Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA HSBC ðỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI ðỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.49 KB, 91 trang )

Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
1

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA HSBC ðỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN
TẠI ðỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S TRẦN ÁI KẾT TIÊU BÍCH HẠNH
MSSV: 4031580
Lớp: Ngoại Thương 2-K29






Cần Thơ - 2007
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
2

Chương 1:

GIỚI THIỆU
1.1 ðẶT VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Lý do chọn ñề tài
Sau gần 20 năm mở cửa, hơn bao giờ hết kinh tế Việt Nam ñang trên ñà
phát triển nhảy vọt, tốc ñộ phát triển kinh tế ngoại thương nhất là giao thương
xuất khẩu ñang tăng trưởng ngày qua ngày. ðặc biệt là sau ngày Việt Nam chính
thức là thành viên của tổ chức WTO thì kì vọng phát triển kinh tế ổn ñịnh và ñẩy
mạnh xuất khẩu các loại hàng hóa chủ lực càng ñược thể hiện rõ hơn qua các
họat ñộng kinh doanh sôi nổi ở các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, vùng
ñồng bằng sông Cửu Long nói riêng – vùng sông nước phù sa với thế mạnh về
xuất khẩu thủy sản. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng ñi cùng với nó là
hàng loạt rủi ro mà các doanh nghiệp chúng ta ñã, ñang và có thể gặp phải trong
quá trình hội nhập, giao thương quốc tế. Chính vì vậy trong nghiệp vụ kinh
doanh của mình các doanh nghiệp cần ñến sự trợ giúp ñắc lực, chuyên nghiệp
của các ngân hàng thương mại. Vì thế, ngày nay, ngân hàng luôn là một ñối tác
quan trọng và ñáng tin cậy ñối với các doanh nghiệp xuất khẩu, không chỉ có sự
hỗ trợ về vốn một cách chặt chẽ mà ngân hàng còn khẳng ñịnh vai trò của mình
thông qua việc xử lý thành thạo các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán quốc tế của
các doanh nghiệp. ðặc biệt ñối với các công ty xuất khẩu thủy sản cả nước nói

chung, vùng ðồng bằng sông Cửu Long nói riêng luôn phải ñối mặt với những
khó khăn về ñịa lý, ngôn ngữ, các qui ñịnh về giao thương quốc tế, vốn luân
chuyển…Vì thế ngân hàng luôn là một chủ thể quan trọng trong nghiệp vụ xuất
khẩu của họ. Với mục tiêu mang lại và bảo vệ lợi ích kinh tế cho khách hàng một
cách tốt nhất, song song với các hoạt ñộng cơ bản ngân hàng luôn chú trọng ñến
các hình thức hỗ trợ trong thanh toán quốc tế. Và vấn ñề này ngày càng trở nên
phổ biến, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong việc chọn lựa ngân
hàng hợp tác. Hiện tại HSBC Việt Nam là ngân hàng ñược các giới chuyên môn
như các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các tạp chí tài
chính, kinh tế trong và ngoài nước ñánh giá khá cao trong việc hợp tác và cung
cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp. HSBC ñã cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
3

toán xuất khẩu, các dịch vụ tiện ích ñể mang ñến sự hài lòng cho khách hàng như
thế nào? Chính trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại ngân hàng này sẽ giúp
người viết tìm hiểu vấn ñề một cách cụ thể hơn. ðó là lý do người viết ñã chọn
ñề tài “Các hình thức hỗ trợ trong thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại ðBSCL” làm ñề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, với kiến thức còn hạn chế và mang
nặng tính lý thuyết, quyển luận văn này chắc rằng sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Do ñó người viết mong rằng sẽ nhận ñược ý kiến ñóng góp của Quý
thầy cô, cùng các bạn ñể quyển luận văn ñược hoàn thiện hơn.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Ngày 18/7/2006 tại Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội ðBSCL giai ñoạn
2006-2010 tổ chức ở TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ñề nghị các Bộ báo
cáo ñánh giá kỹ về việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất và
chất lượng giáo dục, làm sạch môi trường, phòng chống dịch bệnh ; xây dựng

ðBSCL trở thành một vùng trọng ñiểm phát triển kinh tế của cả nước.
Trong 5 năm qua, ðBSCL ñạt tốc ñộ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả,
bền vững; các mặt văn hóa - xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng
cao ñời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là ñối với ñồng bào Khơme và
nhân dân vùng ngập lũ. Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế của vùng ñạt 10,41%, trong
ñó GDP ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7%/năm, công nghiệp xây dựng
tăng 17%/năm, thương mại dịch vụ tăng 13%/năm và thu nhập bình quân ñầu
người ñạt 7,83 triệu ñồng/người/năm.[7]
Bên cạnh ñó ðBSCL còn là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước, hiện
có hơn 1,1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 57,7% giá trị xuất khẩu,
52,22% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Theo dự thảo quy hoạch sản
xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ðBSCL ñến năm 2010, ñịnh hướng ñến
năm 2020: ñến năm 2010, tổng sản lượng chế biến cá tra, ba sa ñạt 230.000 tấn,
chiếm 28% tổng sản lượng chế biến xuất khẩu của cả nước; 320.000-520.000 tấn
vào năm 2015 và ñạt 425.000-690.000 tấn vào năm 2020. [6]
Ngoài ra, cần phát triển mạnh ngành khai thác nuôi trồng thủy sản có giá
trị xuất khẩu cao, ñặc biệt là tôm, cua và các loại ñặc sản khác. ðến năm 2005,
sản lượng ñánh bắt và nuôi trồng thủy sản của vùng ñạt ñược 1,7 triệu tấn và giá
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
4

trị xuất khẩu thủy sản ñạt hơn 1500 triệu USD. Mở rộng và nâng cao chất lượng
chế biến thủy sản tại Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh ñưa công suất
chế biến lên hơn 25 vạn tấn/năm vào năm 2007.
[8]
Hiện nay, các tỉnh ðBSCL ñang khẩn trương quy hoạch tổng thể hệ thống
thủy lợi cho vùng ven biển, vùng Tứ giác Long Xuyên và bán ñảo Cà Mau; hình
thành chương trình giám sát, bảo vệ và tăng cường các hoạt ñộng về môi trường

