộ phóng ñại 800 lần) 49


4.7. Sợi và bào tử nấm C.gloeosporioides (ñộ phóng ñại 800 lần) 50

4.8. ðĩa cành bào tử C.gloeosporioides (ñộ phóng ñại 800 lần) 50

4.9. Bào tử nấm C.accutatum (ñộ phóng ñại 800 lần) 52

4.10. ðĩa áp của nấm C.accutatum (ñộ phóng ñại 800 lần) 52

4.11. Sợi và bào tử nấm C.accutatum (ñộ phóng ñại 800 lần) 53

4.12. ðĩa cành bào tử C.accutatum (ñộ phóng ñại 800 lần) 53

4.13. Diễn biến bệnh khô cành khô quả (Colletotrichun sp) hại cà phê
tại Thuận Châu - Sơn La 60

4.14. Chỉ số bệnh khô cành khô quả ở các tuổi cây cà phê khác nhau
trong tháng 8 năm 2010 62

4.15. Chỉ số bệnh khô cành khô quả ở vườn cà phê có che bóng và
không che bóng trong tháng 8 năm 2010 64

4.16. Chỉ số bệnh khô cành khô quả cà phê ở các tầng cành khác nhau
trong tháng 8 năm 2010 66

4.17. Chỉ số bệnh khô cành khô quả ở các ñịa hình trồng cà phê khác
nhau trong tháng 8 năm 2010 68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix


4.18. Hiệu lực thuốc trừ bệnh khô cành khô quả (Colletotrichum sp)
hại trên quả cà phê ngoài ñồng ruộng 75

4.19. Hiệu lực thuốc trừ bệnh khô cành khô quả (Colletotrichum sp)
hại trên cành cà phê ngoài ñồng ruộng 76



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1

1. MỞ ðẦU


1.1. ðặt vấn ñề
Cây cà phê (Coffea) là cây trồng ñóng vai trò hàng ñầu trong sản xuất
và kinh doanh các mặt hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Cà
phê là loại nước uống cao cấp, nhu cầu ñòi hỏi của người tiêu dùng vẫn
không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo ñược chấp nhận ñể
thay thế cho cà phê. Vì vậy, việc trồng xuất nhập khẩu loại hàng hóa ñặc biệt
này vẫn còn có một ý nghĩa kinh tế lớn ñối với nhiều nước. Trên thế giới hiện
nay, có 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha và giá trị hàng
hóa xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Cà phê ở Việt Nam hiện nay là một mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá
trị kinh tế lớn, chỉ ñứng sau lúa gạo. Năm 1975, diện tích cà phê cả nước chỉ
có 20.000 ha ñến năm 2006, ñã lên ñến trên 500.000 ha. Với sản lượng thu
hoạch 900.000 – 1.000.000 tấn cà phê mỗi năm, năng suất ñạt trung bình 17,7
tạ/ha [45]. Riêng năm 2007, Việt Nam ñã xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê
nhân thu về 1,8 tỉ ñô la Mỹ. Hiện nay, Việt Nam là một nước xuất khẩu cà
phê thứ 2 trên thế giới (sau Braxin). Cà phê Việt Nam chủ yếu ñược trồng ở