cho các vùng khoanh nuôi và tập trung ñầu tư vốn cho nuôi trồng thủy sản.
Với diện tích nuôi trồng thủy sản ñạt trên 657.000 ha, sản lượng nuôi và
ñánh bắt cả vùng hằng năm lên ñến 1,9 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu lên ñến
1,8 tỉ USD, chiếm 53% kim ngạch cả nước. Tuy nhiên, hiện nay toàn vùng mới
chỉ có 136 cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản với công suất ñạt 792.000
tấn/năm. Chính vì vậy tại hội thảo “Công nghiệp chế biến thủy sản ðBSCL ñến
năm 2010” tổ chức vào ngày 31-8 tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Công nghiệp ñã ñề ra
chiến lược “ðến năm 2010, song song với công tác quy hoạch vùng nguyên liệu,
ðBSCL sẽ phát triển 175 cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản, với năng lực chế
biến trên 1,1 triệu tấn/năm, ñưa tổng kim ngạch xuất khẩu toàn vùng lên trên 3,8
tỉ USD ” [11]
Với những ñịnh hướng và những kết quả khả quan ñạt ñược trong chặng
ñường 10 năm qua có thể khẳng ñịnh ngành thủy sản luôn là một thế mạnh là
một lĩnh vực luôn ñược ñầu tư ñúng mức, ñịnh hướng ưu tiên phát triển ở khu
vực ðBSCL. Chính vì thế trong quá trình phục vụ thanh toán quốc tế và tài trợ
xuất khẩu, thủy sản ðBSCL sẽ là một cơ hội, một thị trường tiềm năng ñể HSBC
nâng cao doanh thu, ñạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và tìm hiểu các hình thức hỗ trợ trong hoạt ñộng thanh toán
quốc tế mà HSBC ñang áp dụng ñối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại
ðBSCL ñể thấy ñược chế ñộ ưu ñãi, cũng như những tiện ích của HSBC dành
cho khách hàng của mình so với các ngân hàng khác. Bên cạnh ñó, nhận ra ñược
các vấn ñề tồn tại cần khắc phục, từ ñó ñề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện
về việc hỗ trợ trong thanh toán quốc tế của HSBC ñối với khách hàng là các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ðBSCL cũng như các khách hàng khác.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
5


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu các hoạt ñộng chủ yếu của trung tâm thanh toán quốc tế -
HSBC ñể nắm rõ các qui trình thanh toán xuất khẩu.
Tìm hiểu các hình thức hỗ trợ cho xuất khẩu của HSBC, từ ñó cơ bản thấy
ñược nét khác biệt cũng như sự tiện ích trong dịch vụ mà ngân hàng hỗ trợ cho
các khách hàng.
Nghiên cứu các dữ liệu, số liệu tổng kết qua các năm ñể có thể ñánh giá
hiệu quả hoạt ñộng thanh toán, hỗ trợ xuất khẩu của HSBC ñối với các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn ñề trên sẽ nhận thức ñược các vấn ñề hiện
ñang tồn tại trong nội bộ ngân hàng cũng như những tồn tại khách quan bên
ngoài ñể ñưa ra các giải pháp hoàn thiện các hình thức hỗ trợ trong thanh toán
quốc tế của HSBC ñối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ðBSCL.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Các hoạt ñộng diễn ra thường xuyên hàng ngày tại trung tâm thanh toán
quốc tế ở HSBC. Hoạt ñộng giao dịch chủ yếu của HSBC và các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản trên ñịa bàn vùng ðBSCL.
1.3.2 Thời gian
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 05-03-2007 ñến ngày 15-05-2007.
Các số liệu ñược thu thập từ năm 2004 ñến nay.
1.3.3 ðối tượng nghiên cứu
Nghiệp vụ giao dịch xuất khẩu.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:
Việt Nam ñã gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, ñiều ñó ñồng
nghĩa với việc xu hướng thương mại quốc tế gia tăng. Ngoại thương ngày càng
khẳng ñịnh vai trò quan trọng của mình ñối với kinh tế nước nhà. Cũng chính vì
thế các vấn ñề thuộc phạm vi ngoại thương như thanh toán quốc tế, giao nhận

xuất nhập khẩu, hỗ trợ thanh toán, tài trợ ngoại thương thường xuyên ñược các
tác giả, nhà kinh tế và cả các bạn sinh viên trong lĩnh vực kinh tế chọn làm vấn
ñề nghiên cứu của mình. Và tất nhiên ngoại trừ một số khóa luận tốt nghiệp của
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
6

sinh viên thực tập nghiên cứu về một ñịa ñiểm cụ thể thì gần như các ñề tài ñều
mang tính chất tổng quát bao hàm tính lý thuyết của thanh toán quốc tế như
nghiên cứu về các vấn ñề:
• Tổng quan về hoạt ñộng ngân hàng.
• Các nghiệp vụ ngân hàng về giao dịch xuất nhập khẩu
• Các phương thức thanh toán chủ yếu trong ngoại thương
• Các hình thức tài trợ ngoại thương
Một số ñề tài ñã nghiên cứu trước ñây có nội dung tương tự vấn ñề ñang ñược
nghiên cứu:
a. Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt ñộng tài trợ ngoại thương tại
Ngân hàng Ngọai thương – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (Vietcombank). Qui mô
70 trang.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phước Hưng
Chuyên ngành: Kinh tế ñối ngoại, Khoa kinh tế, ðại học quốc gia Tp. HCM
- Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát thực tế trong quá trình thực tập
tại Vietcombank, sinh viên Nguyễn Phước Hưng ñã hoàn thành ñề tài nghiên cứu
của mình.
ðề tài này giới hạn không gian nghiên cứu ở môi trường vi mô là
Vietcombank, và ñối tượng nghiên cứu là các hình thức tài trợ trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu tại ngân hàng này. Các hình thức tài trợ ngoại thương ñang ñược
áp dụng tại Vietcombank ñã ñược tác giả trình bày rất chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên,

nội dung trình bày còn hạn chế về mặt số liệu ñể giúp người ñọc có thể thấy rõ
hiệu quả hoạt ñộng hỗ trợ xuất nhập khẩu ở ngân hàng này.
b. Thu hoạch tốt nghiệp: Lý luận chung về tín dụng xuất khẩu ngắn hạn và
tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu ngắn hạn. Qui mô: 63 trang.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quỳnh Na
Chuyên ngành: Tài chính – Tín dụng, ðại học Kinh tế, Tp. HCM
- Phương pháp nghiên cứu:
ðề tài ñược thực hiện bằng việc thu thập các thông tin có liên quan trên
internet như là các số liệu minh họa nhằm tạo tính thuyết phục cho ñề tài; kết hợp
với việc sử dụng tài liệu tham khảo ñể hoàn thành nội dung nghiên cứu.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
7