các vùng ñồi núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện tích cà phê tập trung nhiều
nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như ðăk Lắk, ðăk Nông, Gia Lai, Kon
Tum, Lâm ñồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện tích vùng này chiếm 72% tổng
diện tích cả nước. Cà phê chè trồng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn
chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, tập trung nhiều ở tỉnh Sơn La và ðiện Biên. Cà
phê Việt Nam chủ yếu ñược dùng ñể xuất khẩu cho các tập ñoàn rang xay và
thương mại lớn trên thế giới, với lượng xuất khẩu chiếm tới 90% tổng sản
lượng và là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới [45].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam với tiềm năng về
ñiều kiện khí hậu, ñất ñai, nhân lực cho phép phát triển nhiều loại cây trồng
có tính ñặc thù với quy mô lớn như cây chè, mía, cà phê… Cây cà phê chè
(Arabica) là một trong những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao ñã ñược
ñầu tư phát triển từ năm 1987-1988 ñến nay với tổng diện tích hiện có khoảng
3.600 ha, sản lượng hằng năm ñạt 4.000-4.500 tấn cà phê nhân, là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm và
thu nhập cho hàng ngàn hộ nông dân.
Thuận Châu là một trong những huyện có diện tích trồng cà phê lớn tại
Sơn La. Diện tích trồng cà phê tại Sơn La nói chung và huyện Thuận Châu
nói riêng, có xu hướng tăng mạnh vào những năm gần ñây và cùng với sự
tăng về diện tích và sản lượng, sâu bệnh hại cà phê ngày phát triển, gây hại
không nhỏ tại các vùng trồng tập trung, làm giảm năng suất và phẩm chất.
Vấn ñề ñáng quan tâm hơn là trong những năm qua, tình hình phát sinh sâu
bệnh trên cây cà phê ñang diễn biến hết sức phức tạp. Theo Chi cục Bảo vệ
thực vật Sơn La, bệnh hại trên cây cà phê tại vùng này phổ biến: bệnh ñốm
mắt cua (Cercospora coffeicola Berk & Cooke); Bệnh khô cành, khô quả
(Thán thư – Collotrichum sp); Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix B.&Br); Bệnh
nấm hồng (Corticium salmonicolor B.& Br); Bệnh tàn lụi do vi khuẩn
(Pseudomonas syringae)… Trong ñó, ñối tượng gây hại nghiêm trọng trên

cây cà phê tại Sơn La là bệnh thán thư do một số loài của nấm Colletotrichum
gây ra, hàng năm bệnh này làm ảnh hưởng lớn ñến năng suất, chất lượng sản
phẩm. Song cho ñến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh hại trên cây cà
phê tại khu vực này. ðể góp phần gúp cho công tác quản lý dịch hại tổng hợp
trên cây cà phê chúng tôi tiến hành ñề tài “ðiều tra thành phần bệnh hại,
diễn biến bệnh khô cành khô quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ tại
Thuận Châu – Sơn La, năm 2010” .
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3

1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh thành phần bệnh hại trên cây cà phê tại Thuận Châu – Sơn La,
nghiên cứu diễn biến bệnh khô cành khô quả trong các ñiều kiện sinh thái và
kỹ thuật khác nhau nhằm ñề xuất biện pháp phòng trừ một cách hợp lý.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh thành phần, mức ñộ phổ biến bệnh hại cà phê do nấm gây ra.
- Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, ñặc tính sinh học của nấm gây bệnh
khô cành khô quả tại Thuận Châu – Sơn La.
- ðiều tra diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô cành khô quả.
- ðánh giá hiệu quả phòng trừ bằng biện pháp sử dụng thuốc hóa học
trừ bệnh khô cành khô quả.
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây cà phê
Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là một mặt hàng
thương mại quan trọng ở trên thị trường quốc tế. Theo tài liệu của Tổ chức cà
phê Quốc tế (ICO), trên thế giới hiện nay có khoảng 80 nước trồng cà phê với
tổng diện tích trên 10 triệu ha và giá trị hàng hóa hàng năm khoảng 55 tỷ ñô
la. Ngày nay, có tới hàng trăm triệu người trên thế giới uống cà phê, và ở các
nước trồng cà phê ñã sử dụng tới 20 triệu người lao ñộng (dẫn theo [45]).
2.1.1. Một số nét chính trong phân loại thực vật cây cà phê
Cà phê thuộc Lớp: Dicotyledoneae; Lớp phụ: Sympetalae or
Metachlamydeae; Bộ: Rubiales; Họ: Rubiaceae; Chi: Coffea.
Công trình ñầu tiên về phân loại thực vật cây cà phê do Jussieu thực
hiện vào năm 1713 dựa trên một số cây cà phê ñược trồng trong vườn thực vật
ở Amsterdam (Hà Lan) và ñặt tên khoa học là Jasminum arabicaum. Tới năm
1737, Linné mới phân loại cây cà phê thành một chi riêng là chi Coffea với
một loài duy nhất ñược biết lúc bấy giờ là Coffea arabica. Charier (1947) ñã
gộp các loài của chi Coffea thành 4 nhóm chính: Eucofea K. Schum,
Argocofea Pierre, Mascarocoffea và Paracoffea Miq. Những loài cà phê
thuộc 3 nhóm ñầu tiên ñều có cùng nguồn gốc duy nhất từ châu Phi. Riêng
nhóm Paracoffea bao gốm những loài có nguồn gốc ở Ấn ðộ, các nước ðông

Dương, Srilanka, Malaysia. Trong 4 nhóm này, chỉ có nhóm Eucoffea K.
Schum là có thành phần của cafein, vì vậy hầu hết các loài thực sự có tầm
quan trọng kinh tế và ñược trồng trọt ñều thuộc nhóm này (dẫn theo [12]).
Nhóm Eucoffea K.Schum lại ñược chia nhỏ ra thành 5 nhóm nhỏ phụ
dựa trên một số chỉ tiêu như cây to cao (Nanocoffea), lá dày (Pachycoffea),
màu sắc của quả (Erytrocoffea) và phân bố theo ñiều kiện ñịa lý
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5

(Mozambicoffea) và Malanocoffea, chúng gồm những loài tương ứng ở bảng
2.1 (dẫn theo [12]).
Bảng 2.1. Phân loại nhóm Eucoffea K. Schum
STT

Nhóm phụ Các loài
C. arabica Line
C. canephora Pierre
I Erythocoffea
C. congensis Frochner
C. liberriaca Bull
C. derveiraide Wild var. Excelsa Chev.
C. klainii Pierre
C. abeokutae Cramer
II Pachycofea
C. oymensis Chev.
C. humilis Chev.
C. brevipes Hiern
III Nanocoffea
C. togoensis
C. stenophyla G.Dum

C. carrisop Chev.
IV Malanocoffea
C. mayombensis
C. chumanniana
C. eugonoides
C. kivuensis
C. mufinfiensis
C. zanguebariae
C. racemosa Lour.
C. liguistroides Moore.
V Mazambicoffea
C. salvatrix Swyn & Phil.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6
ðối với các nhà trồng trọt và buôn bán, khi nói ñến cà phê người ta chỉ
quan tâm tới cà phê chè (C. arabica), cà phê vối (C. canephora) hay cà phê
mít (C. exselsa) (dẫn theo [12]).
2.1.1.1. Cà phê vối (Coffea canephora)
Từ Tây phi và Madagascar ñưa sang Nam Mỹ và Amsterdam vào năm
1899. Sau ñó từ Amsterdam (Hà Lan) ñưa sang Java năm 1900, từ Java lại trở
về châu Phi vào năm 1912 [45]. Cà phê vối có chiều cao từ 8 - 12m, ít cành
thứ cấp, lá to, mặt lá ñôi khi gợn sóng, hoa mọc ở nách lá, cánh hoa hơi dài,
quả tròn chín có màu ñỏ. Hạt tròn kích thước thay ñổi tùy theo từng chủng và
ñiều kiện canh tác. Các chủng cà phê vối phổ biến là: C. canephora var
Robusta; C. canephora var Qouillou; C. canephora var Nianli (dẫn theo [12],
[45]). Cà phê vối C. canephora var Robusta là giống ñược trồng nhiều nhất
chiếm trên 90% diện tích cà phê vối trên thế giới. Các nước trồng nhiều cà
phê vối gồm có Camaroon, Côte' d'Ivoire, Uganda, Ấn ðộ, Philippines,
Brazil Tại Việt Nam, giống cà phê vối C. canephora var Robusta ñược

trồng trên 95% diện tích (dẫn theo [45]).
2. 1.1.2. Cà phê mít (Coffea exelsa Chev)
Loài sinh trưởng khỏe, ít kén ñất, chịu hạn, ít bị sâu bệnh, cân thân gỗ
cao từ 15 - 20m, là to hình trứng hoặc mũi mác. Quả có núm lồi, hạt màu
xanh vàng, hàm lượng cafein thấp dao ñộng khoảng (1,02 - 1,15%). Tại Việt
Nam, cà phê mít ñược trồng chủ yếu ở những vùng thiếu nước tưới, hoặc
trồng làm cây che bóng, che gió các vườn cà phê vối hoặc vườn cà phê chè
hoặc các cây công nghiệp khác.
2.1.1.3. Cà phê chè (Coffea arabica)
Hầu hết các loài thuộc chi Coffea là những loài nhị bội (2n = 22) và
ñều là những cây hoàn toàn không có khả năng tự thu phấn. Duy nhất chỉ có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7