Nội dung nghiên cứu chủ yếu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, nó không
ñược nghiên cứu ở một ngân hàng cụ thể nào cả; phạm vi nghiên cứu của nó là
hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bao gồm ngân hàng nhà nước,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài Do ñó nó cho chúng ta cái nhìn tổng quát về
hiệu quả của tín dụng xuất khẩu ngắn hạn trong toàn bộ nền tài chính của ñất
nước hơn là cụ thể về một ngân hàng nào ñó.
c. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp: Tình hình hoạt ñộng thanh toán xuất khẩu
tại Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (Vietcombank). Qui
mô: 40 trang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thạch Hà
Chuyên ngành: K41 – A1, Trường ðại học Ngoại thương, Cơ sở 2, Tp. HCM
- Phương pháp nghiên cứu:
ðề tài ñựợc thực hiện trong quá trình người viết thực tập tại Vietcombank,
thâm nhập thực tế và sử dụng các tài liệu ñược ngân hàng cung cấp, phân tích số
liệu về kết quả hoạt ñộng của ngân hàng ñể ñánh giá tình hình hoạt ñộng của

Vietcombank. Nội dung của ñề tài có ñề cập một số vấn ñề về hỗ trợ thanh toán
xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương như là chiết khấu hối phiếu, hỗ trợ tín
dụng, nhưng nội dung chính vẫn là các phương thức thanh toán xuất khẩu như
thanh toán nhờ thu, thanh toán tín dụng chứng từ…
Do khả năng tìm kiếm còn hạn chế, nên trên ñây chỉ là một số ñề tài tiêu
biểu gần gũi với nội dung cần nghiên cứu mà người viết tìm ñược ñể hỗ trợ cho
quá trình thực tập tốt nghiệp của mình.
Trong ñề tài nghiên cứu của mình, người viết sẽ không tập trung vào các
vấn ñề trên mà sẽ dựa trên các cơ sở lí luận ñó ñể ñi sâu, tập trung giới hạn lại ñề
tài cần nghiên cứu. Cụ thể, trong ñề tài này chỉ tìm hiểu một khía cạnh của ngoại
thương ñó là XUẤT KHẨU và một ngành hàng duy nhất là THỦY SẢN, ñồng
thời ñối tượng nghiên cứu sẽ là ngân hàng có vốn ñầu tư của nước ngoài. Mục
ñích chính của việc nghiên cứu này hướng ñến việc thấy ñược hiệu quả hoạt
ñộng của một ngân hàng nước ngoài có uy tín trên toàn thế giới ñang hoạt ñộng
tại Việt Nam, bên cạnh ñó sẽ thấy ñược sự tiện ích cũng như chế ñộ ưu ñãi của
HSBC ñối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và thủy sản ðBSCL nói
riêng. Nếu như các ñề tài nghiên cứu trước ñây chủ yếu là bàn về cách thức giao
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
8

dịch, thanh toán, hỗ trợ ngoại thương về mặt tài chính, thì trong vấn ñề nghiên
cứu này sẽ ñề cập thêm vào ñó các dịch vụ tiện ích phi tài chính hướng ñến sự
tiện lợi cho khách hàng, các chương trình hỗ trợ khách hàng của HSBC nhằm thu
hút các doanh nghiệp xuất khẩu, gia tăng số lượng giao dịch xuất khẩu. Qua ñó
cũng là một bài học kinh nghiệm hiệu quả cho hệ thống các ngân hàng nội ñịa
trong quá trình cạnh tranh ñi tìm và khẳng ñịnh chỗ ñứng của mình trên thị
trường tài chính của Việt Nam hiện nay.
ðồng thời ñề tài cũng sẽ là lời giải ñáp cho câu hỏi "Vì sao HSBC ñược

bình chọn là Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam năm 2006".
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
9

Chương 2:

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các hình thức thanh toán xuất khẩu chủ yếu tại HSBC:
2.1.1.1 Phương thức nhờ thu chứng từ
- Khái niệm: là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (bộ chứng từ và hối phiếu) và nhờ
ngân hàng thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu ñó với ñiều kiện là người mua trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho
người mua ñể họ nhận hàng.
- Phương thức nhờ thu kèm chứng từ ñược chia làm 2 loại:
• D/P: (Delivery of documentary against payment) Phương thức nhờ thu
kèm chứng từ thanh toán trả tiền ngay (D/P at sight): khi nhận ñược tiền
thanh toán của khách hàng, ngân hàng sẽ trả chứng từ cho khách hàng ñể
nhận hàng.
• D/A: (Delivery of documentary against acceptance) nhờ thu chấp nhận
thanh toán giao chứng từ - gọi ngắn là nhờ thu trả chậm: khi khách hàng
có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu
vào ngày ñáo hạn thì ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ cho khách hàng.

[5,
tr.39]
- Qui trình nghiệp vụ: [5, tr.39-41]

Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
10


Hình 1: Qui trình thanh toán theo phương thức nhờ thu chứng từ

1. Người bán giao hàng
2. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán trong ñó bao gồm bộ chứng từ gởi hàng
và hối phiếu chuyển cho ngân hàng và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối
phiếu.
3. Ngân hàng bên bán chuyển bộ chứng từ thanh toán cho bên ngân hàng bên
mua và nhờ ngân hàng này thu hộ số tiền ở người mua.
4. Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu ñể nhận chứng từ,
nếu người mua trả tiền mới trao chứng từ gởi hàng cho họ ñể nhận hàng, nếu
không thì cầm giữ chứng từ lại và báo cho ngân hàng bên bán biết.
5. Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền có thể chia thành 2 trường hợp
• Người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng, người bán phải xử lý:
+ Thương lượng ñể bán giảm giá cho người mua.
+ Bán cho khách hàng khác.
+ Vận chuyển về hoặc bỏ ñi.
• Người mua ñồng ý trả tiền:
+ Nếu là D/P thì người mua phải trả tiền ñể ñược nhận chứng từ ñi lấy hàng
Người nhập khẩu
(Buyer/Drawee)
Ngân hàng thu h


(Remitting Bank)

Ngân hàng thu ngân

(Presenting Bank)
Người xuất khẩu
(Seller/Drawer)
1. Giao hàng
4. Yêu
cầu trả
tiền
5. Ti
ền

5. Bộ
chứng
từ
6. Thanh toán tiền
3. Bộ chứng từ
2. Hối
phi
ếu &
Bộ
chứng
từ
7. Ti
ền

Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
11


+ Nếu là D/A thì người mua phải chấp nhận hối phiếu, ñến thời hạn qui ñịnh
sẽ trả tiền ñể ñược nhận chứng từ ñi lấy hàng.
6. Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho
ngân hàng bên bán.
7. Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại toàn bộ hối phiếu bị từ chối trả
tiền cho người bán.
2.1.1.2 Phương thức tín dụng chứng từ
Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay ñược sử dụng
rất phổ biến là phương thức tín dụng chứng từ. Nội dung phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ ñược thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín
dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit) do
Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC – International Commerce Chamber) ban
hành năm 1993, mang hiệu số ấn phẩm UCP 500.
a. Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong ñó ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) ñáp ứng những yêu cầu của khách hàng ( người xin
mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng ở nước
xuất khẩu) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi với ñiều
kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các
ñiều khoản ñã ghi trong thư tín dụng (Letter Credit – L/C).