cà phê chè (C. arabica) là loài tứ bội (2n = 4x = 44) và cũng là loài duy nhất
có khả năng tự thụ phấn (dẫn theo [12]).
Do xuất xứ từ vùng núi cao Ethiopia, nên cà phê chè thích ñiều kiện
mát mẻ, có cây bóng mát. Theo Cannell [55], với các vùng trồng cà phê
không thuộc xích ñạo như Nam Ấn ðộ, Ethiopia thì cây cà phê tuân theo
chu kỳ ñơn về sinh trưởng và ra quả một năm một lần, cần một thời kỳ khô
hạn ñể phân hóa mầm hoa.
* Yêu cầu sinh thái của cà phê chè (Coffea arabica)
- Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là yếu tố sinh thái cực kỳ quan trọng và là yếu tố giới hạn ñối
với ñời sống của cây cà phê (Nguyễn Sỹ Nghị, 1982 [18], R.Coste [56]). Theo
Phan Quốc Sủng, 1987 [34], cây cà phê chè sinh trưởng và phát triển trong
phạm vi nhiệt ñộ tương ñối rộng (5 - 32
o
C). Khoảng nhiệt ñộ thích hợp nhất
cho cà phê chè là 15 - 25

o
C (Kumar và Tieszen, 1980 [57], Canell, 1987[55]).
Khi nhiệt ñộ trên 25
o
C thì quá trình quang hợp của cà phê giảm, nhiệt ñộ ñến
35
o
C cà phê ngừng quang hợp, cà phê chè chịu nóng tốt hơn cà phê vối, mặc
dù cà phê vối có khoảng nhiệt ñộ thích hợp cao hơn cà phê chè (22
o
C - 26
o
C).
Nguyễn Sỹ Nghị, 1982 [18] cho là cà phê chè chịu rét khỏe hơn cà phê vối.
Khi nhiệt ñộ xuống 1 - 2
o
C trong vài ñêm, vườn cà phê chè chưa thiệt hại
ñáng kể, trong khi ñó cà phê vối bị thiệt hại ñáng kể.
Theo Ngô Văn Hoàng, 1964 [11], biên ñộ nhiệt ñộ ngày ñêm ảnh
hưởng rất quan trọng ñến việc tích lũy glucoxit và tinh dầu trong cà phê, nên
ảnh hưởng ñến hương vị cà phê. Theo Nguyễn Sỹ Nghị, 1982 [18], biên ñộ
nhiệt ñộ ngày ñêm có ảnh hưởng sâu sắc ñến năng suất và phẩm chất cà phê.
Ở các nước trồng cà phê có ñộ cao từ 800 - 1200 m như Colombia, Ethiopia,
Kenya, biên ñộ nhiệt ñộ ngày và ñêm lớn nên cà phê thường thơm, ngon và có
hương vị ñặc biệt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8
- Lượng mưa
Theo R. Coste 1992 [56], Sau nhiệt ñộ thì lượng mưa có ý nghĩa sống
còn ñối với cây cà phê. Lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trong năm có

ảnh hưởng quyết ñịnh ñến sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà
phê. Theo Wrigly 1988, [60] cây cà phê chè thích hợp với khí hậu mát mẻ,
khô khan và thường trồng ở những vùng cao có lượng mưa hàng năm vừa
phải 1200 - 1500 mm/năm. So với cà phê vối, cà phê chè có khả năng chịu
hạn tốt hơn. Ở những nơi có lượng mưa khá cao, lại ñược phân bố ñồng ñều
giữa các tháng trong năm thì cà phê sinh trưởng tốt nhưng lại ra quả rất ít.
Theo R. Coste (1989) [67], khi lượng mưa hàng năm dưới mức 800 -
1000mm thì dù có ñược phân bố tốt, ngành cà phê sẽ trở nên bấp bênh, khả
năng sinh lợi giảm.
Theo nghiên cứu của Cannel (1987) [55], từ tháng thứ 3 ñến tháng thứ
5 sau khi hoa nở, quả cà phê rất mọng nước, hàm lượng nước trong quả
thường chiếm 80 - 85 % khối lượng quả, thể tích và khối lượng chất khô tăng
trưởng rất nhanh. Trong giai ñoạn này nếu cây bị thiếu nước, các khoang chứa
hạt không ñạt kích thước tối ña nên hạt cà phê nhỏ, quả non rụng nhiều.
Thường vào các tháng phân hóa mầm hoa, lượng mưa càng ít, năng
suất vụ tới càng cao, những tháng mà thể tích quả phát triển nhanh nếu lượng
mưa cao, kích thước hạt cũng lớn hơn, năng suất cà phê cao hơn [39].
- ðộ ẩm không khí
ðộ ẩm không khí có ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển của cây cà
phê. ðộ ẩm không khí lớn hạn chế bốc thoát hơi nước của lá và ngược lại. ðộ
ẩm không khí quá cao lại thuận lợi cho sâu bệnh phát triển [16], [4]. Theo
Phan Quốc Sủng, 1987 [34] ñộ ẩm không khí trên 70% là thuận lợi cho sinh
trưởng, phát triển của cây cà phê. ðặc biệt, giai ñoạn hoa nở cần ñộ ẩm cao
(thích hợp nhất là 94 - 97%), do ñó tưới phun mưa là tạo môi trường thích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9

hợp cho hoa cà phê nở. Khi ẩm ñộ không khí quá thấp nếu gặp ñiều kiện khô
hạn và nhiệt ñộ cao thì quá trình thoát hơi nước tăng cao, cây thiếu nước làm
thui chột mầm, nụ hoa và quả non bị rụng. Trong giai ñoạn ra hoa nếu gặp

cường ñộ chiếu sáng mạnh, ẩm ñộ không khí thấp, nhiệt dộ tăng cao (29 -
30
o
C) thì cà phê xuất hiện hiện tượng "hoa sao". ðây là hiện tượng bất bình
thường, có quan hệ chặt chẽ ñến yếu tố khí hậu trong giai ñoạn ra hoa.
- Ánh sáng
Các nhà nghiên cứu xếp cà phê vào loại cây ưa bóng. Nutman [63] cho
rằng trong ñiều kiện cường ñộ ánh sang thấp, cường ñộ quang hợp của cà phê
chè tăng theo ánh sáng. Khi cường ñộ ánh sáng quá cao, cường ñộ quang hợp
giảm và ngừng hẳn. Trong cùng một ñơn vị thời gian, nếu ñược che bóng thì
cường ñộ ñồng hóa của lá cà phê cao gấp 3 lần so với lá ñặt dưới ánh sáng
trực xạ.
Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ, có ñặc ñiểm thực vật học
ứng với cây ưa bóng mát như: lá rộng, lớp cutin mỏng, khí khổng lớn. Cà
phê chè không ưa cường ñộ ánh sáng quá mạnh, chỉ quang hợp tốt nhất khi
cường ñộ ánh sáng khoảng 23.000 - 27.000 lux. Vì vậy, việc trồng cây che
bóng cho cà phê là cần thiết vì ánh sáng trực xạ làm cho cà phê chè bị kích
thích ra hoa quá ñộ dẫn tời hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây tàn lụi
nhanh. Ánh sáng tán xạ xó tác dụng ñiều hòa sự ra hoa phù hợp với cơ chế
quang hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho
vườn cà phê lâu bền, năng suất ổn ñịnh. Tuy nhiên, việc trồng cây che bóng
cho cà phê chè phải căn cứ vào ñiều kiện khí hậu cụ thể từng vùng, từng
loại giống [12], [10], [23].
Theo Cannel [54] cho rằng ñối với cây cà phê hiện tượng rụng quả
hàng loạt vào giai ñoạn quả phát triển nhanh là do thiếu dinh dưỡng hoặc cây
bị kiệt sức. Cà phê khô cành hàng loạt là do huy ñộng quá nhiều chất dinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10
dưỡng ñể nuôi quả. Hiện tượng này thường thấy trên những vườn cà phê
không có cây che bóng và năng suất cao.