[3, tr.63]

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay còn gọi là thanh toán bằng
L/C ñã trải qua nhiều lần sửa ñổi bổ sung, phiên bản ñược các ngân hàng sử dụng
rộng rãi phổ biến nhất hiện nay là UCP 500, do Phòng thương mại quốc tế (ICC)
ban hành vào năm 1993, có hiệu lực kể từ 1-1-1994.
UCP 500 gồm 49 ñiều khoản nói về trách nhiệm của các ngân hàng có
liên quan ñến L/C như: Ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác

nhận L/C, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu, và thể thức lập chứng từ
phù hợp với hợp ñồng ngoại thương.
Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ trên chứng từ hàng gởi mà người bán xuất
trình ñể chấp nhận thanh toán tiền hàng hay không.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
12

Bộ chứng từ gởi hàng thường gồm: Vận ñơn hàng hải, Hóa ñơn thương
mại, phiếu ñóng gói hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch, giấy chứng
nhận khối lượng, trọng lượng, giấy chứng nhận bảo hiểm…
b. Các bên tham gia:

[2,tr.88-89]

• Người yêu cầu mở L/C (The Applicant): Còn gọi là người mua (Buyer),
người nhập khẩu (Importer), người mở L/C (Opener), người trả tiền
(Accountee), người nhận hối phiếu (Drawee)…
• Người hưởng lợi (The Beneficiary): Còn gọi là người bán (Seller), người
xuất khẩu (Exporter), người kí phát hối phiếu (Drawer)
• Ngân hàng mở L/C (The issuing bank or The opening bank): là ngân hàng
ñại diện cho nhà nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Là
ngân hàng thường ñược hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận và lựa
chọn và ñược qui ñịnh trong hợp ñồng.
• Ngân hàng thông báo (The advising bank): thường là ngân hàng ñại lý của
ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu.
Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức
thanh toán này: [5, tr.50-51]
• Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách

nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo ñảm việc trả tiền
cho người xuất khẩu trong trường hợp Ngân hàng mở thư tín dụng không
ñủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông
báo hay là ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là ngân
hàng lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
• Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín
dụng hoặc có thể là một ngân hàng khác ñược ngân hàng mở thư tín dụng
chỉ ñịnh thay mình thanh toán cho người xuât khẩu hay chiết khấu hối
phiếu. Trường hợp ngân hàng làm nhiệm vụ chiết khấu hối phiếu thì gọi là
ngân hàng chiết khấu (The negotiating bank). Nếu ñịa ñiểm trả tiền qui
ñịnh tại nước nhà xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng
thông báo. Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán giống như ngân hàng
mở thư tín dụng khi nhận bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gởi ñến.

Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
13

c. Thư tín dụng (Letter Credit – L/C)
- Khái niệm: [5, tr.54]
L/C là văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập
khẩu cam kết trả tiền cho người xuất khẩu một số tiền nhất ñịnh, trong một thời
gian nhất ñịnh với ñiều kiện người này thực hiện ñúng và ñầy ñủ những ñiều
khoản qui ñịnh trong L/C.
L/C là một văn bản pháp lý quan trọng của phương pháp tín dụng chứng
từ, nếu thanh toán bằng L/C mà không có L/C thì người xuất khẩu không giao
hàng và như vậy, phương thức này cũng không ñược hình thành.
- Nội dung của L/C: [5, tr.55]
Trong L/C phải có những nội dung sau ñây:

• Số hiệu, ñịa chỉ và ngày mở L/C
• Loại L/C
• Số tiền của L/C
• Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng
• Qui ñịnh về hàng hóa
• Qui ñịnh về vận tải, giao nhận hàng
• Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình
• Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C
• Những ñiều kiện ñặc biệt khác
• Chữ kí của ngân hàng mở L/C, nếu mở L/C bằng thư
- Các loại L/C thường gặp: [4, tr.183]
• L/C có thể hủy ngang (Revocable Letter of Credit): là loại L/C mà ngân
hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể sửa ñổi bổ sung hoặc có thể hủy
bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.
Loại L/C này ít ñược sử dụng trong thanh toán quốc tế, bởi vì L/C có thể
hủy ngang, thực chất chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết
trả tiền chắc chắn.
• L/C không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit): là loại L/C sau
khi ñược mở ra thì ngân hàng L/C và người nhập khẩu không ñược sửa
ñổi bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa
thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
14

* Nếu L/C không ghi có thể hủy ngang hay không thể hủy ngang thì nó có
ñược coi là không thể hủy ngang.
• L/C không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): là
loại L/C không thể hủy bỏ, ñược một ngân hàng khác ñảm bảo trả tiền

theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Loại L/C này người xuất khẩu kí
phát hối phiếu ñòi tiền ngân hàng mở L/C nhưng gửi thẳng cho ngân hàng
xác nhận ñể thanh toán . ðiều này có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu
trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu như ngân hàng mở
L/C không trả tiền ñược cho người xuất khẩu.
• L/C dự phòng (Standby Letter of Credit): là một văn bản do ngân hàng
phát hành theo chỉ thị của người yêu cầu mở thư tín dụng, cam kết thanh
toán cho người thụ hưởng, trong thời hạn hiệu lực của tín dụng, khi người
thụ hưởng xuất trình những chứng từ sau:
+ Chứng từ yêu cầu thanh toán
+ Chứng từ chứng minh việc không thực hiện hợp ñồng/nghĩa vụ
của người yêu cầu mở tín dụng
• L/C chuyển nhượng (Transfer Letter of Credit): là loại L/C không thể hủy
bỏ, trong ñó qui ñịnh quyền của ngân hàng trả tiền ñược trả toàn bộ hay
một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người
hưởng lợi ñầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉ ñược phép chuyển nhượng
một lần. Chi phí chuyển nhượng thường là do người hưởng lợi ñầu tiên
phải trả.
- Qui trình nghiệp vụ thanh toán chứng từ: [2, tr.87]









7.Ch
ứng từ h

àng hóa

Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
15














Hình 2: Qui trình thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ

1. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp ñồng ngoại thương ñã kí với nhà xuất
khẩu, làm ñơn xin mở L/C và gởi cho ngân hàng yêu cầu ngân hàng mở L/C cho
người bán hưởng.
2. Căn cứ vào ñơn xin mở L/C, Ngân hàng tiến hành mở L/C và thông báo
nội dung L/C này cho người bán biết và gửi bản chính L/C cho người bán thông
qua ngân hàng thông báo.
3. Ngân hàng thông báo nhận L/C và thông báo cho nhà xuất khẩu biết.

Người xuất khẩu xem xét ñiều kiện và ñiều khoản L/C, yêu cầu người nhập khẩu
sửa ñổi ñiều kiện và ñiều khoản L/C nếu L/C không phù hợp với hợp ñồng ngoại
thương. Sau ñó ngân hàng sẽ chuyển bản L/C gốc cho người xuất khẩu.
4. Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người mua.
5. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngân hàng mở L/C
thông qua ngân hàng thông báo ñể ñòi tiền.
6. Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra bộ chứng từ dựa trên L/C nếu thấy phù
hợp sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp ngân
hàng sẽ từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho người bán.
7.Chứng từ hàng hóa

Ngân hàng m
ở L/C

(Issuing/Opening Bank)

Ngân hàng thông báo

(Advising Bank)
Người xuất khẩu
(Seller/Beneficiary)
Người nhập khẩu
(Buyer/Applicant)
2.L/C

4.Giao hàng
3.Thông
báo L/C
5.Ch
ứng từ

hàng hóa

6. Tiền

8. Tiền
1.ðơn xin
mở L/C
8.Ch
ứng từ
hàng hóa

9.Tiền

Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
16

7. Ngân hàng thông báo sẽ gởi bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng mở L/C
và sẽ gởi ñiện ñòi tiền ngân hàng này.
8. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ và chuyển tiền cho ngân hàng
thông báo, ñồng thời ghi nợ nhà nhập khẩu và chuyển giao bộ chứng từ ñể người
nhập khẩu nhận hàng sau khi hàng ñến, nếu bộ chứng từ phù hợp.
9. Nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng mở
L/C.
* Ưu ñiểm của phương thức thanh toán chứng từ (hay thanh toán bằng L/C):
Trong phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng không chỉ là trung gian
thu hộ, chi hộ mà còn cam kết thanh toán, ñồng thời là người ñại diện bên nhập
khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu, bảo ñảm cho nhà xuất khẩu nhận
ñược khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ ñã cung ứng, ñồng thời ñảm bảo

cho tổ chức nhập khẩu nhận ñược số lượng, chất lượng hàng hóa tương ứng với
số tiền mình phải thanh toán.
2.1.2 Các hình thức hỗ trợ thanh toán xuất khẩu
2.1.2.1 Khái niệm chung về hỗ trợ xuất khẩu
ðây là một hoạt ñộng có phạm vi rộng mà trong ñó tất cả các ban ngành
cùng nhau phối hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển tốt nghiệp vụ thương
mại của mình.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt ñộng hỗ trợ xuất khẩu mang tính
chất tài trợ của ngân hàng nhằm ñáp ứng những nhu cầu ñặc thù về tài chính, uy
tín trong kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình giao dịch ngoại
thương. ðây là quá trình thực hiện hỗ trợ giao dịch kinh doanh về tài chính trước
và sau thương vụ xuất khẩu của một công ty. ðó là quá trình thu gom hàng xuất
khẩu, thu mua nguyên liệu, vật tư ñể chế biến xuất khẩu hoặc dùng tài chính ñể
ñầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu…
Vai trò của tài trợ xuất khẩu:
Tài trợ xuất khẩu (còn gọi là hỗ trợ xuất khẩu) ra ñời và phát triển nhằm
ñáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp ñể phát triển kinh doanh, chống ñỡ rủi ro,
nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại
quốc tế. Qua các hoạt ñộng tài trợ xuất khẩu, ngân hàng cung cấp hệ thống giải
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
17

pháp và kĩ thuật tài trợ phong phú, hữu hiệu, giải quyết phần lớn những khó khăn
tài chính và uy tín kinh doanh ngoại thương của doanh nghiệp.
Hoạt ñộng hỗ trợ xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn cho các
ngân hàng. Trong nền kinh tế, hoạt ñộng hỗ trợ ngoại thương nói chung và tài trợ
xuất khẩu nói riêng là một lĩnh vực năng ñộng và phát triển nhanh, làm tăng giá
trị kim ngạch ngoại thương, góp phần làm tăng trưởng kinh tế ñất nước.

2.1.2.2 Các hình thức tài trợ xuất khẩu
a. Tài trợ trước xuất khẩu:
Chủ yếu là nghiệp vụ cho vay trực tiếp (dựa vào hợp ñồng ngoại thương
ñã ñược kí kết); cho vay trực tiếp ñể mua hoặc nhập khẩu nguyên liệu chế biến
sản phẩm xuất khẩu, nâng cao cải tiến công nghệ, ứng dụng kỹ thuật ñể sản xuất
mang lại hiệu quả cao.
ðối với nhà xuất khẩu hỗ trợ cho vay của ngân hàng là dùng ñể thu mua
vật tư nguyên liệu sản xuất hàng hóa cung ứng cho người mua nước ngoài, hay
bổ sung nguồn vốn kinh doanh bị thiếu hụt khi nhà xuất khẩu bán chịu và chưa
nhận ñược tiền hàng hoặc khoản vay này giúp nhà xuất khẩu trang trải các khoản
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như phí thuê tàu
vận chuyển, phí thông quan xuất khẩu, các chi phí khác…
Hình thức hỗ trợ vay trực tiếp trước xuất khẩu gồm 3 phương thức chính sau:
[1, tr.79]
• Tín dụng từng lần: là dạng hỗ trợ cho mục ñích tài chính cụ thể với thời
hạn tài trợ xác ñịnh. Việc cấp vốn cho vay theo dạng này thường theo một
trong 2 cách: Khấu trừ lãi vay ngay từ ñầu kì hạn nợ hoặc trả lãi vay vào
cuối kì.
• Tín dụng hạn mức: là cơ chế hỗ trợ do ngân hàng và doanh nghiệp thỏa
thuận, do ñó doanh nghiệp ñược vay ñến một hạn mức nhất ñịnh trong
thời gian cụ thể nhất ñịnh. ðây là phương thức tài trợ hết sức linh hoạt
khách hàng ñược ñảm bảo vay trong khuôn khổ hạn mức tín dụng ñã xác
ñịnh và chỉ phải trả lãi vay trên mức tiền thực vay.
• Tín dụng tuần hoàn: là hình thức cho vay theo hợp ñồng tín dụng tuần
hoàn cũng giống như vay theo tín dụng hạn mức nhưng thường ñược xác
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
18