Tuy nhiên, những tác giả ñứng về trường phái bỏ cây che bóng thì
chứng minh ngược lại. Theo Sylvain ( dẫn theo Nguyễn sỹ Nghị, 1982) [18]
cho rằng cây cà phê trồng trong ñiều kiện ánh sáng toàn phần ñạt tốc ñộ tăng
trưởng gấp 2 lần và có số lá gấp 4 lần so với cây cà phê trồng trong ñiều kiện
có bóng mát 75%.
- Gió
Gió lạnh, gió nóng, gió khô ñều có hại ñến sinh trưởng của cây cà phê.
Gió quá lạnh làm cho lá cây cà phê bị rách, rụng lá, các lá non bị ñen thui.
Gió nóng làm cho lá bị khô héo. Vì vậy, cần giải quyết tốt hệ ñai rừng chắn
gió chính và phụ, phải có cây che bóng ñể hạn chế sự hình thành và các tác
hại của sương muối. Ở những vùng gió nóng, ñai rừng có tác dụng ñiều hòa
nhiệt ñộ, trong vườn cà phê nên trồng xen một số cây ăn quả có tán ít rậm rạp
cũng giúp cho việc chắn gió [12].
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và ở việt nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu ICO ñã chia các nước sản xuất cà phê
thành các nhóm: nhóm sản xuất cà phê Arabica, nhóm sản xuất cà phê
Robusta. Tuy nhiên, có nước thuộc nhóm Arabica cũng sản xuất cà phê
Robusta hay ngược lại có những nước thuộc nhóm Robusta cũng sản xuất cà
phê Arabica (dẫn theo [45]).
Theo ñánh giá của FAO (2006), hàng năm diện tích trồng cà phê trên
toàn thế giới tăng 0,5% từ năm 2000 - 2010, sản lượng ước tính hàng năm ñạt
7 triệu tấn (117 triệu bao). Các nước thuộc Mỹ La Tinh và Caribbean vẫn là
những nước dẫn ñầu về năng suất, diện tích và sản lượng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11

Bảng 2.2. Sản lượng cà phê sản xuất trên thế giới
ðơn vị tính: nghìn bao (1 bao = 60kg)

Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tổng sản
lượng
110.764 128.604 118.684 127.732 119.139
Nước sản
xuất chính

+ Brazil 32.944 42.512 36.070 45.992 39.470
+ Colombia 12.564 12.541 12.504 8.664 8.500
+ Guatemala 3.676 3.950 4.100 3.785 3.500
+ India 4.396 5.158 4.460 4.371 4.827
+ Indonesia 9.159 7.483 7.777 9.612 11.380
+ Mexico 4.225 4.200 4.150 4.651 4.200
+ Uganda 2.159 2.700 3.250 3.200 3.000
+ Vietnam 13.842 19.340 16.467 18.500 18.000

Nguồn: ICO (2010)
Trong một vài năm gần ñây, tốc ñộ tiêu thụ của các nước nhập khẩu cà
phê có xu hướng giảm, mức tiêu thụ nội ñịa của các nước xuất khẩu tăng dần.
Trên thế giới, mức tiêu thụ bình quân ñầu người ít thay ñổi, dao ñộng trong
khoảng 4,5 - 4,8 kg/người/năm.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12
Bảng 2.3. Tình hình nhập khẩu cà phê trên thế giới
ðơn vị tính: nghìn bao (1 bao = 60kg)

Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tổng lượng cà
phê nhập
khẩu
92.458,435

97.437,476 99.594,815

101.347,788

98.497,468
Các nước NK
chính


+ Bỉ
4.063,225 4.604,684 4.013,653 6.792,087 5.915,501
+ Pháp
5.714,009 6.190,532 6.420,270 6.251,739 6.554,821
+ ðức
16.716,049