ñịnh với kì hạn trên một năm, thông thường từ hai ñến ba năm, trong ñó
khách hàng có thể vay và hoàn trả nợ vay nhiều lần.
Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ hay bản tệ,
tùy theo nhu cầu và thỏa thuận giữa ngân hàng với khach hàng. Lãi suất áp dụng
trong mỗi giao dịch có thể là lãi suất cố ñịnh hoặc lãi suất linh hoạt.
Cơ sở giao dịch gốc ñể ngân hàng quyết ñịnh hỗ trợ cho khách hàng vay,
ñó là: dự án kinh doanh ngoại thương, hợp ñồng ngoại thương ñã ñược kí kết
giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, L/C xuất khẩu…ðồng thời tùy theo uy tín,
năng lực kinh doanh của nhà xuất khẩu cũng như mức ñộ rủi ro của giao dịch mà
ngân hàng quy ñịnh những hình thức bảo ñảm tín dụng linh hoạt khác nhau.
Quy trình hỗ trợ cho vay trực tiếp [1, tr.80-81]: ñây là một quá trình bao
gồm nhiều giai ñoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất ñịnh, ñồng
thời có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau.
1. Lập hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng:
Khách hàng cần phải lập bộ hồ sơ ñầy ñủ theo yêu cầu của ngân hàng,
chứng tỏ khách hàng có nhu cầu về vốn cũng như chứng minh ñược tính hợp
pháp, tính tự nguyện xin cấp tín dụng của khách hàng.
Những thông tin khách hàng cần cung cấp cho ngân hàng chủ yếu bao
gồm những nội dung sau:
+ Những tài liệu chứng minh ñược năng lực pháp lý của khách hàng.
+ Những tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay và khả năng hoàn trả nợ
vay của khách hàng.
+ Những tài liệu liên quan ñến bảo ñảm tín dụng hoặc ñiều kiện cấp tín dụng.
+ Giấy ñề nghị cấp vốn vay ñi kèm.
2. Phân tích tín dụng:
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách
hàng về sử dụng vốn vay cũng như khă năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Việc phân tích tín dụng ñược chia thành 2 lĩnh vực: phân tích tài chính và phân
tích phi tài chính ñối với khách hàng.
+ Phân tích phi tài chính: phân tích kiểm tra tính pháp lý của khách hàng.

Kiểm tra mục ñích của khoản tín dụng ñề nghị ñược cấp; phân tích ñặc ñiểm, uy
tín của họ trong kinh doanh. Nghiên cứu triển vọng của khách hàng, nhất là vị
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
19

thế trên thương trường, xu hướng phát triển ngành và các chiến lược phát triển
trong tương lai của khách hàng.
+ Phân tích tài chính: Phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài
chính trong tương lai của khách hàng nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Việc phân tích này bao gồm ñánh giá khái quát về giá trị vốn, các hoạt ñộng kinh
doanh; phân tích hệ số tài chính, lưu chuyển tiền tệ… Thực chất của phân tích tài
chính nhằm xác ñịnh các yếu tố về lượng của nhu cầu vay vốn tín dụng của
khách hàng và là cơ sở ñể ngân hàng xác ñịnh kì hạn trả nợ của khách hàng.
3. Quyết ñịnh tín dụng
Cơ sở ñể ra quyết ñịnh tín dụng là ngoài các thông tin ñược chuyển giao
từ giai ñoạn trước sang, việc ra quyết ñịnh còn dựa trên những cơ sở sau:
+ Thông tin cập nhật trên thị trường, các nơi có liên quan.
+ Chính sách tín dụng của ngân hàng
+ Nguồn cho vay của ngân hàng
+ Kết quả thẩm ñịnh ñảm bảo tín dụng.
Nếu ngân hàng từ chối không hỗ trợ cho vay phải có văn bản thông báo và
nêu lí do từ chối. Người ra quyết ñịnh tín dụng phải ghi ý kiến từ chối lên giấy ñề
nghị và hồ sơ xin cấp tín dụng.
4. Giải ngân
Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng ñã cam kết
theo hợp ñồng. Giải ngân phải ñảm bảo nguyên tắc vận ñộng của tín dụng gắn
liền với vận ñộng của hàng hóa. Hay việc phát tiền vay phải có hàng hóa ñối ứng,
phù hợp với mục ñích vay của hợp ñồng tín dụng.

5. Giám sát và thanh lý tín dụng:
Giai ñoạn này sẽ ñược tiếp nối với mục tiêu theo dõi ñánh giá mức ñộ
chấp hành hợp ñồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có các ứng xử thích
hợp. Nội dung của giai ñoạn này chủ yếu bao gồm:
+ Giám sát tín dụng
+ Thu nợ
+ Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng
+ Xử lý nợ quá hạn và nợ có vấn ñề
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
20

 Vì vậy việc xây dựng các quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt ñộng quản trị nợ vay nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi.
b. Tài trợ sau xuất khẩu:
Chủ yếu là ngân hàng sẽ thực hiện chiết khấu dựa trên bộ chứng từ hàng
hóa mà nhà xuất khẩu trình với ngân hàng, từ ñó nhà xuất khẩu có thể tăng khả
năng luân chuyển nguồn vốn kinh doanh, ñảm bảo trang trải các nguồn phí mà
không cần phải ñợi ñến lúc nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng.
+ Tài trợ trên cơ sở hối phiếu: chiết khấu hối phiếu
Hối phiếu (hay còn gọi là thương phiếu) [3, tr. 51]: Là mệnh lệnh ñòi tiền
vô ñiều kiện do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ… ký phát
ñòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng và yêu cầu người
này phải trả một số tiền nhất ñịnh, trong một thời gian nhất ñịnh cho người
hưởng lợi ñược quy ñịnh trong hối phiếu, hoặc theo lệnh người này trả tiền cho
người khác.
Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn ñược thực hiện
dưới hình thức khách hàng nhường quyền sỡ hữu một hay nhiều thương phiếu
(hay còn gọi là hối phiếu) chưa ñáo hạn cho ngân hàng ñể ñổi lấy một số tiền

bằng mệnh giá của thương phiếu trừ ñi một số tiền gồm phí ngân hàng, hoa hồng
và tiền lãi tính từ ngày chiết khấu ñến ngày ñáo hạn của thương phiếu. [2, tr. 231]
ðây là hình thức ngân hàng hỗ trợ cho nhà xuất khẩu trong trường hợp
nhà xuất khẩu cấp tín dụng thương mại cho nhà nhập khẩu thông qua hình thức
hối phiếu trả chậm. ðể ñược ngân hàng xem xét hỗ trợ chiết khấu, hối phiếu trả
chậm này phải ñược nhà nhập khẩu ký chấp nhận trước lên trên bề mặt hối phiếu,
thừa nhận món nợ phải trả cho người thụ hưởng khi hối phiếu ñến hạn thanh
toán.
Lợi ích của nghiệp vụ chiết khấu [2, tr. 232-233]
* ðối với khách hàng
Chiết khấu giúp khách hàng lưu ñộng hóa ñược trái quyền thương mại của
mình, không sợ bị kẹt vốn.
* ðối với Ngân hàng
- Không sợ bị kẹt vốn vì kỳ hạn của hối phiếu thường ngắn, ñộ 3 hoặc 6
tháng.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
21

- Có thể ñem tái chiết khấu dễ dàng nếu cần tiền mặt.
- Bảo ñảm về pháp lý vì Ngân hàng ñược hưởng các ñiều khoản của luật
hối phiếu, ñược bảo ñảm do các chữ ký trên hối phiếu.
- Thủ tục ñơn giản, nhanh chóng.
Các kỹ thuật chiết khấu
- Muốn chiết khấu, khách hàng phải ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho
ngân hàng, ngân hàng nhận hối phiếu, cấp biên nhận tạm thời và xem xét có chiết
khấu hay không. Nếu chấp thuận ngân hàng sẽ gởi cho khách hàng một bản kê
khai các hối phiếu nhận chiết khấu có ghi mệnh giá của hối phiếu trừ các số tiền
phải trả cho ngân hàng và số tiền còn lại dùng ñể trả cho khách hàng.

- Cách thức chiết khấu: có 2 cách [2, tr. 234]
• Chiết khấu trực tiếp: hối phiếu do chính người phát hành (chủ nợ) xuất
trình xin ngân hàng chiết khấu.
• Chiết khấu gián tiếp: do người nhận hối phiếu (con nợ) xuất trình xin ngân
hàng chiết khấu. Chiết khấu gián tiếp ñược thực hiện như sau: người phát
hành gởi hối phiếu cho người nhận hối phiếu ñể chấp nhận và người này
ñem ñến ngân hàng xin chiết khấu lấy tiền ñể trả nợ cho người chủ nợ thứ
nhất (người phát hành hối phiếu) và sau ñó sẽ phải trả tiền nợ cho người
chủ nợ thứ hai (ngân hàng chiết khấu).
- Cách tính tiền lãi chiết khấu: ñược tính theo chiết khấu thương mại:
r = M

x I x T
Trong ñó:
r: lãi chiết khấu
M: mệnh giá hối phiếu
I: lãi suất ngân hàng / năm
T: thời gian chiết khấu
- Công thức tính mức tài trợ chiết khấu của ngân hàng dành cho nhà xuất
khẩu:
M
d
= M x [1 – (r x t/360)] – C
Trong ñó:
M
d
: Mức tài trợ chiết khấu ngân hàng dành cho nhà xuất khẩu.
M: Trị giá hối phiếu
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL


GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
22

t : Thời gian còn lại của hối phiếu.
r : Thời gian còn lại của hối phiếu
C: Phí hoa hồng nghiệp vụ.
Lãi suất chiết khấu r là do ngân hàng công bố ñịnh kỳ, dựa theo lãi suất cơ
bản của ngân hàng và ñối chiếu với các lãi suất tài trợ khác. Trong hình thức hỗ
trợ này lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng có lúc sẽ cộng thêm vào khoản
tỷ lệ phụ trội nhằm chống ñỡ rủi ro tài trợ. Tỷ lệ này phụ thuộc khả năng truy ñòi
khách hàng nhận tài trợ, khả năng thanh toán khi ñáo hạn hối phiếu của nhà nhập
khẩu , thời hạn hiệu lực còn lại hối phiếu, mệnh giá và ñồng tiền thanh toán…
Tuy nhiên việc hỗ trợ chiết khấu theo hình thức hối phiếu lại chứa ñựng
nhiều rủi ro, ñặc biệt là rủi ro liên quan ñến uy tín và khả năng thanh toán của
nhà nhập khẩu nước ngoài. Chính vì vậy, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất
chiết khấu cao, và phòng chống rủi ro bằng cách “bảo lưu quyền truy ñòi” ñối
với nhà xuất khẩu ñã chuyển nhượng quyền thụ hưởng giá trị hối phiếu.
+ Tài trợ trên cơ sở bộ chứng từ: chiết khấu chứng từ
Trong thanh toán quốc tế, dù áp dụng hình thức thanh toán nào (tín dụng
chứng từ hay nhờ thu) nhà xuất khẩu thường phải ñợi một thời gian dài ñể nhận
ñược tiền thanh toán hàng xuất khẩu, ñặc biệt nếu chấp nhận thanh toán theo
phương thức D/A sẽ làm cho thời gian chờ thanh toán lâu hơn. Chính vì thế nhà
xuất khẩu có thể gặp nhiều khó khăn eo hẹp về nguồn vốn kinh doanh. ðể tránh
gặp phải vấn ñề ñó nhận ñược tiền hàng sớm hơn nhà xuất khẩu cần ñến ngân
hàng thông qua các dịch hỗ trợ, mà phổ biến hiện nay là chiết khấu chứng từ với
tính nhanh gọn và hiệu quả của nó.
Chiết khấu chứng từ là một nghiệp vụ tài trợ bằng tiền của ngân hàng cho
nhà xuất khẩu bằng cách mua lại trọn bộ chứng từ ngoại thương của nhà xuất
khẩu, sau ñó gửi ngân hàng thu hộ tiền người mua ở nước ngoài (nếu là bộ chứng
từ nhờ thu), hoặc sẽ gửi bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành L/C ñể ñòi tiền

(nếu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ). Chú ý là bộ chứng từ bắt
buộc phải có thương phiếu ñã ñược nhà xuất khẩu kí hậu (Kí hậu là một hình
thức chuyển nhượng hối phiếu từ người thụ hưởng này sang người thụ hưởng
khác. Người kí hậu chỉ phải kí vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho người
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
23

thụ hưởng hoặc ngân hàng chấp nhận chiết khấu) hoặc phải có vận ñơn khả
nhượng. [1, tr. 207]
Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ là ngân hàng sẽ tài trợ thanh toán cho nhà
xuất khẩu toàn bộ giá trị của bộ chứng từ với ñiều kiện bảo lưu cho pháp truy ñòi
nếu rủi ro xảy ra. Lãi tài trợ sẽ ñược tính từ lúc ngân hàng tài trợ giải ngân cho
nhà xuất khẩu cho ñến khi ngân hàng nhận ñược tiền thanh toán của nhà nhập
khẩu thông qua ngân hàng thu hộ (thanh toán nhờ thu) hay từ ngân hàng phát
hành L/C (thanh toán tín dụng chứng từ).
Quy trình chiết khấu chứng từ: [1, tr. 208-217]
1. Nhà xuất khẩu lập ñơn yêu cầu tài trợ chiết khấu cùng với bộ chứng từ hàng
hóa trình cho ngân hàng. Khi ñó ngân hàng xem xét và quyết ñịnh ñồng ý chiết
khấu ñược thực hiện như sau:
• Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Ngân hàng tiếp nhận ñơn và bộ chứng từ, các thanh toán viên sẽ tiến hành kiểm
tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ sẽ chấp nhận chiết khấu, sau ñó gửi bộ
chứng từ sang ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán tiền.
• Phương thức thanh toán nhờ thu:
- Ngân hàng chỉ kiểm tra hối phiếu mà không kiểm tra bộ chứng từ. Bộ chứng từ
hàng hóa sẽ ñược gửi cho ngân hàng nhờ thu ở nước nhập khẩu.
2. Ngân hàng lập tức ghi vào tài khoản vãng lai của nhà xuất khẩu toàn bộ giá trị
tài trợ chiết khấu.