18.542,843 19.564,053

19.876,237 19.415,665
+ Italy
7.268,613 7.547,526 8.028,463 8.172,104 8.079,446
+ Tây Ban Nha

4.356,082 4.538,360 4.874,749 4.863,768 4.811,284
+ Thụy ðiển
1.693,003 1.820,482 1.769,668 1.804,126 1.658,654
+ Anh
3.433,304 4.045,789 3.780,548 3.967,458 4.130,803
+ Nhật
7.407,834 7.631,552 7.086,224 7.060,032 7.089,702
+ Mỹ
23.041,516

23.708,762 24.219,282

24.277,004 23.575,458
Nguồn: ICO (2010)
Mức tiêu thụ cà phê bình quân ñầu người của Mỹ là khoảng 4,1 - 4,1
kg/người/năm. Tại các nước trong khối cộng ñồng chung Châu Âu (EU), tiêu

thụ cà phê bình quân ñầu người là khoảng 5,2 - 5,5 kg/người/năm. Các nước
có mức tiêu thụ bình quân ñầu người cao: Phần Lan 11kg/người/năm; ðan
Mạch, Thụy ðiển 8kg/người/năm. Tại Nhật Bản, mức tiêu thụ cà phê bình
quân ñầu người có xu hướng tăng dần, 3kg/người/năm. Mức tiêu thụ bình
quân ñầu người ở các nước sản xuất cà phê lại khá thấp, chỉ khoảng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13

1kg/người/năm. Ngay cả ở những nước có mức tiêu dùng nội ñịa cao như
Brazil, Ấn ðộ hay Indonesia, mức tiêu thụ cũng chỉ khoảng 3kg/người/năm.
2.2.2. Tình hình sản xuất và thực trạng xuất khẩu cà phê ở Việt Nam và tại
Sơn La
Cây cà phê có mặt ở Việt Nam vào cuối thể kỷ thứ XIX ñầu thế kỷ XX.
Năm 1857, các ñồn ñiền cà phê ñược mở mang rải rác ở một số tỉnh Bắc bộ,
Bắc Trung bộ và cuối cùng là ở cao nguyên miền Trung và ðông Nam bộ [12].
Năm 1976 sau ngày thống nhất ñất nước, cả nước ta chỉ có xấp xỉ
20.000ha cà phê, trong ñó phần lớn là diện tích cà phê sinh trưởng kém. ðến
năm 1990, cả nước ñã có gần 120.000 ha với sản lượng gần 65.000 tấn. Từ ñó
sản lượng và diện tích cà phê tăng nhanh từng năm. ðến năm 1998, cả nước ñã
có khoảng 300.000ha, trong ñó 265.000ha cà phê ở giai ñoạn kinh doanh, sản
lượng vụ cà phê 1997/1998 ñạt 400.000 tấn, xuất khẩu trên 390.000 tấn, kim
ngạch xuất khẩu ñạt xấp xỉ 600 triệu USD. Cà phê ñã từng bước phát triển thành
mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng ñứng thứ 2 sau lúa gạo [12].
Cà phê chủ yếu ñược trồng ở các vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên có
ñộ cao từ khoảng trên 800 m trở lên. Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở
vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như ðắk Lắk, ðắk Nông, Gia Lai, Kon Tum,
Lâm ðồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện tích cà phê ở vùng này chiếm tới
72% tổng diện tích và sản lượng cũng chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả
nước. Cà phê chè trồng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn chủ yếu ở
vùng núi phía Bắc, tập trung nhiều ở tỉnh Sơn La và ðiện Biên [12].

Cà phê của Việt Nam chủ yếu ñược dùng ñể xuất khẩu cho các tập ñoàn
rang xay và thương mại lớn trên thế giới, với lượng xuất khẩu chiếm tới hơn
90% tổng sản lượng và là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới.
Nghề trồng cà phê ở Việt Nam tạo nguồn thu nhập ñáng kể cho nhóm dân
cư ở nông thôn trung du và miền núi, tạo việc làm cho trên 1 triệu lao ñộng.

×