3. Ngân hàng ghi nợ vào tài khoản chiết khấu mức giá trị tài trợ.
4. Khi nhận ñược tiền thanh toán từ ngân hàng ở nước nhập khẩu, tài khoản chiết
khấu của ngân hàng ñược ghi có ñối ứng. Ngân hàng sẽ tính lãi tài trợ chiết khấu
và thu hồi bằng cách tự ñộng ghi nợ vào tài khoản vãng lai của nhà xuất khẩu.
Lãi suất thông thường dựa trên lãi suất giao dịch liên ngân hàng của ñồng tiền
thanh toán.
* Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán ngân hàng chiết khấu có quyền truy ñòi
nhà xuất khẩu giá trị ñã ñược chiết khấu.
* Khi xem xét yêu cầu tài trợ chiết khấu dựa trên bộ chứng từ ngân hàng thường
quan tâm ñến các yếu tố sau:
+ Tính hợp lệ của bộ chứng từ.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
24

+ Uy tín nhà xuất khẩu và cả nhà nhập khẩu.
+ Quy chế quản lý ngoại hối của quốc gia nhập khẩu.
+ Mức ñộ ñảm bảo rủi ro tại nước nhập khẩu.
+ Khả năng thanh lý hàng hóa nếu bị từ chối thanh toán.
+ Bộ chứng từ có xác lập ñầy ñủ quyền sở hữu ñối với hàng hóa hay không.
* Khi tài trợ dựa trên bộ chứng từ nhờ thu ngân hàng sẽ nhận trách nhiệm
chiết khấu tất cả các hối phiếu của nhà xuất khẩu trong khuôn khổ hạn mức tín
dụng ñã ñịnh.
 Hạn mức tín dụng ñược xác ñịnh dựa trên cơ sở là k
ế
hoạch xuất khẩu
hàng năm của doanh nghiệp ñể từ ñó ngân hàng có thể xác ñịnh ngân khoản cần
thiết dự phòng cho việc thanh toán giá trị trên hối phiếu hay L/C khi bộ chứng từ
ñược xuất trình, hạn mức tín dụng này do ngân hàng xét cấp cho khách hàng

hằng năm, và có thể tái lập. Ngân hàng thường xem xét chấp nhận chiết khấu cho
nhà xuất khẩu trong khuôn khổ hạn mức tín dụng cho phép ñã xét cấp cho khách
hàng.
2.1.2.3 Tầm quan trọng của việc tài trợ xuất khẩu:
a. ðối với ngân hàng
Hỗ trợ xuất khẩu của ngân hàng là một hình thức tài trợ thương mại, có kì
hạn gắn liền với thời gian thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu. Kì hạn tài trợ ngắn phù
hợp, ñiều này giúp cho ngân hàng tránh ñược rủi ro về thanh khoản.
Tài trợ xuất khẩu ñảm bảo cho các doanh nghiệp sử dụng vốn ñúng mục
ñích, bởi vì mục ñích sử dụng vốn của bên xuất khẩu xin cấp tín dụng ñược thẩm
ñịnh và giám sát chặt chẽ. Khi thực hiện hỗ trợ ngoại thương như thế sẽ tránh
ñược tình trạng người xin tài trợ sử dụng vốn sai mục ñích, tránh ñược rủi ro tín
dụng.
Tài trợ tín dụng xuất khẩu nâng cao tính an toàn cho ngân hàng cho ngân
hàng thông qua việc quản lý nguồn thanh toán chặt chẽ. Khi ngân hàng chuyển
bộ chứng từ giao hàng ñể ñòi tiền nhà nhập khẩu nước ngoài thì việc thanh toán
tiền hàng phải thông qua tài khoản của nhà xuất khẩu mở tại ngân hàng. Do vậy,
nguồn thu ñể trả các khoản tín dụng sẽ ñược ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ,
tránh ñược tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời
nhàn rỗi, tránh ñược rủi ro xảy ra.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế của HSBC ñối với các DNXK thủy sản ðBSCL

GVHD: Th.S Trần Ái Kết SVTH: Tiêu Bích Hạnh
25

Thông qua hoạt ñộng tài trợ xuất khẩu như thế, ngân hàng có thể mở rộng
quan hệ với các doanh nghiệp, các ngân hàng quốc tế, nâng cao uy tín của ngân
hàng trên thị trường trên thế giới.
b. ðối với doanh nghiệp xuất khẩu
Hoạt ñộng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng giúp doanh nghiệp tăng khả

năng thực hiện các hợp ñồng thương mại có qui mô lớn, ñòi hỏi nguồn vốn cao
ñể trang trải tất cả các chi phí trong trường hợp vốn lưu ñộng của doanh nghiệp
không ñủ ñể chi trả.
ðược tài trợ xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tăng tính hiệu quả trong quá
trình thực hiện hợp ñồng ngoại thương: ðối với khoản tài trợ của ngân hàng
doanh nghiệp nhận ñược vốn ñể thu mua nguyên liệu ñúng thời ñiểm, gia công
chế biến và giao hàng ñúng thời ñiểm.
Tài trợ xuất khẩu của ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín với
ñối tác thông qua việc thực hiện trôi chảy, hoàn thành hợp ñồng ñúng thời hạn.
c. ðối với nền kinh tế
Tài trợ xuất khẩu của ngân hàng tạo ñiều kiện cho doanh nghiệp phát
triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, là ñộng cơ thúc ñẩy nền phát triển của
doanh nghiệp nói riêng tác ñộng ñến sự phát triển nền kinh tế nói chung.
Tài trợ xuất khẩu góp phần phục vụ mục tiêu, chương trình phát triển kinh
tế của ñất nước, góp phần mở rộng quan hệ ñối ngoại với các nước trên thế giới
làm tăng uy tín quốc gia.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu thứ cấp ñã ñược lưu trữ trong dữ liệu của trung tâm thanh
toán quốc tế HTV - HSBC ñể minh hoạ cho vấn ñề cần nghiên cứu.
Ngoài ra còn thu thập các số liệu ñược thống kê trên Internet ñể ñánh giá
vấn ñề ñang nghiên cứu.
2.2.2 Các số liệu cần thu thập
Kết quả hoạt ñộng kinh doanh của HSBC- Chi nhánh Hồ Chí Minh
Kết quả hoạt ñộng kinh doanh nghiệp vụ xuất khẩu. (Phân loại theo từng
hình thức thanh toán quốc tế, hỗ trợ xuất khẩu)

×